1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây sài hồ nam pluchea pteropoda thu hái tại hải phòng tiểu luận nghiên cứu dược liệu biển

57 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Đặc điểm thực vật họ Cúc (13)
    • 1.2. Thực vật chi Pluchea Cass (14)
    • 1.3. Hoá học chi Pluchea Cass (15)
    • 1.4. Cây Sài hồ Nam-Pluchea Pteropoda Hemsl (16)
      • 1.4.1. Nghiên cứu về thực vật học (16)
  • CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 2.2. Phương tiện nghiên cứu (20)
      • 2.2.1. Hoá chất, dung môi (0)
      • 2.2.2. Máy và thiết bị (21)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật (22)
        • 2.3.1.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu (22)
        • 2.3.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm vi phẫu (0)
      • 2.3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học (31)
        • 2.3.2.1. Định tính các nhóm chất trong cây Sài hồ nam bằng phản ứng hóa học…31 2.3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (31)
        • 2.3.2.3. Định lượng bằng polyphenol trong cây Sài hồ nam (0)
    • 2.4. Phương pháp thu thập tài liệu tham khảo (39)
  • CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (41)
    • 3.1. Đặc điểm thực vật (41)
      • 3.1.1. Đặc điểm hình thái (41)
      • 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu (45)
    • 3.2. Thành phần hóa học (47)
      • 3.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học (47)
      • 3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng (0)
      • 3.2.3. Định lượng polyphenol bằng phương pháp đo quang (0)
    • 3.3. Bàn luận (0)
      • 3.3.1. Về thực vật (53)
      • 3.3.2. Về thành phần hóa học (53)
        • 3.3.2.1. Định tính (53)
        • 3.3.2.2. Định lượng (54)
    • 1. Kết luận (0)
      • 1.1. Về thực vật (0)
      • 1.2. Về thành phần hóa học (0)
    • 2. Kiến nghị (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

Đồng thời, việc khai thác và sử dụng bừabãi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm và biến mất nhữngloại cây quý hiếm.Ngày nay, nhà nước ta đã có những chương trình và

TỔNG QUAN

Đặc điểm thực vật họ Cúc

Họ Cúc (Compositae hay Asteraceae) là một trong những họ lớn nhất của thực vật hạt kín Đó là một họ quan trọng của hệ thực vật thế giới cũng như hệ thực vật Việt Nam.

Theo M.E Kirpieznikov (1981), họ Cúc có khoảng 1150 – 1300 chi với hơn 20.000 loài, phân bố rộng rãi trên toàn thế giới nhất là vùng khí hậu Á nhiệt đới và ôn đới.

Họ Cúc ở Việt nam có 2 phân họ, 13 tông, 114 chi và 336 loài Trong 336 loài Phân bố khắp nơi trong số đó có đến 161 loài biết giá trị kinh tế, chiếm gần 50% số loài, cây thuốc chiếm 96 loài, cây cảnh 28 loài, cây làm rau ăn 30 loài; cây cho tinh dầu và dầu béo 12 loài, cây làm phân xanh 5 loài, cây có tác dụng trừ sâu diệt côn trùng 5 loài.

Các cây họ này thường thuộc thảo, ít khi là cây to, rễ cây thừng phồng lên thành củ, lá đơn và thường mọc so le, ít khi mọc đối, có khi thành hình hoa thị, không có lá kèm, phiến ít khi nguyên, thường khía răng hay chia thuỳ Cụm hoa: Đầu gồm nhiều hoa mọc ở kẽ những vảy và bao bọc bởi một tổng bao lá bắc hoa có thể đều, hình ống hay không đều, hình lưới nhỏ Năm cánh hoa liền nhau - thành một tràng hình ống hay hình lưỡi nhỏ Năm nhị dính liền nhau bởi bao phấn thành một ống Hai lá noãn, bầu hồ lô đựng một noãn, vòi dài, đầu nhụy xẻ đôi, có lông mu, quả bế nhiều khi có mào lông hay có móc Hạt không có nội mũ Một số khác có ống nhựa mủ, một số loài khác có ống tiết Chất dự trữ trong củ là insulin.

F Bohlman và các cộng tác viên đã phân lập đọc từ họ Cúc tần trên 2500 hợp chất mới và xác định cấu trúc của chúng Trong công việc này ông đã nghiên cứu các loài thực vật thuộc họ Cúc ở các vùng châu Âu, Trung Quốc, Nam Mỹ cũng như vùng Nam Phi Trong các chất trên đặc trưng nhất vẫn là các hợp chấtSesquiterpen, Secquitecpen lacton, Coumarin, Ancaloit.

Thực vật chi Pluchea Cass

Chi Pluchea Cass trên thế giới có khoảng 80 loài mọc phổ biến ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới thuộc châu Á, Bắc và Nam Mĩ, châu Phi, châu Úc Trên thế giới có nhiều loài cây của chi Pluchea Cass được dùng trong y học dân gian để chữa một số bệnh Người da Đỏ ở Mexico dùng nước sắc của lá cây P Symphytifolia (Miller) Gillis để chữa đau bụng, ỉa chảy, ký sinh trùng đường ruột Pluchea quitoc ở Brazil dùng làm thuốc long đờm, trung tiện, tiêu hoá và tê thấp Pluchea Lanceolata có ở Ấn Độ dùng làm thuốc giảm đau, hạ sốt, đầy bụng chống viêm. Pluchea indica có ở Pakistan, Ấn Độ, Thái lan, Việt nam dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau chữa loét hành tá tràng, chống viêm, bổ gan, kháng nấm, kháng khuẩn trị giun, làm săn da, chữa rắn cắn làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, loét hành tá tràng. Ở Việt Nam cho tới nay mới ghi nhận được 4 loài thuộc chi Pluchea Cass là: Pluchea indica Less (cây Cúc tần), Pluchea pteropoda Hemsl (cây Sài hồ), Pluchea eupatorioides Kurz (cây lức), Pluchea polygonata Gagnep (cây cúc bông). Tuy phần lớn chúng được sử dụng trong y học dân gian nhưng sự hiểu biết về dược lý và thành phần hoá học còn hạn chế Pluchea indica (L.) Less., mọc hoang dại hoặc được trồng ở hầu hết các tỉnh nước ta từ miền núi đến trung du, đồng bằng trung du, đồng bằng ven biển Pluchea pteropoda Hemsl chỉ mọc ở những vùng biển miền Bắc, duyên hải miền Trung, ở đồng bằng cây cũng mọc nhưng chủ yếu là làm hàng rào Pluchea eupatorioides Kurz mới tìm thấy một số nơi miền Nam,còn Pluchea polygonata Gagnep cũng chỉ thấy ở Phan Rang.

Sau đây là một số cây thuộc chi Pluchea Cass đã được nghiên cứu về thành phần hoá học gồm:

Pluchea foetida DC (P camphorata DC)

Pluchea lanceolata(DC) CB clark

Hoá học chi Pluchea Cass

Chi pluchea Cass, được nhiều nhà khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học và đã phát hiện ra được nhiều lớp hợp chất khác nhau.

Các hợp chất đặc trưng cho loại cây này là alkyl thiophene, flavonoid tinh dầu và các hợp chất khác như triterpenoid sesquiterpenoid.

Cây Sài hồ Nam-Pluchea Pteropoda Hemsl

Ở Việt Nam cây Sài hồ có nhiều tên gọi khác nhau như Sài hồ nam, nam Sài hồ, Hải Sài hồ, cây lức, cây lức lan

Tên khoa học: Pluchea Pteropoda Hemsl.,

Thuộc họ Cúc: Compositae (hay Asteraceae)

1.4.1 Nghiên cứu về thực vật học:

Sài hồ Việt Nam (Sài hồ nam), là cây thảo, sống lâu năm, thân mẫm và chắc, hình trụ, cao 30-40 cm có thể cao tới trên 70cm, càng lên cao càng nhiều nhánh Lá mọc cách, hình thìa, phía cuống hợp lại, có răng cả hai bên, lá dày, mặt trên xanh hơn mặt dưới, dài khoảng 3-4cm, rộng 1,5-2,5 cm có 3-4 đôi đồng gân phụ Cụm hoa hình đầu màu đỏ nhạt, hơi tím, gần như không có cuống, hợp thành 2-4 ngù, lá bắc nhắn phía trong hẹp hơn Quả bé có 10 cạnh, có lông mao, không rụng (hình 1).

Trên thế giới cây mọc ở Trung Quốc thường mọc ở các vùng Tứ Xuyên, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông Tại Việt Nam cây mọc hoang dại ở vùng nước lợ, nước mặn như Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình ven biển miền bắc và duyên hải miền trung, vùng đồng bằng cây được trồng làm bờ rào.

Cây Sài hồ mọc ở Việt Nam được dùng làm vị thuốc trong y học dân gian.

Rễ cây rửa sạch phơi khô tán nhỏ sắc lấy nước uống Thường người ta hay thu hái vào mùa thu hoặc mùa xuân là tốt nhất.

Trong Đông y rễ cây Sài hồ nam được phối hợp cùng với một số thuốc khác để điều chế các loại thuốc đặc trị như cảm sốt, nhức đầu đau tức ngực, tinh thần mệt mỏi, hạ huyết áp, thay cho Sài hồ bắc (Bupleurum Sinense DC) Nhân dân ở một số địa phương còn dùng lá cây để ăn gỏi cá, trị loét giòi ở trâu bò Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Thanh Tùng phần dịch chiết n-hexan của cây Sài hồ nam có tính kháng khuẩn yếu không có tính kháng nấm

Hình 1: Cây Sài hồ nam Pluchea pteropoda Hemsl.,

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu vật: Toàn cây Sài Hồ Nam.

Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl.

Số hiệu tiêu bản: CH03.

Thời gian thu mẫu: 17h17p ngày 11/05/2022

Nơi thu mẫu: Rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng.

Mẫu được thu với sự hỗ trợ của giảng viên, nhóm nghiên cứu khoa học và sinh viên Dược.

Hình 2: Tiêu bản cây Sài hồ nam

Tiêu bản thực vật có cành mang lá, cuống lá, phiến lá, cụm hoa và đang được lưu giữ tại phòng Bộ môn Dược liệu - Dược cổ truyền, Đại học Y dược Hải Phòng.

Mẫu toàn cây Sài hồ nam sau khi thu hái, loại tạp chất, rửa sạch, để ráo Sau khi thu hái, một phần thân và lá được được bảo quản trong EtOH 60% để nghiên cứu đặc điểm vi phẫu Phần thân và lá còn lại được làm nhỏ, sấy khô ở 50ºC, bảo quản trong túi nilon sạch làm nguyên liệu nghiên cứu các chỉ tiêu chất lượng Hàm ẩm của Sài hồ nam là 2,51%.

Phương tiện nghiên cứu

- Hóa chất nghiên cứu thực vật:

+ Hóa chất dùng trong tẩy nhuộm vi phẫu: javen, acid acetic, xanh methylen 0,5%, đỏ carmin và nước cất.

- Hóa chất nghiên cứu thành phần hóa học:

+ Dung môi, hóa chất dùng để định tính: dung dịch MeOH, dung dịch n- hexan, dung dịch ethyl axetat, anhydrid acetic, dung dịch H2SO4đặc, thuốc thử Folin- Ciocalteu, ether dầu hỏa, dung dịch Na2CO37,5%, dung dịch FeCl35%, dung dịch chì acetat 10%, dung dịch gelatin 1% và nước cất.

+ Hóa chất dùng để định lượng: nước cất, dung dịch MeOH, thuốc thử Folin-Ciocalteu, dung dịch Na2CO 7,5%.3

- Dụng cụ làm tiêu bản dược liệu biển khô:

Giấy A , băng keo, kim chỉ, kéo, giấy báo, bìa cứng, bọc bảo vệ.2

- Máy và thiết bị để nghiên cứu thực vật:

+ Tiêu bản quan sát vi phẫu: lam kính, bông, đĩa petri, lá kính, chổi lông, pipet, dao lam, cà rốt.

+ Quan sát, phân tích đặc điểm hình thái ngoài, vi phẫu của Sài hồ nam và chụp ảnh trực tiếp dưới kính hiển vi Leica, tại phòng thực tập Thực vật – Dược liệu, trường Đại học Y dược Hải Phòng.

- Máy và thiết bị để định tính, định lượng:

+ Cân phân tích 3 số lẻ Ohaus model PA413, cân kỹ thuật 2 số lẻ Ohaus PA2102, cân xác định độ ẩm Precisa HA60 (Precisa, Thụy Sĩ).

+ Bếp điện, bếp đun cách thủy Memmert, tủ sấy Binde – FD115 (Binder, Đức), máy siêu âm, máy cô quay chân không IKA RV basic (bình cầu đáy tròn 0,5 lít, ống sinh hàn thẳng, bơm chân không…)

+ Dụng cụ: các dụng cụ thí nghiệm thường quy (vải lọc, bông, giấy lọc, ống nghiệm, bình nón, bình gạn, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, pitpet, micropipet…), các dụng cụ thí nghiệm khác (mao quản, bình khai triển sắc ký…), bình định mức, bản mỏng…

+ Máy UV-VIS với cuvet thạch anh.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu về đặc điểm thực vật:

2.3.1.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

- Mục đích: quản lý tài nguyên địa phương và lưu trữ mẫu phục vụ cho các công tác nghiên cứu.

- Mẫu vật là toàn cây với kích thước 40-60 cm được đựng trong túi nilon cỡ lớn dày Bên cạnh đó dùng nhãn đeo để đánh số hiệu mẫu thu được ở thực địa và được ghi chép vào sổ tay riêng và các phương tiện chụp ảnh, quay phim để ghi lại quá trình thu thập mẫu vật.

Hình 4: Thu hái Sài hồ nam tại thực địa

- Mẫu tiêu bản: không quá già và không quá non, thể hiện được những đặc điểm điển hình thể hiện được cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây Rửa sạch mẫu bằng nước sạch và dùng bàn chải mềm chải sạch muối và đất cát trên bề mặt.

Hình 5: Cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây

- Ép và sấy mẫu tiêu bản: khi sấy cần ép chặt mẫu để lá khỏi nhăn nheo, để mẫu cây nằm đúng vị trí định dán mẫu Sắp xếp mẫu trên giấy trắng và dưới một lớp giấy thấm để cố định trước khi sấy Đặt các mẫu lên cặp ép, buộc cặp ép lại sấy khoảng 35– 40°C trong 8–12h, trong quá trình sấy cần thường xuyên thông thoáng.

Hình 6: Tỉa, ép mẫu và mẫu sau khi ép

Khi sắp xếp cần tuân thủ một số nguyên tắc:

+ Trong số các lá có ít nhất một lá lật ngược lên. + Không để các bộ phận của cây đè lên nhau.

+ Chú ý giữ cuống lá để thấy được sự sắp xếp lá trên cây.+ Lá bị rụng được đặt bên cạnh mẫu.

- Khâu và dán mẫu cây lên tiêu bản: đặt mẫu cây Sài hồ nam đã ép và sấy khô lên bìa cứng phẳng và khâu vào bìa, dán giấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái.

Hình 7 : Khâu, cố định tiêu bản

Khi mẫu đã khâu, dán xong ở góc phải phía dưới của tiêu bản người ta dán nhãn vào Kích thước nhãn 8x13 cm.

Hình 8: Dán nhãn và bọc tiêu bản

2.3.1.2 Nghiên cứu về đặc điểm vi phẫu:

Mẫu được đem xử lý bằng các phương pháp thích hợp rồi nghiên cứu vi phẫu. Tiến hành làm vi phẫu theo các bước sau:

+ Ngâm lá và thân vào nước cho mềm: Chọn mẫu

Mẫu vật là thân cây: chọn đoạn tương đối thẳng, đường kính 0,1–0,5cm.

Mẫu vật là lá cây: hình dạng lá còn nguyên vẹn, không quá già cũng không quá non.

+ Cắt tiêu bản bằng dụng cụ vi phẫu: dao lam và cà rốt: mẫu được đặt lên thớt, dùng dao lam cắt thành những lát mỏng và ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất.

+ Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch Javen, rửa sạch bằng nước cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa lại bằng nước cất đến hết acid.Sau đó tiến hành nhuộm kép với xanh methylen và đỏ carmin.

Hình 9: Nhuộm xanh methylen bằng nước cất

Hình 10: Nhuộm mẫu bằng đỏ carmin

+ Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng nước cất rồi quan sát dưới kính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh bằng máy ảnh qua kính hiển vi. 2.3.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học:

2.3.2.1 Định tính các nhóm chất trong cây Sài hồ nam bằng phản ứng hóa học:

Hình: Quy trình chiết phân đoạn dược liệu biển

Làm nhỏ mẫu vật dược liệu thành từng mảnh nhỏ, vụn và đem sấy khô trong tủ sấy Cân 10g dược liệu cho vào bình nón, thêm 50 ml EtOH, siêu âm 60ᴼC trong vòng 1h Lọc qua giấy lọc vào cốc có mỏ, thu được dịch chiết EtOH.

Chuẩn bị bình tròn cô quay, cân bình tròn và ghi lại khối lượng bình Đem cô cạn dịch chiết EtOH bằng máy cô quay ở 70 độ C, tốc độ 80 vòng/phút đến khi cắn khô hoàn toàn Cân khối lượng bình tròn sau khi cô cắn Trừ bì để biết khối lượng cắn thu được sau khi cô quay.

Hòa cắn với nước nóng (5-10ml) tạo thành nhũ dịch Lắc phân đoạn với n-hexan Thu được dịch chiết phân đoạn n-hexan và dịch chiết phân đoạn nước.

Dịch chiết phân đoạn n-hexan được chia vào 4 ống nghiệm, cô cách thủy đến cắn để định tính sterol, chất béo, carotenoid và SKLM.

Phân đoạn EtOAc được chia vào 2 ống nghiệm, cô cách thủy đến cắn dùng cho định tính polyphenol, SKLM.

Phân đoạn nước dùng trực tiếp để định tính tanin và SKLM.

Cân khối lượng các cao thu được (chú ý cân ống nghiệm khô trước khi dùng để trừ bì khi đo lường). a, Sterol

● Nguyên tắc: Sterol + anhydric acetic + H2SO4 Sản phẩm là dẫn xuất sulfonic có màu đỏ giữa 2 lớp chất lỏng( dựa trên phản ứng oxi hóa - khử ).

● Phản ứng Liebermann-Burchard: Hòa tan cắn phân đoạn n-hexan trong 1ml anhydrid acetic Để ống nghiệm nghiêng 45 , thêm từ từ H o 2SO4đậm đặc theo thành ống nghiệm Nếu mẫu có sterol, mặt phân cách giữa 2 lớp chất lỏng sẽ có màu đỏ. b, Chất béo

● Nguyên tắc:chất béo có độ sánh đặc, độ bám dính cao cũng như tốc độ bay hơi hầu như không xảy ra bay hơi rất ít nênkhi hơ sẽ để lại vết mờ trên giấy lọc.

● Hòa tan một phần cắn n-hexan vào 2 ml nước nóng Nhỏ 1 giọt dịch chiết trên lên miếng giấy lọc, hơ nóng cho bay hết hơi dung môi Nếu thấy để lại vết mờ trên giấy lọc, mẫu có chứa chất béo. c, Carotenoid

● Nguyên tắc: Các carotenoid được coi như polien do có nhiều liên kết π linh động có màu vàng tới đỏ phụ thuộc vào số liên kết π của dược chất, có tính base yếu do khả năng tích điện âm trong cơ cấu cộng hưởng của carbanion cho phản ứng với H2SO4 đặc( chất oxi hóa ) tạo sản phẩm màu xanh lá.

● Cho vào ống nghiệm nhỏ một ít cắn khô (cao chiết dược liệu trong methanol), hòa tan trong ether dầu hỏa Gạn phần dịch trong sang một ống nghiệm khác, nhỏ vài giọt H2SO4đặc vào cắn Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu xanh lá. d, Polyphenol

● Nguyên tắc: Trong thành phần thuốc thử Folin-ciocalteu có phức phospho-wolfram-phosphomolybdat bị khử bởi các hợp chất polyphenol tạo thành sản phẩm có màu xanh thẫm ( dựa trên phản ứng oxi hóa- khử ).

Phương pháp thu thập tài liệu tham khảo

- Tìm kiếm các tài liệu tham khảo (sơ cấp và thứ cấp) trên các trang thông tin: sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành, bài giảng hay trên trang mạng điện tử…

- Một số trang mạng như: pubmed, google scholar, sciencedire, dùng phần mềm trích dẫn endnote

- Sau khi tìm kiếm tiến hành đọc kỹ thông tin, phân tích chọn lọc rồi cho vào bài tiểu luận Ngoài ra dùng các trang dịch sát nghĩa đối với các tài liệu nước ngoài.

- Tránh dùng các thông tin không chính xác, không có cơ sở trích dẫn vào trong tiểu luận.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm thực vật

Dựa vào quan sát mẫu cây đã thu hái và tham khảo các tài liệu, chúng tôi đưa ra một số mô tả về đặc điểm hình thái của mẫu Sài hồ nam nghiên cứu như sau:

Cây bụi cao 50-60 m, rất phân nhánh ở gốc, tiết diện thân tròn Lá đơn, mọc cách, có mùi hơi hắc Phiến lá dày, cứng dòn, hình bầu dục rộng ở 1/3 phía trên,đầu nhọn, đáy phiến men dần xuống cuống, màu xanh non gần giống nhau ở hai mặt, bìa lá có răng cưa nhọn hơi sâu và không đều, kích thước 4-7 x 2,5-5 cm, lá ở cành mang phát hoa có kích thước nhỏ hơn khoảng 2-4 x 1,5-3 cm, rất ít hoặc gần như không có lông Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-8 cặp gân phụ.Cuống lá ngắn khoảng 0,3 cm hoặc gần như không có, hình trụ hơi dẹt ở hai mặt,màu xanh nhạt, có ít lông.

(Hình 11: Ảnh minh họa đặc điểm hình thái – Nguồn: Vietfarm)

Cụm hoa đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành; trục cụm hoa dài khoảng 7-15 cm có tiết diện đa giác Đầu hình trứng khi là nụ, khi hoa nở có hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước 0,6-0,7 x 0,4-0,5 cm; cuống ngắn khoảng 0,5-1 cm trên có 1-3 vảy nạc nhỏ; tổng bao lá bắc 6-8 hàng xếp kết lợp; lá bắc của tổng bao có dạng hình bầu dục hơi khum úp vào trong, kích thước ở vòng trong dài và hẹp hơn vòng ngoài, màu xanh hơi vàng nâu ở rìa, mặt ngoài có nhiều lông trắng nhỏ, nhẵn dần ở các vòng trong; đế cụm hoa phẳng, khoảng 1,5 mm, lỗ tổ ong Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa: hoa cái rất nhiều xếp trên 3-4 vòng ở ngoài, hoa lưỡng tính 4-6 hoa ở trong Hoa cái màu trắng ngà; đài hoa là một chùm lông mào màu trắng bẩn có nhiều gai nạc, dài 0,3-0,5 cm; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống rất hẹp, dài 0,4-0,5 mm, trên chia làm 3-5 răng tam giác, tiền khai van.

Bộ nhụy 2 lá noãn, vị trí trước sau, dính thành bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy; bầu màu trắng xanh có hình trụ dài khoảng 1 mm, hơi cong ở những hoa ngoài cùng, gốc có khoen đính, mặt ngoài có gờ dọc và ít lông ngắn màu trắng; vòi nhụy màu trắng hồng, nhẵn, dạng sợi dài khoảng 0,4 mm; đĩa mật ở gốc vòi nhụy;

2 đầu nhụy màu trắng ngà, dạng sợi, thò choãi hướng trước sau Hoa lưỡng tính màu tím nhạt, đài giống ở hoa bìa; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,4-0,5 cm, phía trên hơi loe, tận cùng chia 5 phiến đều hình bầu dục đỉnh nhọn, tiền khai van.

Nhị 5, đều, chỉ nhị màu tím hồng, rời, dài khoảng 0,3 cm, đính ở gần gốc ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn màu tím hồng dính nhau thành ống dài khoảng 2 mm bao lấy vòi nhụy, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục đỉnh nhọn, gốc bao phấn có tai tam giác nhọn.

(Hình 12: Hoa của cây Sài Hồ Nam – Nguồn: báo Sức Khỏe)

Hạt phấn màu trắng, hình bầu dục gần cầu, có gai, đường kính 25-30 x 17,5-27,5 àm; bầu giống ở hoa cỏi nhưng kớch thước ngắn và to hơn; vũi nhụy dạng sợi màu hồng nhạt đậm dần ở đỉnh, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc ở gần đầu nhụy; đĩa mật quanh gốc vòi; 2 đầu nhụy màu hồng nhạt, dạng máng hẹp.

Quả bé màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có sọc lồi dọc, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ.

Hoa thức và Hoa đồ:

3.1.2.1 Đặc điểm vi phẫu thân:

Lát cắt ngang thân cây hình tròn hay bầu dục Trên lát cắt các tế bào có hình dạng không nhất định, thường có dạng hình gần tròn, thoi hay đa giác.

Cấu tạo bên trong gồm các lớp:

- Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều, ít lông che chở đa bào bị gãy rụng.

- Mô mềm vỏ khuyết nhiều lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, chừa khuyết không đều.

- Bó sợi tập trung thành đám, kích thước không đêu nhau.

- Libe gỗ cấp II gián đoạn tạo các bó kích thước không đều gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm, một số tế bào hóa mô cứng.

- Gỗ II hình tròn hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, xếp xuyên tâm.

- Gỗ I tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ hình tròn hoặc đa giác gần tròn.

- Mô mềm quanh gỗ vách cellulose hay một số tế bào vách tẩm chất gỗ; bên dưới gỗ 1 thường có cụm mô cứng.

- Tia tủy gồm nhiều dãy tế bào chữ nhật hay đa giác xếp thành dãy xuyên tâm.

- Mô mềm tủy đạo tế bào đa giác hay tròn, không đều.

(Hình 14: Tiêu bản thân cây Sài hồ nam vật kính 40)

1, Biểu bì 2, Mô mềm vỏ 3, Sợi 4, Libe cấp II 5, Gỗ cấp II 6, Mô mềm ruột 3.1.2.2 Đặc điểm vi phẫu lá:

Lát cắt ngang lá, bên ngoài cứng được bao bọc một hàng tế bào hình chữ nhật, tiếp theo dần vào bên trong là các tế bào đa giác lớn, chính giữa rất rõ gồm nhiều lớp tế bào nhỏ và dày.

- Biểu bì trên tế bào hình bầu dục hoặc đa giác, kích thước không đều.

- Biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn biểu bì trên Ở cả hai biểu bì ít lông che chở đa bào bị gãy.

- Thịt lá cấu tạo dị thể đối xứng gồm 1 lớp tế bào mô mềm giậu, tế bào có vách hơi uốn lượn nằm ngay sát biểu bì.

- Mô mềm gồm 4-6 lớp tế bào đa giác, kích thước gần đều, chứa lục lạp, lớp trên biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật hay đa giác dài vách hơi lượn xếp gần thẳng góc với biểu bì dưới.

(Hình 15: Tiêu bản lá cây Sài hồ nam vật kính 40)

1, Biểu bì trên 2, Mô dày trên 3, Mô giậu 4, Mô mềm 5, Gỗ cấp II

6, Libe cấp II 7, Mô dày dưới 8, Biểu bì dưới

Thành phần hóa học

3.2.1 Định tính bằng phản ứng hóa học

Tiến hành phản ứng định tính các nhóm chất có trong mẫu theo mục 2.3.2.1 Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học được trình bày ở bảng 11:

STT Nhóm ch tấ Phản ng nh tínhứ đị Hiện tượng Kết lu nậ

Thấy vòng màu xanh m xu tđậ ấ hiện m t phân cách, l c lênở ặ ắ dung d ch chuy n sang màu xanhị ể đen

Cắn d ch chi t MeOH/ị ế nước nóng nh trên gi yỏ ấ lọc mang i s yđ ấ

Sau khi h nóng cho bay h t dungơ ế môi không xu t hi n v t mấ ệ ế ờ -

Cắn d ch chi t MeOH/ị ế n-hexan em g n dđ ạ ịch trong r i thêmồ H SO 2 4

Xuất hi n màu xanh láệ +

Phản ng v i thu c thứ ớ ố ử Folin- Ciocalteu

Dung d ch chuy n sang màu xanhị ể lam đen +

Phản ng vứ ới FeCl35% Ống 1: xu t hi n k t t a màuấ ệ ế ủ xanh đen +

Phản ng v i chì acetatứ ớ 10% Ống 2: xu t hi n t a bôngấ ệ ủ

Phản ng v i gelatin 1%ứ ớ Ống 3: xu t hi n t a bôngấ ệ ủ + Bảng 1: K t qu nh tính các thành ph n hóa h c trong Sài h Namế ả đị ầ ọ ồ Ghi chú: (-): âm tính, (+): d ng tínhươ

3.2.2 Phương pháp sắc ký lớp mỏng:

Tiến hành sắc kí lớp mỏng theo mục 2.3.2.2

Thứ tự các hình lần lượt là soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm, nhuộm màu bản mỏng bằng cách sấy bản sau khi tráng qua với dung dịch H2SO4 10% trong cồn

Hình 16: SKĐ các phân đoạn dịch chiết ở hệ dung môi N-hexan: nước (2: 1) Ghi chú: vết chấm theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải là toàn phần, n-hexan, EtOAc và nước

Bảng 22 : kết quả SKLM các phân đoạn trên dung môi N-hexan: nước (2: 1)

Phân đoạn Rf Màu sắc của vết/ UV Độ đậm của vết Toàn phần( dược liệu ngâm MeOH)

Nhận xét: Từ kết quả chạy SKLM ta thấy rằng phân đoạn N-hexan có các vết xuất hiện còn lại phân đoạn MeOH, EtOAc và phân đoạn nước là không hiện vết Màu sắc các vết sau khi được nhuộm bằng H2SO4 10%/ cồn có màu vàng tối

Hình 17 : sắc kí lớp mỏng soi dưới đèn UV tại bước sóng 254 nm và 366 nm.

Kết quả soi đèn UV:

● Tại bước sóng 254 nm: hợp chất ở trong phân đoạn n-hexan ở dược liệu có hấp thụ tia UV.

● Tại bước sóng 366 nm: hợp chất ở trong phân đoạn n- hexan ở dược liệu có phát huỳnh quang.

3.2.3 Định lượng polyphenol trong Sài hồ nam:

- Xây dựng đường chuẩn của các dung dịch catechin:

Bảng 3 : Kết quả đo độ hấp thụ của dung dịch catechin

- Phương trình đường chuẩn catechin:

⇨Phương trình độ hấp thụ phụ thuộc nồng độ: y = 0.0057x + 0.0135

- Kết quả đo dung dịch thử:

Bảng 4 : Kết quả đo độ hấp thụ của dung dịch thử.

- Lượng polyphenol có trong 0.502g dược liệu là: m = 𝑚 𝑐â𝑛 𝑥 (100−𝐻) [𝑇2]×𝐾×𝑉𝑇1

- [T2]: thay Abs đo được vào phương trình độ hấp thụ phụ thuộc nồng độ: y = 0.0057x + 0.0135, tính được nồng độ bình T2:

- K= 50 do pha loãng 50 lần T1 được T2

- V (T1) = 10mL (pha toàn bộ dịch chiết vào bình định mức 10mL)

-Phầm trăm hàm lượng polyphenol có trong 0.502g dược liệu:

Bàn luận

Sài hồ nam phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới châu Á, từ phía nam Trung Quốc, gồm cả đảo Hải Nam đến Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và một số nước khác ở Đông Nam và Nam Á Ở Việt Nam, cây cũng chỉ thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân một số địa phương vẫn thường dùng lá Sài hồ nam để ăn với gỏi cá, điều trị các vết loét có giòi ở trâu bò Nhưng cho tới nay sự biểu biết về thành phần hóa học của nó còn hạn chế.

Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của dược liệu Sài hồ nam theo các tiêu chí chung được quy định trong DĐVN V, bao gồm: mô tả, vi phẫu, soi bột, định tính các nhóm chất, định lượng polyphenol, Dược liệu Sài hồ nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng, cũng chưa có chuyên luận riêng trong Dược điển Do đó, kết quả của nghiên cứu này góp phần tạo cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho dược liệu này, để phục vụ cho ngành dược phẩm sản xuất thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh cho con người, phát huy hơn nữa giá trị của chúng trong Dược học.

Nghiên cứu này cũng đã xác định được các đặc điểm đặc trưng của vi phẫu thân, vi phẫu lá và đặc điểm bột của dược liệu Sài hồ nam, góp phần tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm nghiệm, giúp phân biệt và xác định tính đúng của dược liệu này. Mẫu nghiên cứu có những đặc điểm hình thái giống tài liệu đã công bố về đặc điểm thực vật của các loài trong chi Pluchea cass.

Trong nghiên cứu này đã xây dựng được sơ bộ dữ về giải phẫu thân, lá của mẫu cây Hiện nay, nghiên cứu về các thực vật biển ứng dụng trong ngành dược được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu, tuy nhiên trong nước chưa thì vẫn chưa có công bố nhiều.

3.3.2 Về thành phần hóa học:

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong mẫu Sài hồ nam bằng các phản ứng hóa học đặc trưng cho thấy mẫu này chứa các hợp chất sơ bộ: Carotenoid,polyphenol, tannin phù hợp với các công bố [9,11]

Về định lượng, nghiên cứu này đã xác định được hàm lượng saponin tổng số trong dược liệu Sài hồ nam bằng phương pháp đo quang Kết quả thấy rằng hàm lượng saponin tổng số trong dược liệu Sài hồ nam khoảng 5,69%.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây Sài hồ nam, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1 Về thực vật: Đã mô tả đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học của cây Sài hồ nam thu mẫu tại Cát Hải, Hải Phòng là: Pluchea Pteropoda Hemsl., thuộc họ Cúc (Asteraceae) Góp phần xây dựng bộ dữ liệu và đặc điểm vi phẫu của loài thuộc họ này.

2 Về thành phần hóa học:

2.1 Đã định tính các nhóm chất trong Sài hồ nam bằng các phương pháp hóa lý, kết quả cho thấy sự có mặt của các nhóm chất: Carotenoid, polyphenol, tanin.

2.2 Xác định được hàm lượng của Polyphenol trong mẫu Sài hồ nam là x% trọng lượng khô.

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda Hemsl.,) thuộc họ Cúc (Compositae) thu hái tại Cát Hải, Hải Phòng Với tiềm năng đã và đang được sử dụng trong cuộc sống cũng như trong y học cổ truyền hiện nay, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác bảo tồn và phát triển tiềm năng của loài này như sau:

- Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các hợp chất có trong cây Sài hồ nam.

- Tiếp tục nghiên cứu về hàm lượng Polyphenol trong Sài hồ nam theo mùa.

- Tiến hành nghiên cứu thử tác dụng sinh học của các dịch chiết và các hợp chất phân lập được.

Kiến nghị

1 Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư 21/2007/TT-BKHCN, Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

2 Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam, tập V, NXB Y học.

3 Đinh Cát Điềm (2009),Các kĩ thuật sắc ký, ĐH Nông Lâm TP HCM

4 Võ Văn Chi (2012), Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

5 Nguyễn Thị Chung (1999), Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Cúc tần Pluchea indica Less., ở Nghệ An, Luận án thạc sĩ khoa học hóa học, Đại học Vinh.

6 Nguyễn Thị Chung, Lê Văn Hạc, Nguyễn Xuân Dũng, Phạm Hoàng Ngọc (2003), Những bước đầu nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Sài hồ nam (Pluchea pteropoda) ở Diễn Châu-Nghệ An, Hội hóa học Việt Nam, Báo cáo tóm tắt Hội nghị hóa học toàn quốc lần thứ IV.

7 Vũ Văn Chuyên (1976),Tóm tắt đặc điểm các cây họ thuốc, nhà xuất bản Y học.

8 Đỗ Tất Lợi (1977), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nhà xuất bản Y học.

9 Nguyễn Trọng Tài (2003), Xác định thành phần hóa học tinh dầu cây Sài hồ nam ở Nghệ An, Luận văn tốt nghiệp khoa hóa học ĐH Vinh.

10 Nguyễn Thị Diễm Trang (1973), Đóng góp vào công việc nghiên cứu hóa học một số cây thuốc chi Eutaomirum (họ Cúc) ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học hóa học Hà Nội.

11 Đoàn Thanh Tùng (2001), Nghiên cứu một số thành phần hóa học của cây Sài hồ nam ( Pluchea pteropoda Hemsl.,) và cây Cúc tần ( Pluchea indica Les.,) ở Việt Nam, Luận án TS KH hóa học Hà Nội.

12 Viện Y học cổ truyền Việt Nam (1996), 100 vị thuốc nam thường dùng, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 45.

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w