Mô hình thời trang nhanh là một hệ thống khép kín từ thiết kế, sản xuất, phân phối cung cấp nhiều kiểu dáng và bán với giá rẻ mà dường như chúng ta ngó lơ đi sự thật là thời trang đang k
PHẦN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm chung
1.1.1 Thời trang nhanh (Fast fashion)
Khái niệm thời trang nhanh theo nghiên cứu về “Nhận thức về ảnh hưởng của thời trang nhanh tới môi trường” của Ha Thi Hong Hanh (2022): “Thời trang nhanh là thuật ngữ được sử dụng để chỉ dòng thời trang giá rẻ được sản xuất bởi các nhãn hàng thời trang thông dụng dựa trên những ý tưởng, thiết kế từ các bộ trang phục trên sàn catwalk hay của các thương hiệu thời trang nổi tiếng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.”
Hiểu theo cách khác, thời trang nhanh là các thiết kế, sản xuất và giải pháp tiếp thị tập trung vào việc sản xuất số lượng lớn quần áo trong thời gian ngắn Sản xuất hàng may mặc thời trang nhanh tận dụng sự sao chép thiết kế xu hướng với chất liệu vải chất lượng thấp (như vải tổng hợp) để mang lại quần áo giá rẻ cho khách hàng cuối cùng (Audrey Stanton, 2023) Thời trang nhanh còn là một phản ứng sản xuất đối với nhu cầu mới của người tiêu dùng (Barnes và Lea-Greenwood, 2006)
Solene Rauturier (2022) khẳng định: “Thời trang nhanh là một hiện tượng tương đối mới trong ngành gây thiệt hại lớn cho hành tinh, bóc lột công nhân và gây hại cho động vật.”
Vậy thời trang nhanh được hiểu như là thuật ngữ nói về dòng thời trang giá rẻ được sản xuất dựa trên việc sao chép các thiết kế thời trang trên sàn catwalk hay thương hiệu có đăng ký sở hữu trí tuệ Cùng với chất liệu vải chất lượng thấp và thời gian sản xuất, sử dụng ngắn gây thiệt hại lớn cho hành tinh, bóc lột công nhân và gây hại cho động vật
Theo Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (2021): “Thế hệ Z (Post Millennials/the iGeneration/the Homeland Generation) là đoàn hệ nhân khẩu học sau The Millennials”
Thực tế chưa có nghiên cứu nào xác nhận chính xác ngày bắt đầu và kết thúc thế hệ Tuy nhiên, một số trong chúng ta mặc định Thế hệ Z bắt đầu từ năm 1995, một số khác lại cho rằng bắt đầu từ năm 2005 Sau khi tổng hợp các bài nghiên cứu khác nhau đã rút ra kết luận trong phạm vi nghiên cứu rằng Thế hệ Z là những người sinh từ năm
1995 đến 2012 (Bassiouni và Hackley, 2014) Bài nghiên cứu này nhắm đến đối tượng Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 đến 2008
1.1.3 Thời trang bền vững (Sustainable fashion)
Người tiêu dùng và các tổ chức vi mô đều xác định thời trang bền vững là sản phẩm được sản xuất tại địa phương, liên quan đến các khía cạnh của điều kiện làm việc tốt, tiền lương công bằng và giảm lượng khí thải carbon (Henninger, 2016)
Một cách hiểu khác, thời trang bền vững chỉ đơn giản là thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang có cách tiếp cận lâu dài đối với thiết kế, sản xuất và tiêu thụ quần áo với phụ kiện Đó là ngành thời trang có đạo đức và tránh gây hại cho con người hay động vật (Hannah Lang, 2021) Để tạo thói quen từ việc sử dụng thời trang nhanh thành sử dụng thời trang bền vững là vấn đề mà các nhà nghiên cứu luôn nan giải Bởi thói quen sử dụng thời trang bền vững chỉ có ở những người thật sự quan tâm đến môi trường, những người hiểu rõ ý nghĩa của thời trang bền vững
1.1.4 Thời trang tuần hoàn (Circle fashion)
Thời trang tuần hoàn là thuật ngữ chỉ vừa xuất hiện vào năm 2014 (Clare Lissaman, 2019) Ngành công nghiệp thời trang tuần hoàn là ngành trong đó chất thải và ô nhiễm được loại bỏ, các sản phẩm và vật liệu được duy trì sử dụng càng lâu càng tốt, bao gồm cả việc tái sử dụng và tái chế, đồng thời tái tạo các hệ thống tự nhiên
Ngành kinh tế thời trang hiện nay dựa vào mô hình đường thẳng, nghĩa là thiết kế các sản phẩm chất lượng tốt nhưng cuối cùng vẫn là những bộ quần áo bị vứt bỏ Còn thời trang tuần hoàn dựa vào mô hình hình tròn, nghĩa là các thiết kế quần áo được tách ra từng phần (các chi tiết trang trí có thể tách rời dễ dàng) và cuối cùng là tái chế phục vụ cuộc sống Hiểu đơn giản, thời trang tuần hoàn nói không với rác thải thời trang (Clare Lissaman, 2019).
Trình bày về tiến trình nghiên cứu Marketing
Tiến trình nghiên cứu Marketing gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
- Vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người do thời trang nhanh đang ở mức báo động
- Người tiêu dùng tiết kiệm tiền để mua các sản phẩm thời trang giá rẻ nhưng lại không nhận thức được số lượng rác thời trang, nạn bóc lột sức lao động, mua rồi dùng trong thời gian ngắn
- Thị trường thời trang nhanh phát triển vô cùng mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là trung tâm cả nước – Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các tác hại mà thời trang nhanh đã ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, sức lao động, gây lãng phí và xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục giúp giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thức vấn đề và sử dụng thời trang có chọn lọc hơn
Xác định các thực trạng được gây nên bởi xu hướng sử dụng thời trang nhanh của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phân tích các thực trạng mà thời trang nhanh gây nên:
Tác động tiêu cực đến môi trường
Bóc lột sức lao động
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thống kê mô tả và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời trang nhanh đối với các thực trạng trên
Đề ra các giải pháp hợp lý để chấm dứt thực trạng trong thời gian sớm nhất
Bước 3: Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các giả thuyết liên quan, đề xuất 5 giả thuyết nghiên cứu:
- Tác động tiêu cực đến môi trường
- Bóc lột sức lao động
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Bước 4: Thu thập dữ liệu
- Thiết kế bảng câu hỏi dễ hiểu, chi tiết
- Bắt đầu thu thập dữ liệu qua Google Forms sau khi điều tra thử
Bước 5: Chuẩn bị và thống kê mô tả
Làm sạch dữ liệu và tính tần số, giá trị trung bình và xuất ra biểu đồ
Bước 6: Trình bày kết quả
Báo cáo kết quả và trình bày các vấn đề nghiên cứu như nhận thức của Thế hệ Z về thực trạng sử dụng sản phẩm thời trang nhanh và tương lai nào cho thời trang bền vững và tuần hoàn.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan thị trường thời trang nhanh
Nghành thời trang hiện nay thu hút sự được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng Muốn kinh doanh đạt hiệu quả thì trước hết phải biết cách nghiên cứu, khảo sát thị trường thời trang, tìm hiểu sâu hơn về hành vi mua của người tiêu dùng để lập kế hoạch từ đó hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng
Doanh thu thị trường thời trang năm 2020 giảm hơn 10% so với năm 2019 do tác động của dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên hiện nay nền kinh tế đang dần phục hồi, nghành thời trang cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm online qua các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Shopee, TikTok, Sendo,… Đời sống con người được cải thiện và nâng cao từng ngày nên nhu cầu của con người cũng ngày một phát triển hơn, một trong những lĩnh vực ngày càng có yêu cầu cao của con người chính là thị trường thời trang Thị trường thời trang Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn nhỏ trong và ngoài nước như Ruters, Zara, H&M, Mango, Lacoste,…
Hình 2 1 Doanh thu thị trường thời trang ở Việt Nam từ 2017 - 2021
Trong đó, giới trẻ trong độ tuổi từ 25 - 34 tuổi là nhóm đối tượng chi tiêu nhiều nhất cho các sản phẩm thời trang Điều này là dễ hiểu bởi người trẻ tuổi luôn dành mối quan tâm cho vẻ ngoài và chịu đầu tư chăm sóc vẻ ngoài nhất Đây còn là nhóm nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới và có hành vi tiêu dùng chịu nhiều chi phối từ các phương tiện truyền thông, người nổi tiếng
Hình 2 2 Cơ cấu tiêu thụ thời trang theo độ tuổi năm 2020
Nguồn: VIRAC Statista (2021) Để đạt được sự bùng nổ mạnh mẽ từ lúc mới ra đời, những món đồ mang tính “ăn liền” hiển nhiên sẽ mang đến nhiều lợi ích khác nhau, không chỉ cho nhà sản xuất mà còn cho người tiêu dùng Thời trang nhanh bắt đầu chuyển động với tốc độ chóng mặt từ những năm 1960 khi thế hệ trẻ bắt đầu ưa chuộng quần áo rẻ tiền để chạy theo xu hướng
Từ đó các thương hiệu thời trang nhanh bắt đầu xuất hiện và các công ty Mỹ, châu Âu tiết kiệm hàng triệu đô bằng cách thuê nhân công giá rẻ Trong đó, thương hiệu tiên phong trong ngành thời trang nhanh là H&M được khởi đầu như cửa hàng quần áo giá rẻ với mặt bằng nhỏ cuối cùng mở rộng khắp châu Âu và thị trường Mỹ vào những năm
1990 đến 2000 (Harper’s Bazaar Việt Nam, 2017) Đầu tiên, những sản phẩm quần áo nhanh sẽ giúp các cửa hàng bán lẻ thu hút khách liên tục, từ đó, mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ Theo đó, các nhãn hàng sẽ liên tục tung ra thị trường các mẫu mã sản phẩm mới để thu hút lượng lớn khách hàng tìm mua, khi sản phẩm đó hết hàng, thay vì nhập thêm thì họ sẽ thay đổi sang bán các mẫu mã khác Điều này sẽ giúp kích thích người mua hàng vì họ biết rằng nếu bộ quần áo mà họ thích bị hết hàng, thì cơ hội để mua lại chúng sẽ gần như không còn vì không ai sản xuất thêm, vậy nên họ phải tìm mua chúng nhanh nhất có thể
Bên cạnh đó, thời trang nhanh cũng mang lại lợi ích nhất định cho người tiêu dùng
Cụ thể là người tiêu dùng có thể sở hữu nhiều món đồ hợp xu hướng với giá cả phải chăng, và họ có thể thay đổi phong cách liên tục mà không cảm thấy quá hối hận với số tiền mà mình đã bỏ ra, vì nó chẳng đáng bao nhiêu so với các món quần áo high-end có cùng mẫu mã.
Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
Thực trạng thời trang nhanh tại một số nước trên thế giới
Thực trạng thời trang nhanh tại một số nước trên thế giới chưa được khắc phục hoàn toàn Tại một phần sa mạc Atacama, nơi được mệnh danh là “bãi rác quần áo của thế giới” với hàng chục nghìn tấn quần áo được tập hợp từ nhiều nước khác nhau Cụ thể mỗi năm có khoảng 39.000 tấn quần áo bị vứt được tập kết tại sa mạc này (Cafef, 2022) Tuy nhiên vấn đề lớn hơn là các nguyên liệu để sản xuất ra quần áo đang dần khan hiếm, điển hình là nước (Thống kê của Liên Hợp Quốc, 2019)
Hội nghị thường niên của Học viện Quản lý Anh tại Trường Kinh doanh Alliance Manchester (Anh) đã khẳng định 9/10 người được khảo sát đã từng mua sản phẩm thời trang nhanh và chỉ 1/6 có thể nêu tên thương hiệu sản xuất thời trang bền vững Kết quả cho thấy nữ giới có xu hướng ủng hộ thời trang bền vững hơn nhưng lại mua thời trang nhanh nhiều hơn gây nên sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động (VnEconomy, 2022)
Trước tình trạng đáng lo ngại về rác thải của ngành thời trang nhanh, các nghị sĩ nước Anh đã đề xuất các quy định buộc các nhãn hiệu thời trang và các nhà bán lẻ phải đóng thuế để có chi phí xử lý quần áo bị vứt bỏ Không chỉ vậy, chính phủ nước Anh đã kêu gọi chính phủ các nước khác chung tay hành động để giảm thiểu rác thải từ ngành Fast Fashion Ngoài ra, ủy ban Châu Âu (EU) đã công bố một đề xuất nhằm kêu gọi các thương hiệu chấm dứt ngành công nghiệp “mì ăn liền” vào năm 2030
Do đó, xu hướng “mì ăn liền” được nhìn nhận là sẽ bị kìm hãm lại đà tăng trưởng và bị thay thế bởi những xu hướng mới hơn và tốt hơn trong tương lai
Thực trạng thời trang nhanh tại Việt Nam
Xu hướng thời trang nhanh tạo thành cơn lốc kể từ khi thương hiệu H&M chính thức ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2017 (VnExpress, 2017) Nếu ở những thị trường quốc tế lớn và có tiềm năng như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, đã chứng kiến sự bùng nổ của nền công nghiệp thời trang nhanh từ nhiều năm trước, thì khái niệm này chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây Trên thực tế, Việt Nam đang dần trở thành thị trường được đánh giá là có tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á về khối lượng tiêu thụ các sản phẩm áo quần, đặc biệt là các hãng chuyên kinh doanh thời trang nhanh nổi tiếng như Zara hay Uniqlo đã đạt được nguồn doanh thu khổng lồ từ thị trường nước ta trong vài năm trở lại đây
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cầu kích cung dẫn đến các hệ lụy về môi trường sống Ngành thời trang nói chung và thời trang nhanh nói riêng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải nhuộm có dư lượng hóa chất lớn Thêm vào đó lương bổng và thời gian làm việc của các công nhân may mặc gây nên thực trạng bóc lột sức lao động Ngoài ra, thời trang nhanh khuyến khích lãng phí cả nguồn tài nguyên đến nguồn tài chính
Thực tế thực trạng thời trang nhanh còn phức tạp hơn thế Cho dù có bán lại, tái chế hay sản xuất quần áo chất lượng thì việc sản xuất với số lượng lớn có thể không kịp xử lý quần áo Trong năm 2022, chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 113,7% đối với ngành công nghiệp cấp II (Tổng Cục Thống Kê, 2022) Vậy nên cần chấm dứt thực trạng này càng nhanh càng tốt và hướng người tiêu dùng, đặc biệt là Thế hệ Z có thói quen mua sắm thời trang bền vững.
Cơ sở lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu
2.3.1 Báo cáo của Geneva Environment Network (2023)
Geneva Environment Network là tổ chức có sự hợp tác hợp tác của hơn 75 tổ chức môi trường và phát triển bền vững, bao gồm các văn phòng và chương trình của Liên hợp quốc, chính quyền địa phương, các tổ chức học thuật và các tổ chức phi chính phủ
Trong bài báo với tiêu đề “Tính bền vững về môi trường trong ngành thời trang” có nêu quan điểm của các tổ chức chuyên nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững Bài báo chỉ ra rằng chi phí môi trường bỏ ra vô cùng lớn trong ngành thời trang Các tác động của ngành công nghiệp thời trang về ô nhiễm, sử dụng nước, khí thải carbon, nhân quyền và bất bình đẳng giới đang gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang thời trang bền vững là điều hiển nhiên Trong đó người tiêu dùng đóng một vai trò trong hành vi mua sắm hàng ngày
2.3.2 Nghiên cứu của Dominique Muller cùng với người lao động các thương hiệu thời trang (2020)
Nghiên cứu này nêu những điều còn thiếu liên quan đến cam kết và thông lệ của các thương hiệu thời trang trong việc trả lương đủ sống cho người lao động Các nhà nghiên cứu đã khảo sát công nhân may làm việc tại 108 thương hiệu và nhà bán lẻ (công ty) từ 14 quốc gia (Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ireland, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) Kết quả nhận được là không một doanh nghiệp nào trả mức lương đủ sống cho công nhân may kể cả khi đã làm ngoài giờ
2.3.3 Nghiên cứu của Valentina Jacometti (2019)
Nghiên cứu phân tích các biện pháp hiện có của EU có tác động đến sự phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang thời trang tuần hoàn hay không Từ đó đề xuất phát triển các biện pháp
Nghiên cứu nhấn mạnh ngành công nghiệp thời trang tác động cao đến môi trường, liên quan đến việc tiêu thụ nhiều nước và năng lượng, sử dụng các chất hóa học gây ô nhiễm nước và không khí, tạo ra nhiều rác thải và hạt vi nhựa Trong đó, nghiên cứu nhận định chất thải từ nguyên vật liệu may mặc và quá trình sản xuất có tác động lớn nhất
2.3.4 Nghiên cứu của Rachel Bick, Erika Halsey, Christine C Ekenga (2018)
Nghiên cứu về các tác động tiêu cực của thời trang nhanh đến với môi trường sống và sức khỏe con người, cùng với đó là nạn bóc lột sức lao động Ngoài ra nghiên cứu chỉ ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các thương hiệu thời trang nhanh và thảo luận các hoạch định chính sách, biện pháp hướng đến thời trang bền vững
2.3.5 Nghiên cứu của Cassandra Elrod (2017)
Nghiên cứu này nói về mối quan hệ giữa ngành thời trang và sở hữu trí tuệ Cụ thể các thương hiệu thời trang truyền thống đã bị các thương hiệu thời trang nhanh sao chép thiết kế như thế nào Từ đó đề xuất các giải pháp cần Chính phủ chấp nhận
2.3.6 Nghiên cứu của Lisa McNeillRebecca Moore (2015)
Nghiên cứu này khám phá thái độ của người tiêu dùng thời trang đối với các sản phẩm bền vững, mua hàng thời trang có đạo đức và hành vi tiếp theo của họ
Nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết phát triển vào bối cảnh thời trang, tìm kiếm người tiêu dùng thời trang có thể được phân loại thành một trong ba nhóm: Người tiêu dùng 'Bản thân' - quan tâm đến nhu cầu khoái lạc, Người tiêu dùng 'Xã hội'
- quan tâm đến hình ảnh xã hội và Người tiêu dùng 'Hy sinh' - những người phấn đấu để giảm tác động của chúng đối với thế giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số người chấp nhận mua quần áo giá rẻ vì điều kiện kinh tế Nhìn chung những người được khảo sát không quan tâm đến quá trình sản xuất sản phẩm thời trang nhanh.
Giả thuyết nghiên cứu liên quan
Giả thuyết 1: Tác động tiêu cực đến môi trường
Tác động tiêu cực đến môi trường được đề cập như những ảnh hưởng đến môi trường sống Quỹ Ellen MacArthur nhận xét thời trang nhanh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
500.000 tấn vi sợi được thải vào đại dương mỗi năm từ việc giặt quần áo - tương đương với 50 tỷ chai nhựa (Quỹ Ellen MacArthur, 2017)
Nếu lĩnh vực thời trang tiếp tục quỹ đạo hiện tại, tỷ lệ đó trong ngân sách carbon có thể tăng lên 26% vào năm 2050 (Quỹ Ellen MacArthur, 2017)
Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc đưa ra các nhận định về thời trang nhanh:
Thời trang nhanh tương đương với một xe rác chở đầy quần áo bị đốt hoặc đổ vào bãi rác mỗi giây (UNEP, 2018)
Ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 8 - 10% lượng khí thải carbon của nhân loại – nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận tải biển cộng lại
Khoảng 60% tất cả các vật liệu được sử dụng bởi ngành công nghiệp thời trang được làm từ nhựa (UNEP, 2019)
Một số nhận định khác:
Khoảng 20% ô nhiễm nước thải công nghiệp trên toàn thế giới bắt nguồn từ ngành công nghiệp thời trang (WRI, 2017)
Khoảng 93 tỷ mét khối nước – đủ đáp ứng nhu cầu của 5 triệu người – được ngành thời trang sử dụng hàng năm, góp phần đáng kể vào tình trạng khan hiếm nước ở một số khu vực (UNCTAD, 2020)
Giả thuyết 2: Hiện tượng lãng phí
Hiện tượng lãng phí thể hiện qua những thay đổi liên tục trong thời trang Nghĩa là một bộ quần áo sau khi được sử dụng trong một mùa, chỉ đơn giản là bị vứt đi Điều này đã khiến người tiêu dùng mua quần áo như mua kẹo, mua nhiều quần áo hơn mức cần thiết và ngày càng xem hàng may mặc giá rẻ là hàng “dùng một lần” và có thể vứt đi chỉ sau bảy hoặc tám lần mặc (Remy và Cộng sự, 2016)
Xu hướng liên tục của thời trang nhanh làm tăng thêm vấn đề lãng phí Lượng nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất quần áo sẽ bị lãng phí, điển hình là nước (Keep Britain Tidy, 2023) Sản xuất quần áo tiêu thụ 1/10 lượng nước sử dụng trong công nghiệp, dẫn đến 20% lượng nước thải của thế giới - phần lớn trong số đó quá độc hại để xử lý và tái sử dụng (Gad Allon, 2022)
Hơn nữa, chi phí tái chế cao hơn cả chi phí sản xuất Tái chế quần áo rất tốn kém và công nghệ hiện có không đủ để xử lý khối lượng cần thiết để tạo ra sự khác biệt cho hành tinh (Gad Allon, 2022)
Giả thuyết 3: Sức khỏe con người
Rủi ro về sức khỏe con người và môi trường liên quan đến quần áo rẻ tiền tiềm ẩn trong suốt vòng đời của mỗi sản phẩm may mặc (Rachel Bick, Erika Halsey, Christine C Ekenga, 2018)
Thời trang nhanh mang đến cho người tiêu dùng cơ hội mua nhiều quần áo hơn với giá rẻ hơn, nhưng những người làm việc hoặc sống gần các cơ sở sản xuất dệt may phải chịu gánh nặng không tương xứng về các mối nguy hại đối với môi trường sống (Rachel Bick, Erika Halsey, Christine C Ekenga, 2018)
Dệt nhuộm dẫn đến các mối nguy hiểm khác vì nước thải chưa được xử lý từ thuốc nhuộm thường được thải vào hệ thống nước địa phương, giải phóng kim loại nặng và các chất độc khác có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của động vật cũng như cư dân gần đó (Rachel Bick, Erika Halsey, Christine C Ekenga, 2018)
Giả thuyết 4: Bóc lột sức lao động
Theo Đạo luật Nô lệ Hiện đại của Anh, bóc lột sức lao động là một hình thức nô lệ hiện đại Trong đó người lao động phải làm việc trong với cơ sở vật chất không đảm bảo, phải làm việc nhiều giờ, làm việc không công hoặc bị trả lương thấp (The Modern Slavery Act, 2015)
Các nước đang phát triển là nơi sản xuất 90% quần áo của thế giới Các tiêu chuẩn nghề nghiệp và an toàn cho người lao động trong các nước đang phát triển thường không được thực thi do cơ sở hạ tầng kém trong quản lý tổ chức (Rachel Bick, Erika Halsey & Christine C Ekenga, 2018)
Mức lương tối thiểu hợp pháp tại các quốc gia sản xuất hàng may mặc trên toàn thế giới không bằng mức lương đủ sống, nghĩa là công nhân ngành may mặc không thể cung cấp những nhu cầu cơ bản nhất cho bản thân và gia đình họ Trong đó, mô hình kinh doanh giá thấp và tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của ngành may mặc là nguyên nhân chính khiến công nhân được trả lương chưa cân xứng (Dominique Muller, 2020)
Giả thuyết 5: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu (Điều 126 của Nghị định 50/2005/QH11)
Trong ngành công nghiệp thời trang, việc xin bằng sáng chế nói chung là không thực tế vì phong cách thay đổi thường xuyên và việc đăng ký bằng sáng chế tốn thời gian, tốn kém và không nhất thiết phải bảo vệ hoàn toàn (Cassandra Elrod, 2017)
Do tính chất chu kỳ của thời trang nhanh và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không đầy đủ, các bản sao bắt chước các xu hướng thiết kế phổ biến và dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trẻ tuổi (Cassandra Elrod, 2017) Để duy trì sự hài lòng của người tiêu dùng, các thương hiệu thời trang nhanh thường xuyên bắt chước các xu hướng của nhà thiết kế và sản xuất hàng mới hàng tuần để bổ sung hàng hóa cho cửa hàng (Cassandra Elrod, 2017).
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MARKETING
Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu
3.1.1.1 Thang đo tác động tiêu cực đến môi trường
Thang đo Tác động tiêu cực đến môi trường gồm 5 yếu tố và được kí hiệu là MT
Bảng 3.1 Thang đo Tác động tiêu cực đến môi trường
Mã hóa Nội dung thang đo Nguồn
MT1 Sử dụng thời trang bền vững giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
Nhóm tác giả đề xuất (2023)
MT2 Các chất nhuộm vải từ các nhà máy may mặc thải ra là một phần của nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước
MT3 Việc vận chuyển quần áo đã thải ra lượng lớn khí
CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính
MT4 Sản phẩm thời trang nhanh thải ra lượng rác lớn gây ô nhiễm môi trường
MT5 Rác thải thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật
3.1.1.2 Thang đo hiện tượng lãng phí
Thang đo Lãng phí gồm 5 yếu tố và được kí hiệu là LP
Bảng 3.2 Thang đo hiện tượng lãng phí
Mã hóa Nội dung thang đo Nguồn
Xu hướng thời trang nhanh khuyến khích lối sống lãng phí Nhóm tác giả đề xuất (2023)
LP2 Các sản phẩm thời trang nhanh chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn rồi vứt đi
LP3 Sản xuất số lượng lớn gây lãng phí nguyên liệu trong may mặc
Quá trình sản xuất tiêu tốn lượng nước lớn
LP5 Tái chế sản phẩm thời trang nhanh có chi phí cao hơn sản xuất
Thang đo Sức khỏe con người gồm 5 yếu tố và được kí hiệu là SK
Bảng 3.3 Thang đo Sức khỏe con người
Mã hóa Nội dung thang đo Nguồn
SK1 Tôi cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo từ các thương hiệu thời trang nhanh
Nhóm tác giả đề xuất
SK2 Tôi ưu tiên sản phẩm giá rẻ hơn là sản phẩm có chất lượng tốt
SK3 Chất liệu vải sản phẩm thời trang nhanh gây nên các phản ứng trên da
SK4 Sản phẩm thời trang nhanh chứa các hạt vi nhựa khiến con người dễ hít phải
SK5 Thuốc nhuộm vải tiếp xúc với da khi giặt quần áo bằng tay
3.1.1.4 Thang đo bóc lột sức lao động
Thang đo Thái độ gồm 5 yếu tố và được ký hiệu là SLD
Bảng 3.4 Thang đo bóc lột sức lao động
Mã hóa Nội dung thang đo Nguồn
SLD1 Sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn buộc các công nhân may làm việc quá giờ
Nhóm tác giả đề xuất
SLD2 Sản phẩm thời trang nhanh giá rẻ thuận chiều với lương bổng của các công nhân may
SLD3 Tôi nhận thức được tình trạng bóc lột sức lao động nhưng vẫn sử dụng sản phẩm thời trang nhanh
SLD4 Cơ sở vật chất xưởng may ảnh hưởng đến tinh thần lao động của công nhân may
SLD5 Các thiết kế thời trang nhanh thay đổi liên tục gây sức ép tinh thần công nhân may
3.1.1.5 Thang đo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thang đo Thái độ gồm 5 yếu tố và được ký hiệu là SHTT
Bảng 3.5 Thang đo Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Mã hóa Nội dung thang đo Nguồn
SHTT1 Tôi mặc quần áo có thiết kế giống với thương hiệu nổi tiếng vì nó có giá thành rẻ hơn
Nhóm tác giả đề xuất (2023)
SHTT2 Thời trang nhanh làm mất giá trị bản quyền thương hiệu
SHTT3 Giá trị của sản phẩm dựa vào ý tưởng của nhà thiết kế
SHTT4 Tôi mua thời trang hợp xu hướng và không quan tâm đến bản quyền
SHTT5 Ủng hộ thời trang nhanh là ủng hộ thực trạng sao chép thiết kế bản quyền
3.1.2 Bảng câu hỏi nghiên cứu
Bảng câu hỏi được xây dựng trên các giả thuyết nghiên cứu và sử dụng làm phiếu khảo sát Mỗi phiếu khảo sát có ba phần:
Phần 1: Câu hỏi gạn lọc, bao gồm:
1 Bạn có biết về thời trang nhanh?
2 Bạn đã từng sử dụng sản phẩm thời trang nhanh?
3 Bạn có thuộc Thế hệ Z (1997 - 2008) và sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Phần 2: Những yếu tố liên quan đến nghiên cứu, trong đó các mức độ hài lòng được thể hiện như sau:
Nh óm tổ ng h ợp 2023
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG (MT)
Sử dụng thời trang bền vững giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường 1 2 3
Các chất nhuộm vải từ các nhà máy may mặc thải ra là một phần của nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước 1 2 3
Việc vận chuyển quần áo đã thải ra lượng lớn khí 1 2 3
CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính
Sản phẩm thời trang nhanh thải ra lượng rác lớn gây ô nhiễm môi trường 1 2 3
Rác thải thời trang nhanh ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật 1 2 3
HIỆN TƯỢNG LÃNG PHÍ (LP)
Xu hướng thời trang nhanh khuyến khích lối sống lãng phí 1 2 3
Các sản phẩm thời trang nhanh chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn rồi vứt đi 1 2 3
Sản xuất số lượng lớn gây lãng phí nguyên liệu trong may mặc 1 2 3
Quá trình sản xuất tiêu tốn lượng nước lớn
Tái chế sản phẩm thời trang nhanh có chi phí cao hơn sản xuất 1 2 3
SỨC KHỎE CON NGƯỜI (SK)
Tôi cảm thấy thoải mái khi mặc quần áo từ các thương hiệu thời trang nhanh 1 2 3
Tôi ưu tiên sản phẩm giá rẻ hơn là sản phẩm có chất lượng tốt 1 2 3
Chất liệu vải sản phẩm thời trang nhanh gây nên các phản ứng trên da 1 2 3
Sản phẩm thời trang nhanh chứa các hạt vi nhựa khiến con người dễ hít phải 1 2 3
Thuốc nhuộm vải tiếp xúc với da khi giặt quần áo bằng tay 1 2 3
BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG (SLD)
Sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn buộc các công nhân may làm việc quá giờ 1 2 3
Sản phẩm thời trang nhanh giá rẻ thuận chiều với lương bổng của các công nhân may 1 2 3
Tôi nhận thức được tình trạng bóc lột sức lao động nhưng vẫn sử dụng sản phẩm thời trang nhanh 1 2 3
Cơ sở vật chất xưởng may ảnh hưởng đến tinh thần lao động của công nhân may 1 2 3
Các thiết kế thời trang nhanh thay đổi liên tục gây sức ép tinh thần công nhân may 1 2 3
XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (SHTT)
Tôi mặc quần áo có thiết kế giống với thương hiệu nổi tiếng vì nó có giá thành rẻ hơn 1 2 3
Thời trang nhanh làm mất giá trị bản quyền thương hiệu 1 2 3
Giá trị của sản phẩm dựa vào ý tưởng của nhà thiết kế 1 2 3
Tôi mua thời trang hợp xu hướng và không quan tâm đến bản quyền 1 2 3 Ủng hộ thời trang nhanh là ủng hộ thực trạng sao chép thiết kế bản quyền 1 2 3
Phần 3: Thông tin cá nhân bao gồm: Giới tính, Nghề nghiệp, Thu nhập, Trình độ học vấn.
Xác định phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin
Nhóm nghiên cứu chọn mẫu phi xác suất – Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện (Convenience Sampling) nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí
Cụ thể: Đề tài nghiên cứu dự tính chọn tối thiểu 200 mẫu từ thị trường nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh, cả nam và nữ, năm sinh nhóm nghiên cứu chọn trong khoảng 1997 - 2008
Phương pháp thu thập thông tin:
Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tuyến qua Google Forms để thu thập thông tin Lý do chọn phương pháp này vì có tính rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ mã hóa từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhóm nghiên cứu
Sau khảo sát nhóm thu được 255 phiếu khảo sát Quá trình nhập liệu và làm sạch dữ liệu chỉ còn lại 216 phiếu khảo sát đạt yêu cầu, chứa đầy đủ thông tin mà nghiên cứu thu thập Còn lại 39 phiếu khảo sát bị loại do không đạt yêu cầu hoặc trả lời thiếu quá nhiều nội dung.
Kế hoạch thống kê mô tả
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp nhằm hỗ trợ quá trình thống kê mô tả
Biểu đồ 3 1 Các bước thống kê mô tả
Tính tần số & Vẽ biểu đồ
Tính giá trị trung bình
Bước 1: Xử lý thông tin: Chọn lọc các phiếu khảo sát theo tiêu chuẩn:
- Phiếu khảo sát được trả lời đầy đủ các câu hỏi
- Nhóm người thuộc Thế hệ Z đã hoặc đang sử dụng/làm những công việc liên quan đến sản phẩm thời trang nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Những phiếu khảo sát không trả lời đầy đủ thông tin
- Những người thuộc Thế hệ Z chưa từng sử dụng thời trang nhanh tại Thành phố
- Những phiếu khảo sát có địa chỉ Mail – Điện thoại bị trùng
Bước 2: Tính tần số (Frequencies) & Vẽ biểu đồ cột (Bar Charts): Chỉ bước 2 và 3 sử dụng phần mềm SPSS 20 để nhập dữ liệu đã thu thập được Cách tính này chỉ dùng với mục đích tóm tắt dữ liệu định tính
Bước 3: Tính giá trị trung bình: Cách tính này chỉ dùng với mục đích tóm tắt dữ liệu định lượng Dùng lệnh Descriptives để tính giá trị trung bình
Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Phân tích số lần lặp lại của các giá trị và từ giá trị trung bình nêu ý nghĩa của các dữ liệu được thu thập.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày về số liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là người thuộc Thế hệ Z sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát được thực hiện bằng cách gửi phiếu khảo sát trực tuyến, kết quả thu về là 255 phiếu Sau khi sàng lọc các phiếu trả lời, có 39 phiếu không hợp lệ do trả lời cùng một mức độ cho tất cả các câu hỏi hoặc bị thiếu nhiều thông tin Kết quả là có
216 phiếu khảo sát hợp lệ
4.1.1 Thống kê mẫu nghiên cứu
Cơ cấu theo giới tính của mẫu khảo sát:
Bảng 4.1 Cơ cấu theo giới tính của mẫu khảo sát Giới tính Tần số %
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu theo giới tính
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Cơ cấu theo giới tính
Trong số 216 mẫu được khảo sát có 97 người thuộc Thế hệ Z là nam chiếm tỷ lệ 44.9% và 119 người thuộc Thế hệ Z là nữ chiếm tỷ lệ 55.1% Chiếm phần lớn trong mẫu khảo sát là nữ và tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ ở mức trung bình
Cơ cấu theo nghề nghiệp của mẫu khảo sát:
Bảng 4.2 Cơ cấu theo nghề nghiệp của mẫu khảo sát
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu theo nghề nghiệp
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Trong số 216 mẫu được khảo sát có 120 người thuộc Thế hệ Z là học sinh/sinh viên chiếm tỷ lệ 55.6% Có 56 người thuộc Thế hệ Z là nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ 25.9% và 40 người thuộc Thế hệ Z là lao động tự do chiếm 18.5% Chiếm phần lớn
Cơ cấu theo nghề nghiệp
Học sinh/sinh viên Nhân viên văn phòng Lao động tự do trong mẫu khảo sát là học sinh/sinh viên và tỷ lệ chênh lệch giữa nghề nghiệp này và nhân viên văn phòng, lao động tự do là rất cao
Cơ cấu theo thu nhập của mẫu khảo sát:
Bảng 4.3 Cơ cấu theo thu nhập của mẫu khảo sát
Từ 100 nghìn đồng – 3 triệu đồng 72 33.3
Từ 3 triệu đồng – 7 triệu đồng 66 30.6
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu theo thu nhập
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Trong số 216 mẫu được khảo sát có 72 người thuộc Thế hệ Z có thu nhập từ 100 nghìn đồng – 3 triệu đồng với tỷ lệ 33.3% Có 66 người thuộc Thế hệ Z có thu nhập từ
3 triệu đồng – 7 triệu đồng với tỷ lệ 30.6% và 78 người thuộc Thế hệ Z có thu nhập trên 7 triệu đồng với tỷ lệ 36.1% Chiếm phần lớn trong mẫu khảo sát là người có thu
Cơ cấu theo thu nhập
Từ 100 nghìn đồng – 3 triệu đồng Từ 3 triệu đồng – 7 triệu đồng Trên 7 triệu đồng nhập trên 7 triệu đồng so với 2 nhóm thu nhập còn lại không quá lớn Như vậy, mẫu nghiên cứu đảm bảo tính cân đối về mức thu nhập của các mẫu khảo sát
Cơ cấu theo trình độ học vấn của mẫu khảo sát:
Bảng 4.4 Cơ cấu theo trình độ học vấn của mẫu khảo sát
Trình độ học vấn Tần số %
Trung học phổ thông 31 14.4 Đại học 108 50
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu theo trình độ học vấn
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Trong số 216 mẫu được khảo sát có 31 người thuộc Thế hệ Z có trình độ học vấn là Trung học phổ thông với tỷ lệ 14.4% Chiếm phần lớn là nhóm người thuộc Thế hệ
Z có trình độ học vấn là Đại học với 108 người tương đương tỷ lệ 50% Còn lại là người thuộc Thế hệ Z có trình độ học vấn là Sau đại học với 77 người tương đương tỷ
Cơ cấu theo trình độ học vấn
Trung học phổ thông Đại học Sau đại học lệ 35.6% Chiếm phần lớn trong mẫu khảo sát là nhóm trình độ học vấn là Đại học, độ chênh lệch giữa nhóm này với nhóm Trung học phổ thông và Sau đại học rất cao
4.1.2 Đánh giá của Thế hệ Z về các yếu tố liên quan đến thực trạng thời trang nhanh
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá của Thế hệ Z đối với các yếu tố
Tên biến Giá trị nhỏ nhất
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Thang đo sức khỏe con người
Thang đo bóc lột sức lao động
Thang đo sở hữu trí tuệ
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Dựa vào giá trị nhỏ nhất và lớn nhất ta có giá trị khoảng cách là 0.68 Vậy ý nghĩa giá trị trung bình của nghiên cứu này như sau:
Kết quả bảng 4.5 cho thấy giá trị trung bình của các yếu tố nằm trong khoảng 1.84 – 2.48 trên thang đo Likert 3 điểm Như vậy, phần lớn người tham gia trả lời bảng khảo sát đều nằm trong khoảng từ bình thường đến đồng ý
Bên cạnh đó Thế hệ Z có sự đánh giá khắt khe khi xuất hiện có nhiều ý kiến không đồng ý ở các tiêu chí Nhìn chung, sự chênh lệch giữa các phương án dù khá nhiều (độ lệch chuẩn từ 0.619 đến 0.832) nhưng tối thiểu giá trị trung bình vẫn đạt 1.84 nghĩa là vẫn nằm ở mức bình thường
4.1.3 Biểu đồ thống kê mô tả và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời trang nhanh
Giả thuyết 1: Tác động tiêu cực đến môi trường (MT)
Biểu đồ 4.5 Thống kê thang đo MT1
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.6 Thống kê thang đo MT2
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
SỬ DỤNG THỜI TRANG BỀN VỮNG GIÚP GIẢM TÌNH
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
CÁC CHẤT NHUỘM VẢI TỪ CÁC NHÀ MÁY MAY MẶC
THẢI RA LÀ MỘT PHẦN CỦA NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM
Biểu đồ 4.7 Thống kê thang đo MT3
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.8 Thống kê thang đo MT4
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
VIỆC VẬN CHUYỂN QUẦN ÁO ĐÃ THẢI RA LƯỢNG LỚN
KHÍ CO2 GÂY NÊN HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
SẢN PHẨM THỜI TRANG NHANH THẢI RA LƯỢNG RÁC
LỚN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Biểu đồ 4.9 Thống kê thang đo MT5
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Theo các biểu đồ trên (biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5) và giá trị trung bình của thang đo Môi Trường (bảng 4.5) ta thấy, thang đo MT1, MT3, MT4, MT5 có giá trị trung bình từ 2.36 ở mức trung gian của 2.36 – 3.00; tần số của các yếu tố MT1, MT3, MT4, MT5 chiếm tỷ lệ bình thường chiếm trên 25%, đồng ý trên 51% và không đồng ý từ 7.5% - 20% Từ bảng thống kê giá trị trung bình và tỷ lệ đồng ý trên 51% của 4 biến MT1, MT3, MT4, MT5 cho thấy Thế hệ Z đồng ý với việc sử dụng thời trang nhanh đang góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái toàn cầu
Ngoài ra, yếu tố MT2 có giá trị trung bình 1.93 nằm trên mức trung gian (bảng 4.5) và giữa khoảng 1.68 – 2.35, MT2 có tỷ lệ trả lời không đồng ý là 38.4%, bình thường là 30.6% và đồng ý là 31% Qua giá trị trung bình và tần số mức độ không đồng ý là 38.4% của biến MT2 cho thấy Thế hệ Z không chắc chắn về việc thuốc nhuộm vải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
RÁC THẢI THỜI TRANG NHANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
Giả thuyết 2: Hiện tượng lãng phí (LP)
Biểu đồ 4.10 Thống kê thang đo LP1
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.11 Thống kê thang đo LP2
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
XU HƯỚNG THỜI TRANG NHANH KHUYẾN KHÍCH LỐI
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
CÁC SẢN PHẨM THỜI TRANG NHANH CHỈ ĐƯỢC SỬ
DỤNG TRONG THỜI GIAN NGẮN RỒI VỨT ĐI
Biểu đồ 4.12 Thống kê thang đo LP3
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Biểu đồ 4.13 Thống kê thang đo LP4
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
SẢN XUẤT SỐ LƯỢNG LỚN GÂY LÃNG PHÍ NGUYÊN
Không đồng ý Bình thường Đồng ý
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TIÊU TỐN LƯỢNG NƯỚC LỚN
Biểu đồ 4.14 Thống kê thang đo LP5
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ SPSS (2023)
Theo các biểu đồ trên (biểu đồ 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10) và giá trị trung bình của thang đo Lãng Phí (bảng 4.5) ta thấy yếu tố LP1 có giá trị trung bình là 1.88 và LP5 có giá trị trung bình là 1.92 Ngoài ra, tần số ý kiến không đồng ý ở hai yếu tố này chiếm cao nhất lần lượt là 38.9% (84 phiếu) và 37.5% (81 phiếu) cho thấy Thế hệ Z chưa thật sự quan tâm cũng như nhận thức được vấn đề lãng phí về chi phí tái chế của sản phẩm thời trang nhanh
Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đạt được một số kết quả như sau:
Thông qua nghiên cứu này cho thấy Thế hệ Z chỉ quan tâm đến các vấn đề thời trang nhanh ở mức trung bình (giá trị trung bình là 2.18) Con số này chỉ ra rằng thái độ người tiêu dùng Thế hệ Z trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với những tác động từ thời trang nhanh chưa được nhận thức và quan tâm Điều này được lý giải bởi nhiều lý do với các khía cạnh khác nhau Thời trang nhanh cho ra đời các sản phẩm có giá thành cũng như giá bán vô cùng rẻ nhưng lại hợp xu hướng Lợi dụng điều đó, các doanh nghiệp cho ra đời những mẫu áo, quần, giày dép hợp xu hướng với giá rẻ Theo khảo sát trong bài nghiên cứu cho thấy, đa số người tiêu dùng Thế hệ Z có mức thu nhập không quá 7 triệu đồng (bảng 4.3) Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính cho hành vi sử dụng sản phẩm thời trang nhanh
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát Thế hệ Z thông qua bảng câu hỏi khảo sát với số lượng 255 mẫu Sử dụng kết quả khảo sát để thống kê mô tả và xác định các giả thuyết đặt ra.