Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Sài hồ nam pluchea pteropoda thu hái tại Hải Phòng phục vụ nghiên cứu dược liệu biển

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

+ Dụng cụ: các dụng cụ thí nghiệm thường quy (vải lọc, bông, giấy lọc, ống nghiệm, bình nón, bình gạn, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, pitpet, micropipet…), các dụng cụ thí nghiệm khác (mao quản, bình khai triển sắc ký…), bình định mức, bản mỏng…. - Mẫu tiêu bản: không quá già và không quá non, thể hiện được những đặc điểm điển hình thể hiện được cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây. - Khâu và dán mẫu cây lên tiêu bản: đặt mẫu cây Sài hồ nam đã ép và sấy khô lên bìa cứng phẳng và khâu vào bìa, dán giấy lên trên các nốt khâu ở mặt trái.

● Nguyên tắc: Sterol + anhydric acetic + H2SO4 Sản phẩm là dẫn xuất sulfonic có màu đỏ giữa 2 lớp chất lỏng( dựa trên phản ứng oxi hóa - khử ). ● Nguyên tắc:chất béo có độ sánh đặc, độ bám dính cao cũng như tốc độ bay hơi hầu như không xảy ra bay hơi rất ít nênkhi hơ sẽ để lại vết mờ trên giấy lọc. ● Nguyên tắc: Các carotenoid được coi như polien do có nhiều liên kết π linh động có màu vàng tới đỏ phụ thuộc vào số liên kết π của dược chất, có tính base yếu do khả năng tích điện âm trong cơ cấu cộng hưởng của carbanion cho phản ứng với H2SO4 đặc( chất oxi hóa ) tạo sản phẩm màu xanh lá.

● Nguyên tắc: Trong thành phần thuốc thử Folin-ciocalteu có phức phospho-wolfram-phosphomolybdat bị khử bởi các hợp chất polyphenol tạo thành sản phẩm có màu xanh thẫm. ● Phản ứng với FeCl3: thành phần tanin trong dịch chiết có gốc phenol có các nhóm -OH ở vị trí liền kề nên tác dụng với FeCl3tạo phức màu xanh lá đậm. ● Phản ứng với Pb(CH3COO)2: thành phần tanin trong dịch chiết có gốc diphenol pyrocatechin có tác dụng với muối chì tạo kết tủa nâu.

Pha tĩnh là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên phiến kính hoặc phiến kim loại. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động với tốc độ khác nhau. Cơ chế của sự tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào các chất làm pha tĩnh và dung môi pha động.

Hệ số đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi. - Phát hiện vết: quan sát dưới ánh sáng tử ngoại UV 254 nm và UV 366nm, phun thuốc thử acid sulfuric 10% trong EtOH và quan sát dưới ánh sáng thường. + Phương pháp đo quang: Phương pháp định lượng dựa trên việc đo độ hấp thụ ánh sáng của một dung dịch phức tạo thành giữa chất cần xác định với thuốc thử vô cơ hay hữu cơ trong môi trường thích hợp khi được chiếu bởi chùm sáng.

Thuốc thử này chứa chất oxi hóa là axit phospho-vonframic, trong quá trình khử, các nhóm hydroxy phenol dễ bị oxi hóa, chất oxi hóa này sinh ra màu xanh có độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 765 nm. Các thuốc thử Folin-Ciocalteu phản ứng với nhiều hợp chất polyphenol và mặc dù có thể có đáp ứng khác nhau với các hợp chất đơn lẻ, các chất chuẩn hiệu chuẩn cho việc thu được dữ liệu polyphenol tổng số thường dùng là acid gallic, phloroglucinol hoặc catechin.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

(Hình 11: Ảnh minh họa đặc điểm hình thái – Nguồn: Vietfarm) Cụm hoa đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành; trục cụm hoa dài khoảng 7-15 cm có tiết diện đa giác. Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa: hoa cái rất nhiều xếp trên 3-4 vòng ở ngoài, hoa lưỡng tính 4-6 hoa ở trong. Bộ nhụy 2 lá noãn, vị trí trước sau, dính thành bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy; bầu màu trắng xanh có hình trụ dài khoảng 1 mm, hơi cong ở những hoa.

Hoa lưỡng tính màu tím nhạt, đài giống ở hoa bìa; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,4-0,5 cm, phía trên hơi loe, tận cùng chia 5 phiến đều hình bầu dục đỉnh nhọn, tiền khai van. Nhị 5, đều, chỉ nhị màu tím hồng, rời, dài khoảng 0,3 cm, đính ở gần gốc ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn màu tím hồng dính nhau thành ống dài khoảng 2 mm bao lấy vòi nhụy, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục đỉnh nhọn, gốc bao phấn có tai tam giác nhọn. Quả bé màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có sọc lồi dọc, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ.

Trên lát cắt các tế bào có hình dạng không nhất định, thường có dạng hình gần tròn, thoi hay đa giác. - Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước nhỏ, không đều, ít lông che chở đa bào bị gãy rụng. - Mô mềm vỏ khuyết nhiều lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều, chừa khuyết không đều.

- Libe gỗ cấp II gián đoạn tạo các bó kích thước không đều gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật hay đa giác, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm, một số tế bào hóa mô cứng. - Mô mềm quanh gỗ vách cellulose hay một số tế bào vách tẩm chất gỗ; bên dưới gỗ 1 thường có cụm mô cứng. Lát cắt ngang lá, bên ngoài cứng được bao bọc một hàng tế bào hình chữ nhật, tiếp theo dần vào bờn trong là cỏc tế bào đa giỏc lớn, chớnh giữa rất rừ gồm nhiều lớp tế bào nhỏ và dày.

- Thịt lá cấu tạo dị thể đối xứng gồm 1 lớp tế bào mô mềm giậu, tế bào có vách hơi uốn lượn nằm ngay sát biểu bì. - Mô mềm gồm 4-6 lớp tế bào đa giác, kích thước gần đều, chứa lục lạp, lớp trên biểu bì dưới tế bào hình chữ nhật hay đa giác dài vách hơi lượn xếp gần thẳng góc với biểu bì dưới. Thứ tự các hình lần lượt là soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm, nhuộm màu bản mỏng bằng cách sấy bản sau khi tráng qua với dung dịch H2SO4 10% trong cồn.

Nhận xét: Từ kết quả chạy SKLM ta thấy rằng phân đoạn N-hexan có các vết xuất hiện còn lại phân đoạn MeOH, EtOAc và phân đoạn nước là không hiện vết. ● Tại bước sóng 366 nm: hợp chất ở trong phân đoạn n- hexan ở dược liệu có phát huỳnh quang.

BÀN LUẬN

Về định lượng, nghiên cứu này đã xác định được hàm lượng saponin tổng số trong dược liệu Sài hồ nam bằng phương pháp đo quang. Kết quả thấy rằng hàm lượng saponin tổng số trong dược liệu Sài hồ nam khoảng 5,69%.