Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhập, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai góp phần quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trang 1DANH MỤC VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt Nghĩa là
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Một số yếu tố khí hậu chủ yếu 39 Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất thị xã Hương Thủy năm 2022 59 Bảng 4.3 Kết quả số lượng hồ sơ được tiếp nhận trong thủ tục cấp
GCNQSDĐ giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 65 Bảng 4.4 Kết quả số lượng hồ sơ được giải quyết trong thủ tục cấp
GCNQSDĐ giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 66 Bảng 4.5 Tình hình cấp GCNQSDĐ đoạn 2018 – 2022 67 Bảng 4.6 Tình hình cấp GCNQSDĐ đoạn 2018 – 2022 trên địa bàn
các phường, xã 67 Bảng 4.7 Tổng hợp các đơn vị hành chính các phường,xã đã được đo
đạc lập bản đồ địa chính từ 2018 - 2022 69 Bảng 4.8 Tình hình thực hiện công tác đo đạc của Chi nhánh Văn
phòng đăng kí đất đai 69 Bảng 4.9 Thống kê tình hình thực hiện công tác đo đạc trên địa bàn
các phường,xã từ năm 2018-2022 70 Bảng 4.10 Kết quả khảo sát ý kiến người dân, cán bộ tại địa phương
71
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vị trí địa lý thị xã Hương Thuỷ 36 Hình 4.2 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất thị xã Hương Thuỷ 2022 .62
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến đăng ký đất đai 4
2.1.2 Cơ sở đăng ký đất đai 5
2.1.3 Đăng ký pháp lý đất đai 6
2.1.4 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 7
2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nguyên tắc hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất 11
2.1.6 Mối quan hệ giữa Văn phòng đăng ký đất đai và các cơ quan chức năng trong quản lý đất đai 13
2.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài 14
2.2.1 Mô hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên Thế giới 14
2.2.2 Đăng ký đất đai và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam 18
2.2.3 Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế 27
2.2.4 Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố 29
2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 30
Trang 5PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đối tượng nghiên cứu 33
3.2 Phạm vi nghiên cứu 33
3.3 Nội dung nghiên cứu 33
3.4 Phương pháp nghiên cứu 33
3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu 33
3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn 34
3.4.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 35
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế 36
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
4.1.2 Thực trạng môi trường 43
4.1.3 Đánh giá chung 44
4.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 45
4.1.5 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 57
4.2 Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 59
4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ 59
4.2.2 Phân bố quỹ đất theo đối tượng sử dụng đất 62
4.2.3 Phân bố quỹ đất theo đối tượng quản lý: 63
4.3 Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷ 64
4.3.1 Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Hương Thuỷ 64
4.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ thị xã Hương Thuỷ 71 4.3.3 Đánh giá chung về kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký
Trang 64.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn
phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷ 78
4.4.1 Đề xuất các nhóm giải pháp chung 78
4.4.2 Đề xuất các giải pháp cụ thể 80
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Kiến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88
Trang 7PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, tuynhiên, nguồn tài nguyên đó có giới hạn, chính vì vậy phải có sự quản lý của Nhànước để có thể khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đó một cách có hiệu quả.Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở TàiNguyên và Môi Trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lạitrên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở TàiNguyên và Môi Trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhập, chỉnh lý thống nhất hồ
sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấpthông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật Hoạt độngcủa Văn phòng đăng ký đất đai góp phần quan trọng vào công tác quản lý nhànước về đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính đảm bảo quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất
Hiện nay cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành phố thành lập Văn phòng đăng
ký đất đai Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai đã góp phần giảm thờigian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) trong 5-25 ngày so với trước đây Trong tổ chức và hoạt độngcủa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai còn bộc lộ những mặt hạn chế, đặcbiệt là tình trạng chậm giải quyết hồ sơ trên lĩnh vực đất đai còn xảy ra nhiều ởcác địa phương: Chỉ số SIPAS của Quảng Nam năm 2021 đứng thứ 57/63 tỉnhthành phố, chỉ số này liên tục giảm cho thấy chất lượng giải quyết hồ sơ thủ tụchành chính (TTHC) chưa đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp; tạitỉnh Quảng Bình, qua công tác thanh tra, cơ quan này phát hiện có 12.930 hồ
sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Đồng Hới đã bị Chinhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố giải quyết quá hạn; tại thành phốĐông Hà, tỉnh Quảng Trị, trong năm 2021, riêng lĩnh vực đất đai, Chi nhánhVăn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận 20.062 hồ sơ, đã giải quyết 8.941 hồ sơ,hiện đang giải quyết 11.103, trong đó đã quá hạn là 5.369 hồ sơ
Thị xã Hương Thủy trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với những lợi thế tối
ưu về điều kiện tự nhiên, thị xã Hương Thủy có nhiều điều kiện để phát triểnkinh tế - xã hội Sự phát triển kinh tế và việc hình thành các khu công nghiệpmới trên địa bàn đã dẫn đến nhiều biến động về đất đai, nhu cầu giao dịch về
Trang 8đất đai ngày càng tăng đòi hỏi VPĐKĐĐ Chi nhánh thị xã Hương Thủy cầnđẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.
Bên cạnh những kết quả đạt được hiện nay, trong quá trình hoạt động củaChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy cũng còn tồn tạinhiều khó khăn, vướng mắc như đội ngũ viên chức còn thiếu, người sử dụngđất chậm thực hiện việc bổ sung hồ sơ còn thiếu sót, chưa thực hiện nghĩa vụtài chính, công tác phối hợp giữa Phòng Tài Nguyên và Môi Trường, UBNDcấp xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện chưa được gắn kếtnên trong quá trình xử lý hồ sơ, một số nội dung chưa thống nhất giữa các cơquan, dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, nhận thức, trách nhiệm của một bộphận công chức, viên chức liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính còn hạnchế
Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực hiện nhằm đánh giá
được hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy,
từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn vànâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xãHương Thủy trong thời gian tới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đấtđai Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động củaChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 91.3 Ý nghĩa của đề tài
Trang 10PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến đăng ký đất đai
2.1.1.1 Các khái niệm về đất đai
Đất đai mà chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiênnhiên cho không con người” (Các Mác) mà cũng là thành quả lao động củanhiều thế hệ trước ta để lại “Cố công sống lấy nghìn năm để xem thửa ruộngmấy trăm người cày” (ca dao Việt Nam) và đến lượt mình, thế hệ chúng ta phải
để lại nguồn sống này cho con cháu với mong muốn phì nhiêu hơn, trù phú hơn
- Điều này là không có trong bất kỳ một di sản nào khác vì nó không phải là cổvật và cũng không phải là tài sản của bất kỳ cá nhân nào Một số dân tộc kháctrên thế giới cũng cho rằng “Đất đai là tài sản vay mượn của con cháu”
* Đất - thổ nhưỡng (soil) V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: “Đất như là một thực thể tự nhiên
có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phứctạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt bởi với đá Đá trởthành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu,cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi”
“Đất như là một khu vực hay một nhất thể không gian từ một thửa đất đếnmột đất nước cho đến cả hành tinh” (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007)
* Bất động sản
Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được xác định bằng tiềnvà các quyền tài sản Trong lĩnh vực kinh tế tài sản được chia thành 2 loại BĐSvà động sản
Trang 112.1.1.2 Khái quát về đăng ký đất đai
* Khái niệm
ĐKĐĐ là một cách gọi của hệ thống ĐKĐĐ và theo định nghĩa của Uỷban Kinh tế về châu Âu của Liên Hiệp Quốc (UNECE) nó là một quá trình xáclập và lưu trữ một cách chính thức các quyền lợi đối với đất đai dưới hình thứchoặc là đăng ký văn tự giao dịch hay đăng ký các loại văn kiện nào đó có liênquan đến việc chuyển giao quyền sở hữu/sử dụng đất, hoặc là dưới hình thứcđăng ký chủ quyền đất (Guideline on Real Property Units and Identifiers,2004)
* Vị trí, vai trò chức năng, đối tượng của đăng ký nhà nước về đất đai
- ĐKĐĐ là một công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi íchcộng đồng cũng như lợi ích công dân;
- ĐKĐĐ là điều kiện đảm bảo để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹđất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiếtkiệm và có hiệu quả cao nhất;
- ĐKĐĐ là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung,nhiệm vụ khác của quản lý nhà nước về đất đai;
- ĐKĐĐ là một TTHC do cơ quan nhà nước thực hiện đối với các đốitượng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, bởi nó thực hiện đăng
ký đối với đất đai - một loại tài sản đặc biệt có giá trị và gắn bó mật thiết vớimọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong quá trình sản xuất và đời sống
2.1.2 Cơ sở đăng ký đất đai
Hồ sơ đất đai (ở Việt Nam gọi là HSĐC) là tài liệu chứa đựng thông tinliên quan tới thuộc tính, chủ quyền và chủ thể có chủ quyền đối với đất đai Hồ
sơ đất đai,được lập để phục vụ cho lợi ích của nhà nước và phục vụ quyền lợicủa công dân
Nguyên tắc đăng ký đất đai dựa trên những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đăng nhập hồ sơ;
- Nguyên tắc đồng thuận;
- Nguyên tắc công khai;
- Nguyên tắc chuyên biệt hoá
Thửa đất được hiểu là một phần bề mặt trái đất, có thể liền mảnh hoặc
Trang 12không liền mảnh, được coi là một thực thể đơn nhất và độc lập để đăng ký vào
hệ thống hồ sơ với tư cách là một đối tượng đăng ký có một số hiệu nhận biếtduy nhất Việc định nghĩa một cách rõ ràng đơn vị đăng ký là vấn đề quantrọng cốt lõi trong từng hệ thống đăng ký (Liên Hợp Quốc,1994)
2.1.3 Đăng ký pháp lý đất đai
Dựa vào đối tượng được đăng ký, quản lý, có thể thấy tồn tại hai loạiĐKĐĐ
tại các nước Đó là “đăng ký văn tự giao dịch ” và “đăng ký chủ quyền ”.
* Đăng ký văn tự giao dịch
- Đăng ký văn tự giao dịch là hình thức ĐKĐĐ mà đối tượng được đăng
ký chính là các văn tự giao dịch về đất đai và BĐS trên đất và nội dung của cácgiao dịch đó Việc đăng ký chủ yếu để chứng minh giao dịch đã được thựchiện, hai bên đã tự nguyện tham gia với những điều khoản đã được thỏa thuậnthống nhất chứ không phải là chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đốivới đất đai có hợp pháp hay không Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho quyền lợicủa mình, người mua phải điều tra ngược về quá khứ, truy tìm nguồn gốc chủquyền đối với diện tích đất mà mình mua
- Hình thức đăng ký văn tự giao dịch thường được đưa vào sử dụng ở cácnước theo xu hướng Luật La Mã và Luật Đức như Pháp, Ý, Hà Lan, Đức, Bỉ, TâyBan Nha và các nước khác trên thế giới mà trong quá khứ chịu ảnh hưởng của cácquốc gia trên như các nước Nam Mỹ, một phần Bắc Mỹ, một số nước châu Phi vàchâu Á Hệ thống ĐKĐĐ hiện nay của Hà Lan là một hệ thống đăng ký văn tựgiao dịch điển hình đã được cải tiến và tự động hoá để nâng cao độ an toàn pháp
lý và hiệu quả hoạt động (Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng,2005)
* Đăng ký chủ quyền
Khác với đăng ký văn tự giao dịch, đối tượng trong đăng ký chủ quyền lànhững thông tin về chủ sở hữu/sử dụng đất; các quyền, lợi ích và cả những hạnchế về quyền của họ đối với đất; những thông tin về thửa đất, nghĩa là mốiquan hệ pháp lý giữa đất đai với người có chủ quyền đất Nói một cách khác,nếu đăng ký văn tự giao dịch là đăng ký sự kiện pháp lý (các giao dịch) thìđăng ký chủ quyền chính là đăng ký hệ quả pháp lý của sự kiện đó
Trang 132.1.4 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất
2.1.4.1 Chủ trương, chính sách về cải cách hành chính
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
IX (tháng 4/2001) đã xác định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dânchủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá, chủ trương tiếp tục đẩymạnh thực hiện cải cách hành chính trong đó có giải pháp tách cơ quan hành
chính công quyền với tổ chức sự nghiệp “Đổi mới và hoàn thiện thể chế, TTHC, kiên quyết chống tệ cửa quyền, sách nhiễu, “xin - cho” và sự tắc trách
vô kỷ luật trong công việc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX,2001)
- Nghị quyết số 38/2004/NQ-CP ngày 04/5/2004 của Chính phủ về cảicách một bước TTHC trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức
- Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nướcgiai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, trongsạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, nhiệm vụ này được xác định làmột trong 3 giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
- Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giảiquyết TTHC
- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểmsoát TTHC
- Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơngiản hóa 258 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về việc banhành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
Trang 14- Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về việc quy hoạch sửdụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sửdụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
2.1.4.2 Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của VPĐKĐĐ
a) Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định cụ thể quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữutheo quy định của pháp luật (Điều 164); việc đăng ký quyền sở hữu tài sản(Điều 167); thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản (Điều 168); cácquyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản (Điều 173) Trên cơ
sở đó, pháp nhân, thể nhân tự xác định quyền và nghĩa vụ của mình về BĐShợp pháp (trong đó có QSDĐ) đối với nhà nước và cơ quan có thẩm quyền
b) Luật Đất đai
- Luật đất đai năm 2003 quy định: “Việc đăng ký QSDĐ được thực hiện
tại VPĐKĐĐ trong các trường hợp sau đây: 1) Người đang sử dụng đất chưađược cấp Giấy chứng nhận QSDĐ; 2) Người sử dụng đất thực hiện quyềnchuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lạiQSDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; 3) Nhận chuyển nhượngQSDĐ; 4) Người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận QSDĐ được cơ quan nhànước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổiđường ranh giới thửa đất;5) Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyếtđịnh của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án,quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã được thi hành” “Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có VPĐKĐĐ là cơquan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý HSĐC gốc, chỉnh lý thống nhấtHSĐC, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ” (Luật đấtđai năm 2003)
- Luật Đất đai (2013) quy định: Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người
sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu Đăng kýđất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng kýbiến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lýđất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trịpháp lý như nhau Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể
từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2013)
Trang 15c) Các văn bản pháp quy
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành Luật Đất đai quy định: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngquyết định thành lập VPĐKĐĐ thuộc Sở TNMT và thành lập các chi nhánhcủa VPĐKĐĐ tại các địa bàn cần thiết; UBND huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký QSDĐ trên địa bàn quyết định thành lậpVPĐKĐĐ thuộc Phòng TNMT (Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31/12/2004của Bộ TNMT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàtổ chức của VPĐKĐĐ và Tổ chức phát triển quỹ đất
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 củaBộ Tài chính và Bộ TNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sửdụng đất thực hiện NVTC
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 củaBộ Tư pháp và Bộ TNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằngQSDĐ, tài sản gắn liền với đất
- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ
Tư pháp và Bộ TNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số05/2005/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh
- Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTP-BTNMT ngày 01/3/2010 của Bộ
Tư pháp và Bộ TNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ TNMThướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đấtvà Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tưpháp và Bộ TNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số05/2005/TTLTBTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ TNMThướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất
- Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày15/3/2010 của Bộ TNMT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của VPĐKĐĐ
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 củaBộ Tư pháp và Bộ TNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắnliền với đất (thay thế Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BTP-BTNMT,
Trang 16Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT - BTP - BTNMT và Thông tư liên tịch số05/2005/TTLT-BTPBTNMT).
- Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về
vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Nghị định 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định vềthành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- Luật Đất đai 2013 ra đời:
Ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua LuậtĐất đai năm 2013 trong đó có 14 chương với 212 điều, tăng 07 chương và 66điều so với Luật Đất đai 2003, đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quanđiểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Banchấp hành Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết được những tồntại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai 2003
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT Bộ TN&MT có quy định vềGCNQSDĐ, QSHN ở và tài sản khác gắn liền với đất; thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về HSĐC
- Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT/BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng
4 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơchế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường
- Thông báo số 347/TB-VPCP ngày 27/8/2014 của Văn phòng Chính phủKết luận của thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vựcquản lý đất đai
- Nghị định 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ quy địnhSửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụngđất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22 tháng 6 năm
2016 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ vàtrình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đấtđai của người sử dụng đất
Trang 17- Thông tư số 85/2019/TT-BT ngày 29/11/2019 của Bộ Tài Chính về việchướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò, nguyên tắc hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
2.1.5.1 Chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai
Theo quy định của pháp luật hiện hành, VPĐKĐĐ là đơn vị sự nghiệpcông lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp GCN; chỉnh lý biếnđộng về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản
lý HSĐC theo quy định của pháp luật VPĐKĐĐ thực hiện cơ chế tài chínhtheo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủquy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bảnhướng dẫn hiện hành
2.1.5.2 Nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai
Nhiệm vụ cụ thể của VPĐKĐĐ là: Giúp các cấp quản lý làm đầu mốithực hiện các TTHC về cấp GCN theo thẩm quyền cho các đối tượng sử dụngđất ở địa phương; Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đấttheo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất;Lập và quản lý toàn bộ HSĐC đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địagiới hành chính; Chỉnh lý HSĐC khi có biến động về sử dụng đất theo thôngbáo của cơ quan TNMT; Lưu trữ HSĐC, hệ thống thông tin đất đai (Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, 2010)
2.1.5.3 Vai trò của Văn phòng đăng ký đất đai
Như vậy, về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động, VPĐKĐĐ có 3 chứcnăng chính là: Quản lý HSĐC; chỉnh lý thống nhất HSĐC; phục vụ người sửdụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ (hoạt động dịch vụ) Có thể thấy, vaitrò của VPĐKĐĐ trong cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địaphương là rất quan trọng vì những lý do sau đây:
Hoạt động của VPĐKĐĐ đã cơ bản tách bạch giữa hoạt động quản lý nhànước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, trong đó trực tiếp, cụ thể là đơn vịtrực thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, thành phố
Theo quy định của pháp luật, hiện nay VPĐKĐĐ các cấp là đơn vị xâydựng, chỉnh lý, quản lý và vận hành CSDL địa chính phục vụ công tác quản lý
Trang 18nhà nước về đất đai Là tổ chức duy nhất thực hiện các thủ tục có liên quan đếnGCN Mặt khác, chỉ có VPĐKĐĐ mới được quyền chỉnh lý, cập nhật, quản lý,lưu trữ HSĐC dưới dạng giấy (hoặc dạng số) và cung cấp thông tin HSĐC chocác chủ thể có nhu cầu.
Hoạt động của VPĐKĐĐ đã và đang góp phần giảm thiểu những vướngmắc, ách tắc trong việc đăng ký QSDĐ cũng như đăng ký BĐS trong nền kinh
tế thị trường, đáp ứng cung - cầu về đất đai cho đầu tư phát triển kinh tế thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Namgia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Từ hoạt động của VPĐKĐĐ, những năm gần đây cùng với việc quản lý,điều chỉnh biến động đất đai theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từngđịa phương, VPĐKĐĐ đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiệnnhiệm vụ cấp GCN, đưa tỷ lệ cấp GCN cho các đối tượng sử dụng đất tăngnhanh so với thời kỳ trước khi có Luật Đất đai năm 2003, tạo môi trường đầu
tư lành mạnh và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam
VPĐKĐĐ có vai trò quan trọng trong quan hệ đất đai, nó không chỉ làmcầu nối trực tiếp giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư với các cơ quan quản lýmà còn có tác dụng tăng cường các giao dịch bảo đảm đối với nguồn vốn từ đấtđai giữa người sử dụng đất nói chung với các tổ chức tín dụng, cơ quan thuếcủa Nhà nước thông qua các hoạt động thế chấp, bảo lãnh vay vốn, thu thuế,phí v.v, góp phần tăng nguồn thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước
Hoạt động của VPĐKĐĐ đòi hỏi phải chuyên môn hóa công tác đăng kýQSDĐ So với trước đây, chuyên môn hoá trong hoạt động đăng ký QSDĐ đãđược áp dụng rộng rãi thông qua việc đầu tư, ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầuphát triển Chính phủ điện tử trong những năm tới Mặt khác, tính công khai,minh bạch được thể hiện đầy đủ, nghiêm túc trong hoạt động của VPĐKĐĐthông qua việc cải cách TTHC
Với việc quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cơchế tài chính của VPĐKĐĐ, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước vềtài nguyên môi trường cấp tỉnh, cấp huyện (cơ quan chuyên môn) đã dần đi vàoổn định và hoạt động có hiệu quả hơn Hoạt động dịch vụ công (có thu) củaVPĐKĐĐ đã giúp cho đơn vị trang trải được một phần chi phí hoạt động,thành lập được các quỹ để phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định
Trang 192.1.5.4 Nguyên tắc trong xây dựng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
* Nguyên tắc hiệu lực hiệu quả:
- Hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước
- Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng, có kết quảchức năng quản lý của bộ máy hành chính để đạt được mục tiêu đề ra
- Hiệu lực của nền hành chính nhà nước phục thuộc vào các yếu tố:
+ Năng lực, chất lượng của nền hành chính
+ Sự ủng hộ của nhân dân
+ Đặc điểm tổ chức, vận hành của bộ máy chính trị
- Hiệu quả của nền hành chính nhà nước là kết quả quản lí đạt được củabộ máy hành chính trong tương quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trongmối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội Hiệu quả của nền hànhchính được thể hiện qua:
+ Đạt mục tiêu tối đa với chi phí nguồn lực nhất định
+ Đạt mục tiêu nhất định với chi phí tối thiểu
+ Đạt mục tiêu không chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực mà còntrong quan hệ với hiệu quả xã hội
2.1.6 Mối quan hệ giữa Văn phòng đăng ký đất đai và các cơ quan chức năng trong quản lý đất đai
Trong công tác chuyên môn nói chung và giải quyết TTHC nói riêng, cơquan đăng ký đất đai và cơ quan tài nguyên và môi trường có mối liên hệthường xuyên với nhau, thậm chí ràng buộc nhau, phụ thuộc lẫn nhau Đối vớicấp tỉnh, quan hệ phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòngĐăng ký đất đai là mối quan hệ cấp trên - cấp dưới Việc tháo gỡ các vướngmắc (nếu có) trong việc giải quyết TTHC đều theo sự chỉ đạo của Sở Tàinguyên và Môi trường Đối với cấp thành phố, Chi nhánh Văn phòng Đăng kýđất đai và Phòng Tài nguyên và Môi trường là hai cơ quan độc lập, không thểkhông phát sinh vướng mắc, nhất là trong bối cảnh quy định về đất đai cónhiều thay đổi Trước đây, khi chưa tổ chức Văn phòng Đăng ký đất đai mộtcấp, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện, thị xã, thành phố (nay làChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc PhòngTài nguyên và Môi trường Toàn bộ nhân sự, công việc, chuyên môn đều chịu
Trang 20sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phòng Tài nguyên và Môi trường Việc phốihợp giải quyết TTHC nếu có trở ngại trong phạm vi nội bộ đều được Phòng Tàinguyên và Môi trường chỉ đạo thông suốt Các mối quan hệ giữa hai cơ quan
về giải quyết TTHC được thể hiện tại Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông trên địa bàn cấp huyện Các hồ sơ giải quyết TTHC trước đâytrình Ủy ban nhân dân thành phố đều phải thông qua Phòng Tài nguyên và Môitrường xét duyệt
Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố trực thuộcVăn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bên cạnh đó là thẩm quyền cấp Giấy chứngnhận của nhiều TTHC được thay đổi từ Ủy ban nhân dân thành phố sang SởTài nguyên và Môi trường Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và PhòngTài nguyên và Môi trường chỉ cùng tham gia giải quyết một số TTHC thuộcthẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và quan hệ phối hợp trong cácnhiệm vụ chuyên môn liên quan
Theo đó, các TTHC đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư doChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chủ trì, Phòng Tài nguyên và Môitrường phối hợp gồm: cấp Giấy chứng nhận lần đầu, chứng nhận quyền sở hữutài sản cho chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất, gia hạn sửdụng đất Các TTHC do Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp vớiChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để giải quyết cho hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư gồm: giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đấtphải xin phép, thu hồi đất, thu hồi một phần thửa đất Các mối quan hệ phốihợp giữa hai cơ quan trong việc giải quyết các TTHC nêu trên mặc dù có đềcập trong các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng nhìn chung vẫnchưa đầy đủ, chưa rõ nét
2.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài
2.2.1 Mô hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên Thế giới
a Australia: Đăng ký quyền (hệ thống Torren)
Công tác quản lý nhà nước, bao gồm công tác đăng ký quyền sở hữu đấtđai và các dịch vụ liên quan đến đất đai do cơ quan quản lý đất đai của cácBang giữ nhiệm vụ chủ trì Các cơ quan này đều phát triển theo hướng sử dụngmột phần đầu tư của chính quyền bang và chuyển dần sang cơ chế tự trang trảichi phí Robert Richard Torrens là người lần đầu tiên đưa ra khái niệm về Hệthống đăng ký bằng khoán vào năm 1857 tại Bang Nam Úc, sau này được biết
Trang 21đến là Hệ thống Torren Robert Richard Torrens, sau đó đã góp phần đưa hệthống này vào áp dụng tại các Bang khác của Úc và New Zealand, và các nướckhác trên thế giới như Ai Len, Anh.
Ban đầu Giấy chứng nhận được cấp thành 2 bản, 1 bản giữ lại Văn phòngđăng ký và 1 bản giao chủ sở hữu giữ Từ năm 1990, việc cấp Giấy chứng nhậndần chuyển sang dạng số Bản gốc của GCN được lưu giữ trong hệ thống máytính và bản giấy được cấp cho chủ sở hữu Ngày nay, tại Văn phòng GCN,người mua có thể kiểm tra GCN của BĐS mà mình đang có nhu cầu mua
Những đặc điểm chủ yếu của Hệ thống Đăng ký đất đai và bất động sản của Úc:
- GCN được đảm bảo bởi Nhà nước
- Hệ thống đăng ký đơn giản, an toàn và tiện lợi
- Mỗi trang của sổ đăng ký là một tài liệu duy nhất đặc trưng cho hồ sơhiện hữu về quyền và lợi ích được đăng ký và dự phòng cho đăng ký biến độnglâu dài
- GCN đất là một văn bản được trình bày dễ hiểu cho công chúng
- Sơ đồ trích lục thửa đất trong bằng khoán có thể dễ dàng kiểm tra, tham khảo
- Giá thành của hệ thống hợp lý, tiết kiệm được chi phí và thời gian xây dựng
- Hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, dễdàng cập nhật, tra cứu cũng như phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)
b Cộng hòa Pháp: Đăng ký văn tự giao dịch
Pháp là quốc gia phát triển, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnhhưởng của phương pháp tổ chức quản lý trong lĩnh vực đất đai của Pháp cònkhá rõ đối với nước ta Vấn đề này có thể lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiệnđang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân
để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõnét trong ý thức của một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay Quản lý đất đaicủa Pháp có một số đặc trưng là:
Về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai, Luật pháp quy định quyền sở hữutài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc ngườikhác phải nhường quyền sở hữu của mình Ở Pháp hiện còn tồn tại song hànhhai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước đốivới đất đai và công trình xây dựng công cộng Tài sản công cộng bao gồm cả
Trang 22đất đai công cộng có đặc điểm là không được mua và bán Trong trường hợpcần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu chủ
sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thông qua chính sách bồi thườngthiệt hại một cách công bằng
Về công tác quy hoạch đô thị, do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vìvậy để phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý
từ rất sớm và được thực hiện rất nghiêm ngặt Ngay từ năm 1919, Pháp đã banhành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trởlên Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước Pháp đã ban hành các Nghị định quyđịnh các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về chính sách
đô thị Đặc biệt, vào năm 1992, ở Pháp đã có Luật về phân cấp quản lý, trong
đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lýcủa Nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫnkhông ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự canthiệp ngày càng sâu sắc hơn của Nhà nước, cũng như của các cộng đồng địaphương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị Nó mang ýnghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngànhkhác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ
Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, mặc dù là quốc gia duy trìchế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý về đất đai của Phápđược thực hiện rất chặt chẽ Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống
hồ sơ địa chính Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, quy củ và khoa học,mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đóthông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, thôngtin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửađất Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, phục vụnhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu củacộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ
sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản công bằng
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù quy định chế độ
sở hữu đối với đất đai khác nhau, đều có xu hướng ngày càng tăng cường vaitrò quản lý của Nhà nước đối với đất đai Xu thế này phù hợp với sự phát triểnngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu thế toàn cầu hoáhiện nay Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tàinguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh để phục vụ cao nhất choquyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở
Trang 23cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc giathông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổnđịnh về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.
c Thụy Điển: Hệ thống đăng ký đất đai
* Bộ máy đăng ký
Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia trực thuộc Bộ Môi trường, với bốn bộphận chuyên môn của mình (Bộ phận Dịch vụ địa chính, bộ phận Đăng kýquyền, Bộ phận Thông tin Địa lý và Đất đai, và Bộ phận Thương mại và Bảnđồ) chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động đăng ký trên phạm vi cả nước,bao gồm hoạt động địa chính và đăng ký quyền
*Lực lượng nhân sự
Nhân viên đo đạc địa chính và nhân viên quản lý đất đai là hai chức danhchủ yếu tiến hành các hoạt động đăng ký đất đai tại Thụy Điển Với một bề dàylịch sử thành lập, cải cách và phát triển, cán bộ đăng ký đất đai được trang bịnhững kiến thức và kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực đăng ký đất đai, luôn điđầu trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động đođạc, đăng ký mang lại lợi ích cho nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội, góp phầnkhông nhỏ trong việc xây dựng và vận hành một hệ thống đăng ký đất đai vàcung cấp thông tin đất đai đơn giản nhưng hiệu quả
*Thủ tục đăng ký đất đai
Thủ tục đăng ký đất đai bao gồm hai nhóm hoạt động: địa chính và đăng
ký quyền Thủ tục địa chính, hay còn gọi là thủ tục hình thành bất động sản,được xử lý bởi cơ quan địa chính và do cán bộ đo đạc địa chính phụ trách, vớicác hoạt động như hợp thửa, tách thửa, định ranh bất động sản, xác lập quyền
sử dụng hạn chế bất động sản liền kề…v.v Sau khi các thủ tục địa chính đượchoàn thành, thông tin về đơn vị bất động sản sẽ được ghi nhận vào Sổ Đăng kýbất động sản Việc đăng ký quyền, được giải quyết tại các Văn phòng đăng kýđất, có thể cũng diễn ra vào thời điểm này, với các hoạt động như: đăng kýquyền sở hữu, đăng ký thế chấp, đăng ký đất thuê, đăng ký quyền thuê mặtbằng, đăng ký tài sản trên đất…v.v Với thành công ứng dụng công nghệ thôngtin, Thụy Điển đã đạt được sự hợp nhất giữa thủ tục địa chính và thủ tục đăngký
*Mô hình tổ chức và nội dung thông tin đất đai đăng ký
Dữ liệu bất động sản đã được đăng ký được lưu giữ và công bố thông qua
Trang 24một sổ đăng ký điện tử gọi là Sổ Đăng ký bất động sản, do Cơ quan Đo đạc đấtđai quốc gia quản lý và vận hành Sổ Đăng ký bất động sản bao gồm nămphần: Phần tổng quát, Phần đăng ký quyền, Phần địa chỉ, Phần công trình trênđất và Phần dữ liệu định giá tính thuế Ngoài các thông tin về địa chính và chủquyền mà Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia có được từ chính hoạt động củamình, các thông tin về quy hoạch, về giá trị bất động sản cũng được các cơquan quản lý liên quan chuyển đến,cập nhật thường xuyên, liên tục trong SổĐăng ký bất động sản với quy trình đăng ký, xử lý, cập nhật thông tin đượcpháp luật quy định chặt chẽ.
2.2.2 Đăng ký đất đai và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam
2.2.2.1 Khái quát về hệ thống đăng ký đất đai ở Việt Nam
a Giai đoạn 1945 -1980
Không có một văn bản pháp lý chính thức nào làm cơ sở cho công tácđăng ký Hoạt động chủ yếu được tiến hành là thực hiện các cuộc điều tranhanh về đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển hợp tác xã vàtập đoàn sản xuất Thông tin đất đai chỉ phản ánh hiện trạng (diện tích, loại đất,tên người sử dụng), không làm thủ tục kê khai, truy cứu đến cơ sở pháp lý vàlịch sử sử dụng đất Vì vậy, theo thời gian và sự biến động, các hồ sơ đất đaicủa chế độ cũ để lại không được cập nhật, điều chỉnh nên không còn được sửdụng
b Giai đoạn 1980 -1987
Trong năm 1980, có hai quy định của Hội đồng Chính phủ được ban hành
Đó là: Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 về việc thống nhất quản lý ruộngđất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước và Chỉ thị số299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phânhạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước Trên cơ sở các quy định của Chínhphủ, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Quyết định số 56/ĐKTK ngày05/11/1981 quy định về thủ tục đăng ký thống kê trong cả nước Theo đó, việcĐKĐĐ được tiến hành thống nhất với quy trình chặt chẽ, có ít nhiều kế thừacách làm của chế độ cũ (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2007)
c Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1987 đến năm 1993
Kể từ khi Luật Đất đai năm 1987 được ban hành và có hiệu lực năm 1988,vấn đề ĐKĐĐ, lập HSĐC và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ được chính thức quy
Trang 25định là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước đối với đấtđai, trở thành một trong những nhiệm vụ bắt buộc Trung ương phải chỉ đạo cácđịa phương tiến hành.
d Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2013
* Luật Đất đai năm 1993:
Luật Đất đai năm 1993 quy định: “ĐKĐĐ, lập và quản lý sổ địa chính,quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp Giấy chứng nhậnQSDĐ” Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay
*Luật Đất đai năm 2003:
Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể nhiệm vụ: “Đăng ký QSDĐ, lậpvà quản lý HSĐC, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ” “Đăng ký QSDĐ là việc ghinhận QSDĐ hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào HSĐC nhằm xác lậpquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” Luật Đất đai dành riêng mộtchương quy định các TTHC trong quản lý và sử dụng đất đai theo phươngchâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sử dụng đất hợp pháp thực hiệnđầy đủ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình Hệ thống ĐKĐĐ có hai loạilà đăng ký ban đầu và đăng ký biến động: Đăng ký ban đầu được thực hiện khinhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho tổ chức, hộgia đình, cá nhân; đăng ký biến động - đăng ký nhữngbiến động đất đai trongquá trình sử dụng do thay đổi diện tích (tách, hợp thửa đất, sạt lở, bồi lấp ), dothay đổi mục đích sử dụng, do thay đổi quyền và các hạn chế về QSDĐ
Cơ quan ĐKĐĐ: “Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có VPĐKĐĐ là
cơ quan dịch vụ công thực hiện chức năng quản lý HSĐC gốc, chỉnh lý thốngnhất HSĐC, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ”(Luật đất đai năm 2003)
* Từ khi có Luật đất đai năm 2013 đến nay:
Về phạm vi và mục đích đăng ký: Khoản 15 - Điều 3 - Luật Đất đai 2013quy định: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khaivà ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đối với một thửa đất và hồ sơ địachính”;
- Đăng ký đất đai là bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng hay được giaođất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì theoyêu cầu của chủ sở hữu (Điều 5, Điều 8 - Luật Đất đai 2013);
Trang 26Bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử, hồ sơ địa chính dạng
số và giá trị pháp lý của việc đăng ký điện tử như trên giấy (Điều 95, Điều 96 Luật Đất đai 2013);
-Bổ sung các trường hợp đăng ký biến động, quy định xác định kết quảđăng ký, thời hạn đăng ký, hiệu lực đăng ký (Điều 95 - Luật Đất đai năm2013); Sửa đổi, bổ sung những trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 7 trường hợp(Điều 19 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
2.2.2.2 Tình hình hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam
a Tình hình thành lập, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
* Tình hình thành lập
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì hệ thống Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất được tổ chức ở hai cấp, gồm: ở cấp tỉnh là Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; ởcấp huyện là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trực thuộcPhòng Tài nguyên và Môi trường Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cáccấp được tổ chức và hoạt động theo Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môitrường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất
Theo báo cáo của Cục Đăng ký thống kê - Tổng cục Quản lý đất đai tínhđến 31 tháng 12 năm 2020 tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngthành lập VPĐK cấp tỉnh Trong đó Hậu Giang là tỉnh thành lập sớm nhất06/9/2004, Điện Biên là tỉnh chậm nhất 28/03/2007 Có 39 tỉnh thành lập đúngthời hạn quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP (trước 01/7/2005)
Sự phối hợp hoạt động giữa Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp tỉnh và Vănphòng đăng ký QSD đất cấp huyện thiếu chặt chẽ; vai trò tổ chức, chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra của Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp tỉnh đối với Vănphòng đăng ký QSD đất cấp huyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưathực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả
Trang 27Quy trình cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay được thực hiệnnhưng bằng thủ công, toàn tỉnh chưa có cơ sở dữ liệu địa chính, nguyên nhânchủ yếu là do Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp tỉnh cũng như cấp huyện cònrất khó khăn về kinh phí, nhân lực thực hiện, trang thiết bị máy móc chưa đápứng nhu cầu; Hồ sơ địa chính hiện nay đang sử dụng được lập vào những năm
1990 và bàn giao 3 cấp (hồ sơ dạng giấy), mặc dù cập nhật thường xuyênnhưng giữa 3 cấp không thống nhất do cập nhật không thường xuyên liên tục(chỉ có cấp huyện cơ bản hoàn chỉnh) Một số bản đồ giấy tại cấp huyện đã cũ,
có những thửa biến động nhiều lần, do đó hiện tại cũng gặp rất nhiều khó khăntrong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại của hệ thống Văn phòng Đăng kýđất đai 2 cấp hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấtđai, trong đó tại khoản 1 và khoản 5, điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cóquy định cáchthức tổ chức lại cũng như thời gian hoàn thành việc hợp nhất Ngày12/9/2014, Bộ trưởng gửi công thư tới Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch ủyban nhân dân các tỉnh thành phố đề nghị chỉ đạo kiện toàn Văn phòng đăng ký đấtđai; ngày 25/12/2014, Bộ tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo kiện toàn Văn phòng đăng ký đất đai
Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành các Thông
tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơchế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đấttrực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNVBTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môitrường, Bộ Nội Vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trựcthuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
Tính đến hết năm 2017, đã có 53/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai và đi vào hoạt động Còn 10 tỉnh,thành phố còn lại đã xây dựng Đề án, đang trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phêduyệt, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Phú Thọ, HảiDương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
Để đẩy nhanh tiến độ thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổng cục đãtham mưu để Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản chỉ đạo việc đẩynhanh tiến độ thành lập văn phòng đăng ký đất đai
Trang 28* Cơ cấu tổ chức
Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đều tổ chứcthành nhiều đơn vị trực thuộc, phổ biến là thành các phòng và các chi nhánh; mỗiVăn phòng đăng ký trung bình có 3 đến 4 phòng Do ít cán bộ nên đa số các VPĐKcấp huyện được tổ chức thành các tổ, nhóm để triển khai thực hiện nhiệm vụ theoyêu cầu công việc của từng thời kỳ, nhiều VPĐK thực hiện phân công cán bộ đãđược tổ chức thành các tổ chuyên môn khác nhau, phổ biến là: Tổ Đăng ký đất đai(hoặc Thẩm định hồ sơ); Tổ lưu trữ hồ sơ và cung cấp thông tin; một số VPĐK doyêu cầu công việc còn có Tổ đăng ký giaodịch đảm bảo, đây là các tổ chuyên môntối thiểu cần được thành lập và duy trì ổn định ở các địa phương
* Chức năng, nhiệm vụ của Văn Phòng Đăng ký đất đai
Đối với địa phương Văn phòng đăng ký đất đai 2 cấp: Chức năng nhiệm
vụ của Văn phòng ĐKĐĐ ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng;một số nơi còn chồng chéo nhiệm vụ giữa Văn phòng ĐKĐĐ thành phố, huyệnvới Phòng TN&MT, giữa Văn phòng ĐKĐĐ cấp tỉnh với một số Phòng chứcnăng của Sở TN&MT trong việc giải quyết thủ tục đăng ký, quản lý hồ sơ tàiliệu địa chính; Văn phòng ĐKĐĐ huyện, thành phố thuộc tỉnh còn được huyđộng làm cả các công việc về kiểm tra tình hình sử dụng đất Bên cạnh đó cònmột số nhiệm vụ của Văn phòng ĐKĐĐ chưa được triển khai thực hiện, nhất làviệc quản lý, lưu trữ HSĐC và tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chỉnh lý biến độngHSĐC đối với cấp dưới
VPĐKĐĐ một cấp sau khi được kiện toàn đi vào hoạt động đã thể hiện rõhơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ với bộ máy tổ chức
đã được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việcchuyên sâu, quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiềunơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng Hoạtđộng đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, bảođảm việc triển khai thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận của địa phươngtheo đúng kế hoạch, có trọng tâm VPĐKĐĐ thành phố đều đã và đang tậptrung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cáctổ chức, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, thống kê và kiểm kê đất đai,chất lượng thực hiện thủ tục đã được nâng cao, đảm bảo sự thống nhất trongtoàn tỉnh, thành phố Thời gian thực hiện thủ tục Đăng ký, cấp GCN đã đượcđảm bảo đúng quy định, giảm thời gian thực hiện với nhiều thủ tục từ 1/3 đến1/2 thời gian so với trước đây
Trang 29Đối với Chi nhánh văn phòng đăng ký Đất đai (Văn phòng đăng kýQSDĐ): Tương tự như VPĐKĐĐ cấp tỉnh, các Chi nhánh Văn phòng đăng kýđất đai ( Văn phòng đăng ký QSDĐ thành phố) đã thành lập đều mới tập trungtriển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộgia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kêđất đai.
Mặc dù đã đạt tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầucủa Quốc hội nhưng kết quả cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở bản đồ địa chính,trích đo địa chính có tọa độ còn hạn chế do các địa phương không đủ kinh phí
để thực hiện
Tại một số địa phương, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn phân tán,thiếu đồng bộ dẫn đến cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện chưa kết nối được vớicấp tỉnh, thậm chí trong cùng địa bàn tỉnh sử dụng nhiều phần mềm khác nhau
để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
b Tình hình hoạt động của Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai.
* Tình hình hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ cấp tỉnh
Theo báo cáo của các địa phương, VPĐKĐĐ cấp tỉnh hiện nay đều đã vàđang tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho các tổchức; thực hiện đăng ký thế chấp bằng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; thống
kê, kiểm kê đất đai Nhiều địa phương VPĐKĐĐ triển khai thực hiện việc đođạc, lập BĐĐC, hoàn thiện HSĐC, chỉnh lý biến động về sử dụng đất; tiếpnhận và quản lý, lưu trữ HSĐC Một số VPĐKĐĐ cấp tỉnh đã tham gia hỗ trợcho cấp huyện, cấp xã tổ chức việc đăng ký cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận ởmột số xã theo hình thức đồng loạt Tuy nhiên tình hình hoạt động củaVPĐKĐĐ cấp tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Việc cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức ở một số địa phương thựchiện còn chậm do không làm theo hình thức tập trung đồng loạt mà chỉ thựchiện riêng lẻ cho tổ chức có nhu cầu và đến đăng ký;
- Việc lập, chỉnh lý HSĐC là nhiệm vụ chủ yếu của VPĐKĐĐ cấp tỉnh,tuy nhiên công việc này hầu như mới thực hiện được ở một số xã đang tổ chứccấp mới hoặc cấp đổi đồng loạt Giấy chứng nhận;
- Việc kiểm tra, hướng dẫn VPĐKĐĐ cấp huyện trong việc cập nhật,chỉnh lý HSĐC chưa được các VPĐKĐĐ cấp tỉnh quan tâm thực hiện;
Trang 30- Việc quản lý, lưu trữ HSĐC ở nhiều địa phương vẫn chưa đượcVPĐKĐĐ cấp tỉnh triển khai thực hiện do trụ sở làm việc hiện chưa ổn địnhhoặc quá chật hẹp.
* Tình hình hoạt động của CNVPĐKĐĐ thành phố
- Tương tự như VPĐKĐĐ cấp tỉnh, các VPĐKĐĐ thành phố đã thành lậpđều mới tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ chocác hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký thế chấp bằng QSDĐ và tài sảngắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai
- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động, hoàn thiện HSĐC đang quản lý ở hầuhết các phường chưa được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ,nhiều phường chưa thực hiện việc gửi thông báo cập nhật chỉnh lý HSĐC theoquy định; việc kiểm tra, hướng dẫn cấp xã trong việc cập nhật, chỉnh lý HSĐCchưa được thực hiện thường xuyên
- Việc tổ chức cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhâncòn bị động, chủ yếu giải quyết riêng lẻ theo yêu cầu của một số trường hợpmà chưa chủ động tổ chức làm đồng loạt cho từng xã nên tiến độ cấp Giấychứng nhận còn chậm so với yêu cầu
- Việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và đăng ký biếnđộng còn nhiều điểm chưa đúng quy định: hồ sơ vẫn được tiếp nhận thông quabộ phận “một cửa”, kể cả trường hợp do UBND phường tiếp nhận và chuyểnlên nên không được kiểm tra khi tiếp nhận và có rất nhiều trường hợp chưa bảođảm yêu cầu làm cho thủ tục kéo dài, thông tin cấp Giấy chứng nhận khôngđầy đủ
c Đánh giá chung về hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ
* Kết quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ
Chi nhánh VPĐKĐĐ mặc dù mời thành lập và hoạt động còn rất nhiềukhó khăn về điều kiện làm việc, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều nhưng kếtquả hoạt động của hệ thống VPĐK đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trongtiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ Việc thành lập Vănphòng đăng ký đất đai giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành quản lý đấtđai, thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đấtđai liên quan đến người dân, doanh nghiệp, thời gian thực hiện thủ tục hànhchính về đất đai tại những địa phương đã được cắt giảm xuống từ 5 đến 25ngày
Trang 31Văn phòng Đăng ký đất đai thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổchức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận với bộ máy tổchức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việcchuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiềunơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng.
Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất ở một số địa phương đã tăng đáng kể như: Hà Nội(sau 20 tháng thành lập) tăng 665.000 Giấy; Tỉnh Thừa Thiên Huế (sau 11tháng thành lập) tăng 299.000 Giấy Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản
lý, điều hành tập trung, thống nhất
Chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhậnđược nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố do Vănphòng đăng ký đất đai đã thường xuyên kiểm soát, phát hiện những sai sót đểđiều chỉnh, hướng dẫn các Chi nhánh Thực hiện thủ tục giải quyết thủ tụchành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đảm bảo được tiến độ theoquy định,tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt
Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai là cơ sở nền tảng cho việc liênthông dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủ điện tử Hiện nay đã có 7tỉnh, thành phố liên thông và chia sẻ cơ sở dữ liệu địa chính với cơ quan thuế
để thực hiện việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất, chủ sởhữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục là Tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội,Đà Nẵng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
Các Văn phòng đăng ký đất đai đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyênmôn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống,
đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơđịa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồngthời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở cáccấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.Nhiều Văn phòng Đăng ký đất đai hiện nay hoạt động khá tốt với cơ cấu tổchức lên đến hơn nghìn cán bộ như tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Nội một số Vănphòng Đăng ký đất đai đã thực hiện tốt hoạt động cung cấp dịch vụ công với doanhthu lên đến hàng chục tỷ đồng một năm như Đồng Nai, Đăk Lắk, Vĩnh Long
Trang 32* Các hạn chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, do mới thành lập nên hoạt độngcủa Văn phòng đăng ký cũng có những khó khăn như như kinh phí hoạt động củaVăn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh, trụ sở hoạt động của chi nhánh; cònhạn chế về nhân lực, nhất là ở cấp huyện (thường mới chỉ đáp ứng từ 20 đến 30%
so với nhu cầu); thiếu các trang thiết bị kỹ thuật, trụ sở làm việc chật hẹp; do đó,nhiều Văn phòng chưa đủ điều kiện để triển khai thực hiện hết chức năng, nhiệm
vụ được giao nên các đơn vị khác còn phải làm thay một phần công việc, dẫn đến
sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ với Phòng Tài nguyên và Môi trường Nhiềuđịa phương do thiếu cán bộ nên cơ quan Tài nguyên và Môi trường huy động cảcán bộ Văn phòng đăng ký để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách như giải quyếtkhiếu nại, tranh chấp, giải phóng mặt bằng Một số địa phương do nhận thức chưađầy đủ, hoặc do cục bộ về lợi ích dẫn đến sự không thống nhất trong việc thẩmtra, trình ký giấy chứng nhận Quy định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất ở 2 cấp đang có một số bất cập trong phối hợp; hơn nữa, hồ sơ địa chínhphải được xây dựng và quản lý ở 2 cấp gây tốn kém, bị phân tán, dễ thất lạc; làmcho quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động phức tạp, không được thực hiện đầyđủ Việc thành lập hệ thống VPĐKĐĐ ở 1 cấp ở các địa phương còn rất chậm sovới yêu cầu nhiệm vụ thi hành Luật Đất đai
Vì vậy các địa phương đẩy nhanh việc hoàn thiện đưa hệ thống VPĐKĐĐ
2 cấp, nhiều bất cập sang 1 cấp thuận tiện hơn.Rõ ràng, sau hơn hai năm đi vàohoạt động, mô hình văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp đã thể hiệnnhiều ưu điểm nổi trội, hoạt động đăng ký đất đaiđã có sự quản lý, điều hànhtập trung, thống nhất, đội ngũ cán bộ toàn hệ thống văn phòng và các chi nhánhđược điều động, sử dụng linh hoạt giữa các địa bàn để hỗtrợ hoàn thành nhiệm
vụ, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận được thực hiện ngàycàng thuận lợihơn với người dân
Tuy nhiên, để mô hình này ngày càng hoạt động hiệu quả khi được triểnkhai trên phạm vi cả nước trong thời gian tới, các khó khăn, vướng mắc trêncần được khẩn trương tháo gỡ, tạo thêm nhiều thuận lợi cho người dân và cáctổ chức sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý đấtđai
Trang 332.2.3 Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.3.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 củaChính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 củaChính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cônglập;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộcỦy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên vàMôi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, , thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Công văn số 5705/BTNMT-TCCB ngày 25 tháng 12 năm 2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đaivà Trung tâm phát triển Quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;Căn cứ Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 củaỦy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường; Xét đề nghịcủa Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9272/TTr-TNMT-VPĐK ngày 18 tháng 12 năm 2014 và Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1746/TTr-SNV ngày 21 tháng 5 năm 2015, Ngày 03/6/2015, UBND Tỉnh Thừa ThiênHuế đã ra quyết định số 2602/QĐ-UBND về thành lập Văn phòng đăng ký đấtđai thành phố trực thuộc Sở tài nguyên và môi trường
2.2.3.2 Tổ chức bộ máy của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế
Thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thành phố trực thuộc Sở Tài nguyênvà Môi trường trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Trang 34thành phố trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có 6 huyện, 2thị xã và một thành phố thuộc Văn phòng đăng ký đất đai Tỉnh Thừa ThiênHuế, và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có
tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước vàngân hàng theo quy định
b Các tổ chức trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai thành phố gồm có:
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Kỹ thuật Địa chính;
- Phòng Lưu trữ;
- Phòng Đăng ký và Cấp giấy chứng nhận
Lãnh đạo các phòng chuyên môn có: Trưởng phòng và các Phó Trưởngphòng, việc bổ nhiệm Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng các phòngchuyên môn do Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thành phố quyết định saukhi có ý kiến của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật và của thành phố về công tác cán bộ
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Huế:
+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trụ sở và con dấu theo quyđịnh để thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàndiện của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai thành phố và thực hiện chế độhạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật
+ Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có: Giám đốc và 03Phó Giám đốc
+ Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố
Trang 35do Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trườngvà tuân thủ các quy định của pháp luật và của thành phố về công tác cán bộ.
+ Các bộ phận trực thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phốHuế gồm có: bộ phận Hành chính -Tổng hợp; bộ phận Đăng ký và cấp giấychứng nhận; bộ phận Kỹ thuật; bộ phận Lưu trữ
+ Số lượng người làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố phảiđáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực tế; Số lượng người làm việc của Văn phòngđăng ký đất đai thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ hàng nămtheo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt trong tổng số lượng người làm việc củacác đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
2.2.4 Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố
2.2.4.1 Chức năng
Văn phòng đăng ký đất đai thành phố có chức năng thực hiện đăng ký đấtđai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thốngnhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cungcấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân theo quy định hiệnhành của pháp luật
Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản
lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theoquy định;
Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
Lập, cập nhật, chỉnh lý, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính và các giấy tờkhác hình thành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định; tiếp nhận,quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
Thu thập, cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xâydựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật;
Trang 36Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thực hiện đo đạc để chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính;
đo vẽ hiện trạng nhà ở và các công trình xây dựng khác trên đất để chỉnh lýbiến động, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ởvà tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký,cấp Giấy chứng nhận;
Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ địa chính, trích đo địa chínhthửa đất, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấychứng nhận theo quy định của pháp luật;
Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòngđăng ký đất đai theo quy định của pháp luật;
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiệnnhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến đăng ký, cấp Giấy chứngnhận do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao
2.2.4.3 Cơ chế tài chính
Văn phòng đăng ký đất đai thành phố thực hiện cơ chế tài chính là đơn vị
sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo Nghịđịnh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vàtài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định hiện hành của Nhànước và thành phố
Sau khi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hànhThông tư hướng dẫn về cơ chế tài chính đối với Văn phòng Đăng ký đất đaithành phố sẽ điều chỉnh theo quy định
2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động củaChi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là một đề tài nghiên cứu mang tính chấtthiết thực và quan trọng trong bối cảnh phát triển đất đai và quản lý tài sản ở
Trang 37nhiều quốc gia trên thế giới Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan có tráchnhiệm quản lý, cung cấp thông tin về quyền sở hữu đất đai, đảm bảo tính minhbạch và đáng tin cậy trong giao dịch bất động sản.Vấn đến đánh giá thực trạnghoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai là một vấn đề nóng bỏngcũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Trong những năm qua, đã có rấtnhiều bài viết đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Minh Tuấn (2021): Nghiên cứu đánhgiá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Hà Nội chi nhánhhuyện Đan Phượng giai đoạn 2016 - 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy, giaiđoạn 2016 - 2020, cấp được 2244/2356 hồ sơ đạt tỷ lệ 95,25%; đã thực hiệnđược thú tục đăng ký biến động với số lượng hồ sơ đã giải quyết theo quyền là27.022 hồ sơ; đã giải quyết được 15.578 hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đàm.Công tác ứng dụng công nghệ thông tin cũng được thực hiện tốt góp phần nângcao chất lượng, hiệu quả công việc, rút ngắn được thời gian Kết quả đánh giácủa người dân thực hiện giao dịch tại VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh huyện ĐanPhượng cho thấy: 99,17% ý kiến đánh giá cao về mức độ công khai đầy đủ cácquy định thủ tục hành chính; phần lớn ý kiến đều đánh giá thời gian giải quyếtthủ tục hành chính là đúng hẹn chiếm 96,77%; trên 90% ý kiến đánh giá thái độcủa cán bộ tận tình, chu đáo 100,0% ý kiến của công chức, viên chức đánh giákhách quan điều kiện cơ sở vật chất của văn phòng về cơ bản đáp ứng được cácyêu cầu của công việc; các công chức, viên chức phối hợp tốt với các bên liênquan Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐ Hà Nội Chi nhánhhuyện Đan Phượng: Giải pháp về cơ chế, chính sách; phát triển nguồn nhân lực;đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tài chính và một số giải pháp khác
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đỗ Thị Tám, Hoàng Xuân Dũng, Hoàng Thị Lan(2022): Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai(CNVPĐKĐĐ) thành phố Ninh Bình Tiến hành điều tra 90 người sử dụng đất(NSDĐ) đến làm việc tại CNVPĐKĐĐ theo phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên Sử dụng thang đo 5 mức của Likert để đánh giá hoạt động củaCNVPĐKĐĐ Kết quả nghiên cứu cho thấy CNVPĐKĐĐ thành phố Ninh Bìnhcòn thiếu trang thiết bị, máy móc; trụ sở VPĐKĐĐ còn chật; chưa cập nhật hồ
sơ thường xuyên NSDĐ đánh giá hoạt động của CNVPĐKĐĐ ở mức khá caovới 5/9 tiêu chí được đánh giá ở mức rất cao, 4/9 tiêu chí được đánh giá ở mứccao Cán bộ công chức, viên chức đánh giá hoạt động của CNVPĐKĐĐ ở mứckhá cao với 5/8 tiêu chí ở mức rất cao, 3/9 tiêu chí ở mức cao Để nâng cao hiệu
Trang 38quả hoạt động của CNVPĐKĐĐ, cần thực hiện các giải pháp sau: tăng cườngcông tác quản lý nhà nước về đất đai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tinvà hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cườngquản lý cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính (HSĐC), tăng cường tuyên truyềnvà phổ biến kiến thức pháp luật.
Nhìn chung về cơ bản những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đếnnhững vấn đề của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và đưa ra các giải pháp,kiến nghị Đó cũng là cơ để thực hiện bài báo cáo này
Trang 39PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Hương Thuỷbao gồm tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Văn phòng đăng
ký đất đai
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu từ 2018-2022
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Hương Thuỷ
- Thực trạng sử dụng đất đai thị xã Hương Thuỷ
- Đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ Thị xã HươngThuỷ
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánhVPĐKĐĐ thị xã Hương Thuỷ
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu
Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánhVPĐKĐĐ; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ quacác năm từ năm 2018 đến năm 2022
Các phòng, ban có liên quan như: Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tàinguyên Môi trường v.v thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của thị xã Hương Thuỷ, và các phường nghiên cứu, số liệu thống kê vềkinh tế - xã hội từ năm 2018 đến 2022
Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản
lý, sử dụng đất của thị xã Hương Thuỷ nghiên cứu từ năm 2018 đến năm 2022
3.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn
3.4.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được
Trang 40từ điều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các hộgia đình Chủ yếu là các hộ đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaVăn Phòng đăng ký Quyền sử dụng đất thị xã Hương Thủy theo mẫu phiếu soạnsẵn.
3.4.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
a Chọn điểm nghiên cứu mẫu:
Trong địa bàn thị xã chọn ra các vùng có nhiều giao dịch, biến động lớn vềđất đai để điều tra nhằm đánh giá chính xác hoạt động của văn phòng cũng nhưkết quả nghiên cứu theo mẫu phiếu soạn sẵn (Phụ lục)
b Cỡ mẫu điều tra:
- Đối tượng nhóm hộ dân: phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ dân (người sửdụng đất) tại các vùng có nhiều giao dịch, biến động lớn về đất đai theo số lượngphân bố như sau:
+ Phường Thủy Dương: 30 phiếu
+ Phường Thủy Phương: 30 phiếu
+ Phường Phú Bài: 30 phiếu
- Đối tượng nhóm cán bộ quản lý:
Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành khảo sát 10 cán bộ ngành trên địa bàn,trong đó ưu tiên cán bộ đang trực tiếp quản lý lĩnh vực chuyên môn gồm: 7 cánbộ Chi nhánh VPĐKĐĐ thị xã và 3 cán bộ địa chính Mục đích nhằm thu thập,tổng hợp thông tin liên quan trực tiếp các hoạt động của VPĐK trên địa bàn thịxã
c Nội dung điều tra
Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trìnhđộ, kiến thức pháp luật, nhận xét về thực hiện TTHC v.v Thông qua đó cóthể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độhướng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh VPĐKĐĐ