1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế học vĩ mô Đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ở tp hồ chí minh hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
Tác giả Bùi Thị Thu Hà, Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Việt Hà, Bùi Hồng Hải, Lê Thị Hằng
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thúy
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế học vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nam
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 446,45 KB

Nội dung

“Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất” 1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực.. Về chất lượng

Trang 1

Hà Nam, Tháng 6/2023

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Bùi Thị Thu Hà Tổng hợp nội dung, viết báo cáo

Nguyễn Thái Hà Tìm hiểu phần cơ sở lý thuyết

Nguyễn Việt Hà Tìm hiểu phần giải pháp, cơ sở lý thuyết Bùi Hồng Hải Tìm hiểu phần thực trạng

Lê Thị Hằng Tìm hiểu phần thực trạng

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc (Tối đa 100%)

Tập thể nhóm đánh giá mức

độ hoàn thành công việc (Tối đa 100%)

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Một số khái niệm 2

1.1.1 Nguồn nhân lực 2

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 2

1.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3

1.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 3

1.2.1 Tiêu chí đánh giá về nhân tố trí lực 3

1.2.2 Tiêu chí về nhân tố thể lực 4

1.2.3 Tiêu chí đánh giá về nhân tố tâm lực 5

1.2.4 Tiêu chí đánh giá thông qua cơ cấu nguồn nhân lực 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TP.HCM 7

2.1 Tình hình chung về nguồn nhân lực TP.HCM 7

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở TPHCM 7

2.2.1 Về số lượng, quy mô nguồn nhân lực 7

2.2.2 Về trình độ chuyên môn kỹ thuật 9

2.3 Đánh giá hạn chế của nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh 11

2.3.1 Hạn chế 11

2.3.2 Nguyên nhân 14

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC Ở TPHCM 16

3.1 Mục tiêu, phướng hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TPHCM hiện nay 16

3.1.1 Mục tiêu 16

3.1.2 Phương hướng 16

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở TPHCM 17

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực nói riêng xét trên khía cạnh độ tuổi lao động là nguồn lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người là nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mỗi giai đoạn lịch sự, một trình độ phát triển đòi hỏi một nguồn nhân lực phù hợp Trong xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, nguồn nhân lực có sức khỏe, học vấn, trình

độ chuyên môn kĩ thuật cao được coi là một điều kiện để tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu

Tuy nhiên nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực tại thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng còn nhiều hạn chế Nhìn vào bức tranh tổng thể cho thấy, đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn, chuyên gia trong các lĩnh vực và lượng lao động có tay nghề cao còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì mới Do đó cần có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh

Thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới sự phát triển kinh

tế - xã hội Trong bài tiểu luận này nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài: “Thực trạng

và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” Mục đích nghiên cứu: đề xuất giải pháp, định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực ở TPHCM hiện nay Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng về mặt thể lực và trí lực

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu,

so sánh trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Nguồn nhân lực.

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau Theo khái niệm của Liên Hợp quốc

“Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước.” Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thế lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân Theo Tổ chức Lao động quốc tế, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động

Như vậy, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội

Ở Việt Nam, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới “Nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm

cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất”

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên đến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về chất lượng nguồn nhân lực

Về số lượng: Thể hiện quy mô nguồn nhân lực và tốc độ tăng nguồn nhân lực

Về chất lượng: Thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên

trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, tinh thần, thái độ, ý thức lao động và phong cách làm việc Năng lực hoạt động có được thông qua đào tạo, qua huấn luyện, qua thời gian làm việc được đánh giá bằng học hàm, học vị, cấp bậc công việc và kỹ năng giải quyết công việc Năng lực này là kết quả giáo dục đào tạo của cả cộng đồng chứ không riêng một tổ chức nào

 Chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ của lực lượng lao động được biểu hiện thông

qua ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ với nhau cấu thành chất lượng nguồn nhân lực

Trang 8

1.1.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bản thân người lao động thì: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là gia tăng về giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí lực, tâm lực cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội

Đối với xã hội: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là việc thực hiện một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực tăng lên so với chất lượng nguồn nhân lực hiện có

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe về thể lực và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động lao động thông qua việc tuyển dụng, sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm việc, môi trường văn hóa, xã hội kích thích động cơ, thái độ làm việc của người lao động, để họ mang hết sức mình hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao

Từ các quan điểm trên, có thể hiểu rằng: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nâng cao mức độ đáp ứng công việc của người lao động trên các phương diện: thể lực, trí lực và tâm lực so với yêu cầu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức” Nâng cao trí lực: nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc Đây là yếu tố căn bản quyết định đến sự thay đổi về căn bản năng lực làm việc của nguồn nhân lực Nâng cao thể lực: nâng cao sức khỏe, thể chất… Nâng cao ý thức, văn hóa người lao động: thái độ, tinh thần, khả năng chịu áp lực, thái độ và hiệu quả sự hợp tác…

1.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

1.2.1 Tiêu chí đánh giá về nhân tố trí lực

Trí lực được xem là một trong những nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hàng đầu Trí lực của nguồn nhân lực có thể bao gồm: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc được thể hiện qua quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực

Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn được xem là nền tảng kiến thức ban đầu, giúp người lao động nắm bắt dễ dàng những kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc Đây là căn cứ giúp

Trang 9

Doanh nghiệp có thể xây dựng các phương án đào tạo, tái đào tạo nhằm cải thiện chất lượng của nguồn nhân lực Doanh nghiệp nào sở hữu lượng lao động tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên càng cao thì trình độ trí lực của tổ chức ấy càng cao Học vấn là nền tảng cơ bản để nâng cao trình độ văn hóa Trình độ văn hóa của nguồn lao động được thể hiện qua các quan hệ tỷ lệ như: Số lượng và tỷ lệ người lao động biết chữ

và chưa biết chữ; Số lượng và tỷ lệ người lao động học qua các bậc học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trên đại học; Số năm đi học trung bình của nguồn lao động tính từ 25 tuổi trở lên

Trình độ chuyên môn:

Đây là tiêu chí được sử dụng để đánh giá những năng lực cần thiết của người lao động, từ đó tổ chức có thể sắp xếp và phân bổ công việc hợp lý Nhờ vậy, nhân sự sẽ tạo ra hiệu suất cao nhờ những thế mạnh của bản thân Thêm vào đó, Doanh nghiệp có thể dựa vào trình độ chuyên môn để đưa ra định hướng phát triển cũng như đưa ra các giải pháp để nâng cao nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp

Kỹ năng mềm:

Kỹ năng mềm chính là những khả năng liên quan đến năng lực lãnh đạo, huấn luyện,

kỹ năng giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và giải quyết vấn đề Một số kĩ năng cần thiết như:

Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm; Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý công việc; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng thương thuyết, đàm phán

Trong quá trình làm việc, người lao động cần có kỹ năng mềm như giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm Đây là những yếu tố sẽ quyết định đến 75% sự thành công của một con người Bên cạnh đó, Doanh nghiệp rất quan tâm đến các lao động sở hữu và vận dụng tốt các kỹ năng mềm Ngoài ra, việc trang bị kỹ năng mềm sẽ giúp người lao động

dễ dàng tiến bộ, thăng tiến thông qua việc phát huy tiềm năng, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc

1.2.2 Tiêu chí về nhân tố thể lực

Thể lực được xem là thước đo chuẩn cho chất lượng nguồn nhân lực Người lao động cần đảm bảo được sức khỏe về mặt thể chất, tinh thần và xã hội

Sức khỏe thể chất: Người lao động cần đảm bảo sự dẻo dai, linh hoạt và khả năng

chịu được sự khắc nghiệt của môi trường Thêm vào đó, khỏe mạnh về thể chất còn thể

Trang 10

hiện qua sự sảng khoái và thoải mái của mỗi cá nhân Sự sảng khoái và thoải mái về thể chất được biểu hiện thông qua: sức lực, sự nhanh nhẹn, tính dẻo dai, sức đề kháng, khả năng chịu đựng khắc nghiệt…

Sức khỏe tinh thần: Người lao động cần thỏa mãn về cảm xúc và tinh thần trong quá

trình làm việc Cụ thể, họ phải luôn lạc quan, sống tích cực, yêu đời và chủ động Một người có sức khỏe tinh thần tốt đồng nghĩa với việc có một lối sống văn minh Nói cách khác, tiêu chí sức khỏe tinh thần được đánh giá thông qua sự cân bằng trong hoạt động giữa lý trí và cảm xúc

Sức khỏe xã hội: Người lao động cần thỏa mãn về cảm xúc và tinh thần trong quá

trình làm việc Cụ thể, họ phải luôn lạc quan, sống tích cực, yêu đời và chủ động Một người có sức khỏe tinh thần tốt đồng nghĩa với việc có một lối sống văn minh Nói cách khác, tiêu chí sức khỏe tinh thần được đánh giá thông qua sự cân bằng trong hoạt động giữa lý trí và cảm xúc

1.2.3 Tiêu chí đánh giá về nhân tố tâm lực

Tâm lực là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng Cụ thể, người lao động phải có đạo đức, thái độ và hành vi phù hợp với các tiêu chuẩn

Thông thường, mỗi Doanh nghiệp sẽ có bảng đánh giá riêng về tâm lực Phẩm chất, thái độ, tác phong và tính chuyên nghiệp thường là những tiêu chí mà các công ty đề ra Nhân viên dù cho giỏi đến đâu nhưng nếu có hành vi không tốt trong lúc làm việc thì cũng không đảm bảo chất lượng nhân lực

Tùy vào đặc điểm tổ chức mà mỗi công ty sẽ xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực thông qua yếu tố Tâm lực khác nhau Nhìn chung, các tiêu chí được sử dụng phổ biến là:

• Tiêu chí về phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp

• Tiêu chí về thái độ và ý thức cho công việc

• Tiêu chí về tác phong làm việc

• Tiêu chí đánh giá sự chuyên nghiệp như kỹ năng, chuyên môn hoặc thâm niên trong nghề

1.2.4 Tiêu chí đánh giá thông qua cơ cấu nguồn nhân lực

Trang 11

Hiện nay, nhà nước đang tối đa hóa và đảm bảo sự phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy nền kinh tế Điều này được thực hiện bằng cách phối hợp với các Doanh nghiệp để đưa ra tiêu chí giải quyết vấn đề nguồn lao động Cụ thể, những yếu tố dùng để đánh giá

là độ tuổi và giới tính Từ đó, Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thông tin có được để quyết định việc lựa chọn nguồn nhân lực cho phù hợp

Cơ cấu độ tuổi:

Được xem là chỉ tiêu không thể thiếu, cơ cấu tuổi tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động Cơ cấu về độ tuổi là một tiêu chí không thể thiếu trong việc xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Bên cạnh đó, thông qua cơ cấu độ tuổi nhân lực, ta có thể đánh giá được chất lượng của nguồn lao động Chẳng hạn, cơ cấu nhân lực ở độ tuổi thấp sẽ phản ánh sự thiếu kinh nghiệm chuyên môn, trình độ đào tạo thấp của người lao động

Cơ cấu giới tính:

Cơ cấu theo giới tính được xác định bằng cách so sánh tỷ lệ nam và nữ với tổng nguồn nhân lực Trong môi trường làm việc, sự chênh lệch giới tính sẽ làm mất cân bằng sinh thái Một số công việc chân tay sẽ đòi hỏi nguồn lao động là nam Ngược lại, nữ giới cũng được tuyển dụng nhiều ở những ngành dịch vụ khác Chính vì vậy, cơ cấu theo giới tính cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

TP.HCM 2.1 Tình hình chung về nguồn nhân lực TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam Hiện nay, TP Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội

Theo số liệu cập nhật mới nhất, dân số thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 9 triệu người

và trở thành tỉnh thành đông dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với cùng kỳ năm

2009 Trong đó, tỷ lệ nam giới chiếm 48,9% và nữ giới chiếm 51,3%

Dân số thành phố Hồ Chí Minh có số dân sống tại thành thị là 7.125.494 người và dân số nông thôn chiếm 1.867.589 người Tuy nhiên, khi tính thêm người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế ở đây khoảng hơn 14 triệu người

Về tốc độ gia tăng dân số, dân số thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi chỉ từ 4 triệu người năm 1990, đến 8 triệu người vào năm 2016 chỉ chưa đến 2 thập kỷ Trung bình mỗi năm dân số ở đây tăng khoảng 200.000 người, trung bình cứ mỗi năm khoảng

1 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân là 2,28%/năm

Giai đoạn 2019-2025 TP Hồ Chí Minh cần nhân lực 300.000 người/năm, ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 09 ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp chủ lực (Cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; Điện tử và Công nghệ thông tin; Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; Hóa chất - Hóa dược và mỹ phẩm)

Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như: Quản

lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; Du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing; nhân viên kinh doanh; Tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý); Kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; Pháp lý - luật; Nghiên cứu - khoa học; Quản

lý nhân sự…

 TPHCM là đô thị có nguồn nhân lực rất lớn

2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở TPHCM

2.2.1 Về số lượng, quy mô nguồn nhân lực

Trang 13

Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM về Lao động – Việc làm năm 2022 tổng số dân số của TP Hồ Chí Minh là 9.077.000 người Trong đó 48,7% là nam và 51,3% là

nữ Theo tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM dân số thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 vào khoảng 9.320.866 người Theo đó cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 6.602.901 người chiếm 70.83% so tổng dân số; trong đó lực lượng lao động là hơn 4.190.525 người, chiếm

44.95% tổng dân số (tăng khoảng 200.000 người so với năm 2022)

Bảng 1.1: Cơ cấu LLLĐ thành phố Hồ Chí Minh 2023 (%)

và những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động) theo số liệu thống kê

có 5,5 triệu người, chiếm tỉ lệ 70,6% dân số Trong đó lao động đang làm việc có trên 4 triệu người, chiếm tỉ lệ 72,89% so với tổng nguồn lao động Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của TPHCM có cơ cấu trẻ Số lao động trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi chiếm 65,81% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-24 tuổi chiếm tỉ lệ cao:16,7%,

Ngày đăng: 10/11/2024, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w