1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đạo Đức trong kinh doanh(3) Đề tài Đạo Đức kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo Đức Kinh Doanh và Thương Hiệu của Doanh Nghiệp
Tác giả Lê Thị Mỹ Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Lê Ngọc Trâm
Trường học Trường Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Việt - Hàn
Chuyên ngành Kinh tế số và Thương mại điện tử
Thể loại Bài Tập Cá Nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 511,4 KB

Nội dung

MỤC LỤCMỤC LỤC CHƯƠNG 1 : ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH 1.1 Khái niệm đạo đức 1.2 Nguyên tắc và chuẩn mực 1.3 Vai trò 1.4 Ý nghĩa 1.5 Thực trạng đạo đức doanh nhân ở việt nam CHƯƠNG 2 : THƯƠN

Trang 1

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG VIỆT - HÀN

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

-🙟🙟🙟 -BÀI TẬP CÁ NHÂN

HỌC PHẦN:ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH(3)

ĐỀ TÀI: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ THƯƠNG HIỆU

CỦA DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Mỹ Linh – 21BA153 Lớp: 21DM2

Giảng viên : ThS Nguyễn Lê Ngọc Trâm

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

1.1 Khái niệm đạo đức

1.2 Nguyên tắc và chuẩn mực

1.3 Vai trò

1.4 Ý nghĩa

1.5 Thực trạng đạo đức doanh nhân ở việt nam

CHƯƠNG 2 : THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Khái niệm

2.2 Thương hiệu có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

CHƯƠNG 3 : MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP

3.1 Xác định giá trị cốt lõi

3.2 Tạo dựng lòng tin và niềm tin

3.3 Tạo sự phân biệt cạnh tranh

3.4 Xây dựng lòng trung thành và tương tác khách hàng

3.5 Bảo vệ danh tiếng thương hiệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

CHƯƠNG 1 : ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

1.1 Khái niệm đạo đức

Từ “đạo đức” có gốc từ La tinh Moralital (luận lý) – bản thân mình cư xử và gốc từ Hy Lạp Ethigos (đạo lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ Ở Trung Quốc, “đạo” có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, “đức” có nghĩa là đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luận lý.Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã chú trọng vấn đề đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một bộ phận cấu thành và không tách rời của đạo đức xã hội nói chung Có nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh, tuy nhiên qua tổng hợp các

ý kiến tại các cuộc hội thảo, trên báo chí và trong xã hội, có thể định nghĩa khái quát như sau:

Đạo đức: là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều

chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác và với xã hội Từ góc độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng- cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai,triết lý về cái đúng- cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary) Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín,…

- Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh Doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên, vì gắn với yếu tố kinh doanh, lợi nhuận nên đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích

Trang 4

kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế,… hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần chú ý rằng, đạo đức kinh doanh luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

Các nhà nghiên cứu như Phillip V Lewis, Ferrels và John Fraedrich đã đưa ra nhiều quan điểm về vấn đề đạo đức kinh doanh

Về cơ bản, đạo đức kinh doanh không chỉ thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với xã hội mà còn thể hiện triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, cũng như một cách thức để doanh nghiệp xây dựng nên thương hiệu của mình

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đi theo đúng quy luật của các doanh nghiệp trên thế giới

Bên cạnh câu chuyện cạnh tranh về chất lượng, thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng Vì thế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng thương hiệu để dần bắt kịp với xu thế toàn cầu về đầu tư vào giá trị vô hình trong doanh nghiệp

Năm 2016, Brand Finance, một tổ chức đánh giá về thương hiệu, đã có đánh giá về các thương hiệu của các công ty Việt Nam, theo đó, Vinamilk là thương hiệu dẫn đầu Top 10 thương hiệu lớn nhất với tổng giá trị thương hiệu được định giá vào khoảng 1,01 tỷ USD

Tiếp theo là Viettel Telecom với trị giá thương hiệu ước tính khoảng 973 triệu USD PVN đứng thứ 3 với trị giá thương hiệu 564 triệu USD

Hoạt động đánh giá này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam ý thức hơn nữa về việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu của chính mình

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

Trang 5

1.2 Nguyên tắc và chuẩn mực

Có hai yếu tố quan trọng nhất, đó là tính trung thực và sự tôn trọng con người Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kinh doanh không dùng các thủ đoạn gian xảo hoặc phi pháp để kiếm lời, cạnh tranh không lành mạnh Đối với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh phải giữ chữ tín trong kinh doanh, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân phải giữ chữ tín trong quan hệ, bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; không sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng độc hại cho sức khỏe con người, quảng cáo sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa Chủ thể kinh doanh phải chấp hành nghiêm luật pháp của Nhà nước, theo đó doanh nghiệp, doanh nhân không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm Đối với xã hội, chủ thể kinh doanh không được làm ô nhiễm môi trường tự nhiên (xả thải độc hại ra môi trường, tàn phá hệ sinh thái) và môi trường xã hội (kinh doanh những hàng hóa hay dịch vụ có hại cho thuần phong

mỹ tục, ảnh hưởng đến giáo dục con người), thực hiện các trách nhiệm xã hội Nguyên tắc tôn trọng con người đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng (lương, bảo hiểm, hưu trí, các chế độ chính sách); bảo đảm an toàn lao động; tạo điều kiện phát triển về thể lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp; mở rộng dân chủ và khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ; tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng; cạnh tranh lành mạnh và công bằng với đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy không khí vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội

1.3 Vai trò

Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên

Trang 6

trong doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình

Việc xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Theo công trình nghiên cứu của hai giáo sư thuộc Trường Đào tạo quản lý kinh doanh Harvard (Hoa Kỳ) là John Kotter và James Heskeu (tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích”), các công ty với những chuẩn mực và truyền thống đạo đức kinh doanh khác nhau thì đạt được những thành quả khác nhau Hai giáo sư đã đưa ra những con số thống kê ấn tượng, theo đó, trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng thực hành đạo đức kinh doanh đã nâng được mức thu nhập của mình lên tới 682% so với 36% của các công ty không coi trọng thực hành các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh Các công ty này cũng tăng được 90% giá trị cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán so với 74% của các công ty không thực sự coi trọng đạo đức kinh doanh; tăng được 756% lợi nhuận ròng, vượt xa các công ty không coi trọng việc thực hành đạo đức kinh doanh

1.4 Ý nghĩa

Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với doanh nghiệp, xã hội và cá nhân Dưới đây là phân tích về ý nghĩa của đạo đức kinh doanh:

- Tạo dựng lòng tin: Đạo đức trong kinh doanh là một yếu tố quan trọng

trong việc xây dựng lòng tin và uy tín giữa doanh nghiệp và khách hàng, đối tác và cộng đồng Khi một doanh nghiệp tuân thủ các giá trị đạo đức, nó gửi đi thông điệp rằng họ là một tổ chức đáng tin cậy và đáng kính trọng

- Phát triển bền vững: Đạo đức trong kinh doanh đóng vai trò quan

trọng trong việc xây dựng một doanh nghiệp bền vững Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, doanh nghiệp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cộng đồng, và đảm bảo sự phát triển và tồn tại của mình trong thời gian dài

- Tuân thủ pháp luật: Đạo đức trong kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp

và cá nhân tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc đạo đức xã hội Điều này

Trang 7

giúp đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo cách hợp pháp và công bằng, tránh các hành vi gian lận, lạm dụng quyền lợi và gây hại cho những người khác

- Tạo giá trị cho cộng đồng: Đạo đức trong kinh doanh đòi hỏi sự chú

trọng đến việc tạo ra giá trị cho cộng đồng Doanh nghiệp nên xem xét tác động của hoạt động kinh doanh của mình đến môi trường, xã hội và kinh tế Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và công bằng cho nhân viên, và đóng góp vào các hoạt động xã hội là những ví dụ về đạo đức trong kinh doanh

- Xây dựng danh tiếng: Đạo đức trong kinh doanh có thể tạo dựng hoặc

phá hủy danh tiếng của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và hành động trung thực, minh bạch và trách nhiệm sẽ xây dựng được danh tiếng tốt và thu hút được sự ủng hộ từ khách hàng và cộng đồng

=> Tóm lại, đạo đức trong kinh doanh không chỉ là việc tuân thủ các quy tắc và quy định, mà còn là việc thể hiện các giá trị và hành vi đúng đắn và trách nhiệm Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, phát triển bền vững, tuân thủ pháp luật, tạo giá trị cho cộng đồng và xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp

1.5 Thực trạng đạo đức doanh nhân ở việt nam

- Điểm mạnh:

Theo thống kê, hiện Việt Nam có gần 907 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15,3 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,6 triệu hộ kinh doanh Theo đó, đội ngũ doanh nhân cả nước tham gia lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có gần 7 triệu người Độ tuổi trung bình của doanh nhân từ

30 - 50 tuổi, số doanh nhân trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) đang phát triển nhanh Trong

số 7 triệu doanh nhân và 907 nghìn doanh nghiệp, chúng ta đã có 7 doanh nhân lọt vào tốp “tỷ phú USD toàn cầu” năm 2022, 124 doanh nghiệp (với 283 sản phẩm) được công nhận đạt thương hiệu quốc gia, trong đó có nhiều thương hiệu gây được tiếng vang trong thị trường khu vực, quốc tế (như Vinacafe, Vinamilk, viễn thông Viettel, ô tô Vinfast )

Doanh nhân Việt Nam hiện nay kết tinh và tiêu biểu cho ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của dân tộc Việt Nam Đội ngũ doanh nhân góp phần hình thành

Trang 8

lối sống sáng tạo, tự lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí làm giàu, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội Doanh nhân giàu có, thành đạt trở thành mục tiêu, khát vọng phấn đấu của giới trẻ Sự phát triển, lớn mạnh của đội ngũ doanh nhân đã tạo ra những phẩm chất, giá trị đạo đức văn hóa, lối sống mới:

tự lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, thất bại Doanh nhân được xã hội ngưỡng mộ, là nhân vật được tôn vinh trong thời kỳ phát triển mới của đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

- Một số tồn tại, bất cập

Nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn dần hoàn thiện, hệ thống pháp luật chưa đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn, còn nhiều bất cập Trong bối cảnh như vậy, một số doanh nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, “lách luật” để làm giàu bất chính Tình trạng đó ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển đạo đức doanh nhân

Đặt mục tiêu vì lợi nhuận nên nhiều doanh nhân đã bất chấp pháp luật, đã xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, với người lao động, với nhà đầu tư như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tàn phá môi trường, gian lận, lừa đảo, chiếm đoạt tại sản Một số người trong đội ngũ doanh nhân thoái hóa, biến chất về đạo đức làm cho phương châm sống của chủ nghĩa xã hội “mình vì mọi người, mọi người vì mình” không đi vào thực tế cuộc sống Người dân đôi khi chưa thực sự tin tưởng với hàng Việt Nam khi thực phẩm được dán mác “sản phẩm sạch” đã nhiễm chì và “ngậm” thuốc trừ sâu trầm trọng, nhiều hoa quả được bày bán bị phơi nắng trong một thời gian dài mà vẫn tươi ngon, thậm chí, một

số thương hiệu lớn cũng bị phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa Một số người tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của cái gọi là “đạo đức kinh doanh” trong cơ chế thị trường Kinh tế càng phát triển thì tính phức tạp của đạo đức doanh nhân càng khó kiểm soát Không ít doanh nhân đã vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, coi thường đạo lý, thậm chí vi phạm pháp luật Nhiều doanh nhân đã vì đồng tiền, vì lợi nhuận mà không ngần ngại lừa đảo cả đối tác, khách hàng của mình bằng những hành vi tinh xảo, mua chuộc, hối lộ những cán bộ có chức có quyền để tạo điều kiện cho họ làm ăn phi pháp Những việc làm trái pháp luật trên đã làm đảo lộn các chuẩn mực, giá trị đạo đức doanh nhân, đang làm xói

Trang 9

mòn niềm tin vào hình ảnh “doanh nhân thành đạt”, làm ảnh hưởng đến các doanh nhân có đạo đức chuẩn mực

- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Đạo đức doanh nhân còn tồn tại những bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện; tính thực thi của các quy định pháp luật còn thấp, công cụ giám sát, quản lý thực thi pháp luật còn chưa đồng bộ Còn có tình trạng doanh nhân cố tìm những “kẽ hở” để

“lách” luật, làm lợi bất chính, vi phạm các chuẩn mực đạo đức

- Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa nên thường tập trung vào mục tiêu ngắn hạn là có doanh thu để tồn tại mà chưa nghĩ đến chiến lược dài hạn hay quan tâm đến lợi ích của người lao động, khách hàng và trách nhiệm cộng đồng…

- Thứ ba, chưa có hệ thống các chuẩn mực đạo đức doanh nhân trong kinh doanh phù hợp Năm 2022, VCCI công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam Tuy nhiên, cần có cơ quan có thẩm quyền giám sát việc thực hiện để đảm bảo các quy tắc này đi vào cuộc sống

- Thứ tư, vấn đề quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực Việt Nam chưa được chú trọng khuyến nghị hay yêu cầu áp dụng Đồng thời, văn hóa làm việc theo kiểu “tạm bợ”, ngắn hạn, đôi khi đã ngấm vào tư duy lâu nay của một bộ phận doanh nhân, chưa kịp điều chỉnh theo yêu cầu, theo chuẩn mực chung của quốc tế và quốc gia

- Thứ năm, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nhân còn hạn chế Ở Việt Nam hiện nay, một số doanh nghiệp chưa quan tâm trách nhiệm xã hội như bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân

- Dưới đây là một số ví dụ về đạo đức kinh doanh:

Ưu tiên khách hàng: Doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng

đầu, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng Ví dụ, một doanh nghiệp bán hàng trực tuyến sẽ đảm bảo giao hàng đúng hẹn, trả lời thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hữu ích

Trang 10

Bình đẳng nhân sự nơi làm việc: Doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc

công bằng và bình đẳng, không phân biệt đối xử với nhân viên dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, Ví dụ, một doanh nghiệp sẽ trả lương và đãi ngộ tương xứng với năng lực và kinh nghiệm của nhân viên, không phân biệt đối xử giữa nhân viên nam và nữ

Tình nguyện: Doanh nghiệp tham gia các hoạt động tình nguyện, đóng góp cho cộng đồng Ví dụ, một doanh nghiệp sẽ ủng hộ quỹ từ thiện, tổ chức các chương trình thiện nguyện,

Nhận thức về môi trường: Doanh nghiệp hoạt động bền vững, có trách nhiệm với môi trường Ví dụ, một doanh nghiệp sẽ sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải,

Ngoài ra, còn có một số ví dụ khác về đạo đức kinh doanh như:

● Tuân thủ pháp luật: Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật, không tham gia các hoạt động phi pháp

● Trung thực và minh bạch: Doanh nghiệp cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng cho khách hàng và các bên liên quan

● Cạnh tranh lành mạnh: Doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, không sử dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh

Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Để xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

● Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có đạo đức: Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để xây dựng và phát triển đạo đức kinh doanh Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp có đạo đức, đề cao các giá trị như trung thực, công bằng, minh bạch,

● Xây dựng bộ quy tắc đạo đức kinh doanh: Bộ quy tắc đạo đức kinh doanh là tài liệu hướng dẫn các hành vi của doanh nghiệp và nhân viên trong quá trình kinh doanh Doanh nghiệp cần xây dựng bộ quy tắc đạo đức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và quy định pháp luật

Ngày đăng: 09/11/2024, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w