Việc xây dựng trái phép nói trên đã xảy ra nhiều năm nay, mặc dù đã có nhiều chương trình giải pháp như: Đẩy mạnh nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân; cấp giấy phép xây dựng; giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình; rà soát bãi bỏ các quy hoạch lâu năm chưa được triển khai thực hiện; thực hiện việc kê khai đền bù, di dời, giải tỏa và lập khu định cư mới cho người dân đến nơi ở mới… nhưng tình trạng xây dựng trái phép, vi phạm các quy định về quản lý đất đai vẫn không có chiều hướng thuyên giảm.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề chung về đô thị, quản lý đô thị
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của xã; thị trấn (Quốc hội, 2009).
2.1.1.2 Khái niệm và nội dung quản lý đô thị
Quản lý đô thị là các hoạt động nhầm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố Hay quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng đô thị Theo một nghĩa rộng thì quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi…) ở đô thị Hay nói cách khác: “Quản lý đô thị là một quá trình hoạt động để đi đến mục tiêu đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định bền vững, đảm bảo hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân trước mắt và lâu dài” (Võ Kim Cương, 2004).
Nội dung quản lý đô thị bao gồm:
- Quản lý quy hoạch xây dựng.
- Quản lý kiến trúc, xây dựng.
- Quản lý hệ thống cấp, thoát nước.
- Quản lý biển báo giao thông, biển tên thành phố.
- Quản lý xây dựng hạ tầng thông tin liên lạc.
- Quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ đô thị.
- Quản lý hoạt động quảng cáo thương mại trực quan ngoài trời.
- Thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
2.1.2 Những vấn đề chung của quản lý trật tự xây dựng
2.1.2.1 Khái niệm trật tự xây dựng
Trật tự là trạng thái phát triển có sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của các bộ phận để cấu thành chỉnh thể, trong đó các bộ phận đều vận động theo những nguyên tắc, các quy định mà nó cần phải tuân thủ Trạng thái xây dựng có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà mọi người phải tuân theo.
Như vậy, trật tự xây dựng là trạng thái được hình thành dựa trên sự thực thi pháp luật về xây dựng trong thực tiễn của chủ thể nhằm duy trì sự ổn định về trật tự xây dựng (Đặng Hiếu Thảo, 2019).
Việc thiết lập trật tự xây dựng là việc làm hết sức cần thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình tồn tại và phát triển Trật tự này được hình thành trên cơ sở quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết do các cơ quan chức năng lập ra, được phê duyệt và tổ chức thực hiện; được quản lý bằng các quy định của pháp luật bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng hành vi của các chủ thể tham gia các quan hệ về xây dựng ở đô thị theo chuẩn mực chung Hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước về trật tự xây dựng là sự tác động, điều chỉnh một cách thường xuyên, thống nhất hành vi của các chủ thể khi tham gia các quan hệ pháp luật về xây dựng nhằm đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; duy trì sự ổn định về mọi mặt và đảm bảo một cách hợp lý yếu tố bền vững, trường tồn phát triển không ngừng.
2.1.2.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng tại đô thị
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành (Bộ Xây dựng, 2006).
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng (BộXây dựng, 2006).
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng trong các hoạt động xây dựng bao gồm: Khảo sát và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng; thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng.
- Tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài được áp dụng trong hoạt động xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ các tiêu chuẩn được trích dẫn trong quy chuẩn hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việc áp dụng tiêu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi của hệ thống các tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án trong toàn bộ quá trình khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, sản xuất và chế tạo, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Phải phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
+ Trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu được nêu trong các tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc áp dụng do các bộ, ngành quy định.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, người quyết định đầu tư có thể xem xét, chấp thuận tiêu chuẩn nước ngoài (Bộ Xây dựng, 2010).
2.1.2.3 Khái niệm và nội dung quản lý trật tự xây dựng tại đô thị
Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự pháp luật về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng, nhằm đảm bảo quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng (Nguyễn Ngọc Châu, 2001).
Nội dung quản lý trật tự xây dựng tại đô thị bao gồm (Nguyễn Thị Lệ Huyền, 2020):
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật xây dựng.
- Quản lý nhà nước việc xây dựng theo quy hoạch.
- Quản lý nhà nước về cấp, thu hồi và xây dựng theo giấy phép xây dựng.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong xây dựng.
2.1.3 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
Theo quy định của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính về xây dựng thì các hình thức vi phạm trật tự xây dựng bao gồm:
Cơ sở thực tiễn
Tình hình thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng ở Việt Nam:
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh Đến nay cả nước đã có 888 đô thị, trong đó có gần 131 thành phố và thị xã Các đô thị được quan tâm đầu tư phát triển nên nhìn chung chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ công cộng được nâng lên; từng bước hình thành hệ thống các đô thị hiện đại, văn minh.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đã được ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội Tại các địa phương, công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất định, thể hiện trên các mặt: Công tác quy hoạch xây dựng đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng; việc cải cách thủ tục hành chính, thủ tục cấp giấy phép xây dựng giảm bớt phiền hà đã được quan tâm.
Tuy nhiên, công tác quản lý xây dựng tại các đô thị vẫn còn một số tồn tại như: Nhiều địa phương chưa chú ý đầy đủ và tập trung nguồn lực cho công tác quy hoạch xây dựng; việc công bố, công khai đồ án quy hoạch xây dựng đô thị chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng phải thỏa thuận quy hoạch cho từng công trình, từng dự án; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định thiết kế cơ sở và xin cấp giấy phép xây dựng; một số quy định về việc thu hồi đất, giao đất còn chưa thực sự phù hợp với các loại hình dự án khác nhau làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển đô thị; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa nghiêm và chưa kịp thời, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép còn phổ biến Công tác cải cách hành chính trong quản lý xây dựng đô thị tại một số địa phương chưa được chú trọng, đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện phân cấp quản lý xây dựng; cán bộ ở cấp cơ sở còn thiếu, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của nhiệm vụ (Thủ tướng Chính phủ, 2007).
Các công trình nghiên cứu có liên quan
Tác giả Nguyễn Di Khang (2017) đã nghiên cứu về Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận
12 trong giai đoạn 2012 – 2016 đã thu về kết quả như sau: Đã xử lý được 1.573 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng; trong đó, xây dựng không phép 1.202 trường hợp, xây dựng sai phép 329 trường hợp và xây dựng vi phạm khác 16 trường hợp Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, công tác quản lý trật tự xây dựng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, cần có giải pháp khắc phục hậu quả như: Công tác tổ chức thực hiện của cơ quan cấp phép xây dựng chưa tốt, việc thụ lý hồ sơ chưa kịp thời, thời gian gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc lấy ý kiến của cơ quan liên quan không đảm bảo thời gian theo quy định; nhận thức và hiểu biết pháp luật liên quan đến công tác cấp phép xây dựng của các chủ đầu tư và cán bộ công chức thực hiện công tác cấp phép xây dựng chưa đầy đủ nên khi thực hiện còn lúng túng hoặc thực hiện không đúng theo quy định; công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã được duyệt nhưng chưa công bố công khai theo quy định, sự phối hợp giữa cơ quan cấp phép không có đầy đủ thông tin để xem xét, lại phải hỏi cơ quan quản lý quy hoạch và các cơ quan liên quan nên mất rất nhiều thời gian; trong quá trình lập dự án, thiết kế công trình do chủ đầu tư không nghiên cứu kĩ để đưa ra nhiệm vụ thiết kế chuẩn xác, nên sau khi đã được thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc để lập dự án, chủ đầu tư lại tự điều chỉnh thiết kế công trình nhiều lần dẫn đến phải lấy ý kiến thỏa thuận lại nhiều lần làm kéo dài thời gian xét cấp giấy phép xây dựng; cơ quan cấp giấy phép xây dựng đã yêu cầu thêm các thủ tục mà chủ đầu tư phải tự thỏa thuận với các cơ quan liên quan trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng làm phát sinh các thủ tục và kéo dài thời gian cấp giấy phép xây dựng; các thủ tục mà pháp luật khác có liên quan, quy định nhưng không rõ, còn chồng chéo, phát sinh các thủ tục, khó khăn trong thực hiện Trên cơ sở các kết quả đã thu được tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả Đường Thị Tiểu Phương (2017) đã thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng và một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh” Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn năm 2011 – 2016 công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, thành phố đã cấp được 1.096 giấy phép xây dựng với 895.619,3 m 2 sàn xây dựng, thành phố đã phát hiện được 684 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng và đã xử lý được 305 công trình vi phạm trật tự xây dựng theo 02 hình thức là buộc ngừng thi công để xử lý và phạt tiền Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được thì công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại một số hạn.
Tác giả Trần Bích Ngọc (2022) trong nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp về quản lý trật tự xây dựng tại Ủy ban nhân dân phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh” đã nêu rõ công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn phường 13 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là công tác quy hoạch, phát triển đô thị, cấp giấy phép xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng,… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được xây dựng không phép, xây dựng sai phép xảy ra nhiều nơi ở trên địa bàn có thể nhận thấy các công trình vi phạm trật tự xây dựng ngày càng nhiều Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều bất cập và thiếu sót Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng tác giả đã đưa ra một số giải pháp giúp phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ ChíMinh.
Như vậy, các công trình nghiên cứu liên quan trên đã đề cập đến thực trạng và một số giải pháp về quản lý trật tự xây dựng tại các địa phương Phạm vi ở các công trình nghiên cứu chủ yếu là cấp huyện và cấp xã Ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay chưa có công trình nào thực hiện về quản lý trật tự xây dựng đô thị.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Các cán bộ chuyên môn thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và các chủ sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về số liệu: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2019 đến năm 2022 để nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá thực trạng về quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Huế giai đoạn 2019 – 2022.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trật tự xây dựng của thành phố Huế.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp liên quan đến đề tài được thu thập thông qua các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phòng vấn bằng bảng hỏi:
+ Đề tài phỏng vấn 30 cán bộ chuyên môn công tác tại Đội quản lý đô thị thành phố Huế thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại thành phốHuế, nội dung phỏng vấn về thực trạng, khó khăn và giải pháp trong công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn.
+ Phỏng vấn 40 chủ sở hữu công trình xây dựng, nội dung phỏng vấn tập trung vào mức độ hiểu biết về thông tin, quy định liên quan đến trật tự xây dựng, thái độ của cán bộ chuyên môn khi tiếp dân, mức độ hài lòng của người dân về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại địa phương.
- Phương pháp tham vấn: Đây là phương pháp được tiến hành bằng cách tham khảo ý kiến của lãnh đạo Đội quản lý đô thị bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại Đội quản lý đô thị thành phố Huế, bao gồm các số liệu sau:
- Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các báo cáo về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.
- Số liệu về cấp giấy phép xây dựng, xử phạt vi phạm trật tự xây dựng, thanh tra trật tự xây dựng ở các phường trên địa bàn thành phố Huế.
3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong đề tài Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel trên máy tính.
- Số lượng cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Huế.
- Số lượng công trình xây dựng vi phạm trên địa bàn.
- Số lượng xử phạt các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 4.1 Hình ảnh thu nhỏ bản đồ hành chính thành phố Huế
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế)
Thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, trung tâm kinh tế, hành chính, chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế; là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.
- Phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền.
- Phía Nam giáp thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy.
- Phía Bắc giáp biển Đông.
Thành phố Huế nằm trên trục Bắc – Nam của tuyến đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường biển Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ sông Hương cách thành phố Đà Nẵng 105 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách cảng nước sâu Chân Mây 50 km Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung kết nối với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế Chu Lai, khu kinh tế công nghiệp Dung Quất,… Bên cạnh đó thành phố còn nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối liền Việt Nam với các nước Thái Lan, Lào, Myanma.
Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn tỉnh cũng như ở khu vực miền Trung.
Thành phố Huế thuộc ven biển miền Trung có dạng địa hình chính chuyển tiếp từ thềm núi xuống đồng bằng ven biển bao gồm ba dạng địa hình chính:
- Vùng đồi núi thấp: Bao gồm khu vực gò đồi phía Tây Nam thành phố, điểm cao nhất là núi Ngự Bình (130 m), độ dóc trung bình tự nhiên khoảng 8% đến cao nhất là 30% (sườn núi Ngự Bình).
- Vùng đồng bằng: Dạng địa hình này chiếm hầu hết diện tích đất của thành phố, bao gồm các khu vực phía Đông và khu vực phía Đông Nam Độ dốc địa hình tự nhiên 0,2% đến 0,3% theo hướng từ Tây sang Đông.
- Vùng đầm phá và ven biển: Chủ yếu là phá Tam Giang được hình thành bởi các điểm các đầm nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
Thành phố Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao Chế độ khí hậu,thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn và mang đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,2 o C:
- Mùa nóng: Từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27 o C – 29 o C, tháng nóng nhất (tháng 5,6) nhiệt độ có thể lên đến 38 o C – 41 o C.
- Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khô nóng, nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20 o C – 22 o C.
Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2.800 mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng; chủ yếu là tháng 10, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất (chiếm tới 30% lượng mưa cả năm) Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86% Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn, do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
Thành phố Huế chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài) và gió mùa Đông Bắc (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt) Bão xuất hiện hàng năm, trực tiếp đổ bộ gây ảnh hưởng tới thành phố từ tháng 8 đến tháng 9 – 10 (Ủy ban nhân dân thành phố Huế, 2023).
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế a) Ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong năm 2022 đạt 1.730,540 tỷ đồng. Trong đó, ngành trồng trọt đạt 431,512 tỷ đồng; ngành chăn nuôi ước đạt 66,293 tỷ đồng; thủy sản đạt 1.095,17 tỷ đồng và lâm nghiệp đạt 64,364 tỷ đồng; dịch vụ chăn nuôi và trồng trọt đạt 73,2 tỷ đồng Hiện có 50 tàu cá tham gia hoạt động thủy sản trên các vùng biển xa Các tàu cá đã tham gia khai thác và đã được hỗ trợ 02 đợt với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kiểm soát; nông nghiệp hữu cơ từng bước được chú trọng triển khai (Ủy ban nhân dân thành phố Huế, 2023). b) Ngành thương mại – dịch vụ
Hoạt động của ngành thương mại trên địa bàn thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, sức mua của người dân, giá cả của một số mặt hàng thiết duy trì và tiếp tục đưa vào thị trường những mẫu hàng hóa ới nhằm không ngừng phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và du khách Nhiều đơn vị kinh doanh thương mại chủ lực vẫn tiếp tục đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá, nhằm kích cầu hàng tiêu dùng, giải phóng hàng tồn kho và kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhìn chung hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố tiếp tục duy trì hoạt động ổn định Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 08 năm 2022 đạt 4.198 tỷ đồng, tăng 12,94% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa thương nghiệp đạt 3.420 tỷ đồng. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ đạt 778 tỷ đồng Tổng giá trị xuất khẩu tháng 08 đạt 16,5 triệu USD (kể cả xuất khẩu tại chổ).
Các nhiệm vụ triển khai về xây dựng các chương trình, đề án, dự án phục hồi và phát triển kinh tế theo các Nghị quyết của Thành ủy tiếp tục được tập trung thực hiện Thành phố Huế tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị liên quan về dự thảo Đề án Tổ chức Phố đi bộ Hai Bà Trưng Phê duyệt đề cương các đề án lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực văn hóa Chỉ đạo tiến hành thực hiện chuyển đổi đối với các chợ trên địa bàn theo tiến độ, báo cáo Ban chuyển đổi chợ cấp tỉnh về phương án chuyển mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ Bến Ngự (Ủy ban nhân dân thành phố Huế, 2023). c) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Thực trạng về quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Huế giai đoạn 2019 – 2022
4.2.1 Thực trạng về công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Huế
Kết quả cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 –
2022 được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả cấp giấy phép xây dựng của thành phố Huế giai đoạn 2019 - 2022
Tổng số giấy phép xây dựng đã cấp (giấy)
Giấy phép xây dựng tạm (giấy)
Giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa (giấy)
Giấy phép xây dựng mới (giấy)
(Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị thành phố Huế, năm 2023)
Giấy phép xây dựng mới Giấy phép xây dựng tạm Giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa
Hình 4.2 Tỷ lệ kết quả cấp giấy phép xây dựng của thành phố Huế giai đoạn
Qua bảng 4.2 và hình 4.2 có thể nhận thấy trong giai đoạn 2019 – 2022 thành phố Huế đã cấp phép được 7.365 giấy phép xây dựng Bình quân mỗi năm cấp được 1.841 giấy phép xây dựng Trong những năm gần đây số lượng giấy phép xây dựng tăng giảm không ổn định Năm 2019, số lượng giấy phép xây dựng cấp thấp nhất do trong khoảng thời gian này thành phố Huế chưa mở rộng địa giới hành chính Năm 2021, số lượng giấy phép xây dựng cấp cao nhất do địa giới hành chính được mở rộng, nhu cầu xây dựng công trình xây dựng ở các phường, xã mới Năm 2022, thành phố Huế đã cấp được 1.709 giấy phép xây dựng, mặc dù đã được mở rộng địa giới hành chính nhưng số lượng giấy phép xây dựng được cấp còn thấp hơn cả năm 2020 (khi chưa mở rộng thành phố) vì năm 2020 có sự kiện di dân ở Kinh thành Huế; ở các khu vực Thượng Thành,
Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ với tổng 3.616 hộ, thành phố Huế đã phê duyệt bố trí tái định cư 1.982 lô, tổng số lô đất bố trí 2.395 lô, đã tổ chức bốc thăm nhận đất 1.849 lô, cấp 1.741 giấy phép xây dựng.
Bảng 4.3 Tình hình cấp giấy phép xây dựng theo khu vực trong giai đoạn 2019 – 2022 ĐVT: Giấy phép
Tổng số giấy phép xây dựng đã cấp
Số giấy phép xây dựng cấp tại các phường
Số giấy phép xây dựng cấp tại các xã
(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thành phố Huế, năm 2023)
Giấy phép xây dựng tại các phường Column1
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng theo khu vực trong giai đoạn 2019 – 2022
Qua bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy trong giai đoạn 2019 – 2022 thành phố Huế đã cấp giấy phép xây dựng tại các phường được 7180 giấy phép xây dựng và cấp giấy phép xây dựng tại các xã được 185 giấy phép xây dựng Bình quân mỗi năm các phường, xã cấp được lần lượt là 1.795 giấy phép xây dựng và 46 giấy phép xây dựng Tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng tại các phường giảm từ 100% xuống 90,05% và tỷ lệ cấp giấy phép xây dựng tại các xã tăng từ 0% lên 9,95%. Trong giai đoạn 2019 – 2021, số giấy phép xây dựng tại các phường tăng từ 1.263 giấy phép lên 2.311 giấy phép, số giấy phép xây dựng tại các phường năm 2.021 tăng 1.048 giấy phép so với năm 2019; trong giai đoạn này tại các xã có
15 giấy phép xây dựng (năm 2021) được thành phố Huế cấp phép Trong giai đoạn 2021 – 2022, số giấy phép xây dựng tại các phường giảm từ 2.311 giấy phép xuống 1.539 giấy phép, số giấy phép xây dựng tại các phường năm 2022 giảm 772 giấy phép so với năm 2021; số giấy phép xây dựng cấp tại các xã tăng từ 15 giấy phép lên 170 giấy phép, số giấy phép xây dựng cấp tại các xã năm
2022 tăng 155 giấy phép so với năm 2021.
Bảng 4.4 Kết quả cấp giấy phép xây dựng theo đơn vị hành chính của thành phố Huế trong giai đoạn năm 2019 đến tháng 06/2021
STT Đơn vị hành chính
Số giấy phép xây dựng Diện tích sàn xây dựng Số lượng (giấy)
STT Đơn vị hành chính
Số giấy phép xây dựng Diện tích sàn xây dựng Số lượng (giấy)
(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thành phố Huế, năm 2023)
Qua bảng 4.4 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2019 đến tháng 6/2021 việc cấp giấy phép xây dựng của thành phố Huế chủ yếu tập trung ở các phường An Cựu, An Đông, An Tây, Hương Long, Kim Long, Phước Vĩnh, Thủy Xuân, Trường An, Vỹ Dạ và Xuân Phú Các phường An Hòa, Hương Sơ, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thủy Biều và Vĩnh Ninh có số lượng giấy phép xây dựng cấp ít hơn Trong đó, phường Thủy Xuân là phường có số lượng giấy phép xây dựng cấp nhiều nhất 826 giấy phép chiếm 17,19% số giấy phép xây dựng mà thành phố đã cấp Phường Phú Hòa có số lượng giấy phép xây dựng cấp ít nhất 21 giấy phép chiếm 0,44% số giấy phép xây dựng mà thành phố đã cấp.
Bảng 4.5 Kết quả cấp giấy phép xây dựng theo đơn vị hành chính của thành phố Huế trong giai đoạn tháng 07/2021 đến năm 2022
STT Đơn vị hành chính
Số giấy phép xây dựng
Diện tích sàn xây dựng
STT Đơn vị hành chính
Số giấy phép xây dựng
Diện tích sàn xây dựng
(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị thành phố Huế, năm 2023)
Qua bảng 4.5 cho thấy trong giai đoạn từ tháng 7/2021 đến năm 2022 việc cấp giấy phép xây dựng của thành phố Huế chủ yếu tập trung ở các phường An Cựu, An Đông, Kim Long, Phú Thượng ,Phước Vĩnh, Thủy Xuân và Trường An. Các phường An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Vĩnh Ninh, Vỹ
Dạ, Xuân Phú và các xã Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh có số lượng giấy phép xây dựng cấp ít hơn Trong đó, phường Thủy Xuân là phường có số lượng giấy phép xay dựng cấp nhiều nhất 346 giấy phép chiếm 13,61% số giấy phép xây dựng mà thành phố đã cấp Xã Hải Dương không có giấy phép xây dựng chiếm 0% số giấy phép xây dựng mà thành phố đã cấp.
4.2.2 Thực trạng về công tác thanh tra trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế Đội quản lý đô thị thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát, phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã tăng cường kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố, kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý nghiêm các công trình xây dựng đô thị của thành phố Huế được thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.4.
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả thanh tra trật tự xây dựng của thành phố Huế giai đoạn 2019 – 2022
Năm Tổng số công trình vi phạm (công trình)
Công trình xây dựng không phép
Công trình xây dựng sai phép và sai thiết kế
Công trình xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt
(Nguồn: Đội quản lý đô thị thành phố Huế, năm 2023)
Hình 4.4 Tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng của thành phố Huế trong giai đoạn
Dựa vào bảng 4.6 và hình 4.4 có thể thấy giai đoạn 2019 – 2022 thành phố Huế đã thanh tra các công trình xây dựng phát hiện 855 công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng Trong đó có 649 công trình xây dựng không phép, 196 công trình xây dựng sai phép và sai thiết kế và 10 công trình xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Bình quân mỗi năm phát hiện được
214 công trình vi phạm trật tự xây dựng Giai đoạn 2019 – 2021, tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng tăng từ 17,78% lên 33,68%, tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng năm
2021 tăng 15,90% so với năm 2019 Giai đoạn 2021 – 2022, tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng giảm từ 33,68% xuống 26,79%, tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng năm
Bảng 4.7 Tổng hợp vi phạm trật tự xây dựng tính theo khu vực trong giai đoạn
T Loại công trình vi phạm
Tổng cộng trình vi phạm
Số công trình vi phạm tại các phường
Số công trình vi phạm tại các xã
1 Công trình xây dựng không phép 649 643 99,10 6 0,90
2 Công trình xây dựng sai phép và sai thiết kế 196 195 99,49 1 0,51
Công trình xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt
(Nguồn: Đội Quản lý đô thị thành phố Huế, năm 2023)
Công trình xây dựng không phépCông trình xây dựng sai phép và sai thiết kếCông trình xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt
Hình 4.5 Tỷ lệ công trình vi phạm theo loại công trình vi phạm của thành phố
Công tác thanh tra kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố được diễn ra định kỳ và đột xuất, nhờ đó mà kết quả thanh tra đảm bảo khách quan và xác thực Qua bảng 4.7 và hình 4.5 cho thấy trong giai đoạn 2019 –
2022, thành phố Huế đã kiểm tra, xử lý 855 công trình vi phạm trật tự xây dựng. Điều này cho thấy tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn đang diễn biến phức tạp Trong công trình vi phạm trật tự xây dựng bao gồm các trường hợp sau: 649 công trình xây dựng không có giấy phép chiếm 75,91%, 196 công trình xây dựng sai phép, sai thiết kế chiếm 22,92% và 10 công trình xây dựng không đúng với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt chiếm 1,17%.
Số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng tăng, giảm không giống nhau qua các năm
Năm 2021 số công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cao nhất 288 công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng chiếm 33,68% trong tổng số công trình vi phạm Vì năm 2021 thành phố Huế mở rộng với thêm 13 xã, phường mới trước đây thuộc các huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà và Hương Thủy; trước ngày 01/07/2021, người dân tại 13 xã, phường mới có nhu cầu xây dựng nhà ở, đền thờ và các công trình dân sinh chỉ cần thông báo với chính quyền địa phương; sau ngày 01/07/2021 phải thực hiện các thủ tục cấp giấy phép từ cơ quan chức năng nên đa số các hộ dân chưa quen, chưa nắm bắt được quy định dẫn đến sai phạm
Năm 2019 có số công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thấp nhất chỉ có 152 công trình vi phạm, chiếm 17,78% trong tổng số công trình vi phạm.
Vì năm này nhu cầu xây dựng của người dân thấp và chưa mở rộng địa giới hành chính.
4.2.3 Thực trạng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế
Kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2019 - 2022 được thể hiện qua bảng 4.8:
Bảng 4.8 Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Huế giai đoạn 2019 - 2022
Năm Số công trình vi
Trong đó Đã xử lý vi phạm Chưa xử lý vi phạm phạm Số lượng
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố
4.3.1 Giải pháp điều chỉnh phạm vi khoanh vùng bảo vệ các khu di tích trên địa bàn thành phố Huế
Việc phân vùng bảo vệ các khu di tích đã được Nhà nước công nhận theo khu vực như hiện nay là không hợp lý và bất cập, bởi lẽ trước đây khi phân vùng bảo vệ di tích do người dân sống quanh khu vực các khu di tích còn thưa thớt, mật độ dân cư không cao như hiện nay Trong khi đó, việc phân vùng bảo vệ di tích được thực hiện bởi hồ sơ khu vực bảo vệ được phê duyệt từ năm 1991 trước khi Luật Di sản số 28/2001/QH10 ngày 29/06/2001 có hiệu lực thi hành.
Do vậy, để người dân có cơ hội xây dựng và sửa chữa nhà ở ổn định đời sống của khu dân cư đang gia tăng như hiện nay nằm trong khoanh vùng bảo vệ tại các khu di tích trên địa bàn thành phố Huế Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các
Sở, Ban, Ngành địa phương thống nhất đề nghị Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch, Cục Di sản Văn hóa sớm thông qua hồ sơ điều chỉnh khu vực bảo vệ các khu di tích theo chiều hướng thu hẹp diện tích khoanh vùng bảo vệ các khu di tích.
4.3.2 Giải pháp về nâng cao vai trò quản lý nhà nước
4.3.2.1 Nâng cao chuyên môn cán bộ quản lý trật tự xây dựng
Cán bộ thực thi nhiệm vụ phải căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản pháp luật theo nhiệm vụ được giao và theo yêu cầu của Chính phủ, chính quyền địa phương Khuyến khích các cơ quan chuyên môn, cán bộ công chức đưa ra những văn bản tham mưu, đề xuất các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng, giúp cho Ủy ban nhân dân ban hành các văn bản pháp luật chặt chẽ và cụ thể hơn trong việc quản lý trật tự xây dựng.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về các văn bản quản lý trật tự xây dựng nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình công tác.
4.3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm
Các lực lượng quản lý trật tự xây dựng cần tăng cường kiểm tra thường xuyên, đồng thời có biện pháp mạnh trong việc xử lý các trường hợp xây dựng công trình không phép, sai phép, sai thiết kế, không đúng với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt làm ảnh hưởng xấu đến bộ mặt đô thị. Thường xuyên liên tục và cương quyết trong việc kiểm tra, xử lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng đồng thời kết hợp với công tác tuyên truyền pháp luật về xây dựng trong nhân dân, để người dân có ý thức thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động xây dựng.
4.3.2.3 Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng Để đảm bảo xử lý hiệu quả công trình xây dựng vi phạm thì việc phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện đúng quy định, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong thi hành Trong đó: Đảm bảo xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên quan, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các bên.
Các công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải được thực hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để theo quy định pháp luật. Việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật.
Các cơ quan liên quan định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình cấp phép xây dựng, tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, tỷ lệ các quyết định xử phạt có hiệu lực pháp luật được thi hành, thực hiện hoàn thành; phát huy vai trò chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường – xã trong việc quản lý sâu sát địa bàn, quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp ủy địa phương trong công tác này.
4.3.3 Giải pháp nâng cao ý thức của người dân Để góp phần giảm thiểu các trường hợp xây dựng vi phạm trên địa bàn thành phố Huế trong đó có ý thức của người dân thành phố đóng vai trò quan trọng Do vậy, cần nâng cao ý thức cho người dân hiểu rõ những quy định của Để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức của người dân thì công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một mặt trận cần thiết để đưa pháp luật đi vào cuộc sống Chính vì vậy cần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật khi khởi công xây dựng công trình cũng như các quy định khác liên quan đến đất đai Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố Huế.