Thực hiện chính sách tiền lương đúng sẽ trởthành động lực phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển kinhtế, xã hội, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
LÝ LUẬN VỀ SỨC LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ
TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM
Họ và tên: Vũ Duy Linh
Mã số sinh viên: 2211110224
Lớp hành chính: Anh 01 – Kinh tế đối ngoại Lớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HK1-2223)K61.2
Khối: 2 - Khóa: 61
Giáo viên hướng dẫn: ThS Đinh Thị Quỳnh Hà
Hà Nội, tháng 12 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ SỨC LAO ĐỘNG 3
1 Sức lao động là gì? 3
2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 3
3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động… 4
CHƯƠNG II: TIỀN LƯƠNG VÀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 6
1.Tiền lương (tiền công) trong chủ nghĩa tư bản… 6
2.Các giai đoạn cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam 7
3.Đánh giá chung về chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam qua các năm 11
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thị trường tương đối ổn định.Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất thế giới, được kỳ vọng trở thành một trong những thị trường mới nổi phát triển nhanh nhất khu vực châu Á Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, vấn đề lao động có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế Yếu
tố con người được đặt ở vị trí trung tâm nên vì vậy việc phát triển thị trường sức lao động sao cho hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế với ưu thế là lực lượng lao động dồi dào, trình độ tốt Để cho người lao động gắn bó lâu dài cũng như phát huy được thế mạnh của mình thì cần có chính sách tiền lương hợp lý Chính sách tiền lương là một trong các chính sách quan trọng trong an sinh xã hội, có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng triệu người lao động Thực hiện chính sách tiền lương đúng sẽ trở thành động lực phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển kinh
tế, xã hội, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng khi lý luận về hàng hóa sức lao động.Tiền lương là biểu hiện của giá trị hàng hóa sức lao động Tuy nhiên, hiện nay, chính sách tiền lương ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế so với nhu cầu thực tiễn của đất nước Do vậy, em đã lựa chọn đề tài: “ Sức lao động và vấn đề tiền lương ở Việt Nam” để phân tích rõ hơn về điều này thông qua những cơ sở khoa học thuyết phục và nhu cầu thực tiễn
2
Trang 4I LÝ LUẬN VỀ SỨC LAO ĐỘNG:
1 Sức lao động là gì?
Để hiểu rõ hơn về hàng hóa sức lao động, đầu tiên ta tìm hiểu về khái niệm: “ Sức lao động”
Theo C.Mác, “ Sức lao động là năng lực lao động của con người Nó
bao hàm toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người có thể sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất”.
Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất
2 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất Nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa Sức lao động chỉ biến hành hàng hóa khi có hai điều kiện nhất định sau:
- Đầu tiên người lao động phải được tự do về thân thể, , do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản thân con người có sức lao động đưa ra bán Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến.Bởi trong các chế độ đó, người nô lệ hay bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô, họ không thể tự thỏa thuận mua bán sức lao động của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô
- Thứ hai, là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và không
có của cải, không thể tự tiến hành lao động sản xuất Chỉ trong điều kiện
ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống Theo đó, để tạo ra sản phẩm thì cần có hai yếu
tố là sức lao động và tư liệu sản xuất Khi có tư liệu sản xuất thì một người
Trang 5chỉ cần dùng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm nhưng khi không
có tư liệu sản xuất thì lúc này người đó phải bán đi sức lao động Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là người lao động có thể bán sức lao động nhưng họ chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định chứ không bán cả ngày vì nếu bán cả ngày thì người lao động đang bán mình, lúc này
họ chính là nô lệ
Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá
và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản
3 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
Hàng hóa sức lao động cũng như các loại hàng hóa khác, có hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị và giá trị sử dụng
3.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định (như ăn,mặc, giáo
4
Trang 6dục, y tế, giải trí…) Bởi vậy, giá trị của lao động ngang bằng với giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để duy trì cuộc sống bình thường của người công nhân và gia đình
Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những
tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…)
Đối với một nước nhất định trong một thời kỳ, quy mô tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm:
- Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người công nhân
- Phí tổn đào tạo công nhân
- Giá trị tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết nuôi sống con cái người công nhân
Nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn và từng khu vực Nói về sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu sự tác động qua lại của hai xu hướng đối lập nhau Một là sự tăng nhu cầu trung bình xã hội về hàng hoá
và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tăng giá trị sức lao động Hai là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức lao động
3.2 Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động:
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Trang 8Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là công dụng của sức lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua qua quá trình sản xuất Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện
ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất C.Mác đã phát hiện những bí mật bên trong hàng hóa sức lao động - tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là:
Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt khác với giá trị sử dụng hàng hóa thông thường: Khi sử dụng sức lao động sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư (giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản) Vậy, giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá
Ví dụ, toàn bộ số tư liệu sinh hoạt nuôi sống và duy trì sức lao động của người công nhân trong một tháng là 300 đô (bao gồm: thực phẩm, y tế, quần áo, ) nhưng khi làm việc cho nhà tư bản, người công nhân có thể tạo
ra giá trị gia tăng lên tới 500 đô la , chênh lệch 200 đô chính là giá trị thặng
dư nhà tư bản chiếm đoạt
II: TIỀN LƯƠNG VÀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1 Tiền lương (tiền công) trong chủ nghĩa tư bản:
1.1 Tiền lương là gì?
- Tiền lương là sự biểu hiện bảng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tế chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tế chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tế chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tế chính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tế chính trị 98% (60)
11
Trang 9- Tiền lương biểu hiện là giá cả của lao động vì: công nhân bán quyền sử dụng sức lao động.Bởi vì: thứ nhất, nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa; thứ hai, tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được.Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động
1.2 Các hình thức tiền lương cơ bản:
- Tiền lương tính theo thki gian: là hình thức tiền công tính theo thời
gian lao động của công nhân dài hay ngắn (giờ, ngày, tuần, tháng)
- Tiền lương tính theo sản phlm: là hình thức tiền công tính theo số
lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định
Để tính đơn giá tiền công, người ta lấy tiền công trung bình một ngày chia cho số lượng sản phẩm một công nhân làm ra được trong một ngày lao động bình thường, mỗi một sản phẩm được trả công theo đơn giá nhất định
1.3.Tiền lương danh nghĩa và tiền công thực tế:
- Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được
do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản
- Tiền lương thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng
hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình
2 Các giai đoạn cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam :
Trước khi phân tích và đánh giá chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện tại thì chúng ta cần nhìn lại quá khứ , xem những chính sách cải cách tiền lương nào được Chính phủ Việt Nam đề xuất và thực hiện.Chính sách tiền
7
Trang 10lương là một trong các chính sách quan trọng trong an sinh xã hội, có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng triệu người lao động Thực hiện chính sách tiền lương đúng sẽ trở thành động lực phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
● Giai đoạn 1960-1984:
Sau khi kết thúc chiến tranh, những yêu cầu trong việc sửa đổi chế độ tiền lương đối với người lao động tại miền Bắc Việt Nam chính thức được triển khai vào năm 1960, sau khi hoàn thành cải tạo kinh tế xã hội chủ nghĩa Trong mỗi ngành đều có mức lương thấp nhất (mức lương bậc một -mức lương khởi điểm) được trả cho người lao động ứng với công việc đòi hỏi trình độ và cường độ lao động thấp nhất
Ngày 5/7/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP quy định chế độ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp Một trong những điểm nhấn của chính sách cải cách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn 1960-1984 là hướng tới mục tiêu chiếu cố toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng giữa yêu cầu và khả năng, kết hợp nguyên tắc với thực tế để vận dụng đúng đắn nguyên tắc phân phối theo lao động vào tình hình thực tế đất nước ( ), chống chủ nghĩa bình quân, phải chống xu hướng đòi công bằng hợp lý một cách tuyệt đối, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước
● Giai đoạn 1985-1992:
Hội đồng Bộ trưởng Về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang đã ban hành Nghị quyết của hội nghị Trung ương 8 khóa V( tháng 6-1985) và Nghị định số 235/HĐBT ngày 18/9/1985
đã dẫn đến một cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền, mở đầu cho thời kỳ
Trang 11đổi mới đất nước.Ngày 28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 202-HĐBT và Quyết định số 203-HĐBT Ngày 29-8-1990, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 356/LĐTBXH/QĐ về mức lương tối thiểu của người lao động trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chính sách trong thời gian này được đánh giá còn nhiều hạn chế, tuy nhiên có thể khẳng định chính sách cải cách tiền lương của Việt Nam trong giai đoạn 1985-1992 có tiến bộ đáng kể trong việc quy định về tiền lương tối thiểu; có sự phân định về tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự công bằng trong việc trả công cho người lao động
● Giai đoạn 1993-2002:
Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị định số 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Nghị định
số 25/CP của Chính phủ ban hành ngày 23/5/1993; Bộ luật Lao động (1994); Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 3/5/1995 hướng dẫn Nghị định số 197/ CP v Một đặc điểm của chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn này là mức lương tối thiểu thường xuyên được điều chỉnh tăng lên
Mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương của Việt Nam trong giai đoạn này là phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động, áp dụng ở mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động theo thị trường Những thành công và hạn chế của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn
1993-2002 là tiền đề cho việc hoàn thiện các quy định về tiền lương các giai đoạn sau này
● Giai đoạn 2003- nay:
9