Tôi xin cam đoan đề tài "Đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-
-BÙI MINH ĐỨC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ĐẾN NĂNG LỰC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học quốc gia Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Minh Đức, học viên lớp Cao học Đo lường và đánh giá trong giáodục khóa QH-2017-S-ĐLĐG, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin cam đoan đề tài "Đánh giá tác động của nhóm nghiên cứu đến
năng lực nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh (Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)” hoàn toàn là kết
quả nghiên cứu của chính bản thân và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác.Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắcđạo đức nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nộidung khác trong luận văn của mình
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2019
Tác giả
Bùi Minh Đức
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Tiến sĩ thông qua
mô hình Nhóm nghiên cứu ở Việt Nam” - Đề tài mã số KHGD/16-20.ĐT.032.
Tác giả xin gửi tới GS.TSKH Nguyễn Đình Đức giảng viên hướng dẫn, đồngthời cũng là chủ nhiệm đề tài lời cảm ơn chân thành nhất Kiến thức, kinh nghiệmcùng sự quan tâm chỉ bảo tận tình, giúp đỡ động viên của Thầy đã giúp tôi hoànthành nghiên cứu này
Đồng thời tác giả cũng xin cám ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị chấtlượng đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để tôi cóđược nền tảng thực hiện đề tài này
Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các anh/chịđồng nghiệp, các anh/chị nghiên cứu sinh đang học tập và làm việc tại Trường Đạihọc Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cũng nhưđóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Bùi Minh Đức
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
6.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4
6.2.Phương pháp nghiên cứu định lượng 4
6.3.Phương pháp nghiên cứu định tính 5
6.4.Phương pháp thống kê toán học 5
7 Phạm vi nghiên cứu 5
8 Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Tác động 6
1.1.2 Khoa học 6
1.1.3.Nghiên cứu khoa học 7
1.1.4 Năng lực 10
1.1.5.Năng lực nghiên cứu khoa học 12
1.1.6 Khái niệm Nhóm 15
1.1.7.Cộng tác nghiên cứu 16
Trang 61.1.8 Nhóm nghiên cứu 18
1.1.9 Nhóm nghiên cứu mạnh 20
1.2 Tổng quan nghiên cứu 23
1.2.1 Sự hình thành và phát triển NNC 23
1.2.2 Mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng lực nghiên cứu 25
Khung lý thuyết 32
Tiểu kết chương 1 33
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 34
2.1 Địa bàn nghiên cứu 34
2.1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 34
2.1.2 Thực trạng xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 35
2.1.3 Hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo Tiến sĩ ở Trường ĐHKHTN 37
2.2 Tổ chức nghiên cứu 39
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 39
2.2.2 Quy trình nghiên cứu 40
2.2.3 Xây dựng và thử nghiệm phiếu khảo sát 41
2.2.4 Khảo sát chính thức 46
Tiểu kết chương 2 49
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 50
3.1.1 Phân bố NCS theo giới tính và độ tuổi 50
3.1.2 Loại hình NNC và vai trò của NCS trong NNC 50
3.1.3 Phân bố NCS theo thời gian tham gia NNC 51
3.1.4 Phân bố NCS theo Khoa đào tạo 51
3.1.5 Phân bố NCS theo năm nhập học 52
3.1.6 Hoạt động hỗ trợ đào tạo của NCS 52
3.1.7 Tiến độ thực hiện luận án của NCS 53
3.2 Một số lợi ích đối với NCS khi tham gia NNC 54
3.2.1 Môi trường nghiên cứu khoa học 54
Trang 73.2.2 Tham gia vào các đề tài của NNC 56
3.2.3 Thuận lợi trong việc công bố các kết quả nghiên cứu 57
3.3 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS 58
3.3.1 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến kiến thức chuyên môn của NCS 59
3.3.2 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến kỹ năng nghiên cứu của NCS 62
3.3.3 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến thái độ / mức độ tự chủ và trách nhiệm của NCS 65
3.4 Kiểm định sự khác biệt về tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS khi xét đến yếu tố thời gian tham gia NNC 69
3.5 Kiểm định sự khác biệt về tác động của hoạt động tham gia NNC đối với NLNCKH của NCS khi xét đến yếu tố loại hình các NNC 72
3.6 Mối quan hệ giữa khả năng công bố quốc tế (ISI/Scopus) và loại hình NNC mà NCS tham gia 74
3.7 Mối quan hệ giữa năng suất nghiên cứu của NCS và loại hình NNC mà NCS tham gia 76
Tiểu kết chương 3 78
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ 79
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 79
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 80
KHUYẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 91
Trang 8Năng lực nghiên cứu khoa họcNhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu mạnhNghiên cứu khoa họcNghiên cứu sinhSau đại họcTiến sĩ
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Danh sách các NNCM và NNC tiềm năng của Trường ĐHKHTN 36
Bảng 2.2 Các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ của Trường ĐHKHTN năm 2018 37
Bảng 2.3 Thang đo sơ bộ của nghiên cứu 42
Bảng 2.4 Kết quả phân tích cronbach's alpha thang đo sơ bộ 44
Bảng 2.5 Cấu trúc phiếu khảo sát chính thức 44
Bảng 2.6 Kết quả phân tích cronbach's alpha thang đo chính thức 47
Bảng 3.1 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo độ tuổi 50
Bảng 3.2 Tiến độ thực hiện luận án của NCS 53
Bảng 3.3 Khối lượng công việc mà NCS được giao trong NNC 56
Bảng 3.4 Thống kê tình hình công bố quốc tế của NCS trong NNC 57
Bảng 3.5 Kết quả phân tích câu hỏi số 10 59
Bảng 3.6 Tác động của hoạt động tham gia NNC đến yếu tố kiến thức chuyên môn 60 Bảng 3.7 Tác động của hoạt động tham gia NNC đối với kỹ năng nghiên cứu 63
Bảng 3.8 Tác động của hoạt động tham gia NNC đối với mức độ tự chủ và trách nhiệm của NCS 66
Bảng 3.9 Kết luận về mức độ tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS 68
Bảng 3.10 Kết quả phân tích Independent samples t-test về tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH giữa nhóm NCS tham gia NNC trên 1 năm và nhóm NCS tham gia NNC dưới 1 năm 69
Bảng 3.11 Kết quả phân tích Independent Samples T-Test về tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH giữa nhóm NCS thuộc NNCM và không thuộc NNCM 72
Bảng 3.12 Phân tích bảng chéo giữa khả năng công bố quốc tế và loại hình NNC 75 Bảng 3.13 Kết quả kiểm định Chi - bình phương 75
Bảng 3.14 Kết quả kiểm định Phi và Cramer’s V 75
Bảng 3.15 Phân tích bảng chéo giữa năng suất nghiên cứu và loại hình NNC mà NCS tham gia 76
Bảng 3.16 Kết quả kiểm định Chi - bình phương 76
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu 32
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cứu 41
Hình 3.1 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo vai trò trong các NNC 50
Hình 3.2 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo thời gian tham gia NNC 51
Hình 3.3 Cơ cấu đối tượng khảo sát phân theo theo Khoa đào tạo 51
Hình 3.4 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo năm nhập học 52
Hình 3.5 Thống kê một số hoạt động của NCS trong quá trình học tiến sĩ tại Trường 53
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mỗi một quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội, cần các nguồn lực gồm:tài nguyên thiên nhiên, tài chính, khoa học - công nghệ, con người, v.v… trong đónguồn tài nguyên con người là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định nhất.Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận không thể tách rời nguồn nhân lựcquốc gia, nhất là khi quốc gia đó chuyển sang nền kinh tế dựa trên tri thức Với xuhướng hội nhập, toàn cầu hóa quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư(CMCN4) tạo ra những cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho mỗi quốcgia, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định Nguồn nhân lực phục
vụ cho phát triển lúc này đang đứng trước những nhu cầu mới về chất lượng ở cảkiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng nghề nghiệp Tuy nhiên theo báo cáo về mức độsẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai ―Readiness for the Future of ProductionReport 2018‖ do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam thuộc nhómcác quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN4 và có nguy cơ rơi vào tình trạng tụthậu Các yếu tố về phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo công nghệ - liên
quan trực tiếp đến quá trình chuẩn bị cho CMCN4 của Việt Nam như: nguồn nhân lực, các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học, công nghệ và
đ i m i s ng tạo (Technology & Innovation), công nghệ nền echnolog Platform), năng lực sáng tạo đều có điểm số thấp (WEF, 2018) Do đó đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu Điều này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng: ―Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ những cơ hội và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4‖ (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, 2017, tr 54)
Để đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao - các nhân tàitrong lĩnh vực khoa học công nghệ - đáp ứng yêu cầu của đất nước, một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất của các trường đại học (ĐH) là phải tập trung đào
Trang 12tạo người học đặc biệt là đào tạo tiến sĩ (TS) có năng lực nghiên cứu khoa học(NLNCKH) và trình độ chuyên môn cao, tập trung và thu hút các nhà khoa học đểtạo ra các sản phẩm khoa học chất lượng tốt, có tính ứng dụng thực tiễn Bởi bêncanh đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành (GS, PGS) thì đội ngũ các TS trẻ vànghiên cứu sinh (NCS) chính là lực lượng hùng hậu để thực hiện các đề tài, dự án
và công bố khoa học Tuy nhiên tình hình đào tạo TS ở nước ta hiện nay vẫn cònkhá nhiều bất cập (Nguyễn Lộc, 2017), thực trạng đào tạo TS của một số cơ sởnhanh và dễ dàng cho thấy chất lượng các nghiên cứu, chất lượng luận án chưathực sự đảm bảo, chưa đủ tầm khoa học hoặc chưa giải quyết được các vấn đề họcthuật mới và nếu tính trong khoảng 15 năm trở về đây ―số lượng giảng viên ĐH và
tỉ lệ giảng viên có trình độ TS chỉ gia tăng ở mức độ vừa phải, thậm chí, trongtương quan chung với tổng thể quy mô nền giáo dục ĐH thì tỉ lệ giảng viên có trình
độ TS có xu hướng diễn biến giảm chứ không tăng‖ (Nguyễn Tấn Đại, 2017b).Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo TS một trong những giải pháp và kinhnghiệm được nhiều nhà khoa học trong nước chia sẻ trong những năm gần đây làgắn kết giữa NCKH và đào tạo TS thông qua hoạt động của các nhóm nghiên cứu(NNC) và nhóm nghiên cứu mạnh (NNCM) Hơn nữa với yêu cầu về chất lượngđào tạo TS ngày càng cao, công bố quốc tế là một trong những yêu cầu bắt buộc vớiNCS (Bộ GD&ĐT, 2017; ĐHQGHN, 2017) thì các NNC chính là môi trường họcthuật, nghiên cứu thuận lợi để NCS thực hiện được yêu cầu đó
NNC là một trong những hình thức tổ chức cơ bản nhất của một hoạt độngnghiên cứu khoa học (NCKH) Mô hình NNC đã xuất hiện từ lâu trong các trường
ĐH trên thế giới và đang được phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay CácNNC được hình thành với nhiệm vụ là xương sống của hoạt động khoa học và đàotạo trong các trường ĐH Vậy thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo đặc biệt làđào tạo TS của các NNC hiện nay, việc NCS tham gia làm việc trong môi trườngNNC sẽ có tác động như thế nào đến NLNCKH của họ?
Để trả lời cho câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài ―Đánh giá tác động
của nhóm nghiên cứu đến năng lực nghiên cứu khoa học của Nghiên cứu sinh‖.
Kết quả mà luận văn này muốn hướng tới chính là xem xét trong thực tế hiện nay,
Trang 13hoạt động tham gia NNC sẽ có tác động như thế nào đến NLNCKH Tác giả nhậnthấy rằng việc tìm hiểu mối quan hệ này tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (đơn vịtrọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, NCKH cơ bản và KH&CN, cónhiều NNC và NNCM) sẽ rất hữu ích trong việc góp phần bổ sung vào các kết quảnghiên cứu tương tự tại Việt Nam nói chung và tại các trường ĐH khác nói riêng.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu ý kiến đánh giá của thành viên cácnhóm nghiên cứu (Gồm: 1 NCS/TS được đào tạo tại Trường ĐH Khoa học Tựnhiên; 2 Giảng viên hướng dẫn) về tác động của hoạt động tham gia NNC đếnNLNCKH của NCS Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị/giải pháp giúp đẩymạnh hoạt động đào tạo Tiến sĩ thông qua môi trường và mô hình NNC
3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài Trong nghiên cứu này:
Nhóm nghiên cứu (NNC) là là một tập thể các nhà khoa học được được hìnhthành trên cơ sở tự nguyện hay theo ý đồ phát triển của tổ chức, cùng nhau thực hiện một
đề tài hoặc theo đuổi một lĩnh vực nghiên cứu xác định nhằm tạo nên các kết quả nghiêncứu có đóng góp thiết thực trong việc phát triển lĩnh vực chuyên môn của đơn vị
Năng lực nghiên cứu khoa học (NLNCKH) của NCS được hiểu là khả năngthực hiện có kết quả một công trình NCKH của NCS trong lĩnh vực nghiên cứu, thể hiện
ở sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng và thái độ vào quá trình tổ
chức triển khai thực hiện nghiên cứu đó
Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc thực hiện đánh giá tác động của hoạtđộng tham gia NNC đến NLNCKH dựa trên cơ sở tự đánh giá của các NCS/TS(thông tin đánh giá gián tiếp) và có bổ sung thông tin từ việc phỏng vấn giảng viênhướng dẫn và NCS
Trong thực tế để đánh giá các tác động đến NLNCKH của NCS cần phảinghiên cứu tới cả những yếu tố khác, ví dụ như kết quả học tập ở bậc ĐH, các yếu
tố về tài chính, công việc hiện tại của NCS, tình trạng sức khỏe, các yếu tố gia đình
3
Trang 14v.v Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ không khai thác tới những khía cạnh này.
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Tham gia hoạt động trong NNC có tác động như thế nào đối với NLNCKH của các NCS?
- Có sự khác biệt như thế nào về tác động của hoạt động tham gia NNC đốivới NLNCKH của NCS khi xét đến các yếu tố như thời gian tham gia NNC và loại hìnhNNC mà NCS tham gia?
- Có mối quan hệ giữa khả năng công bố quốc tế của NCS và loại hình NNC
mà NCS tham gia không?
5 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
a Đối tượng nghiên cứu.
Tác động của hoạt động tham gia NNC đến NLNCKH của NCS
b Đối tượng khảo sát
- Các NCS/TS được đào tạo tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, đã hoặc đang tham gia các NNC
- Giảng viên hướng dẫn là thành viên hoặc trưởng nhóm các NNC
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tiến hành thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, bài báo, các công trìnhnghiên cứu trong nước và trên thế giới về NNC, mối quan hệ giữa nghiên cứu khoahọc theo nhóm và NLNCKH, hoạt động hỗ trợ đào tạo TS của các NNC, v.v từ đóxây dựng hệ thống cơ sở lý luận và hoàn thành khung lý thuyết của đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi là phương tiện chính để thu thập thông tinphân tích và kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu Thang đo được xây dựng trên cơ
sở lý thuyết, cơ sở lý luận về NLNCKH của NCS đồng thời có sự hướng dẫn
Trang 15và góp ý của chuyên gia GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng nhóm NNCM vềvật liệu và kết cấu tiên tiến, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.
6.3 Phương pháp nghiên cứu định tính.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc nhằm mục đích làm rõthêm thông tin của số liệu thu được từ các phương pháp định lượng Trong nghiêncứu này, tác giả đã thực hiện phỏng vấn thành viên của các NNC (Giảng viênhướng dẫn và NCS) với nội dung tập trung vào các vấn đề liên quan đến thực trạng
hỗ trợ đào tạo TS của các NNC hiện nay, vai trò của NCS trong các hoạt độngnghiên cứu của NNC, mối quan hệ giữa đào tạo và nghiên cứu cũng như tác độngcủa NNC đến NLNCKH của NCS
6.4 Phương pháp thống kê toán học.
Dữ liệu thu được từ điều tra khảo sát được kiểm tra, làm sạch và được xử lýbằng phần mềm SPSS version 22 Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của bộcông cụ được áp dụng
7 Phạm vi nghiên cứu
a Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đánh giá tác động của hoạt
động tham gia NNC đến NLNCKH của các NCS thông qua kết quả lấy ý kiến đánh giá của thành viên các NNC (Giảng viên hướng dẫn và NCS)
b Thời gian thực hiện:
12 tháng (từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019)
8 Kết cấu của luận văn
Phần 1 Mở đầu
Phần 2 Nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 2 Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận
án kết thúc hoặc sau một thời gian khi kết thúc dự án.‖ (Được trích dẫn bởi Ngô ThịThu Hương, 2008)
Trong nghiên cứu của mình, tác giả định nghĩa khái niệm tác động như sau:
"Tác động là kết quả (có thể là tích cực hoặc tiêu cực) của một hoạt động tới mộtđối tượng nào đó.‖
1.1.2 Khoa học
Từ ―khoa học‖ xuất phát từ tiếng Latin ―Scienta‖, nghĩa là tri thức Theo
Từ điển Giáo dục học, khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và
hệ thống hóa những tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ýthức xã hội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạtđộng ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của một bứctranh về thế giới Từ khoa học cũng có thể dùng để chỉ những lĩnh vực tri thứcchuyên ngành Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích, dự báocác quá trình và các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quy luật mà nókhám phá được (Bùi Hiền, 2015)
Tác giả Sheldon (1997) cho rằng khoa học là một hoạt động trí tuệ được thựchiện bởi con người, được thiết kế để khám phá cách thức hoạt động, tồn tại của sựvật – hiện tượng
Trang 17Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999), khoa học được hiểu là ―hệ thống tri thứckhoa học về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quyluật của tự nhiên, xã hội, tư duy‖ Tri thức khoa học là những hiểu biết được tíchlũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học được vạch sẵn theo mộtmục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học Trithức khoa học chính là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rờirạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất của vấn đề nghiêncứu.
Theo Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2013,khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật,hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy (Quốc hội, 2013)
Trong nghiên cứu của mình, tác giả xác định và chấp nhận định nghĩa vềkhoa học của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 là phù hợp với đề tài nghiên cứucủa mình
1.1.3 Nghiên cứu khoa học
Theo Armstrong và Sperry (1994), NCKH là một họat động tìm kiếm, xemxét, điều tra, hoặc thử nghiệm Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạtđược từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, vềthế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuậtmới cao hơn, giá trị hơn Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyếtkhoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới Kết quả của nghiên cứukhoa học tạo ra những ứng dụng cho thực tiễn
Trang 18Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999), NCKH là ―một hoạt động xã hội, hướng
vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới
và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới‖ Tác giả Vũ Cao Đàm cũng đã đưa
ra một số đặc điểm của NCKH bao gồm: tính mới, tính tin cậy, tính thông tin, tínhkhách quan, tính rủi ro, tính kế thừa, tính cá nhân, tính trễ trong khoa học
Theo Babbie (2007), NCKH (Tiếng Anh: scientific research) là cách thức:(1) Con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống; và (2) làquá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích các
sự vật hiện tượng
Trong từ điển NCKH, tác giả Lefrançois định nghĩa, NCKH ―là mọi hoạtđộng có hệ thống và chặt chẽ bao hàm một phương pháp luận phù hợp với một hệvấn đề nhằm tìm hiểu một hiện tượng, giải thích hiện tượng và khám phá một sốquy luật NCKH là nơi đối chiếu giữa những tiền giả định lý thuyết và thực tế như
nó được cảm nhận‖ (Được trích dẫn bởi Trần Thanh Ái, 2014)
Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2013, NCKH là hoạt động khám phá,phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tưduy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn (Quốc hội, 2013)
Dựa vào các định nghĩa trên và hiểu biết về NCKH, tác giả cho rằng NCKH
là hoạt động tìm hiểu, điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực nghiệm, để phát hiện ra cái m i về bản chất sự vật, quy luật mà khoa học chưa hề biết đến.
Theo J.Beillerot xét ở góc độ hoạt động nghiên cứu và hoạt động trí tuệNCKH bao gồm 06 tiêu chí sau đây:
1 Là hoạt động sản sinh ra kiến thức mới;
2 Là một quy trình chặt chẽ;
3 Phải có công bố kết quả;
4 Phải có nhận xét phê phán về nguồn gốc, phương pháp, cách thức tiến hành của nghiên cứu;
5 Phải có tính hệ thống trong việc thu thập dữ liệu;
Trang 196 Phải có diễn giải nghiên cứu theo các lí thuyết hiện hành khi xây dựng vấn đềnghiên cứu cũng như khi diễn giải các dữ liệu nghiên cứu.
Trong đó ba tiêu chí đầu được Beillerot coi là các tiêu chí cơ bản củaNCKH, ba tiêu chí sau hướng tới ―chuẩn‖ trong NCKH (Được trích dẫn bởi TrầnThanh Ái, 2014)
Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu
trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật vớicác sự vật khác Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phátminh dẫn đến hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát ảnh hưởng đến mộthoặc nhiều lĩnh vực khoa học Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu
cơ bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản định hướng
- Nghiên cứu cơ bản thuần tuý là những nghiên cứu về bản chất sự vật để
nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng
- Nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu đã dự kiến trước
mục đích ứng dụng Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành
nghiên cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề:
+ Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địachất, đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loạinghiên cứu nền tảng
+ Nghiên cứu chu ên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền
9
Trang 20Nghiên cứu chuyên đề không chỉ dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu
cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụngchúng vào sản xuất đời sống Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữnày: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý Một số giảipháp công nghệ có thể trở thành sáng chế
Triển khai thực nghiệm là sự vận dụng các quy luật (từ nghiên cứu cơ bản)
và các nguyên lý (từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham sốkhả thi về kỹ thuật Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đạitrà:
- Triển khai trong phòng là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả
sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng Loại hình này thườngđược thực hiện trong các phòng thí nghiệm hay các xưởng thực nghiệm
- Triển khai bán đại trà là dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về
hình mẫu trên một quy mô nhất định
Theo Từ điển tiếng Việt, NL là ―phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho conngười khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao‖ (ViệnNgôn ngữ học, 2003, tr 660-661)
10
Trang 21Một số định nghĩa khác về NL quy NL vào phạm trù khả năng (ability,capacity, possibility), theo đó NL là ―khả năng được hình thành và phát triển chophép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghềnghiệp NL được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động, thực thi một nhiệmvụ‖ (Bùi Hiền, 2015); ―khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phứchợp trong một bối cảnh cụ thể‖ (OECD, 2002, tr 12); ―khả năng hành động, thànhcông và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực
để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống‖ (Tremblay, 2002, tr 5); ―tổng hợpcác khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinhnhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có
sự phê phán để đi đến giải pháp‖ (Weinert, 2001, tr 25)
Một số tài liệu lại xếp NL vào phạm trù hoạt động khi giải thích NL là ―là
sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhưhứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhấtđịnh‖ (Bộ GD&ĐT, 2015, tr 5); ―điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩnăng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức‖ (BerndMeier & Nguyễn Văn Cường, 2009)
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2013), NL là khả năng làm chủ những hệthống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vàothực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộcsống NL là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc,hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,… mà cả niềm tin, giá trị, tráchnhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế,hoàn cảnh thay đổi
Tựu chung lại, măc dù c n nhiều cách tiếp cận, cách hiểu và cách diễn đakhác nhau, nhưng có thể coi NL là tổng hòa của 3 thành tố kiến thức, kỹ năng vàthái độ Tuy nhiên chỉ có kiến thức, kỹ năng và thái độ không thì chưa phải là NL,
mà NL chỉ được hình thành khi liên kết các thành tố này để hoạt động thực hiệnmột nhiệm vụ có hiệu quả
Trang 221.1.5 Năng lực nghiên cứu khoa học
1.1.5.1 Khái niệm
Theo A Šeberová, năng lực nghiên cứu khoa học (NLNCKH) là một hệthống mở và không ngừng phát triển, bao gồm các kiến thức tuyên bố và kiến thứcquy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự sẵn sàng của cá nhân chophép các giảng viên thực hiện một nghiên cứu giáo dục trong khuôn khổ hoạt độngnghề nghiệp của họ (Được trích dẫn bởi Trần Thanh Ái, 2014)
Theo tác giả Đặng Hùng Thắng, NLNCKH là khả năng sáng tạo, phát hiệncái mới; tư duy thoáng không rập khuôn, sao chép; khả năng đưa ra các giải phápđộc đáo và hiệu quả để giải quyết một vấn đề khó (Đặng Hùng Thắng, n.d).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Xuân Quí nhận định NLNCKH
là khả năng tìm t i, sáng tạo ra những tri thức khoa học mới, khám phá bản chất vàcác quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy (Nguyễn Xuân Quí, 2015)
Từ các cơ sở lí luận nêu trên, có thể diễn đạt lại khái niệm về NLNCKH của
NCS như sau: NLNCKH của NCS là khả năng thực hiện có kết quả một công trình NCKH của NCS trong lĩnh vực nghiên cứu, thể hiện ở sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng và th i độ vào quá trình t chức triển khai thực hiện nghiên cứu đó.
1.1.5.2 Cấu trúc của năng lực nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quí đã chỉ ra NLNCKH gồm các năng lựcthành phần: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; Năng lực quan sát; Năng lựcsáng tạo; Năng lực đọc và tìm kiếm thông tin; Năng lực tư duy; Năng lực thiết kế
đề cương nghiên cứu; Năng lực viết báo cáo khoa học; Năng lực bảo vệ đề tài dự án(Nguyễn Xuân Quí, 2015)
Tác giả Trần Thanh Ái (2014) đã sử dụng khung năng lực chung để nghiêncứu về NLNCKH, theo đó các thành tố của NLNCKH bao gồm:
- Kiến thức: Kiến thức khoa học chuyên ngành; Kiến thức về phương phápNCKH (nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế hay còn gọi là nghiên cứu hàn lâm, nghiêncứu cộng đồng)
Trang 23- Hệ thống các kỹ năng NCKH: Kỹ năng xây dựng đề tài nghiên cứu; Kỹ năngthiết kế nghiên cứu; Kỹ năng thu thập dữ liệu; Kỹ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công
cụ phân tích; Kỹ năng phê phán; Kỹ năng lập luận; Kỹ năng viết bài báo (báo cáo) khoahọc
- Thái độ và phẩm chất của nhà khoa học: Sáng tạo ra ý tưởng mới hayphương pháp mới; Mở rộng kiến thức và địa hạt nghiên cứu; Kiên trì theo
đuổi ý tưởng; Chọn đề tài mà xã hội quan tâm và có tác động đến thực tiễn;Độc lập và lãnh đạo chuyên ngành; Thu hút thế hệ NCS mới; Hợp tác; Công
bố quốc tế; Có giải thưởng; Thu hút tài trợ
Các yếu tố được tác giả Trần Thanh Ái đưa ra để đánh giá NLNCKH kháphù hợp đối với những nhà nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp tuy nhiên nếu đem
áp dụng đối với NCS thì sẽ có một số tiêu chí hơi cao, khó có thể đánh giá đượcnhư: Độc lập và lãnh đạo chuyên ngành (khái niệm ―độc lập‖ ở đây được hiểutheo nghĩa tự tạo cho mình một ―trường phái‖ và đóng vai tr chủ trì dự án nghiêncứu); Có giải thưởng hay Thu hút tài trợ Nhưng nhìn chung một số tiêu chí đánhgiá mà tác giả Trần Thanh Ái xây dựng hoàn toàn có thể phù hợp để làm cơ sở xâydựng các tiêu chí đánh giá cho đề tài này
Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga (2015) nghiên cứu về cấu trúc năng lực khoahọc theo quan điểm Pisa cho rằng cấu trúc năng lực khoa học bao gồm 03 thành tốcấu thành đó là Kiến thức + Hành vi + Thái độ Trong đó kiến thức & kỹ năng khoahọc bao gồm: tri thức nội dung; tri thức thủ tục và tri thức nhận thức; thái độ đượcxác định bởi các yếu tố như: hứng thú với khoa học và công nghệ, sẵn sàng đáp ứngcác yêu cầu của khoa học và trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững
Kardash đã xác định mười bốn kỹ năng cần có trong NCKH bao gồm: (1)Hiểu được các khái niệm mới trong chuyên ngành nghiên cứu; (2) Sử dụng tài liệuNCKH chính trong lĩnh vực nghiên cứu; (3) Xác định đúng vấn đề nghiên cứu cho
đề tài nghiên cứu; (4) Xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên vấn đề nghiên cứu;(5) Thiết kế công cụ hoặc kiểm tra giả thuyết nghiên cứu; (6) Hiểu được tầm quantrọng của việc "kiểm soát" trong nghiên cứu; (7) Quan sát và thu thập dữ liệu; (8) Thống
kê phân tích dữ liệu; (9) Diễn giải dữ liệu bằng các kết quả liên quan đến giả
Trang 24thuyết ban đầu; (10) Nâng cao giả thuyết nghiên cứu ban đầu (nếu cần); (11) Liên
hệ các kết quả nghiên cứu đối với việc phát triển hướng nghiên cứu mới tiếp theo;(12) Báo cáo kết quả của nghiên cứu; (13) Viết một bài báo nghiên cứu để xuất bản;(14) Phát triển tư duy suy nghĩ độc lập (Kardash, 2000)
Khung trình độ quốc gia Việt Nam ban hành theo Quyết định số TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định cấu trúc củaKhung trình độ TS bao gồm 03 thành tố:
1982/QĐ- Kiến thức: Kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của một lĩnh vựckhoa học; Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo; Kiếnthức về tổ chức NCKH và phát triển công nghệ mới; Kiến thức về quản trị tổ chức
Kỹ năng: Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụphục vụ nghiên cứu và phát triển; Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyênmôn; Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý mộtcách sáng tạo, độc đáo; Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu vàphát triển, Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiêncứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu
Mức độ tự chủ trách nhiệm: Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới; Đưa ra các ýtưởng kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau; Thích ứng, tự địnhhướng và dẫn dắt những người khác; Phán quyết ra quyết định mang tính chuyên gia;Quản lý nghiên cứu có trách nhiệm cao trong học tập
để phát triển tri thức chuyên nghiệp; kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới
và quá trình mới (Thủ tướng Chính phủ, 2016)
Như vậy có thể thấy về cơ bản cũng giống như mọi năng lực khác,NLNCKH sẽ bao gồm 3 thành tố chủ yếu: kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiêncứu và thái độ/mức độ tự chủ và trách nhiệm
14
Trang 251.1.6 Khái niệm Nhóm
Thuật ngữ ―nhóm‖ (Tiếng Anh: team/group) được mô tả là hai hay nhiềungười tương tác với nhau theo một cách thức mà trong đó mỗi người tác động vàchịu tác động bởi những người khác trong nhóm (Shaw, 1981)
Tác giả Robert Heller (2006) cho rằng một nhóm làm việc đúng nghĩa là mộtlực lượng năng động, luôn thay đổi và đầy sức sống, được hình thành từ một sốngười cùng làm việc với nhau Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận các mụctiêu, đánh giá các ý tưởng, đưa ra quyết định và làm việc theo những mục tiêu
Nhìn chung, các khái niệm về ―nhóm‖ tuy có sự diễn giải khác nhau, songbản chất đều chỉ tập hợp các cá nhân làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêuchung
Tác giả Lawrence Holpp đã định nghĩa ―nhóm‖ theo mục đích, vị trí, chứcnăng, kế hoạch và con người trên cơ sở đưa ra 5 chữ P trong nhóm:
- Mục đích (Purpose): Mục đích chung của các nhóm là đưa những người cócông việc liên quan và độc lập vào một nhóm, để họ hợp tác trong công việc, nhằm đạtđược những mục tiêu xác định
- Vị trí (Position): Vị trí của nhóm trong tổ chức giúp cho cơ quan, đơn vị làmquen với ý tưởng về một vị trí làm việc mang tính cộng tác hơn, nơi mà mọi người từnhiều bộ phận của cơ quan, đơn vị trở thành cộng sự
- Quyền hạn (Power): Quyền hạn ở đây là trách nhiệm và quyền của nhóm.Việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của nhóm đối với tổ chức và của mỗi thànhviên trong nhóm quyết định đến việc nhóm có hoàn thành được mục tiêu hay không
- Kế hoạch (Plan): Nhóm muốn hoàn thành được mục tiêu thì cần phải xácđịnh rõ mọi hoạt động của nhóm, lên kế hoạch cho từng hạng mục công việc và phâncông cụ thể cho các thành viên trong nhóm
- Con người (People): Việc đề ra mục đích, vị trí, quyền hạn và kế hoạch chỉ là
điều kiện thích hợp để nhóm thành công Nhưng tất cả việc đó đều phụ thuộcvào con người (Holpp, 2007)
15
Trang 26Nhiều nghiên cứu đã chứng minh làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quảtrung bình của mỗi cá nhân cao hơn khi làm việc riêng lẻ (Maginn, 2007) Tác giảFrancis Galton cũng từng đưa một luận điểm quan trọng: ―Trong những hoàn cảnhthích hợp, nhóm trở nên rất thông minh, thường thông minh hơn cả những ngườithông minh nhất trong nhóm….Cho dù đa số mọi người trong nhóm không thôngthái hay không có trí tuệ tới mức đặc biệt nhưng cả nhóm vẫn có thể đạt được quyếtđịnh sáng suốt mang tính tập thể‖ (Được trích dẫn bởi Surowiecki, 2004).
1.1.7 Cộng tác nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc cộng tác rất cần thiết cho hoạt độngNCKH, cộng tác trong NCKH, đặc biệt là cộng tác với các đối tác quốc tế và liênngành, đã mở rộng nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu (Avkiran,1997; Glänzel, 2001) và trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của cả các nhà khoahọc và các nhà hoạch định chính sách (Katz & Hicks, 1997; Moed, De Bruin,Nederhof, & Tijssen, 1991)
Khái niệm cộng tác nghiên cứu (Tiếng anh: research collaboration) được 2
tác giả Katz và Martin (1997) định nghĩa là việc các nhà nghiên cứu làm việc cùngvới nhau để đạt được mục tiêu chung đó là tạo ra kiến thức khoa học mới Cộng tácmang lại sự kết hợp của kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức và bí quyết của các nhànghiên cứu vào một dự án cụ thể Cộng tác nghiên cứu là một hoạt động mang tínhtập thể được đồng bộ hóa và phối hợp, trong đó những các nhà nghiên cứu sẽ phảiliên tục duy trì và phát triển cho vấn đề nghiên cứu được chia sẻ giữa họ
Một số hình thức cộng tác trong nghiên cứu:
1 Cộng tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học: Nhiều nhà nghiên cứu mong
muốn được cộng tác trong nghiên cứu khoa học vì họ ý thức được rằng điều đó đem lạirất nhiều lợi ích Một số động lực phổ biến nhất để cộng tác trong nghiên cứu bao gồmviệc tiếp cận chuyên môn hoặc tiếp cận với các nguồn lực không có sẵn (Link, Paton, &Siegel, 2002), tiếp cận các nguồn tài trợ (Defazio, Lockett, & Wright, 2009), học hỏi cáckiến thức chuyên ngành chuyên sâu (Jansen, Von Goertz, & Heidler, 2009), giảm chi phí
và tiết kiệm
Trang 27thời gian lao động, nâng cao năng suất khoa học (Avkiran, 1997; Katz &Hicks, 1997; Rejean Landry & Amara, 1998; Mairesse & Turner, 2005) vàphát triển nguồn nhân lực KH&CN (Bozeman & Corley, 2004) Mối quan hệnày thường được thể hiện dưới hình thức các nhà khoa học làm việc cùngnhau trong một chương trình, dự án hay chung đề tài nghiên cứu.
2 Cộng tác nghiên cứu giữa thầy và trò: Đây là mối quan hệ được thể hiện
dưới hình thức người thầy đóng vai tr là người hướng dẫn khoa học cho cáchọc trò Trong quá trình tổ chức thực hiện nghiên cứu người thầy lựa chọnnhững sinh viên, học viên cao học và đặc biệt là NCS xuất sắc tham gianghiên cứu cùng nhằm thực hiện các kỳ vọng trong lĩnh vực nghiên cứu họtheo đuổi, bởi chính những học trò là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, cónhiều ý tưởng và động lực, cũng như áp lực phải hoàn thành chương trìnhhọc tập nên họ có động cơ mạnh mẽ để tham gia nghiên cứu Bên cạnh đó,việc tham gia các đề tài nghiên cứu của thầy, được thầy đào tạo dìu dắt sẽgiúp học trò tiếp nhận được các tri thức khoa học mới, phương pháp nghiêncứu dựa trên quá trình nghiên cứu thực tiễn Ngoài động lực của NCS, thìnhững quy định đối với thầy hướng dẫn như muốn được xét chức danh GSphải hướng dẫn chính thành công ít nhất hai NCS, chủ nhiệm đề tài khoa học
có NCS tham gia được ưu tiên khi xét duyệt, quy chế đào tạo TS năm 2017yêu cầu NCS trong quá trình thực hiện luận án phải có công bố trên các tạpchí khoa học có uy tín quốc tế đã thúc đẩy thầy và trò cùng nghiên cứu vàcông bố quốc tế (Bộ GD&ĐT, 2017) Sự kết hợp giữa NCKH và đào tạo TScũng là một phương pháp hiệu quả để tạo ra các NNC bao gồm thầy hướngdẫn - người giàu kinh nghiệm nghiên cứu, những nhà khoa học trẻ và NCS -những người mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu
Hoạt động cộng tác trong nghiên cứu khoa học chính là cơ sở khởi đầu cho việchình thành các NNC, các mạng lưới khoa học rộng lớn, giúp chia sẻ kiến thức,chuyển giao công nghệ nhanh chóng
Trang 281.1.8 Nhóm nghiên cứu
1.1.8.1 Khái niệm
Thuật ngữ ―nhóm nghiên cứu‖ (NNC) còn được gọi đầy đủ là ―nhómnghiên cứu khoa học‖ Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan, tác giả nhậnthấy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về NNC Giữa các nhà quản lý, các nhà khoahọc vẫn chưa thể đi đến một quan điểm thống nhất Các trường ĐH, các đơn vịnghiên cứu thường căn cứ vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình mà đưa
ra những định nghĩa riêng
Tác giả Andrews (1979) định nghĩa NNC là một nhóm gồm có tối thiểu 3người cùng làm việc với nhau tối thiểu trong 6 tháng và có kỳ vọng làm việc vớinhau tối thiếu trong v ng 1 năm
Theo định nghĩa của Trường ĐH Manitoba, NNC là một tập hợp các học giảtrong trường có cùng lợi ích nghiên cứu khoa học và có sự ràng buộc trong các hoạtđộng nghiên cứu khoa học có mối liên hệ gần gũi hoặc thống nhất (University ofManitoba, 2009)
Tác giả Trương Quang Học (2014) đã định nghĩa NNC là tập thể nghiêncứu/hoạt động khoa học được thành lập một cách tự nguyện hay theo ý đồ phát triểncủa tổ chức (nhưng không phải là một đơn vị hành chính) Dẫn dắt NNC là ngườinhiệt tâm, chịu trách nhiệm chính về định hướng nghiên cứu, có năng lực chuyênmôn, có khả năng tổ chức (bao gồm cả khả năng tạo dựng các mối quan hệ, tìmkiếm nguồn kinh phí hoạt động cho nhóm và được cả nhóm tín nhiệm)
Theo tác giả Phan Kim Ngọc, ―nhóm NCKH là một tập thể các nhà khoahọc và học thuật có năng lực chuyên môn tốt, có tâm huyết, đạo đức nghề nghiệp,
sự chân thật trong công việc (honesty), có khát vọng định hướng cùng một mụcđích, một lĩnh vực chuyên môn nhất định; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạotại một đơn vị hạt nhân (hay xoay quanh đơn vị hạt nhân đó); được dẫn dắt bởi một(hay một vài) nhà nghiên cứu có uy tín khoa học, đạo đức và đồng thời phải có khảnăng tổ chức, giao tiếp, tập hợp…; có văn hóa nhóm riêng biệt‖ (Phan Kim Ngọc,2010)
Trang 29Tác giả Đào Minh Quân định nghĩa NNC là ―một nhóm các thành viên có
tổ chức hoặc có tính tổ chức từ các đơn vị có lợi ích nghiên cứu chung trong một đềtài hoặc lĩnh vực, cùng hướng tới các mục tiêu định tính và định lượng cụ thể mộtcách riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau Các NNC thường gắn liền với một nhóm thànhviên cộng tác và các cơ chế hưởng lợi nhuận khác, gồm các nhà nghiên cứu trẻ, cácNCS, và các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu trong nước và nướcngoài cùng xây dựng nên các kết quả của hoạt động nghiên cứu‖ (Đào Minh Quân,2009)
Trên cơ sở cơ sở kết hợp các ý kiến của các nhà khoa học và qua thực tiễntìm hiểu về các NNC, tác giả nhận định rằng các NNC về cơ bản có các đặc điểmnhư sau:
1) NNC có tính ―mở‖: được thành lập trên cở sở tự nguyện của các thành viênhay theo ý đồ phát triển của tổ chức Đặc điểm ―mở‖ cho phép NNC có thể chủ độngtrong việc thiết lập và phát triển các quyền tự trị về quản lý, tự chủ về nguồn lực và tự do
về học thuật nhưng luôn đi cùng với trách nhiệm đạt
được mục tiêu của nhóm, đây chính là điều kiện để NNC tồn tại và phát triển
2) NNC là hình thức thực hiện hoạt động NCKH theo hướng tập trung vàchuyên môn hóa: Các thành viên trong một nhóm sẽ cùng phối hợp và chia sẻ công việcvới nhau nhằm hướng đến mục tiêu chung
Từ các tổng quan về khái niệm, đặc điểm của NNC ở trên, tác giả diễn đạt lại
khái niệm NNC như sau: Nhóm nghiên cứu là một tập thể các nhà khoa học được được hình thành trên cơ sở tự nguyện ha theo ý đồ phát triển của t chức, cùng nhau thực hiện một đề tài hoặc theo đu i một lĩnh vực nghiên cứu x c định nhằm tạo nên các kết quả nghiên cứu có đóng góp thiết thực trong việc phát triển lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
1.1.8.2 Phân loại nhóm nghiên cứu
Có nhiều cách phân loại về NNC:
Trang 30- Phân loại theo định hướng nghiên cứu: NNCM theo định hướng nghiên cứu
cơ bản, NNCM theo định hướng nghiên cứu ứng dụng (Đại học Huế, 2018)
- Phân loại theo cấp đơn vị (trực thuộc và thành viên): NNCM cấp ĐH Quốc gia, NNCM cấp đơn vị (ĐHQGHN, 2013)
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành: NNCM hình thành trong các Bộ môn,NNCM hình thành trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu xuất sắc, NNCMhình thành theo lĩnh vực nghiên cứu mới, NNCM hình thành từ các dự án nghiên cứu,diễn đàn nghiên cứu, chương trình hợp tác (Nguyễn Thị Quỳnh Anh & Đào ThanhTrường, n.d)
Trong phạm vi bài viết, tác giả nhận diện 2 loại hình NNC phổ biến như sau:
- NNC cứng: là NNC được hình thành do ý đồ phát triển của tổ chức, thựchiện những nhiệm vụ khoa học cụ thể theo cơ cấu tổ chức Nghĩa vụ, quyền lợi của nhómcũng như yêu cầu đối với các thành viên đều có quy định rõ ràng Những NNC nàythường có cấu trúc hình chóp Đỉnh chóp là nhà khoa học trưởng nhóm NNC (thường làcác GS, PGS), kế đến tầng dưới là các TS, rồi đến các NCS, học viên cao học và sinhviên
- NNC mềm: Thường được hình thành khi có đề tài, dự án, hoặc theo một đam
mê chung về chuyên môn, trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, không phụ thuộc vào cơcấu của tổ chức NNC mềm được hình thành khi các thành viên có chung mối quan tâm, lợiích về một vấn đề khoa học cụ thể nào đó
1.1.9 Nhóm nghiên cứu mạnh
Nhóm nghiên cứu mạnh (NNCM) là một NNC nhưng được xem là ―mạnh‖
vì những kết quả nổi bật về khả năng giải quyết vấn đề nóng của lĩnh vực nghiêncứu và hiệu quả đạt được đi kèm theo đó là tầm ảnh hưởng của nhóm
Khái niệm ―mạnh‖ ở đây theo quan điểm của các nhà khoa học đó là: ―nhómcác nhà khoa học đã đạt và có tiềm năng tiếp tục đạt được các kết quả nghiên cứu tốtnhất trong cộng đồng các NNC hiện có trong mỗi trường, căn cứ trên phải đáp ứng một
số tiêu chí nhất định (đặc biệt là số lượng các công bố ISI/Scopus trong khoa học tựnhiên hoặc SSCI, AHCI trong khoa học xã hội và nhân văn)‖ (Phạm
Trang 31Hùng Việt, 2019, tr 126-134); ―nhóm có các thành viên xuất sắc, điều kiện làmviệc đầy đủ và những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học/phục vụ thực tiễn lớn,được quốc tế thừa nhận‖ (Trương Quang Học, 2014); ―NNCM là một tập thểnhững người làm công tác nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, do một nhàkhoa học xuất sắc, có uy tín đứng đầu, thực hiện nghiên cứu theo tiêu chuẩn quốc tế.Các sản phẩm KH&CN do nhóm tạo ra là quan trọng, đột phá và đạt trình độ quốctế‖ (Phạm Xuân Thảo và cộng sự, 2009); ―một tập thể những người làm công tácnghiên cứu có chuyên môn cao; Giải quyết một cách tập trung, hoàn chỉnh một haymột số vấn đề hoặc chương trình, đề tài/dự án quan trọng có qui mô đủ lớn trongmột thời gian đủ dài theo định hướng nghiên cứu xác định; Kết quả nghiên cứu củanhóm là quan trọng, đột phá và nhất quán trong các lĩnh vực nghiên cứu‖(Greenbaum, 2000); ―tập hợp các nhà khoa học hay các trung tâm, phòng thínghiệm liên kết với nhau trên một hay một số lĩnh vực nhằm nghiên cứu và pháttriển những hoạt động KH&CN ở trình độ cao; liên kết các cá nhân lại với nhautrong khoảng thời gian cố định và liên kết với nhau dưới dạng hệ thống hoàn chỉnh‖(Sessa, London, Taylor, & Group, 2008).
Theo hướng dẫn số 1409/HD-ĐHQGHN ngày 08/5/2013 của Đại học Quốcgia Hà Nội: ―NNCM là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hướng chuyênmôn, hoạt động NCKH và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có nhiều sản phẩm chất lượngcao, tiếp cận các tiêu chí của ĐH nghiên cứu tiên tiến; có khả năng làm n ng cộthoặc phối hợp với các NNC khác để triển khai các nội dung khoa học của Chươngtrình‖ (ĐHQGHN, 2013)
Theo Đại học Huế, NNCM là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theohướng chuyên môn chuyên sâu hoặc liên ngành, hoạt động NCKH và đào tạo đạthiệu quả tốt và ổn định, tạo ra các sản phẩm KH&CN và đào tạo chất lượng cao, có
đủ năng lực triển khai các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ trở lên (Đại học Huế, 2018)
Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 của Bộ KH&CN quyđịnh quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia tài trợgiải thích NNCM là tập thể các nhà khoa học xây dựng được hướng nghiên cứuchung, dài hạn; có mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu cho từng giai đoạn cụ thể; nội
Trang 32dung nghiên cứu có tính đột phá và cần nhiều thành viên tham gia thực hiện Cácthành viên chủ chốt của nhóm có kết quả nghiên cứu nổi bật (Bộ KH&CN, 2014).
Trên cơ sở cơ sở kết hợp các ý kiến của các nhà khoa học và tham khảo bộtiêu chí về NNCM ở một số cơ quan, trường ĐH, có thể thấy rằng rằng sự vượt trộicủa các NNCM so với các NNC thông thường về cơ bản có thể quy về một số đặcđiểm sau:
1 NNCM là tập hợp một nhóm các nhà khoa học có năng lực, trình độ chuyênmôn cao và có uy tín khoa học, có chung ý tưởng, chí hướng NCKH cùng nhau thựchiện các ý tưởng khoa học hoặc yêu cầu khoa học
2 Trưởng nhóm NNCM là nhà khoa học có trình độ, năng lực chuyên môncao; có uy tín khoa học, có vai trò dẫn dắt cả nhóm, đưa ra các ý tưởng, hướng nghiêncứu, liên kết được các nhà khoa học trong và ngoài nhóm; thu hút, huy động các nguồnlực đảm bảo điều kiện cho hoạt động của nhóm
3 Sản phẩm và các kết quả khoa học của NNCM có chất lượng chuyên môn, giá trị khoa học cao được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín
4 Hoạt động của NNCM có tính ổn định tương đối: Đặc điểm này đảm bảo choNNCM theo đuổi những định hướng nghiên cứu có tính bền vững, dài hạn, thu hút được đadạng các nguồn đầu tư Đặc điểm này khác biệt với loại hình
NNC thông thường theo nhiệm vụ được thành lập tạm thời trong một thời gian ngắn và giải thể sau khi nhiệm vụ kết thúc
Từ các tổng quan về khái niệm, đặc điểm của NNCM ở trên, có thể diễn đạt
lại khái niệm về NNCM như sau: NNCM là tập thể các nhà khoa học được tập hợp theo hư ng chuyên môn hoạt động NCKH và đào tạo đạt hiệu quả tốt, có định hư ng nghiên cứu, trường phái khoa học riêng biệt, có nhiều sản phẩm chất lượng cao Dẫn dắt NNCM là một nhà khoa học có tài năng, uy tín khoa học, có khả năng tập hợp các nhà khoa học tham gia NNC; hu động được các nguồn lực đảm bảo điều kiện cho hoạt động của nhóm NNCM có đủ c c điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị,…để đảm bảo cho các hoạt động nghiên cứu.
Trang 331.2 Tổng quan nghiên cứu
Chất lượng TS và NLNCKH được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau, màmột trong những chỉ số được thế giới lựa chọn để đánh giá là việc công bố các kếtquả nghiên cứu, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín(Nguyễn Tấn Đại, 2017b) Đã có nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến sự hìnhthành và phát triển NNC trong các trường ĐH cũng như tác động của nó đếnNLNCKH; vai trò và mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu - NLNCKH được địnhlượng bằng năng suất khoa học (bao gồm cả về số lượng và chất lượng các công bốnghiên cứu, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín)
1.2.1 Sự hình thành và phát triển NNC
Trên thế giới, danh tiếng của các trường ĐH lớn thường được gắn với tầmvóc các công trình NCKH và tên tuổi các nhà khoa học phát minh ra chúng (NguyễnĐình Đức, 2014) Mặc dù vậy, các nhà khoa học luôn cần có các cộng sự, tạo lậpnên những NNC để cùng phát triển các ý tưởng khoa học, xây dựng các trườngphái học thuật hoặc giải quyết các vấn đề khoa học lớn, có tính liên ngành
Từ kinh nghiệm xây dựng NNCM của một số trường ĐH trên thế giới đặcbiệt ở các nước phát triển (Malkamäki, Aarnio, Lehvo, & Pauli, 2003; Nguyễn ĐìnhĐức, 2019; Trương Quang Học, 2014) có thể nhận thấy NCKH thường được tổchức theo các vấn đề thay vì theo các chuyên ngành học thuật riêng lẻ như truyềnthống, hình thái tổ chức NNC đã ngày càng trở thành chiếm ưu thế trong bối cảnhKH&CN phát triển như hiện nay, nhiều vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành vàxuyên ngành mà nếu như chỉ có đơn độc một nhà nghiên cứu thì không thể giảiquyết được Chính vấn đề khoa học xác định cơ cấu NNC chứ không phải ý muốnchủ quan của NNC đặt ra vấn đề nghiên cứu
Mặt khác, để có thể tiếp cận và phát triển công nghệ mới, theo kịp với thếgiới trong cách mạng công nghiệp 4.0, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu với vai trò
là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao và cũng là nơi thực hiện những nghiêncứu tiên phong cho đất nước, sẽ cần có nhận thức và nhanh chóng thực hiện những
Trang 34thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của mình và NNC chính làcầu nối, là môi trường để gắn kết hoạt động đào tạo với NCKH.
Theo tác giả Phạm Hùng Việt (2019), các NNCM ở trường ĐH sẽ là nơi tậphợp các thầy giỏi, trò giỏi cùng nhau nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho
xã hội và là hạt nhân cho việc phát triển thành những Trung tâm nghiên cứu xuấtsắc, các phòng thí nghiệm trọng điểm - những yếu tố tiêu biểu cho sức mạnh củamột tổ chức KH&CN nhưng có gắn kết hữu cơ với sứ mệnh phát triển nguồn nhânlực cao trên cơ sở đào tạo ĐH và SĐH Vị thế của một trường ĐH sẽ được nâng lênnếu có những trung tâm nghiên cứu xuất sắc, phòng thí nghiệm trọng điểm vànhững NNCM là nơi thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn kết vớicác đối tác lớn trong và ngoài nước
Tác giả Nguyễn Đình Đức đã tổng kết ―Việc xây dựng các NNC là nhu cầutất yếu của các trường ĐH, đặc biệt là các ĐH định hướng nghiên cứu‖ và khẳngđịnh ―một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả củacác hoạt động nghiên cứu, cũng như nâng cao xếp hạng của trường ĐH là phải xâydựng và phát triển được các NNCM, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình
độ và NLNCKH tốt, có tâm huyết và kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo‖(Nguyễn Đình Đức, 2014)
Do đó việc hình thành và phát triển các NNC trong các trường ĐH ở ViệtNam cũng không ngoại lệ so với thế giới, là tất yếu thực tiễn trong quá trình pháttriển của các trường ĐH Việt Nam Thực tế cho thấy, xu hướng phát triển các NNC
đã dần lan tỏa trong các trường ĐH định hướng nghiên cứu trong những năm gầnđây Kết quả khảo sát 142/271 trường ĐH cho thấy hiện nay trong hệ thống cáctrường ĐH đã hình thành 945 NNC, một trường ĐH có trung bình 07 NNC baogồm cả các NNC ―cứng‖ và NNC ―mềm‖ được hiểu theo định nghĩa ở phần trên("Thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2016-2017", 2017)
Như vậy từ thực tiễn nghiên cứu chỉ ra rằng, NNC đóng vai tr cực kỳ quantrọng trong các trường ĐH, việc xây dựng và phát triển các NNC vừa là phươngthức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường ĐH hiện nay
Trang 351.2.2 Mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và năng lực nghiên cứu
1.2.2.1 Các nghiên cứu nư c ngoài
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng rằng hoạt động cộng tác trong nghiên cứu cótác động tích cực đến năng suất và hiệu quả của các nhà khoa học Các nghiên cứucủa Beaver cùng cộng sự là những nghiên cứu thực nghiệm sớm nhất về tác độngcủa cộng tác nghiên cứu đối với năng suất khoa học, khẳng định mối quan hệ mạnh
mẽ giữa hoạt động cộng tác trong nghiên cứu và năng suất khoa học khi cho rằngcộng tác nghiên cứu có thể giúp cơ hội xuất bản các bài báo của các nhà khoa họctăng lên (Beaver & Rosen, 1978, 1979; De Solla Price & Beaver, 1966) Điều nàyđược khẳng định lại trong nghiên cứu sau này của Pravdić và Oluić-Vuković, theocác tác giả, cộng tác nghiên cứu có thể đóng vai tr là một chỉ số trong các phân tích
so sánh về năng suất khoa học trong một lĩnh vực nhất định (Pravdić & Vuković, 1986)
Oluić-Nghiên cứu của Landry và các cộng sự cho thấy cộng tác nghiên cứu có tácđộng tích cực đến năng suất khoa học Đồng thời nghiên cứu cũng cho rằng cường
độ cộng tác tác động đến năng suất khoa học ở mức độ khác nhau tùy thuộc vàokhoảng cách địa lý và lĩnh vực nghiên cứu (Landry, Traore, & Godin, 1996)
Các nghiên cứu của Van Raan, Katz và Hicks đã sử dụng các chỉ số dựa trên
số lượng trích dẫn để chứng minh rằng cộng tác quốc tế có tác động tích cực đếnnăng suất khoa học khi so sánh với nghiên cứu không có sự cộng tác (Katz & Hicks,1997; Van Raan, 1998) Theo Katz và Hicks (1997) việc cộng tác với nhà nghiêncứu trong nước làm tăng mức độ ảnh hưởng trung bình khoảng 0,75 trích dẫn/1 bàibáo trong khi cộng tác với một nhà nghiên cứu nước ngoài có thể làm tăng tác độnglên khoảng 1,6 trích dẫn/1 bài báo Trong một nghiên cứu tương tự, Jeong và Choi(2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ―Research impact‖ các công bốcủa các thành viên trong NNC Research impact được định nghĩa là tầm ảnh hưởngcủa một nghiên cứu đến những nghiên cứu khác, được đo bằng số lần mà một bàibáo được trích dẫn bởi những bài báo sau và IF của tạp chí, nơi xuất bản bài báo.Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những yếu tố như: động lực của nhóm, lãnhđạo nhóm, sự gặp mặt và trao đổi thường xuyên, việc liên kết với các cộng tác viên
Trang 36ngoài nhóm nhiều hơn, nhiều nguồn lực hơn, việc phân chia công việc đều hơn đềulàm tăng hiệu quả của ―research impact‖.
Martin-Sempere và các cộng sự cho rằng các nhà khoa học thuộc các NNC
có năng suất NCKH cao hơn các nhà khoa học nghiên cứu độc lập NNC là môitrường nghiên cứu thuận lợi đối với các nhà khoa học bởi NNC giúp việc liên kết
và cộng tác NCKH, hợp tác quốc tế và tham gia vào dự án quốc tế trở nên dễ dànghơn, khuyến khích các nhà khoa học tham gia vào các dự án được tài trợ và tăng cơhội công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế (Martín-Sempere, Rey-Rocha, & Garzón-García, 2002)
Adams và các cộng sự đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của quy mô cácNNC đến năng suất NCKH trong các ĐH ở Hoa kỳ trong giai đoạn từ năm 1981-
1999 Dựa trên số lượng tác giả trong mỗi công bố và tính toán số lượng cộng táctrong nước cũng như cộng tác quốc tế, các nhà nghiên cứu kết luận rằng NNC cóquy mô càng mạnh thì năng suất NCKH có sự tăng lên càng rõ rệt (Adams, Black,Clemmons, & Stephan, 2005)
Mairesse và Turner (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu về cường độ cộngtác giữa các nhà khoa học với năng suất khoa học trong lĩnh vực vật lý vật chất tạiTrung tâm NCKH Quốc gia Pháp Kết quả cho thấy cường độ cộng tác có tươngquan chặt chẽ và hiệu quả với năng suất khoa học Nghiên cứu cũng chỉ ra rằngnăng suất khoa học là yếu tố quyết định của sự cộng tác
He cùng các cộng sự nghiên cứu mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu vànăng suất khoa học dựa vào số lượng ấn phẩm trong khoảng thời gian 14 năm của
65 nhà khoa học y sinh tại một trường ĐH ở New Zealand Kết quả nghiên cứu chothấy ở cấp độ bài báo, cộng tác nghiên cứu trong trường ĐH và cộng tác quốc tế đều
có tác động tích cực đến chất lượng bài báo nhưng khi xét ở cấp độ cá nhân nhàkhoa học, chỉ có hợp tác quốc tế có tác động tích cực đến kết quả nghiên cứu củanhà khoa học trong tương lai (He, Geng, & Campbell-Hunt, 2009)
Trong khi một số nhà nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa ―cộngtác nghiên cứu‖ và ―năng suất khoa học‖ như đã nêu ở trên thì một số nhà nghiên cứukhác lại cho rằng không có mối quan hệ giữa ―cộng tác nghiên cứu‖ và ―năng
Trang 37suất khoa học‖, thậm chí cộng tác là nguyên nhân làm giảm năng suất khoa học Cácnghiên cứu của Bozeman và Corley, Katz và Martin cho rằng tác động của việccộng tác nghiên cứu đối với năng suất khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học.Cộng tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học năng suất cao có xu hướng tăng năngsuất cá nhân, trong khi cộng tác với các nhà khoa học kém năng suất hơn như NCS,postdoc có thể giúp cải thiện năng suất của các nhà nghiên cứu trẻ nhưng thườnglàm giảm năng suất của các nhà nghiên cứu cao cấp (Bozeman & Corley, 2004;Katz & Martin, 1997).
Avkiran (1997) đã so sánh về chất lượng của các nghiên cứu có sự cộng tác
so với các nghiên cứu cá nhân Chất lượng của một bài báo được đo bằng số tríchdẫn trong bốn năm sau khi công bố Các bài báo được xuất bản trong mười bốn tạpchí Tài chính từ năm 1987-1991 được sử dụng làm mẫu nghiên cứu Kết quả chothấy không có sự khác biệt đáng kể giữa chất lượng nghiên cứu có sự cộng tác vànghiên cứu cá nhân
Defazio cùng các cộng sự nghiên cứu mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu
và năng suất khoa học trên 294 nhà khoa học trong 39 mạng nghiên cứu do EU tàitrợ trong khoảng thời gian 15 năm Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong khi tác độngcủa việc tài trợ đến năng suất khoa học nói chung là tích cực thì tác động của cộngtác khá yếu, cộng tác nghiên cứu không dẫn đến sự gia tăng năng suất khoa học.Tuy nhiên trong giai đoạn hậu tài trợ, tác động của cộng tác đến năng suất khoa học
là tích cực và đáng kể Điều này cho thấy sự cộng tác được hình thành để tận dụngcác cơ hội tài trợ, nhưng không hiệu quả trong việc nâng cao nâng suất khoa họccủa nhà nghiên cứu trong ngắn hạn, tuy nhiên có thể là một yếu tố quan trọng thúcđẩy năng suất khoa học hiệu quả trong dài hạn (Defazio, Lockett, & Wright, 2009)
Lee và Bozeman (2005) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động cộng táctrong nghiên cứu và năng suất khoa học ở cấp độ cá nhân đã kết luận rằng: khi năngsuất khoa học được định lượng bằng 'số lượng thông thường' (tổng số ấn phẩm củamột nhà khoa học) thì cộng tác nghiên cứu là yếu tố dự đoán mạnh nhất về năngsuất khoa học Tuy nhiên khi năng suất khoa học được định lượng bằng cách chiacho số lượng đồng tác giả, mối tương quan giữa chúng không có ý nghĩa thống kê
Trang 38Sooryamoorthy (2014) nhấn mạnh rằng cộng tác nghiên cứu có thể ảnhhưởng tiêu cực đến năng suất khoa học theo nghĩa đó là khi một nhà khoa học già
đi và đạt được hầu hết mọi thành công, động lực nghiên cứu giảm đi và điều đó cóthể ảnh hưởng đến một nhà khoa học trẻ tuổi mà thành công có thể phụ thuộc vàomục tiêu và sự hoàn thành của dự án hoàn thành thời gian của dự án
Những quan điểm trái ngược về mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu vànăng suất khoa học giữa các nhà nghiên cứu có thể là do sự đa dạng của các môhình cộng tác, các yếu tố kỷ luật, đối tượng cộng tác, các giai đoạn sự nghiệp củanhà nghiên cứu và sự phức tạp của mối tương quan giữa cộng tác và năng suất khoahọc Mặt khác, tác động của cộng tác nghiên cứu đến năng suất khoa học cũng phụthuộc vào môi trường học thuật và đặc điểm giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau
Abramo và các cộng sự cho rằng năng suất khoa học thường tương quanthuận với hoạt động cộng tác trong nghiên cứu, tuy nhiên có sự khác nhau về mức
độ giữa các ngành khác nhau Cộng tác nghiên cứu và năng suất khoa học có mốitương quan mạnh nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp (Abramo,D’Angelo, & Di Costa, 2009)
Franceschet và Costantini (2010) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạtđộng cộng tác nghiên cứu ở các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệthuật, nhân văn và tác động của cộng tác đối với mức độ ảnh hưởng và chất lượngcủa các nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được dựa trên dữ liệu từ các trường ĐH ở
Ý bao gồm 20 ngành, 18500 sản phẩm nghiên cứu và 6661 đánh giá viên đồng cấpcho thấy có sự khác nhau giữa các ngành: mối tương quan giữa cộng tác nghiên cứu
và năng suất khoa học chỉ mạnh ở ngành các ngành khoa học tự nhiên và khôngđáng kể ở các ngành khoa học xã hội, nhân văn
Hu và các cộng sự đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu vànăng suất khoa học trong bốn ngành: Hóa học hữu cơ, Virut học, Toán học và Khoahọc máy tính Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khoa học có tương quan với hoạtđộng cộng tác trong nghiên cứu nói chung, nhưng mối tương quan có thể là tích cựchay tiêu cực trên cơ sở khía cạnh cộng tác theo quy mô hay phạm vi Quy mô cộng tác
có tương quan nghịch với năng suất khoa học, trong khi phạm vi cộng
Trang 39tác có tương quan thuận với năng suất khoa học Nghiên cứu cho thấy sự tươngquan mạnh mẽ hơn khi các nhà khoa học có sự phát triển qua các giai đoạn sựnghiệp khác nhau Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữahoạt động cộng tác và năng suất khoa học ở các ngành khoa học thực nghiệm nhưHóa học hữu cơ và Virut học mạnh mẽ hơn ở các ngành Toán học và Khoa học máytính (Hu, Chen, & Liu, 2014).
Như vậy có thể thấy có nhiều tác giả nước ngoài đã công bố các nghiên cứucủa mình liên quan đến mối quan hệ giữa cộng tác nghiên cứu và NLNCKH, vai tròcủa các NNC đối với hoạt động KH&CN Những nghiên cứu này phần nào đó đã cóảnh hưởng và tác động tích cực tới định hướng phát triển khoa học công nghệ vàgiáo dục ĐH Việt Nam
1.2.2.2 Các nghiên cứu trong nư c
Tác giả Vương Quân Hoàng cùng các cộng sự đã nghiên cứu so sánh hainhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất khoa học của các nhà nghiên cứu ngườiViệt thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có công bố trên các ấn phẩm thuộc danh mụcScopus trong khoảng thời gian 2008-2017 bao gồm: môi trường làm việc (trường
ĐH hoặc viện nghiên cứu) và mô hình cộng tác (đồng tác giả trong công bố) của cácnhà khoa học Kết quả nghiên cứu cho thấy cộng tác với các nhà khoa học nướcngoài giúp các nhà khoa học trong nước có năng suất nghiên cứu tốt hơn; điều nàytái khẳng định vai tr của hợp tác quốc tế là vô cùng cần thiết, nhất là đối với các nhàkhoa học ít kinh nghiệm, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu Mặc dù vậy, xu hướngnày lại không đáng kể đối với các nhà khoa học có năng suất nghiên cứu cao có từ 5công bố trở lên (Vuong et al., 2018)
Nhóm tác giả Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Đình Đức đãcông bố kết quả nghiên cứu về vai tr của NNC đối với việc công bố quốc tế tronglĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật dựa trên báo cáo tổng hợp của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và sốliệu khảo sát và thống kê trong các nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau Kết quả cho thấy
sự phát triển của các NNC đã và đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào kết quả
Trang 40hoạt động công bố NCKH quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất làhoạt động đào tạo TS (Bùi Minh Đức, Nguyễn Thị Thu Hà & Nguyễn Đình Đức,2019).
Theo tác giả Nguyễn Tấn Đại, ―không ai có thể công bố quốc tế mà khôngcần được học hành một cách chuẩn mực ở trình độ TS hoặc với sự hướng dẫn củamột người có trình độ TS quốc tế Vì vậy, để tăng cường năng lực NCKH và công
bố quốc tế, không có cách nào khác ngoài việc phải liên tục và liên tục đầu tư đàotạo ngày càng nhiều hơn nữa lực lượng TS trẻ theo chuẩn mực thế giới‖ (NguyễnTấn Đại, 2017b) Thêm vào đó quy chế mới đào tạo TS cũng yêu cầu NCS trongquá trình thực hiện luận án phải có công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uytín Với yêu cầu về chuẩn đầu ra về chuyên môn ngày càng cao thì việc NCS thamgia vào các NNC – môi trường học thuật và nghiên cứu đỉnh cao, nơi có những nhàkhoa học trình độ quốc tế – để nâng cao NLNCKH và khả năng công bố quốc tế là
xu hướng tất yếu
Tác giả Đặng Hùng Thắng đã xác định công thức để dẫn đến thành côngtrong NCKH đó là: Thành công trong NCKH = Năng lực nghiên cứu + Động lựcnghiên cứu + Môi trường nghiên cứu tốt Nghiên cứu được tổ chức theo nhóm làmột xu thế chủ đạo trong NCKH hiện nay Các NNC bao gồm người giàu kinhnghiệm nghiên cứu (thầy hướng dẫn), những nhà khoa học trẻ (những TS mới bảovệ) những người mới chập chững bắt tay vào nghiên cứu (các NCS) Trong mộtNNC, mỗi thành viên có thể theo đuổi các bài toán khác nhau nhưng cùng hướngtới một mục tiêu, nằm trong một ngữ cảnh, một hướng nghiên cứu chung Do đó,các thành viên trong nhóm có mối quan tâm gần gũi với nhau, từ đó có sự hợp tác,giao tiếp trao đổi, chia sẻ ý tưởng với nhau, học hỏi lẫn nhau Phương thức làmviệc của NNC đó là tương tác và cộng tác Thế mạnh của từng người sẽ được pháthuy tối đa theo sự cộng hưởng lẫn nhau, c n điểm yếu thì lại được bù đắp Từ đónăng suất và chất lượng hiệu quả nghiên cứu của từng thành viên sẽ tăng lên rấtnhiều so với làm việc theo mục tiêu của từng cá nhân và sẽ được lũy tiến theo thờigian (Đặng Hùng Thắng, n.d)