1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài chính sách phát triển công nghiệp của hàn quốc giai đoạn 2016 2023 và triển vọng hợp tác với việt nam

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023 và triển vọng hợp tác với Việt Nam
Tác giả Hà Thanh Trúc
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế ASEAN
Thể loại Bài tập cá nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2023 (8)
    • I. Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc (8)
      • 1. Tổng quan về đất nước Hàn Quốc (8)
      • 2. Tổng quan về tình hình kinh tế Hàn Quốc (8)
      • 3. Các ngành kinh tế phát triển mũi nhọn của Hàn Quốc (11)
    • II. Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023 (12)
      • 1. Khái quát về ngành công nghiệp Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023 (12)
      • 2. Chính sách phát triển công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023 (14)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2023 (16)
    • I. Thực trạng ngành công nghiệp chế tạo Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023 (16)
    • II. Những khó khăn trong ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc (19)
  • CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM (22)
    • I. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (22)
    • II. Các yếu tố thúc đẩy công nghiệp của Hàn Quốc Việt Nam cần học hỏi (22)
    • III. Triển vọng hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc (26)
      • 1. Tình hình chung (26)
      • 2. Triển vọng hợp tác ngành công nghiệp giữa Việt Nam và Hàn Quốc (27)
      • 3. Những kết quả ấn tượng đạt được giữa hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc . 27 KẾT LUẬN (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Trong các thập kỷ qua, Hàn Quốc đã từ một quốc gia nông nghiệp trở thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển với nhiều ngành công nghiệp tiên tiến như công nghệ thông tin, điện tử, ô

TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2023

Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc

1 Tổng quan về đất nước Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm ở bán đảo Triều Tiên, giáp biên giới với Triều Tiên ở phía bắc và Trung Quốc ở phía tây Nước này có đường bờ biển dài và nằm ở vị trí chiến lược giao thoa giữa biển Nhật Bản và biển Hoa Đông Có diện tích 97.235 km2

 Dân số và văn hóa:

Dân số Hàn Quốc là một trong những dân số đông đúc nhất thế giới với mật độ hơn

500 người/km2 Trong năm 2023, dân số của Hàn Quốc dự kiến sẽ tăng 14.068 người và đạt 51.345.584 người vào đầu năm 2024 Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến 67.072 người Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 81.140 người Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Hàn Quốc để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác Ngôn ngữ chính thống là tiếng Hàn Văn hóa Hàn Quốc có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, từ âm nhạc, thời trang, ẩm thực đến phong tục tập quán.

Lịch sử Hàn Quốc có nhiều giai đoạn quan trọng, bao gồm cả thời kỳ Baekje, Goguryeo và Silla, thời kỳ triều đại Goryeo và Joseon, cũng như các thời kỳ thống nhất và phân chia trong lịch sử hiện đại Nước này đã trải qua nhiều biến đổi chính trị, xã hội và văn hóa.

2 Tổng quan về tình hình kinh tế Hàn Quốc

Vào những năm 1950, Hàn Quốc là một nước rất nghèo nàn và bất ổn Ở đầu những năm 1960, mức thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ dưới 100 USD nhưng nhờ có sự tăng trưởng kinh tế cao độ mà sau 30 năm, GNI bình quân theo đầu người đã đạt 10 ngàn USD, đến năm 2015 đạt 28 ngàn USD

Trong suốt giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1992, Hàn Quốc đã trải qua 6 lần thực hiện kế hoạch 5 năm, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trung bình khoảng 9.2%/năm

Chỉ sau 20 năm cuộc chiến tranh với Bắc Triều Tiên năm 1953, từ một nước nghèo, Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc và hiện nay trở thành một trong 4 con rồng Châu Á

Bí quyết tăng trưởng, phát triển nhanh của Hàn Quốc có thể khái quát trên một số nét chính sau:

 Thứ nhất là nguyên tắc "ưu tiên tăng trưởng kinh tế" để phát triển đất nước, tất cả "vì sự phồn vinh và giải quyết đói nghèo", tất cả các mục tiêu phát triển đều nằm dưới nguyên tắc trên (bao gồm cả sự tự do của người dân)

 Thứ hai là thực hiện chính sách tăng trưởng trong đó xuất khẩu là chủ đạo và chính sách công nghiệp theo từng thời kỳ: Phát triển những ngành công nghiệp thâm dụng nhiều lao động phục vụ cho xuất khẩu (vào những năm 1960); Phát triển công nghiệp nặng và hóa chất (HCI), thúc đẩy xuất khẩu (những năm 1970); Cải tổ cơ cấu công nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh xuất khẩu (trước những năm 1980); Chuyển từ phát triển xuất khẩu sang phát triển thương mại (sau những năm 1980); Tích cực phát triển công nghiệp theo hướng xuất khẩu, tạo nhiều ưu đãi để các doanh nghiệp xuất khẩu

 Thứ ba là tập trung xây dựng an ninh quốc gia; phổ cập giáo dục tiểu học và giảm mù chữ, xây dựng văn hóa, coi trọng giáo dục và chú trọng vào đào tạo nghề; xây dựng hạ tầng xã hội để cung cấp sự bảo vệ tối thiểu cho các hộ thu nhập thấp và tạo công ăn việc làm; kìm hãm các bất ổn về chính trị xã hội và ưu tiên tăng trưởng kinh tế

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới theo GDP danh nghĩa Đây là quốc gia nổi tiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ

Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc được mệnh danh là “Kỳ tích sông Hàn” Đây là quá trình phát triển kinh tế với tốc độ cao do Tổng thống Park Chung Hee khởi xướng, kéo dài từ thời hậu Chiến tranh Triều Tiên cho đến thời kì khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 Để có được nền kinh tế phát triển được cả thế giới biết đến với cái tên “Kỳ tích sông Hàn”, Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, sử dụng xuất khẩu làm động lực tăng trưởng và tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của bối cảnh chính trị – an ninh thời kỳ Chiến tranh lạnh Sau nỗ lực cải cách cơ cấu và thanh lọc các doanh nghiệp yếu kém, ngày nay phạm vi hoạt động của hầu hết các tập đoàn Hàn Quốc không chỉ bó hẹp ở Bán đảo Triều Tiên mà đã mở rộng ra toàn cầu với các tên tuổi như Samsung, Hyundai, LG được nhiều người biết đến Cơ cấu nền kinh tế và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng hơn, từ công nghiệp chế tạo, các lĩnh vực tập trung nhiều sức lao động… sang lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao nhiều sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các nước phát triển như Nhật, Đức… Quá trình phát triển vượt bậc của Hàn Quốc đã đưa Hàn Quốc sánh ngang với các quốc gia trong OECD và G20 Cho đến nay Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tăng trưởng của Hàn Quốc đã qua thời kỳ đỉnh cao Và với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng, GDP của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đứng trước nguy cơ tăng chậm lại rõ rệt, có thể giảm về mức trung bình hàng năm chỉ 0,1% vào thập niên 1940

Tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 của Hàn Quốc “giảm tốc” đáng kể do xuất khẩu suy yếu trong bối cảnh suy thoái kinh tế gia tăng bắt nguồn từ chính sách thắt chặt tiền tệ ở trong và ngoài nước Theo dữ liệu thống kê sơ bộ của BoK, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc - một thước đo tăng trưởng chính, trong năm 2022 chỉ đạt 2,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,1% trong năm 2021

Bên cạnh đó, Hàn Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao Tỷ lệ lạm phát tại nước này hiện vẫn trên mức mục tiêu 2% mà BoK đặt ra trong trung hạn Nguyên nhân lạm phát tăng mạnh là do chi phí năng lượng và lương thực tăng cao vì nguồn cung bị hạn chế do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine và nhu cầu trong nước tăng sau đại dịch COVID-19

Trong năm 2023, theo đài KBS, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ngày 25/1/2024 công bố báo cáo sơ bộ cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế và Tổng thu nhập quốc dân (GNI) thực tế tại Hàn Quốc đều tăng 1,4% trong năm 2023.Trong năm này, đầu tư thiết bị và đầu tư xây dựng đã quay lại xu thế tăng Song xuất khẩu cũng chỉ tăng trưởng 2,8% so với một năm trước, mức tăng của tiêu dùng tư nhân và tiêu dùng Chính phủ thu hẹp so với năm 2022 khi đó đạt hơn 4%, lần lượt đạt 1,8% và 1,3% Xét theo ngành nghề, tỷ lệ tăng trưởng của ngành chế tạo là 1%, ngành dịch vụ là 2% và ngành xây dựng là 2,8%

Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023

1 Khái quát về ngành công nghiệp Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023

Giai đoạn 2016-2023, các ngành công nghiệp của Hàn Quốc sử dụng nhiều đến công nghệ, ứng dụng nó vào trong sản xuất và sử dụng.Cụ thể là các ngành như công nghiệp chế tạo, chế biến,…sử dụng phần lớn công nghệ tiên tiến Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng với hướng mới về số hóa sản xuất

Năm 2017, khu vực tư nhân và nhà nước Hàn Quốc đã đồng ý tăng số lượng nhà máy thông minh trong nước, với mục tiêu có hơn 30.000 nhà máy hoạt động với công nghệ phân tích và kỹ thuật số mới nhất vào năm 2025 Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) đã củng cố các kế hoạch của Chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giúp họ áp dụng và mở rộng các công nghệ nhà máy thông minh Hơn 99% công ty ở Hàn Quốc là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dữ liệu của Chính phủ nước này cho thấy xuất khẩu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục tăng

Năm 2020, để khôi phục lại nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-

19, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 414,4 triệu USD vào các dự án R&D để khuyến khích các công ty vừa và nhỏ phát triển và nâng cao công nghệ tự động Trong đó, Samsung Electronics và SK Hynix, các nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới, có kế hoạch đầu tư 32,8 tỷ USD vào ngành này vào năm 2024 (Samsung Electronics 19 tỷ USD, SK Hynix 13,8 tỷ USD)… Các nhà máy thông minh đang hướng nhiều hơn đến việc có các cơ sở sản xuất tự động sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát thời gian thực bằng các thiết bị công nghiệp Internet of Things (IIoT)

Bước sang năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lên sự phục hồi kinh tế của Hàn Quốc Tuy nhiên, nhờ việc liên tục đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ và nghiên cứu phát triển vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng đầu như: điện tử, ô tô, viễn thông, đóng tàu, hóa chất… Hàn Quốc đã khẳng định vị trí là một trong những nước có ngành điện tử tiêu dùng phát triển nhất thế giới Hiện nay, thế mạnh của Hàn Quốc là các thiết bị điện thoại thông minh, bảng hiển thị, chip, bộ nhớ, mạch…

Thực tế, Hàn Quốc đã đưa ngành điện tử và công nghệ thông tin trở thành động lực chính cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu Định hướng của Chính phủ Hàn Quốc thời gian tới là đưa sản xuất chất bán dẫn trở thành ngành chiến lược quan trọng gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nhờ hướng đi đúng trong việc áp dụng công nghệ 4.0, sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc liên tục tăng trưởng trong 5 năm gần đây Theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, giai đoạn 2016 - 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc tăng trưởng bình quân 0,97%/năm, từ 102,3 điểm vào năm 2016 tăng lên 106,3 điểm vào năm 2020

Nền kinh tế Hàn Quốc phục hồi tốt nhờ được hỗ trợ bởi ngành sản xuất công nghiệp hiện đại, giúp xuất khẩu hàng hóa của nước này tăng trưởng khả quan Sự phục hồi kinh tế của Hàn Quốc giúp nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và thực phẩm tăng cao Đây là cơ hội để Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm từ gỗ; hàng thủy sản; giày dép các loại; xơ, sợi,… Đến năm 2022-2023, Hàn Quốc tiếp tục phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn và điển hình là ngành công nghiệp vũ khí của Hàn Quốc đã vươn ra toàn cầu Vốn là cường quốc về công nghệ như chip và pin, Hàn Quốc hiện là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 9 thế giới, với khối lượng xuất khẩu tăng 74% trong 5 năm từ 2018 đến 2022 Năm 2022, Tổng thống Yoon đã tuyên bố Hàn Quốc đã đặt mục tiêu chiếm lĩnh vị trí thứ tư thế giới vào năm 2027

2 Chính sách phát triển công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc giai đoạn 2016-

Chính phủ Hàn Quốc coi phát triển công nghệ gần như là một công cụ chính của chính sách phát triển ngành công nghiệp chế tạo Công nghệ được kết hợp trong hoạt động thay thế nhập khẩu có lựa chọn cùng với bắt buộc thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ và bao cấp cho các ngành công nghiệp chọn lọc tạo ưu thế xuất khẩu trong tương lai Để tiến hành công nghiệp nặng, thúc đẩy các năng lực R&D (là một hoạt động có hệ thống, sáng tạo để tạo ra kiến thức mới, công nghệ mới, sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm, quy trình, dịch vụ hiện có ) nội địa và xây dựng hình ảnh quốc tế cho xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng các hãng tư nhân khổng lồ trong nước, gọi là các Chaebol để đi đầu trong công nghiệp hóa Một trong những trụ cột của chiến lược công nghệ của Hàn Quốc là chú ý tạo ra các tập đoàn tư nhân lớn Các Chaebol được chọn ra từ những hãng xuất khẩu thành công và được hậu thuẩn cho hàng loạt trợ cấp và đặc quyền, bao gồm việc hạn chế các công ty đa quốc gia tham gia thị trường, hỗ trợ chiến lược tạo vốn và các hoạt động công nghệ hướng vào các thị trường xuất khẩu Cơ sở cho việc nuôi dưỡng quy mô là rất rõ ràng: về góc độ khiếm khuyết các thị trường vốn, kỹ năng, công nghệ và cả hạ tầng, các hãng lớn có thể chủ động được nhiều chức năng của mình Các hãng này có thể chấp nhận giá cả và mạo hiểm tiếp thu các công nghệ phức tạp (mà không phải phụ thuộc nhiều vào đầu tư trức tiếp nước ngoài), tiếp tục phát triển các công nghệ đó bằng hoạt động R&D của mình, xây dựng các cơ sở nghiên cứu đẳng cấp quốc tế và tạo ra các thương hiệu và mạng lưới phân phối riêng Ngành công nghiệp chế tạo Hàn Quốc đã xây dựng được năng lực R&D ấn tượng bằng cách tích cực lôi kéo công nghệ nước ngoài để cho trong nước quản lý Do vậy, Hàn Quốc từng là một nước nhập khẩu tư liệu sản xuất lớn nhất trong thế giới đang phát triển và khuyến khích các hãng của mình tiếp nhận các thiết bị và công nghệ mới nhất Hàn Quốc khuyến khích thuê các chuyên gia nước ngoài và các chuyên gia (thường không chính thức) từ Nhật Bản để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật

Vào thập niên 1980 đến nay, Hàn Quốc từ bỏ chính sách “can thiệp trực tiếp” của Chính phủ vào phát triển công nghiệp để chuyển sang chính sách kinh tế tự do Tư duy thay đổi này được củng cố bởi mong muốn của Hàn Quốc trở thành một thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Hàn Quốc đã tự do hóa cả thương mại và tài chính, tiến hành nhiều cải cách chính sách quan trọng đối với khu vực tài chính, công nghiệp, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và thị trường lao động, giúp tự do hóa nền kinh tế hơn nữa

Tại Hàn Quốc, Chính phủ đã hỗ trợ nỗ lực công nghệ theo một số giải pháp R&D được thúc đẩy trực tiếp bằng một loạt khuyến khích và các hình thức hỗ trợ khác Các chương trình khuyến khích bao gồm miễn thuế cho các quỹ phát triển công nghệ, cho nợ thuế đối với các chi phí cho hoạt động R&D cũng như nâng cấp nguồn nhân lực liên quan đến nghiên cứu và xây dựng các viện nghiên cứu công nghiệp, khấu hao nhanh cho các đầu tư vào các cơ sở R&D và giảm 10% thuế cho các thiết bị nghiên cứu, giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị nghiên cứu và giảm thuế tiêu thụ đối với các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao

Ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc bao gồm nhiều lĩnh vực như ô tô, điện tử, cơ khí, hóa chất và nhiều ngành công nghiệp khác Ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc có một số những đặc điểm sau:

- Các ngành điện tử và tự động đóng góp đáng kể trong tỉ lệ tăng trưởng của công nghiệp chế tạo

- Sự gia tăng trong tăng trưởng và hiệu suất hoạt động được thể hiện rõ trong các công ty lớn Khoảng cách giữa các công ty lớn và các công ty nhỏ là rất lớn

- Xuất hiện dấu hiệu tích cực trong sự gia tăng công nghệ tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này cho thấy sự thay đổi đối với một nền kinh tế hướng vào đổi mới

- Giai đoạn 2016-2023, tổng số hiệu suất ( TFP) tăng lên nhanh chóng trong các ngành điện tử, cơ khí chế tạo và phương tiện giao thông trong khi con số này lại tăng chậm ở các ngành thực phẩm và đồ uống, dệt may cũng như các ngành thiết bị chính xác

- Năng xuất lao động thấp trong các ngành xuất bản và chế tạo sản phẩm kim loại.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2023

Thực trạng ngành công nghiệp chế tạo Hàn Quốc giai đoạn 2016-2023

Ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc Để khắc phục tình trạng nghèo nàn về tài nguyên, Hàn Quốc đã tập trung thu hút và đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong ngành xuất khẩu và công nghiệp chế tạo, và kết quả là quốc gia này đã đạt được kỷ lục về tăng trưởng cao Trong suốt bốn thập kỷ qua, tính từ những năm 1970 cho đến năm ngoái, ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đã tăng trưởng hàng năm với một tốc độ tương đối cao, đạt mức hơn 10% Có thể nói sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất trong nước đã giúp nước này trở thành một ‘nước công nghiệp chế tạo” Theo số liệu thống kê hiện nay của Liên hợp quốc, ngành công nghiệp sản xuất Hàn Quốc đang đứng ở vị trí thứ 7 thế giới về quy mô, và đứng 6 về thị phần chiếm lĩnh GDP

Khả năng ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đứng thứ 5 thế giới:

1 Ngành công nghiệp chế tạo sẽ có mức tăng trưởng hàng năm đạt 4,9% cho đến năm 2020, tạo nên giá trị gia tăng khoảng trên 420 tỷ tỷ won (dựa trên giá trị thực năm 2000)

2 Trong điều kiện tăng trưởng cao, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chế tạo sẽ tăng lên 5,6%, có thể Hàn Quốc sẽ vươn lên trở thành quốc gia có nền công nghiệp chế tạo lớn thứ 5 thế giới

3 Sản xuất và dịch vụ sẽ phát triển với tốc độ tương đương nhau, cho thấy một mô hình tăng trưởng cân bằng

4 Do hiệu quả ngành công nghiệp chế tạo sẽ vượt quá mức trung bình của toàn bộ ngành công nghiệp nên nó sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao khả năng chế tạo của toàn bộ nền kinh tế

5 Hiệu suất lao động trong ngành công nghiệp chế tạo ở mức khoảng 40% so với Mỹ trong năm 2004 và dự báo nó sẽ tăng lên 64% trong điều kiện tăng trưởng tiêu chuẩn và lên tới 91% so với Mỹ trong điều kiện tăng trưởng cao, trong đó có tính đến cả sự tái định giá đồng won

6 Đối với cơ cấu ngành công nghiệp chế tạo:Nếu kết hợp công nghệ thông tin- viễn thông (ICT) với ngành công nghiệp chế tạo sẽ cho mức tăng trưởng tương đối cao, xấp xỉ 60% sản lượng toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo

7 Trong phạm vi ngành công nghiệp chế tạo, những ngành công nghiệp chủ chốt sẽ có bước cải tiến liên tục thông qua sự đổi mới công nghệ và khám phá nhiều vấn đề hứa hẹn mới, đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế

Với việc thực hiện chính sách lấy công cụ là phát triển công nghệ trong phát triển công nghiệp chế tạo, Hàn Quốc đã có những thành công nhất định Ví dụ, Hyundai Motors gần đây đã trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ ba thế giới, sau Toyota và Volkswagen, với chất lượng tương xứng Hyundai và công ty “anh em” của mình là Kia đã giành vị trí hàng đầu trong “Nghiên cứu về độ tin cậy của các phương tiện ôtô năm 2023” của hãng J.D Power, đánh bại Toyota và General Motors Và trong cả hai năm 2022 và 2023, “Giải thưởng Xe hơi Thế giới” đã vinh danh chiếc xe điện (EV) IONIQ của Hyundai là “chiếc xe thế giới của năm” LG Electronics và Samsung Electronics là những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng Samsung, không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh mà còn có những bước tiến lớn trong sản xuất màn hình OLED và QLED, giữ vững vị thế là một trong những công ty hàng đầu về công nghệ hiển thị Hay LG Chem và Samsung SDI là những nhà sản xuất pin hàng đầu thế giới LG Chem đã đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển pin lithium-ion, phục vụ cho cả thị trường ô tô điện và các thiết bị điện tử tiêu dùng Điều này đã giúp Hàn Quốc duy trì vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các công nghệ năng lượng tái tạo và phương tiện giao thông xanh Hàn Quốc liên tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D) Chính phủ và các tập đoàn lớn đã chi hàng tỷ đô la vào các trung tâm nghiên cứu, tập trung vào những lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, robot, và công nghệ sinh học

Sự gia tăng chi tiêu cho R&D chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh về tỷ trọng R&D của doanh nghiệp, vào năm 2020 cao hơn ba lần so với chi tiêu cho R&D của chính phủ Chi tiêu cho khu vực tư nhân R&D, chủ yếu do các chaebol dẫn đầu, đã tăng từ 0,3% GDP năm 1980 lên 1,6% theo AFC và lên 3,6% GDP vào năm 2018, gấp đôi mức trung bình của OECD Số lượng trung tâm R&D của công ty tăng vọt từ 46 năm 1981 lên 1.718 năm 1990, 1.840 năm 1999 và 42.155 năm

2020, và vai trò của họ chuyển từ giúp tiếp thu công nghệ nước ngoài sang phát triển sản phẩm mới và dịch vụ

Bảng 1: Nguồn chi tiêu nghiên cứu và phát triển, khu vực tư nhân và xuất bản 2015-2023

Source: Statista 2022 (https://www.statista.com/statistics/1326562/south-korea-randd-spending- by-source-of-funds/)

Do ảnh hưởng của dịch covid 19, sản xuất toàn ngành công nghiệp Hàn Quốc năm 2022 lần đầu tiên giảm trong lịch sử thống kê từ năm 2000 Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc ngày 29/1/2023 công bố báo cáo cho biết năm 2022, xuất toàn ngành công nghiệp Hàn Quốc giảm 0,8% so với một năm trước, chủ yếu là do dịch vụ và xây dựng giảm Sản xuất ngành chế tạo và khai thác khoáng sản tăng 0,4% so với một năm trước, nhờ chíp bán dẫn và máy móc thiết bị tăng

Tuy nhiên hiện nay ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đang phải gặp nhiều những sự khó khăn, nhất là chế tạo chíp bán dẫn Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các nhà sản xuất chip Hàn Quốc, trong đó có Samsung Electronics, đang ở thế khó trước cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vì cả hai nước này đều là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc Chưa kể, ngành sản xuất chip ở Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng "lao dốc" kéo dài Theo số liệu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á trong tháng 7 năm 2023 vừa qua tiếp tục giảm tháng thứ 10 liên tiếp, chủ yếu do nhu cầu yếu đối với chất bán dẫn Để khắc phục những khó khăn này, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang thu hút đầu tư 3.200 tỷ won vào năm 2030 để phát triển công nghệ chất bán dẫn thế hệ tiếp theo cần thiết cho sản xuất điện, phương tiện và trí tuệ nhân tạo Tổng thống Yoon Suk- yeol nhấn mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao có liên quan trực tiếp tới không chỉ sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc, mà còn tới sự phát triển cân bằng khu vực

Theo hãng tin Yonhap, ngày 16/1, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đến năm 2030, sẽ đầu tư 3.000 tỷ won (2,26 tỷ USD) vào lĩnh vực robot để đạt mục tiêu cung cấp 1 triệu robot cho các ngành công nghiệp trong nước Theo bộ trên, kế hoạch phát triển robot thông minh sẽ tập trung vào việc đảm bảo đến năm 2030, có thể tự sản xuất 80% các bộ phận quan trọng của robot, so với mức ước tính 44% hiện nay Hàn Quốc cũng sẽ sớm bãi bỏ 50 quy định để tạo điều kiện cho việc phát triển lĩnh vực chế tạo robot và đào tạo 15.000 chuyên gia Thông qua những nỗ lực trên, Hàn Quốc hy vọng sẽ triển khai 1 triệu robot trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nông nghiệp, logistics, quốc phòng và y tế Bên cạnh đó, chính phủ cũng đề ra các mục tiêu khác bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với robot, cũng như thiết lập các nguyên tắc đạo đức trong việc phát triển và ứng dụng robot Kế hoạch này sẽ giúp tăng quy mô ngành chế tạo robot trong nước từ 5.600 tỷ won (4,2 tỷ USD) vào năm 2021 lên 20.000 tỷ won (15 tỷ USD) vào năm 2030.

Những khó khăn trong ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc

Bên cạnh những thành tựu và những con số ghi nhận đáng tự hào về công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc, thì cũng có không ít những khó khăn hay những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra:

- Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu giảm 40% lượng phát thải carbon vào năm

2030 so với năm 2018, và đạt trung hòa carbon vào năm 2050 Điều này gây áp lực lớn lên ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là các ngành phát thải nhiều như thép, hóa dầu, và xi măng Các công nghệ mới như sử dụng hydro làm nhiên liệu thay thế đang trong quá trình phát triển nhưng chưa thể triển khai rộng rãi trong thời gian ngắn POSCO, một trong những công ty sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc, đang gặp phải áp lực lớn trong việc giảm phát thải carbon Năm 2021, POSCO công bố kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ sản xuất thép sạch hơn, bao gồm việc sử dụng hydro thay thế than trong quá trình sản xuất thép Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi công nghệ này dự kiến sẽ không khả thi trước năm 2050, trong khi các mục tiêu giảm phát thải cần đạt được sớm hơn nhiều

- Việc tuân thủ các cam kết môi trường đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ xanh, làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử như Samsung và LG đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Trung Quốc như Huawei và Xiaomi, những công ty có chi phí sản xuất thấp hơn nhờ lao động giá rẻ và quy mô sản xuất lớn Điều này buộc các doanh nghiệp Hàn Quốc phải tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để duy trì lợi thế cạnh tranh, đồng thời tìm cách giảm chi phí sản xuất thông qua tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất

- Các doanh nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đang gặp khó khăn với các thủ tục hải quan phức tạp, gây ra tình trạng chậm trễ và tăng chi phí Ví dụ, việc thực hiện các thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu đòi hỏi nhiều bước phức tạp và mất thời gian Samsung Electronics, một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc, đã gặp khó khăn với các thủ tục hải quan và quy định về xuất nhập khẩu Trong một số trường hợp, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao bị trì hoãn do yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt về an ninh và các thủ tục phức tạp liên quan đến giấy phép xuất khẩu Điều này làm tăng chi phí và thời gian giao hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Samsung trên thị trường quốc tế

- Quy định về giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng là một rào cản lớn Các yêu cầu nghiêm ngặt về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc khiến việc tuyển dụng lao động nước ngoài trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến khả năng thu hút nhân tài quốc tế

- Ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí chính xác và chế tạo khuôn mẫu Sự thiếu hụt này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Ngành sản xuất ô tô của Hàn Quốc, đặc biệt là các công ty như Hyundai và Kia, đang gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân lực kỹ thuật cao Việc thiếu hụt các kỹ sư và chuyên gia công nghệ khiến các công ty này gặp khó khăn trong việc phát triển các dòng xe mới với công nghệ tiên tiến như xe điện và xe tự lái Để giải quyết vấn đề này, các công ty đã phải đầu tư mạnh vào đào tạo và tuyển dụng nhân tài từ nước ngoài, nhưng điều này vẫn chưa đủ để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực trong ngắn hạn

- Năng lực công nghệ của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế Việc không theo kịp các tiến bộ công nghệ mới dẫn đến năng suất và hiệu quả sản xuất thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

- Đại dịch COVID-19 và các yếu tố địa chính trị đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, gây thiếu hụt nguyên liệu và tăng giá vận chuyển Điều này làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên thị trường quốc tế LG Electronics đã phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19 Việc thiếu hụt linh kiện điện tử và tăng giá vận chuyển đã làm tăng chi phí sản xuất và gây ra tình trạng chậm trễ trong việc giao hàng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn làm giảm lòng tin của khách hàng và đối tác kinh doanh

- Nhiều doanh nghiệp chế tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn Điều này hạn chế khả năng mở rộng và nâng cấp công nghệ sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh Công ty Fine Mold, một doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu, đã phải đối mặt với thách thức trong việc vay vốn từ các ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp và hồ sơ tín dụng không đủ mạnh Điều này hạn chế khả năng đầu tư vào công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất

- Việc tiếp cận đất đai cho phát triển công nghiệp cũng là một vấn đề lớn Quy định về sử dụng đất phức tạp và chi phí cao làm cản trở các dự án mở rộng sản xuất

- Ngành công nghiệp phụ trợ của Hàn Quốc vẫn chưa phát triển đủ mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho ngành chế tạo Sự thiếu hụt các doanh nghiệp cung cấp linh kiện và nguyên liệu chất lượng cao trong nước buộc các công ty chế tạo phải phụ thuộc vào nhập khẩu, làm tăng chi phí và rủi ro về chuỗi cung ứng Ngành sản xuất linh kiện ô tô của Hàn Quốc vẫn chưa phát triển đủ mạnh để hỗ trợ hiệu quả cho các nhà sản xuất ô tô lớn như Hyundai và Kia Việc thiếu hụt các nhà cung cấp linh kiện chất lượng cao trong nước buộc các công ty này phải phụ thuộc vào nhập khẩu, làm tăng chi phí và rủi ro về chuỗi cung ứng Để khắc phục, Hyundai đã phải đầu tư vào việc phát triển các nhà cung cấp nội địa và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các công ty công nghệ để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cao.

TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM

Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đã được thiết lập từ tháng 12/1992 và phát triển một cách nhanh chóng Sau đúng 30 năm, vào tháng 12/2022, mối quan hệ đã được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện là mức quan hệ cao nhất mà Việt Nam định danh và mới chỉ thiết lập trước đó với 3 nước là Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và mới nhất là Hoa Kỳ (9/2023)

Việc Hàn Quốc là nước Đối tác chiến lược toàn diện thứ tư cho thấy sự coi trọng rất lớn của Việt Nam dành cho đối tác này Hàn Quốc cũng đã khẳng định Việt Nam là trọng tâm của Chính sách hướng Nam (NSP) trước đây và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện nay Cựu Tổng thống Moon Jae In từng nói: “Mối quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN là không thể thiếu cho sự thịnh vượng và hòa bình của chúng ta và Việt Nam là trung tâm của mối quan hệ đó” Còn Tổng thống Yoon Suk Yeol thì nhấn mạnh “Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc và Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN”

Tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc được thể hiện rõ rệt qua lĩnh vực kinh tế Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ hai về hỗ trợ phát triển (sau Nhật Bản) và đứng thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Mỹ) Các chaebol hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung, LG, SK, Lotte và Hyundai đều hiện diện và đang mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam Việt Nam đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty Hàn Quốc muốn xâm nhập khu vực này Trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đến Việt Nam vào tháng 6/2023, phái đoàn có đến hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc tháp tùng để tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam

Thuận lợi đáng kể cho quan hệ kinh tế song phương là hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015 và cùng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại đa phương khác như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKTIGA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

Các yếu tố thúc đẩy công nghiệp của Hàn Quốc Việt Nam cần học hỏi

Thực tiễn cho thấy, các yếu tố chính góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho nền công nghiệp Hàn Quốc phát triển có thể điểm tới như sau:

Giáo dục: Hàn Quốc là quốc gia có ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo Chính các nguyên tắc của Nho giáo khiến người Hàn Quốc coi trọng học tập và đặt những người có học thức lên tầng lớp cao trong xã hội Trong quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, chính quyền Park Chung-Hee cũng ghi nhận điều này và xếp giáo dục là nguyên tắc cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế Với ước vọng bắt kịp các quốc gia công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia này, đồng thời mô phỏng và cải thiện (Mathews and Cho, 2000) Đồng thời, Chính phủ Hàn Quốc tăng lương cho đội ngũ giáo viên, tổ chức các chương trình du học và nghiên cứu, đồng thời cải cách chương trình giảng dạy

Giáo dục được định hướng để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế dựa trên sự hợp tác giữa nhiều tổ chức khác nhau về kinh tế và chính sách như Hội đồng hoạch định kinh tế, Viện Phát triển Hàn Quốc và Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc và về giáo dục như Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Các tổ chức này thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau để học hỏi được các kỹ thuật đương thời từ Nhật Bản và phương Tây, bao gồm các chương trình đào tạo quản lí và đưa chuyên gia nước ngoài về Hàn Quốc

Nền giáo dục Hàn Quốc còn trang bị cho sinh viên tốt nghiệp những kĩ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động Chương trình giảng dạy của các trường đại học được giám sát chặt chẽ và bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế Tầm nhìn giáo dục đúng đắn đã tạo ra nguồn nhân lực tài năng ở Hàn Quốc, cho phép nền kinh tế áp dụng các xu hướng toàn cầu cũng như tạo cơ sở cho các doanh nghiệp Hàn Quốc cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Hoạch định chính sách: Gần 2 thập kỷ đầu (1961-1979) của 3 thập kỷ “kỳ tích”, Hàn Quốc được lãnh đạo bởi chính quyền có xuất thân từ quân đội và họ thúc đẩy nền kinh tế dựa vào xuất khẩu lợi thế và chi phí nhân công Chính phủ Hàn Quốc còn đặt các tiêu chuẩn sản xuất cao hơn để đưa chương trình Made in Korea lên tầm quốc tế và giữ thị phần ổn định trên thị trường thế giới Chính phủ Hàn Quốc tuyển dụng những nhà hoạch định chính sách có tầm nhìn giúp các chính sách công nghiệp hóa thành công, tăng trưởng năng suất lao động và tạo ra các nghiên cứu kinh tế có giá trị Một nguyên nhân khác dẫn tới hiệu quả cao của các chính sách kinh tế là việc Hiến pháp quy định mỗi tổng thống chỉ được tại vị duy nhất một nhiệm kỳ Điều này khiến cho các nhà lãnh đạo thực hiện các chính sách hiệu quả, tuy nhiên, đây cũng chính là rủi ro cho việc các tổng thống kế nhiệm phải giải quyết những hậu quả của các chính sách của người tiền nhiệm

Viện trợ nước ngoài: Viện trợ nước ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ phát triển của Hàn Quốc Chỉ riêng Mỹ, giai đoạn 19450-1976 đã đóng góp 12,3 tỷ USD Chính phủ đã nắm quyền chủ động trong việc phân phối và sử dụng nguồn viện trợ, với mục tiêu hỗ trợ các chính sách đã ban hành và hướng tới mức sống cao hơn

Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng nguồn lực này hiệu quả thông qua quá trình theo dõi chặt chẽ các chương trình sử dụng nguồn đầu tư từ viện trợ Chính phủ còn thành lập một ủy ban đặc biệt để quản lý các khoản tài trợ và vay nước ngoài, loại bỏ các chính sách đơn chiều và cung cấp các chương trình kiểm soát cũng như các dự án hiệu quả với mục đích thuần kinh tế

Hầu như tất cả các khoản viện trợ nước ngoài đều được dùng vào cơ sở hạ tầng kinh tế và lĩnh vực sản xuất: trong giai đoạn 1962 - 1978, 73% các khoản vay phát triển nhằm mục đích nâng cấp hạ tầng và khuyến khích sản xuất, trong giai đoạn 1979 – 1992, tỷ lệ này tăng lên 94% Việc phân bố nguồn vốn như trên đã đóng góp cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc

Các tập đoàn chaebol: Chaebol là một hệ thống các công ty tích hợp đặc biệt và có tính gia tộc sâu sắc, ở đó các thành viên trong cùng một gia đình quản lý các công ty ở các ngành nghề khác nhau và không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào về nắm giữ đủ cổ phần Chaebol là một yếu tố giúp nền kinh tế Hàn Quốc phát triển từ sau đổ vỡ chiến tranh liên Triều Chính phủ Hàn Quốc giữ mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn này để đạt được những mục đích của các chính sách kinh tế Đóng góp của các chaebol có vai trò quan trọng đối với kinh tế Hàn Quốc, chỉ 10 chaebol lớn nhất đã đóng góp gần 1/4 GDP của toàn quốc vào năm 1974, do đó, chính phủ Hàn Quốc ưu ái ban hành các chính sách có lợi cho các chaebol

Chính phủ Hàn Quốc dựa vào các chaebol để đạt được mục tiêu của chính sách kinh tế Ngược lại, sự phát triển của chaebol chủ yếu đạt được nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Các chính sách về tiếp cận tín dụng một các dễ dàng đã giúp các chaebol nhanh chóng bắt kịp với nền kinh tế trọng thương và thành công Chính phủ ban hành các điều luật có lợi cho chaebol, làm các tập đoàn này đạt được các kết quả tích cực và các thành quả này lại thúc đẩy việc ban hành các chính sách thuận lợi

Việt Nam có nhiều điều để học hỏi từ mô hình phát triển của Hàn Quốc Về giáo dục, Việt Nam nên thực hiện một hệ thống giáo dục gắn kết kỹ năng của một sinh viên tốt nghiệp đại học với nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam đứng thứ 28 trong tổng số các nước có chi tiêu công về giáo dục nhiều nhất (World Bank Data, 2018) nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong số các sinh viên mới tốt nghiệp là 7,43% so với trung bình cả nước 2,3% vào năm 2016 và tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành học là khoảng 60%, năm 2017 Điều này cho thấy, Việt Nam đang không tận dụng tối đa lực lượng lao động mới cũng như các kiến thức giáo dục chuyên môn không được áp dụng, khiến cho năng suất lao động giảm sút Giáo trình giảng dạy cần phải được thay đổi cũng như cập nhật các tiêu chuẩn đầu ra đại học Hệ thống giáo dục nên được xây dựng dựa trên mục đích cân bằng nguồn cung và nhu cầu lực lượng lao động

Quá trình tuyển dụng phải dựa trên các tiêu chí rõ ràng để góp phần xây dựng một chính phủ có đủ năng lực để hoạch định chính sách Việt Nam cũng nên đảm bảo điều kiện tối đa cho những con người tài năng tham gia xây dựng các chiến lược quốc gia Chính phủ cũng nên thay đổi để có được những con người giúp nắm bắt tình hình và xu hướng quốc tế Với việc chính quyền Việt Nam đã ghi nhận tầm quan trọng của khu vực tư nhân, các quy trình pháp lý cũng cần được tinh chỉnh để kiến tạo môi trường thuận lợi

Việt Nam còn có thể học tập Hàn Quốc trong cách sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài Chính phủ nên đóng vai trò chủ động phân phối nguồn vốn dựa trên các mục tiêu quốc gia Với một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, Việt Nam có thể học tập cách phân phối theo khu vực kinh tế, quản lý dòng vốn và giám sát các dự án thực hiện dựa trên nguồn vốn viện trợ Là quốc gia đứng thứ 2 về tổng số vốn ODA và đứng thứ nhất về giá trị FDI tại Việt Nam, Hàn Quốc có thể chuyển giao kinh nghiệm của mình qua nhiều kênh khác nhau: các hội thảo, đề án nghiên cứu, quá trình chuyển giao công nghệ

Từ mô hình các tập đoàn kinh tế như cheabol của Hàn Quốc, Việt Nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để xây dựng những tập đoàn kinh tế quốc doanh Bản chất các chaebol chính là các tập đoàn tư nhân nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế quốc gia và được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, việc tái cơ cấu lại và mạnh mẽ loại bỏ những mắt xích yếu kém thông qua mua bán và sáp nhập các tập đoàn này là cần thiết.

Triển vọng hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA (sau Nhật Bản), thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu) Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 7.700 dự án với tổng vốn đầu tư 64 tỷ USD; kim ngạch thương mại hai nước năm 2018 đạt 62,6 tỷ USD

Trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ năm

2015 mở ra nhiều cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư, đưa kim ngạch thương mại dự kiến lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chú trọng chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Việt Nam có dân số trẻ dưới 35 tuổi chiếm tới 50%; Kể từ cuối thập niên 1980 khi thế hệ này được sinh ra, Việt Nam đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân khoảng 6% cho đến nay nhờ thành công của chính sách đối ngoại, hội nhập mở cửa tích cực; Việt Nam đang thu hút sự chú ý như một thị trường có tiềm năng cao căn cứ trên các lợi thế về nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, cũng như việc mở rộng cơ sở hạ tầng liên tục của chính phủ Đây là lý do tại sao các quốc gia hàng đầu thế giới và các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, trong đó có Hàn Quốc

Hàn Quốc và Việt Nam đang mở rộng thương mại bổ trợ lẫn nhau, tập trung vào hàng hóa trung gian và phụ tùng Cùng với đó, vấn đề rất quan trọng đặt ra là cần thiết kế nền tảng cho thương mại và đầu tư trung và dài hạn bằng cách mở rộng thương mại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cao cấp có giá trị gia tăng cao Thông qua hợp tác công nghệ tùy chỉnh, năng lực công nghiệp của Việt Nam sẽ được tăng cường, đồng thời thúc đẩy hoạt động R&D chung và hợp tác đầu tư dài hạn trong các lĩnh vực công nghệ cao, dẫn đến mối quan hệ hợp tác hướng tới tương lai Nếu một mạng lưới hợp tác chuỗi cung ứng Hàn – Việt bao gồm khoáng sản cốt lõi, vật liệu và các sản phẩm trung gian được xây dựng trên cơ sở các quan hệ đối tác hợp tác công nghiệp thì hiệu quả tổng hợp trong hợp tác kinh tế song phương Hàn – Việt dự kiến sẽ rất lớn

Việc tham gia vào các dự án trong lĩnh vực năng lượng và thân thiện với môi trường cũng cần được ghi nhận Việt Nam là quốc gia đầu tiên Hàn Quốc ký thỏa thuận về biến đổi khí hậu Ngoài ra, khi các dự án do chính phủ dẫn dắt được triển khai như thành phố thông minh và trang trại thông minh được kích hoạt, cơ hội hợp tác giữa các công ty Hàn Quốc với Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng.

Trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực hội tụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cũng ngày càng mở rộng Việt Nam muốn có bước nhảy vọt trong các ngành công nghiệp tương lai như chăm sóc sức khỏe, công nghệ giáo dục và dữ liệu lớn thông qua các công nghệ đổi mới như 5G và trí tuệ nhân tạo (AI) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và các công ty khởi nghiệp đã đọc được nhu cầu và như vậy đã tích cực tiến vào thị trường Việt Nam Điển hình là công ty khởi nghiệp Hàn Quốc đứng số 1 trên sàn giao dịch trực tuyến xe máy cũ tại Việt Nam Trong lĩnh vực này, việc áp dụng kinh nghiệm và bí quyết của Hàn Quốc trong chuyển đổi kỹ thuật số vào thực tế các vùng miền, địa phương của Việt Nam sẽ tạo ra các cơ hội phát triển mới Các ngành và thị trường trong tương lai cũng được kỳ vọng sẽ mở rộng thông qua hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và khởi nghiệp ở cả hai quốc gia

2 Triển vọng hợp tác ngành công nghiệp giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác để phát triển công nghiệp bán dẫn Thực hiện triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đề án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, theo Thư mời của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có chuyến công tác tại Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo và công nghệ Các buổi làm việc cũng nhằm nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và thu hút nguồn lực về phát triển công nghiệp bán dẫn, hydrogen, khí hóa lỏng (LNG), phát triển mô hình hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiệu quả Đồng thời xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án trong các lĩnh vực nêu trên

Trong chuyến công tác, Bộ trưởng đã đến thăm và làm việc với một số nhà máy như nhà máy sản xuất chip nhớ tại thành phố Icheon của SK Hynix - công ty sản xuất chip nhớ lớn thứ 2 thế giới, nhà máy Hydrogen lỏng lớn nhất thế giới tại thành phố Incheon Trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn SK, Bộ trưởng đánh giá cao các đề xuất đầu tư của SK Đồng thời mong muốn Tập đoàn phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, hợp tác phát triển năng lượng xanh, sạch với chi phí cạnh tranh Cùng với đó sớm cử đoàn công tác sang Việt Nam để triển khai cụ thể

Bộ trưởng cũng đến thăm và làm việc tại thành phố số (Samsung Digital City) của Samsung Electronics Tại buổi làm việc với các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Samsung chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu Hi vọng Samsung tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước để có thể tham gia chuỗi cung ứng của tập đoàn

Cũng trong chuyến công tác, Bộ trưởng đã có buổi gặp mặt với các đại diện chủ chốt của mạng lưới đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc (VINK) nhằm kết nối, thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ nguồn lực trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ Tuy mới thành lập được hơn 2 năm nhưng VINK đóng vai trò là người giới thiệu cho các nhà khoa học, các startup, các nhà sáng chế gốc Việt biết đến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và tham gia đông đảo vào mạng lưới này

Tại các buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Việt Nam về tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư kinh doanh hiệu quả, bền vững, lâu dài tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan đầu mối quản lý đầu tư của Chính phủ Việt Nam cam kết luôn chia sẻ, đồng hành với các doanh nghiệp Hàn Quốc Phối hợp chặt chẽ với các Bộ chuyên ngành để nhanh chóng giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển các chuỗi cung ứng

Trong những ngành công nghiệp khác, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đang có những triển vọng hợp tác như ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng

3 Những kết quả ấn tượng đạt được giữa hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc

Về hợp tác an ninh-quốc phòng, hai phía có cơ chế trao đổi là đối thoại quốc phòng thường niên và đã có những thoả thuận hợp tác trong an ninh hàng hải, công nghiệp quốc phòng, hậu cần quân sự cũng như hoạt động động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hàn Quốc đã hỗ trợ tăng cường năng lực hàng hải cho Việt Nam thông qua việc chuyển giao hai tàu hộ tống lớp Pohang đã qua sử dụng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam Đặc biệt, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong 5 nhà cung cấp vũ khí lớn cho Việt Nam (sau Nga và Israel) và hai nước đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp vũ khí

Liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, Hàn Quốc đã đồng ý giúp Việt Nam thúc đẩy các ngành công nghệ lõi, công nghệ nguồn của Việt Nam thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ Hàn Quốc đã hợp tác cùng Việt Nam trong lĩnh vực chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi, trong đó phải kể đến việc đầu tư khai thác nguồn đất hiếm tại Việt Nam

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. ‘Kinh tế Hàn Quốc’ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wikipedia
Tác giả: ‘Kinh tế Hàn Quốc’
Năm: 2019
3. An Bình (2021), Sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc phục hồi sau đại dịch Covid-19, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 5 năm 2024, từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/san-xuat-cong-nghiep-cua-han-quoc-phuc-hoi-sau-dai-dich-covid-19.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: ản xuất công nghiệp của Hàn Quốc phục hồi sau đại dịch Covid-19
Tác giả: An Bình
Năm: 2021
4. Công nghiệp chíp bán dẫn của Hàn Quốc (2023), truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024, từ https://www.vietnamplus.vn/cong-nghiep-chip-ban-dan-cua-han-quoc-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc-post888300.vnp#google_vignette Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp chíp bán dẫn của Hàn Quốc (2023)
Tác giả: Công nghiệp chíp bán dẫn của Hàn Quốc
Năm: 2023
7. Chính sách phát triển công nghiệp của một số quốc gia (2021), truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024, từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-cua-mot-so-quoc-gia.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển công nghiệp của một số quốc gia
Tác giả: Chính sách phát triển công nghiệp của một số quốc gia
Năm: 2021
8. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung (2023), Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc, truy cập lần cuối ngày 23 tháng 5 năm 2024, từ https://ttdn.vn/tin- tuc-su-kien/thoi-su-chinh-tri/ky-cuoi-nhung-trien-vong-cho-quan-he-viet-nam-han-quoc-87488 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung
Năm: 2023
9. Phương Anh (2023), Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác để phát triển công nghiệp bán dẫn, truy cập lần cuối ngày 23 tháng 5 năm 2024, từ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác để phát triển công nghiệp bán dẫn
Tác giả: Phương Anh
Năm: 2023
10. Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2020), TS. Tạ Bá Hưng (Trưởng ban), TS. Phùng Minh Lai (Phó trưởng ban), Kiều Gia Như, Đặng Bảo Hà, Nguyễn Mạnh Quân, phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025 của Hàn Quốc, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 5 năm 2024, từ https://vista.gov.vn/vn-uploads/tong-luan/2010/tl2_2010.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025 của Hàn Quốc
Tác giả: Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Năm: 2020
11. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( 2016), truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2024, từ https://ket-noi.com/blog/threads/chinh-sach-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-o-mot-so-nuoc-dong-a-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam.268727/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
12. Thúy Hiền (2019), Việt Nam - Hàn Quốc tìm cơ hội hợp tác trong ngành công nghiệp robot và tự động hóa, truy cập lần cuối ngày 23 tháng 5 năm 2024, từ https://baotintuc.vn/kinh-te/viet-nam-han-quoc-tim-co-hoi-hop-tac-trong-nganh-cong-nghiep-robot-va-tu-dong-hoa-20190426132958493.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Hàn Quốc tìm cơ hội hợp tác trong ngành công nghiệp robot và tự động hóa
Tác giả: Thúy Hiền
Năm: 2019
13. Mai Vọng (2023), Kinh nghiệm của Hàn Quốc về ứng dụng chuyển đổi số cho công nghiệp chế biến chế tạo, truy cập lần cuối ngày 22 tháng 5 năm 2024, từ https://thanhnien.vn/kinh-nghiem-cua-han-quoc-ve-ung-dung-chuyen-doi-so-cho-cong-nghiep-che-bien-che-tao-18523101617334858.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của Hàn Quốc về ứng dụng chuyển đổi số cho công nghiệp chế biến chế tạo
Tác giả: Mai Vọng
Năm: 2023
1. World Bank (2020), Leveraging Innovation and Technology for Development, Korea,https://documents1.worldbank.org/curated/en/099081723222522546/pdf/P17443502632aa05f088b70859849e492f7.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w