BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN CỦA NGƯỜI TIÊUDÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: 2
2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: 2
II XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.Đối tượng nghiên cứu: 2
2.Phạm vi nghiên cứu: 2
III.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2
1.Câu hỏi nghiên cứu: 2
2.Giả thuyết nghiên cứu 3
IV.MẪU NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT 5
V CÁC BIẾN ĐỘC LẬP, BIẾN PHỤ THUỘC, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU &
4.Mô hình nghiên cứu 8
VI.Xây dựng phiếu khảo sát: 8
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG 9
PHẦN II: Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tạiTP Hồ Chí Minh hiện nay 10
PHẦN III THANG ĐO 13
1.Thang đo Thái độ của người tiêu dùng 13
2.Thang đo Ảnh hưởng xã hội 13
Trang 33.Thang đo Nhận thức về xe điện 13
4.Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi 14
5.Thang đo Nhận thức rủi ro 14
6.Thang đo Mối quan tâm đối với môi trường 15
7.Thang đo Ý định mua xe điện 15
VII Các nghiên cứu liên quan 15
1.Trong nước 15
2.Ngoài nước 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Tô Anh Thơ, người đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong bộ môn Phương pháp nghiên cứu kinh doanh suốt quá trình qua Nhờ vào các bài học về phương pháp, tư duy, kỹ năng nghiên cứu khoa học của thầy em mới có thể hoàn thành bào tiểu luận của mình một cách trọn vẹn nhất Trong quá trình làm bài vẫn khó tránh được những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý thêm từ thầy để có thể nâng cao kiến thức của bản thân để có thể vận dụng vào thực tế sau này.
Trang 5I.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh Đồng thời, tìm hiểu các nhân tố chính tác động đến ý định mua của người dân hiện nay để đo lường mức độ ảnh hưởng từ đó tác giả sẽ đề xuất các hàm ý quản trị quan trọng giúp cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh.
2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát đề ra, nghiên cứu tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
Đầu tiên, xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe điện của người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp theo, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến quyết định mua xe điện của người tiêu dùng.
Cuối cùng, đưa ra những hàm ý quản trị nhằm kích thích nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông chạy điện của người dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doan xe điện đáp ứng nhu cầu của thị trường.
II.XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh.
2 Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại
TP.HCM hiện.
Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 25/11/2023 tới 16/12/2023.III.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1 Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua xe điện là gì?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng xã hội, nhận thức về xe
điện, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ và rủi ro đến ý định mua xe điện là như thế nào?
Câu hỏi 3: Các hàm ý quản trị nào được đưa ra từ kết quả kiểm định mô hình
nghiên cứu?
Trang 62 Giả thuyết nghiên cứu
Mối quan hệ giữa thái độ của người tiêu dùng (TĐ) và ý định mua xe điện(YĐ)
Thái độ được xem là một đánh giá tổng thể của cá nhân đối với kết quả hành vi đó (theo Ajzen,1991) Theo thuyết TRA và TPB đã chứng minh rằng Thái độ được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới ý định hành vi và được kiểm chứng qua các bài nghiên cứu khác nhau Khi người tiêu dùng mang thái độ tích cực cho một sự việc, hành động thì khả năng cao họ sẽ thực hiện hành vi đó (Han và Kim,2010) Khi cảm thấy xe điện có lợi, tiện dụng hơn khách hàng sẽ sẵn sàng trả thêm tiền cho các phương tiện xanh (Hiudre và cộng sự,2011) Nhiều nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa hành vi ý định và thái độ của người tiêu dùng đối với việc tiêu dùng xanh ở các nên văn hóa khác nhau trong đó có các sản phẩm xanh (Yadav và Pathak,2016) và về xe điện (Huang và cộng sự,2019) Do đó ta có giả thuyết như sau:
H1: “Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe điện củangười tiêu dùng tại TP.HCM”.
Mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội (AH) và ý định mua xe điện ( YĐ)
Ảnh hưởng xã hội thể hiện áp lực của những người khác tác động đến một cá nhân Cơ chế tác động của xã hội đến ý định và hành vi của các nhân rất phức tạp Đôi khi, cá nhân buộc phải thay đổi ý định để tuân theo những thông lệ xã hội Trong một số trường hợp khác, con người tự thay đổi ý định và hành vi để đạt được vị thế xã hội hoặc xây dựng hình ảnh nào đó trong mắt những người khác Nhìn chung, cá nhân có xu hướng thực hiện hành vi nếu nhận được sự ủng hộ của nhóm xã hội Lane và Potter kết luận rằng quyết định mua ô tô điện của khách hàng chịu tác động một phần từ các yếu tố xã hội do các cá nhân thường có xu hướng tham khảo ý kiến từ người thân và bạn bè Nghiên cứu của Peter và Dutschke ghi nhận người tiêu dùng ở Đức cân nhắc cả yếu tố đặc tính sản phẩm và ảnh hưởng xã hội khi họ quyết định mua ô tô điện Shalender và Sharma cũng rút ra kết luận tương tự ở thị trường Ấn Độ khi cho rằng quan điểm của cá nhân luôn chịu ảnh hưởng bởi xã hội và cộng đòng, do đó ý định và hành vi của họ sẽ bị tác động bởi các nhóm trong xã hội Do đó ta có giả thuyết như sau:
H2:”Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xeđiện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.
Mối quan hệ giữa nhận thức về xe điện (NT) và ý định mua xe điện (YĐ)
Việc người tiêu dùng ghi nhớ, ấn định rằng một thương hiệu là thân thiện với môi trường là nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm thân thiện với môi trường (Tseng và Hung,2013) Nhiều nghiên cứu đã được đặt ra và nhận được kết quả rằng việc người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu không dựa trên lợi ích của nói với môi trường mà dựa trên sự mong đợi của đối tượng khách hàng Sự
Trang 7ảnh hưởng đến thương hiệu xanh xuất phát từ những sản phẩm đồ dùng thân thiện với môi trường (Chen,2012) nhưng sau đó Aman (2012) Chahal (2010) và Suki (2013) đã đề xuất để tăng nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm xanh trước hết phải giáo dục xã hội từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng Nhân tố nhận thức về sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe điện nhất là nhóm nam giới, học vấn cao và nhóm người trẻ tuổi (Huang và Ge,2019) Do đó ta có giả thuyết như sau:
H3: “Nhận thức về xe điện có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xeđiện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.
Mối quan hệ giữa nhận thức kiểm soát hành vi (HV) và ý định mua xe điện(YĐ)
Trong các nghiên cứu về việc áp dụng xe điện, nhận thức kiểm soát hành vi chủ yếu thu được dưới dạng một yếu tố dự đoán hành vi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng (R Yadav và GS Pathak, 2016) Tuy nhiên, với truyền thống Mô hình TPB, nó trực tiếp điều tra tác động của nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định hành vi Một hạn chế một số nghiên cứu về việc áp dụng xe điện đã khám phá tác động trực tiếp này Ví dụ: (O Egbue và S Long, 2012) nghiên cứu cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố mạnh nhất trong việc đo lường ý định mua BEV ở Na-uy Một nghiên cứu của Ấn Độ nhấn mạnh rằng nhận thức kiểm soát hành vi có mối tương quan đáng kể với việc áp dụng xe điện (K Shalender và N Sharma, 2021) Do đó ta có giả thuyết như sau:
H4: “Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý địnhmua xe điện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.
Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro (RR) và ý định mua xe điện (YĐ)
Những rủi ro nhận thấy trong việc tiêu thụ sản phẩm được chứng minh là làm giảm ý định mua sản phẩm có thương hiệu, danh mục sản phẩm và dịch vụ điện tử (Mitchell, 1999, Gronhaug và cộng sự, 2002; Featherman và Hajli, 2016) Nhận thức rủi ro là sự đánh giá mối đe dọa và được phát hiện là làm trì hoãn các quyết định mua hàng để có thể tiếp tục tìm kiếm và học tập thông tin (Mitra et al., 1999) Chúng tôi cho rằng quyết định áp dụng xe điện tiềm ẩn rủi ro đối với nhiều thị trường mục tiêu vì sản phẩm này hoàn toàn khác biệt và là một công nghệ đắt tiền Đòi hỏi một khoản chi phí ban đầu lớn và thay đổi hành vi (kế hoạch tính phí) và có thể có nhà nâng cấp cơ sở hạ tầng Do đó ta có giả thuyết như sau:
H5: “Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định mua xeđiện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.
Mối quan hệ giữa mối quan tâm đối với môi trường (EC) và ý định mua xeđiện (YĐ)
Trang 8Mối quan tâm về môi trường, từ lâu đã được chấp nhận như một yếu tố dự báo quan trọng về ý định hành vi sinh thái, bao gồm phản ứng cảm xúc của cá nhân đối với sinh thái các vấn đề (Shih-Chih Chen và cộng sự,2016) Các nghiên cứu về việc áp dụng các sản phẩm xanh, lập luận rằng rằng cảm giác của một cá nhân có trách nhiệm hơn với môi trường và thực hiện phần việc của mình trong việc bảo vệ môi trường có liên quan đến sự gia tăng mối quan tâm về môi trường của cá nhân, và hơn nữa, cá nhân đó sử dụng các sản phẩm xanh khi họ cảm thấy EC (Vivek Kumar Verma và các cộng sự,2019) Những người có EC cao thể hiện ý định rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường Mối quan tâm của họ với các vấn đề môi trường đã kích thích sự quan tâm của họ trong việc mua xe điện và công nghệ xanh khác (Thyroff và Kilbourne, 2017) Người tiêu dùng có mối quan tâm cao hơn về môi trường sẽ ít nhạy cảm hơn với giá xe điện (Tanner và Wölfing Kast, 2003) và sẵn sàng trả phí cao hơn cho những lợi ích xanh nhận được (Hansla và cộng sự, 2008) Do đó ta có giả thuyết như sau:
H6: “Mối quan tâm đối với môi trường có ảnh hưởng tích cực đến ýđịnh mua xe điện của người tiêu dùng tại TP.HCM”.
IV.MẪU NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
Công thức tính mẫu: Công thức của Hair và cộng sự (2004)
Số lượng mẫu = Số lượng câu hỏi * Thang đo Likert Số lượng mẫu:
N = (4+4+4+4+4+4+4)*5 = 140 (mẫu)
Đối tưởng khảo sát cụ thể: người tiêu dùng đang sinh sống tại TP.HCM
V.CÁC BIẾN ĐỘC LẬP, BIẾN PHỤ THUỘC, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU & PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN TÍNH
1 Biến độc lập:
1.1 Thái độ của người tiêu dùng:
Thái độ được xem là một đánh giá tổng thể của cá nhân đối với kết quả hành vi đó (theo Ajzen,1991) Thái độ đề cập đến những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về hành vi nhất định thông qua quan sát, kinh nghiệm, nghiên cứu, v.v và xu hướng thực hiện hành vi đó của họ (C Bianchi,2017); (GA Abbasi và cộng sự, 2022) Thái độ của người tiêu dùng đối với các thương hiệu cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định quyết định mua hàng của họ Nếu một cá nhân đánh giá sản phẩm một cách tích cực thì khả năng mua hàng của họ sẽ nó tăng lên (M Conner và CJ Armitage, 1998); (L Beck và I Ajzen, 1991)
Trang 91.2 Ảnh hưởng xã hội:
Ảnh hưởng xã hội là một chủ đề quan trọng trong tâm lý học xã hội thực nghiệm (Kelman, 1961) Turner (1991, p.1) định nghĩa ảnh hưởng xã hội là “các quá trình trong đó con người trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người khác” Ảnh hưởng xã hội thể hiện áp lực của những người khác tác động đến một cá nhân Ảnh hưởng xã hội có liên quan đến thông tin về người khác và nó có thể không nhất thiết phải xảy ra thông qua gặp mặt trực tiếp tương tác (Robins và cộng sự, 2001; Trusov và cộng sự, 2010) Ảnh hưởng xã hội có thể bao gồm sự tương tác và mối quan hệ giữa người tiêu dùng và các tổ chức, ở đây chúng tôi tập trung vào ảnh hưởng giữa các cá nhân như một tiểu thể loại xảy ra giữa người tiêu dùng cá nhân.
1.3 Nhận thức về xe điện:
Trong nghiên cứu này, “the perception of full electronic vehicles” là hiệu suất lái xe tổng thể được cảm nhận, bao gồm cả việc lái xe thoải mái, của xe điện Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng kiến thức cá nhân và kinh nghiệm làm tăng sự chấp nhận xe điện (Barth và cộng sự, 2016; Schmalfuß và cộng sự, 2017), trong khi việc thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm về xe điện tạo thành một rào cản chống lại việc sử dụng xe điện (Egbue và Long, 2012; Graham-Rowe và cộng sự, 2012; Krause và cộng sự, 2013)
1.4 Nhận thức kiểm soát hành vi:
Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là khả năng mua của người tiêu dùng Chuẩn môn học đại diện cho nhận thức của những người quan trọng (chẳng hạn như gia đình và bạn bè hoặc những người có ảnh hưởng như những người nổi tiếng), những người có thể hoặc không thể tác động đến họ để mua Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến ảnh hưởng của áp lực và người hỗ trợ xung quanh các cá nhân khi họ quyết định về một hành vi nhất định Theo đó, nhận thức kiểm soát hành vi là toàn bộ nhận thức của họ về mức độ dễ dàng hoặc khó thực hiện được hành vi đó (MA Javid và các cộng sự,2022); (B Dutta và HG Hwang,2021); (G Adu-Gyamfi và cộng sự,2022); (IKW Lai và cộng sự, 2015)
1.4 Nhận thức rủi ro:
Nhận thức rủi ro đề cập đến rủi ro có thể xảy ra và mức độ rủi ro mà người tiêu dùng nhận thấy trước khi đưa ra quyết định mua hàng (DF Blankertz, 1969) Stone và Gronhaung (1993) đề xuất nhận thức rủi ro là yếu tố quyết định hành vi mua hàng dự định và thực tế của cá nhân Jacoby và Kaplan (1972) xác định năm khía cạnh của rủi ro nhận thức là rủi ro tài chính, rủi ro chức năng hoặc rủi ro hiệu suất, rủi ro vật chất, rủi ro xã hội và rủi ro tâm lý.
Trang 101.6 Mối quan tâm đối với môi trường:
Mối quan tâm về môi trường là sự quan tâm và ý thức tổng thể đối với các vấn đề môi trường (MC Aguilar-Luzón và cộng sự,2020) Mối quan tâm về môi trường là yếu tố quyết định quan trọng và giúp thay đổi hành vi hiện tại của cá nhân sang hành vi thân thiện với môi trường hơn (H Han Và H Yoon,2015); (W Poortinga và cộng sự,2004) Có nghiên cứu về việc áp dụng các sản phẩm xanh, lập luận rằng rằng cảm giác của một cá nhân có trách nhiệm hơn với môi trường và thực hiện phần việc của mình trong việc bảo vệ môi trường có liên quan đến sự gia tăng mối quan tâm về môi trường của cá nhân, và hơn nữa, cá nhân đó sử dụng các sản phẩm xanh khi họ cảm thấy quan tâm đối với môi trường (VK Verma và cộng sự, 2019).
2 Biến phụ thuộc: Ý định mua xe điện
Ý định là xu hướng hành động cá nhân tùy theo thương hiệu Một định nghĩa khác tuyên bố rằng ý định mua hàng là ý định của cá nhân nhận thức để cố gắng mua một thương hiệu (Shabbir, M S., Kirmani, S., Iqbal, J., & Khan, B 2009) Theo Ajzen và Fishbein (1975) định nghĩa ý định hành vi là sự biểu thị tính sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện một hành vi đã qui định, là tiền đề ảnh hưởng lớn đến hành vi Các nhà nghiên cứu khác tin rằng ý định mua hàng là “những gì chúng ta nghĩ chúng ta sẽ mua” (Park, J 2002).Các học giả khác như
Daneshvary và Schower (2000) tin rằng ý định mua hàng có mối quan hệ với các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn (Lu, M 2007) Ý định mua cũng có thể được định nghĩa là quyết định hành động hoặc hành động sinh lý cho thấy hành vi của cá nhân theo sản phẩm (X Wang & Yang, 2008).
3 Phương trình tuyến tính:
Phương trình tuyến tính thể hiện mối quan hệ của các biến độc lập (X1, X2, X3…) tác động tới biện phụ thuộc (Y) có dạng như sau:
Trang 11X6: Mối quan tâm đối với môi trườngα: Là hệ số tự do
β1, β2, β3, β4, β5, β6: Là các hệ số hồi quy riêng4 Mô hình nghiên cứu
VI.Xây dựng phiếu khảo sát:
Các nhân tố tác động đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng tại TP HồChí Minh hiện nay
(Dành cho người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) Xin chào quý Anh/Chị.
Tôi là sinh viên thuộc khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Tài chính -
Marketing Hiện tại, tôi đang có bài khảo sát về đề tài “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ” Tôi rất mong Anh/Chị sẽ dành chút thời gian tham gia form khảo sát để
giúp đỡ tôi có được số liệu hoàn chỉnh cho đề tài nghiên cứu Những thông tin thu thập được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu và tuyệt đối đảm bảo tính bảo mật