1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên trường đại học thương mại

50 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tiêu Dùng Sản Phẩm Dụng Cụ Ăn Uống Từ Vật Liệu Thân Thiện Với Môi Trường Của Sinh Viên Trường Đại Học Thương Mại
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn Vũ Trọng Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 5,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (4)
    • 1.2. Đề tài nghiên cứu (4)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (4)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (5)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (6)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu (6)
      • 2.1.1. Vật liệu thân thiện với môi trường (6)
        • 2.1.1.1. Vật liệu thân thiện với môi trường (6)
        • 2.1.1.2. Sản phẩm thân thiện với môi trường (7)
      • 2.1.2. Quyết định tiêu dùng xanh (7)
        • 2.1.2.1. Tiêu dùng xanh (7)
        • 2.1.2.2. Hành vi tiêu dùng xanh (8)
      • 2.1.3. Các kết quả tổng quan trước đó (9)
    • 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (12)
      • 2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (12)
      • 2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu (13)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (14)
    • 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu (14)
    • 3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu (14)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu (14)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (14)
        • 3.2.2.1. Xây dựng thang đo chính thức (15)
        • 3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức (0)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (0)
    • 3.3. Xử lý số liệu và phân tích số liệu (0)
      • 3.3.1. Kết quả thống kê mô tả (0)
      • 3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (25)
      • 3.3.3. Phân tích nhân tố tham gia (27)
        • 3.3.3.1. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s (28)
        • 3.3.3.2. Phương sai trích (29)
        • 3.3.3.3. Ma trận xoay nhân tố (30)
      • 3.3.4. Phân tích hồi quy (33)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (36)
    • 4.1. Kết luận (36)
    • 4.2. Nhận xét (36)
    • 4.3. Khuyến nghị và giải pháp (36)
    • 4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (37)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠINHÓM 5NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TIÊU DÙNG SẢN PHẨM DỤNG CỤ ĂN UỐNG TỪ VẬT LIỆU THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SINHVIÊN

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Vật liệu thân thiện với môi trường

2.1.1.1 Vật liệu thân thiện với môi trường

Theo định nghĩa của Scott và Vigar-Ellis về vật liệu thân thiện với môi trường, đó là những vật liệu dễ dàng tái chế và an toàn cho cá nhân và môi trường (Scott & Vigar-Ellis, 2014)

Theo nghiên cứu của Zhang và Zhao, một sản phẩm có vật liệu TTVMT là một sản phẩm mà có đầy đủ các đặc điểm theo nguyên tắc cụ thể 4R1D (Reduce – Reuse – Reclaim – Recycle – Degradable) Cụ thể:

+ Reduce – Giảm thiểu: Sử dụng vật liệu TTVMT góp phần giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường Những vật liệu TTVMT thường được thiết kế mỏng, nhẹ, TTVMT và thậm chí có khả năng tái sử dụng nhiều lần Ở các nước châu Âu và châu Mỹ, giảm thiểu bao bì được cho là một trong những biện pháp đóng gói ưu tiên số một Các công ty đang ngày càng cố gắng dành ưu tiên cho chi phí và nguyên liệu chế tạo bao bì sản phẩm.

+ Reuse – Tái sử dụng: Các vật liệu TTVMT có đặc điểm là có thể được tái sử dụng nhiều lần Những vật liệu cũ, sau khi qua một quá trình xử lý đơn giản có thể tái sử dụng mà vẫn giữ nguyên vẹn các đặc tính ban đầu Việc tái sử dụng các vật liệu này làm giảm đáng kể khối lượng chất thải ra môi trường mỗi ngày.

+ Reclaim – Cải tạo, tái tạo: Vật liệu TTVMT đã qua sử dụng được tái cấp, tái tạo với mục đích tái sử dụng.

+ Recycle – Tái chế: Vật liệu TTVMT thường sử dụng nguyên liệu thô, chi phí thấp, ô nhiễm thấp làm nguyên liệu đóng gói, đặc biệt là được lựa chọn làm bằng những vật liệu dễ tái chế giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu thô, và thuận tiện để tái chế tài nguyên, ví dụ như sản xuất nhựa tái chế.

+ Degradable – Phân hủy dễ dàng: Vật liệu TTVMT được làm từ chất liệu có khả năng dễ phân hủy Hiện nay, nhiều công ty, tập đoàn sản xuất đang quan tâm và chú trọng chọn vật liệu đóng gói có thể phân hủy sinh học bằng giấy nhằm không gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài lên môi trường (Zhang & Zhao, 2012)

2.1.1.2 Sản phẩm thân thiện với môi trường:

Theo “Nghị định về ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường”, sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm mà trong quá trình khai thác nguyên liệu, sản xuất, tồn tại, sử dụng và sau khi bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại và được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được Nhà nước công nhận (Nghị định 04/2009/NĐ-CP, 2009)

Sản phẩm thân thiện với môi trường là các sản phẩm được sản xuất không có hóa chất không độc hại hoặc có thể tái chế, tái sử dụng, phân hủy sinh học hoặc có bao bì thân thiện với môi trường và ít gây tác động bất lợi đến môi trường ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời của nó với mục tiêu lâu dài là bảo tồn môi trường tự nhiên. Theo Vũ Thị Xen, sản phẩm thân thiện với môi trường là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại) Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực với môi trường Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại cân bằng sinh thái, hoặc khi phân hủy chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trường, các công nghệ sạch (Vũ T X., 2009)

+ Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường

+ Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống.

+ Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì)

+ Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe.

Từ các lý thuyết nêu trên, có thể khẳng định dụng cụ ăn uống được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường được hiểu là những sản phẩm sản xuất ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường, có thể được tái sử dụng, tái chế hoặc phân hủy mà không làm hại (hạn chế tác động tiêu cực) đến môi trường hoặc sức khỏe của con người trong suốt vòng đời của sản phẩm.

2.1.2 Quyết định tiêu dùng xanh

Mainieri & cs cho rằng: tiêu dùng xanh là các hành vi mua sắm sản phẩm thân thiện và có lợi ích tới môi trường Đó là các sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu dài hạn để bảo vệ và bảo tồn môi trường (Mainieri, Barnett, Valdero, Unipan, &Oskamp, 1997)

Theo Chan, tiêu dùng xanh thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, có cách tiêu dùng và xử lý rác thải hợp lý (Chan, 2001)

Sisira cũng đưa ra định nghĩa khá toàn diện về tiêu dùng xanh với quan điểm đây là một quá trình thông qua những hành vi xã hội như: mua các loại thực phẩm sinh học, tái chế, tái sử dụng, hạn chế dùng thừa và sử dụng hệ thống giao thông thân thiện. (Withanachchi, 2013)

Theo Bích Ngọc và Vũ Phong, tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên (Bích, 2020; Vũ P , 2022)

Tiêu dùng xanh là hành vi mua các sản phẩm thân thiện với môi trường (sử dụng ít năng lượng hoặc có khả năng tái chế), không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của con người đồng thời sử dụng các sản phẩm sao cho ít gây hại nhất đối với môi trường. Tiêu dùng xanh được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững.

Tiêu dùng xanh là những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại trong đó người tiêu dùng cân nhắc trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và môi trường bằng cách giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường, đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá nhân, bảo đảm chất lượng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống - làm việc hàng ngày.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.

Dựa vào các kết quả rút ra từ phần cơ sở lý luận thì nhóm chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại gồm có 5 nhân tố “Nhận thức về bảo vệ môi trường”, “Nhận thức về sức khoẻ và giá trị an toàn”, “Xu hướng tiêu dùng”, “Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm” và

“Giá thành sản phẩm” Nghiên cứu đề xuất sử dụng kế thừa mô hình nghiên cứu củaBoztepe và mô hình thuyết hành vi dự định của Ajzen và thang đo Likert để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

Nhận thức về bảo vệ môi trường

Nhận thức về sức khỏe và giá trị an toàn

Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm

Quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường

Mô hình nghiên cứu đề xuất Trongđó:

– Biến độc lập là: H1 - Nhận thức về bảo vệ môi trường

H2 - Nhận thức về sức khoẻ và giá trị an toàn H3 - Xu hướng tiêu dùng

H4 - Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm H5 - Giá cả sản phẩm

– Biến phụ thuộc là: “Quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại”.

– Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố “nhận thức về bảo vệ môi trường” ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

– Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố “nhận thức về sức khỏe và giá trị an toàn” ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

– Giả thuyết 3 (H3): Yếu tố “xu hướng tiêu dùng” ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

– Giả thuyết 4 (H4): Yếu tố “thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm” ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên Trường Đại học Thương mại.

– Giả thuyết 5 (H5): Yếu tố “giá cả sản phẩm” ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viênTrường Đại học Thương mại.

PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng - phương pháp nghiên cứu có cấu trúc chặt chẽ, độ cậy cao các phần mềm được sử dụng để phân tích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác hạn chế đến mức thấp những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý số liệu Phương pháp này tập trung vào kết quả, các biến độc lập và tập trung vào thống kê hành vi thay vì ý nghĩa.

Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất – thuận tiện được sử dụng trong bài nghiên cứu, dựa trên ưu điểm của phương pháp là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, nhóm chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu của sinh viên trường Đại học Thương mại đã, đang và sẽ sử dụng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

– Dữ liệu thứ cấp: Tham khảo các tài liệu về các nghiên cứu trước cũng như các tạp chí, sách báo, mạng internet nhằm tổng quan được lý thuyết để phục vụ cho nghiên cứu.

– Dữ liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định lượng, thực hiện bằng nghiên cứu định lượng dựa vào số liệu khảo sát trực tuyến Đó là các bảng câu hỏi tự cho điểm Mỗi câu trả lời được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm Các câu hỏi được xây dựng dựa vào bảng hỏi của các học giả đi trước, có gạn lọc cũng như bổ sung để phù hợp với đề tài Nhóm nghiên cứu cuối cùng đưa ra biểu mẫu bao gồm một số câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường của sinh viên trường Đại

14 học Thương mại bên cạnh những thông tin về cảm nhận của họ và một số thông tin về nhân khẩu.

3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính thức

TT Biến quan sát Mã hóa Nguồn tham khảo Nhận thức về bảo vệ môi trường

1 Xem bảo vệ môi trường sống xung quanh là yếu tố ưu tiên trong mọi suy nghĩ và hành động.

2 Lo ngại về vấn đề ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí bởi việc đổ, xả, đốt rác thải không phân hủy ra môi trường.

NT2 Nhóm tác giả tự đề xuất

3 Hiểu được ý nghĩa của việc có lối sống xanh, thấy rõ ưu điểm của các sản phẩm từ thiên nhiên thân thiện với môi trường.

4 Sử dụng dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường

Nhận thức về sức khoẻ và giá trị an toàn

5 Dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường hoàn toàn không có hóa chất độc hại, có độ an toàn cao

Hee Yeon Kim và Jae Eun Chung

(2011) và Ghazalia và cộng sự (2017)

6 Dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường an toàn hơn các dụng cụ ăn uống thông thường (từ nhựa, inox, nhôm, )

7 Sử dụng dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường đồng nghĩa với lối sống khỏe mạnh

8 Có thói quen bảo vệ sức khỏe, rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân

9 Tiêu dùng xanh đang là xu thế của xã hội hiện nay XH1 Nhóm tác giả tự đề xuất

19 khi sử dụng; 60.2% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng các sản phẩm xanh Lượng sinh viên lựa chọn thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng tiêu dùng xanh lần lượt là 6.8% và 22.6%.

Thay cac san pham dung cu an uong tu vat lieu than thien chua

Khi di sieu thi thay bay ban nhung san pham nay

Khi mua do an/do uong duoc quan su dung

Nguoi than su dung cac san pham nay 54 24.4 24.4 86.4

Tham gia cac hoat dong tinh nguyen, bao ve moi truong thay bay ban, trao doi

Về việc sinh viên thấy các sản phẩm dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện ở đâu, thì 102 người trên tổng số 221 người thấy khi họ mua đồ ăn/ đồ uống được quán ăn sử dụng, phần này chiếm 46.2% Có 54 sinh viên chiếm 24.4% cho biết rằng họ thấy khi người thân sử dụng các sản phẩm này Tiếp đến có 35 sinh viên chiếm 15.8% họ đi siêu thị thấy bày bán những sản phẩm này Còn lại 30 sinh viên chiếm 13.6% cho biết họ thất khi tham gia các hoạt động tình nguyện Bảo vệ môi trường thấy bày bán, trao đổi.

Tan suat dung cu an uong than thien Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Về tần suất sử dụng dụng cụ ăn uống thân thiện, 2.3% sinh viên chưa bao giờ sử dụng.12.7% sinh viên cho biết họ hiếm khi dùng tới các dụng cụ ăn uống thiên nhiên. Tiếp đến, 6.3% sinh viên rất thường xuyên sử dụng Phần chiếm tỉ lệ lớn nhất là 46.6% sinh viên thỉnh thoảng sử dụng các dụng cụ và cuois cùng 32.2% sinh viên thường xuyên dùng dụng cụ ăn uống thân thiện.

Hung thu voi cac san pham than thien Frequenc y

Về hứng thú với các sản phẩm thân thiện, tỉ lệ sinh viên cho thấy bình thường và hứng thú lần lượt là 18.6% và 51.1% Số ít sinh viên 5% cảm thấy không hứng thú và 29.9% sinh viên cảm thấy rất hứng thú.

Gioi tinh Frequency Percent Valid

Biểuđồ6: Thốngkêtheo giớitính Trong số 221 sinh viên được khảo sát có 54 sinh viên nam, chiếm 24.4%, số sinh viên nữ là 167, chiếm 75.6 %

SinhVienNam Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Số lượng sinh viên được khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm 2 với tỉ lệ 74.2%. Trong khi đó số lượng sinh viên năm nhất được khảo sát là 15 người chiếm 6.8% và năm 3 với 33 người chiếm 14.9% Sinh viên năm tư với 9 người được khảo sat chiếm 4.1%.

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’ s Alpha:

– Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không và giúp loại bớt các biến không phù hợp. Cronbach’s Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:

+ < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (trong môi trường nghiên cứu đối tượng khảo sát không có cảm nhận về nhân tô được đề cập)

+ 0,6-0,7: Chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoăc mới đối với người trả lời trong bôi cảnh nghiên cứu

+ ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các biến quan sát có hiện tượng “trùng biến”.

– Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể.

+ Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: chấp nhận biến.

+ Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: loại biến.

(Peterson, 1994) Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, tránh gây nhiễu trong quá trình phân tích Hệ số Cronbach’s Alpha và Hệ số tương quan biến – tổng theo như trình bày trong phần Phương pháp xử lý số liệu.

Khi biến đo lường thỏa các điều kiện trên sẽ được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Ngược lại, biến đo lường nào không thỏa mãn một trong các điều kiện trên sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nêu loại biến này Nhận thức về bảo vệ môi trường (NT): Cronbach’s Alpha = 0,612

Nhận thức về sức khỏe và giá trị an toàn (NTAT): Cronbach’s Alpha = 0,787

Xu hướng tiêu dùng (XH): Cronbach’s Alpha = 0,782

Thái độ đôi với việc sử dụng dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường (TD): Cronbach’s Alpha = 0, 746

Gía cả sản phẩm (GC): Cronbach’s Alpha = 0,636

Quyết định tiêu dùng dụng cụ ăn uống từ vật liệu thân thiện với môi trường (QD): Cronbach’s Alpha = 0,840

Bảng kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Như vậy, qua kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo, với 21 biến quan sát cho

5 thành phần biến độc lập trong đó 3 biến NT4, XH3, GC1 bị loại, do hệ số tương quan biến - tổng của 3 biến này < 0,3 Vì vậy, 18 biến còn lại sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Ngoài ra, 5 biến quan sát của “quyết định” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

3.3.3 Phân tích nhân tố tham gia

Phân tích yếu tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha, trong phần này ta sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nhân tố khám phá gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu.

Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, chúng ta đang đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác Trong khi đó, EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.

Các tiêu chí trong phân tích EFA

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w