Tiểu luận kinh tế chính trị lý luận về hàng hoá của karl marx và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá việt nam

17 6 0
Tiểu luận kinh tế chính trị lý luận về hàng hoá của karl marx và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Lý luận về hàng hoá của Karl Marx và việc nâng cao năng lựccạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

Họ tên: Nguyễn Thu HuyềnMã số sinh viên: 2212770009Lớp: TRIH115.8

Giảng viên hướng dẫn: ThS Dương Đức Đại

Hà Nội - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Khái quát chung về sản xuất hàng hóa 2

1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa 2

1.2 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa 2

1.2.1 Phân công lao động xã hội 2

1.2.2 Sự tách biệt kinh tế 3

1.3 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa 3

1.3.1 Sản xuất hàng hóa là sản xuất dùng để trao đổi, mua bán 3

1.3.2 Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội 4

1.4 Ưu thế của sản xuất hàng hóa 4

II Vận dụng lý luận về sản xuất hàng hoá của Karl Max vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 4

2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam 5

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sản xuất hàng hóa là hoạt động tất yếu được thực hiện trong nền kinh tế Thông qua sản xuất, con người tiếp cận được đa dạng các sản phẩm trong nhu cầu sử dụng Để có thể thực hiện sản xuất, phải tính toán trong nhu cầu, chức năng và chất lượng với loại hàng hóa đó Cũng như thông qua các nhu cầu đó mà hoạt động sản xuất cũng được thúc đẩy Sản xuất gắn liền với kinh doanh và tìm kiếm các lợi nhuận từ hàng hóa Hoạt động này được thực hiện bởi kinh nghiệm lao động trong xã hội Các chủ thể tham gia vào sản xuất hàng hóa tìm được các lợi ích kinh tế khác nhau.

NỘI DUNG

I Khái quát chung về sản xuất hàng hóa

1.1.Khái niệm sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị

Mác-Lênin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra

Trang 4

mua bán Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán

1.2.Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại dựa trên 2 điều kiện:

1.2.1.Phân công lao động xã hội

Phân công lao động xã hội có nghĩa là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội ra thành các lĩnh vực sản xuất, các ngành khác nhau Phân công lao động xã hội là cơ sở và tiền đề của sản xuất hàng hóa

Phân công lao động xã hội càng phát triển, sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng và đa dạng hơn.

Do có sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu Khi có sự phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ làm hoặc sản xuất một vài sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống lại đòi hỏi họ phải làm nhiều loại

sản phẩm khác nhau Để có những sản phẩm khác nhau, buộc họ phải trao đổi với

nhau

Trang 5

Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, đồng thời sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều, giúp thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.

1.2.2.Sự tách biệt kinh tế

Sự tách biệt kinh tế giữa những người sản xuất có nghĩa là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Vì thế, sản phẩm làm ra sẽ thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, nếu muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác cần phải trao đổi mua bán hàng hóa

Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất quy định Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ.

Từ 2 điều kiện trên cho ta thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người

sản xuất phụ thuộc lẫn nhau Còn với sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất thì lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau Đây chính là

Trang 6

một mâu thuẫn Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách trao đổi mua bán sản phẩm của nhau Đây là điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa.

Ta rút ra được, cả 2 điều kiện không được thiết điều kiện nào, nếu thiếu 1 trong 2 điều đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.

1.3.Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa có hai đặc trưng cơ bản như sau:

1.3.1.Sản xuất hàng hóa là sản xuất dùng để trao đổi, mua bán

Trong lịch sử có 2 kiểu tổ chức kinh tế là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế khi sản phẩm sản xuất chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất ra nó Còn sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản xuất sản phẩm ra để trao đổi mua bán.

1.3.2.Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội

Lao động của người sản xuất có tính xã hội, được thể hiện ở chỗ sản phẩm được làm ra để phục vụ nhu cầu của con người trong xã hội Còn thể hiện tính tư nhân khi sản xuất cái gì và bằng cách thức ra sao đều là công việc riêng, có sự độc lập

Trang 7

của mỗi người tính chất tư nhân có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội

Từ đó tạo ra mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là nguyên nhân gây nên khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.

1.4.Ưu thế của sản xuất hàng hóa

So với hình thức sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hóa mang nhiều ưu thế

vượt trội hơn hẳn

 Quy mô của sản xuất mở rộng, không bị giới hạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất.

 Tạo điều kiện khai thác tốt những lợi thế của tự nhiên xã hội, thiên nhiên, kỹ thuật của từng cá nhân, khu vực, địa phương và của từng quốc gia.

 Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự tác động từ các quy luật sẵn có của sản xuất và trao đổi mua bán hàng hóa như cung cầu, quy luật giá trị, cạnh tranh khiến cho người sản xuất hàng hóa luôn biến hóa thay đổi, năng động, nhạy bén, cải tiến

Trang 8

kỹ thuật để nâng cao chất lượng và năng suất Từ đó, làm tăng hiệu quả kinh tế, cải tiến quy trình, giảm thiểu chi phí sản xuất để đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người dùng.

 Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, việc phát triển sản xuất sẽ giúp cho đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần ngày một được nâng cao, phong phú và đa dạng.

II Vận dụng lý luận về sản xuất hàng hoá của Karl Marx vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trở thành một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và đã được nhiều quốc gia lựa chọn Theo thống kê của Ban thư ký WTO, tính đến ngày 17 tháng 01 năm 2020, cả thế giới đã có 303 hiệp định FTA có hiệu lực trong tổng số 483 hiệp định FTA được các nước thành viên thông báo lên WTO

Không nằm ngoài quá trình đó, Việt Nam hiện là thành viên của nhiều FTA Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến

Trang 9

bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).

Việc tham gia các FTA đã giúp thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa; thị trường dịch vụ tài chính phát triển hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống thể chế, chính sách cũng từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết trong các FTA Cùng với việc gia nhập WTO từ năm 2007, việc tham gia các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%.

Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới Khi thế giới phải phong tỏa vì dịch bệnh, nguồn cung và nhu cầu bị gián đoạn, nhiều chỉ số kinh tế sụt giảm so với cùng kỳ thì bán lẻ hàng hóa nổi lên là một trong những điểm sáng của kinh tế vĩ mô.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2020 ước tính đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý II/2020 và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước Xét theo ngành hoạt động,

Trang 10

doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2020 đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

“Đây là kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò của nguồn cung hàng hóa nội địa trong các bối cảnh dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường Đồng thời thể hiện rõ vai trò của hàng Việt tại thị trường nội địa khi ngày càng được người tiêu dùng ưa

chuộng” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Hàng Việt vẫn đang được đánh giá cao và được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán trong siêu thị Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao Cụ thể, hàng hóa Việt ở Co.opmart chiếm 90%-93%, Satra 90%-95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%…

2.2 Những thách thức hiện hữu

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức khi hàng hóa của nhiều quốc gia sẽ tăng nhập khẩu vào Việt Nam nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình và thấp Việc Việt Nam mở cửa thị trường cho hàng hóa,

Trang 11

dịch vụ đến từ các nước đối tác khiến thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà” Đặc biệt, đối với những nhóm ngành hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh chưa cao như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và một số ngành dịch vụ sẽ gặp không ít những thách thức.

Cũng tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông thẳng thắn chia sẻ, mặc dù là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế và chiếm tới gần 98% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Do quy mô không lớn nên khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế Chưa kể, ý chí và nhận thức của chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV còn ở mức ngắn hạn, chưa có tư duy chiến lược dài hạn, bài bản Nhận thức về việc phải phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đề cao, đặc biệt là với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc.

Còn theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cho biết, với thị trường EU, trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, hàng chất

Trang 12

lượng cao từ EU sẽ gia tăng tại thị trường Việt Nam Chẳng hạn, ngành thực phẩm sẽ rất cạnh cạnh với hàng nhập khẩu từ EU, hiện không khó để tìm mua các loại trái cây ngoại như táo, nho, lê, cherry, việt quất, cam… trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên khắp Việt Nam.

III Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

* Chú trọng ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Để nâng cao sức cạnh tranh với hàng ngoại, hàng Việt cần đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm, đi đôi với xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, đưa hàng hóa lưu thông ra thị trường…

Trên thực tế, trong thời gian qua, nhiều DN ngày càng chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới phát triển theo xu thế hội nhập, nâng cao chất lượng cũng như tạo nên giá trị thương hiệu của sản phẩm địa phương.

Trang 13

Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận các thông tin, kiến thức về hàng rào kỹ thuật, pháp lý liên quan đến các hiệp định thương mại tự do (FTA) để có kế hoạch sản xuất, đầu tư công nghệ phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết…

Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay Công ty luôn chủ động áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nhằm hướng tới quy trình sản xuất khép kín, an toàn, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã tác động tới thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam Điều này đòi hỏi các DN trong nước cần thích nghi, cập nhật thường xuyên thị hiếu của khách hàng Đồng thời, các DN cần chú trọng nâng cao hàm lượng “xanh - sạch - an toàn” trong sản xuất và phân phối để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững được thể hiện ở việc chú trọng về chất lượng, tiện ích của sản phẩm, hướng đến việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, nêu cao nhận thức về tính xanh - sạch - an toàn, hướng tới sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả, tiết kiệm

Trang 14

* Cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ

Vào tháng 3-2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025 Đề án đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ chính cần thực hiện, trong đó có nhóm nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, DN Việt.

Trong nhóm nhiệm vụ này, đề án chú trọng xây dựng các chương trình hành động, tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN, nhà sản xuất Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt; nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Đồng thời, đề án hướng tới xây dựng các chương trình tổng thể và đồng bộ nhằm ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ 4.0 và các giải pháp hỗ trợ DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa ứng dụng mô hình công nghệ số tại thị trường trong nước Đặc biệt, trong vòng 1 năm qua, Việt Nam đã tham gia 3 FTA, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp

Trang 15

định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số FTA mà Việt Nam đã ký kết lên con số 15.

Các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho các DN trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh… Cùng với đó là những thách thức mà các DN, nhất là các DN nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt ngay trên “sân nhà” Các DN trong nước cần tích cực cập nhật những kiến thức về hội nhập, chủ động nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc, quy trình sản xuất, phân phối để có thể tận dụng tốt hơn những lợi ích từ các FTA.

KẾT LUẬN

Hàng hoá hiện hữu ở khắp mọi nơi trên thế giới.Chúng có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình.Mục đích chính của bất kể nền kinh tế nào cuối cùng cũng là sản xuất ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu con người,chính vì thế hàng hoá có vai trò rất quan trọng,ngày càng được quan tâm phát triển tiên tiến.Quốc gia nào muốn trở thành một cường quốc thì không chỉ cần chính trị.xã hội vững mạnh mà còn cần một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.Và đẻ nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì nền kinh tế đó

Trang 16

ắt hẳn phải có năng lực cạnh tranh hàng hoá cao đủ sức thâu tóm thị trường mang về nguồn lợi nhuận lớn.Cạnh tranh hàng hoá có mặt tốt và cũng có mặt xấu.Bất kì nhà nước chính phủ nào hiện nay cũng cố gắng xây dựng nền kinh tế nước mình trở nên hung` mạnh giảm thiểu dần những tiêu cực của cạnh tranh hàng hoá mang lại bằng những chính sách khoa học thiết thực.Việt Nam cũng vậy,với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng thì việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá đẩy nền kinh tế lên những bước khởi sắc sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng trở thành nước phát triển sánh ngang tầm với Trung Quốc,Hàn Quốc,Singapo, Nền kinh tế Việt Nam đang được các nhà đầu tư coi như là một ngôi sao đang lên của Châu Á Song song với việc phát triển kinh tế chúng ta cần đảm bảo sự hài hoà giữa các yếu tố phát triển và bền vững, đặc biệt là giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, giải quyết tình trạng lãng phí và ô nhiễm tài nguyên môi trường…như thế một tương lai không xa chúng ta có thể chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục của đất nước Việt Nam.

DANH MỤC THAM KHẢO

1 Báo Tạp chí Cộng sản

Ngày đăng: 05/04/2024, 05:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan