1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học kinh tế đô thị vùng miền đề tài năng lực cạnh trạnh của đô thị tp hồ chí minh

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ k

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ

MÔN HỌC

KINH TẾ ĐÔ THỊ - VÙNG MIỀN

ĐỀ TÀI

NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH CỦA ĐÔ THỊ TP HỒ CHÍ MINHGiảng viên: TS Nguyễn Chí Hải

Trang 2

6 Nguyễn Phạm Hải My K204030164

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…, Ngày… tháng… năm….GIẢNG VIÊN BỘ MÔN

Trang 4

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1 Cơ sở về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2

1.1.1 Cơ sở lí luận về cạnh tranh 2

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đô thị 7

1.2 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh 8

1.2.1 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh trên thế giới 8

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh ở Việt Nam 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ THÀNH

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh đô thị TP Hồ Chí Minh 18

2.2.1 Môi trường kinh doanh 18

2.2.1.1 Môi trường kinh doanh: những chuyến biến tích cực 18

2.2.1.2 Môi trường kinh doanh: những chuyển biến cần cải thiện 18

Trang 5

2.2.5 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế 23

2.2.6 Hạ tầng kỹ thuật 24

2.3 Phân tích thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh đô thị TP Hồ Chí Minh 25

2.3.1 Các biện pháp tăng cường NLCT đô thị TP.HCM đã thực hiện 25

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng cường NLCT đô thị TP.HCM 30

2.3.2.1 Các yếu tố bên ngoài 30

2.3.2.2 Các yếu tố bên trong 31

2.4 Tổng hợp so sánh NLCT đô thị TP.HCM với các đô thị khác 33

2.5 Đánh giá chung về kết quả tăng cường NLCT trong thời gian qua 37

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 51

3.1 Giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh đô thị TP.HCM 51

3.2 Kiến nghị tăng cường năng lực cạnh tranh đô thị TP.HCM 56

3.2.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý đô thị 56

3.2.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp (liên quan đến hoạt động kinh tế) 57

KẾT LUẬN 59

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Định nghĩa về năng lực cạnh tranh đô thị 6 Bảng 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đô thị 7 Bảng 1.3 Xếp hạng 10 đô thị có chất lượng sống tốt nhất năm 2011 9

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢN

Hình 2.1 Chỉ số thiết chế pháp lý của TP.HCM từ 2017 - 2021 18

Hình 2.2 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi 22

Hình 2.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 2017 – 2021 22

Hình 2.4 10 chỉ số thành phần của PCI tại TP.HCM 33

Hình 2.5 Biểu đồ chỉ số thành phần của PCI tại TP.HCM 34

Hình 2.6 Xếp hạng PCI của TPHCM từ 2006 đến 2021 Nguồn: PCI Vietnam 34

Hình 2.7 Biểu đồ chỉ số điểm số PCI của tỉnh Quảng Ninh và TPHCM năm 2021 35

Hình 2.8 Biểu đồ chỉ số điểm số PCI của tỉnh Hải Phòng và TPHCM năm 2021 36

Hình 2.9 Bảng so sánh các chỉ số thành phần PCI của các tỉnh, TP ở Việt Nam 37

Hình 2.10 Top 10 địa phương thu ngân sách 9T/2021 38

Hình 2.11 Bảng đồ, biểu đồ về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020 của các tỉnh thành trên cả nước (TP.HCM đứng vị trí 14/63) 41

Hình 2.12 Xếp hạng trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TPHCM 41

Hình 2.13 xếp hạng năng lực cạnh tranh và chất lượng sống của một số TP trong khu vực Đông Á năm 2015 45

Hình 2.14 Xếp hạng và triển vọng của 120 TP toàn cầu năm 2018 46

Hình 2.15 Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của ASEAN 47

Trang 8

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay với xu hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa thì các đô thị phải cạnh tranh cực kỳ cao không những đối với các đô thị trong nước mà còn cả các vùng đô thị ở nước ngoài nếu muốn tồn tại và phát triển Thông qua các nỗ lực quản lý đô thị, cạnh tranh đô thị về cơ bản là nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư và điều kiện kinh doanh.Năng lực cạnh tranh đô thị đã được nghiên cứu bởi các nhóm nhà học giả trong các thế kỉ qua Các phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng cũng như tạo ra những công cụ để có thể phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương trong đó có các đô thị Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào yếu tố kinh tế nhằm xác định vị trí cạnh tranh; các lĩnh vực khác như xã hội, lịch sử, văn hoá, pháp luật, chính trị, môi trường chưa nhận được sự quan tâm hoặc đã có nhưng ở mức độ khá khiêm tốn Dưới đây nhóm chúng em sẽ đề cập đến cơ sở lý luận, thực trạng năng lực cạnh tranh, phân tích thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh, tổng hợp và đánh giá chung để đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh đô thị nói chung và đô thị TP Hồ Chí Minh nói riêng.

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Cơ sở về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh1.1.1 Cơ sở lí luận về cạnh tranh

1.1.1.1 Khái niệm

“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản Điểm lại các lý thuyết cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển và trường phái hiện đại Trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như Adam Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này Trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trường phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc học phái Viên; tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển Như vậy, cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều cách quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau, lấy một số định nghĩa như sau:

i) Theo một định nghĩa được A Lobe đưa ra từ gần một thế kỷ nay có thể hiểu cạnh tranh là sự cố gắng của hai hay nhiều người thông qua những hành vi và khả năng nhất định để cùng đạt được một mục đích.

ii) Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác Ngược lại, chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng lớn nào Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế.

Mặc dù còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những nét chung về cạnh tranh như sau:

Trang 11

Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa một (hoặc một nhóm) người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự Cạnh tranh nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của những người còn lại

Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án hay một thị trường, một khách hàng ) với mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…

Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán…

1.1.1.2 Vai trò

Cạnh tranh đô thị có tác động trực tiếp và rõ ràng tới sự phát triển của nền kinh tế, cụ thể:

+ Môi trường kinh tế rõ ràng, minh bạch và năng động (quy định về ngoại hối, ngân hàng, dịch vụ ), giảm thiểu các chi phí về thời gian hay các chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp ở đô thị

+ Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong hoặc vốn FDI, nguồn lao động chất lượng cao: người lao động cần biết nơi nào có môi trường nghề nghiệp và chất lượng sống tương ứng với thu nhập họ có thể có, để lựa chọn làm việc Từ đó, chính họ tạo ra thặng dư cho đô thị đó Doanh nghiệp cần biết nơi nào đạt được những tiêu chí môi trường doanh nghiệp tốt và lao động có tay nghề, mức lương phù hợp để có thể đầu tư hoặc mở rộng đầu tư.

Trang 12

Ví dụ, cụ thể là cạnh tranh đô thị để thu hút nguồn lao động Điều đó có nghĩa là một người Việt Nam được đào tạo trong lĩnh vực khách sạn có thể tìm chỗ làm ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Bangkok (Thái Lan) Và do đó không phải Thái Lan cạnh tranh với Việt Nam để thu hút nhân lực khách sạn mà chính xác hơn là các TP du lịch cạnh tranh nhau để thu hút nhân lực này.

+ Tìm ra sự khác biệt và sáng tạo để phát huy tốt lợi thế có sẵn cũng như thu hút các nguồn lực động để có được khách hàng và vị trí tốt hơn trên các sân chơi trong nước và quốc tế.

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh tốt hơn Doanh nghiệp được lợi vì họ có thể chia sẻ nguồn lao động dồi dào với tay nghề đa dạng, giảm chi phí tìm kiếm, tuyển dụng lao động phù hợp nhu cầu Cạnh tranh đô thị giúp doanh nghiệp được tạo điều kiện trong mở rộng kinh doanh, tiếp cận các thông tin, dịch vụ dễ dàng hơn

Từ những điều trên có thể thấy vai trò quan trọng nhất của cạnh tranh đô thị với kinh tế chính là tạo điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng.

1.1.1.3 Ý nghĩa

Cạnh tranh đô thị là cuộc chơi của thời đại mà các đô thị không thể đứng ngoài trong kỷ nguyên thông tin, dân chủ, tự do, và toàn cầu hóa như hiện nay Cạnh tranh đô thị ở các đô thị khác nhau là các cuộc chơi khác nhau phụ thuộc vào tầm cỡ, quy mô, trình độ kinh tế và đặc điểm riêng của từng đô thị Tuy nhiên, bản chất cạnh tranh là sự hoàn thiện về quản lý đô thị nâng cao chất lượng sống của dân cư, điều kiện kinh doanh và phát triển trong bối cảnh động, khi các quốc gia, các đô thị khác cũng vận động, vươn lên và cạnh tranh với nhau thu hút nguồn lực về vốn và lao động tay nghề cao.

Khi cạnh tranh là hoàn thiện chính mình, chính quyền các đô thị sẽ sử dụng bộ công cụ này để giám sát chất lượng quản lý và điều chỉnh nguồn lực để nâng cao chất lượng sống cho cư dân một cách bền vững

Trang 13

1.1.2 Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh1.1.2.1 Khái niệm

Trong những năm qua, “năng lực cạnh tranh” là vấn đề được quan tâm và thảo luận trong cả giới học giả và hoạch định chính sách Trong đó, nội dung và cấp độ của năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu Ở cấp độ vi mô hay doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh nghiệp tồn tại, phát triển và kiếm lời, có tính đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Tuy nhiên ở cấp độ vĩ mô hay quốc gia, năng lực cạnh tranh khó xác định hơn nhiều Điều dễ nhận thấy là quốc gia không giống với doanh nghiệp, được thể hiện trên một số khía cạnh:

+ Doanh nghiệp yếu kém sẽ bị thị trường đào thải, nhưng quốc gia thì không; + Sự thành công của một doanh nghiệp trong nhiều trường hợp gây ra sự thất bại của các doanh nghiệp khác, trong khi sự thành công của một quốc gia lại có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia khác (Krugman, 1996).

Trang 14

Bảng 1.1 Định nghĩa về năng lực cạnh tranh đô thị

Tác giảKhái niệm về năng lực cạnh tranh đô thịNhững khía cạnh nhấn mạnh

Trong điều kiện thị trường tự do và công bằng, thì mức độ mà các đô thị có thể sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được sự kiểm nghiệm của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân trong dài hạn.

Năng lực cạnh tranh về sản phẩm của đô thị; dân số địa phương có thu nhập cao hoặc tăng lên.

Storper (1997)

Năng lực cạnh tranh phản ánh năng lực của nền kinh tế thu hút và duy trì các doanh nghiệp với sự ổn định hoặc ra tăng cổ phiếu trong hoạt động, trong khi đó vẫn duy trì sự ổn định hoặc nâng cao được mức sống đối với những người tham ra vào quá trình đó

Năng lực cạnh tranh đô thị liên quan tới khả năng của vùng đô thị sản xuất và tiếp thị tập hợp sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) đó là những hàng hóa có chất lượng tốt với giá trị cao (chứ không cần thiết phải là giá cả thấp) liên quan tới so sánh với các sản phẩm ở những

Có thể được hình thành như là các nỗ lực của các cơ quan đại diện cho các khu vực cụ thể để tăng cường lợi thế địa phương của họ bằng cách vận động một số sản phẩm đặc trưng để góp phần làm nên giá trị của khu vực đó như việc xác định cho các hoạt động khác nhau.

Gia tăng về tài nguyên, vốn, quản lý thị trường, sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương Kostiainen (2002) Khả năng thu hút thông tin, công nghệ, vốn, văn hóa, con người và các tổ

chức, đây là vấn đề rất quan trọng đối với vùng, và đi cùng với nó là khả năng duy trì và phát triển chất lượng cuộc sống và mức sống của con

Khả năng thu hút dòng chảy, môi trường sáng tạo, năng lực cạnh tranh của các doanh

Trang 15

mới để các công ty có khả năng phát triển cạnh tranh.

Trang 16

Định nghĩa cụ thể về khái niệm cạnh tranh đô thị được đưa ra như sau: “Đó là khả năng của người dân đô thị duy trì vị trí cạnh tranh trong một khu vực cụ thể (thị trường) về cạnh tranh giữa các đô thị khác nhau có cùng loại hình tương tự và theo đuổi các mục tiêu tương tự bằng cách tiết kiệm tài nguyên và nâng cao phúc lợi của các thành viên bằng việc quản lý các yếu tố về môi trường bên trong và bên ngoài”.

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đô thị

Bảng 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đô thị

Các yếu tố về con người

Kỹ năng lao động

Các năng lực về giáo dục và đào tạo Tình hình nhân khẩu học địa phương Lãnh đạo địa phương

Đổi mới/sáng tạo/tài năng của người dân địa phương Bao dung/văn hóa/ truyền thống của người dân địa phương

Cơ sở vật chất và tiện nghi của TP Chiến lược phát triển TP

Cơ cấu kinh tế

Các hoạt động có giá trị gia tăng cao Hệ thống thuế địa phương Mức lương địa phương Tiếp cận vốn tại đô thị

Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển thực nghiệm ở địa phương

Trang 17

1.2 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh

1.2.1 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh trên thế giới

Có thể nói cạnh tranh đô thị tập trung vào quản lý các yếu tố bền vững cốt lõi hơn cho cuộc sống, hay nói cách khác là cạnh tranh về chất lượng cuộc sống tổng thể cho cư dân sinh sống và doanh nghiệp làm ăn lâu dài ở đó, qua đó đảm bảo sự phát triển kinh tế có tính cạnh tranh Nói cách khác, cạnh tranh hiện nay là cạnh tranh về chất lượng sống đô thị (urban livability).

Tổ chức các thị trưởng thế giới (City Mayors) sử dụng báo cáo của Mercer (công ty chuyên nghiên cứu và đánh giá chất lượng nơi sống của các nước trên thế giới) để đánh giá tương đối toàn diện chất lượng cuộc sống ở các đô thị với 10 nhóm chỉ tiêu bao gồm:

1 Môi trường chính trị và xã hội (ổn định chính trị, tội phạm và cưỡng chế pháp luật).

2 Môi trường kinh tế (quy định về ngoại hối, ngân hàng, dịch vụ) 3 Môi trường văn hóa-xã hội (mức độ kiểm duyệt, hạn chế tự do cá nhân).

4 Sức khỏe và vệ sinh (dịch vụ y tế, bệnh truyền nhiễm, hệ thống thoát nước và quản lý chất thải rắn).

5 Trường học và giáo dục (tiêu chuẩn và sự sẵn có của các trường quốc tế) 6 Chất lượng dịch vụ công và giao thông (điện, nước, giao thông công cộng, và

tắc nghẽn giao thông).

7 Giải trí nghỉ ngơi (nhà hàng, rạp hát, chiếu bong, thể thao và giải trí) 8 Các hàng tiêu dùng (sẵn có của thực phẩm, các hàng hóa thông thường, xe hơi) 9 Nhà ở (nhà cửa, thiết bị gắn kèm, đồ nội thất, chất lượng bảo trì).

Trang 18

10.Chất lượng môi trường tự nhiên (khí hậu, thảm họa tự nhiên).

Với 10 tiêu chí trên, hàng trăm đô thị trên thế giới để xếp hạng so sánh với TP New York Bản thân New York cũng chỉ đứng thứ 46 trên 221 (năm 2010) Các đô thị của Việt Nam có chỉ số khoảng 60/100 điểm, đứng thứ 140-150 so với các đô thị tốt nhất trong những năm gần đây (Mercer Surveys, 2010) So với năm 2010, năm 2011 các đô thị nói tiếng Đức soán ngôi cao nhất của các đô thị nói tiếng Anh.

Bảng 1.3 Xếp hạng 10 đô thị có chất lượng sống tốt nhất năm 2011

Thứ hạng năm 2011Thành phốQuốc giaThứ hạng năm 2010

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh ở Việt Nam

Trên thực tế, mặc dù Việt Nam chưa có hệ thống đánh giá theo chuẩn mực; nhưng chúng ta cũng đang có các chỉ tiêu thống kê và một số chuẩn mực định hướng cho cạnh tranh như hệ thống đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI), đánh giá chất lượng dịch vụ công cấp tỉnh (Public Administration Performance Index - PAPI), và Bộ chỉ số đô thị (Vietnam Urban Indicators - VUI) đang được xây dựng từ năm 2011 và các chỉ tiêu thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ Xây dựng.

PCI đã sử dụng từ năm 2005 và đang được hoàn thiện trở thành một cơ sở tham chiếu quan trọng nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chính sách phát triển kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, TP trên cả nước PCI dựa vào nguồn thông tin từ số liệu thống kê và khảo sát gần 10.000 doanh nghiệp dân doanh trên cả nước để đánh giá

Trang 19

chất lượng quản lý cạnh tranh, phản ánh điểm mạnh, điểm yếu của môi trường kinh doanh hiện tại, nhận biết những tồn tại cần phải khắc phục để trở nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh, thành khác ở Việt Nam (USAID & VNCI, 2010).

Trang 20

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần Một địa phương được coi là có chất

lượng điều hành tốt khi có:

1 Chi phí gia nhập thị trường thấp.

6 Môi trường cạnh tranh bình đẳng.

7 Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp 8 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao.

9 Chính sách đào tạo lao động tốt.

10 Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự.

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ THÀNHPHÔ HỒ CHÍ MÌNH

2.1 Tổng quan đô thị Thành phố Hồ Chí Minh2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

TP.HCM có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng cũng như bảo vệ đất nước Từ khi hình thành đến nay, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đã hơn 300 năm kế thừa sự phát triển mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Nói đến sự chuyển mình của Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị đặc biệt, chúng ta có thể chia làm 3 giai đoạn cơ bản Đó là giai đoạn từ phong kiến Nhà Nguyễn đến năm 1859; giai đoạn từ năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đến tháng 4/1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến nay.

Vai trò của Nhà Nguyễn trong phát triển đô thị Sài Gòn:

Nguyễn Cửu Đàm đã tiến hành quy hoạch TP rộng 50km vào năm 1772, đào2 kênh Ruột Ngựa để mở đường giao thông đường thủy với các tỉnh miền Tây Cùng giai đoạn này, ở Sài Gòn người ta đã xây dựng các đường thiên lý ra Bắc, đi miền Tây, đi Cao Miên, xây dựng nhiều cầu, chợ, nhiều chùa.

Năm 1790, sau khi trở lại Gia Định, Nguyễn Ánh đã lập Gia Định Kinh trên đất Sài Gòn, xây thành Bát Quái (khu vực trung tâm Quận 1 ngày nay), mở xưởng Hải Quân Ba Son… Từ đó Sài Gòn có bước phát triển vượt bậc Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế và dời đô về Thuận Hòa Sài Gòn chỉ còn lại là trung tâm của Gia Định Thành Trong giai đoạn từ 1802 đến 1859, Sài Gòn xảy ra nhiều biến cố chính trị cũng như cách nhìn và quản lý Sài Gòn Gia Định của các vua Nhà Nguyễn

Ngay từ những ngày đầu tiên, Nhà Nguyễn đã theo chân cư dân Việt vào vùng đất này đặt trạm thu thuế, các Chúa Nguyễn đã nhận ra vị trí chiến lược, tầm quan trọng của miền đất này và đã có chiến lược gìn giữ, xây dựng và phát triển Sài Gòn Gia

Trang 22

Định trở thành một đô thị lớn của cả nước Những giá trị lịch sử, văn hóa mà Nhà Nguyễn để lại làm tiền đề vững chắc để xây dựng và phát triển Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Trang 23

Đô thị Sài Gòn trong thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cai trị:

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn rồi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ Chính quyền Pháp quy hoạch mở rộng Sài Gòn theo tiến trình phát triển, đưa Sài Gòn trở thành TP theo mô hình TP kiểu Pháp, trở thành “Hòn Ngọc Viễn Đông”

Sài Gòn được xây dựng thành các khu chức năng chủ yếu: Khu trung tâm quyền lực, khu hành chính, các cơ sở dịch vụ công cộng, các khu dân cư, kể cả nghĩa trang TP, khu quân sự, đặc biệt chú ý đến quân cảng trên sông Sài Gòn Sài Gòn trong giai đoạn cai trị của Pháp là quá trình chuyển từ “Sài Gòn phong kiến” sang “Sài Gòn tư bản”

Ngoài việc nạo vét, khơi thông các nhánh sông Sài Gòn như: Rạch Bến Nghé, Thị Nghè… nhằm tạo điều kiện giao thông đường thủy, thúc đẩy kinh tế phát triển thì hầu hết các rạch nhỏ cùng hệ thống đầm, ao, hồ toàn bộ khu vực trung tâm đã được Pháp san lấp để xây dựng TP Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, cầu cống, cấp thoát nước…) phục vụ cho khoảng xấp xỉ 1 triệu dân.

Năm 1955, Mỹ thay chân Pháp dựng lên chính quyền bù nhìn để cai trị Sài Gòn Cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị mở rộng (50km thành 70km ), dân số gia tăng và22 có sự bùng nổ đô thị Quy hoạch Sài Gòn thời kỳ này chưa có sự thay đổi nhiều về diện tích và các khu chức năng nhưng nội dung xây dựng thì có nhiều biến đổi, những cao ốc, khách sạn, những văn phòng sang trọng, những khu công nghiệp dịch vụ, công nghệ và kỹ thuật hiện đại ra đời tiếp cận với thế giới và phát triển nhanh.

Sài Gòn trong giai đoạn đế quốc Mỹ, khâu quản lý đô thị yếu kém đã để cho nhà cửa, các công trình xây dựng hạ tầng mọc tự phát khắp nơi, nhất là trên ven các kênh rạch… Vì vậy, Sài Gòn lúc bấy giờ bên cạnh những tòa nhà chọc trời hiện đại đã xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột của những người dân nghèo, để lại một hậu quả khá lớn mà chúng ta phải giải quyết trong bài toán quy hoạch, phát triển đô thị sau này Thành phố Hố Chí Minh - quá trình khẳng định vai trò đô thị đặc biệt:

Trang 24

Ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Thành phố Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, mang tên Bác Hồ kính yêu TP bao gồm nội thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũ, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa, quận Bến Cỏ của tỉnh Bình Dương cũ, về sau thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai, với tổng diện tích 2.095km , lớn hơn gấp 30 lần so với đô thành Sài Gòn2 trước năm 1975 (67,5 km²) Trong đó, tính riêng diện tích khu đô thị là 820 km², lớn gấp 33 lần so với trước năm 1975 (25 km²).

Với vai trò là trung tâm kinh tế của cả nước, trong hơn 30 năm đổi mới, TP.HCM liên tục duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao Nếu trong 10 năm đầu sau khi đất nước thống nhất (1976 - 1985), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của TP chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì giai đoạn 1991 1995 tăng 12,6%; 1996 2000 tăng 10,1%; 2001 -2005 tăng 11%; 2006 - 2010 tăng 11,4%.

Dân số tại TP.HCM cũng tăng cao so với năm 1975 cụ thể là năm 2021 TPHCM có hơn 9 triệu người dân sinh sống gấp 3 lần so với năm 1975 chỉ có 3 triệu người sinh sống

Nhiều công trình giao thông đã làm "đòn bẩy", thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân TP Trong đó phải kể đến hầm đường bộ Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Phạm Văn Đồng, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, metro Bến Thành - Suối Tiên, các cầu vượt thép.

Hiện nay TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập mới lẫn số vốn đăng ký mới Doanh nghiệp thành lập mới chiếm 27,68% cả nước và số vốn đăng ký mới chiếm 31,39%.

Theo kết quả tổng điều tra kinh tế 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là 216.170 đơn vị; 458 đơn vị hợp tác xã

Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là 387.406 cơ sở; số đơn vị sự nghiệp, hiệp hội là 3.147 đơn vị; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là 2.381 cơ sở

Trang 25

Phân theo loại hình kinh tế, trong tổng số 216.170 doanh nghiệp, có 270 doanh nghiệp nhà nước; 208.609 doanh nghiệp ngoài nhà nước; 7.291 doanh nghiệp FDI

Cùng với đó, nhiều khu đô thị mới, hiện đại, năng động bậc nhất Việt Nam như Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Tây Bắc Củ Chi Các dịch vụ đô thị như điện, nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải được quan tâm đầu tư Môi trường sản xuất được cải thiện.

TP.HCM là một siêu đô thị, đầu tàu phát triển kinh tế Sau 47 năm hòa bình, TP.HCM luôn đóng vai trò dẫn dắt trong công cuộc đổi mới và phát triển của nền kinh tế cả nước.

2.1.2 Chức năng đô thị TP Hồ Chí Minh trong nền kinh tế

TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục -đào tạo, khoa học - công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng TP chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số 9,2 triệu người nhưng có đóng góp lớn nhất cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

Về măt kinh tế:

TP Hồ Chí Minh được ví như hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu tàu đóng góp cho nền kinh tế nước nhà đồng thời tạo động lực cho các khu vực khác trên cả nước.

Kinh tế TP tăng trưởng khá và ổn định qua các năm Tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn TP.HCM 9 tháng đầu năm 2022 ước tính lần 1 tăng 9,44% so cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2022 là 6 - 6,5%) Dự kiến có khoảng 15/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2022.

Ghi nhận cùng với đà tiếp tục phục hồi mạnh mẽ theo báo cáo của Ủy ban nhân dân TP.HCM, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm 2022 ước tăng 9,71% so với cùng kỳ.

Trang 26

Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM cho biết tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 tăng 27,7% so cùng kỳ 2021; trong đó các khoản thu liên quan đến bất động sản tăng 152,3% so cùng kỳ, dầu thô tăng 116,0% Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách địa phương giảm 2,3% so cùng kỳ.

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện 349.902 tỷ đồng, đạt 90,5% dự toán và tăng 27,7% so cùng kỳ 2021.

Về mặt văn hóa:

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, TP là nơi khởi đầu và thực hiện nhiều phong trào có ý nghĩa lớn, có tính lan tỏa rộng rãi Từ đó, đời sống văn hóa của nhân dân TP không ngừng được nâng cao.

Đời sống văn hóa của TP ngày càng phong phú, đa dạng; các truyền thống của dân tộc , những giá trị tinh thần mang đặc trưng của nhân dân TP như tinh thần nhân ái, làm việc nghĩa, giúp đỡ người nghèo, năng động sáng tạo… không ngừng được phát huy TP đã tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa; tạo ra nhiều phong trào, thực hiện nhiều cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, xây dựng nếp sống thị dân, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp; đưa lối sống văn hóa thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng khu dân cư, từng công sở, doanh nghiệp

Cụ thể hơn, TP đã có nhiều phong trào như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động xây dựng “gia đình văn hóa”, xây dựng các thiết chế văn hóa các cấp từ TP đến quận huyện, đặc biệt là cơ sở phường, xã; tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa phong phú đa dạng…

Về mặt y tế, giáo dục:

TP có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực y tế, giáo dục Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng được nâng cao Quy mô đào tạo các cấp học tăng dần qua từng năm, đến nay đã hoàn thành quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học tại các quận - huyện, bố trí quỹ đất và tăng đầu tư xây dựng trường học theo quy hoạch

Trang 27

phát triển giáo dục - đào tạo, chi cho giáo dục chiếm 27,7% ngân sách chi thường xuyên, 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của TP.

Về mặt khoa học công nghệ:

TP Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện tốt để giao lưu học hỏi các kiến thức về khoa học công nghệ của các quốc gia khác nhau, các trường đại học cũng như các doanh nghiệp về mặt công nghệ, các trung tâm nghiên cứu khoa học khá nhiều tạo điều kiện thuận lợi trong công tác học tập nghiên cứu và phát triển trong tương lai Hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đang từng bước trở thành động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội, gắn với phát triển kinh tế tri thức thông qua tập trung nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, hỗ trợ đào tạo, tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng và quản trị, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khẳng định giá trị thương hiệu… Vì vậy, số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt tỷ lệ 36,4% TP cũng ban hành nhiều chính sách để từng bước hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đang trở thành điểm sáng của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành khoa học và công nghệ của TP.HCM tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ nhằm xây dựng TP thông minh, phục vụ chương trình chuyển đổi số Dự kiến đến năm 2025, TPHCM đầu tư cho khoa học công nghệ đạt trên 2% tổng chi ngân sách

Về mặt hội nhập và giao lưu quốc tế:

TP.HCM có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, cửa ngõ giao lưu quốc tế, đã đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và trở thành đầu mối giao lưu với các vùng trong cả nước và quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng.

Trang 28

Ngoài ra, trong năm 2022, TP ưu tiên thu hút các nhà đầu tư từ các Tập đoàn công nghệ đứng đầu các chuỗi sản xuất, có sử dụng công nghệ cao, có thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển; các nhà đầu tư về tài chính, có công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng; ngành kinh tế số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; ngành công nghệ thông tin; ngành công nghiệp theo hướng tự động hóa, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

2.1.3 Thành tựu đạt được

Kinh tế TP luôn tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục, phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng môi trường sống ngày càng tốt hơn cho nhân dân.

Giữ vững ổn định hệ thống chính trị, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của TP TP luôn giữ vững ổn định chính trị, không để xảy ra điểm nóng, tình huống mất ổn định, kể cả khi tình hình trong nước có nhiều khó khăn, thế giới có những diễn biến phức tạp

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị có nhiều tiến bộ, đã thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội Quá trình phát triển TP theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn gắn với quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm cho đô thị TP có nhiều thay đổi, phát triển vượt bậc

Đã tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hình thành các trục xuyên tâm, trục Bắc - Nam, đường vành đai, các tuyến metro, các tuyến đường trên cao…

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đã tạo tiền đề phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng TP ngày càng văn minh, hiện đại, là đô thị đặc biệt, có sức hội tụ và lan tỏa rộng lớn.

Trang 29

Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập từng bước được nâng lên Đảng bộ đã không có lợi ích nào khác ngoài mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân

Cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chung sức thực hiện các chương trình an sinh, phúc lợi xã hội, hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, giúp người nghèo tiếp cận các nguồn vốn tín dụng và dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, quan tâm chăm lo các đối tượng bảo trợ xã hội.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; mạng lưới khám, chữa bệnh được tập trung đầu tư; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được nâng cấp; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được cải thiện Các chính sách y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách xã hội, người có công được quan tâm, triển khai thực hiện tốt

Quy mô, mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ, bước đầu đạt kết quả thiết thực trong công tác quy hoạch hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề, giáo dục thường xuyên và phát triển hạ tầng kỹ thuật các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP.

Đảng bộ TP không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, đảm bảo vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội, bồi đắp cho sự gắn bó máu thịt của nhân dân với Đảng, phát huy và khơi dậy tiềm năng, sáng tạo của nhân dân để xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.

Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước từng bước được củng cố, kiện toàn, sắp xếp, khắc phục sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trang 30

Dân chủ được mở rộng, vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được phát huy Thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những thành tựu quan trọng.

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh đô thị TP Hồ Chí Minh2.2.1 Môi trường kinh doanh

2.2.1.1 Môi trường kinh doanh: những chuyến biến tích cực Gánh nặng chi phí không chính thức dao động giảm dần

Thông qua báo cáo PCI trong những năm gần đây cho thấy, từ 2014 - 2020, điểm số dao động tăng dần có nghĩa đang theo chiều hướng chi phí giảm dần.

Thiết chế pháp lý được củng cố

Hình 2.1 Chỉ số thiết chế pháp lý của TP.HCM từ 2017 - 2021

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của tỉnh TPHCM Chỉ số tăng đều qua các năm thể hiện chất lượng giải quyết tranh chấp được cải thiện.

2.2.1.2 Môi trường kinh doanh: những chuyển biến cần cải thiện Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bất cập

Theo ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, việc triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua có nhiều bất cập, vướng mắc.

Quyền doanh nghiệp được hưởng sự hỗ trợ thì nhiều, nhưng đi kèm với đó là một cơ chế "xin cho" Trong khi đó, Luật lại chưa có sự phân công rõ cơ quan làm đầu mối để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên quan nhiều đến Luật Thuế và Luật Ngân sách Đại diện HUBA cho rằng, nếu cả 2 luật này không được sửa đổi thì sẽ rất khó thực hiện được việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Trang 31

Bởi việc chi cho hoạt động hỗ trợ rất phức tạp về mặt thủ tục, các khoản chi phải nằm trong kế hoạch chi và phải được thông qua Hội đồng nhân dân hàng năm Các doanh nghiệp phải chứng minh mình là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và hoạt động thuộc lĩnh vực được hưởng hỗ trợ hay không.

Thủ tục hành chính rườm rà (chi phí thời gian)

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thành uỷ TPHCM Trần Lưu Quang nhận định có 3 vấn đề mà người dân và doanh nghiệp còn chưa hài lòng, đó là: thủ tục hành chính rườm rà, thái độ phục vụ chưa tốt, năng lực hướng dẫn của cán bộ còn hạn chế.

Tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng

Hiện nay, trong các giao dịch thanh toán thường xuyên xảy ra sự thiếu minh bạch, không đảm bảo chất lượng và thực hiện đúng theo quy định pháp luật

Lấy việc đấu giá làm ví dụ điển hình, thời gian qua, công tác đấu giá đất đã xuất hiện những bất cập, nhất là vụ việc bỏ cọc đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP.HCM) đã gây ra nhiều hệ lụy xã hội, khiến cơ quan quản lý Nhà nước cần phải bổ sung những quy định mới để quản lý chặt chẽ hơn Điều này đã làm nhiễu loạn thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.

2.2.2 Quản lý và điều hành

TP.HCM đã thực hiện chấn chỉnh công tác quản lý ở nhiều mặt khác nhau bao gồm xã hội, kinh tế….

Về mặt xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân các quy định pháp luật về xây dựng, đất đai, quy hoạch, với nhiều hình thức thức, phương pháp linh hoạt, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trên địa bàn và Tăng cường kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng vi phạm

trật tự xây dựng trên địa bàn mà không được kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm Thực

hiện tốt công tác tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về trật tự xây dựng trên địa bàn thông qua các phần mềm, ứng dụng trực tuyến của Ủy ban nhân dân quận, huyện

Trang 32

Về mặt kinh tế, Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý một số ngành, lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: Các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của TP; công tác quản lý đất đai, thu hồi, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản, đấu thầu; môi trường; Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để ngăn ngừa, phát hiện sai phạm, tham nhũng và xử lý kịp thời theo quy định Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc theo dõi, giám sát xử lý sau thanh tra, kiểm tra; chú trọng thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát…Ngoài ra, UBND TP Hồ Chí Minh vừa chỉ đạo Sở Công Thương tham mưu cho UBND TP thực hiện theo Chỉ thị số

07/CT-TTg của Thủ tướng về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tạm ngừng bổ sung quy hoạch, thành lập mới các cụm công nghiệp và đưa ra các biện pháp xử lý đối với các khu công nghiệp hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí đất đai, ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng giải quyết hồ sơ vẫn còn chậm trễ, do quá trình phối hợp giữa các đơn vị, nhất là quy trình phối hợp với Văn phòng UBND TP trong giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp và hồ sơ công việc khác trong thực hiện các nội dung quản lý nhà nước Vì vậy Chủ tịch UBND TP kết luận việc thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành công việc tại UBND TP là vấn đề cấp thiết trong phát triển chính quyền số.

2.2.3 Trình độ công nghệ

Theo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, trong hơn 10 năm qua, TP đã dần chuyển từ tình trạng "đầu tư dàn trải" sang tập trung cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tập trung vào một số đề tài, dự án trong các lĩnh vực trọng điểm.

Các hoạt động đã tạo ra nhiều sản phẩm khoa học và công nghệ có tính đột phá, được TP chú trọng bao gồm y tế, cơ khí chế tạo, năng lượng, quản lý đô thị, chip vi điện tử, công nghệ nano, nông nghiệp công nghệ cao

Trang 33

Thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho thấy phân bổ ngân sách nhà nước của TP cho hoạt động khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2011-2021 là 15.828 tỉ đồng.

Trong đó, chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ đạt 5.460 tỉ đồng (34%), còn lại là chi cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng đánh giá tốc độ đổi mới công nghệ và thiết bị chung của TP liên tục tăng trong thời gian qua Tốc độ này giai đoạn 2016-2020 là 18,85% mỗi năm, cao hơn giai đoạn trước năm 2016 là 15% mỗi năm.

Một trong những trọng điểm của khoa học công nghệ TP.HCM trong những năm qua là triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và làm chủ công nghệ.

Theo đó, định hướng trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành khoa học và công nghệ của TP.HCM tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ nhằm xây dựng TP thông minh, phục vụ chương trình chuyển đổi số…

Từ nay đến năm 2025, TP.HCM cũng sẽ sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập của TP.

Về những hạn chế, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đánh giá cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển TP hiện đang thiếu sự liên kết phối hợp trong đào tạo, xây dựng môi trường sinh thái cho giảng dạy, nghiên cứu, đưa ý tưởng vào sản xuất - kinh doanh.

2.2.4 Nguồn nhân lực

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2021 về lao động, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại TP.HCM là 4.662.500 người và tỷ lệ lao động so với tổng dân số đạt 47,25%.

TP.HCM là một đô thị có nguồn nhân lực rất lớn TP.HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người gấp 3 lần mức bình quân cả nước.

Trang 34

Nguồn lao động TP có tốc độ tăng trưởng trung bình 3,5%/ năm và tăng dần qua các năm Bên cạnh đó, nguồn nhân lực TP.HCM có cơ cấu trẻ, nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi chiếm 10.08%, từ 25 - 49 tuổi chiếm tỉ lệ cao 63,10% và từ 50 tuổi trở lên đạt 26,83% Đây cũng là một lợi thế cho TP để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trang 35

Hình 2.2 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi

Nguồn: Tổng cục thống kê Tuy nhiên, TP.HCM còn phải giải quyết một vấn đề đang diễn ra đó chính là thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao Theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp, được thực hiện bởi Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) vừa qua, cho thấy, nhu cầu nhân lực lao động qua đào tạo chiếm 86,47% tổng nhu cầu nhân lực Trong số đó, trình độ đại học trở lên chiếm 20,82%; cao đẳng chiếm 19,19%; trung cấp chiếm 27,58%; sơ cấp chiếm 18,88% Nhu cầu tuyển dụng ở lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ chiếm 13,53% tổng nhu cầu nhân lực Điều này cho thấy đã và đang có xu hướng gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao trong yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhưng tỉ lệ thực sự đang vẫn còn rất thấp so với nhu cầu.

Hình 2.3 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 2017 – 2021

Trang 36

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có thể thấy từ bảng trên, tỉ lệ các biến trong bảng có dấu hiệu tăng qua các năm tuy nhiên vẫn không cao, tỉ lệ đại học trở lên sau 5 năm chỉ tăng 2.17% Còn các biến còn lại đều giảm

Vì vậy nhà nước cần có những giải giáp để nâng cao nguồn nhân lực để có thể phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài

2.2.5 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế

TP đã có 60 thỏa thuận ký kết còn hiệu lực giữa TP.HCM và các địa phương nước ngoài như Campuchia, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hòa Kỳ…và thiết lập quan hệ hợp tác kết nghĩa với 48 địa phương nước ngoài

Các hoạt động hợp tác quốc tế tại TP được Sở Ngoại vụ tham mưu triển khai cả trên diện rộng và theo chiều sâu Nội dung hợp tác không chỉ gói gọn ở việc thắt chặt quan hệ chính trị, mà mở rộng sang các dự án về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, đặc biệt là về đô thị thông minh, TP khởi nghiệp Sở không chỉ giữ vai trò kết nối giữa các đối tác trong nước và quốc tế, mà đã chủ động nghiên cứu, tham mưu dự báo, tìm kiếm và xúc tiến các dự án hợp tác thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực phát triển năng lượng xanh, bà Pamela Phan bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, TP.HCM – Hoa Kỳ sẽ có những hoạt động cụ thể nhằm xây dựng, kết nối giữa các doanh nghiệp có chung lĩnh vực, chung sự quan tâm Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn tìm hiểu cơ hội hợp tác, mở rộng đầu tư của các Hoa kỳ, tham gia đóng góp cùng Việt Nam thực hiện cam kết về giảm phát thải CO2 bằng không vào năm 2050.

Trang 37

Ngoài ra, TP.HCM còn thúc đẩy tăng cường hợp tác với Anh, Đồng chí Phan Văn Mãi mong muốn, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, TP.HCM và Anh sẽ triển khai lại các chương trình hợp tác, dự án đã thỏa thuận; đồng thời tìm kiếm chương trình hợp tác mới trong lĩnh vực TP.HCM có nhu cầu và Anh có thế mạnh như quản lý giao thông, xử lý rác thải, phòng, chống biến đổi khí hậu, xây dựng đô thị thông minh… TP.HCM mong muốn thúc đẩy hợp tác cùng Anh quốc trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, hợp tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, giáo dục… Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giao lưu giữa doanh nghiệp TP.HCM và doanh nghiệp Anh để sớm có những sản phẩm hợp tác cụ thể, thiết thực và hiệu quả cho cả hai bên TP.HCM cũng mong nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của Anh trong việc giới thiệu các chuyên gia, tổ chức có uy tín, có kinh nghiệm để giúp TP xây dựng đề án, khung pháp lý vận hành Trung tâm tài chính cũng như các nhà đầu tư Anh có tiềm năng tham gia vào quá trình xây dựng Trung tâm tài chính.

Nhìn chung, có thể đánh giá rằng TP.HCM rất có tiềm năng phát triển vì có nhiều cơ hội hợp tác cùng với đối tác nước ngoài Ông Graham Stuart cho biết, phía Anh mong muốn hỗ trợ, triển khai các hoạt động trao đổi đoàn, trao đổi chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như quá trình xây dựng đề án, xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính về dự án xây dựng Trung tâm tài chính của TP.HCM.

2.2.6 Hạ tầng kỹ thuật

TP.HCM tình trạng đào đường để xử lý các hệ thống dây cáp thông tin, viễn thông, hoặc dây điện thoại, đường nước…, xảy ra liên tục, gây tốn kém, mất cảnh quan đô thị và ách tắc giao thông cục bộ.

Tại hội thảo về chuyên đề cốt nền, chống ngập nước và quy hoạch không gian ngầm do Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM vừa tổ chức, các chuyên gia cho rằng, hiện nay, việc lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật ở TP.HCM gặp nhiều khó khăn do không

Trang 38

có hệ thống thông tin dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy Tình trạng hiện nay, các ngành quản lý hạ tầng chỉ lo thu thập và lưu giữ thông tin riêng trong hệ thống thông tin của ngành mình Thông tin dữ liệu về công trình ngầm thiếu cập nhật, nhiều trường hợp thi công công trình đào trúng mới biết, việc này không chỉ ở TP.HCM, mà tồn tại nhiều đa số các TP khác của Việt Nam.

Hệ thống Hạ tầng kĩ thuật đô thị còn thiếu nhiều ở toàn bộ các đô thị và khu dân cư tập trung, nơi có nhu cầu sử dụng cao các hạ tầng thiết yếu Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường sống, như: thiếu nước sạch, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông…Nguyên nhân có nhiều, nhưng tập trung vào một số điểm, như: suất đầu tư xây dựng mới, hay cải tạo thấp, quản lý lỏng lẻo, không chú ý duy tu bảo dưỡng, nhu cầu của người dân tăng quá nhanh, vượt dự đoán…Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ sự không thống nhất giữa quy hoạch tổng thể, kế hoạch xây dựng cơ bản, kêu gọi đầu tư, vận hành, khai thác và sử dụng.

Đặc biệt là tại các khu đô thị cũ thường có chất lượng rất thấp, và không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân Ví dụ, với hệ thống giao thông nội thị, chất lượng thấp thể hiện qua nhiều các khuyết tật như ổ gà, lồi lõm lún sụt, nứt gẫy…Một ví dụ khác, là hệ thống cấp và thoát nước quá cũ và mục nát, rò rỉ thất thoát nước sạch, hoặc ứ đọng nước bẩn Chất lượng kém, không những xuất hiện tại các hạ tầng cũ, xây dựng lâu năm, mà còn có cả ở các hạ tầng mới xây dựng, như: bê tông cầu cống cường độ thấp, thép bị rỉ đứt, ống cấp thoát nước không đạt tiêu chuẩn Những yếu kém này do nhiều nguyên nhân như: thi công kém chất lượng, ngân sách trong xây dựng quá thấp, tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, hay do sự cẩu thả của con người.

2.3 Phân tích thực trạng tăng cường năng lực cạnh tranh đô thị TP Hồ Chí Minh2.3.1 Các biện pháp tăng cường NLCT đô thị TP.HCM đã thực hiện

Xác định chỉ số PCI là một tiêu chí quan trọng đánh giá cao môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền TP Do vậy, trong những năm gần đây, TPHCM trên đà từng bước hoàn thiện môi trường

Trang 39

đầu tư kinh doanh thông qua việc ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển của doanh nghiệp, thực hiện nhiều giải pháp cải cách hành chính, đặc biệt là thú tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; tập trung tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng các doanh nghiệp Với những nỗ lực đã thực hiện, chỉ số PCI của TPHCM giai đoạn 2010-2020 đã có những chuyển biến tích cực thông qua các biện pháp tăng cường đã thực hiện như sau:

Trang 40

Biểu đồ 2.1 Xếp hạng PCI của TPHCM giai đoạn 2006 – 2021

Nguồn: PCI Việt Nam Thứ nhất, về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh

Từ năm 2010 đến 2020, TPHCM đã triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Ngày 28/8/2010, ban hành Quyết định số 58/2010/QĐ-UBND về việc bãi bỏ các văn bản của ủy ban nhân dân TP HCM quy định thủ tục hành chính áp dụng tại ủy ban nhân dân quận - huyện, xã - phường - thị trấn trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước;

Đáng chú ý, trong năm 2021, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chỉ số PCI trong giai đoạn này đã tụt hạng giữ vị trí số 14, ở giai đoạn này về lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư, TP cũng đã triển khai nhiều giải pháp, nhóm nhiệm vụ nhằm cải thiện chỉ số gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, chỉ số tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định mặt bằng sản xuất; đồng thời thành lập các tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho từng đối tượng khác nhau…

Đến năm 2022, cải thiện môi trường đầu tư xoay quanh việc đồng hành cùng doanh nghiệp, hiện TP HCM đang rà soát chính sách phù hợp để thu hút nhanh, hiệu quả doanh nghiệp lớn ở trong nước và nước ngoài đầu tư có trọng tâm, chọn lọc; ưu

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w