1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THẢO LUẬN : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài :Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

56 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ (3)
    • 1.1. T RÌNH BÀY BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI (3)
    • 1.2. M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (4)
    • 1.3. C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU (4)
    • 1.4. G IẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (4)
    • 1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.6. T HIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (5)
  • CHƯƠNG II: TÔNG QUAN LÝ THUYẾT (6)
    • 2.1. K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THU THẬP (6)
    • 2.2. C ÁC KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (8)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. C ÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP (12)
    • 1.2. C ÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP (13)
    • 2. P HƯƠNG P HÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (18)
      • 2.1. P HÂN TÍCH VĂN BẢN (T EXT A NALYSIS ) (18)
      • 2.2. P HÂN TÍCH THỐNG KÊ (S TATISTICAL ANALYSIS ) (18)
      • 2.3. P HÂN TÍCH CHUẨN ĐOÁN (D IAGNOSTIC A NALYSIS ) (19)
      • 2.4. P HÂN TÍCH DỰ ĐOÁN (P REDICTIVE A NALYSIS ) (19)
      • 2.5. P HÂN TÍCH ĐỀ XUẤT (P RESCRIPTIVE A NALYSIS ) (19)
    • 3. Q UY TRÌNH DỮ LIỆU (19)
    • 4. X Ử LÝ DỮ LIỆU SPSS (21)
      • 4.2. P HÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA (28)
      • 4.3. H ỒI QUY ĐA BIẾN (32)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ/ THẢO LUẬN (34)
    • 4.1. M Ô TẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (34)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (47)
    • 5.1. K L (0)

Nội dung

Trang 1 BÀI THẢO LUẬN :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài :Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viênTrường Đại học Thương Mại.Giáo viên hướng dẫn:Vũ Th

TÔNG QUAN LÝ THUYẾT

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THU THẬP

1 Tên tài liệu “ Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?” đã đưa ra những lợi ích cũng như mặt hại khi sinh viên đi làm thêm Qua đó nếu cảm thấy công việc làm thêm làm ảnh hưởng xấu đến bạn hoặc bạn không đủ khả năng thì bạn nên ngừng công việc đó lại Nếu cảm thấy mọi việc đều diễn ra một cách tốt đẹp chúng tôi khuyên bạn không nên bỏ qua những lợi ích mà việc làm thêm mang lại cho chúng ta.

2 Luận văn thạc sĩ của Phan Thị Thu Thảo về “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, đối tượng nghiên cứu là đại học Văn Hiến và đại học Tôn Đức Thắng Nghiên cứu nhằm cung cấp kết quả thực nghiệm về những thực trạng và các yếu tố tác động đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên hiện nay; giống và khác nhau giữa sinh viên hai trường ĐH Văn Hiến và ĐH Tôn Đức Thắng Từ đó đề xuất những giải pháp để sinh viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp với điều kiện học tập, có những kênh thông tin hỗ trợ sinh viên có một công việc làm thêm đúng với chuyên ngành đang theo học.

3 Nghiên cứu “Tiểu luận kháo sát thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây

Nguyên” do một nhóm học sinh đại học ở Tây Nguyên thực hiện Trong tiểu luận này, các bạn đã khảo sát và đưa ra nhận xét, kiến nghị về vấn đề làm thêm của sinh viên đại học Tây Nguyên cụ thể là nghiên cứu ở địa bàn phường Eatam, thành phố Buôn Ma Thuột.

4 Đề tài “Sinh viên các trường đại học với việc làm thêm hiện nay” của nhóm cán bộ phối hợp nghiên cứu của đại học quốc gia Hà Nội phân tích thực trạng đời sống sinh viên và tình hình làm thêm của sinh viên để hiểu được một số các đặc điểm tâm lí của sinh viên đi làm thêm, nguồn cung cấp thông tin làm thêm của sinh viên, qua đó có những kiến nghị đối với nhà trường, các đoàn thể tạo điều kiện giúp đỡ cho sinh viên có thể vừa làm thêm vừa đảm bào chất lượng học tập.

5 Nghiên cứu “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đại học Cần Thơ” chỉ ra rằng phần lớn sinh viên Đại học Cần Thơ đi làm thêm trong thời gian học tập ở trường chiếm tỷ lệ khá cao với 50,3% Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn tăng cường các kỹ năng mềm cần thiết, trải nghiệm công việc lúc học tập, rèn luyện tính tự lập, kiếm thêm thu nhập, … nhưng đa số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố tác động

5.tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là năm đang học, thu nhập, chi làm thêm của sinh viên Đà Nẵng qua đó tìm hiểu nguyên nhân di làm thêm của sinh viên và nói lên ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên Đà Nẵng.

7 Đề tài “Sinh viên với việc làm thêm” chỉ ra nguyên nhân, những mặt thuận lợi và khó khăn của sinh viên đi làm thêm, từ đó nêu ra những ảnh hưởng và một số giải pháp để giải quyết những khó khăn của sinh viên.

8 “Tầm quan trọng của Kỹ năng mềm đối với giới trẻ hiện nay” đã đề cập đến lý do tại sao giới trẻ nên rèn luyện các kỹ năng sống từ bây giờ và tầm quan trọng của kỹ năng mềm khi chiếm tới 75% sự thành đạt, cùng với đó nêu rõ các kỹ năng mềm cơ bản và cách rèn luyện chúng hàng ngày.

1 “Student jobs – Working part-time” cho chúng ta thấy lợi ích của công việc bán thời gian, cách cân bằng việc học với công việc bán thời gian và cách tìm việc Một cuộc khảo sát cho thấy 8/10 (77%) sinh viên hiện đang làm việc bán thời gian để giúp tài trợ cho việc học, những người phụ nữ đang làm việc trong thời hạn kiếm được ít hơn 36% so với nam giới, 14% những người được hỏi cho biết họ có công việc toàn thời gian trong cả thời gian, kỳ nghỉ hoặc cả hai Hơn một nửa (57%) sinh viên làm việc bán thời gian dành thu nhập bổ sung của họ cho các nhu yếu phẩm - chỗ ở, thực phẩm và hóa đơn hộ gia đình.

2 “12 Benefits of working a part-time job as a student” chỉ ra 12 lợi ích làm việc bán thời gian trong khí học tập của sinh viên, nhưng nếu bạn cảm thấy rằng nhược điểm vượt trội hơn, thì bạn nên xem xét thảo luận về giờ của mình với người quản lý hoặc tìm kiếm một công việc bán thời gian thay thế việc làm Khi bạn tìm thấy sự cân bằng phù hợp, bạn sẽ gặt hái được những lợi ích khi làm việc như một sinh viên trong nhiều năm tới.

3 “Should student work part-time after class” là ý kiến của 2 bạn học sinh Gabriella Wong và Janet Lau Hiu-ming về việc làm bán thời gian của học sinh Với Gabriella, bạn đã chỉ ra những lợi ích làm việc bán thời gian đem lại cho sinh viên, nhưng họ nên đảm bảo rằng công việc bán thời gian của họ không can thiệp vào việc học của họ Học sinh nên ghi nhớ tầm quan trọng của sự cân bằng tốt giữa việc học ở trường và công việc bán thời gian.

6.Bằng cách đó, lợi ích của việc làm bán thời gian chắc chắn sẽ lớn hơn bất kỳ nhược điểm nào Với Janet, bạn lại chỉ ra những khó khăn mà học sinh gặp phải khi làm việc bán thời gian.

4 “Reasons for working your way through college” của Miriam Caldwell đã đưa ra 5 lí do cũng như lợi ích của việc đi làm trong khi học đại học của sinh viên, giúp sinh viên có sự cân nhắc khi muốn vừa học vừa làm việc Nếu bạn thực sự không muốn làm việc trong năm học, bạn có thể tận dụng tối đa công việc vào mùa hè của bạn và chọn trường đại học của bạn một cách khôn ngoan.

5 Cuốn sách “Part-time Prospects: An international comparison of part-time work in

Europe, North America and the Pacific Rim” được biên tập bởi Jacqueline O’Reilly và

Colette Fagan chỉ ra sự tăng trưởng trong việc làm bán thời gian là một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong các nền kinh tế công nghiệp hóa trong bốn mươi năm qua Sự phát triển của công việc bán thời gian lần đầu tiên trình bày một phân tích so sánh có hệ thống về các mô hình phổ biến và khác nhau trong việc sử dụng công việc bán thời gian ở Châu Âu, Châu Mỹ và Vành đai Thái Bình Dương Nó tập hợp các nhà xã hội học và nhà kinh tế trong cuộc khảo sát rộng rãi và toàn diện này Nó giải quyết các lĩnh vực như vấn đề giới tính, câu hỏi dân tộc và sự khác biệt giữa các nền kinh tế quốc gia nhất định bao gồm lương thấp, lương hưu và tiêu chuẩn lao động.

C ÁC KHÁI NIỆM VÀ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

+ Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng Latin là"student" để chỉ những người làm việc và học tập nhiệt tình, người tìm hiểu và khai thác tri thức "Sinh viên" là một nhóm người tiêu biểu trong xã hội được hình thành bởi đặc điểm về học vấn, có tri thức và được đào tạo chuyên sâu trong một ngành nghề nhất định.

Công việc chính của "sinh viên" là học tập và nghiên cứu tại trường học Ngoài ra "sinh viên" còn không ngừng sáng tạo và hoàn thiện nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu đã có, đồng thời trau dồi kiến thức và phẩm chất nhân cách để hoàn thiện bản thân.

Ngoài thời gian học tập trên lớp, "sinh viên" còn tham gia các hoạt động xã hội lấy thêm kinh nghiệm sống cho bản thân, một trong những hoạt động tiêu biểu mà nhiều "sinh viên" đang tham gia hiện nay là "đi làm thêm".

Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo Chí ở một trường tại Hà Nội “ việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, cá hộ gia đình với mục đích có thêm nhu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…."

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm, một trong số những yếu tố quan trọng chính là "nhu cầu kinh tế" Điều kiện kinh tế là một phần quan trọng của sinh viên, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chu cấp của gia đình có hạn, chỉ có cách đi làm mới giúp sinh viên giải quyết vấn đề đời sống và học hành của họ Chính nhu cầu vật chất là một trong những động cơ thôi thúc sinh viên làm việc.

Bước vào con đường "làm thêm" thì " thời gian" cũng là một yếu tố quan trọng Những sinh viên đi làm thêm phải có một thời gian biểu khoa học, hợp lí để có thể cân bằng giữa việc này đòi hỏi sinh viên phải có đầu óc linh hoạt và khéo léo để sắp xếp mọi thứ.

Sau "thời gian" thì yếu tố "sở thích" và"ngành học" cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đứng trước kì thi tuyển sinh đại học, sinh viên đã dựa trên "sở thích" để chọn "ngành học"; vì thế hai yếu tố này luôn đi cùng nhau và có mối liên quan mật thiết với nhau "Sở thích" đã giúp sinh viên tìm được niềm vui, sự hứng thú làm việc từ đó chăm chỉ, say mê với công việc Dựa trên hai yếu tố trên mà nhiều sinh viên đã có thể lựa chọn một công việc phù hợp với tất cả các yếu tố trên: vừa hợp "sở thích" của bản thân, đúng với "ngành học" mình theo đuổi và là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề "kinh tế" của bản thân. Đối với sinh viên, "làm thêm" là quá trình "học ở trường đời" Trong quá trình đó, sinh viên sẽ được tiếp xúc với cuộc sống thực tế một cách chân thực và sống động nhất Họ có thể gặp vô số người với tính cách, ngoại hình, khác nhau; những câu chuyện ít ai biết; những góc khuất của cuộc đời để từ đó có sự hiểu biết, nhận thứ đúng đắn về bản thân và những giá trị đích thực của cuộc sống.

Trên đây là một số quan niệm đi làm thêm đối với sinh viên hiện nay, từ đó rút ra khái niệm chung về đi làm thêm của sinh viên: việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, cơ sở hay hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập…với mục đích có thêm thu nhập hoặc có thêm kinh nghiệm, cọ sát trong cuộc sống

Thuật ngữ "nghiên cứu định tính":

"Nghiên cứu định tính" là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn.

"Nghiên cứu định tính" là 1 phương pháp tiếp cận, nhằm tìm cách mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa, hành vi con người hoặc của nhóm người, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu Phân tích định tính cung cấp những thông tin toàn diện về đặc điểm của môi trường và xã hội - nơi nghiên cứu được tiến hành Đời sống xã hội cũng được nhìn nhận như là một chuỗi những sự kiện có liên kết chặt chẽ với nhau, mà chúng cần được mô tả

1 cách đầy đủ, để phản ánh được tốt nhất cuộc sống thực tế diễn ra hàng ngày.

"Nghiên cứu định tính dựa" trên 1 chiến lược nghiên cứu khá linh hoạt và có tính biện chứng Phương pháp này cũng cho phép ta phát hiện ra những chủ đề quan trọng mà những nhà nghiên cứu cũng có thể chưa bao quát hết được trước đó Trong phân tích định tính, có một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp để thu thập thông tin cũng được chuẩn bị trước, nhưng chúng cũng có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp khi mà có những thông tin mới xuất hiện ở trong quá trình thu thập.

Thuật ngữ "nghiên cứu định lượng":

"Nghiên cứu định lượng" là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính.

Mục tiêu của "nghiên cứu định lượng" là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng Số liệu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm, v.v Trong điều kiện thường, điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu định lượng yêu cầu một câu hỏi cụ thể và thu thập một mẫu dữ liệu số từ hiện tượng quan sát hay từ nghiên cứu người tham gia trả lời các câu hỏi.

Các nhà nghiên cứu phân tích các dữ liệu với sự giúp đỡ của các số liệu thống kê Các nhà nghiên cứu hy vọng con số sẽ mang lại một kết quả không thiên vị mà có thể được khái quát hóa cho một số lượng dân số lớn hơn.

Khi xác định mật độ khối lượng theo diện tích của vật liệu mỏng, người ta dùng khái niệm "định lượng", được định nghĩa bằng khối lượng của tấm vật liệu đó với diện tích của một đơn vị diện tích chuẩn Nó được đo bằng thương số giữa khối lượng vật liệu trên một đơn vị đo diện tích (ví dụ theo đơn vị đo g/m² tức gsm).

Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

C ÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thì các nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đòi hỏi công việc tìm kiếm, gồm hai giai đoạn gắn kết nhau:

Bước 1: Xác định loại dữ liệu bạn cần có hiện diện ở dạng dữ liệu thứ cấp không.

Bước 2: Định vị chính xác dữ liệu mà bạn cần.

Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

1.1.1 Khả năng tiếp cận dữ liệu thứ cấp

Có nhiều manh mối để biết dữ liệu thứ cấp bạn cần có tìm được hay không:

 Các tờ báo uy tín của một nước là nguồn hữu ích, chúng thường báo cáo tóm tắt các kết quả của các báo cáo gần đây của Chính phủ.

 Các sách giáo khoa về các chủ đề cụ thể có thể cung cấp chỉ dẫn rõ ràng về những nguồn dữ liệu thứ cấp hiện có trong lĩnh vực bạn nghiên cứu, ví dụ ở các doanh nghiệp nhỏ.

 Tài liệu cấp ba như các bảng chỉ mục và catalogues cũng có thể hỗ trợ bạn định vị dữ liệu thứ cấp Có thể tiếp cận và tìm kiếm catalogues đầy đủ các dữ liệu này trên Internet.

1.1.2 Tìm kiếm và thu thập dữ liệu thứ cấp

Một khi bạn đã chắc chắn có dữ liệu thứ cấp có khả năng hiện diện, bạn cần tìm ra vị trí chính xác của chúng.

 Đối với những dứ liệu thứ cấp do chính phủ phát hành thì việc tương đối dễ dàng. Định vị các dữ liệu thứ cấp đã phát hành lưu trữ trong các thư viện hay các dữ

 Các dữ liệu do các tổ chức lưu trữ thì khó định vị hơn Đối với những dữ liệu trong nội bộ tổ chức, người quản lí thông tin hay dữ liệu trong bộ phận thích hợp có lẽ biết chính xác dữ liệu thứ cấp được lưu giữ.

Dữ liệu trên Internet có thể định vị nhờ việc sử dụng các cổng thông tin và những công cụ tìm kiếm (search engine), là những công cụ giúp tìm ra tất cả những địa điểm có thể phù hợp với các từ khóa liên quan đến câu hỏi hoặc mục đích nghiên cứu của bạn

Khi đã định vị tập hợp dữ liệu thứ cấp bạn cần phải chắc chắn nó sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn Đối với các dữ liệu văn bản hay các dữ liệu ở dạng sách báo cách dễ nhất là lấy và đánh giá một mẫu dữ liệu và bảng mô tả chi tiết về cách thức dữ liệu này được thu thập.Đối với dữ liệu khảo sát tồn tại ở dạng có thể đọc được trên máy tính thường phải tốn chi phí.

C ÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP

1 2.1 Phương pháp quan sát (observation)

Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người Phương pháp thu thập dữ liệu này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập Có thể chia ra:

 Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:

Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra.

Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi.

 Quan sát ngụy trang và quan sát công khai:

Quan sát ngụy trang có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát.

Công cụ quan sát: con người, các thiết bị…

Quan sát do con người nghĩa là dùng giác quan con người để quan sát đối tượng nghiên cứu Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tượng nghiên cứu.Chẳng hạn dùng máy đếm số người ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi người tiêu dùng khi mua sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ; hay dùng máy đo có đếm số để ghi lại các hành vi của người xem ti vi… Ưu – nhược điểm:

Thu được chính xác hình ảnh về hành vi người tiêu dùng vì họ không hề biết rằng mình đang bị quan sát Thu được thông tin chính xác về hành vi người tiêu dùng trong khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác.

Tuy nhiên kết quả quan sát được không có tính đại diện cho số đông Không thu thập được những vấn đề đứng sau hành vi được quan sát như động cơ, thái độ…Để lý giải cho các hành vi quan sát được, người nghiên cứu thường phải suy diễn chủ quan.

1.2.2 Phương pháp phỏng vấn bằng thư (mail interview)

Phương pháp thu thập dữ liệu này được thực hiện thông qua việc gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn, kèm phong bì đã dán tem đến người muốn điều tra qua đường bưu điện Nếu mọi việc trôi chảy, đối tượng điều tra sẽ trả lời và gởi lại bảng câu hỏi cho cơ quan điều tra cũng qua đường bưu điện. Áp dụng khi người mà ta cần hỏi rất khó đối mặt, do họ ở quá xa, hay họ sống quá phân tán, hay họ sống ở khu dành riêng rất khó vào, hay họ thuộc giới kinh doanh muốn gặp phải qua bảo vệ thư ký…; khi vấn đề cần điều tra thuộc loại khó nói, riêng tư (chẳng hạn: kế hoạch hoá gia đình, thu nhập, chi tiêu,…); Ưu – nhược điểm: Ưu điểm của phương pháp thu thập dữ liệu này là có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh minh hoạ kèm với bảng câu hỏi.

Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có thể trả lời vào lúc rảnh rỗi Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, vì chỉ tốn thêm tiền gởi thư, chứ không tốn kém tiền thù lao cho phỏng vấn viên.

Tuy nhiên tỷ lệ trả lời thường thấp, mất nhiều thời gian chờ đợi thư đi và thư hồi âm,không kiểm soát được người trả lời, người trả lời thư có thể không đúng đối tượng mà ta nhắm tới…

1.2.3 Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview)

Khi tiến hành phương pháp thu thập dữ liệu này, nhân viên điều tra sẽ tiến hành việc phỏng vấn đối tượng được điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn. Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tượng là cơ quan xí nghiệp, hay những người có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tượng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thư Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phương pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phương pháp. Ưu – nhược điểm:

Phương pháp thu thập dữ liệu này dễ thiết lập quan hệ với đối tượng (vì nghe điện thoại reo, đối tượng có sự thôi thúc phải trả lời) Có thể kiểm soát được vấn viên do đó nâng cao được chất lượng phỏng vấn.

Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu) Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%) Nhanh và tiết kiệm chi phí Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi).

Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì người trả lời thường không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi người cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà… Không thể trình bày các mẫu minh hoạ về mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.

1.2.4 Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews)

Khi thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp, nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được,… Ưu – nhược điểm:

Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra.

Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.

1.2.5 Phương pháp điều tra nhóm cố định (panels)

Nhóm cố định là một mẫu nghiên cứu cố định gồm các con người, các hộ gia đình, các doanh nghiệp được thành lập để định kỳ trả lời các bảng câu hỏi qua hình thức phỏng vấn bằng điện thoại, bằng thư hay phỏng vấn cá nhân.

Mỗi thành viên trong nhóm cố định được giao một cuốn nhật ký để tự ghi chép các mục liên hệ (thu nhập, chi tiêu, giải trí,…) hoặc được giao một thiết bị điện tử gắn với ti vi để tự động ghi lại các thông tin về việc xem ti vi như chương trình nào, kênh nào, bao lâu, ngày nào,…

P HƯƠNG P HÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Các loại phân tích dữ liệu:

2.1 Phân tích văn bản (Text Analysis):

Kỹ thuật này nhằm tìm kiếm và trích xuất thông tin nằm trong văn bản Nó được sử dụng để chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin kinh doanh Các công cụ Business Intelligence có mặt trên thị trường được sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược Nhìn chung, nó cung cấp một cách để trích xuất và kiểm tra dữ liệu, bắt nguồn từ một mẫu và cuối cùng là giải thích dữ liệu Hiện nay với sự tăng trưởng nhanh chóng của dữ liệu văn bản, text analysis ngày càng có nhiều ứng dụng trong thực tế, như lọc thư rác, đối chiếu lí lịch cá nhân, phân tích cảm nghĩ, phân loại tài liệu.

2.2 Phân tích thống kê (Statistical analysis):

Phân tích thống kê thể hiện “ Điều gì xảy ra ?” bằng cách sử dụng dữ kiệu trong quá kuws dưới dạng dashboards Phân tích thống kê bao gồm thu thập, phân tích, giải thích, trình bày và mô hình hóa dữ liệu Nó phân tích một tập hợp dữ liệu hoặc một mẩu dữ liệu Có hai loại phân tích: Phân tích mô tả và phân tích suy luận.

+ Phân tích mô tả: Phân tích dữ liệu hoàn chỉnh hoặc một mẩu dữ liệu số đã tổng hợp Nó cho thấy giá trị trung bình và độ chênh lệch cho dữ liệu liên tục hoặc tỉ lệ phần trăm và tần xuất cho dữ liệu phân loại.

+ Phân tích suy luận: Phân tích mẫu dữ liệu hoàn chỉnh Trong loại phân tích này, ta có thể tìm thấy các kết luận khác nhau từ cùng một dữ liệu nếu chọn các mẫu khác nhau.

2.3 Phân tích chuẩn đoán (Diagnostic Analysis):

Phân tích chuẩn đoán thể hiện “Tại sao nó xảy ra?” bằng cách tìm ra nguyên nhân từ những điều đang diễn ra được tìm thấy trong phân tích thống kê Phân tích này rất hữu ích để xác định mô hình dữ liệu hành vi Nếu có một vấn đề mới xuất hiện trong quy trình kinh doanh, có thể xem xét phân tích này để tìm các mô hình tương tự của vấn đề đó Từ đó có thể sử dụng các giải pháp trước đó cho một vấn đề mới.

2.4 Phân tích dự đoán (Predictive Analysis):

Phân tích dự đoán thể hiện “Những gì có khả năng xảy ra” bằng cách sử dụng dĩu liệu trước đó Dự báo chỉ là một ước tính Độ chính xác của nó dựa trên số lượng thông tin chi tiết được biết đến.

2.5 Phân tích đề xuất (Prescriptive Analysis):

Phân tích đề xuất kết hợp những gì diến ra từ phân tích trước đố để xác định hành động nào cần thực hiện trong một vấn đề hoặc quyết điịnh hiện tạ Hầu hết các công ty đang sử dụng phân tích đề xuất vì phân tích dự đoán mà mô tả không ddue để cải thiện hiệu suất dữ liệu Dựa trên các tình huống và vấn đề hiện tại, họ phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định.

Q UY TRÌNH DỮ LIỆU

- Là việc thu thập thông tin bằng cách sử dụng ứng dụng hoặc công cụ phù hợp cho phép bạn khám phá dữ

- liệu và tìm một quy luật trong đó Dựa vào đó để đưa ra quyết định hoặc đưa ra kết luận cuối cùng.

- Phân tích dữ liệu bao gồm các giai đoạn sau:

-Xác định mục tiêu nghiên cứu

- Trực quan hóa dữ liệu

+) Xác định mục tiêu nghiên cứu:

“Tại sao phải phân tích dữ liệu này?” là câu hỏi cần phải trả lời Cần xác định được mục tiêu của việc phân tích dữ liệu đó Từ đó xác định loại phân tích muốn thực hiện, hiểu được tại sao cần điều tra và sử dụng biện pháp nào để thực hiện phân tích này Từ mục tiêu đó, chúng ta cần phân tích những gì.

Sau khi dữ liệu được thu thập, làm sạch và xử lí Trong quá trình phân tích, thông tin chính xác hoặc phải thu thập thêm dữ liệu Có thể sử dụng thêm các công cụ phần mềm phân tích dữ liệu để hiểu, giải thích và đưa ra kết luận dựa trên các yêu cầu.

Sau khi phân tích dữ liệu, đây là lúc diễn giải kết quả Có thể chọn cách diễn đạt việc phân tích dữ liệu cảu mình bằng từ ngữ, biểu đồ Sau đó sử dụng kết quả của quá trình phân tích dữ liệu để quyết định hướng hành động tốt nhất.

+) Trực quan hóa dữ liệu: Được thực hiện dưới dạng biểu đồ và đồ thị Nói cách khác, dữ liệu được hiển thì bằng đồ họa để bộ não con nguồi dễ hiểu, dễ xử lí nó hơn Trực qua hóa cách qua sát các mối quan hệ và so sánh các dữ liệu, đua ra các thông tin có ý nghĩa.

X Ử LÝ DỮ LIỆU SPSS

Bảng: thang đo các yếu tố ảnh hưởng và ý định của sinh viên

Stt Thang đo Kí hiệu

1 Sở thích cá nhân ảnh hưởng tới quyết định làm thêm CN1

2 Ngành học ảnh hưởng tới quyết định làm thêm CN2

3 Giới tính ảnh hưởng tới quyết định làm thêm CN3

4 Diều kiện kinh tế ảnh hưởng tới quyết định làm thêm CN4

5 Thời gian ảnh hưởng tới quyết định làm thêm CN5

Mong đợi công việc YC

6 Mức lương ảnh hưởng tới quyết định làm thêm YC1

7 Như cầu mở rộng mối quan hệ ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

8 Nhu cầu nâng cao kinh nghệmảnh hưởng tới quyết định làm thêm

Yếu tố xã hội XH

9 Yêu cầu đáp ứng được nhu cầu công việc của xã hội ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

10 Xu hướng của xã hội ảnh hưởng tới quyết định làm thêm XH2

11 Nhu cầu nâng cao kĩ năng phần mềm ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

Mối quan hệ xung quanh MQH

12 Ý kiến từ gia đình ảnh hưởng tới quyết định làm thêm MQH1

13 Ý kiến từ bạn bè ảnh hưởng tới quyết định làm thêm MQH2

14 Ý kiến từ những mối quan hệ khác ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

Công việc làm thêm CV

15 Danh tiếng của công việc ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

16 Mức độ tin cậy của công việc ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

17 Chất lượng của công việc ảnh hưởng tới quyết định làm thêm

CV3 Ý định làm thêm trong thời gian sắp tới YD

18 Tôi có ý định làm thêm trong thời gian sắp tới YD1

19 Tôi có ý định làm thêm thường xuyên trong thời gian sắp tới

20 Tôi có ý định giớ thiệu bạn bè làm thêm trong thời gian sắp tớ

4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

+ Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

+ Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

+ Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).

Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:

+ Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).

+ Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).

Tiến hành khảo sát 100 sinh viên trường Đại học Thương Mại, phân tích độ tin cậy, ta thấy: a Cá nhân

Hệ số Cronbanh’s Alpha của tổng thể là 0,684 >0,6

Hệ số tương quan biến tổng( Corected Item- Total Correlation) của biến quan sát “giới tính ảnh hưởng tới quyết định làm thêm” là 0,287< 0,3

Nên loại biến CN 3 và thực hiện lại kiểm định Cronbanh’ Alpha thì hệ số Crinbanh’ Alpha của tổn thể sẽ là 0,714 kết quả như sau:

Hệ số tương quan biến tổng( Corected Item- Total Correlation) của biến quan sát CN1, CN2, CN4, CN5 đều lớn hơn 0.3( lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lương tốt.

Như vậy khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo cá nhân có 5 biến thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo là: CN1, CN2, CN4, CN5 do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích tiếp theo. b/ Thang đo mối quan hệ

Hệ số Cronbanh’s Alpha của tổng thể là 0,778 >0,6 Hệ số này rất có ý nghĩa

Hệ số tương quan biến tổng( Corected Item- Total Correlation) của biến quan sát MQH1, MQH2, MQH3 đều > 0,3( lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích tiếp theo.

Hệ số Cronbanh’s Alpha của tổng thể là 0,701 >0,6 Hệ số này rất có ý nghĩa

Hệ số tương quan biến tổng( Corected Item- Total Correlation) của biến quan sát XH1, XH2, XH3 đều > 0,3( lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt. do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích tiếp theo.

Hệ số Cronbanh’s Alpha của tổng thể là 0,642 >0,6 Hệ số này có ý nghĩa

Hệ số tương quan biến tổng( Corected Item- Total Correlation) của biến quan sát YC1, YC2, YC3 đều > 0,3( lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.Do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích tiếp theo.

Hệ số tương quan biến tổng( Corected Item- Total Correlation) của biến quan sát CV1, CV2, CV3 đều > 0,3( lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt do đó phù hợp để thực hiện bước phân tích tiếp theo.

Tổng hợp các biến và thang đo sau khi phân tích Cronbanh’s Alpha

Stt Thang đo Iến thỏa độ tin cậy của

Tên biến Số lượng biến

4 Các mối quan hệ xung quanh

4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thước đo hệ số tài nhân tố( Factor Loading)

Factor Loading>= 0.3 cỡ mẫu ít nhất 350

Factor Loading>= 0.5 cỡ mẫu ít nhất 120-350

Factor Loading>= 0.7 cỡ mẫu ít nhất 50-120 Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

1 Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5

2 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.

3 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

KẾT QUẢ/ THẢO LUẬN

M Ô TẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1.1.Đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu :

Tổng quan vấn đề nghiên cứu : Trong những vấn đề cấp thiết hiện này, vấn đề thất nghiệp trong giới trẻ đang tăng lên, theo Chris Graling – Bộ trưởng Việc làm Anh quốc đã liên tưởng “The bombs exploded slowly” – “những quả bom nổ chậm” Ở Việt Nam, vấn đề việc làm, định hướng việc làm luôn thu hút hút sự quan tâm của nhiều người - ở mọi lứa tuổi đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Vậy lý do mà nhiều sinh viên ra trường bị thất nghiệp? Phải chăng có phải sinh viên chúng ta còn thiếu nhiều kĩ năng trong công việc ở các công ty hiện nay? Vậy sinh viên chúng ta có nên đi làm thêm khi còn trên ghế nhà trường? Các doanh nghiệp và các công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ Một trong những điều kiện của các nhà tuyển dụng thường yêu cầu đối với các ứng cử viên là kinh nghiệm và có nhiều nhà tuyển dụng cho rằng một cách để nổi bật sơ yếu lý lịch nghề nghiệp của người xin việc, đó là trình bày những công việc bạn đã từng làm trong quãng thời gian còn là sinh viên, nên khi sinh viên ra trường, phải cạnh tranh với rất nhiều ứng cử viên giàu kinh nghiệm khác.Chính vì vậy, nhóm em đưa ra vấn đề nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên thương mại” Vậy sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Và có những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

4.1.2.Tổng quan tình hình vấn đề nghiên cứu :

Trong thời gian học Online (Trực tuyến) , nhóm em đã được giao nghiên cứu vấn đề này, việc phân chia công việc cho các thành viên đều rõ ràng, đánh giá một cách khách quan, nhưng cũng có khá nhiều vấn đề khó khăn trong việc làm đề tài và thu thập dữ liệu về những ảnh hưởng tác động “Student job – working part time” của sinh viên trong đó: + Một vài dữ liệu không chính xác cần phải lọc và loại bỏ + Khi chạy phần mềm SPSS bị lỗi và bị thiếu dữ liệu mẫu nên nhóm phải khảo sát lại lần 2 Và cuối cùng, chúng em đưa ra được kết luận tổng quan về vấn đề nghiên cứu và trình bày các nhân tố và thực trang của vấn đề trong phần dưới đây:

Nhóm chúng em đưa ra 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại bằng sơ đồ dưới đây :

Phân tích 5 nhân tố trên :

Cá nhân: Bao gồm yếu tố sở thích, ngành học, giới tính, điều kiện kinh tế, thời gian. Mong đợi: Bao gồm yếu tố mức lương, mở rộng mối quan hệ, nâng cao kĩ năng.

Xã hội: Bao gồm yếu tố đáp ứng nhu cầu xã hội, xu hướng Mối quan hệ: Bao gồm yếu tố gia đình, bạn bè, mối quan hệ khác.

Công việc: Bao gồm yếu tố danh tiếng, sự tin cậy, chất lượng công việc.

Ví trí và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong đời sống:

Trong nhiều năm qua, “Part-time jobs or student jobs” – “Công việc làm thêm”luôn có những tác động tích cực và tiêu cực đến sinh viên và học sinh, ở đây đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Thương mại Đồng thời với đó,đề tài nghiên cứu trên giúp chúng ta biết được những nhân tố trên tác động như thế nào đến việc quyết định làm thêm của sinh viên Đại học Thương Mại, chúng ta có thể rút ra được những lợi ích của việc đi làm thêm, giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, hay kĩ năng mềm cần thiết đáp ứng với công việc sau này nhưng cùng với đó cũng có những điểm bất lợi khi sinh viên quá chú trọng vào việc đi làm thêm hơn làm việc học trên trường Và làm thế nào để cân bằng thời gian giữa đi học, đi làm và thời gian nghỉ ngơi? Cách chọn công việc làm thêm như thế nào để đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cho bản thân trong tương lai, đáp

Nhóm chúng em đã nghiên cứu, thu thập dữ liệu bẳng bảng khảo sát và đưa ra thực trạng của vấn đề nghiên cứu ở phần 4.2 dưới đây.

4.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu :

Dựa vào các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tínhcùng với dữ liệu bằng bảng kháo sát chúng em thu thập được chúng em đưa ra thực trạng vấn đề hiện nay “Về những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại“.

4.2.1 Ảnh hưởng bởi các nhân tố

Hiện nay, sinh viên, học sinh chịu ảnh hưởng hay chi phối bởi nhiều nhân tố trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong một vấn đề của sinh viên, cũng chính là vấn đề nhóm chúng em đang nghiên cứu “Part-time jobs” – “Các công việc làm thêm” là một đề tài luôn được quan tâm ở học sinh, sinh viên, và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và làm thế nào để dưa ra lựa chọn hợp lý, cân bằng thời gian giữa học và đi lam Chúng em đã nghiên cứu 5 nhân tố chính tác động đến quyết định đi làm thêm ở sinh viên như dưới đây: a) Nhân tố cá nhân:

4.3 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Dựa vào các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tínhcùng với dữ liệu bằng bảng kháo sát chúng em thu thập được chúng em đưa ra thực trạng vấn đề hiện nay “Về những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại“.

4.3.1 Ảnh hưởng bởi các nhân tố :

Hiện nay, sinh viên, học sinh chịu ảnh hưởng hay chi phối bởi nhiều nhân tố trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong một vấn đề của sinh viên, cũng chính là vấn đề nhóm chúng em đang nghiên cứu “Part-time jobs” – “Các công việc làm thêm” là một đề tài luôn được quan tâm ở học sinh, sinh viên, và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và làm thế nào để dưa ra lựa chọn hợp lý, cân bằng thời gian giữa học và đi lam Chúng em đã nghiên cứu 5 nhân tố chính tác động đến quyết định đi làm thêm ở sinh viên như dưới đây: a)Nhân tố cá nhân:

CN1 CN2 CN3 CN4 CN5

CN1: Sở thích CN2: Ngành học CN3: Giới tính CN4: Giới tính CN5: Điều kiện kinh tế

Nhận xét: Nhìn vào đồ thị nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “thời gian” (CN5) có mức ảnh hưởng cao nhất (giá trị trung bình là 3.9) trong khi đó tiêu chí “giới tính” (CN3) có mức ảnh hưởng thấp nhất (giá trị trung bình là 2,8) Nhìn chung, giá trị trung bình của các tiêu chí trong biến lí do cá nhân đều thuộc khoảng từ 2.8 - 3.9 Điều này có nghĩa là các quyết định làm thêm của sinh viên trường Đại học Thương Mại bị ảnh hưởng bởi lí do cá nhân dưới mức 5 Qua đó có thể thấy sinh viên bị ảnh hưởng giữa thời gian học trên trường và thời gian đi làm thêm, cùng với đó là điều kiện kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng để sinh viên đưa ra quyết định đi làm thêm như: nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, nhu cầu mua sắm cá nhân đáp ứng nhu cầu học tập, Vì vậy yếu tố cá nhân là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên. b, Nhân tố mong đợi:

MD1: Mức lương MD2: Mở rộng mối quan hệ MD3: Nâng cao kinh nghiệm

Nhìn vào đồ thị, nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “mở rộng mối các quan hệ” (MD2) có mức ảnh hưởng cao nhất (giá trị trung bình là 3.6) Trong khi đó tiêu chí “mức lương”(MD1) có mức ảnh hưởng thấp nhất (giá trị trung bình là 3.3) Tiêu chí MD2 được sinh viên Trường Đại học Thương Mại quan tâm nhất hiện nay cũng có thể do nhiều lý do.Điều này khiến chúng ta phải ngạc nhiên bới không phải “mức lương” là yếu tố quan trọng, tại sao sinh viên muốn ở rộng mối quan hệ và nâng cao kinh nghiệm hơn là chọn một mức lương tốt có lẽ bởi tầm nhìn của sinh viên xa hơn.Có nhiều kinh nghiệm các mối quan hệ tốt thì sẽ có càng nhiều cơ hội có mức lương tốt trong tương lai

Chú thích: XH1: Đáp ứng nhu cầu công việc XH2: Xu hướng XH3:Nâng cao kĩ năng mềm

Nhìn vào đồ thị nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “xu hướng” (XH2) có mức ảnh hưởng thấp nhất (giá trị trung bình là 3.36), trong khi đó tiêu chí “nâng cao kĩ năng mềm” có mức ảnh hưởng cao nhất (giá trị trung bình là 3.96).

Qua đó, sinh viên Đại học Thương Mại có xu hướng quan tâm đến công việc và chuyên ngành của mình khi còn đang đi học, xu hướng chọn công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành và học thêm được những kiến thức thực tế không có trên trường học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng hay xu hướng nhu cầu công việc của mình sau này. d,Nhân tố mối quan hệ:

Chú thích: QH1: Gia đình QH2: Bạn bè QH3: Mối quan hệ khác

Nhận xét: Nhìn vào đồ thị nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “gia đình” (QH1) có mức ảnh hưởng cao nhất (giá trị trung bình là 3.3), trong khi đó tiêu chí “mối quan hệ khác” có mức ảnh hưởng thấp nhất (giá trị trung bình là 3).Thể hiện được mức độ ảnh hưởng mạnh từ gia đình tới quyết định làm thêm của sinh viên đại họcThương Mại. e, Nhân tố công việc:

Nhận xét: Nhìn vào đồ thị nhóm nghiên cứu thấy tiêu chí “sự tin cậy” (CV2) có mức ảnh hưởng cao nhất (giá trị trung bình là 3.89), trong khi đó tiêu chí “danh tiếng của công việc” (CV1) có mức ảnh hưởng thấp nhất (giá trị trung bình là 3.5) Nhìn chung, giá trị trung bình của các tiêu chí trong biến “công việc làm thêm” đều thuộc khoảng từ 3.5 – 3.9 Thể hiện được ý nghĩa quan trọng của sự tin cậy của công việc làm thêm khi tham gia làm thêm trong quyết định làm thêm của sinh viên đại họcThương Mạị.

4.3.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên các khóa tham gia khảo sát

Khóa Tần suất Phần trăm

Năm NhâốtNăm haiNăm baNăm cuốối

Kết quả điều tra sinh viên trường Đại học Thương Mại trong bốn khóa đào tạo bao gồm sinh viên năm nhất, sinh viên năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư thu được tổng số phiếu là 260 phiếu điều tra Số lượng sinh viên năm hai trả lời chiếm tỷ trọng cao nhất với 189 phiếu tương ứng 72,1%, tiếp đến sinh viên năm hai với 35 phiếu (chiếm 13,4%), sinh viên năm ba với 24 phiếu (chiếm 9,9%) và năm cuối với 12 phiếu (chiếm tỉ lệ 5,5%)

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w