1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Đánh giá thực trạng đất trồng lúa bỏ hoang trên địa bàn xã bình đào, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Đánh Giá Thực Trạng Đất Trồng Lúa Bỏ Hoang Trên Địa Bàn Xã Bình Đào, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam
Trường học trường đại học nông lâm
Chuyên ngành nông nghiệp
Thể loại đề tài
Thành phố quảng nam
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,86 MB
File đính kèm Đánh giá thực trạng đất trồng lúa bỏ hoang.rar (4 MB)

Nội dung

Thăng Bình là huyện ven biển nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Nam. Thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển của địa phương, Thăng Bình đang tích cực thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và thực hiện chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng nông dân bỏ ruộng và cơ sở dữ liệu đất đai chưa đồng bộ.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Sản lượng một số cây trồng chính của xã Bình Đào

Bảng 3.2 Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang xã Bình Đào

Bảng 3.3 Diện tích đất bỏ hoang theo từng thôn của xã Bình Đào Bảng 3.4 Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang theo Xứ đồng

Bảng 3.5 Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang theo đối tượng sử dụng đất

Trang 3

DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 3.1 Vị trí của xã Bình Đào

Biểu đồ 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Bình Đào năm 2019

Biểu đồ 3.2 Diện tích sử dụng nhóm đất nông nghiệp của xã Bình Đào Biểu đồ 3.3 Diện tích sử dụng đất trồng cây hằng năm của xã Bình Đào Hình 3.2 Đất trồng lúa bỏ hoang trên cánh đồng thôn Phước Long Hình 3.3 Đất trồng lúa bỏ hoang trên cánh đồng thôn Trà Đóa 1

Hình 3.4 Đất trồng lúa bỏ hoang trên cánh đồng thôn Vân Tiên

Hình 3.5 Đất trồng lúa bỏ hoang trên cánh đồng thôn Trà Đóa 2

Biểu đồ 3.4 Nguyên nhân bỏ hoang đất trồng lúa tại xã Bình Đào

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với hơn 30% hộ gia đình sinh sốngdựa vào nông nghiệp (GSO 2020) Do đó, đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùngquan trọng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn (World Bank 2016) Tuy nhiên,dưới áp lực của đô thị hoá và biến đổi khí hậu, hiện nay nhiều vùng ở khu vựcnông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp(Hoàng 2008, Hoàng 2015)

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn2012-2013, cả nước có 42.785 hộ bỏ đất, không canh tác với diện tích đất nôngnghiệp hoang hoá khoảng 6.882 ha (Tạp chí điện tử Nông nghiệp – Nông thôn2020) Tình trạng này có xu hướng gia tăng, đặc biệt không chỉ ở khu vực phíaBắc mà còn lan rộng ở khu vực miền Trung Trước 2013, việc bỏ hoang ruộngđất nông nghiệp chủ yếu xảy ra ở Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An với diện tíchkhoảng 2.011,90 ha Trong đó, 6.040 hộ nông dân bỏ ruộng và 2.009 hộ trả lạiruộng cho Nhà nước (Tạp chí điện tử Lý luận Chính trị 2015) Tuy nhiên,những năm trở lại đây, tình trạng tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp, đặc biệt

là đất trồng lúa diễn ra ngày càng nghiêm trọng, lan rộng hơn 25 tỉnh thành vớidiện tích bỏ hoang tập trung thành nhiều khu vực lớn Năm 2017, tỉnh Hà Namchỉ có hơn 100 ha ruộng bị bỏ hoang thì năm 2019, số diện tích bị bỏ hoang đãlên tới 310 ha Tỉnh Vĩnh Phúc, vụ mùa năm 2019 có hơn 1.000 ha ruộng bỏhoang và diện tích gieo trồng vụ đông năm 2019 của tỉnh này giảm tới 6.000 ha.Năm 2019, tỉnh Thanh Hóa có hơn 110 ha ruộng bị bỏ hoang, tỉnh Thái Bình cóhơn 1.200 ha ruộng bị bỏ hoang Tình trạng này cũng xảy ra ở Hà Nội với gần5.000 ha đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang Tại miền Trung, đặc biệt các tỉnh

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, tỉ

lệ bình quân mỗi tỉnh có khoảng 7% hộ nông dân bỏ ruộng (Tạp chí điện tửNông nghiệp – Nông thôn 2020, Tạp chí điện tử Quân đội nhân dân Việt Nam2022)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏ hoang đất trồng nông nghiệp, trong đónguyên nhân chính là do tác động của đô thị hoá, biến đổi khí hậu, sản xuất kémhiệu quả do thiên tai khắc nghiệt, điều kiện địa hình và khó tiếp cận cơ sở hạtầng giao thông, thuỷ lợi (Hoàng 2015, Ngô 2020) Để phục vụ cho quá trình đôthị hoá, bên cạnh việc đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử

Trang 5

dụng đất, một bộ phận nông dân có xu hướng từ bỏ nông nghiệp để tham gia vàocác công việc phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập (Đặng 2008, Hoàng

2015, Ngô 2020) Lực lượng lao động trẻ và có việc làm ổn định dễ dàng từ bỏ

và bỏ hoang đất nông nghiệp để tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp nhằmcải thiện sinh kế (Nguyen 2020) Tuy nhiên, những lao động già có xu hướngchỉ canh tác tại các thửa đất có chất lượng tốt, gần nhà Các thửa đất xa nhà, chấtlượng kém hơn thường bị bỏ hoang, không canh tác do thiếu lao động (Duong2022) Mặt khác, tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thoái hoá đất do biến đổikhí hậu cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏhoang đất nông nghiệp ở khu vực miền Trung Việt Nam (Huỳnh và cộng sự2015) Theo Mai và cộng sự (2015), dự báo đến năm 2030, bên cạnh sự suygiảm đất nông nghiệp do tác động của đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp bịngập úng và khô hạn dưới tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực miền Trunglên tới 1.424,8 ha Việc từ bỏ sản xuất và bỏ hoang đất nông nghiệp không chỉgây ra tình trạng lãng phí đất đai mà còn ảnh hưởng đến sinh kế và làm thay đổinông thôn (World Bank 2016) Do đó, đánh giá thực trạng bỏ hoang đất nôngnghiệp là việc làm cần thiết

Từ những lý do đó, nghiên cứu này được thực hiện tại 1 xã nông nghiệp ởhuyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nơi đang đối mặt với tình trạng nông dân

bỏ hoang đất trồng lúa Thăng Bình là huyện ven biển nằm ở phía Đông tỉnhQuảng Nam Thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước và định hướng pháttriển của địa phương, Thăng Bình đang tích cực thực hiện tái cơ cấu lại ngànhnông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và thực hiện chuyển đổi số trongcác ngành, lĩnh vực Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang đối mặt với nhiều khókhăn do tình trạng nông dân bỏ ruộng và cơ sở dữ liệu đất đai chưa đồng bộ.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam (2022), diện tíchđất nông nghiệp bỏ hoang trên địa bàn tỉnh hơn 701 ha Tỉ lệ bình quân hộ nôngdân bỏ ruộng trên địa bàn huyện Thăng khoảng 7% (Tạp chí điện tử Nôngnghiệp – Nông thôn 2020) Tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp, đặc biệt là đấttrồng lúa diễn ra ở nhiều khu vực, nhiều cánh đồng tại các huyện như BìnhPhục, Bình Dương, Bình Minh,… Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏhoang đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là do không chủ động nước ở vụ HèThu, thiếu lao động và sản xuất kém hiệu quả do sình lầy, thuỷ phá Mặc dùhuyện đã chuyển gần 300 ha đất ở những chân ruộng không chủ động nước tưới,diện tích đất nông nghiệp phụ thuộc nước trời để liên kết với Doanh Nghiệpchuyển sang trồng hoa màu các loại và cây ăn quả, dược liệu Tuy nhiên, vẫn

Trang 6

còn nhiều khu vực trên địa bàn huyện vẫn đang gặp khó khăn trong việc quản lý

và cải tạo, chuyển đổi loại đất này

Việc bỏ hoang đất trồng lúa không chỉ gây lãng phí đất đai, mà còn ảnhhưởng đến sinh kế của người dân và kinh tế của địa phương Bên cạnh đó, cơ sở

dữ liệu đất trồng lúa bỏ hoang trên địa bàn tỉnh chủ yếu đang được lưu trữ ởdạng giấy, tài liệu, và báo cáo văn bản Trong khi đó, không có bản đồ chuyên

đề về đất trồng lúa bỏ hoang Dữ liệu lưu trữ nhiều cơ quan, manh mún gây khókhăn cho công tác hoạch định chính sách, mất thời gian để tìm kiếm và báo cáokết quả Do vậy, nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng bỏ hoangđất trồng lúa trên địa bàn huyện Thăng Bình

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã thực hiện lựa chọn

đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng đất trồng lúa bỏ hoang trên địa bản

xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”

Trang 7

- Đánh giá thực trạng đất trồng lúa bị bỏ hoang trên địa bàn.

- Xác định các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu

3 Yêu cầu của đề tài

- Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải chính xác, khách quan, trungthực và đầy đủ

- Kết quả nghiên cứu phải phản ánh một cách trung thực, khách quan vàđầy đủ về thực trạng bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

- Các đề nghị, kiến nghị phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan:

- Đất đai:

+ Khái niệm: Khái niệm về đất đai được hiểu theo các cách sau:

"Một vạt đất là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất Xét về mặt địa lý, cónhững đặc tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu kỳ cóthể dự đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng phía trên và phía dướicủa phần mặt đất này Nó bao gồm các đặc tính của phần không khí, thổ nhưỡngđịa chất, thủy văn, cây cối, động vật sinh sống trên đó và tất cả các hoạt độngcủa quá khứ và hiện tại của con người ở chừng mực mà những đặc tính đó cóảnh hưởng tới sử dụng vạt đất này trước mắt và trong tương lai" (Brink man vàSmyth 1976) [18]

"Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấuthành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bềmặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng vớinước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định

cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại(san hô, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa, )" (Hộinghị quốc tế về môi trường ở Rio de janerio, Brazil, 1993) [18]

Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời gian theo chiều thẳngđứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật,nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiềungang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùngnhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạtđộng sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người [18]

- Đất nông nghiệp:

+ Khái niệm: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,

nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Bao gồm sản xuất nông nghiệp, đấtlâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệpkhác [18]

+ Phân loại: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

Trang 9

- Đất trồng lúa:

+ Khái niệm: Đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa khác

+ Phân loại: Đất trồng lúa bao gồm các loại đất sau đây [18]:

Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang)hàng năm cấy trồng từ hai vụ trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canhvới cây hằng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụhoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm

Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang)hàng năm chỉ trồng một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi màtrồng thêm một vụ lúa hoặc cây hằng năm khác, hoặc có khó khăn đột xuất màkhông sử dụng trong thời gian không quá một năm

Đất trồng lúa nương là đất nương, rẫy (đất dốc trên dồi, núi) để trồng lúa

từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ

và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác

+ Quản lý và sử dụng đất trồng lúa:

Để đảm bảo cho các vấn đề về lương thực cũng như đảm bảo sản lượng

để xuất gạo Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa hiện nay đang có xu hướng giảmnên Chính phủ đã ban hành các nghị định nhằm bảo vệ và hỗ trợ quỹ đất lúa cònlại, một trong số đó là nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015 vềquản lý và sử dụng đất trồng lúa, bao gồm một số điều sau [6]:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

- Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kếthợp nuôi trồng thủy sản:

Trang 10

+ Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làmbiến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hưhỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

+ Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồngcây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp

xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa);

+ Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép

sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủysản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa

- Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vớiUBND cấp xã UBND cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy địnhtrên khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa

- Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định trên vẫnđược thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàntoàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản

Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nôngnghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đấtđai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

- Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết địnhmức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tíchđất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giácủa loại đất trồng lúa tính theo bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sửdụng đất

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp,tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được Nhà nước giao, chothuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa:

- Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đãđược cơ quan có thẩm quyền xét duyệt

- Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đấttrồng lúa Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý

Trang 11

- Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

+ Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;

+ Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnhhưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

+ Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải cóbiện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sảnxuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

+ Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sảnnước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồngthủy sản

- Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

+ Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điềukiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định;

+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trườngđất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề Trườnghợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thườngthiệt hại

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theoquy định và các văn bản pháp luật khác có liên quan

- Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất trồng lúa của địa phương đã được xét duyệt; xác định ranh giới, lập bản đồdiện tích đất trồng lúa, vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất cao, chấtlượng cao

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm trước pháp luật và Chính phủ về việc bảo vệ diện tích, chỉ giới, chấtlượng đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phêduyệt

- Xác định các loại cây trồng hàng năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyểnđổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định Chỉ đạo các

cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấucây trồng trên đất trồng lúa của địa phương

- Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, quyết định chính sách hỗ trợ khácngoài quy định để quản lý và sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả

Trang 12

- Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình quản lý và sửdụng đất trồng lúa của địa phương; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việcphân bổ, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địaphương

- Đất trồng lúa bỏ hoang:

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào nói rõ về khái niệm đất nông nghiệp bỏhoang, ở một số văn bản của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai có nêu: Đấtnông nghiệp có đủ điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng, cơ sở hạ tầng kỹ thuậtphục vụ sản xuất nhưng không được đưa vào khai thác sử dụng trong chu kỳ sảnxuất từ 12 tháng trở lên được coi là đất nông nghiệp bỏ hoang

Đất nông nghiệp bỏ hoang được coi là đất không được đưa vào sử dụngtrong một khoảng thời gian mà pháp luật về đất đai hiện hành quy định, sau thờigian trên thì đất đấy bị coi là đất bị bỏ hoang

Như vậy, có thể hiểu đất nông nghiệp bị bỏ hoang trong nghiên cứu này làphần diện tích đất nông nghiệp được nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức để sửdụng và có điều kiện, tiềm năng khai thác sử dụng vào mục đích SXNN nhưngkhông được sử dụng trong chu kỳ sản xuất từ 12 tháng liên tục trở lên

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất lúa ở Việt Nam

Theo một báo cáo hồi năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, mỗi năm có bình quân khoảng 73.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi để làmkhu công nghiệp, khu đô thị, sân golf Trong 5 năm qua, đời sống của 627.495

hộ dân với khoảng 950.000 lao động đã bị tác động do bị thu hồi đất nôngnghiệp, kéo theo khoảng 2,5 triệu người cũng bị ảnh hưởng ít nhiều

Số hộ nông dân bị mất đất ngày càng tăng, trong khi các ngành nghề phinông nghiệp chưa phát triển để giải quyết số lao động dôi ra, đã tạo nhiều nguy

cơ xấu trong tương lai Nhưng đáng lo nhất là an ninh lương thực có thể bị ảnhhưởng do diện tích trồng lúa giảm

Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, cán bộ Viện Nghiên cứu phát triển kinh

tế - xã hội Hà Nội, đa số diện tích bị quy hoạch, thu hồi đều là đất tốt, thuộc đấtven lộ; trong đó có xã mất đến 80% đất canh tác Diện tích đất trồng lúa đã giảmchỉ còn khoảng 4,2 triệu héc ta trên phạm vi cả nước Những năm qua, năng suấtlúa tăng nhờ nông dân áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiên tiến đã bù đắp phầnsản lượng lúa bị mất do giảm diện tích

Trang 13

Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, việc tiếp tục tăng năng suất trongnhững năm tới là rất khó và mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hạn chế việcchuyển đổi, thu hồi đất lúa, nhưng xem ra diện tích lúa vẫn khó có thể ổn định.

Chẳng hạn ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, ven các tuyến đường mới

mở như quốc lộ 91B, đường Nam Sông Hậu nhiều mảnh ruộng ven đườngđang dần bị san lấp cát để xây nhà, xưởng Những chủ ruộng, dù có thể khôngmuốn, nhưng vẫn phải san lấp để cất nhà hoặc bán cho người khác xây dựng.Đường mở đến đâu, đất nông nghiệp mất theo đến đấy

Theo tiến sĩ Chu Tiến Quang, cán bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương, kết quả điều tra hồi năm 2009 cho thấy thị trường mua bán đất nông nghiệp

ở miền Nam diễn ra mạnh hơn so với miền Bắc nhưng "nóng" nhất là vùng TâyNguyên Đáng chú ý, kết quả điều tra đã phát hiện ra rằng, các giao dịch đất nôngnghiệp không theo hướng chuyển dịch tư liệu sản xuất, tức không nhằm mục tiêu

mở rộng quy mô sản xuất, mà theo hướng chuyển dịch tài sản [4]

Để bảo vệ diện tích đất lúa Nhà nước đã ban hành nghị định số42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồnglúa, gần đây là nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 củaChính phủ thay thế cho nghị định số 42/2012/NĐ-CP để tăng cường việc quản

lý và bảo vệ diện tích trồng lúa

1.2.2 Tình hình quản lí và sử dụng đất lúa ở Quảng Nam trong thời gian qua

Ngày 3/7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã khai mạc kỳ họp đãtrình nhiều đề án phát triển nông - lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 Theo đó,đến năm 2015 tỉnh Quảng Nam sẽ giữ 52.946ha đất trồng lúa (năm 2013 diệntích trồng lúa 56.030ha)

Thực hiện Nghị định 42/2012/NĐCP của Chính phủ giai đoạn 2013

-2015 về việc bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, tại kỳ họp này, HĐND tỉnhQuảng Nam đã trình về định mức phân bố kinh phí hỗ trợ cho các địa phươngthực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Hiện mỗi năm tỉnh Quảng Nam được Trung ương hỗ trợ khoảng 44 tỷđồng cho người sản xuất lúa để đầu tư xây dựng, duy trì bảo dưỡng các côngtrình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ các hoạt động khuyến nông là 22

tỷ đồng Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh Quảng Nam đầu tư 95 tỷ xây dựng cáchạng mục thủy lợi, giao thông nội đồng và cải tạo chỉnh trang đồng ruộng [1]

1.2.3 Tình hình bỏ hoang đất trồng lúa ở Việt Nam

Tại nhiều tỉnh, TP trên cả nước, những năm gần đây, tình trạng đất nông

Trang 14

NN&PTNT, trong những năm gần đây, có hiện tượng người dân không mặn màsản xuất nông nghiệp nói chung, gieo cấy lúa nói riêng Chủ thể được giao đấtnông nghiệp mà phần lớn là nông dân không tổ chức sản xuất, hoặc chỉ sản xuất

1 vụ/năm

Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún Cơ sở hạtầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi ) chưa đồng bộ Sản xuất phụ thuộc nhiềuvào yếu tố thời tiết Lao động nông nghiệp bị thiếu hụt do xu thế chuyển dịch từnông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Bên cạnh đó, chi phí sảnxuất nông nghiệp cao, trong khi lợi nhuận, thu nhập của nông dân trồng lúa cònthấp và nhiều bấp bênh [2]

1.2.4 Tình hình bỏ hoang đất trồng lúa ở Quảng Nam

Bao năm làm ruộng, ông Nguyễn Năm, ở khối phố 7A, phường Điện NamTrung chưa bao giờ thấy việc trồng cây lúa bấp bênh như lúc này Lúa gieoxuống không bị chuột phá cũng sâu rầy khiến năng suất ngày càng sụt giảm, có

vụ một sào ruộng ông chỉ thu hoạch được 10 ang lúa “Vụ đông xuân này nhiềunông dân đã bỏ ruộng vì làm không lời trong khi chi phí chăm sóc cao” - ôngNăm nói

Theo ông Năm, hiện nay tiền thuê máy đánh đất đã 170 nghìn đồng; cắtlúa máy bung 170 nghìn đồng; thuốc diệt mầm 40 nghìn đồng/chai; 200 nghìntiền phân bón; tiền trổ nước, công dặm, bơm thuốc… tính ra mỗi sào lúa chi phí

đã hơn 600 nghìn đồng Với giá một ang lúa hiện nay 30 nghìn đồng, mỗi sàonếu thu hoạch được 40 ang, tiền bán cũng chỉ 1,2 triệu đồng, nhưng trong tìnhtrạng thiếu nước và chuột phá như hiện nay năng suất lúa thấp, số tiền thu lạichắc chắn lỗ nặng, nên người dân bỏ ruộng không làm

Theo khảo sát của ngành chức năng, vụ đông xuân 2019 - 2020 phườngĐiện Nam Đông có khoảng 30ha (trong tổng số 194ha) đất lúa bị bỏ hoang, tậptrung chủ yếu tại các cánh đồng 7A, 7B…

Ông Thân Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND phường Điện Nam Đôngtính toán, trong vụ đông xuân này nếu chuột ít cắn phá thì năng suất lúa cũng chỉđạt 58 - 60 tạ/ha Trừ tất cả chi phí, số tiền thu lợi chỉ khoảng 300 nghìnđồng/sào, nên người nông dân không mặn mà

“Trước đây, phường cũng đã xây dựng đề án cải tạo đồng ruộng theohướng tận thu khai thác đất hỗ trợ lại hạ tầng, một số hộ dân đã thống nhấtnhưng do độ rủi ro cao nên cuối cùng phường không triển khai Trước mắtchúng tôi sẽ thống kê lại diện tích ruộng bỏ hoang xem đất nào của phường quản

lý, đất nào của dân quản lý sau đó sẽ kết nối với Phòng Kinh tế thị xã mời gọi

Trang 15

doanh nghiệp vào đầu tư Xã sẽ phải tổ chức họp dân để lấy ý kiến, nếu thốngnhất, khoảng 20ha đất lúa của cánh đồng 7A, 7B sẽ được chuyển giao cho doanhnghiệp chuyển mục đích sử dụng sang trồng bắp phục vụ cho nhà máy chế biếnxăng sinh học” - ông Phước thông tin [3].

Trang 16

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ quỹ đất trồng lúa bị bỏ hoang trên địa bàn xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

- Hộ gia đình có diện tích đất trồng lúa bỏ hoang trên địa bàn

- Thời gian thu thập số liệu: 2022

- Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện từ tháng 1-5/2023

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

- Thực trạng đất trồng lúa bỏ hoang trên địa bàn vùng nghiên cứu năm2022

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địabàn vùng nghiên cứu

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

2.4.1.1 Điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu, tài liệu tại các cơ quan: Phòng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn huyện Thăng Bình, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đaihuyện Thăng Bình, Ủy ban nhân dân xã Bình Đào để đánh giá thực trạng bỏhoang đất lúa tại xã Bình Đào

- Thu thập các số liệu về thống kê, kiểm kê đất đai, số liệu về tình hình sửdụng đất các năm tại Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thăng Bình

- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xãBình Đào, huyện Thăng Bình

2.4.1.2 Điều tra thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Trang 17

Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân có đấttrồng lúa bỏ hoang trên địa bàn nghiên cứu

- Tiến hành điều tra phỏng vấn (53 phiếu) để thu thập số liệu phục vụ choviệc đánh giá nguyên nhân, hiện trạng, ảnh hưởng của việc bỏ hoang đất trồnglúa Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn Chia đối tượng phỏngvấn ra làm 2 nhóm:

- Nhóm 1: Các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, HTX nông nghiệp (3phiếu)

- Nhóm 2: Các đối tượng là người dân (50 phiếu)

2.4.2 Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và xử lí số liệu

- Được sử dụng phân tích các số liệu sơ cấp để từ đó tìm ra những yếu tốđặc trưng tác động đến việc đất trồng lúa bị bỏ hoang trên địa bàn xã Bình Đào,huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2022

- Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập.Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để kháiquát tình hình đất trồng lúa bỏ hoang trên địa bàn xã Bình Đào, huyện ThăngBình, tỉnh Quảng Nam năm 2022

- Tổng hợp, phân tích số liệu dưới sự trợ giúp của các phần mềm Word,Excel trên máy tính

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành

xử lý, tổng hợp, phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung đề tài.Thông tin được tổng hợp theo các dạng sau:

- Phân loại tài liệu, số liệu theo nội dung cụ thể của từng thông tin, chọnlọc các thông tin, sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể, lậpbảng số liệu, xây dựng biểu đồ (nếu có), …

- Phân tích các tài liệu, số liệu được thực hiện thông qua việc đánh giá thểhiện bằng các thông tin định tính, định lượng

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 18

3.1 Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Xã Bình Đào, Huyện

Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Bình Đào nằm ở vị trí trung tâm của bảy xã huyện vùng đông huyện ThăngBình có vị địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với xã Bình Dương

- Phía Nam giáp với xã Bình Hải

- Phía Tây giáp với xã Bình Triều và xã Bình Sa

- Phía Đông giáp với xã Bình Minh

và giao thông đường thủy và du lịch

Điều kiền về vị trí địa lý của xã Bình Đào tương đối thuận lợi, mặc dù nằmcách xa trung tâm của huyện nhưng bù đắp lại huyện có mạng lưới giao thông

Trang 19

tương đối tốt và đồng bộ giúp phát triển giao thương hàng hóa với các vùng miềnkhá đa dạng đa dạng.

3.1.1.2 Địa hình, khí hậu

Bình Đào mang một đặc điểm của một vùng biển xã đồng bằng miềntrung, có đồng bằng hẹp, dốc thoải từ Bắc xuống Nam Địa hình xã Bình Đàođược chia thành 2 khu vực: khu vực phía Đông bao gồm các đồi cát và đụn cátcủa đất rừng, trong khi hầu hết các khu dân cư và canh tác nằm dọc sông TrườngGiang Đặc biệt, vì địa hình đất canh tác tại xã Bình Đào tương đối đa dạng với

độ cao trung bình 0,1m đến 2,9m và chất đất khác nhau Ngoài diện tích canhtác tập trung, nhiều diện tích đất canh tác nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư vàven đê sông.Vì địa hình dốc thoải, khá bằng phẳng xen kẻ với các đồng bằngthấp ven dòng sông, suối chính nên Bình Đào có khí hậu mát mẻ, ôn hòa Thờitiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa thường bắt đầu

từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau, tháng có lượng mưa lớn nhất làtháng 11, lượng mưa chiếm 60-70% lượng mưa của năm Mùa khô thường bắtđầu vào tháng 3 đến tháng 8, các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5,6,7, kèmtheo gió Tây Nam thịnh hành, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng Lượngmưa trung bình hằng năm của xã từ 2020-2350 mm

3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Đất cát biển phân bố ở phía Đông Bắc của xã, đất được hình thành ở ven biển

và cửa sông, thành phần cơ giới từ cát đến cát pha Đất thường phản ứng chuađến vừa chua, độ pH 4,5-6,5 ; hiện nay đang sử dụng phần lớn là nông nghiệpnhưng năng suất thấp, số còn lại đang được sử dụng vào mục đích khác như nhà

ở, chuyên dụng

Đất phù sa phân bố chủ yếu ở thôn Vân Tiên, Phước Long và Trà Đóa 2.Hình thành do sự bồi đắp phù sa của sông Trường Giang Tính chất của loại đấtnày phụ thuộc vào sản phẩm phong hóa của mẫu chất

b Tài nguyên nước:

Trang 20

- Nguồn nước mặt: Khả năng khai thác nguồn nước mặt của xã chưa đápứng, chủ yếu từ sông Trường Giang và một số ao hồ, mực nước thất thường, khókhăn cho việc khai thác, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có tài liệu thăm dò về mạch nướcngầm, nhưng khảo sát giếng người dân thì sâu khoảng 1,5-2,5 m; chất lượngnước chưa tốt

c Tài nguyên rừng:

- Toàn xã có 264,9 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng phòng hộ có diện tíchlớn nhất với 263,5 ha chủ yếu trồng các loại cây như keo lá tràm, bạch đàn Hiệntrạng rừng phòng hộ nằm chủ yếu về phía Đông Bắc của xã

* Các lợi thế

- Kinh tế năng động, phát triển nhanh, chính trị ổn định, là một xã có tốc

độ tăng trưởng vào mức khá của huyện Thăng Bình

- Lãnh đạo luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế, xãhội, thu hút được nguồn nhân lực phát triển hạ tầng; trong nhiều năm qua hạtầng trên địa bàn xã được đầu từ khang trang, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế -

xã hội

- Thu nhập bình quân đầu người của nhân dân trên địa bàn xã khôngngừng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng tăng nhanh Đây là một thịtrường tiêu dùng rất tiềm năng và còn nhiều cơ hội khai thác

- Hệ thống giao thông của xã Bình Đào khá thuận lợi, trên địa bàn xã cótuyến đường DT613 nối dài đi qua xuyên suốt dọc theo chiều dài xã, các đường

xã, liên xã ghép nối với nhau tạo ra mạng lưới giao thông xuyên suốt và liên kếtgiữa các vùng trên địa bàn xã

- Hệ thống điện đã được đầu tư phát triển và nâng cấp đồng bộ

- Tài nguyên đất là một trong những tài nguyên lớn mà thiên nhiên ưu đãicho xã Bình Đào, đất được hình thành từ bồi đắp phù sa của các dòng sông có

Trang 21

- Nền kinh tế của xã Bình Đào mặc dù trong những năm qua có tốc độphát triển khá cao nhưng vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp.

- Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội là điểmyếu chung của toàn xã, trong những năm qua nhân dân chủ yếu chạy theo thịtrường, khi giá cả nông sản đột ngột giảm nông dân sẵn sàng đi làm công việckhác để kiếm thêm thu nhập dẫn đến ruộng đất bị bỏ hoang gây ra tình trạng phá

vỡ quy hoạch và những bất ổn trong phát triển kinh tế

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển không tương xứngvới năng lượng hiện có của xã

- Cơ chế thu hút đầu tư hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề

- Điều kiện về cơ sở hạ tầng thường xuyên được nâng cấp, làm mới nhưngvới tốc độ phát triển của xã Bình Đào thì vẫn không thể theo kịp nhiều vùng,khu vực ở xa đường xá chưa được kiên cố, bê tông hóa gây khó khăn cho pháttriển

- Việc đầu tư nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao độngcòn ít nhiều hạn chế

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Báo cáo thống kê dân số xã Bình Đào cho biết, trên địa bàn xã có 7.273 ngườivới 1.874 hộ dân tính đến năm 2019 (Cục thống kê huyện Thăng Bình, 2019).Trong số này, 1.864 hộ là hộ nông dân chiếm 84,4% (UBND xã Bình Đào,2019) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 467,6 ha chiếm 39,3% tổng diệntích tự nhiên, trong đó có 365,2 ha trồng lúa (Cục thống kê huyện Thăng Bình,2019) Xã Bình Đào có 4 thôn: Trà Đóa 1, Trà Đóa 2, Phước Long và Vân Tiên

Mật độ dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thôn PhướcLong và một số khu vực trung tâm của xã

Hầu hết người dân ở xã Bình Đào sống bằng nghề nông nghiệp với cácsản phẩm chính như lúa, khoai lang, lạc và chăn nuôi nhỏ; còn lại số ít ngườidân sống bằng nghề thương nghiệp, dịch vụ và các nghề khác Bình Đào là mộthuyện với mạng lưới nông nghiệp đang ngày càng phát triển, đội ngũ lao độngđược tăng cường, các máy móc được đưa vào sử dụng và trình độ chuyên mônđược nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhưhiện nay

Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của xã Bình Đào, kinh

tế thị trường đang có sự phát triển mạnh, hàng hóa ngày càng nhiều và đa dạngcác mặt hàng Với sự nhạy bén của người dân nên mấy năm gần đây số hộ gia

Trang 22

đình khá của xã tăng nhanh, số lượng hộ nghèo giảm qua các năm Với tốc độphát triển hằng năm khá cao và ổn định nền nguồn thu, nguồn ngân sách của xãcũng ngày càng tăng Nhờ có chủ trương chính sách và đầu tư đồng bộ nên việcphát triển kinh tế nhanh và toàn diện, hoạt động kinh tế quy mô vừa và nhỏnhưng đã đóng góp cho nguồn thu ngân sách xã ổn đinh.

Chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đầu từ kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị nhiều năm gần đây có nhiều tiến bộ rõ rệt.Quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn gắnvới quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đãlàm cho diện mạo của xã Bình Đào có nhiều thay đổi, phát triển vượt bậc, xã đãtập trung các nguồn lực triển khai công tác quy hoạch nông thôn mới, quy hoạchphát triển hạ tầng giao thông, hình thành các trục đường giao thông thuận lợi.Khu trung tâm hành chính xã Bình Đào đã được đầu tư xây dựng tạo nên mộttrung tâm phát triển trọng điểm của xã Việc nhận thức đúng và làm tốt công tácquy hoạch, quản lý quy hoạch đã tạo tiền đề để xã phát triển hạ tầng kinh tế - xãhội, phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, văn hóa – xã hội vàcải thiện dân sinh

Lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có bước tiến vượt bậc Cùng với thành quảphát triển kinh tế, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, an sinh xãhội luôn được đảm bảo, thu nhập từng bước được nâng lên Công tác chăm sócsức khỏe được chú trọng, quan tâm, đã đạt được công nhận xã đạt chuẩn quốcgia về y tể Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, xã đã hoàn thànhmục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung học Chương trình xây dựng nông thôn mớiđạt kết quả cao; các phong trào xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa,….đềumang lại hiệu quả thiết thực

3.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Biểu đồ 3.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Đào 2019

Trang 23

(Nguồn: Số liệu kiểm kê Thăng Bình, 2019)

Theo số liệu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất xã Bình Đào là 1188,8

ha đất tự nhiên; có 746,2 ha đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chiếm62,77% tổng diện tích tự nhiên; 428,8 ha được đưa vào sử dụng mục đích phinông nghiệp, chiếm 36,03% tổng diện tích tự nhiên và 14,1 ha đất chưa sử dụng,chiểm 1,18% tổng diện tích tự nhiên Trong đó, đất nông nghiệp chủ yếu là đấttrồng lúa (365,2 ha), đất phi nông nghiệp chủ yếu vào mục đích ở ( 83,3 ha) Chitiết hiện trạng sử dụng đất xã Bình Đào năm 2019 được trình bày tại Phụ lục

Trang 24

Biểu đồ 3.2 Diện tích sử dụng nhóm đất nông nghiệp của xã Bình Đào

(Nguồn: Số liệu kiểm kê Thăng Bình, 2019)

Theo số liệu thống kê, kiểm kê tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của

xã Bình Đào là 746,2 ha chiếm 62,77% tổng diện tích đất tự nhiên của xã Trongđó:

- Đất sản xuất nông nghiệp toàn xã có 467,6 ha chiếm 63% diện tích củanhóm đất nông nghiệp

- Đất lâm nghiệp toàn xã có 264,9 ha chiếm 35% diện tích của nhóm đấtnông nghiệp

- Đất nuôi trồng thủy sản toàn xã có 13,7 ha chiếm 2% diện tích của nhómđất nông nghiệp

Trang 25

Biểu đồ 3.3 Diện tích sử dụng nhóm đất trồng cây hằng năm

91.55%

8.45%

Diện tích

Đất trồng lúa Đất trồng cây hằng năm khác

(Nguồn: Số liệu kiểm kê Thăng Bình, 2019)Theo số liệu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất trồng cây hằng năm của

xã Bình Đào là 389,8 ha chiếm 32,79% so với tổng diện tích đất tự nhiên củatoàn xã Trong đó:

- Đất trồng lúa là loại đất có diện tích trồng lớn nhất với diện tích 365,2

ha chiếm 92% diện tích đất trồng cây hằng năm của xã Bình Đào

- Đất trồng cây hằng năm khác có diện tích 33,7 ha chiếm 8% diện tíchđất trồng cây hằng năm của xã Bình Đào

Trang 26

Bảng 3.1 Sản lượng một số cây trồng chính của xã Bình Đào

Loại cây Diện tích

(ha)

Sản lượng (Tấn)

Năng suất (Tạ/ha)

(Nguồn: Niên giám thống kê Thăng Bình, 2019)

Qua bảng 3.1 cho ta thấy cây lúa là cây trồng có diện tích gieo trồng lớn nhấtcủa toàn xã với 296,1 ha, cho ra sản lượng 1727,7 tấn với năng suất bình quânđạt 58,3 tạ/ha Xếp sau là cây khoai lang với diện tích gieo trồng là 12,4 ha, chosản lượng 135,8 tấn với năng suất bình quân là 108,9 ha Cây ngô có diện tíchgieo trồng là 8,0 ha, cho ra sản lượng 45,0 tấn với năng suất bình quân là 56,2tạ/ha Cây vừng có diện tích gieo trồng là 4,4 ha, cho ra sản lượng 2,8 tấn vớinăng suất bình quân là 4,7 tạ/ha Cuối cùng cây có diện tích gieo trồng thấp nhất

là cây sắn với diện tích 2,8 ha, cho ra sản lượng 45,7 tấn với năng suất bình quân

là 160,9 tạ/ha

3.3 Thực trạng đất nông nghiệp bỏ hoang trên địa bàn xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

3.3.1 Tình hình bỏ hoang đất nông nghiệp trên địa bàn vùng nghiên cứu

Kết quả điều tra, thu thập số liệu cho thấy, tình hình bỏ hoang đất trồng lúatrên địa bàn xã Bình Đào đã diễn ra từ những năm 2011 Nguyên nhân chính là

do trong giai đoạn này có 2 dự án khu du lịch lớn nhất huyện Thăng Bình đượctriển khai xây dựng từ năm 2011 đến nay là Vinpearl Resort & Spa Hội An Các

dự án này thu hút nhiều nông dân làm công nhân, thợ hồ với mức thu nhập 1ngày từ 200.000-250.000 VNĐ, thu nhập này cao hơn so với việc trồng lúa dẫnđến người dân chấp nhận bỏ hoang một số thửa để đi làm công nhân, kiếm thêmthu nhập Ban đầu họ chỉ bỏ hoang 1 vụ, tuy nhiên, diện tích bỏ hoang dần cànglan rộng và bỏ từ 2 vụ trở lên Trong đó, tình trạng bỏ hoang đất trồng lúa diễn

ra tại cả 4 thôn của xã Bình Đào, đặc biệt là thôn Trà Đóa 2 là nơi có diễn tích

Trang 27

đất bỏ hoang lớn nhất Tại nhiều cánh đồng, đất bị bỏ hoang thành các khu vựcrộng lớn Kết quả phỏng vấn sâu CBĐC cũng cho biết, trung bình mỗi thôn bỏhoang khoảng 15,5 ha.

Bảng 3.2 Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang xã Bình Đào

Năm Diện tích đất trồng lúa bỏ

hoang (ha)

Diện tích bình quân (m2/hộ)

(Nguồn: Phân tích xử lí số liệu, 2023)

Theo số liệu điều tra, thu thập được tại bảng 3.2 cho ta thấy diện tích đất trồng lúa bỏ hoang đến năm 2022 của xã Bình Đào là 62,5 ha chiếm 17,1% tổng diện tích đất trồng lúa của toàn xã Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang bình quân trên từng hộ khá cao với 410,6 m2 Để hiểu rõ tình trạng bỏ hoang đất trồng lúa

bỏ hoang của từng thôn trong xã Bình Đào xin mời xem bảng sau:

Bảng 3.3 Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang theo từng thôn của xã Bình Đào

Khu vực bỏ

hoang

Thôn

Diện tích đất trồng lúa bỏ hoang (ha)

Bỏ hoang 1

vụ (ha)

Bỏ hoang trên 1 năm (ha)

(Nguồn: Phân tích xử lí số liệu, 2023)

Theo như bảng 3.3 cho ta thấy thôn Trà Đóa 2 là thôn có diện tích đấttrồng lúa bỏ hoang lớn nhất với 24,0 ha đất trồng lúa bỏ hoang; trong đó: có5,6 ha là đất trồng lúa bỏ hoang 1 vụ, có 18,4 ha đất trồng lúa bỏ hoang trên

1 năm Xếp sau là thôn Trà Đóa 1 với tổng diện tích đất bỏ hoang là 21,4 ha;trong đó: có 4,7 ha là đất trồng lúa bỏ hoang 1 vụ, có 18,4 ha đất trồng lúa

bỏ hoang trên 1 năm Thôn Vân Tiên có diện tích đất trồng lúa bỏ hoang là10,7 ha; trong đó: có 4,1 ha đất trồng lúa bỏ hoang 1 vụ và 6,6 ha đất trồnglúa bỏ hoang trên 1 năm Cuối cùng, thôn có diện tích đất bỏ hoang ít nhất là

Trang 28

thôn Phước Long với tổng diện tích đất bỏ hoang là 6,4 ha; trong đó: có 1,1

ha đất trồng lúa bỏ hoang 1 vụ và 5,3 ha đất trồng lúa bỏ hoang trên 1 năm

Về diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang của các thôn điều tra chủ yếu là bỏhoang trên 1 năm với diện tích là 47 ha và bỏ hoang trên 1 vụ là 15,5 ha

Đối với những thửa ruộng này đầu tư sản xuất thường thu được lợinhuận không cao, mức độ rủi do lớn, thậm chí bị lỗ vốn, nên hộ nông dânchán nản, không mặn mà với những thửa ruộng như vậy và bỏ hoang Đốivới họ, sản xuất nông nghiệp giờ đây không còn quan trọng nữa, nguồn thunhập của họ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đem lạinguồn thu nhập cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp Họ chỉ giữ đất

để chờ đợi có cơ hội để chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc nhà nướcthu hồi đất để nhận tiền đền bù

* Hình ảnh một số khu đất bỏ hoang trên địa bàn xã Bình Đào

Hình 3.2 Bỏ hoang đất trên cánh đồng thôn Phước Long

Trang 29

Hình 3.3 Bỏ hoang đất trồng lúa trên cánh đồng thôn Trà Đóa 1

Trang 30

Hình 3.4 Bỏ hoang đất trồng lúa trên cánh đồng thôn Vân Tiên

Ngày đăng: 25/02/2024, 15:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w