1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập nhóm kinh tế học thể chế đề tài thực trạng và giải pháp đối với nhóm lợi ích ở việt nam hiện nay

52 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM

KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ

Đề tài: Thực trạng và giải pháp đối với nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc SơnLớp học phần: Kinh tế học thể chế 02

Nhóm thực hiện: Nhóm 3

Hà Nội, 2024

Trang 2

NHÓM 3

1 Lê Thùy Linh 112131962 Nguyễn Thị Châu Anh 112110323 Vũ Thu Hằng 112167464 Trần Phương Thanh 112168085 Dương Nguyễn Thanh Thảo 112153616 Lê Thị Thương 112168167 Nguyễn Ngọc Tú 112168308 Chu Hải Yến 11216838

Trang 3

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH Ở VIỆT NAM 7

2.1 Thực trạng của các nhóm lợi ích ở Việt Nam 7

2.1.1 Hiệp hội doanh nghiệp 7

2.1.2 Tổ chức phi chính phủ 12

2.2 Xu hướng phát triển các nhóm lợi ích ở Việt Nam 17

2.3 Vận động hành lang trong hoạch định chính sách ở Việt Nam 19

2.4 Nguyên nhân tồn tại các loại nhóm lợi ích 22

2.5 Tác động của các nhóm lợi ích ở Việt Nam 23

2.5.1 Tác động tích cực 23

2.5.2 Tác động tiêu cực 27

2.6 Một số vấn đề đặt ra cho nhóm lợi ích ở Việt Nam 31

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰCVÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH Ở VIỆT NAM 35

Trang 4

3.1 Quan điểm, định hướng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của

nhóm lợi ích tại Việt Nam 35

3.1.1 Quan điểm 35

3.1.2 Định hướng 35

3.2 Các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhóm lợi ích ở nước ta hiện nay 37

3.2.1 Giải pháp đối với nâng cao chất lượng của các nhóm lợi ích 37

3.2.2 Giải pháp quan tâm đến các nhóm lợi ích kể cả các nhóm yếu thế, nhằm đảm bảo công bằng, mang lại lợi ích chung cho sự phát triển của quốc gia 38

3.2.3 Giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ đó xác định rõ những cá nhân chịu trách nhiệm, đặc biệt là những cán bộ trong cơ quan công quyền, nhằm chống lạitình trạng tham nhũng, trục lợi của các nhóm lợi ích 39

3.2.4 Giải pháp giúp phát huy tính dân chủ trong quá trình quản lý các nhóm lợi ích của các cơ quan nhà nước 40

3.2.5 Giải pháp giúp nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các nhóm lợi ích 41

3.2.6 Một số biện pháp khác 43

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nhóm lợi ích có ảnh hưởng tích cực sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạomôi trường dân chủ, công bằng, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Trongđiều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc chấp nhận hoạt động của các nhóm lợi íchchính đáng và kịp thời ngăn chặn sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích tiêu cực sẽ góp phầnxây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhóm lợi ích có tác động tiêu cực sẽ xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội, kìmhãm nền kinh tế, làm tha hóa cán bộ, gây mất lòng tin của nhân dân và làm tăng nguy cơchệch hướng xã hội chủ nghĩa Có thể nhận thấy, các nhóm lợi ích có tác động tiêu cựcnhững năm gần đây ngày càng gia tăng và phát triển sâu rộng, có cả những dấu hiệu chothấy nó đang tác động vào quá trình hoạch định chính sách dẫn đến "tham nhũng chínhsách"

Do đó, việc phân tích, tìm hiểu mục đích, cơ chế vận hành, thực trạng tác động củacác nhóm lợi ích ở Việt Nam đang là vấn đề bức thiết được đặt ra trong bối cảnh hiện nay.Giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhóm lợiích ở nước ta hiện nay là vấn đề đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu Xuất phát từ những

lý do trên, việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp đối với nhóm lợi ích ở Việt Nam

hiện nay” đang đặt ra rất cần thiết dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn

Trang 6

NỘI DUNG

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NHÓM LỢI ÍCH1.1 Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn tiền công nghiệp (1830-1860): nhóm lợi ích xuất hiện như những tổ

chức từ thiện hỗ trợ người nghèo Thành viên của nhóm này là những người thuộc tầnglớp trung lưu.

Giai đoạn hai (1860 – đầu những năm 1900) tương ứng với quá trình CNH,

nhóm lợi ích mang nhiều dấu ấn của giai tầng xã hội như tổ chức công đoàn và các tổchức của người sử dụng lao động Thời kỳ này các tổ chức của nông dân cũng được thànhlập nhiều nhằm đại diện cho lợi ích của nông dân.

Giai đoạn xã hội công nghiệp (sau năm 1920 đến những năm 1950), các nhóm

lợi ích với tính cách là hội nghề nghiệp xuất hiện phổ biến

Giai đoạn hậu công nghiệp xuất hiện các nhóm lợi ích bảo vệ lợi ích hậu công

nghiệp như môi trường, quyền con người, v.v

1.2 Khái niệm

Nhóm lợi ích hay còn gọi nhóm vận động, nhóm áp lực xã hội là một tập thể gồm

nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy cácmục tiêu đó bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dưluận hoặc chính sách của chính phủ Họ đã và tiếp tục đóng một phần quan trọng trong sựphát triển của hệ thống chính trị và xã hội Các nhóm khác nhau đáng kể về kích thước,ảnh hưởng, và động cơ; một số có khác nhau, mục đích xã hội rộng rãi dài hạn, trong khi

Trang 7

những người khác tập trung vào và là một phản ứng với một vấn đề hoặc một quan tâmnhất thời.

Lợi ích nhóm là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc nối với

nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó Nói cách khác, lợi ích nhóm là sự phảnánh lợi ích chung của nhiều chủ thể có nhu cầu tương đồng, họ tìm kiếm những phươngtiện, điều kiện thực hiện những lợi ích riêng, song lại có những điểm gần gũi hoặc tươngđồng với nhau.

Như vậy, “Lợi ích nhóm” được dùng để đề cập đến khía cạnh đối tượng thỏa mãnnhững nhu cầu của ít nhất hai chủ thể trở lên “Nhóm lợi ích” được dùng để chỉ ít nhất từhai chủ thể đang cùng hoạt động theo đuổi những lợi ích chung nhất định của họ Lợi íchnhóm là nguồn gốc tạo ra các nhóm lợi ích.

Tạo lập nhóm là một xu thế của xã hội, xuất phát từ nhu cầu của con người, sự xuấthiện của nhóm lợi ích do tác động của thể chế và có thể tác động tới thể chế Trong xã hộingày nay, chúng ta có thể nhận thấy rằng: có bao nhiêu tổ chức hay đoàn, hội được thànhlập thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích Sự hình thành nhóm lợi ích là một tất yếu khách quan,nhất là trong xã hội có sở hữu khác nhau, giai cấp khác nhau, vị thế và quan niệm khácnhau.

1.3 Phân loại

Có nhiều cách phân loại nhóm lợi ích Tuỳ đặc điểm và khả năng ảnh hưởng củamỗi nhóm mà người ta sử dụng một số tên gọi khác nhau đối với các loại hình nhóm lợiích Có thể kể đến một số cách phân loại nhóm lợi ích như sau:

Nhiều nhóm ban đầu hình thành một cách tự phát và sau đó phát huy vai trò củamình một cách tự giác Nhiều nhóm được hình thành một cách tự giác ngay từ ban đầu.Hoạt động phát triển của nhóm lợi ích ở mức tự giác có vai trò bảo vệ và vận động choquyền lợi của nhóm Trong trường hợp này, người ta còn gọi những nhóm ấy là nhóm

Trang 8

chính sách được gọi là nhóm áp lực Những nhóm vừa có khả năng gây áp lực vừa có khảnăng can thiệp trực tiếp vào việc quyết định chính sách còn được gọi là nhóm đặc quyền

Người ta còn gọi tên các nhóm lợi ích theo mục tiêu chính của nhóm, ví dụ: nhómlợi ích công, nhóm lợi ích tư, nhóm lý tưởng

Người ta cũng có thể được nhận diện, gọi tên nhóm lợi ích theo nhiều yếu tố khácnhau tùy thuộc mục đích phân tích Ví dụ, nhóm lợi ích có đặc trưng phân loại theo điềukiện tự nhiên, ranh giới địa lý hành chính, hoặc các yếu tố khác về đặc điểm nhân khẩuhọc như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc…

Khi xét về mục đích và tính chất, đều có thể phân chia chúng thành nhóm lợi íchtích cực, hợp pháp, hoặc nhóm lợi ích tiêu cực, bất hợp pháp Nhóm lợi ích tích cực luônlà lợi ích chính đáng, hợp pháp, không mâu thuẫn với lợi ích chung của xã hội Còn nhómlợi ích tiêu cực là lợi ích cục bộ của những nhóm người, mâu thuẫn và gây thiệt hại lợi íchchung của xã hội, cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội, làm suy giảm hiệu quả quảnlý nhà nước, nên cần phải đấu tranh, ngăn chặn.

Còn trong bài nghiên cứu này, nhóm sẽ đi sâu tìm hiểu vào các nhóm lợi ích đượcchia theo động cơ hoạt động, bao gồm: nhóm lợi ích kinh tế, nhóm lợi ích chuyên môn vànhóm lợi ích cộng đồng Cụ thể:

Nhóm lợi ích chuyên môn: Bao gồm các hiệp hội ngành nghề đại diện cho một

nhóm các cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trong cùng một lĩnh vực chuyên môn Nhómnày tập trung vào việc bảo vệ và thúc đẩy lợi ích chung của ngành, nâng cao lợi íchchuyên môn.

Nhóm lợi ích kinh tế: Bao gồm các công ty, tập đoàn và các nhà kinh tế (các hiệp

hội kinh tế) Nhóm này tập trung vào việc đảm bảo quyền lợi kinh tế, tăng trưởng kinh tếvà tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp.

Trang 9

Nhóm lợi ích cộng đồng: Bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo,

hội đoàn, các tổ chức bảo vệ môi trường và các nhóm quyền lợi của người dân Nhómnày tập trung vào việc đảm bảo quyền lợi của cộng đồng, bảo vệ môi trường, giảm đóigiảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

1.4 Đặc điểm

Các nhóm lợi ích được thành lập không vì mục đích chính trị Thay vì theo đuổimục tiêu chính trị, nhóm lợi ích tìm cách thúc đẩy hoặc loại bỏ chính sách, chương trìnhnhằm đạt được các lợi ích kinh tế, xã hội của các thành viên.

Nhóm lợi ích là sự phản ánh lợi ích chung của nhiều chủ thể đang có nhu cầu tìmkiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợi ích riêng (cá nhân) nhất định.Nhóm lợi ích có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, chính trị,xã hội của đất nước Nhóm lợi ích tiêu cực là lợi ích của một cộng đồng, có tổ chức hoặctự phát của những người có cùng chung một số mục đích, cùng chung lợi ích; họ tìm mọicách tác động đến cơ quan, người có quyền theo hướng có lợi cho nhóm của mình Mụcđích riêng mà họ đạt được thường xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội.

Nhóm lợi ích có tính liên kết chặt chẽ Một người không thể tiến hành sản xuất vàsinh hoạt được Sự liên kết mọi người trong xã hội thành các cộng đồng để cùng chungsản xuất và sinh hoạt là nhu cầu tất yếu Khi cộng đồng có sự ổn định, đồng thuận (tươngđối) thì xã hội hình thành các nhóm kinh tế, xã hội Những người cùng trong một lĩnh vựccủa sản xuất hay dịch vụ như thế thì cần sự cố kết, liên minh liên kết mới có thể làm đượcnhững việc mà cá nhân riêng lẻ hoặc một vài người không thể thực hiện được

Việc hình thành nhóm lợi ích có tính khách quan Tính khách quan của lợi íchnhóm và nhóm lợi ích thể hiện ở chỗ mục đích liên kết tự nhiên, tất yếu phải dựa vàonhau từ mục đích riêng của từng cá thể riêng lẻ Họ hợp lại, lập ra nhóm chỉ để làm đượcnhững việc mà cá nhân không thể làm được, hoặc để hợp sức, chia sẻ trách nhiệm.

Trang 10

Nhóm lợi ích có thể có tính chất “xuyên quốc gia” Trong điều kiện của một nướcđang phát triển, có một thể chế chính trị ổn định, thì việc đầu tư, liên kết kinh tế của cácquốc gia phát triển như một xu thế khách quan

1.5 Vai trò

Trong trường hợp lý tưởng, các nhóm lợi ích có thể đóng vai trò sau:

Thứ nhất, thúc đẩy quá trình dân chủ và cung cấp các nguồn lực cho một số

chương trình Các nhóm này là tập hợp các cá nhân có cùng lợi ích Vì vậy, các nhóm nàycó thể cung cấp những căn cứ xác thực hơn cho quá trình làm luật, ra quyết định chínhsách mà bản thân một cá nhân đơn lẻ không thể tác động.

Thứ hai, nhóm lợi ích thể hiện vai trò giáo hóa Các nhóm lợi ích có thể đóng vai

trò thúc đẩy quá trình giải quyết các vấn đề về mặt lợi ích liên quan tới chính nhóm nàycũng như lý giải được tầm quan trọng của việc tại sao vấn đề đó cần được giải quyết.

Thứ ba, nhóm lợi ích góp phần xây dựng các chương trình nghị sự, thúc đẩy quá

trình đưa các vấn đề mới lên bàn nghị sự (Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng…)

Thứ tư, nhóm lợi ích có vai trò kiểm soát chương trình Trong quá trình triển khai

các chính sách, chương trình hay dự án, sự tham gia của nhóm lợi ích có thể là một kênhđể tăng hiệu quả của việc thực thi qua vai trò kiểm soát, giám sát.

Trang 11

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH Ở VIỆT NAM2.1 Thực trạng của các nhóm lợi ích ở Việt Nam

Nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam

Các lợi ích nhóm chính thức: Ở Việt Nam nhóm lợi ích chính thức là các tổ chức chính trị - xã hội và một số tổ chức xã hội, trung thành với lợi ích chung của dân tộc, gắn bó với mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, được pháp luật thừa nhận và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Các hội đoàn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạnggiải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Những tổ chức này là bộ phậnhữu cơ của hệ thống chính trị hoặc là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Có thể xem đây là sự thừa nhận sự tồn tại của các nhóm chính thức ở nước ta hiện nay Trong khuôn khổ bài tập nhóm, nhóm chỉ đề cập đến một số nhóm lợi ích tiêu biểu, như Hiệp hội doanh nghiệp và một số tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay

Các nhóm lợi ích phi chính thức: Nhóm lợi ích phi chính thức thường được hình thành một cách tự phát, tập hợp lại khi lợi ích chung của họ bị ảnh hưởng hoặc khi cùng mong muốn giành được một số quyền lợi nào đó Đó cũng có thể là các nhóm lợi ích hoạt động ngầm, bất hợp pháp Ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho các nhóm phi chínhthức hoạt động, tuy nhiên, không phải tất cả các nhóm này đều trái pháp luật và có ý nghĩa xấu Nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan nên sự hình thành và hoạt động của các nhóm lợi ích phi chính thức ở Việt Nam gần đây thường được gắn với ý nghĩa tiêu cực.

Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể, thống kê chi tiết về số lượng nhóm lợi ích chính thức ở Việt Nam, tuy nhiên có thể kể đến một số nhóm lợi ích tiêu biểu như sau:

Trang 12

2.1.1 Hiệp hội doanh nghiệp

Hiệp hội doanh nghiệp là một tổ chức nằm trong nhóm lợi ích kinh tế, đây là mộttổ chức xã hội – nghề nghiệp của các doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu vàtài khoản riêng (tài khoản tiền Việt và ngoại tệ) tại ngân hàng; tổ chức và hoạt động theonguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về tài chính phù hợp vớipháp luật Việt Nam và điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.1.1 Số lượng hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang có hàng triệu doanh nhân, gần 900 nghìn doanh nghiệp cùng cácdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI, các hợp tác xã đã tạo thành lực lượng hùnghậu thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển với quy mô GDP nằm top 40 thế giới, quy môthương mại quốc tế trong top 20 thế giới Vì vậy, việc thành lập nhóm lợi ích doanhnghiệp nước ta là điều tất yếu

Theo thống kê sơ bộ từ Viện Phát triển doanh nghiệp (Liên đoàn Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam), đến năm 2023, cả nước có khoảng 800 hội, hiệp hội doanhnghiệp, doanh nhân có quy mô, địa bàn hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.

2.1.1.2 Vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của hiệp hội doanh nghiệp

Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là cầu nối giữadoanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp với nhau, với cộng đồng và cung cấp dịchvụ cho các doanh nghiệp Cụ thể, hiệp hội doanh nghiệp có các chức năng:

Thứ nhất, đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các

quan hệ trong nước và quốc tế; làm cầu nối, vận động chính sách, duy trì đối thoại vớiChính phủ và quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước, nước ngoài về luật và chínhsách chi phối hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp;

Trang 13

Thứ hai, tư vấn chính sách, pháp luật và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương

mại trong nước và quốc tế;

Thứ ba, cung cấp cho doanh nghiệp hội viên các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ xúc tiến

thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; tưvấn đầu tư; tư vấn kỹ thuật, tổ chức hội chợ thương mại, hội thảo, hội nghị chuyên đề, mởrộng giao lưu quan hệ kinh doanh.

Các hiệp hội doanh nghiệp tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ nhau tạo sức mạnh của cộngđồng doanh nghiệp trong từng ngành hoặc trên địa bàn nhất định, thuộc mọi thành phầnkinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả trong kinhdoanh và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ và văn minh” Các Hiệp hội doanh nghiệp là chỗ dựa và là “hơi thở”của cộng đồng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp - hội viên hoạt động chủ động, tự tinvà hiệu quả hơn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và theo đuổi các mục tiêucủa mỗi doanh nghiệp trong sự hài hòa với các lợi ích khác.

Như vậy, hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển của doanh nghiệp và các ngành tương ứng tại Việt Nam.

2.1.1.3 Một số hiệp hội doanh nghiệp tiêu biểu

Có hai loại hình hiệp hội doanh nghiệp là hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành vàhiệp hội doanh nghiệp đa ngành Trong đó, hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành (có thểđược coi là nhóm lợi ích chuyên môn) là tổ chức tập hợp các doanh nghiệp hoạt độngtrong một ngành, hiệp hội doanh nghiệp đa ngành tập hợp các doanh nghiệp từ nhiềungành nghề khác nhau

Hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành

Hiệp hội Da Giày Túi Xách Việt Nam

Trang 14

Hiệp hội Da Giày Túi Xách Việt Nam được thành lập vào 09/06/1990, đại điện chocộng đồng doanh nghiệp ngành da giày và túi xách Việt Nam, với tôn chỉ mục đích kếtnối các doanh nghiệp trong ngành da giày tạo sức mạnh phát triển ngành để chiếm lĩnh thịtrường trong nước và quốc tế

Trải qua những bước thăng trầm của nền kinh tế trong và ngoài nước, Hiệp hội vẫnluôn giữ vững và phát huy vai trò đúng như tôn chỉ và mục đích đã đạt ra Với 52 doanhnghiệp hội viên tham gia khi mới thành lập, cho đến nay, hiệp hội đã thu hút được gần200 doanh nghiệp hội viên, hội tụ đủ các thành phần kinh tế Cùng với đó là sự lớn mạnhkhông ngừng của ngành công nghiệp Da Giày Việt Nam với sự tăng trưởng luôn đạt 2 consố qua các năm Ngành đã góp phần an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho hơn 1,5 triệungười lao động trực tiếp và gián tiếp Ngành Da Giày Việt Nam đã vươn lên vị trí xuấtkhẩu thứ 2 trên thế giới và luôn là một trong năm ngành xuất khẩu dẫn đầu của nền kinhtế Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội gắn liền với sự phát triển củangành công nghiệp da giày và túi xách Việt Nam và góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Hiệp hội Thép Việt Nam

Hiệp hội Thép Việt Nam được thành lập ngày 06/08/2001 Hiệp hội Thép ViệtNam là tổ chức mà các doanh nghiệp sản xuất, gia công kinh doanh các sản phẩm thép,nguyên vật liệu và một số tổ chức kinh tế, dịch vụ có liên quan đến ngành thép ở ViệtNam tự nguyện tham gia Hiệp hội thép được thành lập với mục đích thúc đẩy hợp tácgiữa các thành viên Hiệp hội trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển bềnvững.

Kể từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội Thép Việt Nam luôn sát cánh cùng với cácdoanh nghiệp thép cả nước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, đónggóp cho sự lớn mạnh của nền kinh tế cả nước Ban đầu, Hiệp hội Thép Việt Nam chỉ baogồm 13 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng Tới nay, Hiệp hội có số lượng thành viên

Trang 15

gia nhập Hiệp hội là 103 thành viên chia thành 4 chuyên ngành chính: Sản xuất Thép xâydựng (36 thành viên); Sản xuất ống thép (11 thành viên); Sản xuất Tôn mạ Kim loại &Sơn phủ màu (18 thành viên); Các doanh nghiệp thương mại & khác (38 thành viên).

Hiệp hội doanh nghiệp đa ngành

Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE)

Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các nữ doanh nhân Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ Mục đích hoạt động của Hiệp hội nhằm tập hợp, đoàn kết, pháthuy tài năng, trí tuệ của đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế; là trungtâm kết nối các nữ doanh nhân, các tổ chức đại diện cho nữ doanh nhân để hỗ trợ nângcao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, góp phần phát triển cộng đồng doanhnghiệp và đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vàhội nhập quốc tế; đáp ứng mục tiêu tiến bộ và bình đẳng giới.

-Đến nay, Hiệp hội đã có 33 hội trực thuộc ở 33 tỉnh, thành, với hơn 8.000 thànhviên hoạt động ở các lĩnh vực, sử dụng hàng triệu lao động, đóng góp vào ngân sách nhànước hàng trăm nghìn tỷ đồng Nhiều hội viên VAWE đã đạt những thành tựu lớn, đượcvinh danh bởi các danh hiệu cao quý và các giải thưởng quốc tế như Anh hùng Lao độngthời kỳ đổi mới, Top 50 doanh nhân quyền lực châu Á nhiều năm liên tiếp, Giải Vàngdoanh nhân xuất sắc Stevie Award, Giải thưởng Doanh nhân có trách nhiệm cộng đồng(châu Á), Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Công dân tiêu biểu… Nhiều sản phẩm củadoanh nghiệp hội viên đạt Thương hiệu Quốc gia.

Cùng với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các thành viên của Hiệp hội cũngtích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội Nhiều mái ấm tình thương,ngôi trường, cây cầu vùng lũ được xây dựng; nhiều trẻ em có cơ hội được đi học Nhiềudoanh nghiệp hưởng ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” của Trung ương Hội Liên hiệp phụnữ Việt Nam; đi đầu triển khai những mô hình sáng tạo nghiên cứu về dinh dưỡng và thể

Trang 16

lực trẻ em Việt Nam như chương trình “Bữa ăn học đường” (đồng hành cùng Bộ Y tế, BộGiáo dục và Đào tạo), làm nền tảng kiến nghị với Đảng, Nhà nước xây dựng Luật dinhdưỡng cho người Việt với cột mốc đầu tiên là Luật dinh dưỡng học đường…

Không những thế, VAWE đã và đang xây dựng vị thế quốc tế của mình và có tiếngnói trong trường quốc tế Liên tiếp trong tháng 3 và tháng 5 năm 2023, VAWE đã tiếpĐoàn đại biểu cấp cao Hội Liên hiệp Phụ nữ Cuba; tiếp đón Tổng Giám đốc Tổ chứcThương mại thế giới WTO; tiếp đại diện Quỹ Châu Á Thái Bình Dương - Canada Ngoàira, VAWE cũng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán để triển khai nhiều đề ánhỗ trợ gia tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ…

Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) là tổ chức xã hội nghềnghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, làm cầu nối gắnkết các doanh nhân Việt Nam trên toàn thế giới.

BAOOV hiện nay có hơn 317 Hội viên, phân bố tại 38 quốc gia, tập trung chủ yếuở khu vực các nước phát triển thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á Hội viên BAOOV đều làcác doanh nhân thành đạt, có uy tín trong cộng đồng và có tấm lòng hướng về quê hương Với mạng lưới rộng khắp của mình, BAOOV luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nhânViệt Nam trong nước tìm kiếm các khách hàng và đối tác phù hợp ở nước ngoài cũng nhưhỗ trợ các doanh nghiệp ở nước ngoài kết nối với các doanh nghiệp trong nước.

2.1.2 Tổ chức phi chính phủ

Trong các tổ chức thuộc nhóm lợi ích cộng đồng, có một bộ phận rất đông đảo làcác tổ chức phi chính phủ Tổ chức phi chính phủ là các tổ chức phi lợi nhuận, do tư nhânthành lập, độc lập với các chính phủ (cả trong và ngoài nước), và hoạt động ôn hòa để đạtđược mục đích hay là sứ mệnh của chúng.

Trang 17

2.1.2.1 Số lượng tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Việt Nam

Ở nước ta hiện nay có khoảng 800 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động, trong đócó 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (Theo Ủy ban công tácvề các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, năm 2020)

2.1.2.2 Vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của tổ chức phi chính phủ

Hiện nay, các tổ chức phi chính phủ đang ngày càng phát triển với nhiều lĩnh vựchoạt động: vận động ủng hộ nhân quyền và bảo vệ môi trường, hoạt động nhằm chấm dứtbạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ người nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, chămsóc sức khỏe, Các NGO thường được coi là các tổ chức phi lợi nhuận cam kết cho sựphát triển chung của quốc gia, với trọng tâm cung cấp dịch vụ và hoạt động tình nguyện

Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại hình NGO gồm: NGO trong nước và NGO quốc tếhoạt động tại Việt Nam Các NGO trong nước tập trung vào lĩnh vực phát triển thường cótrụ sở ở các đô thị và thực hiện các vai trò khác nhau Các NGO quốc tế tại Việt Namđóng vai trò rõ hơn về cung cấp dịch vụ chuyên ngành và kỹ thuật so với các nước khác,điều này cũng phản ánh sự ghi nhận vai trò bổ sung của các tổ chức này bên cạnh chínhphủ và các tổ chức quần chúng

Vai trò của các NGO trong hỗ trợ phát triển ở Việt Nam hiện nay được thể hiện ởmột số mặt sau:

Thứ nhất là vai trò trong hỗ trợ tài chính

Hoạt động hỗ trợ tài chính của các NGO chủ yếu diễn ra thông qua các NGO quốctế, bên cạnh đó là sự phối hợp giữa các NGO trong nước và các NGO quốc tế Số lượngcác NGO quốc tế có quan hệ với Việt Nam tăng từ 500 tổ chức (năm 2003) lên 990 tổchức (năm 2013) với hơn 28.000 dự án được triển khai trên tổng giá trị giải ngân đạt gần2,4 tỷ USD Giá trị viện trợ của các NGO quốc tế ở Việt Nam tăng lên trên 100 triệu USD

Trang 18

giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 4/2017 với tổng kinh phí hơn 3 tỷ USD và khoảng gần30.000 dự án

Trong tổng số gần 1.000 NGO quốc tế (tính đến tháng 4/2017) hoạt động ở ViệtNam, có tới 76,1% giữ vai trò hỗ trợ tài chính, hơn 58,2% có vai trò hỗ trợ kỹ thuật vàgần 52,2 % giữ vai trò hỗ trợ phương pháp Có thể thấy, hỗ trợ tài chính là một trong cáckênh hoạt động chính của các NGO quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Tuy vậy, việc Việt Nam chính thức trở thành một nước có mức thu nhập trung bìnhcũng sẽ tác động đến nguồn ngân sách của các NGO, đặc biệt là các NGO quốc tế Sựthay đổi này có thể dẫn đến sự rút lui của một số nhà tài trợ chú trọng vào đói nghèo Điềuđó cũng khiến các NGO quốc tế phải thay đổi cách tiếp cận các dòng vốn bằng cách thiếtlập các quan hệ hợp tác song phương với khu vực tư nhân để trở thành các doanh nghiệpxã hội với vai trò cung cấp dịch vụ tư vấn Họ có thể tiến hành phối hợp với các NGOtrong nước thực hiện các dự án phát triển cộng đồng

Thứ hai là vai trò trong hỗ trợ giải quyết các vấn đề cộng đồng

Các NGO cho thấy họ đang tích cực tham gia vận động nhằm tạo ra thay đổi tíchcực trong xã hội, bảo vệ quyền và sức khỏe cho cộng đồng Có thể kể đến như: Hoạt độngvận động người dân học chữ Thái của Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi; Hoạtđộng vận động ngừng sử dụng Amiang của Liên minh vận động chính sách ngừng sửdụng Amiang; Hoạt động vận động cho quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính,chuyển giới; v.v…

Ở những mức độ nhất định, các cuộc vận động này đã tạo ra những thay đổi về mặtchính sách Cụ thể là: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 46/2014/TT-BGDĐTngày 23/12/2014 về việc “Ban hành chương trình tiếng Thái cấp tiểu học”; Việt Nam đãbỏ phiếu trắng trong việc cấm sử dụng amiang trắng vào năm 2020; Bộ luật Dân sự năm2015 đã công nhận quyền chuyển giới Ở một khía cạnh khác, hoạt động của các NGOcòn góp phần làm thay đổi thái độ của cộng đồng, xã hội theo hướng tích cực hơn Các

Trang 19

NGO, đặc biệt là các NGO quốc tế đã thể hiện vai trò cứu trợ nhân đạo, cung cấp tíndụng, hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, v.v Các tổ chức này nhấn mạnh vào việchuy động và tạo sức mạnh cho người nghèo và những người bị thiệt thòi bảo vệ các quyềncủa mình, thực hiện chương trình cho người nghèo, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em

Thứ ba là vai trò trong chia sẻ kinh nghiệm, thông tin

Người ta còn biết đến các NGO thông qua các vai trò như chia sẻ thông tin, kinhnghiệm, phương pháp thực hiện cũng như cách thức xây dựng các chương trình, chínhsách, kiến thức hỗ trợ người dân, cộng đồng, v.v…

Có thể kể đến như: Tổ chức quốc tế Oxfam đóng góp trực tiếp cho việc xây dựngChương trình 135 của Ủy ban Dân tộc và chính sách trợ cấp xã hội của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội; Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài(PATH) tham gia vào việc xây dựng Luật Phòng, chống HIV; Trung tâm Bảo tồn sinh vậtbiển và Phát triển cộng đồng cung cấp một số kiến thức, kỹ năng liên quan khác cho cộngđồng như: kỹ năng nuôi cấy san hô, điều tra nguồn lợi thuỷ sản, kỹ năng thu thập thôngtin, v.v

Một số kết quả từ hoạt động hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm, thông tin của các NGOcho thấy tính hiệu quả của các tổ chức trong hoạt động này là khá rõ Việc các cơ quannhà nước tận dụng các kinh nghiệm hay thông tin mà các NGO có được là cần thiết vàhữu ích trong quá trình xây dựng chính sách Ngoài ra, các NGO quốc tế đang có xuhướng tăng cường vận động và xây dựng các tổ chức địa phương Điều đó đồng nghĩa vớiviệc các tổ chức này sẽ mở rộng, tăng cường liên kết nhiều hơn với các NGO trong nướcvà khu vực tư nhân Khi đó các NGO và các nhóm tổ chức khác sẽ có nhiều cơ hội thamgia các chương trình, dự án.

2.1.2.3 Một số tổ chức phi chính phủ tiêu biểu Hội chữ thập đỏ Việt Nam

Trang 20

Hội chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ nổi tiếng và uytín nhất tại thời điểm hiện tại Hội chữ thập đỏ được thành lập vào năm 1946, do chủ tịchHồ Chí Minh đứng đầu và Bác là chủ tịch danh dự trong suốt 23 năm Đến năm 1965, Bácsĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm chủ tịch Hội Hội chữ thập đỏ Việt Nam là thành viên củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam, phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế Tổchức hướng đến các giá trị về nhân đạo, hòa bình và hữu nghị Hội chữ thập đỏ tổ chứccác hoạt đồng nhằm giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em mồ côi, người nghèo, nạnnhân của chiến tranh - thiên tai - dịch bệnh, Ngoài ra, tổ chức còn tham gia hỗ trợ tìmkiếm người bị nạn, tham gia hỗ trợ y tế cho người dân.

AIESEC (Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiqueset Commerciales)

AIESEC là tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hàng đầu cho sinh viên, là một tổ chứcphi chính phủ và phi lợi nhuận, chuyên về trao đổi sinh viên và phát triển kỹ năng, đượcthành lập vào năm 1948 tại 7 quốc gia châu Âu AIESEC có mặt trên hơn 126 quốc gia vàvùng lãnh thổ và với hơn 70.000 thành viên đang hoạt động trên khắp thế giới Tại ViệtNam, tổ chức có tổng cộng 8 chi nhánh thuộc cấp địa phương nằm rải rác trên 3 tỉnhthành lớn là Hồ Chí Minh - 4 chi nhánh, Hà Nội - 3 chi nhánh và Đà Nẵng sở hữu 1 chinhánh Ngoài ra, còn có 1 chi nhánh mở rộng tại Cần Thơ Trong đó, thành phố Hồ ChíMinh là tỉnh thành có chi nhánh lâu đời nhất của tổ chức.

OXFAM (Oxford Committee for Famine Relief)

Oxfam là liên minh quốc tế của 20 tổ chức cùng phối hợp hoạt động ở hơn 90 nướctrên toàn cầu, phấn đấu vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng.Những lĩnh vực cụ thể mà Oxfam đang hoạt động tại Việt Nam là: Phát triển nông thôn,giảm thiểu rủi ro của thảm hoạ và biến đổi khí hậu, đưa ra các biện pháp ứng phó, pháttriển xã hội dân sự, phát triển cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội.Từ năm 1955, Oxfam đã bắt đầu có nhiều hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Việt Nam Từcuối những năm 80, Oxfam đã triển khai nhiều dự án xoá đói giảm nghèo Oxfam làm

Trang 21

việc với nhiều tổ chức để đạt được những mục tiêu cao cả là phát triển con người, đẩymạnh sự công bằng, kinh tế thịnh vượng nhờ những thay đổi trong các chính sách kinh tếxã hội.

Bên cạnh các hiệp hội, nhóm lợi ích có tổ chức và đăng ký hoạt động chính thứcnhư trên, ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại rất nhiều các nhóm lợi ích nhỏ lẻ khác, đôi khichỉ liên quan tới một số công ty, cá nhân… tập hợp lại như một liên minh tự nhiên khi họcó lợi ích chung bị ảnh hưởng.

2.2 Xu hướng phát triển các nhóm lợi ích ở Việt Nam

Thực tiễn phát triển của Việt Nam những năm qua đã cho thấy sự tồn tại và hoạtđộng của các nhóm lợi ích như là một hiện tượng tất yếu lịch sử Tuy nhiên, do nhữngđiều kiện khách quan và chủ quan nên sự hình thành và hoạt động của các nhóm lợi ích cónhững biểu hiện khác thường và không đóng góp vào quá trình dân chủ, công khai vàcông bằng xã hội Như chúng ta đã biết, trước đây trong lịch sử nhiều lần các triều đạiphong kiến Việt Nam bị sụp đổ, kể cả có lúc đất nước bị chia cắt là do “nhóm lợi ích” gâynên Đó là lý do, ở Việt Nam, nhóm lợi ích thường được gắn với ý nghĩa xấu, tiêu cực

Ngày nay, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp quốc gia một cách thật đầyđủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”, nhưng qua thông tin, qua dư luận xã hội,qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người, thì tình hình “lợi íchnhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, ở cấp nào cũng có, cấp cao hơn thì mứcđộ càng nặng hơn, ở lĩnh vực nào cũng có, đã và đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặtcủa đời sống xã hội, nhất là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đếncuộc sống của các tầng lớp nhân dân, như quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự ánđầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng;trong quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đấtđai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý

Trang 22

biên chế; trong quản lý việc cấp các loại giấy phép; kể cả trong các vụ án, trong thammưu về chủ trương, chính sách và trong điều hành.

Thậm chí, “nhóm lợi ích” tiêu cực còn xuất hiện ở một số ngành, lĩnh vực vốn vẫnđược coi là tôn nghiêm, liên quan đến an ninh quốc gia, như công tác tổ chức - cán bộ,phòng, chống tội phạm, Một loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp bịkhởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây liên quan đến nhiều tổ chức Đảng,Đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp cho thấy, “nhóm lợi ích” đã leo cao,luồn sâu vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chếđộ.

Hầu hết các nhóm lợi ích thuộc lĩnh vực công liên quan đến môi trường sinh thái,người tiêu dùng, v.v hoạt động mang tính hình thức, ít có những hoạt động vận độngchính sách hiệu quả Do đó, môi trường sinh thái không những không được cải thiện màcòn có phần trầm trọng hơn; vấn đề an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái vẫn luôn làvấn đề bức xúc đối với người tiêu dùng Việt Nam Những vụ việc trầm trọng về môitrường, về quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam chủ yếu là do nhân dân lên tiếng, báochí vào cuộc và các cơ quan quản lý Việt Nam Các hội, hiệp hội trong lĩnh vực này hầunhư không có tiếng nói chứ chưa nói đến hành động bảo vệ cho những lợi ích công này.

Tương tự, mặc dù có đại diện với cơ cấu tổ chức rộng khắp song các nhóm lợi íchcủa nông dân, công nhân ở Việt Nam cũng hoạt động kém hiệu quả Hệ quả tất yếu lànhiều lợi ích của nông dân và công nhân không được giải quyết một cách thỏa đáng đãdẫn tới những vụ việc nghiêm trọng trong thu hồi đất cũng như những hậu quả trong quanhệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Có thể thấy, những nhóm lợi ích kém hiệu quả ở Việt Nam thường phổ biến ởnhững trường hợp: Nhóm lợi ích mà người đại diện của nó không hưởng lợi trực tiếp từnhóm lợi ích mà họ đại diện (Hội Nông dân, Công đoàn) hoặc hưởng lợi từ những hoạtđộng khác (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội bảo vệ Người tiêu dùngViệt Nam) Việc không trực tiếp hưởng lợi trực tiếp từ nhóm lợi ích tạo ra hiện tượng “ăn

Trang 23

quả không rào cây” - một hiện tượng trái với lẽ phải thông thường ở Việt Nam “Ăn câynào, rào cây ấy” - cái lẽ thường nhưng cũng không kém phần hiện đại: quyền lợi gắn liềnvới trách nhiệm.

Trong khi đó, một số nhóm lợi ích hoạt động mạnh, bằng cách này, cách khác cóquan hệ mật thiết với một số nhà hoạch định chính sách đến mức được gọi là nhóm lợi íchthân hữu Những nhóm lợi ích này với tiềm lực kinh tế mạnh và sự vận động bằng kinh tếvới nhiều hình thức khác nhau đã tạo ra sự nghiêng lệch trong cán cân chính sách - vốncần thiết phải cân bằng với tính cách là người đại diện cho các tầng lớp dân cư của xã hội.Nhìn một cách tổng thể, trong phạm vi quốc gia, chưa có sự lũng đoạn của “nhómlợi ích” tiêu cực, nhưng đã có biểu hiện, tác động của “nhóm lợi ích” lên quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách Trên bình diện nhỏ hơn, ở một số tỉnh, bộ, ngành đã có sựlũng đoạn của “nhóm lợi ích” đối với chính quyền; có nơi “nhóm lợi ích” đã can thiệp sâuvào quá trình hướng lái chính sách ở một số lĩnh vực Sự chi phối, lũng đoạn về kinh tếsớm hay muộn cũng dẫn đến sự chi phối công tác tổ chức - cán bộ và lũng đoạn về chínhtrị trên các phạm vi khác nhau Đây là điều vô cùng nguy hiểm Việc Bộ Chính trị, Ban Bíthư trong nhiệm kỳ khóa XII thi hành kỷ luật một số tổ chức đảng (Ban cán sự đảng BộCông Thương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Thường vụ Thành ủyĐà Nẵng, ) đã minh chứng cho nhận định trên.

2.3 Vận động hành lang trong hoạch định chính sách ở Việt Nam

Tại Việt Nam, còn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề vận động hànhlang, tập hợp lại có thể chia thành hai nhóm thừa nhận và không thừa nhận có vận độnghành lang, đi liền với đó là việc ủng hộ, hoặc không ủng hộ hoạt động vận động hànhlang.

Những người ủng hộ thì cho rằng ở Việt Nam đã tồn tại hoạt động vận động hànhlang, và coi đây là hoạt động cần thiết trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường vàhội nhập.

Trang 24

Những người không ủng hộ thì cho rằng, những người có địa vị chính trị và lợi íchkinh tế đặc biệt, họ cần đến vận động hành lang để củng cố vị thế của mình, còn nhữngngười dân bình thường thì không cần đến vận động hành lang Mục đích của vận độnghành lang nhằm củng cố, bảo vệ lợi ích của những “người có của” chứ không phải vì nhândân, vì xã hội Từ những lập luận đó họ cho rằng, hoạt động vận động hành lang làm giảmtính minh bạch, tạo ra những tầng nấc trung gian không cần thiết giữa Nhà nước và ngườidân, thậm chí xem vận động hành lang là “hành vi hối lộ và nhận hối lộ”, là môi trườngthuận lợi cho tham nhũng

Có người cho rằng vận động hành lang ở Việt Nam thực ra không vận hành mộtcách đúng nghĩa như ở các nước trên thế giới, bởi vì ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là Đảngduy nhất cầm quyền, phần lớn quyết định chính sách đều do Đảng đưa ra, Quốc hội vớigần 80% đảng viên Đảng Cộng sản là nơi thể chế hóa các quyết định chính sách củaĐảng Vận động hành lang ở Việt Nam là vận động trong “hành lang của Đảng”, khác vớiphương Tây, vận động hành lang diễn ra trong các hoạt động “hành lang” của Nghị viện.Trên thực tế, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; quátrình chính sách ngày càng có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức xã hội, quần chúngnhân dân.

Trên thực tế, ở nước ta các hình thức hoạt động này chưa được thừa nhận đầy đủtrong các văn bản pháp luật, hoặc văn bản pháp quy, không ai chỉ ra được nhóm nào đãtiến hành, nhưng trong thực tế lại tồn tại phi chính thức một cách khá phổ biến ở khắpnơi, dù mức độ là khác nhau Ở nhiều nước trên thế giới, đây là một trong những hìnhthức hoạt động chính thức, chủ đạo với nhiệm vụ là tác động tối đa, hiệu quả cực đại lêntoàn bộ quá trình hoạch định, điều hành, quản lý các chính sách kinh tế, xã hội của cácnhóm lợi ích Nhiều nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay có sử dụng hình thức này phichính thức, nhưng xã hội và bản thân các công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước lạicòn hiểu biết rất hạn chế về vận động hành lang.

Trang 25

Cụ thể, ở nước ta hiện nay các hiệp hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp với tínhcách là những nhóm lợi ích chính thức, đã xuất hiện và đang phát triển cả về số lượng lẫnchất lượng, khác hẳn với giai đoạn trước đổi mới Nhưng trong thực tế tiếng nói và vai tròthực tế của chúng còn rất hạn chế Việc soạn thảo các văn bản pháp quy của nhà nướccũng có quy trình lấy ý kiến của họ, nhưng vẫn mang tính chất hình thức bởi bản thân họkhông mạnh, không có cơ chế và không độc lập thực sự Các nhóm lợi ích này thường sửdụng các hình thức hoạt động như tiếp xúc cá nhân với quan chức, viên chức, công chứccác cấp trong bộ máy chính quyền, tham gia các phiên họp của các cơ quan hữu quan,đóng góp ý kiến vào các dự án luật, các dự án kinh tế xã hội, và đề xuất các kiến nghị sửađổi, bổ sung Họ cũng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khácđể tạo dư luận xã hội, nhưng tác dụng rất hạn chế, phạm vi chỉ chủ yếu xoay quanh lĩnhvực kinh tế, các vấn đề khác thuộc quyền thiểu số rất ít tham dự, gần như im tiếng Việcvận động, gây tác động, “gây sức ép” đối với các cơ quan chính quyền vẫn mang tính bịđộng, chờ đợi, chỉ khi lợi ích của nhóm trực tiếp bị đe dọa thì mới lên tiếng Nói chung,các nhóm này ít khi có thể tác động được hay tác động có hiệu quả tới quá trình hoạchđịnh, thực thi, quản lý các chính sách

Tuy vậy, chúng vẫn có những tác động nhất định đến quá trình vận động hànhlang Điển hình như Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã có những “vậnđộng hành lang” trong việc đưa ra các quyết định cấm nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam vàduy trì thuế suất cao đối với xe nhập khẩu; Hiệp hội Thép Việt Nam đã vận động việc duytrì chính sách thuế nhập khẩu đối với thép; hay Hiệp hội Mía - Đường Việt Nam vận độngviệc bảo hộ sản xuất đường ở trong nước…

Ngược lại, khá nhiều nhóm “ngầm”, không chính thức, mà dư luận đang nói đếnnhiều, được các phương tiện thông tin đại chúng hay nhắc đến trong quá trình điều tra vàxét xử các vụ án thời gian gần đây, lại hoạt động rất tích cực, hiệu quả tiêu cực lớn, bằngviệc vận động hành lang, móc ngoặc, hối lộ, câu kết, chia chác và do vậy gây hậu quả lớnđến lợi ích quốc gia, dân tộc Thực trạng đáng buồn là chúng ta chưa ‘khống chế”, ngănchặn hoặc hạn chế được các loại nhóm lợi ích này và các hoạt động tiêu cực của chúng.

Trang 26

Trong khi đó, như đã nói, tiếng nói của các nhóm chính thức lại quá yếu ớt Điều đó khiếncho dư luận cho rằng, đang có một thế giới ngầm gồm những nhóm lợi ích ngầm đangngày càng lớn mạnh, càng đóng vai trò to lớn hơn đối với xu hướng, tốc độ vận động vàbiến đổi của xã hội.

Vận động hành lang không minh bạch sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm cho xã hội.Chính vì môi trường thiếu minh bạch đã tạo ra những lỗ hổng trong cơ chế, đây là kẽ hởđể các nhóm lợi ích có thể thao túng, lợi dụng để “lái” chính sách theo hướng có lợi chomình Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định chính sách thiếu minh bạch (thiếu thôngtin về quá trình soạn thảo, không có sự giám sát, tham gia của xã hội) sẽ tạo ra những cơhội “đi đêm” của một vài nhóm lợi ích, cá nhân với các những cơ quan và cá nhân cóthẩm quyền, ảnh hưởng lớn đến quá trình chính sách Sự minh bạch trong vận động hànhlang gắn liền với sự minh bạch trong hoạt động của cơ quan ban hành chính sách Ở ViệtNam, chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạch định chính sách nóiriêng vẫn còn nhiều hạn chế khiến hoạt động vận động hành lang “không chính thức” cócơ hội tồn tại, và trong một khía cạnh nào đó đây cũng chính là yếu tố hạn chế sự minhbạch của hoạt động vận động hành lang.

2.4 Nguyên nhân tồn tại các loại nhóm lợi ích

Trước hết, tạo lập nhóm là một xu thế của xã hội, xuất phát từ nhu cầu của conngười, sự xuất hiện của nhóm lợi ích do tác động của thể chế và có thể tác động tới thểchế Trong xã hội ngày nay, ta có thể nhận thấy rằng: có bao nhiêu tổ chức hay đoàn, hộiđược thành lập thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích; sự hình thành nhóm lợi ích là một tất yếukhách quan, nhất là trong xã hội có sở hữu khác nhau, giai cấp khác nhau, vị thế và quanniệm khác nhau.

Đối với nhóm lợi ích tích cực, xuất phát từ việc con người muốn cùng nhau chungsức bổ trợ cho lợi ích chung của quốc gia, không để lợi ích cá nhân gây ảnh hưởng đến lợiích toàn xã hội.

Ngày đăng: 22/07/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w