1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cọc trắng thu hái tại hải phòng tiểu luận nghiên cứu dược liệu biển

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÂY CỌC TRẮNG (LUMNITZERA (12)
    • 1. Giới thiệu cây Cọc trắng (12)
    • 2. Đặc điểm thực vật (12)
    • 3. Đặc điểm hình thái (12)
    • 4. Phân bố (12)
    • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
      • 1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 2. Phương pháp nghiêm cứu (0)
    • Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (14)
      • I. Đặc điểm hình thái (14)
        • 1. Tiến hành (14)
        • 2. Mô tả (15)
        • 3. Nhận xét (16)
      • II. Đặc điểm vi phẫu (16)
        • 2. Kết quả (19)
      • III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC (20)
        • 1. Chiết phân đoạn dược liệu (20)
        • 2. Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học (23)
        • 3. Định tính bằng SKLM (27)
        • 4. Định lượng Polyphenol (28)
      • I. Kết luận (35)
      • II. Kiến nghị (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNGNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬTVÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂYCỌC TRẮNG THU HÁI TẠI HẢI PHÒNG TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU BIỂN

TỔNG QUAN VỀ CÂY CỌC TRẮNG (LUMNITZERA

Giới thiệu cây Cọc trắng

Cọc trắng, tên khoa học là Lummitzera racemosa, là một loài cây ngập mặn trong họ Bàng – Combretaceae.

L racemosa thường sống trong những môi trường bên ven rừng ngập mặn, trên độ cao tương đối khô ráo.

Thường được tìm thấy phía sau trong những khu vực thượng nguồn giữa những bãi triều cao Nó cũng có thể tìm thấy dọc theo những bãi biển cát mịn.

Đặc điểm thực vật

Mùa hoa nở khác nhau ở các vùng Ở Ấn Độ, hoa nở rộ từ tháng 7 đến đầu tháng 11 và đậu quả vào tháng 11 đến tháng Ở Úc, mùa hoa nở rộ vào tháng 12. Còn tại Việt Nam, hoa nở rộ vào tầm tháng 7 đến tháng 8.

Các hoa lưỡng tính, tự hợp, tự thụ phấn và nhân giống ngẫu phối Cây Cọc trắng có tính lưỡng tính.

Cây ưa sáng, kém chịu nước mặn, rễ có khả năng đâm sâu vào lớp bùn dày,tại rừng ngập mặn Cà Mau cây trổ hoa nhiều vào tháng 4 dương lịch và phát tán quả vào tháng 6 dương lịch.

Đặc điểm hình thái

Hình thái: Là cây gỗ nhỡ, cao đến 10 m với đường kính 0,3 m, không lông, thân nhiều mấu, nhánh thấp, vỏ ngoài màu nâu với nhiều vết răn nhỏ, lớp vỏ trong gồm nhiều phiến mỏng và chứa chất nhớt trong.

Lá: Lá đơn, mọc so le, phiến hình muỗng, dài 6 cm, rộng 2cm, chân hình nêm, đầu tròn, bìa có răng nhỏ, gân không rõ.

Hoa: Hoa trắng nhỏ, tạo thành giẻ ngắn 6 – 12 hoa ở nách và ngọn, có 5 cánh hoa, 5 tai đài, 10 tiểu nhị dài bằng cánh, lá bắc rụng sớm.

Quả: Quả trong dài 0,7 – 1cm 1 hạt, mặc dù có 3-5 noãn.

Phân bố

Nơi sống: Rừng sát Việt Nam, Đông Phi, Madagasca, Ấn Độ, Andaman, Srilanca, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Indonexia, Đài Loan, nam Bắc Úc, Tân Ghi Nê…

- Tại Việt Nam , cây mọc ở rừng ngập mặn ở trên đất bùn cát, ở trên mức của thuỷ triều cao trung bình, từ Móng Cái vào tới Bạc Liêu, Hà Tiên, Phú Quốc.

Phần tổng quan về cây Cọc trắng được phân tích dựa trên những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trong vòng 5-10 năm trở lại đây Thông qua đó chúng em thấy có rất ít công trình nghiên cứu đi sâu về đặc điểm và thành phần hóa học của cây Cọc trắng Phần lớn thường nghiên cứu về những cây khác cùng loài hoặc nghiên cứu về cây Cọc trắng nhưng là về những phương diện khác.

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

- Áp dụng phương pháp làm tiêu bản khô a) Chuẩn bị mẫu (đối với mẫu tươi):

- Nên chọn những mẫu không quá già, cũng không quá non

- Nếu mẫu lớn cần chọn những đặc điểm điển hình thể hiện được cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của mẫu.

- Rửa mẫu bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm chải sạch muối và đất cát trên bề mặt mẫu.

Hình 1.1 Mẫu vật tươi cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd b) Ép và sấy mẫu tiêu bản:

- Sắp xếp mẫu cây trên giấy trắng và dưới một lớp giấy thấm để cố định trước khi ép và sấy Thường đặt trên tờ báo có kích thước lớn gấp đôi kích thước mẫu (một nửa làm nền, một nửa gập đậy lên) Khi sắp xếp cần tuân thủ các nguyên tắc:

+ Trong số các lá ít nhất có một lá được lật ngược lên.

+ Không để các bộ phận của cây đè lên nhau.

+ Cần sắp xếp đều trên diện tích cho phép (không tập trung vào phần giữa). + Cây dài có thể sắp xếp theo hình chữ V, N hay hình khác.

+ Nếu cần bỏ lá chú ý giữ cuống lá (để thấy được sự sắp xếp lá trên cây).

+ Những phần nhỏ (lá, phao) bị rụng cần đặt bên cạnh mẫu.

+ Các bộ phận sử dụng làm thuốc có thể bảo quản bằng cách phơi sấy khô hoặc ngâm trong dịch bảo quản.

- Sau khi xếp mẫu lên tờ báo gập nửa tờ báo còn lại lên mẫu Đặt các mẫu lên cặp ép (không dày quá 40 cm) buộc cặp ép lại sấy ở 35-40 độ C trong khoảng 8-12 giờ. Trong quá trình sấy cần thường xuyên thông thoáng Lấy cặp ép ra buộc lại, thay báo và sấy cho đến khô. c) Khâu và dán mẫu cây lên tiêu bản

- Giấy khâu có kích thước 21 x 29 cm, thường làm bằng bìa trắng, với mẫu lớn cần có giấy dày, chắc hơn Đặt mẫu cây đã ép và sấy khô lên bìa và khâu vào bìa, dán giấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái. d) Nhãn tiêu bản

- Sau khi khâu và dán vật mẫu xong, ở góc phải phía dưới của tiêu bản người ta dán nhãn vào Kích thước nhãn 8 x 13 cm.

- Có nhiều mẫu nhãn tiêu bản khác nhau, tuỳ thuộc từng phòng tiêu bản Mỗi nhãn thường chứa các thông tin: cơ quan lưu trữ tiêu bản, số hiệu mẫu của phòng tiêu bản, tên mẫu (các loại), thông tin về sử dụng (bộ phận dùng, sử dụng,…), thông tin về nơi thu mẫu (tên, số hiệu), thời gian thu mẫu, người giám định.

Hình 1.3 Tiêu bản khô cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd

- Thân gỗ hình trụ đường kính 2 – 3 mm, thẳng, màu nâu và có nhiều nhánh nhỏ.

- Lá đơn và nhỏ, mọng nước có màu xanh sáng, mọc cách Phiến lá hình muỗng, dài

3 – 7 cm, rộng 2cm Chân lá hình nêm, đầu tròn hoặc hình chữ V, bờ lá trơn hoặc gợn sóng nhưng khó thấy Gân lá khó thấy, có một gân chính và hệ thống mắc lưới Khó phân biệt mặt trên và mặt dưới.

- Hoa lưỡng tính, nhỏ, màu trắng, có cuống ngắn, tạo thành chùm ngắn 6-12 hoa ở nách và ngọn Hoa có 5 cánh dính trên bầu Cánh xếp đè lên nhau xen kẽ với đài hoa Hoa có 10 nhị rời xếp thành 2 vòng Chỉ nhị dài 0,5 cm dính với gốc hình tròn màu trắng, bao phấn có 2 thuỳ hướng ra ngoài Lá bắc hình trứng, có bờ trơn, sắc, màu xanh.

3 Nhận xét: Đặc điểm hình thái của cây cọc trắng tương tự giống với họ Bàng - Combretaceae.

II Đặc điểm vi phẫu

- Sử dụng phương pháp làm tiêu bản vi phẫu cho đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp cắt và lên tiêu bản kiểu giọt ép Phương pháp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn mẫu thích hợp

Mẫu khô ngâm trong nước cất, loại bỏ tạp bẩn và muối bám trên cây Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không quá già nhưng cũng không quá non (lá bánh tẻ) Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối thẳng, có đường kính 0,1 – 0,5 cm.

Cắt trực tiếp: Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao cạo như gỗ, khoai lang hoặc cà rốt, ), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất. Bước 3: Tẩy và nhuộm tiêu bản

- Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất 30 phút.

- Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất.

- Ngâm mẫu trong Acid acetic trong 15 phút và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.3 Ngâm tiêu bản với acid acetic

- Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen trong thời gian từ 5-30 giây và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.4 Rửa tiêu bản sau khi nhuộm xanh Methylen

- Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.5 Ngâm tiêu bản với đỏ Carmin Bước 4: Lên tiêu bản

Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép.

Cách thực hiện: Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát (nước, glycerin, ), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính).

Cách 1: Đặt 1 cạnh lá kính tỳ vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh giọt chất lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống (Hình 2.6A).

Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa kính. Lật ngược lá kính lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính Khi 2 giọt chất lỏng chạm vào nhau thì bỏ tay ra (Hình 2.6B).

Chú ý: Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu Nếu thiếu, dùng 1 ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính (Hình 2.6C) Nếu thừa, dùng 1 mảnh giấy lọc để hút đi (Hình 2.6D).

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

- Áp dụng phương pháp làm tiêu bản khô a) Chuẩn bị mẫu (đối với mẫu tươi):

- Nên chọn những mẫu không quá già, cũng không quá non

- Nếu mẫu lớn cần chọn những đặc điểm điển hình thể hiện được cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của mẫu.

- Rửa mẫu bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm chải sạch muối và đất cát trên bề mặt mẫu.

Hình 1.1 Mẫu vật tươi cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd b) Ép và sấy mẫu tiêu bản:

- Sắp xếp mẫu cây trên giấy trắng và dưới một lớp giấy thấm để cố định trước khi ép và sấy Thường đặt trên tờ báo có kích thước lớn gấp đôi kích thước mẫu (một nửa làm nền, một nửa gập đậy lên) Khi sắp xếp cần tuân thủ các nguyên tắc:

+ Trong số các lá ít nhất có một lá được lật ngược lên.

+ Không để các bộ phận của cây đè lên nhau.

+ Cần sắp xếp đều trên diện tích cho phép (không tập trung vào phần giữa). + Cây dài có thể sắp xếp theo hình chữ V, N hay hình khác.

+ Nếu cần bỏ lá chú ý giữ cuống lá (để thấy được sự sắp xếp lá trên cây).

+ Những phần nhỏ (lá, phao) bị rụng cần đặt bên cạnh mẫu.

+ Các bộ phận sử dụng làm thuốc có thể bảo quản bằng cách phơi sấy khô hoặc ngâm trong dịch bảo quản.

- Sau khi xếp mẫu lên tờ báo gập nửa tờ báo còn lại lên mẫu Đặt các mẫu lên cặp ép (không dày quá 40 cm) buộc cặp ép lại sấy ở 35-40 độ C trong khoảng 8-12 giờ. Trong quá trình sấy cần thường xuyên thông thoáng Lấy cặp ép ra buộc lại, thay báo và sấy cho đến khô. c) Khâu và dán mẫu cây lên tiêu bản

- Giấy khâu có kích thước 21 x 29 cm, thường làm bằng bìa trắng, với mẫu lớn cần có giấy dày, chắc hơn Đặt mẫu cây đã ép và sấy khô lên bìa và khâu vào bìa, dán giấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái. d) Nhãn tiêu bản

- Sau khi khâu và dán vật mẫu xong, ở góc phải phía dưới của tiêu bản người ta dán nhãn vào Kích thước nhãn 8 x 13 cm.

- Có nhiều mẫu nhãn tiêu bản khác nhau, tuỳ thuộc từng phòng tiêu bản Mỗi nhãn thường chứa các thông tin: cơ quan lưu trữ tiêu bản, số hiệu mẫu của phòng tiêu bản, tên mẫu (các loại), thông tin về sử dụng (bộ phận dùng, sử dụng,…), thông tin về nơi thu mẫu (tên, số hiệu), thời gian thu mẫu, người giám định.

Hình 1.3 Tiêu bản khô cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd

- Thân gỗ hình trụ đường kính 2 – 3 mm, thẳng, màu nâu và có nhiều nhánh nhỏ.

- Lá đơn và nhỏ, mọng nước có màu xanh sáng, mọc cách Phiến lá hình muỗng, dài

3 – 7 cm, rộng 2cm Chân lá hình nêm, đầu tròn hoặc hình chữ V, bờ lá trơn hoặc gợn sóng nhưng khó thấy Gân lá khó thấy, có một gân chính và hệ thống mắc lưới Khó phân biệt mặt trên và mặt dưới.

- Hoa lưỡng tính, nhỏ, màu trắng, có cuống ngắn, tạo thành chùm ngắn 6-12 hoa ở nách và ngọn Hoa có 5 cánh dính trên bầu Cánh xếp đè lên nhau xen kẽ với đài hoa Hoa có 10 nhị rời xếp thành 2 vòng Chỉ nhị dài 0,5 cm dính với gốc hình tròn màu trắng, bao phấn có 2 thuỳ hướng ra ngoài Lá bắc hình trứng, có bờ trơn, sắc, màu xanh.

3 Nhận xét: Đặc điểm hình thái của cây cọc trắng tương tự giống với họ Bàng - Combretaceae.

II Đặc điểm vi phẫu

- Sử dụng phương pháp làm tiêu bản vi phẫu cho đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp cắt và lên tiêu bản kiểu giọt ép Phương pháp được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn mẫu thích hợp

Mẫu khô ngâm trong nước cất, loại bỏ tạp bẩn và muối bám trên cây Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không quá già nhưng cũng không quá non (lá bánh tẻ) Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối thẳng, có đường kính 0,1 – 0,5 cm.

Cắt trực tiếp: Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao cạo như gỗ, khoai lang hoặc cà rốt, ), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất. Bước 3: Tẩy và nhuộm tiêu bản

- Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất 30 phút.

- Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất.

- Ngâm mẫu trong Acid acetic trong 15 phút và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.3 Ngâm tiêu bản với acid acetic

- Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen trong thời gian từ 5-30 giây và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.4 Rửa tiêu bản sau khi nhuộm xanh Methylen

- Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút và rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

Hình 2.5 Ngâm tiêu bản với đỏ Carmin Bước 4: Lên tiêu bản

Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép.

Cách thực hiện: Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát (nước, glycerin, ), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính).

Cách 1: Đặt 1 cạnh lá kính tỳ vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh giọt chất lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống (Hình 2.6A).

Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa kính. Lật ngược lá kính lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính Khi 2 giọt chất lỏng chạm vào nhau thì bỏ tay ra (Hình 2.6B).

Chú ý: Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu Nếu thiếu, dùng 1 ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính (Hình 2.6C) Nếu thừa, dùng 1 mảnh giấy lọc để hút đi (Hình 2.6D).

Yêu cầu:Tiêu bản sau khi soi kính đạt chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, không chứa bọt khí, có thể quan sát dễ dàng

Hình 2.6 Phương pháp lên tiêu bản giọt ép

A, B: Hai cách đậy lá kính; C: Cách cho thêm chất lỏng; D: Cách loại bớt chất lỏng thừa; E: Cách đổi chất lỏng dưới kính.

Hình 2.7 Vi phẫu thân cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd

Hình 2.8 Vi phẫu lá cây Cọc trắng – Lumnitzera racemosa Willd

- Mặt cắt thân tròn, từ ngoài vào trong có: biểu bì cấu tạo 2-3 hàng tế bào nhỏ xếp đều đặn Mô mềm vỏ được cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, hình đa giác không đều Libe cấp hai bắt màu đỏ sẫm tạo thành một vòng liên tục Tầng phát sinh libe- gỗ là một lớp tế bào dẹt, có màng mỏng, nằm giữa libe cấp 2 và gỗ cấp 2 Gỗ cấp 2 gồm các mạch gỗ mạch gỗ xếp thành hàng, các hàng tập hợp thành lại thành bó Mô mềm ruột gồm các tế bào tròn, đa giác có thành hoá gỗ, càng vào phía trong kích thước tế bào càng lớn dần.

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.19 Dịch lọc + dung dịch chì acetat 10% - nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cọc trắng thu hái tại hải phòng tiểu luận nghiên cứu dược liệu biển
Hình 3.19 Dịch lọc + dung dịch chì acetat 10% (Trang 27)
Bảng 2: Pha dung dịch                               Ống  Thành phần - nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cọc trắng thu hái tại hải phòng tiểu luận nghiên cứu dược liệu biển
Bảng 2 Pha dung dịch Ống Thành phần (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w