1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế học vĩ mô đề tài phân tích thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2018 2021

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Lạm Phát Và Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Giai Đoạn 2018 - 2021
Tác giả Trần Mỹ Linh, Đào Thị Ngát, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Lan Hương
Người hướng dẫn TS. Hà Thành Công
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Học Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 376,22 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUTrong nghiên cứu kinh tế vĩ mô thì hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề rất phổ biến và quan trọng đối với việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, đồng thời chún

Trang 1

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾCỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

Sinh viên thực hiện: Nhóm 5: 1 Trần Mỹ Linh 2 Đào Thị Ngát

3 Nguyễn Đức Bình 4 Nguyễn Lan Hương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã cho chúng em có cơ hội được học bộ môn Kinh tế học vĩ mô và cho chúng em có cơ hội được thầy –TS Hà Thành Công trực tiếp giảng dạy học phần và đã hướng dẫn, giúp đỡ nhóm 5 chúng em hoàn thành bài tiểu luận Cảm ơn thầy vì đã đồng hành cùng chúng em trong học phần Kinh tế học vĩ mô, luôn lắng nghe và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập, giúp chúng em lĩnh hội được nhiều kiến thức để có thể trình bày quá trình nghiên cứu đề tài tiểu luận này của chúng em.

Bộ môn Kinh tế học vĩ mô thật sự là một bộ môn mang nhiều kiến thức hay, mới mẻ đến với sinh viên chuyên ngành kinh tế chúng em Sau khi học học phần này, chúng em tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích để tiếp tục trên con đường học tập tại Trường và là hành trang cho con đường tương lai của chúng em Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày, chúng em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài làm được hoàn thiện hơn.

Chúng em chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe, thành công trên con đường giảng dạy, luôn là người lái đò nhiệt huyết truyền lửa cho những thế hệ sinh viên như chúng em.

Nhóm 5 xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô thì hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề rất phổ biến và quan trọng đối với việc điều hành nền kinh tế vĩ mô, đồng thời chúng cũng chính là những mục tiêu mà kinh tế học vĩ mô hướng tới nghiên cứu, trong quá trình điều tiết vĩ mô nhà nước luôn hướng đến quan tâm đến Vì thế mà nhóm 5 đã rất quan tâm và hứng thú với chủ đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên.

Bên cạnh đó, sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những quy tắc kinh tế Lạm phát là một vấn đề không còn xa lạ, là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp Do vậy, vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, vấn đề này càng trở nên cần thiết (giai đoạn từ 2018 trở lại đây) Việc xác định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra là nhằm nâng cao lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với nhau và do vậy, các giải pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ, sẽ được xem xét ở mức độ hợp lý Còn không, các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở thành thứ yếu

Vì vậy, mà đề tài nhóm 5 chọn nghiên cứu: “Phân tích thực trạng lạm phát và tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021” sẽ làm rõ từng vấn đề lạm phát,

tăng trưởng kinh tế, mối liên hệ của chúng ra sao qua nghiên cứu thực tế giai đoạn 4 năm gần đây bẳng phương pháp: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá và đồng thời vận dụng các kiến thức đã học đề xuất giải pháp Và khi đó chúng ta sẽ hiểu được và đưa ra những biện pháp gì để giải quyết mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế phù hợp và điều tiết được nền kinh tế, đề ra giải pháp phát triển kinh tế lâu dài bẳng các chính sách kinh tế vĩ mô; hiểu được vai trò điều hành quản lý nền kinh tế của cơ quan chức năng, nhà nước ta.

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Biểu đồ so sánh về tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế 14 Hình 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng của Việt Nam với một số nước trên thế giới 19

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Những con số thực tế 14

MỤC LỤ

Trang 5

DANH MỤC hình ảnh 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

MỤC LỤC 4

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 - 2021 6

1.1 Một số khái niệm 6

1.1.1 Một số khái niệm liên quan lạm phát 6

1.1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 6

1.2 Phương pháp đo lường lạm phát và tăng trưởng kinh tế 6

1.2.1 Phương pháp đo lường lạm phát 6

1.2.2 Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế 7

1.3 Phân loại lạm phát 7

1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 7 1.4.1 Nguyên nhân gây ra lạm phát 7

1.4.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 8

1.5 Tác động của lạm phát và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế đối với nền kinh tế 8 1.5.1 Tác động của lạm phát 8

1.5.2 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 9

1.6 Biện pháp kiểm soát lạm pháp và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế9 1.6.1 Biện pháp kiểm soát lạm phát 9

1.6.2 Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 10

1.7 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 10

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾCỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 11

2.1 Thực trạng nền kinh tế giai đoạn 2018 – 2021 11

Trang 6

2.1.1 Trên thế giới 11

2.1.2 Tại Việt Nam 11

2.2 Thực trạng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021 11

2.2.1 Thực trạng lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021 11

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP CHO VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG TƯƠNG LAI 18

3.1 Bối cảnh chung 18

3.2 Đề xuất giải pháp 18

3.2.1 Chính sách tài khóa, tiền tệ 18

3.2.3 Miễn giảm thuế, phí, lệ phí… 19

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TỪ 2018 - 20211.1.Một số khái niệm

1.1.1 Một số khái niệm liên quan lạm phát

- Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền hay nói cách khác là hiện tượng mức giá chung

của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định

- Giảm lạm phát: là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên nhưng với tốc

độ chậm hơn so với kỳ trước

- Giảm phát: là hiện tượng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một

khoảng thời gian nhất định.

1.1.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế (economic growth):

+ Sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian + Sự gia tăng của GDP hoặc GNP trong một thời gian nhất đinh.

- Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

Phát triển kinh tế là: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cẩn theo hướng hiện đại, đảm công bằng xã hội.

1.2.Phương pháp đo lường lạm phát và tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Phương pháp đo lường lạm phát

- Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI _ Consumers Price Index): là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian Sở dĩ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng

- Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo phương pháp Laspeyres của giá cả kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ gốc Các bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: Cố định giỏ hàng hoá, thông qua điều tra, Tổng cục thống kê sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua

+ Bước 2: Xác định giá cả, thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm

Trang 8

+ Bước 3 Tính tổng chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách lấy số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá

+ Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

CPIt= Giá năm t * Sản lượng gốcx 100%(Giá năm gốc * Sản lượng gốc) Nếu muốn tính chỉ số lạm phát của năm T, người ta sử dụng công thức sau:

Chỉ số lạm phát năm T =CPIT -CPIT-1CPIT-1x100%

1.2.2 Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối:

- Tốc độ tăng trưởng tương đối: �� =Yt-Yt-1Yt-1 x100%

Y: GDP thực tế

gpct=yt-yt-1 yt-1 x100% ���: GDP thực tế bình quân đầu người

- Tốc độ tăng trưởng bình quân trong một thời kì

yn= y0(1 + ga)^� => ga=nyny0 – 1

1.3.Phân loại lạm phát

Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, chia lạm phát thành 3 loại:

- Lạm phát vừa phải (lạm phát 1 con số): mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng

dưới 10%/năm; đồng tiền tương đối ổn định, nền kinh tế ổn định Với mức lạm phát này thì người dân chấp nhận được, đồng thời cũng tạo động lực cho việc khuyến kích sản xuất

- Lạm phát phi mã (lạm phát 2 đến 3 con số): mặt bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ tng

từ 10% đến 999%/năm Đồng tiền mất giá nhanh chóng, chi phí cơ hội cho việc giữ tiền rất cao dẫn đến cuộc sống người dân (đặc biệt người lao động, buôn bán nhỏ) gặp nhiều khó khăn Thị trường tài chính, nền kinh tế bất ổn định

- Siêu lạm phát (lạm phát từ 4 con số trở lên): Đồng tiền mất giá nghiêm trọng Thị

trường tài chính, nền kinh tế bất ổn nghiêm trọng, hiện tượng đầu cơ hàng hóa, vàng, ngoại tệ mạnh tràn lan trừ tiền giấy.

Trang 9

1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

1.4.1 Nguyên nhân gây ra lạm phát

- Lạm phát do cầu kéo:

Tổng cầu của nền kinh tế tăng mạnh hơn so với mức tăng của tổng cung là nguyên nhân làm cho lạm phát cầu kéo

- Lạm phát chi phí đẩy:

Là hiện tượng chi phí yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng, làm cho giá thành và giá bán tăng (khi đó đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, sản lượng cân bằng nền kinh tế giảm và mức giá chung tăng Nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và suy thoái kinh tế)

- Lạm phát theo lý thuyết số lượng tiền tệ:

Theo lý thuyết số lượng tiền tệ thì: M.V = P.Y Trong đó: V: Tốc độ lưu thông tiền tệ

M: Cung tiền danh nghĩa

Y: Mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế P: Mức giá trung bình

M.V = P.Y ⇒ P = M.V/Y

1.4.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

- Nguồn nhân lực ( H ) - Tư bản, vốn (K)

- Khoa học công nghệ (T)

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên (R)

- Văn hóa xã hội - Thể chế chính trị - Dân tộc và tôn giáo

- Sự tham gia của cộng đồng - Nhà nước và khung phổ pháp lý

1.5 Tác động của lạm phát và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế đối với nền kinh tế

1.5.1 Tác động của lạm phát

- Phân phối lại thu nhập của các tầng lớp dân cư:

+ Lạm phát ”được dự kiến trước”: khi mức lạm phát được các đối tượng tham gia nền kinh tế dự kiến trước, không phải là điều bất ngờ thì mọi người đều thấy giá trị đồng tiền mặt giảm sút và người ta đầu tư thêm cố gắng vào việc quản lý số tiền mặt của họ Do đó không sảy ra sự phân phối lại

Trang 10

+ Lạm phát ”ngoài dự kiến”: Khi mức lạm phát tăng ngoài dự kiến khiến cho người đi vay được lợi, ngây thiệt hại cho người cho vay

Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất do các ngân hàng ấn định và được thương lượng trên thị trường tài chính

Lãi suất thực tế: là lãi suất danh nghĩa trừ mức lạm phát thực tế

- Thay đổi cơ cấu kinh tế:

Do giá cả của các mặt hàng biến động tương đối với nhau dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành có sự khác biết làm cho luồng vốn đầu tư phân phối lại

- Thay đổi sản lượng cân bằng nền kinh tế; tỷ lệ thất nghiệp:

Lạm phát do cầu kéo làm cho mức giá chung tăng; sản lượng cân bằng của quốc gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm

Lạm phát do chi phí đẩy làm cho mức giá chung tăng; sản lượng cân bằng của quốc gia giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng

1.5.2 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

- Mức thu nhập của cư dân tăng, điều kiện sống và phúc lợi xã hội tăng - Tạo công ăn việc giảm giải quyết vấn đề thất nghiệp.

- Tạo điều kiện vật chất đề xây dựng an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị … - Điều kiện để các nước kém phát triển đuổi kịp các nước phát triển

+ Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.

� �=UN + Yp-YT2Yp×100%

+ Quy tắc 70: Nếu ban đầu có một lượng A, tốc độ tăng của lượng này là g%/1 năm Vậy sau 70/g năm thì lượng này sẽ tăng lên gấp đôi.

1.6.Biện pháp kiểm soát lạm pháp và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.6.1 Biện pháp kiểm soát lạm phát

Lạm phát là một trong những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế

Lạm phát cao sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, do đó vấn đề đưa ra giải pháp để kiềm chế lạm phát và một trong những mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia có lạm phát cao Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt chặt để kiềm chế lạm phát

Trang 11

- Nguyên tắc điều hành vĩ mô khi nền kinh tế lạm phát cao do cầu kéo:

Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt; tiền tệ thắt chặt với các công cụ: - Cắt giảm chi tiêu, đầu tư của chính phủ

- Tăng thuế thu nhập; giảm thuế nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để bình ổn thị trường trong nước

- Nguyên tắc điều hành vĩ mô khi nền kinh tế lạm phát cao do chi phí đẩy:

Chính phủ sử dụng chính sách làm tăng tổng cung bằng các biện pháp để giảm chi phí:

- Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; thuế thu nhập doanh nghiệp - Khuyến kích cải thiến kỹ thuật sản xuất

- Nghiên cứu sử dụng các yếu tố đầu vào mới có chi phí thấp.

1.6.2 Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

- Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước - Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Chính sách về nguồn nhân lực

- Xác định quyền sở hữu vs tài sản và ổn định chính trị - Chính sách mở cửa nền kinh tế

- Chính sách kiểm soát tăng dân số - Nghiên cứu và triển khai công nghệ mớ

1.7.Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thể hiện qua mô tả của lý thuyết đường cong Phillips Theo đó, để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ sẽ thúc đẩy chính sách để phát triển kinh tế Còn tỷ lệ thất nghiệp lại có mối quan hệ nghịch với lạm phát Từ đó, cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng có tỉ lệ thuận chiều nhau Hay nói

cách khác, càng phát triển kinh tế thì tỷ lệ lạm phát

Trang 12

càng cao lên Đây chính là những hệ lụy của sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

2.1 Thực trạng nền kinh tế giai đoạn 2018 – 2021

2.1.2 Tại Việt Nam

- Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

- Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra.

- Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn định, lãi suất giảm dần.

- Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng dự toán, tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công.

- Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, hiệu quả sử dụng dần được nâng cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh và đạt mức kỷ lục.

- Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn.

- Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng thương mại phát triển nhanh chóng, nhất là các hình thức bán lẻ hiện đại.

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w