1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh long an

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tỉnh Long An
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Huyền
Người hướng dẫn Ths. Đoàn Thị Thủy
Trường học Trường Đại Học Lao Động Xã Hội (CS2)
Chuyên ngành Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Thể loại Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 783,91 KB

Nội dung

Chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An: .... Quá trình hội nhập đã cho thấy rõ, lao động giá rẻ không phải là lợi thế, nó thể hiện sự yếu kém của chất l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

-***** -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC

Đề tài THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN

LỰC TỈNH LONG AN

SỐ BÁO DANH: 085 SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Thúy Huyền MSSV:1653404040471

LỚP: D16NL1 GV: Ths Đoàn Thị Thủy

TP HCM, ngày 20 tháng 04 năm 2018

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GD-ĐT Giáo dục, đào tạo

Trang 3

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH LONG AN 2

2.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An: 2

2.1.1 Khái quát thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Long An giai đoạn 2012 – 2016: 2

2.1.2 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An: 5

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực: 9

2.2.1 Yếu tố kinh tế xã hội: 9

2.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: 9

2.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo: 9

2.2.4 Khoa học và công nghệ: 10

2.2.5 Chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An: 10

2.3 Đánh giá thực trạng vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An: 11

2.3.1 Thuận lợi: 11

2.3.2 Khó khăn: 12

2.3.4 Nguyên nhân: 12 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH LONG AN 14

3.1 Tăng cường quản lý về phát triển nhân lực: 14

3.2 Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực: 15

3.3 Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác: 16

3.4 Chính sách nâng cao thể trạng, sức khỏe người lao động: 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

DANH MỤC BẢNG:

Trang 4

Bảng 2 1: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân

theo loại hình kinh tế tình Long An giai đoạn 2012-2015 3

Bảng 2 2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo

thành thị, nông thôn tỉnh Long An giai đoạn 2013-2015 3

Bảng 2 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm

trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn tỉnh Long

An giai đoạn 2012-2015 4

Bảng 2 4: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo giới tính, thành thị, nông

thôn tỉnh Long An giai đoạn 2012-2015 5

Bảng 2 5: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2012-2014 tỉnh Long An giai đoạn 2012-2014 5 Bảng 2 6: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tại tỉnh Long An giai đoạn 2012-

2016 6

Bảng 2 7: Số học sinh, sinh viên tại các trường Trung Cấp Chuyên Nghiêp, Cao

Đẳng, Đại Học trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2012-2016 7

Bảng 2 8: Thống kê về trình độ CMKT của lao động qua đào tạo tỉnh Long An năm

2015 8

Trang 5

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đã có những thay đổi, chuyển biến tích cực Những nhân tố tạo nên những bước tiến đó là: chúng ta biết khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên vốn có, đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp, tận dụng những cơ hội đầu tư Trong đó, NNL là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Chất lượng NNL sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Khi mới bắt đầu mở cửa hội nhập, chúng ta lầm tưởng rằng một trong những đặc tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng là nguồn lao động giá rẻ Quá trình hội nhập đã cho thấy rõ, lao động giá rẻ không phải là lợi thế, nó thể hiện sự yếu kém của chất lượng NNL và từ đó dẫn tới giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh của DN và nền kinh tế thấp, và cuối cùng dẫn tới chất lượng cuộc sống thấp

Một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đã đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước đó là NNL tại các Tỉnh, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng NNL tại các Tỉnh đã góp phần tạo nên sự phát triển đó Để có thể hiểu được một cách cụ thể hơn về việc nâng cao chất lượng NNL, ta sẽ tìm hiểu về việc nâng cao chất lượng NNL

ở Tỉnh Long An Tỉnh Long An là một tỉnh có sự thu hút lớn về đầu tư vì nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú, là nơi có vị trí địa lí thuận lợi và là một trong 8 tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hàng đầu cả nước Nên việc đầu tư phát triển NNL đặc biệt quan trọng đối với Tỉnh NNL có trình độ chuyên môn, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc phục vụ cho yêu cầu CNH, HĐH của Tỉnh nhà là thách thức đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2012-2017 và những năm tiếp theo của Tỉnh Long An Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng

NNL đối với phát triển KT,XH của Tỉnh nhà nên tôi chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH LONG AN” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình

Trang 6

2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN

LỰC TẠI TỈNH LONG AN

2.1 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An:

2.1.1 Khái quát thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Long An giai đoạn 2012 – 2016:

Long An là một trong 13 tỉnh thành thuộc ĐB SCL, là tỉnh có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ Long An còn là một trong 8 Tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – đây là vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất, là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính hàng đầu

cả nước Diện tích tự nhiên 4.494,8 km2 (chiếm khoảng 1,36% diện tích cả nước, khoảng 11,01% diện tích ĐB SCL) Dân số 1.490.600 người (2016), mật độ dân số khoảng 330,0 (Người/km2) Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2012-2016 là 0,556%/năm Cơ cấu dân số theo giới tính trên địa bàn tương đối đồng đều, tỷ số giới tính 98,7nam/100 nữ Cơ cấu dân số theo độ tuổi vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ, dân số trong ĐTLĐ là 896.900 người (năm 2012) so với tổng dân số 145800 người (năm 2012) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 vào khoảng 0,45%, tuy nhiên tỷ lệ tăng dân

số cơ học ở mức cao do những chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và xây dựng các KCN… đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh khác đến Long An làm ăn sinh sống Từ đó NNL tỉnh Long An cũng tăng đáng kể

2.1.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Long An:

Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2013 tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh

tế quốc dân tăng 1,9%; giai đoạn 2013-2014 giảm 0,5%; giai đoạn 2014 – 2015 tăng 0,9%; giai đoạn 2015 – 2016 tăng 0,8% Có thể thấy, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân thay đổi qua mỗi năm, có giai đoạn tăng lên cũng có giai đoạn giảm xuống với mức thay đổi không đáng kể Nhìn chung 3 năm gần đây, từ năm 2014-2016 tỷ lệ lao động đang tăng dần, nhờ chính sách phát triển, chú trọng đào tạo nhân lực của Tỉnh

2.1.1.2 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân:

Trang 7

Bảng 2 1: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm

phân theo loại hình kinh tế tình Long An giai đoạn 2012-2015

ĐVT: Phần trăm (%)

Chia ra

Nhà nước Ngoài nhà nước

Đầu tư nước ngoài

Nguồn: Niên giám thống kê Long An 2015

Nhìn chung, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hằng năm phân theo loại hình kinh tế từ năm 2012-2015 có xu hướng giảm ở loại hình kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước; tăng ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể, kinh

tế nhà nước giảm 0,1%; kinh tế ngoài nhà nước ngoài giảm 4,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,8%

2.1.1.3 Cơ cấu tuổi, giới tính của nguồn nhân lực:

Bảng 2 2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo

thành thị, nông thôn tỉnh Long An giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Nghìn người

Trang 8

Phân theo giới

Nguồn:Niên giám thống kê Long An 2015

Lực lượng lao động tỉnh Long An trong giai đoạn 2013 – 2015 tăng khá nhanh, tăng 14.8 nghìn người, cụ thể tăng từ 873,7 nghìn người lên 888,5 nghìn người Trong đó: Lực lượng lao động nam tăng 11,1 nghìn người tương ứng cụ thể từ 464,6 nghìn người lên 475,7 nghìn người; Lực lượng lao động nữ tăng 3,7 nghìn người, cụ thể từ 409,1 nghìn người lên 412,8 nghìn người; Lực lượng lao đông ở nông thôn tăng 13,2 nghìn người, cụ thể từ 717,2 nghìn người lên 730,4 nghìn người; Lực lượng lao động ở thành thị tăng 1,6 nghìn người, cụ thể từ 156,5 ngìn người lên 158,1 nghìn người

Bảng 2 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính, thành thị, nông thôn

tỉnh Long An giai đoạn 2012-2015

Trang 9

Nguồn: Niên giám thống kê Long An 2015

2.1.1.4 Thực trạng thất nghiệp của nguồn nhân lực:

Bảng 2 4: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo giới tính, thành thị,

nông thôn tỉnh Long An giai đoạn 2012-2015

ĐVT: Phần trăm (%)

Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị nông thôn

Nguồn: Niên giám thống kê Long An 2015

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo giới tính giai đoạn từ năm 2012-2015 có có xu hướng tăng mạnh ở lao động Nam, và tăng nhẹ ở lao động Nữ Cụ thể: Tỷ lệ số lao động Nam năm 2012 là 1,23% so với tổng dân số 1,75% tăng lên thành 3,20% ( năm 2016) so với tổng dân số 2,99% Tỷ lệ số lao động Nữ năm 2012 là 2,43%

so với tổng dân số là 1,75% tăng lên thành 2,73% (năm 2015) so với tổng dân số 2,99%

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2012-2015 có xu hướng tăng mạnh ở khu vực nông thôn, và thay đổi không nhiều ở khu vực thành thị Cụ thể, số lao động ở nông thôn tăng từ 1,59% lên 3,06% tương ứng tăng 1,47%, còn ở khu vực thành thị tăng từ 2,51% lên 2,62% tương ứng tăng 0,11%

2.1.2 Đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Long An:

2.1.2.1 Thể trạng sức khỏe nguồn nhân lực:

Bảng 2 5: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2012-2014 tỉnh Long An giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Phần trăm (%)

Trang 10

Nguồn: Niên giám thống kê Long An 2015

Nhìn chung, thể trạng của NNL tỉnh Long An nhìn chung cũng giống như mặt bằng của cả nước, NNL thua kém so với các nước trên thế giới về thể trạng, tầm vóc, sức khỏe Chất lượng các cơ sở chăm sóc sức khỏe chưa có đầy đủ trang thiết bị, máy móc tiên tiến, các đội ngũ y, bác sĩ chưa thật sự giỏi, việc chăm sóc sức khỏe của mỗi

cá nhân vẫn còn nhiều hạn chế Chất lượng môi trường sống, làm việc, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, văn hóa, tinh thần ở nhiều nơi chưa được chú trọng đúng mức; nhiều hành vi, thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vẫn còn

Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh vẫn còn, mặc dù có hiện tượng giảm qua mỗi năm ở cả khu vực thành thị và nông thôn nhưng nó lại có ảnh hưởng rât lớn đến nền kinh tế của Tỉnh, đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đến thể trạng sức khỏe của NNL trong Tỉnh

Có thể thấy, thể trạng sức khỏe NNL của tỉnh Long An nói riêng, của toàn Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn chế so với các nước khác

Trang 11

2013 95,2

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Nhìn chung, tỷ lệ dân số biết chữ từ 15 tuổi trở lên giai đoạn từ năm 2012-2016 thay đổi không nhiều Giai đoạn 2012-2014 tăng từ 95,0% lên 95,6% nhưng đến năm

2015 lại giảm xuống còn 95,2 %, và đến năm 2016 tăng lên 95,9% Tỉnh Long An cũng

đã chú trọng đầu tư về mặt giáo dục cho nhân dân, nâng cấp các cơ sở dạy học, trang thiết bị, chú trọng chất lượng giáo dục đào tạo qua mỗi năm Với tỷ lệ 95.0% ( năm 2012) và 95,5% ( năm 2016) có thể thấy, nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong mặt giáo dục, nổ lực phấn đấu đê nhân dân trong tỉnh có thể biết chữ, xóa đi nạn mù chữ trong nhân dân

Bảng 2 7: Số học sinh, sinh viên tại các trường Trung Cấp Chuyên Nghiêp, Cao

Đẳng, Đại Học trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Học sinh, Sinh viên

Trường

Số học sinh, sinh viên qua các năm 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 Trung cấp chuyên

nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê Long An 2015

Qua bảng thống kê trên, chúng ta thấy số học sinh, sinh viên tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2012-2016 có xu hướng giảm ở trường Trung Cấp chuyên nghiệp và CĐ, nhưng lại tăng ở trường ĐH Cụ thể, trường Trung cấp chuyên nghiệp giảm 1.642 người, Cao đẳng giảm 1.896 người, Đại học tăng 493 người Có thể thấy, học sinh, sinh viên chủ yếu thay đổi môi trường hoc

Trang 12

tập lựa chọn chất lượng ở ĐH nhiều hơn, vì trường ĐH sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn, chất lượng đào tạo tốt hơn, thời gian đào tạo chuyên sâu hơn và ngoài ra, tâm lý của các bậc phụ huynh ở tỉnh Long An nói riêng, cả nước nói chung thường quan niệm rằng khi con mình học ĐH thì khi nhận được tấm bằng sẽ dễ tìm việc làm hơn Nên việc

số học sinh, sinh viên học ở ĐH ngày càng tăng lên

2.1.2.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Bảng 2 8: Thống kê về trình độ CMKT của lao động qua đào tạo tỉnh Long An

Nguồn: Niên giám thống kê Long An 2015

Trình độ CMKT của lao động qua đào tạo năm 2015 chủ yếu cao ở trình độ đào tạo ngắn hạn ( dưới 3 tháng ) là 12.966 người Vì chủ yếu lao động chỉ muốn có kinh nghiệm nhanh, đỡ tốn thời gian, đỡ mất chi phí và để có thể làm việc sớm, trong quá trình làm việc có thể học hỏi kinh nghiệm thêm Còn các loại hình đào tạo khác, thì mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc hơn nên người lao động không chọn nghiều Nhưng nhìn chung, trình độ CMKT của người lao động đã được đào tạo bài bảng qua các cấp trình độ khác nhau, nên NNL để phục vụ cho Tỉnh chủ yếu đã có kiến thức sơ bộ, có trình độ kỹ thuật về ngành nghề mình làm

Trang 13

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực:

2.2.1 Yếu tố kinh tế xã hội:

Trình độ phát triển KTXH là thước đo trung thực giữa trình độ phát triển kinh tế

và phát triển NNL Chất lượng NNL của một Tỉnh phản ánh trình độ văn minh của Tỉnh

đó Trình độ phát triển KTXH tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một Tỉnh Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi

để nâng cao chất lượng NNL, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế

dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu

tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục Khi GD-ĐT phát triển thì chất lượng NNL cũng được cải thiện và nâng cao trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH Bên cạnh đó, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tính

kỷ luật hăng say lao động sản xuất của NNL

2.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe:

Chúng ta biết rằng, nếu được chăm sóc sức khỏe đầy đủ thì sẽ góp phần nâng cao năng suất trong quá trình sống, học tập và làm việc Nhận thức được rằng, không thể có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, tâm hồn trong sáng, tinh thần thoải mái, phát triển hoài hòa trên nền tảng một nền y tế yếu kém, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách VHXH , đời sống văn hóa tinh thần không được quan tâm, đầu tư thỏa đáng nên Tỉnh Long An đang cố gắng nổ lực nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, bệnh viện, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho y tế, chăm sóc sức khỏe người dân Tuyên truyền vận động người dân ăn sạch sống khỏe, chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mỗi người Vì nếu trình độ y tế cao, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng và chất lượng NNL

2.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo:

Sự phát triển của hệ thống giáo dục ở Tỉnh có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển NNL phục vụ các quá trình KTXH của chính Tỉnh đó và ngược lại, sự phát triển của hệ thống giáo dục ở toàn Tỉnh, hay từng Huyện, từng vùng diễn ra chậm chạp, kém thích ứng thì Tỉnh đó sẽ gặp bất lợi trong quá trình phát triển Trình độ phát triển của hệ thống

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w