nghiên cứu marketing báo cáo cuối kỳ đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất tại trường đại học thăng long

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu marketing báo cáo cuối kỳ đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất tại trường đại học thăng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝNGHIÊN CỨU MARKETING - BÁO CÁO CUỐI KỲĐề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chấttại trư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ

NGHIÊN CỨU MARKETING - BÁO CÁO CUỐI KỲ

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất

tại trường Đại học Thăng Long

Trang 2

THÀNH VIÊN THAM GIA

LÊ THỊ TỐ UYÊN

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT ……… 1

LỜI CẢM ƠN ……… 3

CHƯƠNG 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 4

1.1 Giới thiệu chung về Đại học Thăng Long 4

1.2 Hoàn cảnh nghiên cứu 6

1.3 Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu marketing 7

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8

2.1 Vấn đề nghiên cứu 8

2.2 Cây mục tiêu nghiên cứu 8

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỰU CHỌN VÀ THỜI GIAN BIỂU CỦA NGHIÊN CỨU 9

3.1 Phương pháp nghiên cứu lựa chọn 9

3.1.1 Phương pháp được chọn 9

3.1.2 Lý do lựa chọn 9

3.2 Xác định đối tượng khảo sát 9

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 9

3.3 Nguồn thu nhập dữ liệu 10

3.4 Phạm vi nghiên cứu và mẫu điều tra 10

3.4.1 Phạm vi về không gian và đối tượng khảo sát 10

Trang 4

3.6 Thời gian biểu 11

3.6.1 Thời gian của cuộc nghiên cứu 11

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13

4.1 Mức độ tiếp cận các đối tượng trong khu vực 13

4.2 Thời gian trải nghiệm của đối tượng 14

4.3 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC LỚP HỌC tại trường Đại học Thăng Long 15

4.4 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC THƯ VIỆN tại trường Đại học Thăng Long 20

4.5 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC PHÒNG THỰC HÀNH tại trường Đại học Thăng Long 24

4.6 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC THỂ DỤC THỂ THAO tại trường Đại học Thăng Long 27

4.7 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC CANTEEN tại trường Đại học Thăng Long 31

4.8 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC VƯỜN SINH VIÊN tại trường đại học Thăng Long 35

4.9 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC BÃI ĐỖ XE tại trường Đại học Thăng Long 37

4.10 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về HỆ THỐNG ĐIỆN, NƯỚC, WIFI, WEBSITE tại trường Đại học Thăng Long 39

4.11 Sự hài lòng với cơ sở vật chất nhà trường đã trang bị (HL), mức tiền đóng học phí có phù hợp với cơ sở vật chất (HP), sự sẵn sàng giới thiệu (GT) 45

4.12 Xu hướng đánh giá mức độ trung bình của đối tượng 48

CHƯƠNG 5 KIẾN NGHỊ 50

KẾT LUẬN ………54

Trang 5

PHỤ LỤC ………59 DANH MỤC THAM KHẢO 65

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG

Sơ đồ 2.1 Cây mục tiêu nghiên cứu 8

Bảng 3.6.1 Bảng thể hiện thời gian của cuộc nghiên cứu 16

Hình 4.1.1 Biểu đồ thể hiện kết quả tiếp cận sinh viên trường Đại học Thăng Long 13

Hình 4.2.1 Biểu đồ thể hiện kết quả về giai đoạn trải nghiệm của sinh viên 14

Hình 4.3.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá về các nhân tố khu vực lớp học 15

Hình 4.4.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố của sinh viên trong khu vực thư viện 20

Hình 4.5.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố khu vực phòng thực hành 24

Hình 4.6.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố khu vực TDTT 27

Hình 4.7.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố khu vực CANTEEN 31

Hình 4.8.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố khu vực vườn sinh viên 35

Hình 4.9.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố khu vực bãi đỗ xe 37

Hình 4.10.1 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá nhân tố hệ thống điện nước, wifi 39

Hình 4.11.1 Biểu đồ thể hiện kết quả về sự hài lòng về cơ sở vật chất của sinh viên 45

Hình 4.11.2 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá phù hợp học phí của sinh viên 46

Hình 4.11.3 Biểu đồ thể hiện kết quả về sự sẵn sàng giới thiệu của sinh viên 47

Hình 4.12.1 Biểu đồ thể hiện kết quả về xu hướng đánh giá mức độ trung bình của đối tượng 48

Trang 7

TÓM TẮT

Sự hài lòng của sinh viên là vấn đề hết sức quan trọng đối với các trường đại học nói chung và trường Đại học Thăng Long nói riêng Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường càng trở nên gay gắt Do vậy, xu hướng hiện nay là quan tâm nhiều hơn nữa tới sinh viên Đứng trước bối cảnh ấy, nhóm tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long, để tìm ra cách nâng cao sự hài lòng của sinh viên và góp ý với ban lãnh đạo nhà trường

Ở chương 1, nhóm tác giả giới thiệu vài nét về trường Đại học Thăng Long và tìm hiểu về thực trạng hiện tại đang có tại trường Đại học Thăng Long ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu lên lí do cần thực hiện cuộc nghiên cứu này

Trong chương 2, chỉ ra được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cần hướng đến là 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về cơ sở vật chất của sinh viên tại trường Đại học Thăng Long, đồng thời nêu ra được cây mục tiêu cho vấn đề

Nhóm tác giả trình bày rõ ở chương 3 phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu Chọn mẫu khảo sát là những sinh viên đang học tại trường Đại học Thăng Long Và xây dựng thời gian biểu cho nghiên cứu Nhằm đưa ra cái nhìn khách quan và đúng đắn nhất về cơ sở vật chất hiện tại của trường đang như thế nào

Chương 4 sẽ trình bày và giải quyết các vấn đề cần đặt ra của bài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá, phân tích và giải thích từ dữ liệu thu được về 3 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Thăng Long về cơ sở vật chất Đó là:

Cơ sở học tập (Phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, khu thể dục thể thao) Cơ sở sinh hoạt và giải trí (Vườn sinh viên, khu nhà ăn, bãi để xe) Các yếu tố khác (Điện, nước, mạng lưới wifi, website)

Từ đó, nhóm tác giả sẽ tìm ra được những hạn chế qua cuộc khảo sát đối với các sinh viên, để tìm ra lỗ hỏng, nhằm khắc phục nâng cao cơ sở vật chất của trường Đại học Thăng Long qua các kiến nghị và giải pháp trong nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh

1

Trang 8

hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long” được nêu trong chương 5.

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài nỗ lực, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành được báo cáo nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long” Báo cáo có thể được hoàn thành một cách chu đáo và thuận lợi nhất phần lớn là nhờ vào sự nỗ lực và quyết tâm của tất cả các thành viên trong nhóm cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm của của cô Phạm Long Châu

Trước tiên, nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên của nhóm nghiên cứu là cô Phạm Long Châu đã hỗ trợ nhiệt tình Giảng viên hướng dẫn nhóm nghiên cứu từ những bước cơ bản của một bài nghiên cứu đến những hướng phân tích chi tiết và đúng đắn nhất đối với dữ liệu thu thập được Cô rất tận tâm và kiên nhẫn khi trả lời các câu hỏi của nhóm nghiên cứu, lắng nghe những khó khăn của nhóm nghiên cứu và giúp nhóm nghiên cứu hiểu được gốc rễ tại sao nhóm nghiên cứu cần phải làm những điều đó khi thực hiện nghiên cứu này

Thứ hai, nhóm nghiên cứu cũng muốn cảm ơn những người tham gia vào cuộc khảo sát và cung cấp thông tin quan trọng để nhóm nghiên cứu có thể thực hiện nghiên cứu này Những phản hồi và ý kiến của các bạn rất giá trị và giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về chủ đề nghiên cứu

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá cao sự hợp tác và đóng góp của mỗi thành viên đã giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành nghiên cứu này một cách hiệu quả và thành công Cảm ơn các bạn đã tham gia tích cực vào quá trình thu thập và phân tích dữ liệu, đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp Các ý tưởng và quan điểm của các bạn đã giúp nhóm nghiên cứu mở rộng tầm nhìn và phát triển nghiên cứu một cách toàn diện hơn Nhóm nghiên cứu cũng muốn đặc biệt cảm ơn sự cố gắng và nỗ lực của các bạn trong quá trình viết báo cáo nghiên cứu Những giờ phút dành cho viết tài liệu và trao đổi ý kiến với nhau đã giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành báo cáo một cách chính xác và đầy đủ nhất.

3

Trang 10

CHƯƠNG 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu chung về Đại học Thăng Long

Đại học Thăng Long có tên Tiếng Anh là Thang Long University (viết tắt: TLU) Trường được thành lập vào ngày 15/12/1988, là đại học tư thục đầu tiên được hình thành và phát triển dưới chính thể CHXHCN Việt Nam Hiện nay trường tọa lạc tại đường Nghiêm Xuân Yêm, phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Đại học Thăng Long là một trung tâm giáo dục đa ngành, đa nghề, định hướng ứng dụng; với mô hình đào tạo - học tập cập nhật theo môi trường làm việc thực tế Với niềm tâm huyết của những nhà thiết kế giáo dục, trường Đại học Thăng Long cam kết xây dựng một môi trường giáo dục tốt nhất, cập nhật nhất dành cho sinh viên

Với mục đích đem đến cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất, Đại học Thăng Long được thiết kế theo mô hình tổ hợp đô thị đại học, hoàn toàn khác biệt với trường học truyền thống Thăng Long thiết kế thành nơi đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc, giao tiếp xã hội, hoạt động ngoại khóa, thể thao cho sinh viên trong một ngày trọn vẹn

Trường Đại học Thăng Long với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với diện tích lớn Sinh viên được trải nghiệm học tập, sinh hoạt trong một môi trường thực tiễn, ứng dụng, cập nhật thức thời, tiện nghi có cơ hội để phát triển bản thân một cách toàn diện nhất Với tổng diện tích trường là 33.598 m2, 7 phòng hội thảo, 2 giảng đường lớn, 118 phòng học trang bị điều hòa không khí, máy chiếu, máy tính, âm thanh và 528 chỗ ngồi trong hội trường Tự học mọi lúc mọi nơi - Mọi không gian trong trường đều tạo cảm hứng và năng lượng tích cực cho sinh viên học tập và làm việc hiệu quả Hệ thống bao gồm 5 phòng tự học Self-study, 1 thư viện, vườn sinh viên

Bên cạnh việc trau dồi kiến thức, sinh viên cũng cần kết hợp rèn luyện thể chất Thăng Long trang bị 1 sân bóng rổ, 1 sân bóng chuyền, khu phòng tập Gym và khu nhà thể chất đảm bảo phục vụ nhu cầu thể dục thể thao cho sinh viên và cán bộ trong trường Nạp năng lượng - Sinh viên không chỉ học tập trên lớp mà còn có thể tự học, nghỉ ngơi ở những nơi khác trong khuôn viên trường như khu Canteen và Uni Cafe

Trang 11

Học tập kết hợp thực hành ứng dụng thực tế - Đại học Thăng Long cam kết đảm bảo cho mọi sinh viên luôn tiếp cận với cơ sở vật chất và trang thiết bị thức thời nhất, phù hợp nhu cầu của thị trường lao động trong xã hội 4.0 hiện đại Phòng học kiểu mới “đa-zi-năng” - bắt đầu từ năm 2017, Đại học Thăng Long đưa vào ứng dụng những lớp học kiểu mới, được xem là hệ thống phòng học thông minh Phòng học thông minh tại Đại học Thăng Long được thiết kế tối giản với ghế đa năng tích hợp bàn học có thể dễ dàng thay đổi theo nhiều cấu trúc Phòng học thông minh xóa bỏ khoảng cách giữa thầy và trò; cho phép sinh viên tự do trao đổi với giáo viên và rèn luyện team-work theo nhiều mô hình: làm việc đôi, làm việc nhóm, đối kháng đôi, đối kháng nhóm, vòng tròn, đội hình chiến thuật,…; giúp sinh viên có thể sáng tạo, chủ động trong học tập và làm việc

Phòng thực tập điều dưỡng tiêu chuẩn Bộ Y tế - Đại học Thăng Long thiết kế những phòng thực tập điều dưỡng, với hệ thống trang thiết bị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo đầy đủ giường bệnh và mô hình bệnh nhân mô phỏng; tạo điều kiện cho sinh viên Khoa Khoa học sức khỏe thực tập ngay tại trường

Tầng thực tập nhà hàng, khách sạn - Để tạo nên một môi trường thực hành mang tính ứng dụng thực tiễn; nhà trường thiết kế tổ hợp Nhà hàng - Khách sạn với tiêu chuẩn 5 sao dành cho sinh viên Khoa Quản trị Du lịch – Lữ hành thực hành nghề ngay tại trường Bên cạnh đó, Đại học Thăng Long còn có hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 5 sao phục vụ tiếp đón các vị khách mời, chuyên gia, đoàn trao đổi sinh trong và ngoài nước

Trung tâm sự kiện học tập - giải trí - Hội trường Tạ Quang Bửu là trung tâm kết hợp tổ chức sự kiện, tổ chức học tập và hoạt động giải trí dành cho sinh viên Đây được coi là phòng đa năng lớn nhất Đại học Thăng Long, trang bị màn hình LED tiêu chuẩn Ultra HD 4K, âm thanh vòm Dolby cùng hệ thống đèn chiếu sáng giúp cho Hội trường không thua kém bất kì một sân khấu và rạp chiếu phim hiện đại nào Với 528 chỗ ngồi, Hội trường là nơi tổ chức các sự kiện lớn của Đại học Thăng Long; đồng thời cũng được sử dụng để giảng dạy nhiều môn học, đơn cử như môn học ngoại ngữ qua phim trong Hội trường

5

Trang 12

Hệ sinh thái học Âm nhạc ứng dụng - tại Khoa Âm nhạc Ứng dụng, nhà trường thiết kế hệ sinh thái giúp các sinh viên học tập đa dạng, từ luyện thanh, chơi nhạc cụ, biểu diễn trên sân khấu đến sản xuất âm nhạc Các sinh viên sẽ được học sản xuất âm nhạc trên nền tảng thiết bị máy tính iMac cài đặt các phần mềm chuyên nghiệp phục vụ cho việc học và sản xuất nhạc Đây là những phần mềm cập nhật nhất để sinh viên có thể tự biên tập âm nhạc; nhờ đó, sau khi tốt nghiệp các bạn không chỉ trở thành ca sĩ mà còn có cơ hội trở thành nhạc sĩ, producer, DJ, dancer… chuyên nghiệp Bên cạnh đó còn có Phòng thực hành quay phim – chụp ảnh, Trường quay Thăng Long studio phục vụ cho các học phần liên quan.

1.2 Hoàn cảnh nghiên cứu

Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giáo dục đại học trong thập kỷ gần đây Với nền kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao đang ngày càng tăng cao Trong tình hình này, vai trò của giáo dục đại học không chỉ hạn chế ở việc truyền đạt kiến thức mà còn mở rộng ra để đào tạo và phát triển những cá nhân có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập và thích ứng với môi trường làm việc quốc tế

Trong bối cảnh này, trường Đại học Thăng Long đã khẳng định vị thế của mình như một cơ sở giáo dục hàng đầu, tập trung vào việc phát triển con người và tạo dựng môi trường học tập đa chiều Với tầm nhìn học tập và giảng dạy trên cơ sở phát triển của cơ sở vật chất, trường đã thực hiện những đầu tư đáng kể vào cơ sở vật chất nhằm đảm bảo rằng sinh viên không chỉ có cơ hội tiếp cận kiến thức mà còn được trải nghiệm môi trường học tập hiện đại

Hiện nay, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, lượng sinh viên tăng nhanh qua các năm Tuy nhiên, các trường đại học trong khu vực lân cận như trường Đại học Phenikaa, trường Đại học Đại Nam,… cơ sở vật chất của họ ngày càng được đầu tư hơn, việc đó dẫn đến áp lực cạnh tranh khiến Thăng Long phải thay đổi và cải thiện cơ sở vật chất nhằm thu hút nhiều hơn sinh viên mới đăng kí học Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa cơ sở vật chất cũng tạo cơ sở cho sinh viên có không gian học tập tốt hơn mang đến hiệu quả học tập cao hơn và điều đó tác động trực tiếp tới đầu ra của trường và nâng cao uy tín, thương hiệu của trường Đại học Thăng Long

Trang 13

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Thăng Long đối với cơ sở vật chất của trường Điều này giúp xác định mức độ thực hiện cam kết của trường trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên Ngoài ra, nghiên cứu cũng hướng đến việc đề xuất những cải tiến và điều chỉnh cần thiết để nhà trường có thể đưa ra các kế hoạch trong tương lai để phát triển cơ sở vật chất nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên.

1.3 Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu marketing

Nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với cơ sở vật chất của Đại học Thăng Long có ý nghĩa to lớn đối với việc cải tiến phương pháp giảng dạy và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh Sự hài lòng của sinh viên với cơ sở vật chất ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng và kết quả học tập của họ Nếu sinh viên không hài lòng với cơ sở vật chất, họ sẽ gặp khó khăn trong việc học tập và tiếp thu kiến thức

Nghiên cứu này cũng có vai trò quyết định trong việc tạo sự cạnh tranh giữa các trường đại học Sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định khi họ lựa chọn trường học Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục ngày càng gia tăng Nghiên cứu này giúp Đại học Thăng Long hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và điểm yếu của cơ sở vật chất của trường, từ đó thực hiện các cải tiến cần thiết

Hơn nữa, sự hài lòng của sinh viên với cơ sở vật chất cũng có tác động đến vị thế và danh tiếng của trường trong cộng đồng giáo dục Các đánh giá tích cực từ sinh viên giúp cho trường hợp tác và thu hút đối tác quốc tế, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng cạnh tranh

Cuối cùng, nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với cơ sở vật chất Đại học Thăng Long duy trì và phát triển một môi trường học tập tốt nhất, thu hút và giữ chân sinh viên, và đảm bảo tính cạnh tranh của trường trong thị trường giáo dục đang thay đổi liên tục

Chính vì thế, chúng tôi, với tư cách là nhóm nghiên cứu tại Đại học Thăng Long, tiến hành nghiên cứu những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên

7

Trang 14

Thăng Long với cơ sở vật chất Từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp Thăng Long có hướng phát triển về cơ sở vật chất trong tương lai.

Trang 15

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long.

2.2 Cây mục tiêu nghiên cứu

Sơ đồ 2.1 Cây mục tiêu nghiên cứu.

9

Trang 16

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỰU CHỌN VÀ THỜI GIAN BIỂU CỦA NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu lựa chọn 3.1.1 Phương pháp được chọn

Nghiên cứu định lượng 3.1.2 Lý do lựa chọn

Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng được chúng tôi sử dụng vì tính khoa học và hợp lý

Với độ tin cậy cao của kết quả, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu.

3.2 Xác định đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các sinh viên đang học và sử dụng cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long.

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, chúng tôi sử dụng phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi khảo sát.

Mục đích: Điều tra sinh viên để thu thập những thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long.

Cách thức: Điều tra sinh viên được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi (hình thức trực tuyến).

Phương pháp này được tiến hành nhằm thu thập những số liệu về tỷ lệ phần trăm, những cảm nhận cũng như phản ánh của cá nhân từng đáp viên theo nội dung mà nhóm đang nghiên cứu.

Lý do lựa chọn: Hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,…

Trang 17

Chúng tôi sẽ tiến hành phát đi thử khoảng 15 phiếu khảo sát sinh viên để kiểm tra thiết kế, nội dung, trình tự câu hỏi, cách đặt câu hỏi, tính phù hợp của ngôn ngữ và tính logic của phiếu điều tra, tính hợp lý của việc phân nhóm đối tượng nghiên cứu Sau phỏng vấn thử, chúng tôi sẽ tiến hành điều chỉnh phiếu điều tra trước khi phân phối cho các nhóm điều tra viên.

3.3 Nguồn thu nhập dữ liệu

Chúng tôi đã đề xuất sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp Vì đây là dự án nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên Đại học Thăng Long về cơ sở vật chất nên chúng tôi sẽ sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp để làm cơ sở giúp nắm bắt được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới các sinh viên, từ đó sẽ cải thiện chất lượng cơ sở vật chất.

3.4 Phạm vi nghiên cứu và mẫu điều tra 3.4.1 Phạm vi về không gian và đối tượng khảo sát

Nhóm tiến hành khảo sát trên phạm vi của trường Đại học Thăng Long với khoảng 20 khoa ngành như: Khoa Kinh tế - Quản lí, Toán - Tin học, Ngôn ngữ, Trong phạm vi này nhóm có đủ khả năng thu thập thông tin và có lượng sinh viên phù hợp để thực hiện khảo sát Để đảm bảo tính đại diện và dự phòng cho những mẫu trả lời không hợp lệ, quy mô mẫu là 140 người đã được lựa chọn.

3.4.2 Phạm vi về thời gian

Khảo sát sẽ được thực hiện trong vòng 5 ngày kể từ ngày 26/09/2023 tới hết ngày 30/09/2023 Đây là khoảng thời gian vừa đủ để nhóm có thể thu thập được đầy đủ các số liệu khách quan, chính xác và cần thiết để thực hiện viết bài báo cáo 3.4.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất tại trường Đại học Thăng Long Cụ thể là mức độ hài lòng với các khu vực lớp học, canteen, phòng thực hành, bãi để xe, sân TDTT, vườn sinh viên.

11

Trang 18

Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện.

(Cá nhân nam hoặc nữ), các khối ngành khác nhau Sinh viên thường xuyên phải sử dụng nhiều cơ sở vật chất của trường.

Kích cỡ mẫu: Cuộc nghiên cứu của chúng tôi sẽ được tiến hành trên hơn 100 sinh viên Để đảm bảo độ tin cậy của mẫu, chúng tôi đã phát đi 140 phiếu thu về 127 phiếu, tỉ lệ hồi đáp là 85,8% Sau khi sàng lọc phiếu trả lời còn lại là 100 phiếu 3.5 Xử lý và phân tích số liệu điều tra

Số liệu thu thập được từ điều tra sẽ được lấy và đánh giá từ Google Form, để đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của sinh viên về chất lượng cơ sở vật chất của trường Đại học Thăng Long.

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập liệu và mã hóa trên MS Excel trước khi đưa vào phân tích kết quả nghiên cứu.

3.6 Thời gian biểu

3.6.1 Thời gian của cuộc nghiên cứu Từ ngày 26/09/2023 đến ngày 30/09/2023

Trang 19

Công việc/Ngày Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3-7 Ngày 8 Ngày 9

Trang 20

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi lọc và mã hóa kết quả của cuộc khảo sát, chúng tôi đưa ra phân tích và đánh giá khách quan về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đại học Thăng Long về cơ sở vật chất.

4.1 Mức độ tiếp cận các đối tượng trong khu vực

SINH VIÊN CÁC KHỐI NGÀNH

Hình 4.1.1 Biểu đồ thể hiện kết quả tiếp cận sinh viên trường Đại học Thăng Long Trong tổng 8 khối ngành, tính trên 100 sinh viên được khảo sát, khối ngành Kinh tế - Quản lí chiếm cao nhất với 80%, các ngành còn lại chiếm mức tỉ trọng rất thấp hoặc không có Cụ thể khối Ngôn ngữ là 5%, khối Toán – Tin học là 6%, khối Du lịch là 3%, khối Truyền thông đa phương tiện và khối Khoa học sức khỏe là 0%, khối Khoa học xã hội và nhân văn là 2 %, khối Âm nhạc ứng dụng 4%

Số liệu trên báo hiệu rằng, về tổng quan kết quả bài khảo sát bị ảnh hưởng nhiều bởi đánh giá hầu hết của khoa Kinh tế - Quản lí và cho thấy cuộc khảo sát của chúng tôi dễ tiếp cận với khối ngành Kinh tế - Quản lí nhất của trường Đại học Thăng Long Nhóm tác giả là sinh viên khoa Kinh tế - Quản lí nên việc phần lớn đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên ngành này và cũng bởi việc sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tìm đến những mẫu khảo sát mà nhóm tác giả dễ tiếp cận, dễ khảo sát nhất Còn các nhóm ngành khác ít hơn do khả năng tiếp cận của nhóm tác giả là hạn chế, tuy nhiên vẫn có mẫu khảo sát của các nhóm ngành còn lại như Ngôn ngữ, Âm nhạc ứng

Trang 21

dụng là do sự quen biết từ trước khi vào trường hoặc việc một vài thành viên của nhóm tác giả tham gia vào câu lạc bộ nên có bạn bè học ở các nhóm ngành khác 4.2 Thời gian trải nghiệm của đối tượng

Năm nhấtNăm haiNăm baNăm tưKhác 0%

Hình 4.2.2 Biểu đồ thể hiện kết quả về giai đoạn trải nghiệm của sinh viên Trong tổng số 100 sinh viên được khảo sát, tỷ trọng sinh viên đang học giai đoạn năm thứ 3 chiếm cao nhất 79% trên tổng số Giai đoạn năm nhất là 4%, giai đoạn năm hai là 6%, giai đoạn năm tư là 9%, số lượng khác chiếm 2% Có thể thấy, số lượng sinh viên tham gia cuộc nghiên cứu tập trung nhiều nhất vào giai đoạn năm 3 Điều đó cho thấy rằng, cuộc khảo sát thu được số liệu tương đối tốt về mặt trải nghiệm thực tế, với lý do phần lớn các sinh viên được khảo sát đang học năm thứ 3, đây là khoảng thời gian đủ để trải nghiệm và đánh giá về các nhân tố cơ sở vật chất Các sinh viên năm 1, 2, số khác rất ít, lý do bởi trong những năm đầu các sinh viên vừa học, vừa làm thêm dẫn đến thời gian học tại trường không được nhiều để có thể đánh giá chính xác về cơ sở vật chất Một phần khác, những sinh viên năm 4 mặc dù tỷ trọng nhỉnh hơn nhưng vẫn ở mức rất thấp với nguyên nhân giai đoạn này thường chủ yếu các sinh tập trung làm việc thực tập tại các công ty dẫn đến việc đánh giá không mấy khả quan

Hầu hết các thành viên của nhóm tác giả học năm thứ 3 tại trường nên việc tiếp cận được nhiều sinh viên năm thứ 3 là hoàn toàn đúng, hơn thế nữa nhóm sinh viên còn lại chưa có nhiều trải nghiệm tại trường hoặc bận rộn với công việc dẫn đến khó

15

Trang 22

khăn hơn trong việc thực hiện khảo sát, nên việc tìm đến sinh viên năm 3 khiến kết quả nghiên cứu chính xác hơn.

4.3 Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về KHU VỰC LỚP HỌC tại trường Đại học Thăng Long

Rất hài lòngHài lòngBình thườngKhông hài lòngRất không hài lòng

Hình 4.3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá về các nhân tố khu vực lớp học Khu vực lớp học được trang bị đầy đủ các thiết bị giảng dạy (máy chiếu, loa, ) (QC1)

Dựa trên kết quả cuộc khảo sát về việc trang bị thiết bị giảng dạy trong khu vực lớp học, có thể thấy rằng sự hài lòng của sinh viên rất đa dạng và đầy ý nghĩa Cụ thể, 44% người tham gia khảo sát đánh giá rất hài lòng với việc thiết bị giảng dạy được trang bị đầy đủ, chứng tỏ sự hiệu quả và đáp ứng cao đối với nhu cầu học tập của họ trên lớp, giảng đường Ngoài ra, 37% sinh viên cảm thấy hài lòng, mặc dù không đạt tới mức độ rất hài lòng nhưng vẫn chứng tỏ sự hài lòng chung đối với trang bị Từ đó suy ra có đến 81/100 sinh viên cảm thấy hài lòng với sự đầy đủ của các thiết bị giảng dạy, chứng tỏ trường Đại học Thăng Long đã trang bị tốt các thiết bị này để phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như giảng dạy tại trường.

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan