Các nghiên cứu trên cho thấy, để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỦ ĐỀ 5
Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam Bằng việc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn, anh chị hãy đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân
Thư ký: Nguyễn Thị Mai Lan Lương Phương Mai
Trang 2LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM 3
1.1 Các khái niệm cơ bản 3
1.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 3
2.2 Đẩy mạnh đào tạo nhân lực trẻ có kỹ năng nghề cao, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa 11
2.3 Dự báo nhu cầu nhân lực cho các địa phương và các lĩnh vực ngành nghề .11
2.4 Cơ cấu, phân bố lại nhân lực từng vùng, từng khu vực, địa phương 12
2.5 Tăng cường công tác phối hợp, liên kết với các trường, viện, học viện, cơ sở đào tạo của trung ương, các trường ở địa phương 12
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH HOA ĐÔ 3 13
3.1 Tổng quan về Công ty TNHH Hoa Đô 3 13
3.1.1 Giới thiệu chung 13
3.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Hoa Đô 3 13
3.2.1 Thực trạng về thể lực 13
3.2.2 Thực trạng về trí lực 15
3.2.3 Thực trạng về tâm lực 16
3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Hoa Đô 3 18
3.3.1 Giải pháp nâng cao thể lực: 18
Trang 33.3.3 Giải pháp nâng cao tâm lực 18 3.3.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và sử dụng nguồn nhân lực 19 3.3.5 Giải pháp về hoạt động đào tạo 19 KẾT LUẬN 20
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, các thành viên nhóm 5 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Đỗ Thị Tuyết đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức không chỉ bổ ích mà còn có tính thực tế cao Từ những kiến thức mà cô truyền tải, nhóm em đã tiếp thu và trên cơ sở đó hoàn thành bài báo cáo Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm báo cáo và trình bày Rất mong nhận được những nhận xét và góp ý chân thành của cô để bài báo cáo của nhóm em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chúc cô dồi dào sức khỏe và ngày càng có nhiều thành công trong sự nghiệp.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế đã chứng minh rằng: Nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Nhưng khi nói NNL là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri thức, sáng tạo, đầy nhiệt huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp chứ không phải con người chung chung Chất lượng NNL sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế
Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trong điều kiện của thế giới chuyển từ nền cách mạng công nghiệp 3,0 sang cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, bối cảnh cạnh tranh của thế giới cũng đã và đang thay đổi Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) đang là xu thế toàn cầu và được dự đoán sẽ tăng tốc trong những năm tới, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và xóa mờ ranh giới giữa con người với máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các nền kinh tế, giữa các doanh nghiệp và năng lực con người
Các nghiên cứu trên cho thấy, để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề được đặt ra và đòi hỏi cần có những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.
Với đề tài “Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam, Bằng việc nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn, anh chị hãy đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với cách mạng 4.0 “ nhóm chúng em sẽ trình bày những nét khái quát nhất về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng như tìm hiểu về thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với cách mạng 4.0.
Trang 6CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm cơ bản Nguồn nhân lực
Dưới cách nhìn nhận của chuyên ngành Kinh tế chính trị thì nguồn nhân lực là tổng hóa của thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của mỗi quốc gia, đó là sự kết tinh của những truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử phát triển, từ đó sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của xã hội
Theo Giáo trình kinh tế Nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân do PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh chủ biên, in năm 2008 thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”
Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người Chất lượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động (NSLĐ) Trong thời đại tiến bộ kỹ thuật, một quốc gia cần và có thể đưa chất lượng nguồn nhân lực vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nhân tiến bộ kỹ thuật công nghệ, hòa nhập với nhịp độ phát triển nhân loại Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các tiêu chí về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất.
1.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
1.2.1 Về số lượng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến tháng 6/2022, nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số Quy mô dân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với quy mô dân số cả nước Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao
Trang 7động Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triê •u người so với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triê •u người) Trong số lực lượng lao động năm 2022, lực lượng lao động tăng từ 27,87 triệu người (năm 1986), đến nay là 51,4 triệu người (quý 2/2022); tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 49% (năm 2014), nay là 67% (6 tháng đầu năm 2022).
Sự gia tăng về dân số của Việt Nam kéo theo số lượng nguồn nhân lực có sự tăng trưởng mạnh Điều này cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam luôn trong tình trạng có thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp lực lao động cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
1.2.2 Về chất lượng a Trình độ văn hóa – học vấn
Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của cả nước mới ở khoảng lớp 6/ đầu người Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93% Vì vậy, cần giải pháp để nâng cao trình độ học vấn của mặt bằng chung cả nước, thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.
Trình độ học vấn của nhân lực Việt Nam liên tục được cải thiện qua từng năm Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã tăng hơn gấp 2 lần sau khoảng 20 năm, từ 10,3% (năm 2000) lên 22,8% (năm 2019) Giai đoạn 2009 - 2019, trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam đã được nâng cao; phân bổ lực lượng lao động theo trình độ học vấn tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp.
Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ học vấn, 2009 - 2019
Đơn vị: %
Trang 8Sau 10 năm, trình độ học vấn của LLLĐ đã được nâng cao; phân bố LLLĐ theo trình độ học vấn cao nhất đạt được tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp: LLLĐ đã tốt nghiệp THPT trở lên tăng 13,5 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 2019 là 39,1%; năm 2009 là 25,6%); không thay đổi đối với nhóm THCS và giảm mạnh ở 3 nhóm trình độ thấp hơn (chưa bao giờ đi học giảm 1,7 điểm phần trăm; chưa tốt nghiệp tiểu học giảm 5,7 điểm phần trăm; tốt nghiệp tiểu học giảm 6,1 điểm phần trăm).
Trình độ học vấn của người lao động đã được nâng cao, tuy nhiên, khoảng cách khác biệt giữa các vùng còn khá lớn Trình độ học vấn của LLLĐ giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các vùng kinh tế - xã hội có sự chênh lệch đáng kể: Tỷ trọng người tham gia LLLĐ đã tốt nghiệp THPT trở lên ở khu vực thành thị cao gấp hai lần khu vực nông thôn (tương ứng là 58,8% và 29,9%); khoảng cách khác biệt về tỷ trọng dân số tham gia LLLĐ có trình độ THPT trở lên giữa các vùng kinh tế - xã hội cao nhất là gần 30 điểm phần trăm Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng đạt được thành tựu tốt nhất về nâng cao trình độ học vấn của LLLĐ (tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ đạt trình độ THPT trở lên tương ứng là 52,5% và 46,4%), trong khi đó Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thấp nhất (tương ứng là 28,1% và 22,6%).
Lực lượng lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) ở khu vực thành thị cao gấp 2,5 lần khu vực nông thôn Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (31,8%) và Đông Nam Bộ (27,5%); thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (13,6%).
b Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Việt Nam không ngừng được cải thiện Tỷ lệ dân số có chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể so với năm 2007, tăng 6,3 điểm phần trăm, từ 17,7% (năm 2007) lên 24% (quý II/2020) Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 4,9% (năm 2007) lên 11,1% (quý II/2020) Điều này cho thấy trong những năm qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những thay đổi lớn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Tuy nhiên, Việt Nam cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, lao động không chính thức và phổ thông vẫn chiếm chủ yếu Lực lượng đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, khoảng 24,5% năm 2020 (so với
Trang 9kế hoạch đặt ra là 40%) Trong khi nhân lực đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Tỷ lệ dân số t_ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính, thành thị, nông thôn và vùng kinh tế - xã hội
Đơn vị: %
Toàn quốc có 80,8% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ CMKT Một nửa trong số 19,2% người có trình độ CMKT là người có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 9,3%) Tỷ lệ dân số có CMKT đã tăng lên đáng kể so với năm 2009, tăng 5,9 điểm phần trăm (năm 2009: 13,3%) Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, gấp hơn hai lần so với năm 2009 (năm 2009: 4,4%) Điều này cho thấy 10 năm qua, giáo dục đại học và trên đại học của Việt Nam đã có những bước chuyển mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước Tuy nhiên, Việt Nam cần chú trọng và nỗ lực hơn nữa trong giáo dục, đào tạo nghề để có được nguồn nhân lực có kỹ năng tốt phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Tỷ trọng lao động có việc làm được đào tạo CMKT chiếm 23,1% (hơn ba phần tư lao động có việc làm chưa được đào tạo, chiếm 76,9%) Đa số lao động có việc làm chưa qua đào tạo đang cư trú ở khu vực nông thôn Tỷ trọng
Trang 10lao động có việc làm và không có CMKT ở khu vực nông thôn cao gấp 1,3 lần ở khu vực thành thị (84,4% so với 60,7%).
Trong số lao động có việc làm có trình độ CMKT, 45,9% lao động được đào tạo CMKT trình độ từ đại học trở lên Con số này ở khu vực thành thị cao gấp 1,6 lần ở khu vực nông thôn (56,6% so với 33,6%) Nghĩa là ở khu vực thành thị, cứ trong 10 người đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật thì có khoảng 6 người được đào tạo đại học trở lên; trong khi đó, ở khu vực nông thôn, con số này tương đương với khoảng 3 người.
c Thể lực
Có thể nói, một yếu tố không thể thiếu đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là sức khỏe Sức khỏe ngày nay không chỉ được hiểu là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai Mọi người lao động, dù lao động cơ bắp hay lao động trí óc đều cần có sức vóc thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, biến tri thức thành sức mạnh vật chất Hơn nữa, cần phải có sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, niềm tin và ý chí, khả năng vận động của trí lực trong những điều kiện khác nhau và trong những thử thách hết sức khó khăn và khắc nghiệt.
Về cơ bản, thể chất của người lao động Việt Nam đã được cải thiện, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực, thể hiện ở các khía cạnh tầm vóc, sức khoẻ, sức bền, khả năng chịu áp lực…
Theo Bảng thống kê chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới dựa trên nghiên cứu của NCD Risk Factor Collaboration, chiều cao của người Việt Nam đang đứng thứ 153 trên tổng số 201 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Có thể thấy, chiều cao trung bình Việt Nam 2023 đã có sự thay đổi ngoạn mục, vượt hơn 45 quốc gia khác về chiều cao Với điều kiện kinh tế, xã hội ngày càng tiến bộ, nhận thức của gia đình về chiều cao của thế hệ trẻ ngày càng tăng, hứa hẹn trong tương lai, chiều cao trung bình của người Việt sẽ còn thăng hạng.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng nhanh trong 10 năm qua (2010-2020) Năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm (tăng 3,7 cm so với năm 2010), nữ đạt 156,2 cm
Trang 11(tăng 2,6 cm) Chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Với chỉ số này, ngay cả khi các doanh nghiệp, tập đoàn muốn đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến thì người lao động rất khó khăn trong sử dụng và vận hành máy móc, thiết bị hiện đại có kích cỡ lớn, làm việc trong môi trường không thuận lợi (trên cao, dưới sâu…) với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần kinh và tâm lý lớn…
d Trí lực
Trí tuệ là yếu tố thiết yếu, quan trọng nhất của con người, của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Ngày nay, sự phát triển nhan và mạnh của khoa học – công nghệ yêu cầu người lao động có học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, làm việc chủ động, sử dụng được các công cụ hiện đại Năng lực trí tuệ biểu hiện ở khả năng sử dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được kỹ thuật công nghệ hiện đại Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH càng đi vào chiều sâu thì càng đòi hỏi trình độ chuyên môn hóa cao của nhân lực để đạt năng suất cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều lần.
Nhìn chung người Việt Nam được đánh giá là có tư chất sáng tạo và thông minh, có khả năng vận dựng và thích ứng nhanh Đây là ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực nước ta Với phẩm chất này, năng lực trí tuệ của người Việt Nam có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại khi được đào tạo và sử dụng hợp lý Người lao động nước ta được đánh giá là có khả năng nắm bắt nhạy hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực,
e Chỉ số phát triển con người (HDI)
Trong giai đoạn 2016 - 2020, HDI của cả nước và hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng qua các năm HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020 Theo đó, Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020 Thứ hạng HDI của Việt Nam trong các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới tăng từ vị trí 118 năm 2018 lên 117 năm 2019 và có thể tiếp tục được cải thiện trong năm 2020 khi UNDP cập nhật Bảng xếp hạng.
Trang 12Cụ thể, HDI của cả nước và hầu hết các địa phương đều tăng, nhưng tốc độ tăng thấp Năm 2020, HDI của cả nước đạt 0,706, chỉ tăng 0,024 so với năm 2016 với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 0,9% HDI của cả nước tuy đã chuyển từ Nhóm 3 lên Nhóm 2 nhưng mới ở mức thấp của Nhóm 2.
Trong Bảng xếp hạng HDI thế giới, thứ hạng của Việt Nam cải thiện không nhiều và trong khu vực Đông Nam Á vẫn xếp thứ 7/11 quốc gia Điều này cho thấy, chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo nhân lực nói riêng, chưa đóng vai trò chủ đạo trong phát triển nhân tố con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.