TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MAKETING KHOA THƯƠNG MẠI TRẦN THỊ KIM CHUNG Mã số SV: 2121008271 Lớp: 21DTM1 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER FCL BẰNG ĐƯỜNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
TRẦN THỊ KIM CHUNG
Mã số SV: 2121008271 Lớp: 21DTM1
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL)
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS VIỆT NAM
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
TP HỒ CHÍ MINH: 07/2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
TRẦN THỊ KIM CHUNG
Mã số SV: 2121008271 Lớp: 21DTM1
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL)
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
Th.S Đoàn Minh Phương
-
TP HỒ CHÍ MINH: 07/2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Đoàn Minh Phương, đảm bảo tính trung thực về các nội dung báo cáo Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2024
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ, tên)
Trần Thị Kim Chung
Trang 5 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1 Mức độ phù hợp về mặt hình thức của báo cáo:
2 Mức độ phù hợp về kết cấu nội dung và tính logic giữa các nội dung báo cáo:
3 Mức độ bám sát thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của báo cáo:
4 Mức độ chuyên sâu của các nội dung báo cáo:
5 Giá trị thực tiễn của báo cáo:
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ, tên)
Th.S Đoàn Minh Phương
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Báo cáo THNN2 với đề tài “Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên
container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam” là kết
quả của một quá trình nỗ lực và cố gắng không ngừng của bản thân tác giả trong khoảng
thời gian vừa qua, cùng với sự chỉ dạy và đồng hành của quý công ty, của giảng viên
hướng dẫn và bạn bè xung quanh Do đó, qua trang viết này tác giả muốn gửi lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những người đã giúp đỡ tác giả trong khoảng thời gian
vừa qua
Trước tiên, tác giả xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Thương mại tại trường Đại học
Tài chính – Marketing nói chung, và bày tỏ lòng kính trọng cùng lời cảm ơn chân thành
đến Th.S Đoàn Minh Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả, cung cấp những
kiến thức và kinh nghiệm cho tác giả trong quá trình hoàn thành bài báo cáo
Tác giả cũng rất biết ơn toàn thể Ban lãnh đạo và anh, chị nhân viên tại Công ty
TNHH THD Logistics Việt Nam – nơi tác giả đã thực tập với vị trí Thực tập sinh Sales
Dịch vụ Logistics Quý công ty đã cho tác giả một môi trường vừa học vừa làm tuyệt
vời, cùng với cơ hội được trải nghiệm công việc thực tế, cơ hội để trau dồi thêm kiến
thức thực tiễn về ngành học Bên cạnh đó, tác giả muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt dành
riêng cho chị Nguyễn Thị Quyên – Trưởng Bộ phận Kinh doanh của công ty, cũng là
người hướng dẫn trực tiếp tác giả trong quá trình thực tập thực tế tại công ty
Qua quá trình thực tập, tác giả nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích, đồng thời có
thêm nhiều kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực logistics để giúp
ích cho tương lai của tác giả
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo này tác
giả không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự thông cảm và nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành từ quý thầy cô cũng như quý công ty
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ, tên)
Trần Thị Kim Chung
Trang 7MỤC LỤC
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ix
DANH MỤC BẢNG x
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
3 Kết cấu của bài báo cáo 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS VIỆT NAM 3 1.1 Thông tin chung về công ty 3
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 4
1.3.1 Chức năng của công ty 4
1.3.2 Nhiệm vụ của công ty 5
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 6
1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 6
1.4.2 Chức năng của người điều hành và các phòng ban 6
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023 8
1.6 Định hướng phát triển của công ty đến năm 2029 10
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 11
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS VIỆT NAM 12
2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty 12
2.2 Giới thiệu các bên liên quan trong hợp đồng xuất khẩu lô hàng thực phẩm đồ uống từ thiên nhiên sang Trung Quốc 13
2.2.1 Nhận thông tin lô hàng và yêu cầu báo giá dịch vụ từ nhà xuất khẩu 14
2.2.2 Kiểm tra lịch tàu và giá cước 15
2.2.3 Lập bảng báo giá gửi khách hàng 15
2.2.4 Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng và đặt Booking Order 16
2.2.5 Lấy xác nhận đặt chỗ (Booking Confirmation) từ hãng tàu và gửi thông tin cho khách hàng 17
Trang 82.2.6 Thực hiện các dịch vụ khác: 17
2.2.6.1 Kiểm tra chứng từ của lô hàng 17
2.2.6.2 Đăng ký kiểm dịch thực vật và hun trùng 19
2.2.6.3 Làm thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu 19
2.2.7 Giao hàng 20
2.2.7.1 Đóng hàng và đưa hàng ra cảng 20
2.2.7.2 Thông quan và vào sổ tàu: 21
2.2.8 Khai báo VGM/SI cho hãng tàu 22
2.2.9 Thanh toán chi phí và nhận MBL từ hãng tàu 22
2.2.10 Nhận thanh toán và phát hành House B/L cho khách hàng 22
2.2.11 Gửi Bộ chứng từ cho đầu nhập khẩu 23
2.2.12 Quyến toán và lưu hồ sơ khách hàng 24
2.3 Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty 24
2.3.1 Đánh giá của tác giả 24
2.3.1.1 Điểm hoàn thiện 24
2.3.1.2 Điểm chưa hoàn thiện 25
2.3.2 Ý kiến của chuyên gia 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 26
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS VIỆT NAM 27
3.1 Cơ sở để đưa ra các giải pháp, kiến nghị Error! Bookmark not defined. 3.2 Một số giải pháp 27
3.2.1 Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ và cải thiện năng lực ứng dụng công nghệ thông tin 27
3.2.2 Bổ sung đội ngũ nhân sự 27
3.2.3 Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng dịch vụ 27
3.3 Một số kiến nghị 28
3.3.1 Đối với Cảng vụ 28
3.3.2 Đối với cơ quan Hải quan Việt Nam 28
3.3.3 Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) 29
3.3.4 Đối với các trường Đại học, Cao đẳng 29
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 30
Trang 9KẾT LUẬN CHUNG xxxi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xxxii PHỤ LỤC xxxiii
Trang 10ETD Estimated/Expected Time of Departure Thời gian dự kiến tàu đi
HBL House Bill Lading Vận đơn đường biển do công ty giao nhận phát hành
MBL Master Bill Lading Vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành
VGM Verified Gross Mass Phiếu xác nhận tổng khối lượng
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Logo công ty 3 Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 6 Hình 1.3: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trường các chỉ tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 - 2023 9 Hình 2.1: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty 12
Hình 2.2: Quy định về Vận chuyển hàng hóa trong Hợp đồng ngoại thương Error!
Bookmark not defined
Hình 2.3: Quy định về người nhận hàng và bên nhận thông báo trong Vận đơn đường biển 23
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty giai đoạn 2021 – 2023 8
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu nhân sự của công ty năm 2023 Error! Bookmark not defined
Bảng 2.1: Bảng kết quả kiểm tra các thông tin trên các chứng từ cho việc làm thủ tục hải quan 17
Trang 13CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Năm 2024, ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra từ những năm trong quá khứ Theo thống
kế của Vietnam Briefing, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong bốn tháng đầu
năm 2024 đạt 238.88 tỷ USD, tăng 15.2% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu ước đạt 123.64 tỷ USD, tăng 15% và nhập khẩu ước đạt 115.24 tỷ USD, tăng 15.4% Điều này cho thấy sự phát triển bền vững và tiềm năng lớn của ngành xuất nhập khẩu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), vận tải biển chiếm khoảng 80% thị phần vận tải quốc tế của cả nước, cho thấy vai trò then chốt của hình thức vận chuyển này Việt Nam hiện đang là nước xuất siêu, với thặng dư thương mại đạt 11.63 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024 Phương thức xuất khẩu chủ yếu là Full Container Load (FCL), chiếm tỷ
lệ lớn trong tổng số lô hàng xuất khẩu Các điều kiện Incoterms phổ biến được sử dụng trong xuất khẩu bao gồm FOB (Free on Board) và CIF (Cost, Insurance, and Freight)
(Nguồn: www.asemconnectvietnam.gov.vn)
Nhận thức được vai trò to lớn của ngành logistics nói chung và vận tải biển nói
riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài "Phân tích nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu
nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH THD Logistics Việt Nam" cho báo cáo THNN2 Đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao, tập trung vào
phân tích một mặt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của cả nước, và dịch vụ trọng yếu của công ty tác giả thực tập Đề tài này mang lại giá trị to lớn cho cả tác giả, công
ty và ngành logistics Việt Nam Thứ nhất sẽ giúp công ty đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu FCL, từ đó nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và
có các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh Thứ hai, góp phần cung cấp thêm dữ liệu thực tiễn về hoạt động logistics tại Việt Nam, từ đó hỗ trợ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản
lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức chuyên ngành logistics đã học vào thực tế, trau dồi thêm kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
- Mục tiêu cụ thể: Trước tiên là tìm hiểu về các thông tin chung của Công ty TNHH
THD Logistics Việt Nam để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp này Sau đó sẽ phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển của công ty thông qua lô hàng thực tế, từ đó chỉ ra thực trạng hoạt động này Thông qua
đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm mong muốn giúp công ty tối ưu hóa quy
trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển
3 Kết cấu của bài báo cáo
Bài báo cáo gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
- Chương 2: Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL)
bằng đường biển tại Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tối ưu hóa quy trình giao nhận hàng
xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS
VIỆT NAM 1.1 Thông tin chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THD LOGISTICS VIỆT NAM
Tên quốc tế: THD LOGISTICS VIET NAM COMPANY LIMITED
Mã số thuế: 0314611458
Địa chỉ: 151 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Giám đốc: Phan Thành Danh
Đại diện pháp luật: Đỗ Văn Hòa
Thông tin liên hệ:
Trang 161.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam được thành lập vào ngày 06/09/2017 bởi ông Đỗ Văn Hòa – Đại diện pháp luật và ông Phan Thành Danh – Giám đốc Công
ty Công ty là tổ chức có tư cách pháp nhân và hoạt động kinh doanh độc lập, chịu sự quản lý của Nhà nước, sử dụng con dấu riêng
Được thành lập với mong muốn xây dựng một thương hiệu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho các dịch vụ logistics Sau gần 7 năm hoạt động, công ty đã không ngừng nỗ lực và tích lũy kinh nghiệm để giờ đây có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất Có thể kể đến những gì công ty đã xây dựng được trong gần 7 năm qua:
• Về mặt an ninh, an toàn: công ty cam kết vận chuyển hàng hóa an toàn và thông
tin khách hàng sẽ được bảo mật
• Về tính kịp thời: công ty đảm bảo thời gian và tốc độ giao hàng nhanh nhất, chính
xác nhất cho khách hàng Với đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, cam kết hỗ trợ 24/7
• Về giá cả: công ty luôn đưa ra mức giá cước vận chuyển cạnh tranh nhất và cung
cấp giải pháp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp
Để phát triển bền vững, xuất phát từ nhu cầu của thị trường giao nhận vận tải & logistics sôi động và đang phát triển, với sự cạnh tranh và hội nhập quốc tế nhanh chóng, công ty đã đề ra phương châm “Kết nối giá trị - Hợp tác thành công” Đồng nghĩa với việc công ty sẽ hội nhập nhanh chóng với các khu vực trong nước và quốc tế để kết nối với khách hàng, đối tác nhằm mang lại thành công và hiệu quả
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.3.1 Chức năng của công ty
Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ trọn gói từ khâu đóng hàng tại kho đến khâu đem hàng ra cảng, làm thủ tục hải quan, tổ chức xếp dỡ hàng, giao hàng cho người nhận tại nơi quy định qua các loại hình vận tải khác nhau: đường biển, đường bộ và đường hàng không Trong đó, phương thức vận tải bằng đường biển là hoạt động chủ yếu của công ty
Trang 17Bên cạnh đó công ty cũng cho thuê dịch vụ cân container, thu gom phân chia hàng
lẻ với chi phí tiết kiệm và khai thuê hải quan gia công kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với tiêu chí: nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất, giá cả hợp lý
Hiện nay, công ty còn tham gia vào mảng vận chuyển mới của ngành Thương mại điện tử như nhập hàng từ Taobao, Alibaba, Shein
1.3.2 Nhiệm vụ của công ty
Đối với Nhà nước: đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ về nộp thuế đầy đủ và đúng
hạn, chấp hành tốt những quy định của Nhà nước, thực hiện hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép
Đối với doanh nghiệp: phối hợp và quản lí nguồn vốn một cách hợp lí để duy trì
và phát triển bền vững
Đối với người lao động: thực hiện các chính sách cán bộ, chính sách về lao động
và tiền lương; bên cạnh đó phải có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên tự phát triển bằng cách khuyến khích khen thưởng, tăng lương
Đối với khách hàng: luôn duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ, không
quên việc thu hút lượng khách hàng mới, đặc biệt phải đảm bảo rủi ro đến mức tối thiểu nhằm tạo niềm tin nơi khách hàng
Trang 181.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
b Phó Giám đốc
Phó Giám đốc sẽ là người hỗ trợ Giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty Có thể thay mặt để đưa ra một số quyết định dưới sự ủy quyền của Giám đốc Triển khai và hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động Thiết lập các mục tiêu và quy tắc hoạt động cho các phòng ban
Bộ phận Sales
Bộ phận Marketing
Phòng Chứng từ
Bộ phận chứng từ hàng xuất khẩu Bộ phận chứng từ hàng nhập khẩu
Phòng Giao nhận - Hiện trường
Trang 19e Phòng Kinh doanh
❖ Bộ phận Sales
Tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của công ty Khi khách có nhu cầu thì báo giá, đàm phán thương lượng về dịch vụ với khách hàng Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
❖ Bộ phận Marketing
Thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá hình ảnh công ty nhằm thu hút khách hàng Đăng bài truyền thông, bài liên quan đến tình hình logistics để xây dựng Website, Fanpage, Zalo OA công ty Thiết kế các hình ảnh, gracphics phục vụ cho các bài truyền thông Chạy Quảng cáo
f Phòng Chứng từ
❖ Bộ phận chứng từ hàng xuất khẩu:
Nhận thông tin lô hàng từ nhân viên Phòng Kinh doanh; Kiểm tra chứng từ; Khai báo hải quan điện từ; Lập SI/VGM gửi cho hãng tàu; Làm đơn yêu cầu kiểm dịch, hun trùng, giám định hàng hóa, mua bảo hiểm (nếu có); Phát hành HBL; Chuyển thông tin cho bộ phận giao nhận, kế toán
Trang 20❖ Bộ phận chứng từ hàng nhập khẩu:
Theo dõi lô hàng; Kiểm tra chứng từ; Nhận A/N từ đơn vị vận tải; Thông quan hàng nhập; Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ giấy cần thiết cho Phòng Giao nhận để tiến hành nhận hàng; Phát hành D/O của công ty cho chủ hàng; Chuyển thông tin lô hàng cho Phòng Kế toán để lên Debit Note
l Phòng Giao nhận
Theo dõi tiến độ lô hàng, kết hợp với Phòng Chứng từ để nhận thông tin về lô hàng; Làm thủ tục cược container, mượn container rỗng, trả container; Thực hiện các hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; Cập nhật thông tin hiện trường theo yêu cầu (ảnh container, số seal, shipping mark…); Phụ trách công việc bốc, dỡ hàng hóa
ở cảng, sân bay và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021 – 2023
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty giai đoạn 2021 – 2023
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chênh lệch giữa năm 2021 - 2022
Chênh lệch giữa năm 2022 - 2023
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Trang 21Từ Bảng 1.1, ta có biểu đồ thể hiện sự so sánh về tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh
doanh như sau:
Hình 1.3: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trường các chỉ tiêu kinh doanh của công ty
giai đoạn 2021 - 2023
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Bảng 1.1)
❖ Nhận xét:
Nhận xét từ Ban lãnh đạo công ty:
Nhìn chung, trong giai đoạn 3 năm từ 2021 đến 2023, cả 3 chỉ tiêu: doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của công ty đều có những biến động rõ rệt Theo Ông Phan Thành Danh – Giám đốc công ty đã trình bày trong cuộc họp đầu năm 2024: “Tình hình kinh
doanh trong 3 năm vừa rồi có sự biến động như vậy nguyên nhân chính có thể xuất phát
từ tình hình khách quan là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2021 đã gây ra không ít những tổn hại cũng như những xáo trộn đối với công ty ta nói riêng và toàn ngành Logistics nói chung Từ đó mà có sự biến động không đều trong
những năm sau đó khi đại dịch đã nguôi ngoai.” (Nguồn: Trích “Báo cáo họp tổng đầu năm 2024” được cung cấp bởi Phòng Hành chính)
Nhận xét của tác giả:
Về doanh thu, luôn tăng đều qua từng năm nhưng cách biệt không quá lớn Năm
2023 là thời điểm mà công ty đạt mức doanh thu cao nhất với 3,314,550 nghìn đồng, tăng trưởng 10.11% (tương đương 304,220 nghìn đồng) so với năm 2022 Sở dĩ mức doanh thu của công ty có thể tăng đều qua các năm như vậy là nhờ công ty đã mở rộng
Các chỉ tiêu kinh doanh
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC CHỈ TIÊU KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Trang 22thêm các loại hình dịch vụ tư vấn về hợp tác đầu tư và giao nhận, vận chuyển trên các sàn TMĐT để thích ứng kịp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện đại ngày nay, khi mà TMĐT đang phát triển vượt bậc nên nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận này ngày càng gia tăng, nhờ nắm bắt xu hướng này đã giúp công ty gia tăng được một lượng khách hàng đáng kể và kéo theo đó cũng thúc đẩy mức doanh thu của công ty lên cao, dự kiến sẽ còn tăng trong những năm sắp tới Thêm vào đó, sau giai đoạn đại dịch ở giai đoạn năm 2019 - 2021, đến năm 2023 nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tăng trở lại, chuỗi cung ứng tại Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung cũng dần ổn định nên công ty có thể đạt mức doanh thu cao hơn các năm trước
Về chi phí, tương tự như chỉ tiêu doanh thu, chi phí cũng có mức tăng đều từ năm
2021 đến năm 2023 Và 2023 cũng vẫn là năm có mức chi phí cao nhất trong ba năm
Cụ thể, chi phí mà công ty phải bỏ ra trong năm này là 1,614,842 nghìn đồng, tăng 15.37% (tương đương 215,187 nghìn đồng) so với năm 2022 Nguyên nhân khiến cho năm 2023 đứng đầu về mức chi phí chủ yếu là do trong quá trình hoạt động kinh doanh
đã phát sinh những chi phí không đáng có và những sai sót do nhân viên gây ra, cụ thể như chịu thêm phí ở công đoạn khai báo hải quan vì khai báo sai, những đơn hàng bị lưu kho quá thời hạn cho phép do không kịp tiến độ, chịu các phí phạt
Về lợi nhuận, cũng như 2 chỉ tiêu trên, trong giai đoạn này cũng tăng đều nhưng
không đáng kể Vào năm 2023, lợi nhuận lúc này đạt 1,699,708 nghìn đồng, tăng 5.53% (tương đương 89,003 nghìn đồng) so với năm 2022, đây lại là mốc thời gian đạt chỉ tiêu kinh doanh cao nhất trong ba năm Chi phí trong năm này phát sinh rất cao so với các năm trước, khiến cho doanh thu dù có cao và tăng mạnh nhưng lợi nhuận tăng không đáng là bao Nhờ vào số lượng đơn hàng đã tăng lên đáng kể, trị giá của lô hàng cũng cao hơn so với những năm về trước nên lợi nhuận tạm vẫn ở mức tăng
1.6 Định hướng phát triển của công ty đến năm 2029
Tập trung xây dựng bộ máy công ty hoàn thiện hơn, nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên, sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty với nhau vì lợi ích chung của cả công ty Đặt mục tiêu
Trang 23trở thành một trong những doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt nhất trong phạm vi khu vực hay thậm chí khắp cả nước
Xây dựng và tạo lập thêm nhiều mối quan hệ mới với các khách hàng lớn cả trong nước lẫn ngoài nước, đồng thời cũng phải duy trì tốt mối quan hệ với những khách hàng hiện có Tăng cường mối quan hệ thân thiết với các hãng tàu để có được mức giá cước cạnh tranh
Đầu tư, khai thác tối đa cơ sở vật chất, kho bãi, đổi mới thiết bị phương tiện vận tải bốc xếp để có thể tổ chức tốt dịch vụ giao nhận Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, nâng cấp tốc độ mạng Internet, đầu tư công nghệ, nâng cao nghiệp
vụ đội ngũ nhân viên nhằm làm thỏa mãn và nâng cao giá trị doanh nghiệp Đẩy mạnh
và hoàn thiện hơn lĩnh vực giao nhận mới từ các hệ thống TMĐT lớn trên thế giới
Định hướng đến năm 2029 sẽ hoàn toàn mở rộng quy mô doanh nghiệp, cả về số lượng lẫn chất lượng
sẽ là lí do và tiền đề quan trọng để tác giả tiến đến Chương 2 “Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty TNHH THD Logistics Việt Nam”
Trang 24CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
THD LOGISTICS VIỆT NAM 2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL)
bằng đường biển tại công ty
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
1 • Nhận thông tin lô hàng và yêu cầu báo giá từ khách hàng
2 • Kiểm tra lịch tàu và giá cước
3 • Lập bảng báo giá gửi khách hàng
4 • Ký hợp đồng dịch vụ với khách hàng và đặt Booking Order
5 • Lấy Booking Confirmation từ hãng tàu và gửi thông tin cho khách hàng
6 • Thực hiện các dịch vụ khác (nếu có)
7 • Giao hàng
8 • Lập và gửi VGM/SI cho hãng tàu
9 • Thanh toán chi phí và nhận MBL từ hãng tàu
10 • Nhận thanh toán và phát hành House B/L cho khách hàng
11 • Gửi Bộ chứng từ cho đầu nhập khẩu
12 • Quyết toán và lưu hồ sơ khách hàng
Trang 252.2 Giới thiệu các bên liên quan trong hợp đồng xuất khẩu lô hàng thực phẩm đồ uống từ thiên nhiên sang Trung Quốc
Để phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) của công
ty, tác giả căn cứ vào hợp đồng ngoại thương xuất khẩu mặt hàng đồ uống từ thiên nhiên
sang Trung Quốc giữa Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt với Công ty TNHH Thực
Phẩm Geumsanmall (Đính kèm Phụ lục - Hình II, Hình III )
Lô hàng này xuất khẩu theo điều kiện CIF Incoterm® 2020 Do đó, Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt sẽ là người chịu trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm cho lô hàng Nhưng họ chưa có đủ kinh nghiệm để thực hiện các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa nên đã thuê công ty FWD ngoài để thực hiện các dịch vụ giao lô hàng xuất khẩu của mình, đó là Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
Cụ thể, các bên liên quan trong quy trình giao nhận lô hàng này như sau:
❖ Nhà xuất khẩu:
• Tên công ty: Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt
• Địa chỉ: 8/1 Đường Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM, Việt Nam
❖ Nhà nhập khẩu:
• Tên công ty: Công ty TNHH Thực Phẩm Geumsanmall
• Địa chỉ: Số 7-8 Tòa nhà 11, Trung tâm thương mại CASA, Đường số 4 Jihua, Phật Sơn, Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
❖ Bên thuê tàu và giao lô hàng ở đầu xuất khẩu:
Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
❖ Bên nhận hàng ở đầu nhập khẩu:
Công ty TNHH Công nghiệp Guci Foshan
❖ Bên làm thủ tục hải quan xuất khẩu:
Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
❖ Bên làm thủ tục hải quan nhập khẩu:
Công ty TNHH Thực Phẩm Geumsanmall
❖ Bên mua bảo hiểm:
Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt
❖ Bên thuê đơn vị kiểm dịch và hun trùng:
Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam
Trang 262.3 Phân tích quy trình giao nhận hàng xuất khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại công ty
2.3.1 Nhận thông tin lô hàng và yêu cầu báo giá dịch vụ từ nhà xuất khẩu
Nhân viên sales thuộc Phòng Kinh doanh sẽ gửi email quảng cáo hoặc thực hiện cuộc gọi telesales tới các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chào giá và giới thiệu dịch vụ của công ty Sau khi xác định được khách hàng có nhu cầu, nhân viên sẽ thu thập thông tin lô hàng, các yêu cầu về dịch vụ liên quan đến lô hàng đó, và tìm hiểu xem ưu tiên của khách hàng là về giá cả hay chất lượng dịch vụ
Có thể thu thập thông tin qua cuộc trò chuyện trực tiếp khi thực hiện cuộc gọi, hoặc thông qua việc kết bạn Zalo với khách hàng để dễ dàng trao đổi thông tin sau này Sau khi trao đổi và thu thập thông tin, nhân viên sẽ kiểm tra xem lô hàng mà khách hàng muốn xuất khẩu có nằm trong danh sách các mặt hàng bị cấm xuất khẩu hay không, và
có cần phải xin giấy phép xuất khẩu hay không (Xem tại Phụ lục 1-3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
Trong lô hàng thực tế tác giả đang phân tích, ngược lại với quy trình thuần túy là nhân viên sales phải tự tìm kiếm khách hàng để chào mời dịch vụ Công ty TNHH THD Logistics Việt Nam được Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt chủ động liên hệ để xin
tư vấn về giá cước và tìm kiếm lịch tàu cho lô hàng thực phẩm đồ uống thiên nhiên đóng gói xuất khẩu đi Trung Quốc của họ Bởi vì trước đây cả 2 công ty đã từng hợp tác trong
một lô hàng xuất khẩu thực phẩm khác đi Malaysia, họ vẫn tin tưởng về dịch vụ của công ty nên tiến hành liên hệ lại Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt yêu cầu báo giá thêm các dịch vụ khác để hoàn thành việc giao lô hàng đến tay nhà nhập khẩu cho họ, trừ việc mua bảo hiểm hàng hóa vì họ sẽ tự mua Thông tin nhân viên sales nhận được
là họ sẽ xuất khẩu tổng cộng 3 loại đồ uống gồm: nước ép cam, trà thảo mộc và trà xanh đóng hộp theo điều kiện CIF đến Quảng Đông, Trung Quốc Mặt hàng này có mã HS là
20098999 – thuộc loại hàng không bị cấm xuất khẩu và không cần xin giấy phép xuất khẩu Do đó, sau khi tiếp nhận thông tin lô hàng này từ Công ty TNHH Nông Sản Liên Việt, nhân viên sales sẽ tiến hành ngay đến công đoạn tìm kiếm hãng tàu, tra cứu lịch trình tàu và tìm giá cước phù hợp gửi cho khách hàng
Trang 272.3.2 Kiểm tra lịch tàu và giá cước
Để tra cứu lịch tàu phù hợp, nhân viên sales thường sẽ sử dụng website
www.shippingschedule.com.vn Trên website này, nhân viên tiến hành nhập thông tin
POL/POD, ETD/ETA để tìm kiếm lịch trình, hãng tàu và biểu phí Bên cạnh việc sử dụng website, nhân viên giàu kinh nghiệm thường vận dụng kiến thức của bản thân về các hãng tàu chuyên tuyến, lịch tàu cố định, cũng như tận dụng mối quan hệ với các đại
lý hãng tàu để việc tìm kiếm thông tin diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, cũng như
sẽ thương lượng được mức giá cước ưu đãi hơn
Cần tìm kiếm thông tin từ một vài hãng tàu khác nhau, với các lịch trình khác nhau (miễn là vẫn đáp ứng yêu cầu của khách hàng), nhằm có được phương án dự phòng Điều này giúp tránh bỏ lỡ cơ hội hợp tác trong trường hợp khách hàng muốn có thêm lựa chọn hoặc từ chối phương án ban đầu Tuy nhiên, chỉ gửi một báo giá mà nhân viên sales thấy là tối ưu nhất
Trong lô hàng tác giả phân tích, nhân viên sales đã tìm thấy một vài hãng tàu có tuyến đến cảng Thượng Hải, có ETD/ETA phù hợp và còn chỗ trống trên tàu Sau quá trình đánh giá và chọn lọc đã lựa chọn hãng tàu OOCL với lịch trình khởi hành vào ngày 25/02/2024 và dự kiến cập cảng vào ngày 29/02/2024 Nhân viên sales tiến hành liên hệ đại lý hãng tàu để xin thông tin giá cước Tuyến đã chọn có thông tin như sau:
• Số hiệu tàu: OOCL DEOTO V.003N
• Cảng bốc hàng: cảng Cát Lái, TP.HCM, Việt Nam
• Cảng dở hàng: cảng Thượng Hải, Trung Quốc
• ETD: 25/02/2024
• ETA: 29/02/2024
• Closing time: 06H30 A.M ngày 23/02/2024
2.3.3 Lập bảng báo giá gửi khách hàng
Dựa trên thông tin giá cước từ hãng tàu, chi phí dịch vụ và lợi nhuận mong muốn, nhân viên sales sẽ tiến hành lập báo giá chi tiết và gửi cho khách hàng thông qua Email hoặc Zalo Mức lợi nhuận được xác định dựa trên nhiều yếu tố như mối quan hệ với khách hàng, loại hàng hóa, tình hình thị trường Đối với những khách hàng nhạy cảm