TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CS2 KHOA QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC ---****--- TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2) KHOA QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC
-**** -
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI
SỐ BÁO DANH: 248 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÔ THỊ THƯƠNG MSSV: 1653404040607
LỚP: Đ16NL1
TP HCM, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Trang 21 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức Trong hệ thống các nguồn lực cấu thành hoạt động sản xuất kinh doanh thì chất lượng nguồn nhân lực
là một yếu tố chủ yếu và đặc biệt Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước cần đặc biệt quan tâm, chú ý đến việc nâng cao chất nguồn nhân lực Chính chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo lợi thế cho đất nước cạnh tranh với các nước phát triển khác, đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nước
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ, là đầu mối quan trọng, có vị trí chiến lược phát triển kinh tế: Đồng Nai cũng là một trong 8 tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam Những thuận lợi này mang đến nhiều cơ hội cho Đồng Nai về thu hút vốn đầu tư và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước
Trước yêu cầu đổi mới của tỉnh và để đáp ứng lộ trình xây dựng Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp, việc quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực đã được tỉnh đặt lên hàng đầu và là một trong những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương đặc biệt là trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Thực tế thời gian qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chậm, chưa mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh nhà, chưa bền vững Theo thống kê của tỉnh Đồng Nai hiện có tới 88% lao động phổ thông; không có trình độ năng lực, tay nghề chuyên môn, hoặc có tay nghề nhưng làm việc không đúng chuyên môn Thực tế này cho thấy Đồng Nai đang rất cần nguồn lao động chất lượng cao
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút vốn đầu tư, khắc phục những hạn chế về vấn đề lao động tại tỉnh nhà, tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại tỉnh Đồng Nai”
Trang 32 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
TỈNH ĐỒNG NAI
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực; là tố chất, bản chất bên trong nguồn nhân lực, luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như mức sống, dân trí của dân cư Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đó là hoạt động nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động Qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao giá trị, trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
Sự phát triển kinh tế - xã hội tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển của giáo dục, đào tạo tác động đến chất lượng nguồn nhân lực
Các chính sách của Chính phủ và chất lượng nguồn nhân lực
2.2 Tổng quan về tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km² Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ
106o45’30 đến 107o35’00"Đ Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ
Với vị trí địa lí khá thuận lợi, Đồng Nai có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh
tế từ đó giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư Đồng Nai là một trong những
Trang 4tỉnh đi đầu trong phát triển kinh tế theo chiều sâu, tạo môi trường làm việc hiện đại cho người lao động có trình độ, vậy nên Đồng Nai sẽ là điểm đến lí tưởng cho người lao động trình độ cao Ngoài ra, vị trí địa lí nói trên góp phần đào tạo nhân lực và lưu chuyển nguồn nhân lực trình độ cao từ các tỉnh trong vùng với nhau
2.2.2 Tình hình kinh tế
Năm 2016 là năm thứ nhất thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X
và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016 - 2020, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và Nhân dân toàn tỉnh đã tập trung vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra Ước thực hiện tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,06%, khu vực dịch vụ tăng 9,0%, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,32% Có 23/24 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt mục tiêu Nghị quyết số 178/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh, trong đó có 03 chỉ tiêu vượt
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 75.292,7 tỷ đồng Công nghiệp xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quy hoạch được đẩy mạnh, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư nâng cấp Các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển nông nghiệp, dự án cánh đồng lớn được đẩy mạnh triển khai, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung góp phần cải thiện đáng kể diện mạo nông thôn, đời sống sinh hoạt của người dân có sự chuyển biến rõ nét Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4%, thị trường hàng hóa tương đối ổn định Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng cao, công tác quản lý tài nguyên môi trường được chú trọng Thu, chi ngân sách Nhà nước được quản lý chặt chẽ
2.2.3 Tình hình dân số
Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có thành phần dân tộc cộng cư khá đông đảo Theo số liệu thống kê, tại Đồng Nai theo thống kê trong những năm qua, có 31 dân tộc anh em cùng sinh sống Ngoài dân tộc Kinh (chiếm 92% dân số), còn lại đồng bào các dân tộc
Trang 5thiểu số chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh Trong đó, 4 dân tộc bản địa là: Chơ Ro,
Mạ, STiêng và Cơ Ho; 3 dân tộc đã sinh sống lâu đời ở Đồng Nai là: Hoa, Chăm và Khmer Hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số có lượng đông dân nhất ở Đồng Nai là dân tộc Hoa, tiếp đến là các dân tộc Nùng, Chơ Ro, Tày, Khmer, Mường, Dao, Mạ, Chăm, STiêng, Sán Dìu, Cơ Ho, Thái, Thổ, Ê Đê, Sán Chay, Ngái, Raglay, Gia Rai, Lào, Cơ
Tu, Xơ Đăng, Ba Na Đồng bào các dân tộc sống xen kẽ rộng khắp các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu là ở các huyện Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và TX Long Khánh Trong những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh đều rất phấn khởi, yên tâm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Đồng Nai là tỉnh có dân số khá đông, tổng dân số trung bình của tỉnh năm 2016 là 2.963,8nghìn người
Dân số Đồng Nai có sự phát triển ngày càng tăng với tỷ suất nhập cư năm 2016
là 16,5 %
2.3 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 -2016
2.3.1 Số lượng lao động và khả năng gia tăng
Bảng 2.1 Mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số tại tỉnh Đồng Nai
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào bảng 2.1, mật độ dân số của tỉnh Đồng Nai ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng 9,32 người/ km2 trong giai đoạn 2012 – 2016 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
có xu hướng giảm nhưng không đều, trung bình mỗi năm giảm 0,056%, trong đó đó, giảm mạnh nhất( 0,3%) vào năm 2015 và có xu hướng tăng nhẹ (0,2%) vào năm 2016 Đồng Nai là một trọng điểm công nghiệp miền Nam, với những khu công nghệ cao ngày càng được mở rộng về quy mô và số lượng, người lao động nhập cư từ các khu
Trang 6vực, tỉnh thành khác rất nhiều nên mật độ dân số của tỉnh ngày càng tăng, trong khi đó
tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên lại giảm
Bảng 2.2 Cơ cấu dân số trung bình theo giới tính, thành thị nông thôn tỉnh Đồng Nai
Đơn vị: Nghìn người
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung cơ cấu dân số trung bình theo giới tính, thành thị và nông thôn trong giai đoạn 2012 – 2016 đều tăng Xét về góc độ tổng thể cơ cấu dân số tăng 256 nghìn người từ năm 2012 đến 2016, cơ cấu dân số trung bình theo giới tính nữ tăng mạnh (tăng 146 nghìn người) từ năm 2012-2016, cơ cấu dân số tại nông thôn cũng tăng mạnh từ 1.788,9 năm 2012 đến 1.925,9 năm 2016 (tăng 137 nghìn người) Điều này tác động mạnh đến độ tăng dân số trung bình tổng thể
Theo xu hướng phát triển toàn diện hiện nay, tại Đồng Nai đang đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu Công nghiệp trên các khu vực ngoại thành, nông thôn nhằm thu hút và phân bố dân cư hợp lí trên toàn tỉnh điều đó dẫn đến sự tăng mạnh về cơ cấu dân số trung bình tại nông thôn
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động qua đào tạo tại tỉnh Đồng Nai
Năm
Lao động 15 tuổi trở lên đang
làm việc trong nền kinh tế đã qua
đào tạo (ngàn người)
Lực lượng lao đông
15 tuổi trở lên (ngàn người)
Tỷ kệ lao đông 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, trên đà phát triển nền kinh tế tri thức Cùng với xu hướng phát triển của đất nước, Đồng Nai cũng phấn đấu xây dựng đội ngũ lao động chất lượng để góp phần phát triển kinh tế đất nước, cũng là đáp ứng
Trang 7quá trình nâng cấp lên thành tỉnh Công nghiệp Sự tăng trưởng về chất lượng lao động được thể hiện qua sự tăng mạnh của tỷ kệ lao đông 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tăng 6,7 % giai đoạn 2012-2016 Tăng mạnh nhất trong năm 2016 điều đó một phần thể hiện sự phát triển ngày càng cao về chất lượng lao động tại Đồng Nai
2.3.2 Trình độ văn hóa
Bảng 2.4 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
Tỷ lệ dân số
15 tuổi trở lên
biết chữ (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng 2.4, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ khá cao (trên 97%), tuy nhiên có sự biến động trong tỷ lệ này, tỷ lệ tăng nhẹ trong giai đoạn 2012 – 2014 ( 0,3%) và giảm nhẹ trong giai đoạn 2014 – 2016 ( 0,3%) Nhờ vào những năm gần đây, giáo dục được chú trọng, chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ được triển khai rộng rãi, nên sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ luôn ở mức cao và ổn định
Bảng 2.5 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dựa vào bảng 2.5, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông khá cáo, luôn trên 95% Tuy nhiên có sự giảm nhẹ về tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung bình 0,855% mỗi năm Trong đó, năm học 2013 – 2014 đạt tỷ lệ cao nhất 99,98% và năm 2014 – 2015 giảm còn 94,24% Nguyên nhân của sự biến động này là do sự thay đổi và cải cách của giáo dục trong đề án thi tốt nghiệp, học sinh chưa kịp thời nắm bắt tính chất của sự cải cách dẫn đến tình trạng trên
Trang 82.3.3 Trình độ chuyên môn kĩ thuật
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo giảm mạnh từ 2012 – 2016 giảm 3%,bên cạnh đó lao động qua đào tạo tăng lên tăng nhiều ở trình độ đại học và cao đẳng Do những năm gần đây, chất lượng giáo dục, đào tạo ở Đồng Nai được nâng cao: các trường học chủ động hơn trong việc tuyển sinh, cơ sở vật chất được cải thiện cũng như chủ động mời các giảng viên về trường giảng dạy cho học viên, sinh viên Ngoài ra,trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng, được đào tạo và có trình độ chuyên môn kĩ thuật bọc lao động phải được
đào tạo hoặc các cơ quan doanh nghiệp đưa nhân lực của mình đi đào tạo
Kinh tế ở địa phương ngày được cải thiện, do đó người dân cũng có điều kiện nâng cao trình độ học vấn cũng như hiểu biết của mình
2.3.4 Tình hình chăm sóc sức khỏe nguồn lực
Bảng 2.7 Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế tại Đồng Nai
Trang 9Bệnh viện điều dưỡng và
Trạm y tế xã, phường, cơ
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 2.8 Số nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế
Đơn vị: Người
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn chung, tình hình chăm sóc sức khỏe tại tỉnh Đồng Nai ngày càng được quan tâm và đầu tư Xuất phát từ nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận, các cơ sở y tế đã phát triển rất nhanh về cả chất lượng lẫn
số lượng Số lượng cán bộ y tế tăng, cụ thể bác sĩ tăng 60 người, y sĩ tăng 42 người, y
tá tăng 211 người, hộ sinh tăng 27 người Số cơ sở y tế hầu như không có biên động nhưng được trang bị nhiều thiết bị tiến bộ, hiện đại hơn để phục vụ nhu cầu kham chữa bệnh.
Bảng 2.9 Tỷ lệ trẻ dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin tại Đồng Nai
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tại Đồng Nai có 8/28 bệnh truyền nhiễm có số ca mắc tăng so với cùng kỳ, trong
đó có bệnh sốt xuất huyết, viêm gan virus, thủy đậu, cúm, quai bị, tay chân miệng, viêm não virus, ho gà Ngoài ra, còn có 5 ca bệnh do virus Zika
Hiện nay, 2 bệnh: sốt xuất huyết và tay chân miệng đang có xu hướng tăng cao Tính từ đầu năm 2016 đến ngày 10-9, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4 ngàn ca sốt xuất huyết, trong đó có hơn 3,6 ngàn ca nhập viện điều trị nội trú, tăng 43% ca nhập viện điều trị
so với cùng kỳ năm 2015; ghi nhận 3 ca tử vong, tăng 1 ca so với cùng kỳ năm 2015
Trang 10Riêng bệnh tay chân miệng cũng có hơn 6,4 ngàn ca, trong đó có hơn 2,5 ngàn ca nội trú, số ca nội trú tăng 74% so với cùng kỳ năm 2015
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai, để phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thường xuyên vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, phòng ngừa muỗi đốt; trong đó, diệt lăng quăng là giải pháp bền vững nhất để phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Đối với bệnh thủy đậu và quai bị, khi mắc bệnh người dân cần đến các cơ sở y tế
để được khám và tư vấn cách điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng Những bệnh nhân bị thủy đậu, ngoài việc uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, còn phải giữ cho mụn nước không bị vỡ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa nhiễm trùng da Đối với bệnh tiêu chảy, những người bị tiêu chảy nhiều kèm nôn ói, sốt, tuyệt đối không chủ quan, phải đến các cơ sở y tế để được khám và xác định rõ nguyên nhân mắc bệnh
để được điều trị, tránh mất nước kéo dài gây suy thận
2.3.5 Vấn đề đói nghèo và phát triển con người
Bảng 2.10 Tỷ lệ hộ nghèo tại Đồng Nai
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỉnh Đồng Nai xác định khó khăn về nhà ở đang là một trong những rào cản lớn khiến người nghèo khó ổn định cuộc sống và vươn lên Vì vậy, năm 2016, tỉnh phấn đấu xây dựng và sửa chữa khoảng 450 căn nhà hư hỏng, dột nát phát sinh của hộ nghèo Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực vận động và tham gia xây dựng Quỹ
“Vì người nghèo” Cùng với sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm
và của người dân nguồn quỹ huy động được đến nay đã lên đến gần 300 tỷ đồng