1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã hương trà, thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2017 2022

58 6 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Giải Quyết Tranh Chấp, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thị Xã Hương Trà, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2017 2022
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 672,52 KB
File đính kèm Đánh giá công tác giải quyết TC, KN, TC về đất đai.rar (671 KB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Đặt vấn đề (5)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (6)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (0)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (6)
      • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học (6)
      • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn (6)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (7)
    • 2.1. Cơ sở khoa học (7)
      • 2.1.1. Đặc điểm đất đai của Việt Nam (7)
      • 2.1.2. Quan hệ pháp luật về đất đai Việt Nam qua các thời kỳ (7)
      • 2.1.3. Căn cứ pháp lý (8)
      • 2.1.4. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết (9)
    • 2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Việt Nam (17)
    • 2.3. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số địa phương trong cả nước (17)
    • 2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Thị xã Hương Trà (18)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (0)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (19)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 3.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích (21)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (21)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (22)
    • 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị xã Hương Trà (22)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên tại Thị xã Hương Trà (22)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại Thị xã Hương Trà (27)
      • 4.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc sử dụng đất (33)
    • 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất Thị xã Hương Trà (0)
      • 4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất (35)
      • 4.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai (37)
    • 4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà (39)
      • 4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư (39)
      • 4.3.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung trên địa bàn Thị xã Hương Trà giai 2017-2022 (40)
      • 4.3.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị xã giai đoạn 2017 – 2022 (47)
      • 4.3.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị Xã Hương Trà (49)
      • 4.3.6. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác giải quyết khiếu nại, tố (51)
    • 4.4. Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết (51)
  • PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (53)
    • 5.1 Kết luận (53)
    • 5.2 Kiến Nghị (53)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (55)
  • PHỤ LỤC (56)

Nội dung

Đất đai là sản phẩm tự nhiên, lao động con người không thể tạo ra đất đai và đất đai có giới hạn về không gian và số lượng, cố định về vị trí. Chính vì các đặc tính đặc biệt đó mà đất đai trở thành đối tượng của các cuộc tranh chấp, khiếu nại.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Thị xã Hương Trà

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại Thị xã Hương Trà

- Đánh giá tình hình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà

- Những tồn tại hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai và bài học kinh nghiệm

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

*Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

- Thu thập nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

- Thu thập số liệu về điều kiện TN-KT-XH của thị Xã Hương Trà

- Thu thập số liệu thống kê các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã, phường, phòng Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra thị xã Hương Trà

Tổng hợp đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai qua sổ theo dõi đơn tại Ban tiếp công dân thị xã Hương Trà

*Thu thập số liệu sơ cấp Được thực hiện trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp thu thập trong quá trình thực hiện thực tế cụ thể như sau:

- Các tài liệu thứ cấp có liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về đất đai, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai thu thập tại phòng thanh tra thị xã Hương Trà , thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Các tài liệu sơ cấp cần được bổ sung có liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về đất đai, công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai Việc tổ chức triển khai, tổ chức cần thực hiện, kết quả thực hiện ở Các nội dung này tập trung chủ yếu vào những vấn đề: nhận thức, thái độ và hành vi Đối tượng cụ thể là những người có liên quan.

- Số lượng phiếu điều tra là 50 phiếu đối tượng điều tra phỏng vấn gồm cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để nắm được tình hình cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn phường (20 phiếu). Người dân có đơn thư khiếu nại tố cáo và tranh chấp về đất đai được thụ lý và giải quyết (30 phiếu) Đối tượng này chọn ngẫu nhiên.

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả (tài liệu đã thu thập): theo phương pháp thông dụng (nêu vấn đề, so sánh và đưa ra các nhận định, kết luận cho từng nội dung cụ thể) trên cơ sở đối soát với các quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước.

3.4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Các khó khăn giải pháp đề xuất được thực hiện trên cơ sở các kết quả đã được phân tích và đánh giá, kết hợp thực trạng những thuận lợi khó khăn thực tế của địa phương

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu thu thập được tại địa bàn nghiên cứu tôi tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu, và sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu đã thu thập được sau đó xử lý trên bảng Excel;

- Phương pháp so sánh và phân tích số liệu: Để rút ra nhưng nhận xét, kết luận mang tính lý luận và thực tiễn;

- Phương pháp đánh giá và phân tích thông qua ý kiến của các ban ngành, cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị xã Hương Trà

4.1.1 Điều kiện tự nhiên tại Thị xã Hương Trà

Thị xã Hương Trà nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, phía tây bắc thành phố Huế và có vị trí địa lý:

Phía đông giáp thành phố Huế

Phía tây giáp huyện Phong Điền với ranh giới là sông Bồ

Phía nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới

Phía bắc giáp huyện Quảng Điền với ranh giới là sông Bồ.

Thị xã có diện tích 392,32 km², dân số năm 2020 là 72.677 người, mật độ dân số đạt 185 người/km². Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đang được xây dựng đi qua

Hình 4.1: Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà

Với địa hình phức tạp của Tỉnh Thừa Thiên Huế, và cũng như các tỉnh miền Trung, đất đai của thị xã hương trà bị chia cắt mạnh bởi nhiều hệ thống sông, suối và đồi núi Địa hình có hướng thấp từ Tây sang Đông Phía Tây là đồi núi cao, kế tiếp là lưu vực Sông Hương, sông Bồ và cuối cùng là dải đất cát ven biển Địa hình tổng quát là dải đồng bằng nằm giữa núi và chiều dài bờ biển.

Có thể chia thị xã Hương Trà thành 3 nhóm dạng địa hình:

- Địa hình núi thấp và đồi: Phân bố ở phía Tây và có dạng lượn sóng, địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi núi thấp và đồi Độ cao trung bình với dạng gò đồi 100 – 200m, độ dốc thay đổi từ 8 – 15°và dạng địa hình núi thấp < 500m, độ dốc phổ biến từ 15 – 25° Địa hình ở đây thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

- Địa hình đồng bằng phù sa nội đồng: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc của thị xã Hương Trà Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 – 20m, độ dốc phổ biến từ 0 – 3° Vùng này thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây ngắn ngày.

- Địa hình đồng bằng cát ven biển: Bao gồm 2 xã Hương Phong và Hải Dương Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều dài khoảng 7 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Từ kết quả tổng hợp giá trung bình về tình hình khí tượng thủy văn của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1992 – 2015, qua nghiên cứu có thể kết luận rằng khí hậu của vùng nghiên cứu mang tính chất của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

Hai con song lớn chảy qua thị xã là sông Bồ và sông Hương Lượng nước của hai con sông này phân bố không đồng đều Về mùa ít mưa từ tháng 2 đến tháng 8 mực nước thấp và lưu lượng nhỏ nên vùng của song dễ bị mặn Về mùa mưa, nước hai con sông dân cao, lưu lượng dòng chảy lớn, nhưng hiện nay chưa có đủ các công trình thủy nông giữ nước, nên thường gây ra lũ lụt vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống nhân dân, càng tăng cường xây dựng các phương án cảnh báo lũ lụt Nguồn nước mặt của thị xã khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển thủy lợi phục vụ tưới tiêu Ngoài nước mặt, nước ngầm trễ địa bàn thị xã khá phong phú.

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,53ha, trong đó diện tích đất khoảng 465.205 ha; hồ, ao, đầm, sông suối, núi đá là 37.125,53 ha Đất đồi núi chiếm trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, còn đất đồng bằng duyên hải chỉ dưới 1/5 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

Về phân loại, chủ yếu ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất sau:

1 Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols)

2 Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)

3 Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)

4 Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

5 Đất lầy và than bùn (Gieysols and Histosols)

6 Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)

7 Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols)

8 Nhóm đất thung lũng dốc tụ ( Dystric Gleysols )

9.Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)

10 Đất xói mòn trơ sỏi đá ( Leptosols)

Là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399 ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất xói mòn trơ sỏi đá).

Sông Bồ bắt nguồn từ khe Quaoxin và Rào Căng dài 25km theo hướng Tây Nam – Đông Bắc diện tích lưu vực là 680 km² Sông Hương đi qua địa bàn thị xã rất phong phú, dài khoảng 20km Ao hồ có diện tích rất lớn phân bố rải rác và khả năng chứa nước ít nhưng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Phá Tam Giang có mặt nước lợ khoảng 700ha, trong đó khả năng nuôi trồng thủy sản phong phú Nguồn nước mặt, nước ngầm và nước mưa trên địa bàn thị xã rất phong phú, trữ lượng nước rất lớn luôn cung cấp đủ nước tưới cho đồng ruộng, nước sinh hoạt và công nghiệp. Đối với khu vực gò đồi và khả năng ruộng nước hạn chế, phân bố rải rác theo các hợp thủy ven khe suối nên không có vùng tưới tập trung Bên cạnh đó, lượng nước mặt thay đổi rất lớn theo mùa nên cũng gây trở ngại lớn cho sản xuất.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền Trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối Chất lượng than bùn Thừa Thiên Huế thuộc loại tốt, có những mỏ có độ mùn đạt trên 50% và hàm lượng axit humic đạt 30-40% Hiện tại than bùn ở đây đang được khai thác để chế biến phân hữu cơ vi sinh.

Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc, với trữ lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng Đặc biệt là do cấu tạo địa chất, như thân quặng đá vôi chạy từ Bắc vào Nam, đến khu vực Thừa Thiên Huế là kết thúc, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng, mà đá vôi là nguyên liệu chính Đa số các khoáng sản phi kim loại này đang được khai thác, ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng đang trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh.

Tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ

Tình hình quản lý và sử dụng đất Thị xã Hương Trà

4.2 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất Thị xã Hương Trà

4.2.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2021, hiện trạng sử dụng quỹ đất của Thị xã được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 Thị xã Hương Trà

T Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích

1.1 Đất rừng phòng hộ RBH 10.818,95 27,56

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.981,51 5,05 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.273,78 3,24 1.4 Đất trồng cây lâu năm

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - -

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 13.396,57 34,13

1.7 Trong đó: đất rừng có sản xuất là rừng tự nhiên

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 46,02 0,12

2 Đất nông nghiệp khác NKH 67,38 0,17

2.1 Đất phi nông nghiệp PNN 8.242,11 21,00

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 44,36 0,11

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 40,74 0,10

2.6 Đất thương mại , dịch vụ TMD 11,34 0,03

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 44,07 0,112.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 0,17 0,00

2.9 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

2.10 Đất phát tiển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,cấp huyện, cấp xã

2.13 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 1,58 0,00

2.14 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 6,11 0,02

2.15 Đất xây dựng cơ sở giáo dục va đào tạo DGD 46,40 0,12 2.16 Đất xây dựng cơ sở giáo dục thể thao DTT 8,43 0,02

2.17 Đất công trình năng lượng DNL 3.136,49 7,99

2.18 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,93 0,00

2.19 Đất xây dựng kho dữ trữ quốc gia DKG - -

2.20 Đất có di tích lịch sử- văn hóa DDT 3,42 0,01

2.21 Đất bãi thải,xử lý chất thải DRA 15,55 0,04

2.22 Đất cơ sở tôn giáo TON 12,35 0,03

2.23 Đất làm nghĩa trang,nhà tang lễ,nhà hỏa táng

2.24 Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ DKH - - 2.25 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH - -

2.27 Đất danh lam thắng cảnh DDL - -

2.28 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 6,27 0,02

2.29 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 2,82 0,01

2.30 Đất ở tại nông thôn ONT 244,53 0,62

2.31 Đất ở tại đô thị ODT 444,96 1,13

2.32 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

2.33 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - -

2.35 Đất sông, ngòi,kênh,rạch,suối SON 513,71 1,31

2.36 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 141,89 0,36

2.37 Đất phi nông nghiệp khác PNK - -

2.38 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,41 0,03

3 Đất chưa sử dụng CSD 164,70 0,42

(Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Hương Trà)

Qua bảng 4.2 cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố 16.509,0925 ha chia theo mục đích sử dụng bao gồm: Đất nông nghiệp: 30.850,39 ha chiếm 78,59% diện tích đất tự nhiên Đất phi nông nghiệp: 8.242,11 ha chiếm 21,00% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng: 164,70 ha chiếm 0,42% diện tích đất tự nhiên

4.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

* Công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản đã được ban hành Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai thì việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai là cơ sở quan trọng Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố có tính chất đặc thù của một đô thị miền núi, đa dạng và phức tạp hơn nhiều các huyện trong tỉnh, vì vậy UBND thành phố thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai như: Luật đất đai năm 2013 và Các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai Ủy ban nhân dân Thị xã Hương Trà đã tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ chủ chốt từ thành phố đến cơ sở Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về Luật đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức phong phú giúp người dân hiểu và thực hiện Luật đất đai Qua đó uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn, tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và góp ý trong quá trình tổ chức thực hiện.

*Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành chính

Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang và thành phố Huế: Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy vào thành phố

Huế; Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô của phường Hương Hồ, phường Hương An xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà vào thành phố Huế; Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 20.850 của xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang vào thành phố Huế. *Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập hồ sơ địa chính

Toàn bộ diện tích đất đai trên địa bàn thành phố đã được đo đạc địa chính chính quy và được số hóa với các tỷ lệ 1/500, 1/1.000, 1/5.000.

Diện tích rừng đã được đo đạc, phân loại theo ảnh hàng không và đang tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý, sử dụng.

Nhìn chung trong những năm qua công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính được tiến hành tương đối khẩn trương giúp các xã, phường của thành phố nắm chắc quỹ đất, tăng cường một bước công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ kịp thời việc giao đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Các sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính hiện nay đang ở dạng giấy và bản số theo hệ tọa độ VN2000 được sử dụng để phục vụ các nhu cầu về quản lý đất đai và làm cơ sở để phát triển đo đạc, lập bản đồ chuyên đề của các ngành.

*Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm

2050 của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (tỷ lệ 1/25.000) và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thị xã Hương Trà do Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Trà xác lập ngày 29 tháng 9 năm 2022.

*Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Công ty vật tư nông nghiệp đã có văn bản phối hợp với UBND thị xã rà soát lại khối lượng tài sản trên đất làm cơ sở thanh lý tài sản trên đất, sau khi hoàn thành việc thanh lý tiến hành đo đạc đề nghị UBND tỉnh thu hồi đất, giao đất để địa phương quản lý

*Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 36 hộ tái định cư thủy điện (thôn Bình Tân cũ) UBND thị xã đã có Công văn số 4523/UBND-TNMT ngày 09/12/2021 giao trách nhiệm cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã và UBND xã Bình Thành thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 3294/STNMT QLĐĐ ngày 22/11/2021 Hiện, Chi cục thuế khu vực Hương Điền đã thông báo thuế 17 hộ để người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính; còn lại 10 hộ Chi nhánh VPĐKĐĐ thị xã đang phối hợp với UBND xã Bình Thành hướng dẫn hộ dân bổ sung hồ sơ; còn lại 09 trường hợp UBND xã Bình Thành mời hộ dân đăng ký kê khai lập hồ sơ cấp giấy CNQSD đất

*Quản lý tài chính về đất đai

Trong những năm qua, Thị xã Hương Trà đã thực hiện tốt công tác thu tiền sử dụng đất, tiền thuế các loại, tiền thuê đất, tiền giao đất

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà

4.3.1 Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư

- Các thời hạn trong hoạt động thanh tra và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đều quy định chung là “ngày” Tuy nhiên thực tiễn thi hành ở các đoàn thanh tra và giải quyết đơn của các bộ, ngành, địa phương không thống nhất, có nơi áp dụng là “ngày làm việc”, có nơi áp dụng là “ngày liên tiếp theo lịch” nên thời gian thanh tra, giải quyết đơn thực tế tại đơn vị của một số đoàn thanh tra, đoàn thẩm tra xác minh đơn thư là chưa thống nhất [.12]

- Theo điểm c, khoản 1, Điều 35 Luật Thanh tra thì cuộc thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày, ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày Như vậy, Luật Thanh tra không quy định kéo dài, gia hạn đối với cuộc thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành nhưng có tính chất phức tạp Quy định này dẫn đến khó khăn trong thực tiễn thi hành đối với cấp sở, huyện.

- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và khoản 4, Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013: Trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng đất có quyền khiếu nại thông báo kết quả thẩm tra việc cấp giấy CNQSD đất; nếu người khiếu nại khiếu nại Thông báo kết quả thẩm tra thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại Sau khi giải quyết khiếu nại theo đúng trình tự, quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi giấy CNQSD đất Người sử dụng đất tiếp tục khiếu nại quyết định thu hồi giấy CNQSD đất; theo quy định của Luật Khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền tiếp tục giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật Đây là quy định chồng chéo, phức tạp; giải quyết theo quy định trên mất rất nhiều thời gian và không hợp lý

- Mặc khác, do Luật Đất đai không quy định rõ đối tượng có quyền kiến nghị xem xét lại giấy CNQSD đất đã cấp, nên có trường hợp đã hết thời hiệu khiếu nại đối với giấy CNQSD đất đã cấp, công dân (không phải người sử dụng đất đã được cấp giấy) gửi đơn kiến nghị xem xét lại giấy CNQSD đất đã cấp cho người sử dụng đất vì cho rằng không đúng quy định Trong trường hợp này, UBND thị xã buộc phải thụ lý giải quyết đơn kiến nghị Khi có thông báo kết luận là giấy CNQSD đất đã cấp là đúng quy định, thì công dân không đồng ý và có đơn khiếu nại lại thông báo kết luận của UBND Thị xã Theo quy định của Luật Khiếu nại, UBND thị xã lại phải thụ lý khiếu nại để giải quyết do thông báo kết luận của UBND Thị xã là một quyết định hành chính, thuộc đối tượng khiếu nại hành chính Đây là một vấn đề bất cập, chưa thống nhất giữa Luật Đất đai và Luật Khiếu nại.

- Theo quy định tại Điều 87, Nghị định 43/2014/NĐ thì việc xử lý thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật gây ra được thực hiện theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân. Thông thường, lỗi vi phạm ở đây thuộc về trách nhiệm cá nhân của những người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước khi tham mưu, thực hiện việc cấp giấy. Trong trường hợp này, nếu thiệt hại gây ra cho Nhà nước thì ai là người đứng ra khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại, đây là một khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

- Pháp luật thanh tra chưa có quy định chế tài xử lý khi đối tượng thanh tra không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ theo quy định pháp luật, do vậy, việc yêu cầu các đối tượng thanh tra thực hiện nghĩa vụ hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

4.3.2 Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung trên địa bàn Thị xã Hương Trà giai 2017-2022

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì những vấn đề liên quan đến đất đai ngày càng nóng bỏng đó là cơn sốt về giá đất, tình trạng quy hoạch treo, các vấn đề xung quanh công tác cấp GCNQSD đất và trong đó phải kể đến tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai Nội dung chủ yếu phản ánh các vấn đề nổi trội: đền bù giải phóng mặt bằng, đòi lại đất do lấn chiếm, cấp GCNQSD đất, giải quyết đất ở tồn đọng, tranh chấp đất giữa các hộ liền kề… tất cả được tổng hợp dưới bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tổng hợp các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà giai 2017-2022

Năm Số đơn Tranh chấp Khiếu nại Tố cáo

( Nguồn:Phòng TN & MT Thị xã Hương Trà)

Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong 6 năm, Thị xã Hương Trà đã tiếp nhận 590 lượt đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong đó, có 205 đơn thư về tranh chấp đất đai, có 357 đơn thư về khiếu và có 28 đơn thư tố cáo

Cao nhất là năm 2018 có 200 lượt đơn thư, trong đó số đơn tranh chấp là

90 đơn, số đơn khiếu nại là 100 đơn và số đơn tố cáo là 10 đơn

Thấp nhất là năm 2021 với 30 lượt đơn thư, có 10 đơn tranh chấp, số đơn khiếu nại là 19 đơn và số đơn tố cáo là 1 đơn

4.3.2.1 Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà

Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố thì tại các xã phường vấn đề tranh chấp đất đai cũng phát sinh nhiều hơn do quá trình xây dựng, sửa sang đường phố…do đó việc tranh chấp đất đai trở thành vấn đề nóng bỏng đòi hỏi cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp phải quan tâm nhiều hơn từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết cho đúng pháp luật, đảm bảo giữ gìn được tình làng nghĩa xóm, nhằm hạn chế những khiếu nại phát sinh không đáng có. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.4 Tổng hợp đơn thư tranh chấp kiến nghị và phản ánh về đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà giai đoạn 2017 – 2022

Năm Số vụ Ranh giới thửa đất

Quyền thừa kế,quyền SD đất

( Nguồn:Phòng TN & MT Thị xã Hương Trà)

Dựa vào bảng 4.4 cho thấy: trong giai đoạn 2017 – 2022, có tổng số 205 vụ tranh chấp đất đai trong đó:

Tranh chấp về ranh giới các thửa đất có 65 vụ xảy ra tranh chấp đất đai.

Có 97 vụ tranh chấp về quyền thừa kế, QSD đất tranh chấp đất đai.

Trong 6 năm từ 2017 đến 2022 có 43 vụ tranh chấp khác như: tranh chấp sử dụng đất công, tranh chấp đất đường đi chung

4.3.2.2 Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà

Tình hình khiếu nại của thị xã diễn ra khá phức tạp Số vụ tranh chấp nhiều hơn hẳn số vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai Trong lĩnh vực đất đai, các khiếu nại phát sinh khi người sử dụng đất thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai như: Quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Bảng 4.5 Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn Thị xã giai đoạn 2017 - 2022

Liên quan đến cấp giấy CNQSD đất

Thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng

(Nguồn:Phòng TN & MT Thị xã Hương Trà)

Qua bảng 4.5 ta thấy: Trong tổng số 357 đơn khiếu nại thì các vụ việc khiếu nại về giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ cao với 188 vụ tổng số đơn khiếu nại Nguyên nhân chủ yếu là do người dân đòi hỏi giá đền bù cao hơn với giá nhà nước quy định, giá đất để tính tiền bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất thị trường Số vụ việc lấn chiếm, đòi lại đất không nhiều nhưng cũng chiếm 3,45% so với tổng số đơn thư khiếu nại, đây là những vụ việc thường có tính chất gay gắt, phức tạp và rất khó khi áp dụng pháp luật để giải quyết Nguyên nhân do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ Số vụ khiếu nại về quyết định cấp GCNQSD đất là 116 vụ tổng số đơn thư khiếu nại Đây là những vụ việc phát sinh từ nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các trình tự,thủ tục thu hồi giao đất, cho thuê đất cấp Giấy CNQSD đất còn để xảy ra sai sót với mức độ khác nhau….[8] [.9]

4.3.2.3 Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị xã Hương Trà

Bảng 4.6 Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị xã giai đoạn 2017 -

Năm Số đơn Lợi dụng chức quyền

Sử dụng sai mục đích

(Nguồn:Phòng TN & MT Thị xã Hương Trà)

Qua bảng 4.6 cho thấy: số lượng đơn thư tố cáo từ năm 2017 – 2022 là 28 đơn trong đó có 2 đơn phản ánh liên quan đến lợi chức quyền và 1 đơn sử dụng sai mục đích, 25 đơn về nội dung khác ở đây là về trách nhiệm cán bộ chưa đúng với thực tế, còn né tránh, quanh co, đùn đẩy, có sự bao che dung túng cho nhân viên cấp dưới, thiếu trách nhiệm trong công việc giải quyết tố cáo của công dân.

Nguyên nhân của các vụ việc này là do công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ, đồng bộ, hồ sơ địa chính, bản đồ lưu trữ không đầy đủ, thiếu cập nhật thường xuyên, việc sử dụng đất đai chưa hợp lý, chưa có hiệu quả dẫn việc một số hộ dân quay lại lấn chiếm sử dụng đất công, đã giải phóng mặt bằng Chính quyền xã, phường, thị trấn chưa thực hiện đúng, đủ quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trong việc phát hiện, xử lý các sai phạm về đất đai.

4.3.3.1 Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố

Việc giải quyết tranh chấp về đất đai từ trước đến nay đã và đang là vấn đề khiến không chỉ người dân mà cả các cấp chính quyền đau đầu Đồng thời nó tạo áp lực cực kì lớn cho những cán bộ làm công tác này, có rất nhiều trường hợp cán bộ giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại bị hăm doạ đánh đập.

Tuy nhiên nhờ có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở nên công tác tiếp nhận và giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn Thị xã cũng đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.7 Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn Thị xã giai đoạn 2017 – 2022

Năm Tổng số vụ Số vụ được giải quyết

( Nguồn:Phòng TN & MT Thị xã Hương Trà)

Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết

* Trong công tác giải quyết đơn thư

- Đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết đơn thư, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền Các cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo công tác giải quyết đơn thư Các cấp chính quyền có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định pháp luật các đơn thư của công dân Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền.

- Cần xác định chính xác nội dung đơn của công dân: Khi tiếp nhận đơn, nghiên cứu kỹ từng câu từ, trường hợp chưa rõ nội dung thì tham mưu lãnh đạo mời công dân đến làm việc để xác định nội dung đơn.

- Chuẩn bị tốt các nội dung trước khi làm việc với công dân: Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ; dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra; có thái độ làm việc nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng tình cảm để công dân cảm thấy gần gũi, hạn chế bức xúc, gây hậu quả xấu Trong năm, có 02 đơn khiếu nại sau khi được giải thích các quy định pháp luật đã tự nguyện rút đơn ngay tại buổi làm việc đầu tiên.

- Quá trình xác minh, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan, phải phối hợp chặt chẽ với các Phòng, Ban chức năng để kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

- Chuẩn bị phương án, hồ sơ đầy đủ để lãnh đạo tiến hành đối thoại với người khiếu nại Đây là một khâu quan trọng vừa đảm bảo quyền lợi cho người khiếu nại, vừa là dịp để lãnh đạo lắng nghe ý kiến của người khiếu nại, các cơ quan tham mưu có dịp để giải thích thêm cho người khiếu nại rõ các quy định của pháp luật có liên quan Trong năm, nhờ làm tốt công tác vận động, thuyết phục nên 02 đơn khiếu nại được thị xã giao giải quyết, người khiếu nại rút đơn ngay tại buổi làm việc đầu tiên.

- Tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan chức năng trực thuộc UBND thị xã và UBND các xã, phường, tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người,phức tạp, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên để làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý công khai, nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương,tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ngày đăng: 25/02/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w