Quản trị thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một logo đẹp mắt, mà còn liên quan đến các doanh nghiệp xây dựng, duy trì và phát triển giá trị của mình trong tâm trí khách hàng.
Trang 1KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
- -
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: : Quản trị thương hiệu là gì? Thế nào là một thương hiệu
mạnh? Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng hương hiệu? Phân tích bằng ví dụ minh họa
Giảng viên phụ trách : TS Trần Việt Dũng
Sinh viên thực hiện: Đỗ Khánh Hằng
Mã sinh viên: 22090043
Hà Nội, 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
_
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
Tên đề tài: Quản trị thương hiệu là gì? Thế nào là một thương hiệu
mạnh? Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng hương hiệu? Phân tích bằng ví dụ minh họa
Sinh viên thực hiện: Đỗ Khánh Hằng – 22090043
Lớp: QH22-TH2
Người hướng dẫn: TS Trần Việt Dũng
Hà Nội, 2024
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1 : Lời mở đầu 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
Phần 2 Nội dung 4
Chương 1 : Tổng quan về thương hiệu - quản trị thương hiệu 4
1 Thương hiệu là gì ? 4
2 Quản trị thương hiệu 5
3 Thế nào là một thương hiệu mạnh 6
3.1 Khái niệm thương hiệu mạnh 6
3.2 Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu mạnh 7
4 Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu 10
4.1 Giúp doanh nghiệp định hình phong cách 10
4.2 Hình thành tệp khách hàng trung thành 11
4.3 Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường 12
Chương 2 : Thương Hiệu Đỉnh Cao: Học Hỏi từ Những Thương Hiệu Mạnh Mẽ Trên Thị Trường" 14
1 Thương hiệu “Hành trình phát triển Haidilao “ Vua lẩu xứ Trung!” 14
1.1.Giới thiệu thương hiệu 14
1.2 Logo Haidilao 14
1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 14
1.4 Sản phẩm 14
1.5 Triết lý kinh doanh 15
2 Doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu như thế nào 15
Chương 3: Duy trì và phát triển thương hiệu của các “ ông lớn" 19
Trang 41 Tầm quan trọng của duy trì thương hiệu 19
2.Phát triển thương hiệu- chìa khoá thành công 21
Phần 3 Kết luận 24
1 Kết luận 24
2 Tài liệu tham khảo 25
Trang 51.2 Tầm quan trọng của đề tài
Quản trị thương hiệu không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp, mà còn là vấn đề của người tiêu dùng Sức mạnh của thương hiệu không chỉ đo lường ở việc có bao nhiêu người biết đến, mà còn ở cách nó tạo ra niềm tin và tương tác tích cực từ phía khách hàng Thương hiệu mạnh mẽ không chỉ là một lợi thế cạnh tranh, mà còn là một yếu tố tạo nên sự kết nối tinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường Trong bối cảnh ngày nay, nơi sự tin cậy và sự nhận thức đóng vai trò quan trọng, quản trị thương hiệu không chỉ là một chiến lược, mà là một nhiệm vụ không thể phớt lờ
Bài tiểu luận này sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết và sâu sắc về quản trị thương hiệu, tập trung vào những khía cạnh quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần xem xét để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trong thời đại ngày nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm những mục tiêu sau:
- Hiểu rõ hơn về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị của một thương hiệu mạnh
- Biết cách xây dựng một thương hiệu, phân tích các yếu tố cần thiết và các giai đoạn
để xây dựng và thiết kế nên một thương hiệu
- Từ việc phân tích quá trình xây dựng thương hiệu, đưa ra các ví dụ cụ thể về một thương hiệu mạnh và cách mà các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình
Trang 63 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cụ thể khái niệm quản trị thương hiệu, thương hiệu mạnh và cách làm thế nào để có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh Cùng với đó là sự đi sâu nghiên cứu những thành công, thất bại của các thương hiệu từ đó rút ra những bài học thương hiệu sâu sắc
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về chiến lược xây dựng và quản trị thương hiệu, chiến lược xây dựng một thương hiệu mạnh và tầm quan trọng của việc xây dựng- quản trị một thương hiệu mạnh
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng giáo trình Quản trị thương hiệu, các nguồn tài liệu sách báo, tạp chí, trang web, văn bản
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu vấn đề: phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy logic
Phần 2 Nội dung
Chương 1 : Tổng quan về thương hiệu - quản trị thương hiệu
1 Thương hiệu là gì ?
1.1 Khái niệm thương hiệu
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một
cá nhân hay một tổ chức (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO)
Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác”
Như vậy, thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố vô hình và hữu hình của một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa tổ chức hoặc cá nhân này với tổ chức hoặc cá nhân khác
Trang 71.2 Các yếu tố thương hiệu
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần :
1.2.1 Phần lý tính
Lý tính của một thương hiệu bao gồm các đặc điểm có thể nhìn thấy được và
dễ dàng đo đếm được như: Chất lượng, giá cả, tính năng, công năng, chức năng, hiệu năng
1.2.2 Phần cảm tính
Ngược lại với lý tính, cảm tính của một thương hiệu gồm những đặc tính trừu tượng, khó có thể nhìn thấy được và cũng khó đo đếm được:Là các cảm xúc tạo ra nhận thức, niềm tin, thái độ của người tiêu dùng với thương hiệu Thông qua những
gì quan sát được như: biểu tượng,màu sắc, kiểu dáng, cung cách phục vụ của nhân viên,… người tiêu dùng bắt đầu có những nhận thức về thương hiệu, và từ đó hình thành niềm tin và có những thái độ cụ thể đối với thương hiệu đó
1.3 Đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu
Đặc tính thương hiệu là tập hợp duy nhất các liên kết thuộc tính mà các nhà chiến lược thương hiệu mong muốn tạo ra và duy trì
Hình ảnh thương hiệu là kết quả của việc giải mã thông ñiệp nhận ñược
Từ góc độ quản trị thương hiệu, đặc tính thương hiệu phải được xác định
trước và thông qua truyền thông tạo nên hình ảnh thương hiệu
1.4 Giá trị thương hiệu
• Sự trung thành của khách hàng với thương hiệu
Chương trình chăm sóc khách hàng giúp trực tiếp củng cố hành vi trung
thành của khách hàng Những chương trình này không chỉ tăng cường việc
xác ñịnh giá trị của thương hiệu mà còn tăng cường các mục tiêu khác
• Nhận biết về thương hiệu
Sự nhận biết thương hiệu được tạo ra từ các chương trình truyền thông
như tiếp thị, quảng cáo, quan hệ cộng ñồng, các hoạt động hỗ trợ tài
chính giúp thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị phần
• Các liên hệ thương hiệu
Các liên hệ thương hiệu mà khách hàng có thể cảm nhận và ñánh giá là
các thuộc tính của sản phẩm; hình ảnh hay một biểu tượng cụ thể nào nó
2 Quản trị thương hiệu
2.1 Định nghĩa quản trị thương hiệu
Quản trị thương hiệu được đưa ra đầu tiên bởi Neil H McElroy thuộc
tập đoàn Procter & Gamble: “Quản trị thương hiệu được hiểu là việc ứng
Trang 8dụng các kỹ năng marketing cho một sản phẩm, một dòng sản phẩm hoặc
một thương hiệu chuyên biệt, nhằm gia tăng giá trị cảm nhận về sản phẩm
của người tiêu dùng và từ đó gia tăng tài sản thương hiệu, khả năng chuyển
nhượng thương quyền”
2.2 Định vị thương hiệu
2.2.1 Khái niệm định vị thương hiệu
Theo công ty thương hiệu Lantabrand: Định vị thương hiệu là việc tạo
ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh để đảm
bảo rằng mỗi khách hàng trong thị trường có thể phân biệt được thương
hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác
2.2.2 Các tiêu chí của định vị thương hiệu
Xác định doanh nghiệp đang ở vị trí nào; Xác định doanh nghiệp muốn sở hữu
vị trí nào; Ngân sách cho kế hoạch định vị của doanh nghiệp như thế nào; Doanh nghiệp có thể tiếp tục đến cùng; Bối cảnh cạnh tranh
2.2.3 Chiến lược xây dựng thương hiệu
• Chiến lược mở rộng thương hiệu
Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong
việc mở rộng sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành
khác Doanh nghiệp có thể thúc ñẩy sản phẩm của thương hiệu mình tới
những thị trường mới ñể tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận sản xuất
và nâng cao danh tiếng cho mình
• Các chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu
a Chiến lược về sản phẩm
b Chiến lược giá
c.Chiến lược kênh phân phối
d Chiến lược truyền thông
3 Thế nào là một thương hiệu mạnh
3.1 Khái niệm thương hiệu mạnh
Thương hiệu mạnh là một thương hiệu có độ nhận diện rộng rãi và có tính ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh doanh của một công ty hay một tổ chức doanh nghiệp Nó được xây dựng trên các giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty Thương hiệu mạnh là sở hữu nhận thức mạnh mẽ, nó minh chứng thành công của hoạt động doanh nghiệp, được công nhận bởi phản ứng tích cực từ phía cộng đồng và
Trang 9cả khách hàng trung thành Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu dẫn đầu trong tâm trí khách hàng
3.2 Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu mạnh
3.2.1 Thương hiệu mạnh đến từ bản sắc và chiến lược
Nếu ai đó hỏi rằng mấu chốt của thành công trong hoạt động kinh doanh là gì, thì đáp án chắc chắn sẽ là xây dựng chiến lược và hình ảnh thương hiệu.Mục tiêu trọng tâm của xây dựng thương hiệu là làm nên bản sắc của thương hiệu đó, giúp thương hiệu tỏa sáng giữa một thị trường “đông đúc” bằng những giá trị vượt bậc Thương hiệu mạnh phát triển từ nền tảng vững chắc của một chiến lược xây dựng thương hiệu đủ tốt Cũng như một con người muốn xây dựng hình ảnh cá nhân trong mắt những người xung quanh, thương hiệu muốn trở nên mạnh mẽ cũng cần trải qua một trình tự tiêu chuẩn.Bắt đầu bằng nhận biết thương hiệu, chuyển đổi thành nhận diện thương hiệu, cải thiện khả năng nhận diện và kết thúc bằng việc có được vị thế hàng đầu trên thị trường.Tất nhiên không có quy trình nào là hoàn hảo đến mức có thể ngay lập tức đưa vào ứng dụng, phát triển một cách khuôn khổ Nhưng vẫn sẽ có những bước cơ bản sau đây, trong quy trình xây dựng thương hiệu từ con số không, hoặc từ nhận biết đến chiếm lĩnh vị thế
Hãy xem xét một ví dụ về bản sắc và chiến lược của thương hiệu, và ở đây, chúng ta
sẽ nói về thương hiệu "Nike"
Bản Sắc Thương Hiệu Nike:
Sứ Mệnh và Tầm Nhìn: Nike không chỉ đơn thuần là một nhãn hiệu giày dép
và thể thao Bản sắc của họ nằm trong sứ mệnh "To bring inspiration and innovation
to every athlete in the world," trong đó họ xem mỗi người đều là một vận động viên Tầm nhìn của Nike là đẩy mạnh sức mạnh của thể thao để tạo nên thay đổi tích cực trong cuộc sống
Giá Trị Cốt Lõi: Các giá trị cốt lõi của Nike là sự sáng tạo, khám phá, cam kết,
và tạo nên trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng Họ không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm, mà còn đặt ra mục tiêu tạo ra những trải nghiệm sôi động và tương tác với cộng đồng thể thao
Năng Động và Tự Tin:Bản sắc của Nike đặc trưng bởi sự năng động và tự tin
Họ không ngần ngại thách thức, khuyến khích người tiêu dùng vượt qua giới hạn cá nhân và định hình lại bản thân thông qua thể thao
Chiến Lược Thương Hiệu Nike:
Trang 10Endorsement (Ủng Hộ) Người Nổi Tiếng:Một phần quan trọng của chiến lược
thương hiệu của Nike là việc họ liên kết với các ngôi sao thể thao nổi tiếng như Michael Jordan, LeBron James, và Serena Williams Điều này không chỉ tăng cường hình ảnh thương hiệu mà còn mang lại sự ủng hộ và động viên từ cộng đồng người hâm mộ của những người này
Sự Đổi Mới và Thiết Kế:Nike liên tục đầu tư vào sự đổi mới và thiết kế, từ việc
phát triển công nghệ mới cho giày dép thể thao đến việc thiết kế sản phẩm thời trang thể thao Sự sáng tạo này giúp họ duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thể thao và thời trang
Kampagnes (Chiến Dịch Quảng Cáo):Nike nổi tiếng với những chiến dịch
quảng cáo mạnh mẽ, thường xuyên đưa ra những thông điệp mạnh mẽ và động viên Chiến dịch "Just Do It" không chỉ là một khẩu hiệu, mà là một triết lý sống động, kêu gọi mọi người hành động và vượt qua khó khăn
Sự Tương Tác Xã Hội và Cộng Đồng:Nike tạo ra những cơ hội tương tác mạnh
mẽ với cộng đồng thể thao và người hâm mộ thông qua các sự kiện, chương trình tài trợ, và hoạt động xã hội Điều này tạo ra một cộng đồng đam mê và trung thành
Tích Hợp Kỹ Thuật Số:Chiến lược của Nike bao gồm việc tích hợp kỹ thuật số
để tương tác với khách hàng Ứng dụng di động, trang web, và các chiến dịch truyền thông trực tuyến giúp họ tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả Bằng cách kết hợp bản sắc mạnh mẽ và chiến lược thông minh, Nike không chỉ là một thương hiệu thể thao, mà là một biểu tượng văn hóa và tinh thần thể thao trên toàn thế giới
3.2.2 Thương hiệu mạnh luôn có đối thủ xứng tầm
Không ai can đảm khẳng định rằng, Apple sẽ có được vị thế của ông lớn công nghệ toàn cầu như hiện nay, nếu không có sự hiện diện của một đối thủ mang đến nhiều bài học quý báu như HP, một đối thủ mang đến cho họ quan điểm đúng đắn về giá trị thương hiệu như IBM, hoặc một đối thủ mang lại những cuộc chiến không hồi kết như Microsoft để nhận ra chân lý rằng, một thương Chìa khoá cho một chiến lược hoàn hảo để xây dựng thương hiệu mạnh, đó chính là tập trung nghiên cứu cả những
ưu điểm vượt trội lẫn nhược điểm còn hạn chế của đối thủ Chìa khóa cho một chiến lược hoàn hảo để xây dựng thương hiệu mạnh, đó chính là tập trung nghiên cứu cả những ưu điểm vượt trội lẫn nhược điểm còn hạn chế của đối thủ Một danh sách bao gồm kế hoạch truyền thông và quảng bá thương hiệu của đối thủ, cách học tiếp cận khách hàng mới và định giá sản phẩm, định hướng xây dựng chuỗi giá trị, tầm nhìn
và sứ mệnh có thật sự phù hợp,…Tất cả đều là những gợi ý quan trọng và tác động không nhỏ đến kế hoạch xây dựng thương hiệu mạnh của doanh nghiệp
Trang 113.2.4 Kênh truyền thông thương hiệu và tone of voice
Việc lựa chọn kênh truyền thông và tone of voice nói cũng rất quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đến những khách hàng tiềm năng Định hướng và chọn lựa sai lầm khiến thương hiệu tự loại mình khỏi cuộc chơi, dâng miếng bánh thị phần đến tay đối thủ khi tính cạnh tranh vốn đã vô cùng khốc liệt Khi thương hiệu thể hiện bản thân một cách nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông, nó sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp và dễ dàng ghi nhớ trong tâm trí khách hàng, giao tiếp với khách hàng một cách phù hợp hài hoà giữa tính cách và nhu cầu của họ sẽ tạo được sự kết nối và gắn bó lâu dài khiến thương hiệu trở thành độc bản, khác biệt so với đối thủ trên thị trường Đừng đầu tư quá nhiều vào một kênh quảng
bá truyền thống nếu đối tượng tiềm năng cần hướng đến là giới trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ Gen Z không ngừng cập nhật và theo đuổi những xu hướng mới nhất Cũng như vậy, đừng kỳ vọng quá nhiều vào các kênh truyền thông đòi hỏi kiến thức sử dụng tốt thiết bị công nghệ Nếu đối tượng thương hiệu đang hướng đến là những người có tuổi, gặp hạn chế trong việc tiếp cận những biến đổi mới nhất của thời cuộc Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và công sức để lựa chọn hiệu ứng thương hiệu kênh và xác định giọng nói phù hợp Đây là những yếu tố quan trọng giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh và uy tín trong lòng khách hàng
Trang 123.2.5 Giá trị thương hiệu và nội dung truyền thông
Để trở thành một thương hiệu mạnh, không chỉ cần chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong ngành mà còn cần đạt được sự hài lòng từ phía khách hàng trước tiên Chính giá trị thương hiệu được truyền tải qua nội dung truyền thông là yếu tố quan trọng trong quá trình này Nếu thương hiệu đạt được sự yêu thích từ khách hàng thông qua giá trị mà nó cung cấp, thì đó chính là lúc thương hiệu đã đi đúng hướng để trở thành một thương hiệu dẫn đầu Để nâng cao giá trị của nội dung truyền thông, thương hiệu cần chú trọng vào chất lượng thông điệp truyền tải, hơn là số lượng hoặc chỉ số có phần cứng nhắc Các giải pháp để nâng cao giá trị của nội dung truyền thông bao gồm tập trung vào việc cung cấp các thông điệp hữu ích, tạo ra các câu chuyện liên quan đến thương hiệu và kết nối với khách hàng thông qua sự tương tác Những giải pháp này sẽ giúp thương hiệu xây dựng được một chuỗi giá trị đồng hành với các thông điệp truyền tải qua nội dung truyền thông, từ đó giúp giữ chân khách hàng ở lại và có
ấn tượng tốt về thương hiệu hơn.Việc xây dựng một thương hiệu mạnh không phải chỉ đơn giản là đặt tên và thiết lập logo cho một sản phẩm hoặc dịch vụ Mỗi thương hiệu có đặc trưng và mô hình kinh doanh riêng, phải đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mục tiêu, nắm bắt được xu hướng thị trường và tạo ra giá trị độc đáo cho khách hàng Việc mặc định hay áp đặt một tư duy hay định kiến về thương hiệu mạnh
sẽ khiến cho mô hình kinh doanh không linh hoạt và thiếu động lực cạnh tranh Thương hiệu mạnh cần được đánh giá theo những tiêu chí khách quan như trạng thái, ủng hộ, và sự hài lòng của khách hàng, cũng như khả năng đóng góp vào lợi ích chung của nhân viên, khách hàng và cộng đồng
4 Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu
Thương hiệu góp phần giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh, giao diện tốt đẹp trong lòng khách hàng Từ đó khách hàng có sự uy tín, tin tưởng vào thương hiệu hơn, tăng tính nhận diện của thương hiệu này giữa thị trường
4.1 Giúp doanh nghiệp định hình phong cách
Thương hiệu góp phần giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh, giao diện tốt đẹp trong lòng khách hàng Từ đó khách hàng có sự uy tín, tin tưởng vào thương hiệu hơn, tăng tính nhận diện của thương hiệu này giữa thị trường
Một ví dụ nổi tiếng về thương hiệu giúp định hình phong cách là thương hiệu
Starbucks Starbucks không chỉ là một chuỗi cà phê mà còn là một biểu tượng văn
hóa với phong cách rất riêng biệt Dưới đây là cách Starbucks đã xây dựng thương
hiệu để định hình phong cách của mình:
Trang 13Trải Nghiệm Cafe Cao Cấp: Starbucks đã tạo ra một trải nghiệm cafe cao cấp với
không gian thiết kế sang trọng, âm nhạc nhẹ nhàng, và một không khí ấm cúng Khách
hàng không chỉ đến Starbucks để uống cà phê, mà còn để trải nghiệm không gian
thoải mái và thư giãn, làm cho mỗi lượt ghé qua trở thành một trải nghiệm đặc biệt
Tính Hiện Đại và Sáng Tạo: Starbucks luôn đầu tư vào sự hiện đại và sáng tạo, từ
cách họ pha chế cà phê đến việc giới thiệu các thực đơn mới và đa dạng Các loại đồ uống độc đáo và thực phẩm sáng tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn tạo ra một cảm giác hiện đại và độc đáo
Tương Tác Xã Hội và Cộng Đồng: Starbucks đã tích hợp sự tương tác xã hội vào chiến lược thương hiệu của mình Với chương trình "My Starbucks Idea" họ mời gọi
khách hàng đóng góp ý kiến và ý tưởng, tạo ra cộng đồng chia sẻ và tương tác chặt chẽ giữa thương hiệu và khách hàng
Cam Kết Với Bảo Vệ Môi Trường:Starbucks đã cam kết với các hoạt động bảo vệ môi
trường Từ việc sử dụng cốc tái chế cho đến việc hỗ trợ nông dân trồng cà phê bền vững, họ định hình mình như là một thương hiệu có trách nhiệm xã hội và môi trường
Tạo Ra Một Cộng Đồng Quốc Tế:Starbucks đã xây dựng một thương hiệu có đặc
điểm quốc tế Dù bạn đến Starbucks ở nơi nào trên thế giới, bạn sẽ cảm nhận được sự nhất quán trong trải nghiệm và thiết kế, tạo ra một cảm giác quen thuộc cho những người yêu cà phê trên khắp thế giới
Tóm lại, Starbucks không chỉ bán cà phê mà còn tạo ra một phong cách sống và trải nghiệm Thương hiệu này không chỉ là nơi để mua đồ uống, mà là nơi để tận hưởng
và chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt, định hình một phong cách sống độc đáo và hiện đại
4.2 Hình thành tệp khách hàng trung thành
Khi yêu thích thương hiệu, khách hàng sẽ có xu hướng duy trì ủng hộ, tin tưởng vào thương hiệu đó lâu dài và trở thành tệp khách hàng trung thành Nhờ tệp khách hàng này, doanh nghiệp sẽ có lượng khách hàng ổn định, đảm bảo cho sự phát
triển kinh doanh Ví dụ nổi bật về tập khách hàng trung thành là tập đoàn công nghệ
Apple Apple đã xây dựng một cộng đồng người hâm mộ trung thành, chăm sóc và
gắn kết với thương hiệu của họ Apple vẫn giữ được sự trung thành của khách hàng