1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

269 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Đánh Giá Khả Năng Thích Nghi Đất Đai Cho Một Số Loại Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trường học Trường Đại Học Thừa Thiên Huế
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại Đề Tài
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 269
Dung lượng 5,51 MB
File đính kèm Đánh giá khả năng thích nghi đất đai.rar (5 MB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (6)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài (7)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (7)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (7)
      • 1.2.3. Yêu cầu của đề tài (7)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (8)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (8)
      • 2.1.1. Cơ sở khoa học về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai (8)
      • 2.1.3. Ứng dụng GIS trong đánh giá đất (16)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (19)
      • 2.2.1. Tổng quan về tình hình đánh giá đất trong và ngoài nước (19)
      • 2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (35)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (37)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (37)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 3.4.1. Thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp (37)
      • 3.4.2. Phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo FAO (38)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (38)
      • 3.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (39)
      • 3.4.5. Phương pháp phân tích đất (39)
      • 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu (40)
      • 3.4.7. Phương pháp bản đồ (40)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (42)
    • 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện A Lưới (42)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên (42)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (47)
      • 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (53)
      • 4.1.4 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện (54)
    • 4.2. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới (60)
    • 4.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (61)
      • 4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (61)
      • 4.3.2. Xác định các đơn vị bản đồ đất đai (70)
      • 4.3.3. Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất (70)
      • 4.3.4. Phân hạng thích nghi hiện tại của các loại hình sử dụng đất (72)
    • 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (77)
      • 4.4.1. Giải pháp về thủy lợi (77)
      • 4.4.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật (78)
      • 4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư (78)
      • 4.4.4. Giải pháp về thị trường (78)
      • 4.4.5. Giải pháp về quản lý nhà nước về đất đai (79)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (80)
    • 5.1. Kết luận (80)
    • 5.2. Kiến nghị (81)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (82)
  • PHỤ LỤC (86)

Nội dung

Đối với lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất, thì vấn đền sử dụng đất hợp lý phải được đặt lên hàng đầu. Mỗi một mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần phải đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch, để từ đó có những quyết định xác thực trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở khoa học về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai

2.1.1.1 Một số vấn cơ bản về đất đai, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất

 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và đánh giá đất

V.V Đôcutraiep (1846 - 1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương[4].

V.RViliam (1863 - 1939) Viện sĩ thổ nhưỡng nông hóa Liên Xô (cũ) thì cho rằng đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa, có độ dày khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng Tiêu chuẩn để phân biệt giữa “đá mẹ” và đất là độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống được thì chưa gọi là đất Nó biểu thị khả năng của đất có thể cung cấp nước, thức ăn và đảm bảo các điều kiện khác để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất Như vậy độ phì không phải chỉ là số lượng chất dinh dưỡng tổng số trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít Khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) là do các tính chất lý học, hóa học và sinh học của đất quyết định Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người Đây là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất của đất [4].

Như vậy, nguồn gốc của đất là từ các loại “đá mẹ” nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học, tạo ra độ phì nhiêu để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất.Đối với trồng trọt ngoài những yếu tố tự nhiên, thì yếu tố con người có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của đất [4].

- Định nghĩa về đất đai

Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai được định nghĩa là: “Một vùng đất xác định về mặt địa lý, một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chung có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: không khí, đất (thổ nhưỡng), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai” [38].

Theo FAO (1976) thì đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thược tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất đai bao gồm:

Dáng đất/địa mạo, địa hình Đất (thổ nhưỡng)

Thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng

Cỏ dại trên đồng ruộng Động vật tự nhiên

Những biến đổi của đất do các hoạt động của con người

Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: đất đai là một vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, động thực vật tự nhiên và các hoạt động sử dụng đất của con người đối với đất đai [34].

- Định nghĩa về đánh giá đất Đánh giá đất đai đã được FAO đề xuất định nghĩa (1967): “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có” [34].

Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn [34].

Trong đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng bao gồm không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng là những tính chất của đất đai ta có thể đo lường hoặc ước lường được Những tính chất đó được đối chiếu với yêu cầu sinh lý và các điều kiện sinh thái thích hợp của cây trồng cụ thể Có rất nhiều yêu cầu về đặc tính nhưng đôi khi chỉ cần lựa chọn ra những đặc tính chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu Trong đánh giá, thổ nhưỡng là thành phần đặc biệt quan trọng, nhưng ngoài ra còn cả lĩnh vực tự nhiên, kinh tế xã hội khác Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ dựa vào chất lượng đất mà còn dựa và điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường Vì vậy, cần phải có sự kết hợp mang tính liên ngành [42].

Theo (FAO, 1993) “Việc đánh giá sử dụng đất đã xuất hiện khi mà những kết quả nghiên cứu có tính riêng rẽ về các đặc điểm, tính chất đất không cung cấp đủ những thông tin và không đáp ứng được một cách đầy đủ đối với các hình thức và hiệu quả trong việc sử dụng đất” [43] Đánh giá đất bao gồm các quá trình:

Thu thập những thông tin chính xác về các khía cạnh tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đất cần đánh giá. Đánh giá tính thích hợp của đất đai với các kiểu sử dụng đất khác nhau nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của người sử dụng và cộng đồng [27]. Đánh giá đất đòi hỏi phương thức nghiên cứu, phối hợp đa nghành gồm các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học của nhiều ngành khác nhau thuộc các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội Quá trình xem xét biến đổi về không gian và sự bền vững của sử dụng đất đai là những vấn đề quan trọng trong đánh giá đất.

Theo Stewart đã định nghĩa đánh giá đất đai “Là đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với mục tiêu sử dụng của con người trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên, Đánh giá đất đai là nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất và làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định sử dụng và quản lý đất đai”.

Việc nghiên cứu đất (Soil) mới chỉ đơn thuần cung cấp những thông tin về tiềm năng sử dụng đất dựa trên các tính chất thổ nhưỡng Trong khi ý nghĩa đất đai (Land) và sử dụng đất đai lại rộng hơn nhiều những gì mà đất (hay thổ nhưỡng) thể hiện, bởi đất đai được xác định từ sự tổ hợp các thuộc tính “khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thủy văn, các sinh vật sống (động vật, thực vật) và những tác động của con người đến đất trong quá khứ cũng như hiện tại” (Brinkman và Smyth,

1973) dẫn theo Den F.J (1992) [42] và tùy theo các đặc tính tự nhiên của đất đai mà con người sẽ quyết định khả năng và mức độ khai thác đất.

Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rộng, bao gồm cả không gian, thời gian với các yếu tố tư nhiên và xã hội vì thế nó bao gồm cả lĩnh vực tự và kinh tế, kỹ thuật.

Như vậy, đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện và phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mực độ thích hợp cao hay thấp Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng số liệu kèm theo.

-Định nghĩa về sử dụng đất

Sử dụng đất: là tác động vào đất đai nhằm đạt được hiệu quả mong muốn.

Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại hình trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai [17]

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng.

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp: chăn nuôi, chế biến.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tổng quan về tình hình đánh giá đất trong và ngoài nước

2.2.1.1 Tình hình đánh giá đất trên Thế Giới

Tình hình đánh giá đất trên thế giới

Hiện nay có nhiều quan điểm, trường phái đánh giá đất khác nhau, tuỳ theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia đã đề ra nội dung và phương pháp đánh giá đất của mình Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới những điều kiện tự nhiên Dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất cụ thể để đánh giá, kết quả được thể hiện bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê [38]

2.2.1.1 Đánh giá đất ở Liên Xô Ở Liên Xô, đánh giá đất đai đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được nhà nước quan tâm và tiến hành trên cả nước Công tác nghiên cứu, đánh giá về đất và phân loại đất đã trở thành đối tượng khoa học và hình thành bộ môn khoa học từ những công trình nghiên cứu toàn diện của nhà bác học Nga V.V Docutraev.

Quan điểm đánh giá đất đai của Docutraev áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan điểm khoa học của ông các thế hệ học trò đã bổ sung, hoàn thiện dần dần, do đó phương pháp đánh giá đất đai của Docutraev đã được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, Nhất là các nước thuộc hệ thống XHCN. Đánh giá đất đai theo Liên Xô gồm 3 bước:

+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên).

+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với khí hậu, độ ẩm, địa hình).

+ Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai).

Phương pháp này có một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất mà chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất đai hiện trạng mà không đánh giá được đất đai trong tương lai. Phương pháp này có tính linh động kém vì các chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau. Ở Liên Xô việc đánh giá đất được chia theo hai hướng là riêng và chung (theo hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ đậu) Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất, quy định đánh giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm (rup/ha), mức hoàn vốn và địa tô cấp sai (phần có lãi thuần tuý) [34]

Năm 1951 Cục Cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation land suitabitily classification) Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được (arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non - arable) Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi.

Bên cạnh đó, khái niệm về "Khả năng đất đai" cũng được mở rộng trong công tác đánh giá đất đai ở Mỹ do Klingebiel và Montgomery (Vụ Bảo tồn đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ) đề nghị năm 1964 Trong đó các đơn vị đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị Đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lược, gắn với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là loại hình sử dụng đất [27]

Phương pháp này được sử dụng thành công ở Mỹ và sau đó được vận dụng ở nhiều nước Cơ sở chủ yếu nêu lên trong hệ thống phân loại tiềm năng đất đai là những khái niệm về các yếu tố hạn chế, đó là những đặc tính, tính chất đất đai gây trở ngại cho việc sử dụng đất. Ở Mỹ việc đánh giá đất được áp dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:

+ Phương pháp đánh giá đất tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất đai theo năng suất bình quân của cây trồng trong nhiều năm (thường là lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá cho từng loại cây trồng (thường chọn lúa mì là đối tượng chính) Qua đó các nhà nông học xác định các mối tương quan giữa đất và các giống lúa mì để đề ra các biện pháp tăng năng suất.

+ Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau [29].

Ngoài ra, ở nhiều nước châu Âu khác, đều thực hiện phổ biến theo cả hai hướng: nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng) Thông thường là áp dụng phương pháp so sánh tính bằng điểm hoặc %

Canada đánh giá đất theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn Phẩm chất đất đai được đánh giá bằng thang điểm

100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì (Đoàn Công Quỳ, 2001) [31].

2.2.1.4 Đánh giá đất ở Anh Ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất:

Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đât Phương pháp này chia làm các hạng, mỗi hạng được xem xét bởi những yếu tố hạn chế của đất trong sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất.

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất để làm chuẩn cho phân hạng [31].

2.2.1.5 Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm châu Phi

Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đai với sức sản xuất Các tác giả đi sâu phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sức sản xuất như sự phân tầng, cấu trúc của đất, màu sắc đất, độ chua, độ no bazơ, hàm lượng mùn, Các đặc tính, các mối quan hệ của các yếu tố được thể hiện dưới dạng phương trình toán học Kết quả phân hạng đánh giá đất được thể hiện dưới dạng % hoặc cho điểm.

2.2.1.6 Phương pháp đánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO

Từ những năm 70 nhiều nước châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai của riêng mình, cuối cùng các nhà nghiên cứu thấy rằng cần phải có sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá việc đánh giá đất đai ở các quốc gia khác nhau Do đó hai uỷ ban nghiên cứu đã được thành lập tại Hà Lan và Rôme (Italia) và một dự thảo đầu tiên được ra đời[31], sau đó dự thảo này được Brinkman và Smyth soạn thảo lại và in ấn vào năm 1973.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện A Lưới.

- Các đặc điểm, tính chất của các loại đất.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng01/2022 đến tháng 5/2022

Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến vấn đề sử dụng đất của huyện A Lưới.

- Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới.

- Đánh giá khả năng thích nghi cho một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện A Lưới.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, bền vững tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp a Thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin và tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Sử dụng các tài liệu, số liệu kiểm kê, thống kê đất đai của hai xã Trung Sơn Số liệu về diện tích, cơ cấu, năng suất, sản lượng một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp Bên cạnh đó, các thông tin vê quy trình canh tác, các chi phí đầu tư ban đầu, đầu tư hàng năm, các biện pháp kỹ thuật, năng suất, sản lượng, nguồn vốn và thị trường tiêu thụ đối với từng loại hình sử dụng đất cũng được thu thập nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất. b Điều tra các loại hình sử dụng đất (theo mẫu) Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng như chính xác của số liệu thu được Chúng tôi tiến hành điều tra nhanh nông hộ, phỏng vấn trực tiếp các chủ sử dụng đất về các đặc điểm môi trường tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, …), quy trình canh tác, các chi phí đầu tư ban đầu, đầu tư hàng năm, các biện pháp kỹ thuật, năng suất, sản lượng, nguồn vốn và thị trường tiêu thụ đối với từng loại hình sử dụng đất Khi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn nông hộ với tổng số phiếu điều tra ngẫu nhiên là 193 phiếu đối với người sử dụng đất.

3.4.2 Phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo FAO

- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất chồng ghép các bản đồ đơn tính (bản đồ đất, bản đồ địa hình, thành phần cơ giới, độ phì của đất, chế độ nước, …) tỷ lệ 1/25.000 bằng ứng dụng công nghệ GIS Phương pháp này dược tiến hành bằng cách chồng ghép các lớp chuyên đề không gian lên nhau để tạo ra lớp thông tin mới được gọi là bản đồ đơn vị đất đai.

- Nghiên cứu lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp với đặc điểm sinh trưởng phát triển của các loại hình sử dụng đất.

- Phân hạng mức độ thích hợp đất đai theo cấu trúc phân hạng đất của FAO.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được phân loại theo từng nhóm đối tượng có mối quan hệ với nhau, sau đó được xử lý bằng mềm Excel Các số liệu đã thu thập được sắp xếp một cách khoa học trong bảng thống kê nhằm so sánh đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau, đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu Kết hợp các yếu tố định tính và định lượng để phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá tình hình, hiệu quả sử dụng đất Bênh cạnh việc thể hiện bằng bảng biểu, các số liệu được xử lý còn được thể hiện bằng các đồ thị hình cột để biểu thị các chỉ tiêu phân tích Sự kết hợp giữa bảng biểu và biểu đồ nhằm phân tích và đánh giá các vấn đề nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và chính xác của thông tin nghiên cứu.

3.4.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm)

Công thức tính: GO= ∑ i=1 n Qi∗Pi

Trong đó: GO là giá trị sản xuất; Qi là khối lượng sản phẩm loại i; Pi là đơn giá sản phẩm loại i.

- Chi phí sản xuất (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ của GO) Trong nông nghiệp, chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí như: giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu

Công thức tính: IC = ∑ j=1 m Cj

Trong đó: IC là chi phí sản xuất; Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất VA được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí sản xuất

Công thức tính: VA = GO – IC

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất trong 1 chu kỳ sản xuất

Công thức tính: TGO = GO / IC (lần).

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): là tỷ số giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất trong 1 chu kỳ sản xuất

Công thức tính: TVA = VA/IC (lần).

3.4.5 Phương pháp phân tích đất Đề tài đã thu thập 30 mẫu đất để phân tích kiểm đối chứng các bản đồ về loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng mùn và bản đồ pH Toàn bộ mẫu đất sau khi thu thập được xử lý tại phòng thí nghiệm Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Mẫu đất được phơi khô trong phòng, xử lý và rây qua 2mm Các mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu thành phần cơ giới, pH, OM Phương pháp phân tích các chỉ tiêu được thực hiện như sau:

1 Thành phần cơ giới: Phương pháp pipet: TCVN 8567:2010

2 pH: Đo bằng máy đo pH: TCVN 5979: 2007

3 OM tổng số: Phương pháp Walkley – Black: TCVN 6644: 2000

3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được phân loại theo từng nhóm đối tượng có mối quan hệ với nhau, sau đó được xử lý bằng mềm Excel, SPSS Các số liệu đã thu thập được sắp xếp một cách khoa học trong bảng thống kê nhằm so sánh đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau, đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu Kết hợp các yếu tố định tính và định lượng để phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá tình hình, hiệu quả sử dụng đất Bênh cạnh việc thể hiện bằng bảng biểu, các số liệu được xử lý còn được thể hiện bằng các đồ thị hình cột để biểu thị các chỉ tiêu phân tích Sự kết hợp giữa bảng biểu và biểu đồ nhằm phân tích và đánh giá các vấn đề nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và chính xác của thông tin nghiên cứu.

Sử dụng các phần mềm GIS (Arcgis 10.3, Mapinfo…) để tách các bản đồ đơn tính từ dữ liệu ban đầu và hình thành nên bản đồ đơn vị đất đai theo khu vực nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xác định các vị trí lấy mẫu đất Từ đó, xây dựng lưới và tọa độ điểm lưới trút vào máy GPS để tiến hành ra ngoài thực địa lấy mẫu. Đồng thời, sau khi đã có kết quả phân tích đất, ta sử dụng các phần mềm trên như một công cụ để xây dựng nên bản đồ chất lượng đất, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích nghi đất đai.

Sơ đồ chồng ghép như sau:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện A Lưới

A Lưới là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có 84 km chiều dài đường biên giới quốc gia và tiếp giáp với biên giới nước bạn Lào, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16 0 00'57'' đến 16 0 27’ 30'' vĩ độ Bắc và từ 107 0 0' 3’ đến 107 0 30' 30'' kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền và huyện Đa Krông (tỉnh Quảng Trị);

- Phía Nam giáp huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Đông giáp huyện Hương Trà, Nam Đông và thị xã Hương Thủy;

- Phía Tây giáp nước CHDCND Lào.

Hình 4.1 Sơ đồ hành chính huyện A Lưới

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Nam đất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo- Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.

Nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600-800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20-25 0 Địa hình

A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

- Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 0 C- 25 o C Nhiệt độ cao nhất khoảng 34 o C- 36 o C, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7 o C- 12 o C.

- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 (1.010 mm), tháng 2 ít mưa nhất (17,5 mm), huyện là một trong hai vùng có lượng mưa cao của tỉnh vùng còn lại là huyện Nam Đông.

- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-90% Những tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 01, 10, 11, 12 với chỉ tiêu cao nhất là 96% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 6 với chỉ số 86% Vì vậy, tiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát và mùa đông hơi lạnh.

- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.

A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiều thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, độ ẩm, … rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt Tuy nhiên hiện tượng thời tiết, đặc biệt là bão, dông lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tay Nam nóng thường xảy ra gây cản trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông suối ở A Lưới khá dày đặc. Trong khu vực có năm con sông chính là Hữu Trạch, sông Bồ và sông A Sáp, A Lin, Đa Krông, … Sông Hữu Trạch, sông Bồ chảy về sông Hương rồi chảy ra biển đông, còn sông A Sáp chảy sang lào Lưu vực sông A Sáp là nơi tập trung sinh sống của phần lớn dân cư huyện A Lưới Con sông này bắt nguồn từ biên giới Việt Lào chảy dọc theo thung lũng A So – A Lưới đến xã Hồng Thượng dòng sông chuyển sang hướng Tây rồi chảy qua xã Hồng Thái, Quảng Nhâm sau đó hội lưu với sông A Lin chảy từ phía Bắc xuống ngay tại biên giới Việt Lào. Mặc dù lưu vực không lớn, nhưng sông A Sáp chảy qua nhiều xã, kết hợp với hàng chục con sông suối lớn nhỏ đã phục vụ đắc lực cho các nhà máy Thủy điện, việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.

Thảm thực vật rừng che phủ tốt kết hợp với tầng dày, dễ thấm nước nên khả năng giữu nước tốt, nhờ vậy sông suối ít khi khô cạn.

Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 114850.012ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: Diện tích 108.534,881ha, chiếm 94,5% tổng diện tích tự nhiên, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 5405,098ha, bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang-nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.

- Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 910.033ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,79% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn. Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm:

- Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63% diện tích của huyện

- Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%

- Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.

- Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối Trong phạm vi huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin,

Tà Rình, Đakrông, sông Bồ.

- Nguồn nước ngầm Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao Qua khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.

Có diện tích đất lâm nghiệp lớn 107.849,63 ha, trong đó:

- Đất rừng sản xuất có 45.903,28 ha

- Đất rừng phòng hộ 46.322,34 ha

- Đất rừng đặc dụng 15.489,10 ha

- Đất rừng tự nhiên là 86.647,16 ha

- Đất rừng trồng là 15.858,79 ha

Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010 đạt 75% Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m 3 ,với nhiều loại gỗ quí như lim, gõ, sến, mun, vàng tâm, dổi, kiền, tùng v.v và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất hiện có tại huyện A Lưới được đánh giá thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu và phiếu điều tra nông hộ của 193 hộ gia đình Đề tài đã tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế phổ biến tại huyện trên một số đơn vị đất đai đại diện thông qua các chỉ tiêu kinh tế bao gồm : Giá trị sản xuất (GO); Chi phí sản xuất (IC); Giá trị gia tăng (VA

=GO - IC); Các tỷ suất: GO/IC, VA/IC Các chỉ tiêu này được định lượng bằng tiền, được tính toán, quy đổi theo giá trị, đơn giá hiện hành (năm 2020-2021) giá trị các mức được thể hiện qua bảng 4.3, 4.4.

Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý)

Năng suất, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng của các loại hình sử dụng đất có sự chênh lệch rõ rệt, giá trị sản xuất của cây chuối là cao nhất và sau đó là đến cây cao su, sắn Các loại hình sử dụng đất cao su, chuối và sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lúa và cây ngô Tổng thu nhập của loại hình sử dụng đất trồng chuối là 135, 59 triệu đồng/ha và loại hình sử dụng đất trồng ngô là 31,05 triệu đồng/ha Mức đầu tư cho loại hình sử dụng đất trồng chuối là cao nhất là 56,83 triệu đồng/ha và thấp nhất là sắn có mức đầu tư là12,13 triệu đồng/ha Lợi nhuận thu được của các loại hình sử dụng đất trồng chuối (78,73 triệu đồng/ha), cao su (46,73 triệu đồng/ha), sắn (44,72 triệu đồng/ ha) cao hơn các loại hình sử dụng đất còn lại trên địa bàn huyện A Lưới Hiệu quả đồng vốn của các loại hình sử dụng đất mang lại khá cao Các loạ hình sử dụng đất trồng sắn, ngô, và keo có hiệu quả đồng vốn lần lượt là 9,2, 5,0 và 4,2 lần Hiệu quả tỷ suất lợi nhuận của loại hình sử dụng đất trồng sắn là 8,2 lần cao nhất trong các loại hình hiện đang canh tác được điều tra trên địa bàn huyện A lưới Loại hình sử dụng đất trồng cây cao su, keo, chuối, sắn, đạt hiệu quả kinh tế cao Điều này cho thấy, đặc thù về điều kiện đất đai, khả năng về nguồn nước cũng như khí hậu và một số điều kiện khác tại địa phương rất phù hợp với các loại hình sử dụng đất trồng cây như: cao su, keo, chuối sắn Loại hình sử dụng đất trồng cây lúa, ngô đem lại hiệu quả kinh tế đạt mức độ trung bình.

Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị chi phí

STT Loại cây GO/IC

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý)

Đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho một số loại hình sử dụng đất huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

4.3.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai a Xây dựng bản đồ loại đất

Bản đồ loại đất được xây dựng dựa trên việc kế thừa bản đồ thổ nhưỡng của huyện A Lưới và quá trình điều tra bổ sung Trên cơ sở bảng phân loại bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới, nghiên cứu đã tiến hành phân cấp các chỉ tiêu đối với bản đồ đất (Bảng ) Căn cứ vào đặc tính và tính chất đất đai, theo phân loại đất của FAO huyện A Lưới có các loại đất sau:

Bảng 4.5 Phân cấp loại đất huyện A Lưới

STT Tên loại đất FAO_UNESCO Ký hiệu Diện tích

1 Đất đỏ vàng trên đá biến chất

2 Đất đỏ vàng trên đá sét

3 Đất vàng đỏ trên đá macma axit

4 Đất vàng nhạt trên đá cát

5 Đất nâu vàng trên phù sa cổ

(Nguồn: Xử lý số liệu 2022) Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (FJ): có diện tích 1009,6ha chiếm 10,96% tổng diện tích của khu vực nghiên cứu, hình thành trên đá Feralit và đá biến chất, phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá mácma bazơ và trung tính, đá vôi đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng dinh dưỡng không cao, tầng đất trung bình, thoát nước tốt Đất này được phân bố ở khu vực vùng đồi núi. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): có diện tích 1073,75ha chiếm 11,66% Đất được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá phiến sét Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu xám, xám nâu, xám vàng; ở các tầng dưới có màu đỏ vàng hoặc vàng đỏ là chủ đạo Ở lớp đất mặt cấu trúc của đất thường là viên hoặc cục nhỏ, ở các tầng dưới cấu trúc thường là cục đến tảng Đất này được phân bố ở khu vực vùng đồi núi. Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): có diện tích 2065,7ha, chiếm 22,44% diện tích khu vực nghiên cứu Đá mẹ hình thành đất chủ yếu là granit, riolit,pecmatit, là những loại đá giàu SiO2 nên đã hình thành nên loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, thường có kết cấu kém, tầng đất mỏng Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali khá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp hạt sét thấp, vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém.

Hình 4.3 Bản đồ loại đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau như granit, macma axit, trầm tích và biến chất đất có màu vàng nhạt do giàu silic, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên không cao, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém Đây là khu vực đất tiếp giáp giữa vùng đồi và vùng đồng bằng, có diện 3022,5 ha chiếm 32,82% tổng diện tích của khu vực nghiên cứu Loại đất này phân bố trên diện tích rộng. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có diện tích 2038,2 ha, chiếm 22,13 % tổng diện tích của khu vực nghiên cứu Diện tích đất này nằm rải rác trên toàn huyện.Đất nâu vàng được hình thành trên nền phù sa cổ, tầng đất dày 100 cm b Bản đồ phân cấp tầng dày đất Độ dày tầng đất là một yếu tố quan trọng trong đánh giá, phân hạng đất đai Độ dày tầng đất đống vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Độ dày tầng đất ảnh hưởng đến việc phân bố rễ cây, từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thu nước và dinh dưỡng của cây Ngoài ra, tầng dày đất có liên quan đến các yếu tố khác như: độ dốc địa hình, lớp phủ thực vật, phương thức canh tác Bản đồ phân cấp chỉ tiêu tầng dày đất sản xuất nông nghiệp huyện

A Lưới được xây dựng dựa trên các điểm phẩu diễn bổ sung và Bản đồ tầng dày đối với bản đồ đất huyện A Lưới Theo đó, tầng dày đất trên địa bản huyện A Lưới được chi thành 5 cấp khác nhau Cụ thể, khu vực có độ dày lớn hơn 100 cm với diện tích là 2457,9 ha, 70-100 cm có diện tích 1580,6 ha; tầng dày 50-70 cm có diện tích 1905,4 ha, tầng dày 30 – 50 cm có diện tích 2205,3 ha và nhỏ hơn 30 cm có diện tích 1060,5 ha (bảng ).

Bảng 4.6 Phân cấp tầng dày huyện A Lưới

STT Tầng dày Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

(Nguồn: Xử lý số liệu 2022)

Hình 4.4 Bản đồ tầng dày đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới c Bản đồ thành phần cơ giới đất

Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ nước, tiêu nước trong đất Thành phần cơ giới còn ảnh hưởng đến khả năng ăn sâu của rễ cây, điều kiện và khả năng canh tác Mặt khác thành phần cơ giới còn thể hiện rõ các tính chất lý hoá của đất từ đó ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất các loại cây trồng Về thành phần cơ giới, đất đai huyện A Lưới được chia làm 3 loại: thịt nhẹ, thịt trung bình và thịt nặng Bản đồ phân cấp chỉ tiêu thành phần cơ giới được xây dựng dựa trên hiện trạng các mẫu đất đã thu thập trong quá trình thực hiện và bản đồ thành phần cơ giới của huyện A Lưới

Bảng 4.7 Phân cấp thành phần cơ giới huyện A Lưới

STT Thành phần cơ giới Ký hiệu Diện tích

(Nguồn: Xử lý số liệu 2022)

Hình 4.5 Bản đồ thành phần cơ giới đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới d Bản đồ phân cấp pH đối với đất sản xuất nông nghiệp Độ chua của đất (pH) ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng Mặt khác, độ pH còn thể hiện rõ các tính chất lý hoá của đất từ đó ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất các loại cây trồng Về độ chua của đất huyện A Lưới được phân thành 3 cấp loại gồm rất chua khoảng 1315,67 ha, chua vừa 7126,56 ha và ít chua 767,48 ha Bản đồ phân cấp chỉ tiêu độ chua của đất (pH) được xây dựng dựa trên hiện trạng các mẫu đất đã thu thập trong quá trình thực hiện và bản đồ thành phần cơ giới của huyện A Lưới

Bảng 4.8 Phân cấp độ chua pH đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới

STT Thành phần cơ giới Ký hiệu Diện tích

Hình 4.6 Bản đồ pH đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới e Bản đồ phân cấp hàm lượng mùn đối với đất sản xuất nông nghiệp

Hàm lượng mùn là một yếu tố quan trọng trong đánh giá, phân hạng đất đai Độ giàu nghèo của mùn trong đất đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Hàm lượng mùn của đất ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cho cây trồng và bộ rễ cây, từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thu nước và dinh dưỡng của cây Bản đồ phân cấp chỉ tiêu hàm lượng mùn trong đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới được xây dựng dựa trên các điểm phẩu diễn bổ sung và Bản đồ đất huyện A Lưới Theo đó, hàm lượng mùn đất trên địa bản huyện A Lưới được chi thành 4 cấp khác nhau giàu mùn, mùn khá, mùn trung bình và nghèo mùn Cụ thể, khu vực có hàm lượng mùn giàu khoảng 1060,5 ha, mùn khá khoảng 1580,6 ha, mùn trung bình khoảng 4663,2 ha, nghèo mùn 1905,4 ha (bảng ).

Bảng 4.9 Phân cấp hàm lượng mùn huyện A Lưới

STT Tầng dày Ký hiệu Diện tích

(Nguồn: Xử lý số liệu 2022)

Hình 4.7 Bản đồ phân cấp hàm lượng mùn đất sản xuất nông nghiệp huyện A Lưới

4.3.2 Xác định các đơn vị bản đồ đất đai

Trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính, nghiên cứu đã xác định được

199 đơn vị bản đồ đất đai thuộc đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới với tổng diện tích được xác định là 9.209.7 ha và các đơn vị bản đồ đất đai được thể hiện ở hình

Hình 4.8 Bản đồ đơn vị đất đai huyện A Lưới

4.3.3 Xếp hạng các yếu tố chẩn đoán yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

Trên cơ sở các loại hình sử dụng đất đã điều tra phân tích hiệu quả kính tế ở nội dung 4.2, đề tài đã lựa chọn 4 loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao nhất để đánh giá khả năng thích nghi đất đai Theo đó, các loại hình sử dụng đất được dưa vào đánh giá trong nghiên cứu này gồm loại hình sử dụng đất trồng cao su, trồng sắn, trồng chuối và trồng keo Các loại hình sử dụng đất có yêu cầu khác nhau và có những đòi hỏi khác nhau về điều kiện đất đai,thành phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng mùn và độ pH của dất Bảng 4.8 thể hiện việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán của các loại hình sử dụng đất nghiên cứu Theo đó, loại hình sử dụng đất trồng cao su thích hợp trung bình trên đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất đỏ vàng trên đá sét,đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, tầng dày đạt ở mức trung bình 50-70cm còn tương đối cao từ 70-100cm, thành phần cơ giới trung bình Ít thích hợp với thành phần cơ giới nặng Không thích với tầng dày 0-50cm và thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất trồng keo thích hợp trên đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, tầng dày cao từ 50-100cm, thành phần cơ giới nhẹ Thích hợp trung bình với loại đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất đỏ vàng trên đá sét ,thành phần cơ giới trung bình và nặng, tầng dày 30-50cm Ít thích hợp với tầng dày 0-30cm Không thích hợp trên đất vàng đỏ macma axit.

- Đất trồng chuối thích hợp trên đất vàng đỏ trên đá macma axit và đất nâu vàng trên phù sa cổ, tầng dày tương đối thấp từ 0-50cm, thành phần cơ giới nhẹ Cây chuối thích hợp trung bình trên nền đất vàng đỏ trên đá cát, tầng dày từ 50-70cm, thịt nặng Ít thích hợp với đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất đỏ vàng trên đá sét, thành phần cơ giới trung bình Không thích hợp với tầng dày 70-100cm.

- Đất trồng sắn thích hợp với loại đất đỏ vàng trên đá sét biến chất, đất đỏ vàng trên đá sét, tầng dày thích hợp từ 30-50cm, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình Thích hợp trung bình trên đất vàng đỏ trên đá các macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, tầng dày 50-100cm, thành phần cơ giới nặng Không thích hợp cho tầng dày 0-30cm

Bảng 4.10 Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

LUT Chỉ tiêu Ký hiệu

LUT Chỉ tiêu Ký hiệu

4.3.4 Phân hạng thích nghi hiện tại của các loại hình sử dụng đất

4.3.4.1 Phân hạng thích nghi đất đai đối với loại hình sử dụng đất trồng cao su

Dựa vào kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, yêu cầu điều kiện của loại hình sử dụng đất trồng cao su, căn cứ vào việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán ,tiến hành đánh giá phân hạng đất thích nghi hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng cao su được thể hiện qua bảng 12 Kết quả cho thấy: thích hợp cao (S1) không có đơn vị đất đai nào Thích hợp trung bình (S2) có 17 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích 786,75ha chiếm 8,54% tổng diện tích đánh giá Ít thích hợp (S3) có 81 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 3748,67ha chiếm40.70% tổng diện tích đánh giá Không thích hợp (N) có 101 đơn vị bản đồ đất đai, diện tích là 4674,27ha chiếm 50,75% tổng diện tích đánh giá

Bảng 4.11: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng cao su

Mức độ thích hợp Số đơn vị bản đồ đất đai Diện tích Tỷ lệ

Thích hợp trung bình (S2) 17 786,75 8,54 Ít thích hợp (S3) 81 3748,67 40,70

Hình 4.9 Bản đồ thích nghi hiện tại đối với cây cao su 4.3.4.2 Loại hình sử dụng đất trồng sắn Đánh giá phân hạng đất thích nghi hiện tại cho loại hình sử dụng đất trồng sắn được thể hiện qua bảng13 Kết quả cho thấy: thích hợp cao (S1) có

14 đơn vị đất đai với diện tích 674,92ha chiếm 7,04% Thích hợp trung bình(S2) có 151 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích 36988,26 ha chiếm 75,88% tổng diện tích đánh giá Ít thích hợp (S3) có 18 đơn vị bản đồ đất đai với diện tích là 833,04ha chiếm 9,05% tổng diện tích đánh giá Không thích hợp (N) có 16 đơn vị bản đồ đất đai, diện tích là 740,48ha chiếm 8.04% tổng diện tích đánh giá.

Bảng 4.12: Tổng hợp mức độ phân hạng thích nghi hiện tại của loại hình sử dụng đất trồng sắn

Mức độ thích hợp Số đơn vị bản đồ đất đai Diện tích Tỷ lệ

Thích hợp trung bình (S2) 151 6988,26 75,88 Ít thích hợp (S3) 18 833,04 9,05

Hình 4.10 Bản đồ thích nghi hiện tại đối với LUT Sắn

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.4.1 Giải pháp về thủy lợi

- Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn tưới tiêu cho một số vùng bị thiếu nước Trong giai đoạn từ nay để giải quyết vấn đề thủy lợi,huyện cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng một số hồ chứa nước vừa và nhỏ ở vùng cao của các xã để mỡ rộng diện tích gieo trồng, đồng thời chủ động nguồn nước dự trữ tưới cho đất canh tác.

- Xây dựng một số công trình thủy lợi nhỏ và các trạm bơm bổ trợ để đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác.

4.4.2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiểu biết về kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao công nghệ sản xuất mới đến cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương.

- Mỡ rộng mạng lưới dịch vụ (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, …) đến từng cơ sở sản xuất kinh doanh dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trông quá trình sản xuất.

- Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao, phát triển thành những loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng.

4.4.3 Giải pháp về vốn đầu tư

- Nguồn vốn đầu tư cho các loại hình chủ yếu là từ HTX nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần phải tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn để sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo Để làm được điều này cần phải có sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, …) và đặc biệt là các cấp chính quyền.

- Phải tăng quỹ cho vay, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.

- Cải tiến phương thức cho vay vốn, tạo điều kiện để nhiều hộ nông dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

4.4.4 Giải pháp về thị trường

- Củng cố các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.

- Thành lập các tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các điểm thu mua tại các thôn.

- Tăng cường nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường trong huyện và các vùng khác trong tỉnh.

4.4.5 Giải pháp về quản lý nhà nước về đất đai

- Ưu tiên phát triển đất nông nghiệp, bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân có đất sản xuất ổn định và lâu dài.

- Đầu tư hợp lý để có thể khai hoang phục hóa để dưa vào sản xuất.

- Giao đất cho mục đích sử dụng khác phải được tiến hành theo kế hoạch, công tác tổ chức lập và xét duyệt việc giao đất phải được tiến hành một cách có hệ thống và nghiêm túc.

- Cấp đất phải đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn và đúng mục đích sử dụng Thường xuyên điều tra, chỉ đạo sát sao việc sử dụng đất của các tổ chức,đơn vị, cá nhân, ngăn chặn những hành động vi phạm pháp luật đất đai.

Ngày đăng: 11/03/2024, 17:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w