Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và một số
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-TIỂU LUẬN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Đề tài:
Chính sách xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn
2010-2015
Sinh viên thực hiện:
1 Đinh Hoàng Minh (nhóm trưởng)
2 Phạm Thị Linh
3 Nguyễn Thị Ngọc Lý
4 Nguyễn Diệu Mai
5 Nguyễn Văn Mạnh
6 Vũ Hà My
7 Dương Phương Nga
8 Hồ Khánh Ly
GVHD: TS Mai Thị Châu Lan
Trang 2Hà Nội, tháng 11/2022
Trang 3Mục lục
Lời nói đầu 3
1 Lý do chọn đề tài: 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 5
1.1 Khái niệm đói nghèo 5
1.2 Khái niệm chính sách xoá đói giảm nghèo 5
1.3 Vai trò của chính sách xoá đói giảm nghèo 6
1.4 Mục tiêu chính sách xoá đói giảm nghèo 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM (2010-2015) 8
2.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam 8
2.2 Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo 9
2.3 Nguyên nhân đói nghèo 10
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2010-2015) 12
3.1 Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở việt Nam 12
3.1.1.Đầu tư cải cách giáo dục, đào tạo nghề 12
3.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn 12
3.1.3 Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nền kinh tế 12
3.1.4 Xuất khẩu lao động 12
3.1.5 Chính sách vay vốn 13
3.2 Thành tựu Việt Nam đạt được trong xóa đói giảm nghèo ( giai đoạn sau 2015) 13
Tài liệu tham khảo 15
Trang 4Lời nói đầu
1 Lý do chọn đề tài:
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đã và đang là mục tiêu phấn đấu ngày ngày của đất nước chúng ta Xóa đói giảm nghèo luôn
là cuộc cách mạng xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, là môt chiến lược lâu dài, một quyết sách, một chương trình hành động quan trọng Ngay từ khi đất nước
ta giành được độc lập (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm là ba thứ giặc nguy hiểm Trước tiên, phải diệt giặc đói sau đó diệt giặc dốt mới đánh thắng được giặc ngoại xâm Rõ ràng, muốn đất nước phát triển thì toàn dân phải xóa được đói giảm được nghèo Bởi dân có giàu thì nước mới mạnh Thực tế thấy rằng: nghèo đói ảnh hưởng rất nhiều đến hàng loạt những yếu tố như: đời sống và thu nhập, bệnh tật, ô nhiểm môi trường, các tệ nạn xã hội… Chính vì thế, nghèo đói luôn là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội Với bối cảnh đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng,
nguyên nhân, giải pháp giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015” Nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp để hoàn thiện tốt hơn công tác xoá đói giảm nghèo của đất nước, giúp người dân thoát nghèo đi đến xây dựng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng tốt hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài tiểu luận là nghiên cứu đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo của đất nước trong thời gian sắp tới
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là vấn đề nghèo và giảm nghèo cùng các quan hệ kinh tế- xã hội có liên quan
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: bao gồm tất cả các vùng miền, tỉnh thành của Việt Nam
Về thời gian: giai đoạn từ năm 2010-2015
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và một số lý thuyết được sử dụng trong đề tài nói riêng về vấn đề giảm nghèo hiện nay, sự biến đổi phức tạp về nghèo đói của các vùng miền khác nhau ở Việt Nam
Dựa trên cơ sở lý luận triết học để đánh giá đúng thực trạng và các giải pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo trên các địa bàn đảm bảo cơ sở khoa học Chẳng hạn như: báo cáo thống kê về số hộ nghèo gia tăng hoặc giảm đi qua các năm… Với kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của các tỉnh
Trang 5đã góp phần làm rõ nguyên nhân, thực trạng và các giải pháp về xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam Nghiên cứu thực trạng thì phải dựa vào lý thuyết như Bác
Hồ đã nói: “Lý luận phải liên hệ với thực tế Nếu thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn thì lý luận suông” (Hồ Chí Minh 1995, tập 8, trang 496)
Ý nghĩa thực tiễn:
Đảng và nhà nước ta xác định: xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu
“dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, ở một số vùng xa, vùng dân tộc vẫn còn một số bộ phận dân cư đang phải gặp hoàn cảnh đói nghèo Do
đó, việc triển khai công tác xoá đói giảm nghèo được thực hiện bằng các chính sách xoá đói giảm nghèo là phù hợp và cần thiết đối với thực trạng đói nghèo hầu khắp mọi miền trong cả nước
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1 Khái niệm đói nghèo
Nghèo: Theo quan điểm của Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam, nghèo là một thuật ngữ chỉ một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng động từng vùng, khu vực xét trên mọi phương diện
Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống Nghèo đói tuyệt đối về thu nhập: là tình trạng không đảm bảo mức thu nhập hay chi tiêu tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu để con người có thể tiếp tục tồn tại
Theo định nghĩa của liên hợp quốc:Đói nghèo là một khái niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó để định nghĩa Đói nghèo thường được mô tả như một tình trạng theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc Theo cách tiếp cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất
Sự thiếu thốn vật chất còn có thể được thể hiện qua những nét đặc trưng của những khu vực mà người nghèo thường sinh sống, là những nơi thường thiếu điện, nước sạch hay nhà vệ sinh và các dịch vụ khác Tại các khu vực này, ngay cả một hộ gia đình có điều kiện kinh tế chi trả cho những dịch vụ kể trên cũng có thể gặp khó khăn về nguồn cung Nói một cách khác, sự thiếu thốn vật chất còn thể hiện ở những khía cạnh về địa lý
1.2 Khái niệm chính sách xoá đói giảm nghèo
Là toàn bộ các chính sách, giải pháp của Nhà nước, của xã hội hoặc cũng
có thể là giải pháp của chính các đối tượng thuộc diện nghèo đói nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất và cả tinh thần của người nghèo, góp phần vào việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, giữa các khu vực thành thị và nông thôn và nhóm dân cư
Chính sách xoá đói giảm nghèo( Anti-poverty program) được hiểu là những chương trình được tổ chức với mục đích nhằm giảm bớt tình trạng nghèo ở các vùng, các khu vực khó khăn Chương trình xoá đói giảm nghèo thường được tổ chức dưới dạng cho vay vốn, hỗ trợ tiêu dùng, hỗ trợ thu nhập…( với mức lãi suất thấp) hoặc các dự án về việc phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, tạo công
ăn việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, vùng hải đảo, vùng kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn
Các chương trình chuyển tiền mặt là các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho những người sống trong cảnh nghèo đói Các chương trình như vậy
Trang 7thường hướng đến các gia đình với mục đích giảm nghèo và bất bình đẳng đồng thời phát triển vốn con người của trẻ em khi chúng lớn lên Mặc dù có nhiều hình thức can thiệp chống đói nghèo khác, chuyển tiền mặt là hình thức phổ biến nhất của chương trình mục tiêu chống đói nghèo ở các nước có thu nhập thấp và trung bình
Các chương trình chuyển tiền mặt khác nhau đã được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: có nhiều cách khác nhau để thực hiện thanh toán, như chuyển khoản ngân hàng, séc hoặc chứng từ. Một số chương trình cũng được thiết kế để các khoản thanh toán chỉ được thực hiện khi gia đình tuân thủ các điều kiện nhất định (chẳng hạn như tỷ lệ đi học nhất định hoặc tham gia vào các chuyến khám sức khỏe trẻ em). Có bằng chứng mới nổi cho thấy các chương trình có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần của một người trẻ tuổi Điều này có thể là do nhiều yếu tố, đặc biệt là sự thay đổi trong các hành vi và
kỹ năng nuôi dạy con cái, giảm các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày
1.3 Vai trò của chính sách xoá đói giảm nghèo
Thúc đẩy chính sách “giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu
theo pháp luật” sẽ thúc đẩy mô hình phân tầng xã hội theo xu hướng tích cực, giảm bất bình đẳng giữa các giai tầng xã hội Đồng thời, tạo ra nền tảng kinh tế
-xã hội để hình thành tầng lớp trung lưu đông đảo, có trách nhiệm -xã hội, đóng vai trò là nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã của đất nước trong giai đoạn hiện nay, cũng như từng bước hình thành tầng lớp xã hội “ưu trội” Tầng lớp này không “nổi” lên như một lực lượng xã hội, nhóm xã hội riêng rẽ mà bao gồm những người ưu tú, tài hoa nhất vượt trội lên từ khắp các giai cấp, tầng lớp,
tổ chức trong xã hội Đó là những công nhân với nhiều sáng kiến tìm tòi, làm việc có năng suất cao; những doanh nhân sản xuất kinh doanh giỏi
Chính sách “giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu theo pháp luật” cũng góp phần Thúc đẩy sự hình thành và phát triển lớp doanh nhân với xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, trở thành một lực lượng
xã hội to lớn, quan trọng trong công cuộc chấn hưng đất nước Bên cạnh những người nông dân truyền thống, đã hình thành những nông dân làm dịch vụ, làm chủ trang trại; có nông dân sống và làm việc ở nông thôn nhưng cũng đã ly nông Sự chuyển dịch về kết cấu trong nội bộ giai cấp công nhân ít nhiều tác động tích cực đến sự nâng cao vai trò, vị thế của bản thân một bộ phận giai cấp công nhân Việt Nam Đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo về mặt số lượng và cũng chứa đựng sự phức tạp về kết cấu và sự biến động về tính chất của đội ngũ này trong xã hội
Thực hiện thành công chính sách “giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu theo pháp luật” sẽ góp phần tích cực cho việc thực hiện mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và giải quyết tốt các vấn đề xã hội; phát triển hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và
Trang 8thu nhập tốt hơn Đồng thời, góp phần thực hiện kiểm soát phân tầng xã hội vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn của đất nước; bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong phát huy vai trò của từng thành phần kinh tế; đảm bảo tính hiệu quả của việc kiểm soát quyền lực, kiểm soát “quyền kiểm soát” tài sản công và kiểm soát tham nhũng(9)
1.4 Mục tiêu chính sách xoá đói giảm nghèo
“Giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu theo pháp luật” là giá trị và mục tiêu của phát triển đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Giá trị, mục tiêu này phù hợp với nguyện vọng và mong muốn của mọi tầng lớp nhân dân Đây là mục tiêu tốt đẹp, tập hợp trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, động viên nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy tính tích cực và tự giác của nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó,
“giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu theo pháp luật” đã và đang trở thành khát vọng, nhu cầu, cơ hội, năng lực và đích đến… của mọi tầng lớp nhân dân Chính sách “giảm nghèo bền vững gắn với khuyến khích làm giàu
theo pháp luật” vừa thể hiện sự tăng lên, đầy đủ, sung túc về vật chất, tiến bộ
kinh tế của xã hội; đồng thời, biểu thị trạng thái giá trị xã hội, trách nhiệm xã hội
và sự hài lòng, hạnh phúc của mọi chủ thể trong xã hội
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO Ở
VIỆT NAM (2010-2015) 2.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 14,7% dân số cả nước nhưng cư trú trên diện tích rộng tới 2/3 diện tích cả nước Đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao, miền núi, biên giới
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi khá cao, đạt bình quân 7%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hàng năm Bình quân toàn vùng giảm 4%/năm; riêng các xã đặc biệt khó khăn giảm trên 4%/năm; các huyện nghèo giảm 5 - 6%/năm trở lên
Mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu tư phát triển nhưng do xuất phát điểm thấp nên vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến nay vẫn là vùng
có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững
Trong một báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc nhận định, thực trạng nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là đối tượng người dân tộc thiểu
số đang là một thách thức lớn Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tới 61,29% tổng số hộ nghèo cả nước Thu nhập bình quân đầu người của dân tộc thiểu số chỉ bằng 0,3 lần mức bình quân chung cả nước Chênh lệch giàu -nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư ngày càng lớn Đối tượng -nghèo của Việt Nam đang diễn biến theo hướng tập trung vào dân tộc thiểu số Một số nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo rất cao như: Ơ Đu, Co, Khơ Mú, Xinh Mun,
La Ha, Kháng, Mông, Xơ Đăng… Vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang ngày càng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của cả nước Hộ nghèo dần dần chỉ còn là hộ người dân tộc thiểu số và có nguy cơ bị bỏ lại phía sau
Do nhiều yếu tố tác động khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tình trạng nghèo đói hiện nay đang vận động theo hướng:
- Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm
1992 - 1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004 Tốc độ giảm nghèo thể hiện rõ nhất là ở những vùng bị chia cắt về địa lý, kết cấu hạ tầng và mặt bằng dân trí còn thấp Một số chính sách và giải pháp động lực cho xóa đói, giảm nghèo đã bộc lộ những hạn chế, không còn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu, như các chính sách về đất đai, về giao đất, giao rừng, về khoán trong nông nghiệp,
- Chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo có xu hướng gia tăng: Trong những năm gần đây, chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002,
Trang 10tăng lên 13,5 lần năm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó khăn hơn
Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo trong cả nước đã giảm mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao Đói nghèo trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi ngưỡng nghèo Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo
Trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo đã giảm đầy ấn tượng Tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia thu nhập trung bình thấp của Ngân hàng Thế giới (3,20 USD/ngày ngang giá sức mua năm 2011) giảm từ 16,8% xuống còn 5%, với trên
10 triệu người được thoát nghèo Đại dịch Covid-19 xuất hiện đột ngột vào cuối thập kỷ đã làm ngưng trệ tiến độ tăng lương và cải thiện về chất lượng việc làm Những tiến triển về giảm nghèo bị lùi lại nhưng không bị đảo ngược trong năm 2020
Cũng theo báo cáo, tỷ lệ nghèo kinh niên vẫn nhỉnh hơn ở một số nhóm nhất định là thách thức ở chặng đường cuối nhưng một số xu hướng tích cực đã xuất hiện Tỷ lệ nghèo ở một số nhóm nghèo kinh niên đã giảm gần một nửa trong giai đoạn từ 2010-2020, bao gồm các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và
hộ gia đình ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Người lao động đồng bào dân tộc thiểu số đang dịch chuyển nhanh sang làm việc ở các lĩnh vực sản xuất chế tạo chế biến, với tốc độ tương đương như dân tộc Kinh ở đầu thập kỷ
2.2 Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo
Đảng và nhà nước liên tục đổi mới, nâng cao hiệu quả các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo để mang lại kết quả tốt quả tốt nhất Cụ thể, cùng với Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010-2020,…Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân như:
- Chính sách ưu đãi tín dụng cho người nghèo: cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, không phải thế chấp cho ngân hàng
- Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: trợ giúp người nghèo trong khám chữa bệnh bằng các hình thức: mua thẻ bảo hiểm y tế, cấp thẻ, giấy chứng nhận khám bệnh miễn phí, khám chữa bệnh từ thiện, nhân đạo,…Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo