Trang 1 BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI˗˗˗˗˗˗ ˗˗˗˗˗˗TIỂU LUẬNKINH TẾ HỌC VĨ MÔĐề tài:NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ ĐƯỢC SỬDỤNG TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
˗˗˗˗˗˗ ˗˗˗˗˗˗
TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Đề tài:
NHỮNG MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018-2022
Sinh viên thực hiện: Nhóm 7 Lớp: Kinh tế vĩ mô (Chiều thứ 2) GVHD: Gv Lê Thị Loan
Hà Nội – 12/2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài - tính cấp thiết của đề tài 2
1.2 Mục đích 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ 3
1.1 Mục tiêu kinh tế vĩ mô 3
1.2 Công cụ điều hành kinh tế vĩ mô 4
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG TRONG 5 NĂM TỪ 2018 – 2022 5
2.1 Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam từ 2018 – 2022 5
2.2 Công cụ điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 2018-2022 7
2.3 Những kết quả đạt được 10
2.4 Ưu điểm và hạn chế trong việc vận dụng công cụ điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam từ 2018-2022 12
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM TRONG 14
3.1 Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trong thời gian tới 14
3.2 Một số giải pháp 14
PHẦN 3: PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
PHẦN 4: KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài - tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế ở trạng thái lạm phát hay suy thoái đều gây ra những tác động làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân Vì vậy chính phủ phải dùng các công cụ kinh
tế vĩ mô để tác động vào nền kinh tế, hướng nền kinh tế đến trạng thái tốt hơn, ổn định hơn, phát triển hơn
Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập, được hưởng những cơ hội lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ Một nền kinh tế ổn định, bền vững thì mới phát triển và mới có thể chống lại những nguy cơ đe doạ từ những thế lực thù địch bên ngoài Xuất phát từ thực tế khách quan đó, trong bài viết này, nhóm 7 xin đề
cập tới vấn đề: “Những mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô được sử dụng 5 năm gần
đây trong việc điều hành nền kinh tế Việt Nam (2018-2022)”
1.2 Mục đích
Phân tích những thực trạng, chính sách, công cụ kinh tế mà nhà nước sử dụng ở Việt Nam Cách thức điều hành, sử dụng những công cụ đó ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó Trên cơ sở đó, nhóm 7 xin đưa ra một vài thông tin, nhận định, đánh giá và một vài giải pháp nâng cao có thể sử dụng trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu và những công cụ kinh tế vĩ mô được chính phủ sử dụng để điều hành nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu trong phạm vi ở đất nước Việt Nam với thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 đến nay
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Về mặt khoa học: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về mục tiêu và công cụ điều hành
kinh tế vĩ mô, nêu ra được mục tiêu, tìm hiểu được những công cụ dùng để điều hành nền kinh tế, phân tích, nghiên cứu, chỉ ra được ưu nhược điểm của chúng trong việc điều hành nền kinh tế
Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích thực trạng về mục tiêu và các công cụ kinh
tế vĩ mô được chính phủ sử dụng trong việc điều hành nền kinh tế và giải thích cách
mà chính phủ sử dụng các công cụ này để tác động đến nền kinh tế
Trang 4PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ
ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ 1.1 Mục tiêu kinh tế vĩ mô
1.1.1 Mục tiêu sản lượng
– Đạt mức sản lượng cao tương ứng với mức sản lượng tiềm năng Để đạt được điều này thì nền kinh tế phải tận dụng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
– Tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc
1.1.2 Mục tiêu việc làm
– Tạo ra nhiều việc làm tốt
– Hạ thấp được tỷ lệ thất nghiệp và duy trì tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
1.1.3 Mục tiêu ổn định giá cả
– Hạ thấp được tỷ lệ lạm phát
– Kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do
1.1.4 Mục tiêu kinh tế đối ngoại
– Ổn định tỷ giá hối đoái
– Cân bằng cán cân thanh toán
1.1.5 Phân phối công bằng: Thông qua chính sách phân phối lần đầu và phân phối lại của nền kinh tế
Các mục tiêu trên thể hiện một trạng thái lý tưởng, trong đó sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng, mức thất nghiệp bằng thất nghiệp tự nhiên, lạm phát thấp có thể kiểm soát được, cán cân thanh toán cân bằng, tỷ giá hối đoái hầu như không đổi Trong thực
tế, thì các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tối thiểu hoá các sai lệch thực thế so với trạng thái lý tưởng
Các mục tiêu thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực hướng vào việc bảo đảm việc tăng trưởng kinh tế Song trong một số trường hợp xuất hiện những xung đột, mâu
Trang 5thuẫn cục bộ, các nhà làm chính sách cần phải lựa chọn thứ tự ưu tiên và đôi khi cần phải chấp nhận hi sinh nào đó trong thời kỳ ngắn hạn
Trong dài hạn thứ tự ưu tiên để giải quyết các mục tiêu kinh tế vĩ mô trên cũng khác nhau giữa các nước Với các nước đang phát triển thì mục tiêu tăng trưởng thường được ưu tiên số một
1.2 Công cụ điều hành kinh tế vĩ mô
1.2.1 Công cụ chính sách tài khóa
1.2.2 Chính sách tiền tệ
1.2.3 Chính sách thu nhập và giá cả
1.2.4 Chính sách kinh tế đối ngoại
- Quản lý tỷ giá hối đoái
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ MÀ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ SỬ DỤNG TRONG 5
NĂM TỪ 2018 – 2022 2.1 Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam từ 2018 – 2022
2.1.1 Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam thời kì 2018- 2022
Ngày 12/04/2016, Quốc hội đã ra Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020 Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu về kinh tế sau đây: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5 - 7%/năm GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 3.200- 3.500 USD Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm
2020 khoảng 85% Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 – 34% GDP Bội chi ngân sách năm 2020 dưới 4% GDP Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 – 35% Năng suất lao động xã hội bình quân tăng 5%/năm Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1 – 1,5%/năm
Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so với 32,6% trong năm 2015
Về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ
mô khác Thu NSNN trong giai đoạn 2016- 2019 đều vượt dự toán; chi NSNN chuyển biến tích cực, bội chi được kiểm soát tốt, nợ công nằm trong giới hạn an toàn cho phép.Bội chi NSNN so với GDP giảm mạnh từ mức 5,52% năm 2016 xuống 3,46% năm 2018 và dự toán bội chi năm 2016 là 3,6%; năm 2020 là 3,44% Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam được tăng cường trên cơ sở thặng dư cán cân vãng lai và dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ
Trang 72.1.2 Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022
Thứ nhất, tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt, các chính sách hỗ trợ tiếp tục được cụ thể hóa tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi
Thứ hai, kinh tế phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP quý II/2022 đạt 7,72%, là mức tăng trưởng quý II cao nhất từ năm 2011 đến nay, cho thấy sự phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,42% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức tăng 5,64% cùng kỳ năm trước,
Thứ ba, xuất - nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng tích cực Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 371,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước và cán cân thương mại thặng dư 710 triệu USD
Thứ tư, giải ngân vốn FDI tăng trưởng tích cực Tuy nhiên, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 14,03 tỷ USD, giảm 8,1 % so với cùng kỳ chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt 4,94 tỷ USD (giảm 48,2%) Điểm tích cực là vốn đăng ký bổ sung và vốn góp, mua cổ phần tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ (lần lượt đạt 6,82 tỷ USD, tăng 65,6%
và 2,27 tỷ USD, tăng 41,4%); cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại đối với thị trường Việt Nam
Thứ năm, thu ngân sách tăng mạnh song cần lưu ý một số yếu tố chưa thực sự bền vững Thu NSNN 6 tháng đầu năm đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng
kỳ năm 2021, thể hiện đà phục hồi của khu vực doanh nghiệp và dân doanh, nhưng cũng có một số yếu tố chưa thực sự bền vững
Thứ sáu, lãi suất huy động và tỷ giá tăng lên song vẫn trong tiên lượng và tầm kiểm soát Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động của các NHTM có xu hướng tăng, kéo theo nhu cầu vốn tăng
Thứ bảy, hoạt động doanh nghiệp có nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ các hoạt động KT-XH được khôi phục, mở cửa du lịch và Chính phủ kiên định với chiến lược "Sống chung
an toàn với Covid-19" Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới lũy kế 6 tháng tăng 13,6%, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 55,6% so với cùng kỳ
Trang 8Thứ tám, du lịch phục hồi mạnh, song vẫn đối mặt với rủi ro dịch bệnh, địa chính trị
và nguồn nhân lực, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước; cho thấy du lịch đang bùng
nổ mạnh mẽ Tuy nhiên, căng thẳng Nga - Ukraina vẫn dai dẳng, lạm phát còn ở mức cao cùng việc Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero-Covid" khiến khách du lịch từ Trung Quốc vẫn chưa thể sang Việt Nam, khiến ngành du lịch vẫn cần thời gian
để hồi phục hoàn toàn
Thứ chín, các tổ chức quốc tế đánh giá cao nỗ lực phục hồi, ổn định vĩ mô và tiến bộ KT-XH của Việt Nam Theo đó, Chỉ số Phục hồi COVID-19 do Nikkei công bố tháng 4/2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 62/121 quốc gia, tăng 28 bậc so với tháng 1/2022; Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2022 (3/2022) của UN nâng xếp hạng của Việt Nam lên thứ 77/150 quốc gia.Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P (5/2022), nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định"
Triển vọng 6 tháng cuối năm và cả năm 2022
Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi Về lạm phát, dự báo 6 tháng cuối năm, giá cả, lạm phát toàn cầu còn ở mức cao cùng với đà phục hồi, sức cầu và vòng quay tiền trong nước cải thiện hơn
2.2 Công cụ điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 2018-2022
Có thể chia tăng trưởng kinh tế Việt Nam thành 2 giai đoạn: Phục hổi (2018-2019) Suy thoái (2020-2022) Năm 2018-2019 kinh tế phục hồi sau dư địa của cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 Cuối năm 2019-2020, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn tác động tiêu cực lên triển vọng kinh tế toàn cầu và dưới tác động của đại dịch Covid-19
Giai đoạn 2018 – 2019: Đóng góp từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của
NHNNVN
Thứ nhất, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng các công cụ CSTT để kiểm soát tiền tệ, thực hiện mục tiêu lạm phát đề ra Các công cụ CSTT được điều hành chủ động, linh hoạt trong kiểm soát tiền tệ
Thứ hai, đảm bảo cung ứng đủ tín dụng an toàn, hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát Hàng năm, căn cứ mục tiêu tăng trưởng và lạm
Trang 9phát do Quốc hội đặt ra, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế; thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD và linh hoạt rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu đã giao trên cơ sở tình hình tài chính, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh
Thứ ba, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến vĩ mô, lạm phát, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người gửi tiền Giai đoạn 2018 - 2019, xu hướng lãi suất thế giới tăng mạnh, dẫn đầu là Fed với chu kỳ “bình thường hóa CSTT”, tăng lãi suất liên tục, nhưng mặt bằng lãi suất trong nước vẫn tương đối ổn định Điều này là nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, NHNN kiên định thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua kiểm soát M2, tín dụng phù hợp, ổn định các mức lãi suất điều hành Thứ tư, điều hành ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ nhằm ổn định niềm tin của nhà đầu tư và người dân, chống đô-la hóa, nâng cao uy tín quốc gia Điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm kết hợp với mua, bán can thiệp ngoại tệ phù hợp với điều kiện thị trường; chủ động truyền thông dưới nhiều hình thức để định hướng, ổn định tâm lý thị trường khi có áp lực bất lợi; phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác (thanh khoản VND, lãi suất, tín dụng…)
Giai đoạn 2020 – 2022: Đóng góp từ hoạt động điều hành chính sách tài khóa của
Ngân hàng Nhà nước
Trang 10Từ nửa cuối năm 2019-2020, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn tác động tiêu cực lên triển vọng kinh tế toàn cầu và dưới tác động của đại dịch Covid-19, NHNN đã chủ động, kịp thời 04 lần giảm liên tục các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,75 - 2,25%/năm nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay
Năm 2020, NHNN đã khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 với việc kịp thời ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 tạo hành lang pháp lý, cơ chế đột phá
để TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng Đồng thời, liên tục tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc, khảo sát thực địa, tiếp nhận
và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp
Nhờ kinh tế vĩ mô ổn định cùng với các biện pháp điều hành chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại tệ những năm vừa qua nhìn chung ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân được đáp ứng đầy đủ, kịp thời
Chi tiêu của chính phủ:
Tính chung cả giai đoạn 2018-2022, tổng thu NSNN đạt 6,89 triê ̣u tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%), mức rất tích cực trong điều kiê ̣n thu NSNN năm 2022 khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn rất nhiều so dự kiến
Tính chung giai đoạn 2018-2022 tổng chi NSNN ước đạt khoảng 7,66 triê ̣u tỷ đồng;
tỷ trọng chi NSNN bình quân khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP)
Chính sách thuế:
Chỉ tiêu về kinh tế được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2018 - 2022) đạt 6,5 đến 7%/năm Đến năm 2022, GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; bội chi NSNN còn khoảng 4% GDP Mục tiêu hướng tới trong cải cách chính sách thuế của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 là: “Xây dựng chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả; mức động viên hợp lý
Trang 112.3 Những kết quả đạt được
2.3.1 Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2018 - 2022 đạt khá cao, ở mức bình quân 6,8%/năm Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp to lớn vào mức tăng trưởng chung Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2018 - 2022 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực dịch vụ đạt 6,2 Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2022 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2018; GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2018 Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%; các cân đối lớn được bảo đảm.Việt Nam đứng trong tốp 10 thị trường logistics toàn cầu
2.3.2 Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra
Giá cả các mặt hàng vẫn đang diễn biến khá ổn định Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2018 - 2022 đạt 3,15%, giảm mạnh so với giai đoạn 2013 – 2017 (7,7%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%) Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2018
-2022 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2013 - 2017 là 5,15%
2.3.3 Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn định, lãi suất giảm dần
Cán cân thanh toán thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng lên nhưng vẫn đang kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán phù hợp Tăng trưởng tín dụng giảm dần, trong khi tốc độ GDP tăng dần và cao hơn giai đoạn 2013 - 2017 cho thấy nguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng có hiệu quả và phân bổ phù hợp hơn Tình trạng "vàng hoá", "đô la hoá" trong nền kinh tế đã giảm đáng kể, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam cũng tăng lên, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện
2.3.4 Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các nhiệm
vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm dần chi thường xuyên, bảo đảm thực hiện các mục tiêu về bội chi và nợ công