1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Giao Đất, Giao Rừng Đến Sinh Kế Của Người Dân Xã Hương Bình, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường học trường đại học
Thành phố thừa thiên huế
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 523,41 KB
File đính kèm Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng.rar (462 KB)

Nội dung

Việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện đường lối phát triển lâm nghiệp dựa vào sức dân, sử dụng có hiệu quả đất đai tài nguyên rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn thông qua bán cây lâm nghiệp và thu phí từ dịch vụ môi trường do UBND tỉnh chi trả góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3

2.1 Mục tiêu chung 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1.1 Khái niệm về giao đất 4

1.1.2 Khái niệm giao rừng 4

1.1.3 Khái niệm đất lâm nghiệp 4

1.1.4 Khái niệm giao đất lâm nghiệp 5

1.1.5 Khái niệm về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 5

1.1.6 Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững 6

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 8

1.2.1 Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới 8

1.2.2 Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam từ năm 1968 đến nay 17

1.3 TỔNG QUAN VỀ CHỦ TRƯƠNG GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở NƯỚC TA 21

1.3.1 Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta 22

1.3.2 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ở nước ta 26

1.3.3 Những tác động tích cực của chủ trương giao đất lâm nghiệp ở nước ta 26

1.3.4 Nguyên nhân của các tồn tại trong công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ở nước ta 29

1.3.5 Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất, giao rừng ở nước ta 30

1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 31

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 36

Trang 2

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 36

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 40

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG BÌNH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 42

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 46

3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Hương Bình 52

Nguồn: UBND xã Hương Bình, 2021 59

3.2 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HƯƠNG BÌNH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 60

3.2.1 Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã 60

3.2.2 Thực trạng việc giao rừng tự nhiên gắn với giao đất cho người dân quản lý 61

3.2.3 Thực trạng việc giao đất lâm nghiệp để trồng rừng 64

3.3 ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HƯƠNG BÌNH 68

3.3.1 Ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến các nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình, nhân dân trên địa bàn xã Hương Bình 68

3.3.2 Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến các hoạt động sinh kế của người dân xã Hương Bình 78

3.3.3 Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong giao đất và cấp GCNQSDĐ ở xã Hương Bình 82

3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ TỐT HƠN NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN XÃ HƯƠNG BÌNH, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 84

3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 84

3.4.2 Giải pháp hoàn thiện về chính sách giao đất, giao rừng 85

3.4.3 Giải pháp về công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng 85

Trang 3

3.4.4 Giải pháp thúc đẩy phát triển nghề rừng 86

3.4.5 Giải pháp kỹ thuật 86

3.4.6 Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn 87

3.4.7 Giải pháp về sinh kế của người dân 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

1 KẾT LUẬN 89

2 KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 94

Trang 4

NN&PTNT Nông nghiệp va Phát triển nông thôn

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

QL,BV&PTR Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Trang 5

Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước tính đến 31/12/2015 23

Bảng 1.2 Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp của Việt Nam, năm 2012 26

Bảng 2.1 Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn 38

Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu khảo sát 39

Bảng 3.1 Dân số xã Hương Bình năm 2021 chia theo thành phần dân tộc và tôn giáo 49

Bảng 3.2 Bảng kế hoạch sử dụng đất năm 2021 xã Hương Bình 53

Bảng 3.4 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp xã Hương Bình đến ngày 31/12/2021 60

Bảng 3.5 Sự hiểu biết của người dân về chính sách giao rừng, giao đất (tỷ lệ %) .62

Bảng 3.6 Giao đất lâm nghiệp để trồng rừng tại địa bàn điều tra 65

Bảng 3.7 So sánh một số chỉ tiêu về tài sản của hộ trước và sau khi giao đất 71

Bảng 3.8 Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay 73

Bảng 3.9 Số tháng thiếu ăn theo nhóm hộ 75

Bảng 3.10 Mức độ khó khăn về nguồn vốn đầu tư theo nhóm hộ 77

Bảng 3.11 Số lượng đàn bò của xã Hương Bình qua các năm 81

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Khung phân tích sinh kế của DFID 7

CẤU TRÚC 7

Hình 1.2 Khung phân tích sinh kế của DFID 7

Hình 2.1 Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn 38

Hình 2.2 Cơ cấu theo thôn và tình trạng kinh tế hộ 40

Hình 2.3 Cơ cấu theo độ tuổi và trình độ học vấn 40

Hình 3.1 Sơ đồ địa bàn nghiên cứu 42

Hình 3.2 Tình hình dân số lao động trên địa bàn Xã Hương Bình, 2021 50

Hình 3.3 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ xã Hương Bình 59

Hình 3.4 Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay 72

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thànhphần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nơi phân bố dân cư, là địabàn quy hoạch, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh – quốcphòng

Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 33.123.077 ha; trong đó diện tíchđất đồi núi là 23,9 triệu ha chiếm 72,2% diện tích tự nhiên cả nước; diện tíchrừng và đất rừng toàn quốc khoảng 14 triệu ha (chiếm 42,3 %diện tích của cảnước), độ che phủ rừng là 40,84,7%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 10,3triệu ha và hơn 1 triệu ha là đất trống đồi núi trọc Cùng với sự phát triển của xãhội vai trò của tài nguyên đất, tài nguyên rừng cũng trở nên quan trọng hơn vàđòi hỏi phải có sự quản lý, sử dụng một cách hiệu quả và bền vững Với hơn80% dân số sống ở miền núi, trung du (chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số)lao động trong các lĩnh vực

Nông nghiệp và lâm nghiệp Do vậy, việt bảo vệ và sử dụng bền vững đấtnông , lâm nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng [30]

Việc giao đất rừng của Đảng, nhà nước đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sinh

kế của người dân cả nước nói chung và xã Hương Bình xã nói riêng, trong đócông tác giao đất, giao rừng là một trong những chủ trương và biện pháp có ýnghĩa chiến lược lâu dài, đã tạo công ăn, việc làm người dân xã nhà trong nhữngnăm qua Việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sửdụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch làmột chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện đường lối pháttriển lâm nghiệp dựa vào sức dân, sử dụng có hiệu quả đất đai tài nguyên rừng,tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn thông qua bán cây lâm nghiệp vàthu phí từ dịch vụ môi trường do UBND tỉnh chi trả góp phần quan trọng bảo vệmôi trường sinh thái

Xã Hương Bình được thành lập ngày 20/6/1976, có tổng diện tích đất tựnhiên là 6.266,09 ha; trong đó xã Hương Bình quản lý và sử dụng: 2.352,40 ha,diện tích còn lại do Ban quản lý rừng đầu nguồn sông Bồ, Trại giam Bình Điền,Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý, sử dụng

Trang 8

Với sự lãnh, chỉ đạo của cấp trên, sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗlực phấn đấu của toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã, các lĩnh vực của địaphương đã được xây dựng và phát triển Nhân dân trong xã có truyền thống cần

cù trong lao động, sản xuất; nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân là từ câytrồng nông, lâm nghiệp như cao su: 824,84ha, trồng rừng sản xuất: 763,69 ha;sản xuất nông nghiệp: lúa nước 54 ha ; cây ăn quả: 41,53 ha; chăn nuôi, thươngmại và dịch vụ…

Việc giao đất giao đất, giao rừng và thu lại lợi nhuận từ những dịch vụ môitrường từ rừng đã thực sự đã cải thiện được sinh kế của người dân miền núi.Thực tiễn cho thấy công tác giao đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên đáp ứng đượcnguyện vọng của người dân, tạo thêm công ăn, việc làm cho nông dân; đồngthời nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống Tuy nhiên, trong quá trình vậndụng triển khai thực hiện công tác giao đất rừng tại địa phương lại có những

thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà công tác giao đất, giao rừng là hết

sức cấp thiết, nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương bịảnh hưởng do xây dựng công trình thủy điện Hương Điền, tình trạng thu hồi đấtlâm nghiệp đã ảnh hưởng đến người dân thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm và bấtbình đẳng trong tiếp cận đất canh tác là rất lớn dẫn đến tình trạng mất an ninhlương thực khá nghiêm trọng, gia tăng đói nghèo; một số thôn và bất ổn xã hội,một số người dân lợi dụng công tác đền bù giải phóng mặt bằng thấp đã lấnchiếm đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ và đất rừng tự nhiên khánghiêm trọng; tình hình chặt phá rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đốt rừng lấy củi,làm nương rẫy, môi trường sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng, các giá trị văn hóatruyền thống của cộng đồng đang bị xói mòn; tệ nạn xã hội như tranh chấp đấtđai nảy sinh gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế,

xã hội của địa phương

Từ những thực trạng trên cho thấy nhu cầu cần thiết phải có một nghiêncứu đánh giá chi tiết về ảnh hưởng của công tác giao đất, giao rừng đến sinh kếcủa người dân, bởi mục tiêu đề ra của công tác này là góp phần nâng cao đượcđời sống của nhân dân; thông qua đó nhằm giải quyết được những vấn đề tranhchấp đất đai đang còn tồn tại ở địa phương, nhận thấy được những tồn tại vàvướn mắt đó với tư cách là một người con được sinh ra và lớn lên tại địa phươngmuốn giúp cho người dân nơi đây quản lý tốt việc giao đất giao rừng và đem lạinguồn thu nhập ổn định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Và đây cũng

Trang 9

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chính quyền địa phương cũng nhưĐảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ

yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn tôi nghiên cứu thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của công tác giao đất, giao rừng đếnsinh kế của người dân, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cườnghiệu lực quản lý rừng tự nhiên cũng như công tác giao đất đai tại địa phươngcũng như đời sống của người dân sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Hương Bình, thị

xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm về giao đất

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu

sử dụng đất” [22]

Giao đất với ý nghĩa là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, là hoạtđộng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất vàquyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sửdụng đất

1.1.2 Khái niệm giao rừng

- Giao rừng là cấp có thẩm quyền giao đất rừng cho cộng đồng dân cưthôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng

về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhucầu và đơn xin giao rừng; việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phùhợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt;phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương;

- Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đốitượng gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địabàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang; Ban quản lý rừng đặc dụng,ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện

tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó [21].

1.1.3 Khái niệm đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạttiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đấtmới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên Riêng đất đãgiao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tựnhiên mà chưa đạt tiêu chuẩn rừng thì chưa thống kê vào đất lâm nghiệp màthống kê theo hiện trạng (thuộc nhóm đất chưa sử dụng) Đất lâm nghiệp baogồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

Trang 11

Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủysản, kinh doanh dịch vụ dưới tán rừng thì ngoài việc thống kê theo mục đích lâmnghiệp còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản,sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả haimục đích khác thì thống kê cả hai mục đích phụ đó).

- Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theoquy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

- Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn,bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát,chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

- Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thínghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia,bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh tháitheo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lâm nghiệp (2017), được quyđịnh như sau:

Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, pháttriển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản

Trong đó: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, độngvật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đóthành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau cóchiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đấtcát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tànche từ 0,1 trở lên

1.1.4 Khái niệm giao đất lâm nghiệp

Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng

ổn định, lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và cho thuêđất lâm nghiệp, gồm các loại đất lâm nghiệp sau: Đất rừng sản xuất, đất rừngphòng hộ và đất rừng đặc dụng

1.1.5 Khái niệm về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,

Trang 12

quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất [22].

Để người sử dụng đất yên tâm đầu tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụngđất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Do cơ quan Nhànước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợppháp của người sử dụng đất GCNQSĐ chính là cơ sở pháp lý để Nhà nước côngnhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng GCNQSDĐ có vai trò rấtquan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biếnđộng đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thẩm quyền và trình tựgiải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người sửdụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai

1.1.6 Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững

Sinh kế có thế được miêu tả như là một tập hợp các nguồn lực và khả năng

mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thinhằm để kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ Sinh

kế có thể được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau, theo một định nghĩađược chấp nhận thì sinh kế bao gồm các khả năng các tài sản và các hoạt độngcần thiết để kiếm sống

Theo Chamber và Conway (1992) đã chỉ ra rằng: “Một sinh kế được xem làbền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực, những cúsốc và những khủng hoảng nhằm duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở hiệntại và trong tương lai đồng thời không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên

và các lựa chọn sinh kế mở ra cho người khác”

Dựa trên cơ sở các khái niệm về sinh kế, Bộ Phát triển Quốc tế Vương

quốc Anh (DFID) đã xây dựng nên một “Khung phân tích sinh kế” Mục đích

của Khung phân tích này là giúp cho người sử dụng nắm được những khía cạnhkhác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm nảy sinh vấn

đề hay những yếu tố tạo cơ hội trong sinh kế

Như vậy, có ba tiêu chí để đánh giá khung sinh kế bền vững:

- Có khả năng ứng phó và khắc phục những cú sốc, những áp lực vànhững khủng hoảng;

- Duy trì hoặc nâng cao các nguồn tài sản và các hoạt động tạo ra sinh kế;

- Các sinh kế đó không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên và hệ sinh thái

Trang 13

Hình 1.1 Khung phân tích sinh kế của DFID

Nguồn: Sustainable Livelihoods Analysis, DFID, 1999

Hình 1.2 Khung phân tích sinh kế của DFID

Nguồn: Sustainable Livelihoods Analysis, DFID, 2003

* Khu vực * Luật

tư nhân

*Chính sách *Văn hoá

* Thể chế

TIẾN TRÌNH

Chiến lược sinh kế

KẾT QUẢ SINH KẾ

- Tăng thu nhập

- Nâng cao đời sống

- Giảm khả năng tổn thương

- Tăng cường an ninh lương thực

- Sử dụng tài nguyên bền vững hơn

Trang 14

Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) bao gồm 5 nguồn lựcchính: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực con người; (3) Nguồn lực xã hội;(4) Nguồn lực tài chính; (5) Nguồn lực vật chất

Vận dụng tiếp cận Sinh kế bền vững vào đề tài để nhìn nhận đời sống củangười dân sau công tác giao đất lâm nghiệp sẽ diễn tiến như thế nào? Liệu việcthực thi chủ trương này có làm suy giảm các nguồn vốn của hộ gia đình haykhông, những nguồn vốn nào bị suy giảm, những nguồn vốn nào được nâng lên,người dân thích ứng và đối phó như thế nào? Và quan trọng hơn là xác địnhđược những yếu tố gây rủi ro cho sinh kế của cộng đồng và cách thức giải quyết

để đem lại sinh kế bền vững cho người dân

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Chính sách đất đai của một số nước trên thế giới

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến, Luật ruộng đất được ban hànhnăm 1954 đã thúc đẩy mạnh mẽ chính sách kinh tế xã hội của đất nước Luậtruộng đất đã công nhận toàn bộ đất đai bao gồm đất khu dân cư đều có thể đượcmua, tậu lại từ cá thể Các chủ đất có quyền tự do chuyển nhượng, cầm cố mộtcách hợp pháp, từ đó Chính phủ có được toàn bộ đất trồng (có khả năng trồngtrọt được) và nhân dân đã trở thành người làm công trên đất ấy Tuy nhiên, tronggiai đoạn này Luật ruộng đất quy định chế độ lĩnh canh ngắn, chế độ luân canhvừa Bên cạnh đó, việc thu địa tô cao, dân số tăng nhanh, tình trạng thiếu thừa đất

do việc phân hoá giàu nghèo, đã dẫn đến việc đầu tư trong nông nghiệp thấp Từ

đó, năng suất cây trồng trên đất phát canh thấp hơn trên đất tự canh Bước sangnăm 1974 Chính phủ Thái Lan ban hành chính sách cho thuê đất lúa, quy định

rõ việc bảo vệ người làm thuê, thành lập các tổ chức người địa phương làm việctheo sự điều hành của trại thuê mướn, Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế hộ giađình phát triển Luật cải cách ruộng đất năm 1975 quy định các điều khoản vớimục tiêu biến tá điền thành chủ sở hữu ruộng đất, trực tiếp sản xuất trên đất.Nhà nước quy định hạn mức đối với đất trồng trọt là 3,2 ha (50 rai), đối với đấtchăn nuôi 6,4 ha (100 rai), đối với những trường hợp quá hạn mức Nhà nướctiến hành trưng thu để chuyển giao cho tá điền, với mức đền bù hợp lý

Đối với đất rừng, để đối phó với vấn đề suy thoái đất, xâm lấn rừng Bắt đầu

từ năm 1979, Thái Lan thực hiện chương trình giấy chứng nhận quyền hoa lợi,trong rừng dự trữ Quốc gia Theo chương này, mỗi mảnh đất được chia làm haimiền Miền từ phía dưới nguồn nước là miền đất có thể dùng để canh tác nôngnghiệp, miền ở phía trên nguồn nước thì lại hạn chế và giữ rừng, còn miền đất phù

Trang 15

hợp cho canh tác mà trước đây những người dân đã chiếm dụng (dưới 2,5 ha) thìđược cấp cho người dân một giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi Đến năm 1976

đã có 600.126 hộ nông dân có đất được cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi.Cùng với chương trình này, đến năm 1975 Cục Lâm nghiệp Hoàng gia Thái Lan đãthực hiện chương trình làng lâm nghiệp nhằm giải quyết cho những hộ gia đìnhđược ở trên đất rừng, quá trình thực hiện chương trình này đã thành lập được 98làng lâm nghiệp với 1 triệu hộ gia đình tham gia

Chương trình làng lâm nghiệp được quy định một cách chặt chẽ, mỗi hộgia đình trong làng được cấp từ 2 - 4 ha đất và được hưởng quyền sử dụng, thừa

kế, nhưng không được bán, mua hay chuyển nhượng diện tích đất đó Quá trìnhsản xuất của làng được sự hỗ trợ của Nhà nước về điều kiện cơ sở hạ tầng, tiếpthị và đào tạo nghề Đi cùng với chương trình này là việc thành lập các hợp tác

xã nông, lâm nghiệp hoạt động dưới sự bảo trợ của ban chỉ đạo Hợp tác xã(HTX) Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ ký hợp đồng giao đất dài hạn cho cácHTX yêu cầu và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá hiệu quả đầu tư trên đấtđược giao đó Thái Lan tiến hành giao được trên 200.000 ha đất gắn liền vớirừng cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, diện tích mỗi hộ gia đình được nhậntrồng rừng từ 0,8 ha đến 8 ha

Bước sang thời kỳ những năm 90, Chính phủ Thái Lan tiếp tục chính sáchruộng đất theo dự án mới Trên cơ sở đánh giá, xem xét khả năng của nông dânnghèo, giải quyết khâu cung cầu về ruộng đất theo hướng sản xuất hàng hoá vàgiải quyết việc làm Dự án này có sự thoả thuận giữa Chính phủ, chủ đất vànông dân nhằm chia sẻ quyền lợi trong giới kinh doanh và người sử dụng ruộngđất Theo dự án này Chính Phủ giúp đỡ tiền mua đất, mặt khác khuyến khíchđầu tư trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nghèo [18].1.2.1.1 Philippin

Chính sách lâm nghiệp xã hội hợp nhất (ISFP) năm 1980 của Chính phủnhằm dân chủ hoá việc sử dụng đất rừng công cộng và khuyến khích việc phânchia một cách hợp lý các lợi ích của rừng Chương trình đã đề cập đến nhiều vấn

đề trong đó có chứng chỉ hợp đồng quản lý (CSC) và bản thoả thuận quản lý lâmnghiệp xã hội (CFSA): Bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu trách nhiệm xử lý và pháthành chứng chỉ hợp đồng quản lý CSC và bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xãhội Giấy chứng chỉ CSC do Chính phủ cấp cho người dân sống trong rừng đã có

đủ tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu và sử dụng mảnh đất trong khu rừng

mà họ đang ở và được hưởng các thành quả trên mảnh đất đó Chứng chỉ CSC

Trang 16

cho phép sử dụng diện tích thực đang ở hay canh tác nhưng không được vượt quá

7 ha Các nhà lâm nghiệp của văn phòng ở cấp huyện được uỷ quyền cấp cácCSC với diện tích dưới 5 ha, còn diện tích từ 5 - 7 ha do giám đốc văn phòngphát triển lâm nghiệp vùng duyệt Diện tích lớn hơn 7 ha do tổng giám đốc vănphòng phát triển lâm nghiệp phê duyệt

Khác với giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội(CFSA) là một hợp đồng giữa Chính phủ và một cộng đồng hay một hiệp hội lâmnghiệp kể cả các nhóm bộ lạc Sự khác nhau cơ bản giữa CSC và CSFA là vớiCSFA đất không được nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho một cộng đồng hayhiệp hội Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu được giao dưới

300 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70% vàsau 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích được giao CSC và CSFA cógiá trị 25 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm nữa Những người giữ CSC hayCSFA đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tài nguyên rừng trong khu vực thựchiện dự án ISFP [18]

1.2.1.2 Trung Quốc

Trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên rừng ở TrungQuốc được điều chỉnh bởi hàng loạt các văn bản chính sách pháp luật đất đainhằm quả lý có hiệu quả Do vậy, quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp ở TrungQuốc đã phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận

Đất canh tác được Nhà nước bảo hộ đặc biệt, khống chế nghiêm ngặt việcchuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất khác Mỗi hộ nông dân chỉ đượcdùng một nơi làm đất ở với diện tích giới hạn trong định mức quy định tại địaphương Đất thuộc sở hữu tập thể thì không được chuyển nhượng, cho thuê vàomục đích phi nông nghiệp Đối với đất lâm nghiệp trước những năm 1970, Chínhphủ Trung Quốc đã chỉ đạo nông dân trồng cây bằng biện pháp hành chính, nênhiệu quả trồng rừng thấp, giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích của người dân chưa có

sự phối kết hợp Bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc

đã quan tâm khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp Trung Quốcluôn coi trọng việc áp dụng luật pháp để phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng vàlàm cho lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả Hiến pháp Trung Quốc đã quy định

"Nhà nước phải tổ chức thuyết phục nhân dân trồng cây bảo vệ rừng" Kể từ năm

1984 Luật Lâm nghiệp quy định “…xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở,phát triển mạnh mẽ việc trồng cây mở rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khaithác rừng trồng ” Từ đó ở Trung Quốc toàn xã hội tham gia công tác lâm

Trang 17

nghiệp, Chính phủ chỉ đạo cán bộ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mỗi cấp hoànthành nhiệm vụ kế hoạch của cấp mình, quá trình thực hiện chính sách này nếu tốt

sẽ được khen thưởng, ngược lại sẽ bị xử lý

Giai đoạn từ năm 1979-1992 Trung Quốc đã ban hành 26 văn bản về Phápluật, Nghị định, Thông tư và Quy định liên quan đến công tác quản lý bảo vệ tàinguyên rừng Đầu năm 1980, Trung Quốc ban hành Nghị định về vấn đề bảo vệtài nguyên rừng, một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là thực hiệnchủ trương giao cho chính quyền các cấp từ TW đến cấp tỉnh, huyện, tiến hànhcấp chứng nhận quyền chủ đất rừng cho tất cả các chủ rừng là những tập thể và

tư nhân Luật Lâm nghiệp đã xác lập các quyền của người sử dụng đất (chủđất) quyền được hưởng hoa lợi trên đất mình trồng, quyền không được phépxâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và lợi ích của chủ rừng, chủ đất rừng Nếutập thể hay cá nhân hợp đồng trồng rừng trên đất đồi trọc của Nhà nước haycủa tập thể, cây đó thuộc về chủ cho hợp đồng và được xử lý theo hợp đồng

Bên cạnh đó, quá trình quy hoạch đất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi bảo vệnguồn nước, phát triển công nghiệp, dân số và giao thông nhằm sử dụng đất cóhiệu quả ở miền núi được Chính phủ Trung Quốc quan tâm Trung Quốc từng bướcđưa sản xuất lâm nghiệp vào hệ thống phát triển nông thôn để tăng trưởng kinh tế,loại bỏ nghèo nàn Bắt đầu từ năm 1987, Nhà nước đã thực hiện chương trình giúp

đỡ nhân dân thoát khỏi nghèo nàn trong những huyện nghèo, có thu nhập bìnhquân đầu người dưới 200 nhân dân tệ Các huyện nghèo ở miền núi là đối tượngquan trọng thích hợp để phát triển lâm nghiệp

Trung Quốc đã thực hiện chính sách phát triển trại rừng, kinh doanh đadạng, sau khi thực hiện cấp giấy quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) Từ đó các trạirừng kinh doanh hình thành bước đầu đã có hiệu quả Lúc đó ngành lâm nghiệpđược coi như công nghiệp có chu kỳ dài nên được Nhà nước đầu tư hỗ trợ cácmặt như:

- Vốn, khoa học kỹ thuật, tư vấn xây dựng các loại rừng, hỗ trợ dự án chốngcát bay

- Mỗi năm Chính Phủ trích 10% kinh phí để đầu tư cho quá trình khaikhẩn đất phát triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ các hộ nông dân nghèo

- Quy định trích 20% tiền bán sản phẩm lại để làm vốn phát triển nông, lâmnghiệp [18]

Trang 18

1.2.1.3 Đài Loan

Chính phủ Đài Loan tiến hành cải cách ruộng đất theo phương pháp hoà

bình, thực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" từng bước theo phương thức thị

trường có sự quản lý của Nhà nước

Quá trình cải cách ruộng đất của Đài Loan được thực hiện theo từng giaiđoạn phát triển của từng thời kỳ mà họ có những chính sách điều chỉnh cụ thểcho phù hợp với từng thời kỳ đó:

- Bắt đầu từ 1949 và đến nay họ đã tiến hành giảm địa tô để giảm gánhnặng về kinh tế cho nông dân đó là: Giảm tô 37,5%, thực hiện với tính toán rằng25% sản lượng nông nghiệp là dùng cho chi phí sản xuất, phần thặng dư (75%)được chia đôi cho tá điền và địa chủ

- Sau khi hoàn thành việc giảm tô, đến năm 1951 họ có chính sách bán đấtcông cho nông dân với giá bằng 2,5 lần sản lượng hàng năm của thửa đất vàthanh toán trong 10 năm Nông dân cũng có thể thanh toán sớm hơn nếu muốn,

từ đó Nhà nước lập được qũy cải cách ruộng đất

- Đến năm 1953 họ tiếp tục cải cách ruộng đất đó là chính sách cho ngườicày có ruộng Địa chủ được giữ lại 3 ha lúa nước và 6 ha đất màu, còn số diệntích dư thừa còn lại thì Nhà nước sẽ tiến hành trưng mua và bán lại cho nôngdân Giá trưng mua và giá bán lại đều bằng 2,5 lần sản lượng hàng năm của thửađất, tính theo sản phẩm thu được sau sản xuất (bằng gạo) để không chịu ảnhhưởng của lạm phát và được thanh toán 20 lần trong 10 năm, giấy chứng nhậnquyền sở hữu ruộng đất được cấp ngay sau lần thanh toán đầu tiên Địa chủđược nhận 70% bằng trái phiếu đất đai để lấy hiện vật (gạo hoặc khoai lang) vớilãi suất 4%/năm, 30% còn lại được chuyển thành cổ phần của doanh nghiệp Nhànước (công ty phát triển nông - lâm nghiệp, công ty giấy và bột giấy, công tycông nghiệp mỏ và công ty xi măng) Kết quả là 139.250 ha đã được bán cho194.820 hộ nông dân và 4 công ty của Nhà nước đã được bán cho các địa chủ

Trong nông nghiệp, ngay những năm 50, kinh tế trang trại được hìnhthành và được Nhà nước tạo điều kiện cho mô hình kinh tế trang trại ở nôngthôn được phát triển, thông qua các biện pháp tích cực để hiện đại hoá nôngnghiệp Ở các làng xã, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được mở mang

Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn, công nghiệp chế biến nôngsản, thực phẩm vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ nông nghiệp tại chỗ, vừa thu hútlao động địa phương, tạo nhiều việc làm mới Công nghiệp hoá nông thôn ở Đài

Trang 19

Loan đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động; ví dụ: năm 1952, lao độngnông nghiệp chiếm 56,1%, lao động công nghiệp chiếm 16,9%, lao động dịch vụchiếm 27% Đến năm 1992, các chỉ số đó là 12,9%; 40,2% và 46,9% [24].

Hệ thống pháp luật và chính sách đất đai ở Nga (trước đây là Liên Xô) đãtrải qua những thời kỳ lịch sử phát triển qua 4 giai đoạn: Trước cách mạng tháng

10 năm 1917; từ 1918 đến 1987; cải cách nông nghiệp trong thời kỳ cải tổ vàCuộc cải cách nông nghiệp và đất đai của Liên bang Nga từ năm 1990 đến nay

Từ năm 1990 đến nay, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Liên bang Nga đãxây dựng Hiến pháp mới và thông qua Luật Đất đai năm 1990 Cơ sở của luậtnày là xem xét hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, trong đó vấn đề quan trọngnhất là người chủ đất có thể để lại quyền thừa kế và những quyền của chủ đấtphần lớn có những điểm chung về quyền sở hữu đất đai; vấn đề cho thuê đất,hình thức cho thuê đất trong nền kinh tế thị trường theo các hợp đồng Nổi bậtnhất là lần đầu tiên trong Hiến pháp Liên bang Nga đề cập đến quyền sở hữu tưnhân về đất đai

Ở nước Nga hiện nay thực hiện chế độ sở hữu nhà nước và thị chính về đấtđai xuất phát từ tình hình sau khi Liên Xô tan rã, các vùng tự trị đều đòi quyền sởhữu đất đai của mình, đồng thời 28 dân tộc trong Liên bang Nga cũng đòi cóquyền đối với đất đai, tiếp đó là các vùng tự trị và các thị chính (bao gồm cácthành phố, các quận trong thành phố, các thị trấn, thị xã, các khu dân cư nôngthôn) cũng đòi có quyền với đất đai theo chế độ “tự trị tại chỗ” Từ đó, Luật Đấtđai Liên bang Nga (năm 1991) khẳng định sở hữu nhà nước với các nước Cộnghòa thuộc Liên bang đối với đất đai là một trong những biện pháp quản lý Nhànước để điều tiết các quan hệ đất đai, tiếp đó là sự phân cấp cho các vùng, các thịchính quản lý đất đai theo pháp luật bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụngđất và quyền định đoạt

Ở nước Nga đang thực hiện chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đi đôi vớinghĩa vụ của cá nhân Quyền sở hữu tư nhân về đất đai bao gồm quyền chiếm

Trang 20

hữu, quyền sử dụng và định đoạt, trong đó quyền chiếm hữu có liên quan chặtchẽ với các quyền khác nhằm khai thác triệt để việc sinh lợi của đất để phục vụyêu cầu xã hội và cá nhân, nay phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Tuynhiên, pháp luật nghiêm cấm sử dụng đất nông nghiệp hoặc đất phòng hộ vàoviệc xây dựng khách sạn hoặc các công trình phục vụ kinh doanh Pháp luật chophép chủ sở hữu đất đai được quyền bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,thế chấp và thừa kế

Nhìn chung, pháp luật và chính sách đất đai của Liên bang Nga hiện nay làbiện pháp quản lý đất đai mang đặc trưng cho sự thay đổi của hệ thống chính trịthuộc chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trước đây Bên cạnh những mặt mạnhcòn có những mặt yếu; bên cạnh những điều hợp lý, còn có những điều chưa hợp

lý [24]

1.2.1.5 Pháp

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hòa Pháp được xây dựng trên một

số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụngđất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai Nguyên tắc đầu tiên là phânbiệt không gian công cộng và không gian tư nhân

Không gian công cộng bao gồm đất đai và tài sản trên đất thuộc sở hữuNhà nước và của tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợi íchcông cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng (không được mua và bán) vàkhông thể mất hiệu lực Không gian công cộng cùng với các vật kiến trúc xâydựng và các thiết bị (công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà bảotàng ) làm cho đất đai có giá trị sử dụng thuận tiện và ở đô thị đó là đất xâydựng Ở Pháp lợi ích công cộng được ưu tiên, có thể hạn chế lợi ích riêng tư

Không gian công cộng song song tồn tại với không gian tư nhân và đảmbảo lợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng,không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình Chỉ cólợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường bước và trongtrường hợp đó lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường thiệt hại một cáchcông bằng và tiên quyết đối với lợi ích tư nhân

Ở Pháp có chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảosản xuất nông, lâm nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất các loạinông, lâm sản thuộc cộng đồng Châu Âu Luật quy định những điểm cơ bản sau:

Trang 21

Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũngphải xin phép chính quyền cấp xã quyết định Tuy nhiên chỉ làm nhà cho bảnthân gia đình mình và nghiêm cấm xây nhà trên đất canh tác để bán cho ngườikhác.

Từ năm 1993, các bất động sản dùng cho nông, lâm nghiệp được hưởngquy chế miễn giảm Miễn giảm đương nhiên trong thời gian 3 năm cho một sốđất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng Miễn giảm thuếđối với đất đai mới giành cho ươm trồng cây hạnh nhân với thời gian tối đa là 8năm và cho đất trồng các loại cây khác là 15 năm

Khuyến khích việc tích tụ đất đai bằng cách xác định các chủ đất có nhiềumảnh đất ở các vùng khác nhau thì làm việc với chủ đất trong vòng 2-3 năm đểthu thập số liệu, đàm phán với chủ đất để tiến hành chuyển đổi đất đai, tạo điềukiện tập trung các thửa đất lớn, thực hiện tích tụ đất đai

Việc bán đất nông, lâm nghiệp hay đất đô thị đều phải nộp thuế và thuếtrước bạ là 10% Đất này được ưu tiên bán cho những người láng giềng để tạo rathửa đất có diện tích lớn hơn Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữangười bán và người mua Muốn bán đất phải xin phép và khi được phép thì phải

ưu tiên bán cho người đang thuê đất Khi họ không mua mới được bán cho ngườikhác

Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát các hoạt độngmua bán chuyển nhượng đất đai theo hướng hạn chế việc mua bán đất Cơ quangiám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia mua đất Chẳnghạn, nếu người A muốn bán đất cho người B thì cơ quan này can thiệp bằng giảipháp kinh tế Nếu người B không đủ điều kiện mua thì cơ quan này mua để tặngquỹ đất thuộc sở hữu nhà nước

Mức phí chuyển đổi đất đai là 1000/Fr/ha (kể cả lập bản đồ đàm phán) Văn tựchuyển đổi chủ sở hửu đất đai do Tòa án Hành chính xác nhận trước và sau khichuyển đổi

Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì người dân phải nộp 30%chi phí cho các công trình hạ tầng, phần còn lại 70% thì trước đây 10 năm doChính phủ chi, nay chuyển về kinh phí địa phương

Ngày nay đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quyđịnh của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị,quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển [24]

Trang 22

1.2.1.6 Mỹ

Mỹ là một nước phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nướcthống nhất quản lý Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ và hoànthiện hồ sơ địa chính Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai

và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin vềbiến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất Công táccấp GCNQSDĐ tại Mỹ sớm được hoàn thiện Đó cũng là một trong các điềukiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định [24]

* Nhận xét và đánh giá chung

Pháp luật và chính sách đất đai của các nước trên thế giới có những nétđặc trưng nổi bật là bảo vệ hết sức nghiêm ngặt nguồn đất canh tác, có chế độkhuyến khích và bảo hộ đất nông, lâm nghiệp bằng cách miễn giảm các loạithuế, kéo dài thời gian sử dụng, khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai; nghiêmngặt thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch tổng thể - nhiều nước xem quyhoạch sử dụng đất đai là động lực của sự phát triển Ngày nay, pháp luật vàchính sách đất đai của nhiều nước có xu hướng tăng nhanh sự can thiệp của Nhànước đối với các quan hệ đất đai, trước hết là quan hệ sở hữu dù đó là sở hữu củaNhà nước, sở hữu của tư nhân, của toàn xã hội hay của tập thể quần chúng nhândân lao động

Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ sở hữu là các Nhà nước có xuhướng mở rộng phạm vi quản lý Nhà nước về đất đai bằng cách trưng thu, trưngmua, khuyến khích tập trung đất đai và khi tư nhân không có điều kiện tập trungđất đai thì Nhà nước đứng ra mua Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự thay đổi xuhướng nhận thức về đất đai mà trên thực tế nhiều nước trong nhiều năm qua đã

bỏ qua đó là hiểu được bản chất của các quá trình khác nhau khi đất đai đượctham gia như một đối tượng sở hữu và được xem xét như một thành phần kinh tế;khẳng định được khái niệm về sự ưu việt lớn của nông, lâm nghiệp đòi hỏi sựthống nhất về an toàn diện tích đất canh tác và cuối cùng điều quan trọng nhấtkhông phải là các vấn đề về sở hữu, mà là quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đấtđai [24]

1.2.2 Chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam từ năm 1968 đến nay

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sáchnhư: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị…liên quan đến việc giao đất giao rừngnhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất lâm nghiệp, từng

Trang 23

bước ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng Với mục đích trao quyềnquản lý và sử dụng lâu dài về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.Nhằm tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làmchủ về việc sử dụng và kinh doanh trên đất được giao, từng bước khắc phục tìnhtrạng manh mún đất đai, tạo điều kiện tích tụ đất đai phù hợp, thúc đẩy sản xuấtlâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh đất đai, đa dạnghóa cây trồng, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường theo hướng một nềnlâm nghiệp bền vững trong tương lai.

1.2.2.1 Giai đoạn 1968-1986

* Ở Trung ương:

Trong giai đoạn này, mặc dù nước ta vẫn duy trì cơ chế quản lý nền kinh tếtập trung bao cấp nhưng đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về giao đất lâmnghiệp Giai đoạn 1968-1986 nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế quản lý

kế hoạch tập trung bao cấp; đặc điểm của cơ chế này được tóm tắt như sau:

- Chỉ có 2 thành phần kinh tế là Quốc doanh và Tập thể Cụ thể trongngành lâm nghiệp là lâm trường Quốc doanh và Hợp tác xã có hoạt động nghềrừng

- Kế hoạch hóa tập trung ở mức độ cao, theo kiểu "cấp phát - giao nộp"

- Gỗ và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý

Về khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạnnày, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai, đặcbiệt Quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩymạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng Nội dung

cơ bản của Quyết định được tóm tắt như sau:

- Đối tượng giao đất giao rừng được mở rộng hơn trước, bao gồm: HTX,tập đoàn sản xuất, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, quân đội

- Trong giai đoạn đầu chủ yếu giao đất trống và đồi trọc, rừng nghèo vàcác rừng chưa giao

- Không ấn định diện tích rừng và đất rừng giao cho các đơn vị tập thể.Mỗi hộ ở các tỉnh miền núi, trung du nhận 2000m2/lao động Các hộ gia đình cóthể ký hợp đồng với một đơn vị Nhà nước để trồng cây trên đất trống đồi trọc

- Có trợ cấp nhất định cho các đơn vị tập thể và cá nhân nhận đất và rừng

để trồng và cải tạo rừng [1]

Trang 24

* Ở cấp địa phương:

Trong giai đoạn 1968-1986, tại các cấp địa phương chuyển biến đầu tiên làcác hợp tác xã bắt đầu tham gia vào hoạt động lâm nghiệp nhờ chính sách củaNhà nước về giao đất, giao rừng cho HTX Hoạt động của HTX vào nghề rừng

đi vào cuộc sống nên số lượng các HTX tham gia vào nhóm này không nhiều Ví

dụ, tỉnh Quảng Ninh chỉ có 28 trong số 93 HTX; Lạng Sơn có 29 trong số 20HTX

- Hợp tác xã làm việc theo hợp đồng: Các HTX loại này mặc dù được giaođất giao rừng nhưng chưa đảm bảo tự kinh doanh nên phải hợp đồng làm khoántrồng rừng hoặc khai thác lâm sản cho lâm trường quốc doanh (LTQD) trên diệntích đất và rừng được giao Ví dụ như: huyện Bạch Thông (Bắc Thái), một sốhuyện ở các tỉnh Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh Lâm trường quốc doanh chịu tráchnhiệm cung cấp giống cây trồng, tiền công, đầu tư sản xuất…sau khi trồng, cácHTX phải chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng trồng Nhìn chung, rừng đượcbảo vệ tốt hơn trước

- Các Hợp tác xã tham gia khai thác rừng tự nhiên: Các HTX thuộc loạinày thường đã nhận đất nhận rừng nhưng chỉ đơn thuần để giữ rừng, khai thác

gỗ, củi và các lâm đặc sản khác, đặc biệt vào những năm thiếu lương thực

Trong giai đoạn 1968-1986, ngành Lâm nghiệp đã quy hoạch lại đất lâmnghiệp thành 3 loại rừng: Rừng Đặc dụng, Rừng phòng hộ, Rừng sản xuất Hệthống các LTQD đã được tổ chức lại vào năm 1985 và diện tích họ trực tiếp quản

lý cũng đã giảm xuống Các lâm trường tiến hành rà soát lại quỹ đất và bàn giaolại cho chính quyền xã để giao cho các hộ gia đình

Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao trong thời kỳ 1968-1986 là 4,4triệu ha, trong đó có 1,8 triệu ha đất có rừng và 2,7 triệu ha đất trống đồitrọc Các đối tượng nhận đất lâm nghiệp là 5.722 hợp tác xã và các tổ sản

Trang 25

xuất tại 2.271 xã, 610 đơn vị khác và trường học, 349.750 hộ gia đình [1].1.2.2.2 Giai đoạn từ 1986-1994

* Ở Trung ương:

Thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VI, năm 1986; thay đổi hệ thống kế hoạch hoá tập trung thành nền kinh tế thịtrường nhiều thành phần do Nhà nước lãnh đạo theo định hướng xã hội chủnghĩa Từ đó, chính sách đổi mới dần được điều chỉnh

Tuy nhiên, trên thực tế quá trình đổi mới bắt đầu sớm hơn nhiều Năm

1981, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100/CT-TW mởrộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động mà thực chất là khoán đến hộgia đình sản xuất nông nghiệp Tiếp theo Chỉ thị 100/CT-TW, để tăng vai tròkinh tế của hộ gia đình nông dân, Bộ Chính Trị đã đề ra Nghị Quyết 10 về đổimới quản lý kinh tế nông nghiệp với nội dung cơ bản là giải phóng triệt để sứcsản xuất nhằm khai thác hợp lý tiềm năng lao động, đất đai, lấy hộ gia đình làmđơn vị kinh tế tự chủ Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các luật và các chínhsách về lâm nghiệp:

- Luật bảo vệ và phát triển Rừng được ban hành năm 1991 đã đưa ra khuônkhổ ban đầu về các chính sách liên quan đến vấn đề giao đất lâm nghiệp cho cácđối tượng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích phát triển lâm nghiệp

- Các quyết định, nghị định liên quan giao khoán đất cho tổ chức, hộ giađình cá nhân sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp [7]

- Cùng với chính sách giao đất khoán rừng Nhà nước đã ban hành một sốchính sách nhằm khuyến khích sử dụng đất trồng rừng và bảo vệ rừng như Quyếtđịnh số 264/CT ngày 22/7/1992 của Hội đồng Bộ trưởng Quyết định 327/CT ngày15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách sử dụng đấttrống đồi trọc, rừng, bãi, bồi ven biển và mặt nước; Quyết định này sau đó trởthành Chương trình 327 [1]

* Ở cấp địa phương:

Trong giai đoạn từ 1986 đến 1994 đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt kếtquả khả quan về công tác giao đất giao rừng Chương trình 327 đã dành phần lớnngân sách cho việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình ở nhiều vùng trong

cả nước Trong giai đoạn này có một số hướng dẫn cho công tác giao đất lâmnghiệp như sau:

Trang 26

- Mỗi hộ trong vùng dự án của Chương trình sẽ được giao khoán một sốdiện tích để trồng rừng mới hoặc để khoanh nuôi tái sinh rừng tuỳ theo quỹ đấtđai và khả năng lao động của từng hộ

- Ngoài diện tích đất được giao cho mục đích lâm nghiệp, mỗi hộ có thểđược nhận 5000m2 đất để trồng cây lương thực ngắn hoặc dài ngày hay chăn thảgia súc

- Đối với đất được giao khoán để bảo vệ, Nhà nước trả công từ 30.000 –50.000 đồng/ha/năm, đầu tư hỗ trợ trồng rừng năm là 1.2 triệu đồng/ha

- Nhà nước còn cho vay vốn không lãi để hỗ trợ trồng cây lâm nghiệp dàingày, cây ăn quả, cây đặc sản, chăn nuôi đại gia súc, mỗi hộ được vay không quá1.5 triệu/hộ/năm Qua 4 năm thực hiện, đến cuối năm 1996 chương trình 327 đãđạt được kết quả đáng kể sau: `

- Giao khoán bảo vệ rừng đến hộ: 1,6 triệu ha (466.768 hộ)

Trong thời gian này, khoảng 55% trên tổng số diện tích đất lâm nghiệp đãđược giao hoặc khoán cho các hộ gia đình hoặc các đơn vị kinh tế khác trong đó40% diện tích này thuộc về các hộ gia đình nghĩa là khoảng 22% trong tổng sốdiện tích đất lâm nghiệp của các tỉnh trên đã được giao hoặc khoán cho các hộ, cókhoảng 19% số hộ của các tỉnh đã nhận đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất; nhiều trường hợp có sổ lâm bạ hoặc hợp đồng bảo vệ [1]

1.2.2.3 Giai đoạn 1994 - 2003 và giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Giai đoạn này gắn liền với việc ban hành các Nghị định của Chính phủ vềgiao đất lâm nghiệp là Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994, Nghị định 163/CPngày 16/11/1999 và Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995

Từ 1994-2000: Việc giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo Nghị định

số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chínhviệc giao đất lâm nghiệp là Chi cục kiểm lâm tại cấp tỉnh và Hạt Kiểm lâm tại

cấp huyện Hiện nay UBND xã đang thực hiện các văn bản sau: Nghị định số

156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày

25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực Lâm nghiệp; Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm

2018 của Thủ tướng Chính phủ quyết định về xây dựng, thực hiện Hương ước,Quy ước; Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của

Trang 27

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;Sản phẩm của quá trình này là giao nhận trên thực địa, bản đồ giao đất và cấp

sổ chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình Ngoài ra, cònmột số tồn tại như:

- Các hộ gia đình cá nhân, các tổ chức mới được giao ở thực địa, chưađược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa có đủ điều kiện để sửdụng các quyền sử dụng đất như thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế

- Hồ sơ giao đất còn nhiều tồn tại như: Diện tích giao không chính xác,không xác định được vị trí đất đã giao, thiếu biên bản xác định ranh giới mốcgiới

- Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức nhận đất như lâm trường, thanhniên xung phong chưa rõ ràng; tranh chấp, xen lấn giữa đất của lâm trườngvới các hộ chưa được giải quyết

- Quá trình giao đất lâm nghiệp trước đây, ngoài ngành kiểm lâm làm còn

do các đơn vị khác thực hiện như Ban định canh định cư, Phòng nông nghiệphuyện nên dẫn đến sự chồng chéo, hồ sơ vừa thiếu lại không đồng bộ

- Việc giao đất lâm nghiệp vào giai đoạn này chưa có quy hoạch 3 loạirừng, chưa có quy hoạch sử dụng đất của xã nên sau này khi có quy hoạch 3loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt thì dẫn đến tình trạng là đất giao cho hộgiai đình lại là đất rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng [1],[7],[4]

1.3 TỔNG QUAN VỀ CHỦ TRƯƠNG GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở NƯỚC TA

Chủ trương giao đất, giao rừng của Đảng đã hình thành từ rất sớm Ngay

từ năm 1983, Ban Bí thư (Khoá V) đã có Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày12/11/1983 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng Chỉ thị nhấn mạnh, “làm chomỗi khu đất, mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm ch” Trong nhữngnăm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm thực hiện chủ trươngnày và đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, nhất là trong lĩnh vực giao đất

và rừng sản xuất Nhiều hộ, nhiều cộng đồng đã được nhận đất, nhận rừng và đãtích cực đầu tư để phát triển sản xuất Do vậy, ở nhiều nơi công tác quản lý vàbảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng phát triển tốthơn và đời sống của người dân cũng được cải thiện sau khi nhận rừng Có thểnói giao đất, giao rừng là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước

ta, nhờ đó chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là chuyển từ lâmnghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản

Trang 28

có liên quan đến giao đất lâm nghiệp để gia cho các chủ thể quản lý và chủ thể

sử dụng [25]

Để thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân có hiệu quả, đúngmục đích, đúng đối tượng, việc giao đất căn cứ vào điểm 1, điểm 2 Điều 52Luật đất đai 2013, cụ thề như: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thểhiện trong đơn xin giao đất của hộ gia đình, cá nhân [22]

1.3.1 Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta

Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định

số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn công bố hiện trạng rừng năm 2015, như sau:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn quốc năm 2015 là:14.061.856 ha trong đó: đất rừng tự nhiên: 10.175.519 ha; đất rừng trồng:3.886.337 ha Phân theo tính năng: rừng sản xuất: 6.668.202 ha; rừng phòng hộ:4.462.635 ha; rừng đặc dụng: 2.106.051 ha

- Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 37%, năm 2010 đạt 39,5% và năm 2015đạt 40,84% Như vậy, trong 10 năm (2005 - 2015) diện tích rừng cả nước tăng1,45 triệu ha, độ che phủ tăng 3,84%; trung bình tăng 0,38 %/năm

Trang 29

Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước tính đến 31/12/2015

Đơn vị tính: Ha

Loại đất

loại rừng

LĐL R

Tổng diện tích

Ban quản lý

Doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức kinh tế khác

Đơn vị vũ trang

Hộ gia đình

Cộng đồng

Tổ chức khác

Trang 30

Loại đất

loại rừng

LĐL R

Tổng diện tích

Ban quản lý

Doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức kinh tế khác

Đơn vị vũ trang

Hộ gia đình

Cộng đồng

Tổ chức khác

Trang 31

Trên diện tích đất lâm nghiệp của cả nước hiện có 87 khu rừng đặc dụng,chủ yếu là đất có rừng, tổ chức quốc doanh mới chỉ quản lý được 22 khu rừngphòng hộ với 6 triệu ha trong đó có 2,5 triệu ha đất có rừng và 3,5 triệu ha đấtchưa có rừng Nhà nước mới trực tiếp quản lý được 11 triệu ha đất rừng sản xuấtgồm 6 triệu ha đất có rừng và 5 triệu ha đất chưa thành rừng, các lâm trườngtrực tiếp quản lý 4,5 triệu ha đất có rừng sản xuất.

Qua khảo sát thực tế trong nhiều năm trước đây cho thấy chỉ có khoảnghơn 30% diện tích được giao là sử dụng có hiệu quả, trong đó: trồng rừng,khoanh nuôi, bảo vệ 1,5 triệu ha; làm vườn rừng, trại rừng 0,5 triệu ha; số cònlại vẫn bỏ hoang hóa qua nhiều thời kỳ Cơ chế mới hiện nay trong giao đất lâmnghiệp là gắn giao đất cho từng đối tượng với mục đích sử dụng từng loại rừng,phối hợp chặt chẽ giữa giao đất làm lâm nghiệp với việc khoán, bảo vệ tu bổ,chăm sóc rừng cho từng hộ gia đình, cá nhân đã được xác định tại Nghị định02/CP ngày 15/01/1994 là hợp lý và như vậy sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt choviệc bảo vệ và phát triển rừng trên diện rộng Được quy định tại Điều 1, Nghịđịnh 02/CP như đất Lâm nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài nói trong bản Quy định này gồm: Đất có rừng

tự nhiên, đất đang có rừng trồng; đất chưa có rừng được qui hoạch để gây trồngrừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật

Việc giao đất rừng tự nhiên: ở cấp cơ sở, mà chủ yếu cấp xã, rừng tựnhiên bao gồm tất cả các loại hình không phải rừng trồng Phần lớn là rừng thứsinh nghèo kiệt do lâm trường giao lại và HTX khai thác lâu năm Việc giaodiện tích này đang gặp khó khăn như: diện tích nằm xa khu dân cư, thiếu điềukiện tối thiểu cho cuộc sống của người dân (giao thông, nước sinh hoạt, an ninhtrật tự ) Vấn đề bảo vệ và khai thác đòi hỏi đầu tư vượt quá sức dân nên ít aimuốn nhận

Việc giao đất trồng rừng: rừng trồng được chia làm 2 loại (rừng cộngđồng và rừng gia đình) Rừng cộng đồng do HTX trồng và quản lý chiếm chủyếu Khi giao loại rừng này thường gặp nhiều khó khăn, không thể giải quyếtđồng nhất, các xã hầu như không muốn giao diện tích này vì nhiều lý do Cónhững diện tích là vành đai an toàn cần giữ với sự quản lý của cộng đồng, nếukhông sẽ bị chặt phá nhanh chóng Nhiều xã muốn giữ bằng được rừng cộngđồng như tài sản chung vì đã bỏ vốn lớn vào đó Trong trường hợp bất đắc dĩphải giao, thì HTX đặt giá cao mà người dân thường không chấp nhận được.Một số nơi HTX chặt hết rừng, bán cây rồi mới giao đất trống Trong khi đó,

Trang 32

nếu tiếp tục duy trì rừng cộng đồng lại là gánh nặng vượt quá khả năng thực tếcủa HTX [3]

1.3.2 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ở nước ta

Công tác giao đất lâm nghiệp trong thời gian qua chủ yếu được thực hiệntheo Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 và Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và

cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, kết quả giao đất lâmnghiệp, như sau:

Bảng 1.2 Kết quả cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp của Việt Nam, năm 2012

Địa bàn Số giấy đã cấp Diện tích đã được cấp

Tỷ lệ diện tích đất đã cấp/diện tích cần cấp

Trang 33

nghiệp và cần chú ý đến thị trường đất đai đang xuất hiện ở miền núi khá mạnh,đặc biệt là trong thời gian gần đây việc tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp dokhông có sổ đỏ (GCNQSDĐ)

Khi nhà nước giao ĐLN đã tạo được tiền đề để có những chủ rừng đíchthực phát triển kinh tế hộ gia đình, đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìnngười nông dân trên toàn cả nước Đối với hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng tốtcác nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án của nhà nước và của HGĐ, CN

để tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng trên đất lâm nghiệp được giao thì thật sự họ

đã trở thành người chủ sở hữu rừng trồng trên đất được giao Từ đó, đã có tácđộng tốt đến phát triển lâm nghiệp, đến tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình,kinh tế trang trại, ảnh hưởng tích cực đến sản xuất lâm sản hàng hoá và pháttriển kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi

Giao quyền sử dụng ĐLN đến hộ gia đình đã tạo điều kiện nâng cao tư duykinh tế cho các chủ hộ gia đình, có thêm nguồn lực mới để “gắn đất đai với laođộng” và phát triển kinh tế hộ gia đình Trước đây nông dân miền núi tham gialâm nghiệp với vị trí của người làm thuê Các hộ gia đình ở miền núi rất thiếuđất đai, sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào sự thăng trầm của các Lâm trườngQuốc doanh Không có đất, hoặc thiếu đất, kinh tế hộ nông dân miền núi khôngthể phát triển được Thực hiện Chương trình 327 đã có tác dụng đưa thêm việclàm đến nông dân miền núi, tạo điều kiện để kinh tế hộ gia đình nông dân pháttriển Tiếp theo đó, những nơi đã đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp đến hộ gia đình,các hộ gia đình đã có thêm đất đai, một loại tư liệu sản xuất quan trọng nhấttrong sản xuất nông lâm nghiệp Quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và lâudài đã tác động rất tốt đến tư duy kinh tế của các hộ gia đình, phát huy được tínhsáng tạo của hàng triệu hộ gia đình nông dân miền núi, tạo điều kiện nâng caoquyền tự chủ về kinh tế Tình hình đó đã tạo được động lực mới để thúc đẩykinh tế hộ gia đình phát triển khá hơn

Chính sách “khoán đất đất rừng sản xuất” đã tạo thêm việc làm và thunhập cho những hộ gia đình sinh sống trên địa bàn hoạt động của các Lâmtrường quốc doanh và Ban Quản lý rừng

Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộcthiểu số Hội thảo: Quản lý và Sử dụng Đất đai tại các Cộng đồng Dân tộc Thiểu

số Miền núi nghèo, đời sống khó khăn có tác động giảm bớt khó khăn nhất thờicho các hộ gia đình nghèo là đồng bào dân tộc Thực trạng thiếu đất ở, đất sảnxuất, nhà cửa tạm bợ ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số là một thực tế đã

Trang 34

có ảnh hưởng không tốt về an ninh và xã hội Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố134/2004/QĐ-TTg qui định các chính sách để giải quyết tình trạng trên Đây

là những chính sách rất hợp tình, hợp lý, có tác động trực tiếp đến rừng và cáchoạt động lâm nghiệp và thường do các cơ quan lâm nghiệp thực hiện

Trong những qua chính sách giao đất lâm nghiệp mới cung cấp nguồn lực,nhưng chưa tạo được động lực đủ mạnh để đẩy mạnh trồng rừng và quản lý rừngbền vững Bởi vì động lực để phát triển lâm nghiệp bền vững sau khi nhận đượcquyền sử dụng đất đai ổn định thường được tạo ra từ các yếu tố:

Quyền sở hữu đất đai của nhà nước và quyền sử dụng đất đai của người sửdụng đất phải được qui định cụ thể rõ ràng; các hộ gia đình cần được hỗ trợ, bổsung thêm các nguồn lực khác ngoài đất đai và rừng, nhất là vốn và kỹ thuật; thịtrường lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp phát triển; kỹ thuật, kỹ năng quản lý đấtđai của người có quyền sử dụng đất phải được nâng cao

Công tác giao đất lâm nghiệp trước đây chủ yếu theo mục tiêu “giaonhanh, cấp nhanh sổ đỏ đến tổ chức và hộ gia đình”, chưa gắn liền với việc thựchiện chính sách giao đất lâm nghiệp, nhất là các chính sách hỗ trợ các nguồn lựckhác cho người sử dụng đất lâm nghiệp và chính sách xúc tiến thị trường lâmsản và dịch vụ lâm nghiệp Vì vậy, tuy đã giao và cấp sổ đỏ đến hộ gia đình,nhưng nhiều chủ rừng vẫn chưa bảo vệ và phát triển được diện tích rừng và đấtlâm nghiệp được giao Mặt khác có những trường hợp không xác định đượcphạm vi ranh giới rừng và đất lâm nghiệp được giao trên thực địa, nên xảy ratranh chấp giữa các chủ rừng giáp ranh với nhau

Chính sách “khoán đất rừng sản xuất” ở các Lâm trường quốc doanh, banquản lý còn nhiều bất cập, bên nhận khoán vẫn nhận tiền giao khoán hàng nămvới bên giao khoán nhưng thực tế không bảo vệ được diện tích rừng được giaokhoán mà không bị xử lý; thậm chí có trường hợp lợi dụng để chiếm đoạt quyền

sử dụng đất đai do các Lâm trường quốc doanh quản lý

Thực thi các chính sách và giải pháp quản lý, sử dụng đất và rừng trongcác lâm trường quốc doanh còn chậm chạp và hiệu quả thấp

Các chính sách về giao đất, giao rừng và quyền hưởng lợi của chủ rừngnhư hiện nay chưa thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia Thiếucác chính sách hỗ trợ chủ rừng, đặc biệt là các đối tượng cộng đồng, hộ gia đình,

cá nhân tham gia nhận đất, nhận rừng để quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh

Trang 35

Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng rừng sau khi giaochưa được thường xuyên, thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Việcthu hồi rừng và đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình quản lý, sử dụng saimục đích, kém hiệu quả còn chậm so với quy định

Mặc dù trên danh nghĩa, phần lớn các diện tích rừng đã được giao cho cácchủ quản lý, sử dụng, nhưng thực tế công tác giao rừng, cho thuê rừng còn cónhững hạn chế sau:

Tỷ lệ diện tích rừng do các doanh nghiệp Nhà nước, UBND các cấp quản

lý chiếm khoảng 50%, trong khi đó tỷ lệ diện tích rừng giao cho các hộ gia đình,

cá nhân thấp 27,5%, làm giảm hiệu quả xã hội của chính sách giao rừng, chothuê rừng của Nhà nước và chưa huy động được nguồn lực to lớn trong dân.Nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và người dân chưa xác định cụ thểtrên bản đồ và thực địa; hồ sơ giao đất, giao rừng thiếu nhất quán, quản lý khôngchặt chẽ và không đồng bộ Có những diện tích rừng và đất lâm nghiệp đượcgiao, quản lý đã bị chuyển đổi mục đích khác nhưng không bị xử lý hoặc buônglỏng quản lý

Diện tích rừng có chủ thực sự rất thấp, dẫn đến tình trạng rừng chưa đượcbảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả Qua đánh giá của một số địa phươnghiệu quả sau giao rừng chỉ đạt 20% - 30% Nhiều doanh nghiệp Nhà nước quản

lý diện tích rừng lớn nhưng không có khả năng kinh doanh và chưa được tạođiều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả các diện tích rừng được giao Cácdiện tích rừng do UBND các cấp quản lý thì cơ bản vẫn trong tình trạng vô chủhoặc không được bảo vệ, quản lý tốt Nhiều diện tích rừng giao cho các hộ giađình, cá nhân chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống đượcbằng nghề rừng

1.3.4 Nguyên nhân của các tồn tại trong công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp ở nước ta

Nhận thức của các cơ quan cung như của cán bộ, công chức các cấp vềcông tác giao rừng còn hạn chế, chưa quán triệt đúng chủ trương về giao đất,giao rừng của Đảng, Nhà nước, vẫn còn tư tưởng cho rằng rừng là tài nguyênquốc gia, nếu giao rừng cho mọi thành phần kinh tế sẽ khó quản lý và mất rừng,

vì vậy có biểu hiện né tránh và ít quan tâm đến công tác này

Công tác giao rừng, cho thuê rừng qua các thời kỳ được thực hiện khácnhau, không theo một hệ thống thống nhất và nhất quán Chính sách, quy định

Trang 36

của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng, trách nhiệm và quyền hưởng lợi củacác chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể nên các địa phương rấtlúng túng trong triển khai thực hiện

Các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng, quyềnhưởng lợi còn thiếu thống nhất Chưa xác định rõ ràng các đối tượng rừng đểgiao, cho thuê rừng, thiếu các chính sách hỗ trợ các chủ rừng, đặc biệt là cáccộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, kinh doanh nghề rừng

Công tác tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng của cácngành, các cấp chậm, kém hiệu quả Việc cấp GCNQSDĐ, sử dụng rừng cònchậm và thiếu đồng bộ Phân công, phân cấp trách nhiệm còn chồng chéo,không rõ ràng và thiếu thống nhất Có thời kỳ, Chính phủ, UBND các cấp,doanh nghiệp Nhà nước đều tham gia vào việc giao rừng, cho thuê rừng Nănglực về tổ chức quản lý và chuyên môn kỹ thuật của các cơ quan Nhà nước cáccấp, đặc biệt là cấp cơ sở về giao rừng, cho thuê rừng rất hạn chế Điều tra, quyhoạch các loại rừng và đánh giá chất lượng rừng để làm cơ sở cho việc giaorừng, cho thuê rừng chưa đáp ứng được yêu cầu

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách

về lâm nghiệp còn hạn chế và chưa thực sự có hiệu quả Người dân, nhất là ởvùng sâu, vùng xa chưa tích cực tham gia nhận rừng, cũng như quản lý và sửdụng có hiệu quả diện tích rừng được giao

Việc giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác giao rừng, cho thuêrừng, sử dụng rừng sau khi giao, cho thuê chưa được làm thường xuyên

Việc cấp GCNQSDĐ cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài khó khăn dokhông có bản đồ địa chính và đất chưa được đo đạc Ngoài ra có ba nguyên nhânkhác cũng dẫn đến tiến trình cấp giấy quyền sử dụng đất lâm nghiệp bị chậm lại

là vì (i) tranh chấp đo đạc địa chính, (ii) tranh chấp về nguồn gốc đất và (iii) đấtđang trong quá trình chuyển mục đích sử dụng Bên cạnh đó, hiện tượng gâyphiền hà cho dân khi giải quyết các thủ tục cấp GCNQSDĐ vẫn còn phổ biến, ítnhiều ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp

1.3.5 Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất, giao rừng ở nước ta

Sau khi giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn địnhlâu dài, thì người nông dân thực sự làm chủ trên thửa đất được giao, họ yên tâmđầu tư lao động và vốn phát triển sản xuất lâm nghiệp

Trang 37

Nhờ chính sách giao đất, giao rừng của Đảng, Nhà nước ta ngày càngphù hợp với cách làm và bước đi thích hợp, nên phần lớn đất lâm nghiệp đượcgiao ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình và cá nhân, tạo động lực mạnh mẽthúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt lànông dân phát huy cao độ tiềm năng của đất đai, đưa lại hiệu quả kinh tế cao,đời sống xã hội được cải thiện, nạn đói triền miên ở các vùng nông thôn cơbản được đẩy lùi, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của cả nước trong những nămqua tương đối tích cực và đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Việcgiao đất lâm nghiệp, khoán rừng được đẩy mạnh nên đã góp phần bảo vệ, phụchồi và trồng mới rừng, đưa diện tích lâm nghiệp có rừng đến năm 2018 tăng lên

Độ che phủ tăng từ 32,61% năm 1995 lên 35,08%; năm 2000 là 39,5%; năm

2015 40,84%; thì tính đến ngày 31/12/ 2018 tỷ lệ che phủ rừng 41,65%, gópphần rất quan trọng vào sự phát triển ổn định của đất nước, bảo vệ môi trườngsinh thái, chống xói mòn đất và hạn chế tác hại của thiên tai

Khi vấn đề lương thực, thực phẩm được giải quyết thì nạn phá rừng cũngdần được hạn chế, việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồngrừng phân tán trong khu dân cư, được quan tâm và ngày càng phát triển

Tất cả những điều đó nói lên rằng: Chủ trương giao đất lâm nghiệp cho hộnông dân sử dụng ổn định lâu dài là sự đổi mới tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường bền vững cho tươnglai

1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu của Trần Đức Viên (1999) cho rằng: Giao đất lâm nghiệp chỉ

có tác động tích cực nơi mà vấn đề an toàn lương thực đã được đáp ứng Mộtnhận định khác khá bất ngờ là chỉ có khoảng 20-30% số hộ sử dụng đất lâmnghiệp được giao đúng mục đích

- Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc (2003) cho thấy quá trình giao đất giaorừng gây nên sự khác biệt về diện tích sử dụng đất giữa hộ giàu và hộ nghèo trongcộng đồng Những hộ nhận đất, nhận rừng thường là những hộ giàu và có thế lực

- Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tân (2008) về giao đất giao rừng ở ĐăkLăk cho thấy nguồn thu từ rừng chủ yếu nằm trong tay một số nhóm nhỏ trongcộng đồng trong khi đại đa số các hộ còn lại hầu như không có gì Thu nhập từrừng của hộ khá bằng 280% so với hộ nghèo

Trang 38

- Theo đánh giá của các chuyên gia tại Hội thảo Quản lý và sử dụng đấttại cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi được tổ chức năm 2011, cho thấymột số vấn đề về công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp, cụ thể nhưsau:

+ Công tác quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậmđiều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ quy hoạch Việc xác định ranh giới các khurừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng, gây khó khăn và làm chậm tiến độ giao đấtlâm nghiệp;

+ Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình và cá nhân bình quân đến

2010 là 3,9 ha/hộ Tuy nhiên, việc giao đất lâm nghiệp chưa gắn với các chínhsách cụ thể về cơ chế hưởng lợi, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật Vì vậy, tỉ lệ đấtlâm nghiệp được giao đưa vào sử dụng chỉ đạt từ 20- 30%

+ Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác giao đất lâm nghiệpkhông thống nhất, trước tháng 11/1999 do cơ quan Kiểm lâm đảm nhiệm và sautháng 12/1999 do cơ quan Địa chính đảm nhiệm Do thiếu nhân lực, hiểu biết vàkinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp và sự phối kết hợp giữa ngànhNN&PTNT và Địa chính còn nhiều hạn chế, chưa thống nhất trong cách giao,phương thức giao đất lâm nghiệp, nên từ đó đến nay công tác giao đất, cho thuêđất lâm nghiệp gần như bị ngưng trệ Việc cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp khôngđồng bộ, nhiều nơi giao đất sau 3 đến 4 năm vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ vàchỉ mới tập trung cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp (chủ yếu đất chưa có rừng) chomột số dự án của nước ngoài hỗ trợ đầu tư trồng rừng Nhìn chung công tác giaođất, cho thuê đất lâm nghiệp và cấp GCNQSDĐ chưa gắn kết với công tác giaorừng và các cơ chế hưởng lợi, chính sách hỗ trợ đi kèm Vì vậy hiệu quả củaviệc sử dụng rừng và đất rừng còn rất thấp, tài nguyên rừng vẫn bị suy giảm vàđời sống của người dân cũng không được cải thiện

- Báo cáo của Bộ NN&PTNT/FSSP (2014): “Giao đất giao rừng là điềukiện tiên quyết quan trọng và cần thiết để cộng đồng địa phương quản lý rừngbền vững, thu được lợi ích từ rừng và tham gia vào quá trình ra quyết định mộtcách chủ động Tuy nhiên, chỉ có quyền vẫn chưa đủ Việc chuyển giao quyềnhưởng dụng sẽ chỉ đem lại những tác động mong muốn với điều kiện cộngđồng có thể thực hiện các quyền của họ như pháp luật quy định Sự tham giacủa cộng đồng vào công tác quản lý các khu bảo tồn và quá trình ra quyết định

về quản trị rừng là các vấn đề quan trọng”

Trang 39

- Nghiên cứu của Phạm Hùng thiên (2014) về đánh giá công tác giao đất

và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp có sự tham gia ở tỉnh Quảng Ngãi cho thấy rằng:Trong quá trình thực hiện tại vùng mà đa số là nhân dân là người dân tộc thiểu

số là một công việc khó khăn cần đòi hỏi phải kiên trì, không được nóng vộitrong thực hiện; phải lấy hiệu quả làm tiêu chí cơ bản, phát huy vai trò nòng cốtcủa các Hội đoàn thể trong công tác vận động quần chúng; cần lồng ghép vớicác chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ cho nhân dân có đủ điều kiện sản xuấttrên mảnh đất được giao có hiệu quả; cần có kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho nhândân đặc biệt chú trong trong thời gian chưa đến tuổi khai thác sản phẩm trên đất

để người dân có điều kiện chăm sóc và bảo vệ thành quả đã đầu tư trên đất nhằmhạn chế tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán rừng non sau khiđược cấp GCNQSDĐ, không để người dân mất đi tư liệu sản xuất đặc biệt đó làquyền sử dụng đất

- Nghiên cứu của Phạm Hùng Thiêng (2014) về đánh giá hiệu quả củacông tác giao đất lâm nghiệp tại huyện Trà Bồng cho thấy: Sau khi giao đất vàcấp GCNQSDĐ lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đã giải quyết được một loạtcác vấn đề vướng mắc ở miền núi như tạo công ăn việc làm, giảm số vụ tranhchấp đất đai, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, tuy nhiên vẫn còntình trạng người dân lấn chiếm đất của các nông, lâm trường quốc doanh đểsản xuất

- Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2014) về đánh giá kết quả quy hoạch và

đề xuất giải pháp quản lý việc sử dụng đất lâm nghiệp của các Lâm trường ởhuyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi cho thấy: Việc cân đối quỹ đất lâm nghiệp đểchia bình quân theo đầu hộ dân ở hầu hết các địa phương không thực hiện được;cán bộ địa chính các xã trình độ còn quá yếu; công tác quản lý, sử dụng đất lâmnghiệp thiếu chặt chẽ để nhiều người tự ý lấn chiếm, phá rừng làm nương rẫy;các ngành chức năng chưa phối hợp giải quyết thấu đáo tình trạng tranh chấp,lấn chiếm, xâm canh về đất đai, Đó là "bài toán" nan giải đối với các cấp,ngành chức năng liên quan ở tỉnh, huyện trong công tác quản lý, sử dụng đất lâmnghiệp hiện nay

- Tình hình giao đất, giao rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế: trong những nămqua, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộcthiểu số là giải pháp quan trọng để bà con ổn định đời sống và thoát nghèo bềnvững Khi rừng được giao cho bà con quản lý, công tác bảo vệ rừng được bà conquan tâm hơn, rừng được phát triển tốt hơn Đến năm 2016, toàn tỉnh có 225

Trang 40

cộng đồng dân tộc thiểu số được giao đất, giao rừng để quản lý và sử dụng.Trong đó, có 96 cộng đồng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Tổngdiện tích rừng được giao cho đối tượng này là 20.254,17 ha chiếm 91,3% diệntích rừng được giao cho các cộng đồng trên toàn tỉnh Diện tích rừng đã giaođược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là 11.933,92 ha Trong đó diện tíchrừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các cộng đồng quản lý trên phạm vi toàntỉnh có khoảng 61% là rừng sản xuất và 36% là rừng phòng hộ Đối với việcgiao đất, giao rừng cho hộ gia đình dân tộc thiểu số, đến năm 2016, toàn tỉnh có2.954 hộ gia đình dân tộc thiểu số được giao đất, giao rừng Trong đó có 2.892

hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp Diện tích rừng và

đất lâm nghiệp được giao cho các hộ này là 3.176,69 ha Ngày 25/2/2020,

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 529/QĐ-UBND về việc công bố hiện trạngrừng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019; theo đó, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có288.334,37 ha đất có rừng (bao gồm rừng tự nhiên: 211.373,11 ha, rừng trồng:76.961,26 ha) Theo mục đích sử dụng rừng: rừng phòng hộ: 76.957,28 ha; đặcdụng: 93.200,43 ha, sản xuất: 118.176,66 ha, trong đó: sản xuất 99.615,11 ha,ngoài quy hoạch 3 loại rừng nhưng tạm tính là sản xuất 18.561,55 ha và5.679,73 ha là diện tích đã trồng chưa thành rừng Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnhđến hết năm 2019 là 57,37% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế,2016)

Tổng quan những tài liệu trên cho thấy, chủ trương giao đất lâm nghiệpcủa Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua, tạo bước chuyển căn bản trongquản lý tài nguyên đất, tài nguyên rừng, làm cho đất lâm nghiệp có chủ thực sự,đồng thời góp phần cải thiện đời sống cho một số bộ phận dân cư Tuy nhiên,trong quá trình triển khai, đã nảy sinh những bất cập, khiến cho một số nội dung

và mục tiêu của chương trình đề ra không đạt được như mong muốn Sinh kếcủa những người dân vùng núi, những người được cho là nghèo nhất trong sốnhững người nghèo, sống phụ thuộc vào rừng và đất lâm nghiệp, vẫn chưa đượcquan tâm chính đáng

Ở nước ta, sau hơn 20 năm triển khai, công tác giao đất lâm nghiệp đãthu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứutrong và ngoài nước Mỗi nghiên cứu đứng trên một lập trường, quan điểmkhác nhau, vận dụng các phương pháp và lý thuyết khác nhau để phân tích vàđánh giá Tuy nhiên, các nghiên cứu ở góc độ xã hội, về tác động của công tácđến sinh kế của người dân vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu liên

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w