1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn quản trị thương hiệu đề tài phát triển thương hiệu gạo việt

77 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Thương Hiệu Gạo Việt
Người hướng dẫn TS. Bùi Văn Quang
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Thương Hiệu
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 13,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU (7)
    • 1.1. Tài sản thương hiệu (7)
      • 1.1.1. Giới thiệu tài sản thương hiệu (7)
      • 1.1.2. Vai trò tài sản thương hiệu (10)
    • 1.2. Tầm nhìn thương hiệu (10)
      • 1.2.1. Giới thiệu tầm nhìn thương hiệu (11)
      • 1.2.2. Vai trò của tầm nhìn thương hiệu đối với doanh nghiệp (12)
      • 1.2.3. Sứ mạng thương hiệu (12)
    • 1.3. Định vị thương hiệu (0)
      • 1.3.1. Khái niệm về định vị thương hiệu (0)
      • 1.3.2. Những tiêu chí cần thiết khi định vị thương hiệu (0)
      • 1.3.3. Quy trình định vị thương hiệu (0)
    • 1.4. Kiến trúc thương hiệu (31)
    • 1.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu (32)
    • 1.6. Quảng bá thương hiệu (34)
    • 1.7. Kiểm tra (36)
    • 1.8. Quản lý thương hiệu (39)
      • 1.8.1. Các nguyên tắc quản lý thương hiệu (39)
      • 1.8.2. Tầm quan trọng của quản lý thương hiệu (40)
      • 1.8.3. Quản lý thương hiệu qua thời gian (40)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT TẠI CÔNG TY (42)
    • 2.1. Môi trường kinh doanh (0)
    • 2.2. Định vị thương hiệu (0)
      • 2.2.1. Quy trình định vị (47)
      • 2.2.2. Các chiến lược định vị có thể áp dụng (0)
      • 2.2.3. Tái định vị thương hiệu (0)
    • 2.3. Tầm nhìn thương hiệu (57)
      • 2.3.1. Tầm nhìn của thương hiệu của Gạo Việt (57)
      • 2.3.2. Sứ mệnh của Gạo Việt (57)
    • 2.4. Kiến trúc thương hiệu (61)
    • 2.5. Hệ thống nhận diện thương hiệu (62)
      • 2.5.1. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm (62)
      • 2.5.2. Nhận diện thương hiệu qua tổ chức (64)
      • 2.5.3. Nhận diện thương hiệu qua con người (64)
      • 2.5.4. Nhận diện thương hiệu qua biểu tượng (66)
      • 2.5.5. Kết nối nhận diện thương hiệu với bên trong doanh nghiệp (68)
      • 2.5.6. Kết nối nhận diện thương hiệu với bên ngoài doanh nghiệp (69)
    • 2.6. Quảng bá thương hiệu (69)
    • 2.7. Quản lý thương hiệu (72)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP (74)
    • 3.1. Đánh giá (74)
    • 3.2. Giải pháp (75)
      • 3.2.1. Giải pháp về (0)
      • 3.2.2. Giải pháp về (0)

Nội dung

bố: “Nếu công ty này bị chia cắt, tôi sẽ giao cho bạn tài sản, nhà máy, thiết bị và tôichỉ giữ lại thương hiệu và nhãn hiệu, tôi sẽ kinh doanh tốt hơn bạn.” Tài sản thương hiệu là tổng h

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Tài sản thương hiệu

1.1.1 Giới thiệu tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu gồm những giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng và những người liên quan như nhân viên, cổ đông, cộng đồng Các yếu tố gắn liền tài sản thương hiệu gồm biểu tượng, slogan và logo của công ty hoặc sản phẩm. Các yếu tố này cũng chính là đại diện cho tài sản thương hiệu của công ty, tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp Trong thực tiễn, giá trị thương hiệu được xác định bởi nhận biết của khách hàng và trải nghiệm của họ liên quan tới thương hiệu đó Nếu một thương hiệu mang tới cho khách hàng sự trải nghiệm hài lòng, điều đó giúp giá trị của thương hiệu tăng lên Ngược lại, khi khách hàng không hài lòng, tỏ ra thất vọng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ - điều đó có nghĩa giá trị của thương hiệu bị giảm sút. Giá trị thương hiệu (Brand Value) và tài sản thương hiệu (Brand Equity) có nhiều điểm tương đồng nhưng chúng không phải là một Thông thường, có nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này, do đó, chúng ta hãy xem xét chính xác những điểm khác nhau của giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu

Giá trị thương hiệu (Brand Value) là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà như sản phẩm của thương hiệu, dịch vụ của thương hiệu Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp Ví dụ, Starbucks có giá trị thương hiệu là 44 503 triệu Đô la Mỹ vào năm 2018 (Bùi Văn Quang, 2008; Nguyễn Văn Hiền & Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, 2021)

Giá trị thương hiệu là giá trị có thể đo lường được về mặt tài chính của công việc kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các hoạt động và chương trình kinh doanh thành công

Giá trị thương hiệu là sự hiệu quả về doanh thu và lợi nhuận mà công ty thu được từ kết quả của những nỗ lực marketing trong những năm trước đó so với thương hiệu cạnh tranh

Trong khi đó, tài sản thương hiệu bao hàm rộng hơn Chẳng hạn, nhiều khái niệm khác nhau về tài sản thương hiệu như:

+ Theo David Aaker (2000), tài sản thương hiệu (brand equity) là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liền với tên và biểu tượng về thương hiệu, nó góp phần làm tăng thêm hoặc giảm đi giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

+ Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp,tài sản vô hình còn lớn hơn cả tài sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng, máy móc,hàng hoá và tiền mặt của doanh nghiệp Giám đốc điều hành công ty Quaker tuyên bố: “Nếu công ty này bị chia cắt, tôi sẽ giao cho bạn tài sản, nhà máy, thiết bị và tôi chỉ giữ lại thương hiệu và nhãn hiệu, tôi sẽ kinh doanh tốt hơn bạn.”

Tài sản thương hiệu là tổng hòa các mối liên hệ và thái độ của khách hàng và nhà phân phối đối với một thương hiệu Nó cho phép công ty đạt được lợi nhuận lớn hơn từ sản phẩm so với trường hợp nó không có thương hiệu (David Aaker, 2020).

Ví dụ: Adidas: "Adidas" là một tài sản thương hiệu quan trọng của công ty Nó được biết đến trên toàn cầu và có sự liên kết mạnh mẽ với các giá trị như đam mê,sáng tạo và hiệu suất Tên thương hiệu này đã trở thành một biểu tượng của văn hóa thể thao và phong cách Logo của Adidas với ba viền song song được biết đến như một tài sản thương hiệu đặc trưng Logo này mang ý nghĩa về sự thể thao, tốc độ và năng lực Nó đã trở thành một biểu tượng tượng trưng cho sự thành công và chất lượng của các sản phẩm Adidas.

1.1.2 Vai trò tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu đóng vai trò quan trọng của một công ty, nó liên quan sự trung thành của khách hàng Những thương hiệu mạnh có tài sản thương hiệu rất cao. Người ta có thể đo lường tài sản thương hiệu thông qua mức sẵn lòng chi trả cho thương hiệu Một nghiên cứu phát hiện rằng 72% khách hàng sẵn lòng chi trả thêm 20% cho thương hiệu mà họ chọn so với thương hiệu cạnh tranh gần nhất; 40% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng chỉ trả thêm 50% cho thương hiệu họ chọn

Tài sản thương hiệu mạnh mang lại cho công ty nhiều lợi thế cạnh tranh, nhận biết thương hiệu cao và tăng lòng trung thành của người tiêu dùng Trong kênh phân phối, người tiêu dùng kỳ vọng các cửa hàng có bản những sản phẩm có thương hiệu nên các công ty có nhiều trụ thế hơn trong việc đảm phán với những nhà phân phối, cửa hàng Tài sản thương hiệu cao cũng giúp công ty mở rộng chủng loại sản phẩm, đa dạng nhãn hiệu như Coca Cola sử dụng thương hiệu nổi tiếng của họ để giới thiệu Diet Coca và Vanilla Coke

Giá trị công ty được đo lường liên quan đến tài sản thực, nhà máy, thiết bị Tuy nhiên, hiện nay tài sản công ty mở rộng ra ngoài phạm vi công ty, ở trong tâm trí của khách hàng Thương hiệu mạnh tạo ra nền tảng để xây dựng mối quan hệ khách hàng vững chắc, trong đó tài sản thương hiệu chủ yếu dựa trên các mối quan hệ khách hàng Tài sản của công ty có giả trị trên thị trường chứng khoán có thể tăng lên hoặc giảm xuống do nhận thức của người mua chứng khoán đối với công ty đó Vậy yếu tố nào quyết định giá trị tăng lên hoặc giảm xuống? Yếu tố quyết định là do mọi người nhận biết, mức độ quan tâm, tin tưởng, đánh giá đối với thương hiệu đó (Bùi VănQuang 20018).

Tầm nhìn thương hiệu

1.2.1 Giới thiệu tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động lâu dài của công ty Sự thể hiện của tâm nhìn thương hiệu liên quan lợi ích thương hiệu, triết lý và giá trị kinh doanh, định hướng tương lai, mục tiêu tài chính, lợi nhuận và những gì thương hiệu đại diện cho khách hàng mục tiêu (Bùi Văn Quang, 2011).

Tầm nhìn thương hiệu sẽ định hướng các nhà quản lý cấp cao đạt được các mục tiêu phát triển dài hạn dựa trên khách hàng Phương pháp này khác với phương pháp truyền thống là chỉ dựa vào con số doanh thu, lợi nhuận.

Ví dụ: Vinamilk: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

1.2.2 Vai trò của tầm nhìn thương hiệu đối với doanh nghiệp

Hiểu vai trò và tầm quan trọng của tầm nhìn thương hiệu là khả năng doanh nghiệp nhìn thấy tương lai, tầm xa hơn Tầm nhìn của một mục tiêu rõ ràng thì cần một kế hoạch chi tiết cho các quyết định những gì phải thực hiện cũng như những gì phải tránh xa, bất kể những cơ hội tiềm năng có thể mang lại Tầm nhìn buộc doanh nghiệp phải tập trung vào mảng kinh doanh dựa vào lợi thế nhưng phù hợp khách hàng của doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều công ty vẫn chưa xem thương hiệu như một tài sản đóng góp vào doanh thu, lợi nhuận nên việc xây dựng thương hiệu như là một chiến thuật hoặc chỉ là hình thức quảng bá thông qua các đại lý quảng cáo.

Một bản tuyên bố sứ mạng phải được xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng, cho thấy ý nghĩa, lợi ích sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty đối với khách hàng Sứ mạng công ty cần dựa trên nền tảng là khung hình 3 chiều về trọng tâm của hoạt động kinh doanh

Gồm 9 yếu tố cấu thành chủ yếu của mô –t bản tuyên bố về sứ mạng (Rik Riezezebos, 2002).

 Khách hàng: Ai là ngư[i tiêu thụ sản ph\m của công ty ?

Công ty cần nên biết được đối tượng người dùng cuối hoặc khách hàng doanh nghiệp Tùy thuộc vào loại sản phẩm và mục tiêu thị trường của công ty, người tiêu thụ sản phẩm có thể thuộc vào những nhóm khách hàng khác nhau Với doanh nghiệp việc xác định người dùng cuối thì mới được nên làm sản phẩm thế nào và có thể điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng

Ví dụ: Johnson & Johnson “Chúng tôi tin rằng trách nhiê –m hàng đầu của mình là đối với các bác sĩ, y tá, bê –nh nhân, các bà m™ và tất cả những người khác, họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi"”

 Sản ph\m hay d`ch vụ: d`ch vụ hay sản ph\m chính của công ty là gì?

Mỗi công ty hay bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường nào cũng vậy, đều cần phải nhắm vào mình nên cung cấp sản phẩm gì để có thể vừa đáp ứng mở rộng lâu dài, vừa có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng trên thị trường hiện tại vốn có Việc nắm bắt được sản phẩm của mình chính là khả năng của doanh nghiệp có thể đi trước được đối thủ cạnh tranh không

Ví dụ: Sứ mạng của Standard Oil Company “Standard Oil tiến hành sản xuất và kinh doanh dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí đốt hóa lỏng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho xã hô –i từ các nguyên vâ –t liê –u này, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ liên hê – đáng tin câ –y với mức giá hợp lí cho người tiêu dùng.”

 Th` trư[ng: Công ty cạnh tranh a đâu?

Luôn luôn tìm hiểu vị thế công ty của doanh nghiệp, nhờ đó ta có thể biết được rằng vị thế trên thị trường mình đang ở đâu Xác định được điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp, và từ đó sử dụng những điểm mạnh để có thể phát triển nó, để vượt mặt các đối thủ cạnh tranh khác

Ví dụ: Sứ mạng của Corning Glass Works “ Chúng tôi cống hiến cho sự thành công hoàn toàn của công ty Corning Glass Works như là mô –t công ty cạnh tranh toàn cầu”.

 Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không?

Công nghệ có thể được coi là một mối quan tâm hàng đầu của nhiều công ty ngày nay Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc áp dụng và tận dụng các công nghệ mới có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty Với cuộc đua về lợi nhuận, thì việc sở hữu các công nghệ độc quyền sẽ mang lại lợi thế rất lớn trên thị trường

Ví dụ: Sứ mạng của Control Data “Control Data kinh doanh công nghệ điện toan và vi điện tử ứng dụng trong 2 lĩnh vực tổng quát Phần cứng liên hệ đến điện toan, các dịch vụ hỗ trợ trong ngành điện toàn bao gồm việc xử lý bằng máy vi tính,thông tin, giáo dục và tài chính”.

 Quan tâm đến sự sống còn, phát triển và khả năng sinh l[i: Công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không? Đối với mọi công ty ngày này, không điều gì quan trọng hơn các mục tiêu kinh tế Mục tiêu kinh tế của công ty thường bao gồm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, sự tăng trưởng trong cổ phiếu, và các chỉ số tài chính khác Các mục tiêu kinh tế phản ánh khả năng của công ty để tạo ra giá trị cho cổ đông, nhân viên và các bên liên quan khác Vì vậy, doanh nghiệp sinh ra nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có thể thỏa mãn khách hàng

Kiến trúc thương hiệu

Kiến trúc thương hiệu là cơ cấu tổ chức của một hệ thống các sản phẩm, dịch vụ gắn với các thương hiệu, qua đó xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng thương hiệu và mối quan hệ giữa các thương hiệu ấy Việc xây dụng một cấu trúc thương hiệu khoa học sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt quá trình phát triển, hạn chế tình trạng các thương hiệu triệt tiêu, xâm hại lẫn nhau và làm doanh nghiệp hao tổn nguồn lực (Bùi Văn Quang, 2018; Erich Joachimsthaler, 2000).

Chính mối quan hệ giữa thương hiệu và sản phẩm, thương hiệu công ty và thương hiệu con hình thành nên kiến trúc thương hiệu Như vậy, kiến trúc thương hiệu được xây dựng từ tập hợp bao gồm các thương hiệu chính và thương hiệu con trong cùng một ngành hoặc các lĩnh vực khác nhau Về cơ bản, kiến trúc thương hiệu như sơ đồ cơ cấu có gắn kết ít nhiều và có những định vị và hướng đến phục vụ các khách hàng và thị trường khác nhau

Ví dụ: Vingroup: Tập đoàn Vingroup sở hữu một loạt các thương hiệu con như: Vincom, Vinfast, Vinhomes, Vinpearl, VinUni, Vinschool, Vinmec… tạo nên một kiến trúc thương hiệu.

Hệ thống nhận diện thương hiệu

Hệ thống nhận diện thương hiệu (brand identity system) là tập hợp những gì mà công ty tạo ra để khách hàng liên tưởng đến và duy trì trong tâm trí như tên, logo, bao bì sản phẩm, dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp

Nhận diện thương hiệu khác hình ảnh thương hiệu:

Nhận diện thương hiệu là những gì công ty gầy dựng và mong muốn người tiêu dùng hiểu rõ về thương hiệu.

Ví dụ: Biti’s: Biti’s nổi tiếng tại Việt Nam với slogan “Nâng niu bàn chân

Việt” Logo Biti’s nổi bật với hình ảnh 2 cánh chim bay lên cao thể hiện ước vọng mong muốn vươn xa ra thế giới của thương hiệu Hình ảnh cánh chim cũng là cánh buồm chắp cánh đưa con thuyền Biti’s tiến tới thị trường quốc tế

Hình ảnh thương hiệu là nhận thức thực tế về thương hiệu của người tiêu dùng

Ví dụ: Toshiba đã xây dựng hình ảnh thương hiệu dựa trên sự quen thuộc và độ tin cậy Khi mua máy giặt hoặc tủ lạnh, người dùng thường chọn Toshiba vì đã biết những gì họ cần mong đợi từ nhãn hàng này Đó là cái tên đáng tin cậy với các loại sản phẩm trên.

Ví dụ: Apple: Hệ thống nhận diện thương hiệu của Apple bao gồm một logo táo ăn với một khe cắt ở phía trên và tên gọi "Apple" viết bằng phông chữ độc đáo. thành biểu tượng của Apple và dễ dàng nhận biết trên sản phẩm, hộp đựng, và trang web của họ.

Quảng bá thương hiệu

Truyền thông thương hiệu là quá trình thực hiện các hoạt động giới thiệu, quảng bá thông qua các kênh thông tin khác nhau nhằm giúp khách hàng nhận biết về thương hiệu hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Thông qua hoạt động truyền thông thương hiệu cũng giúp tạo dựng niềm tin và thay đổi nhận thức cũng như hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp (Bùi Văn Quang, 2008).

Thực tế, truyền thông thương hiệu bao gồm nhiều hình thức khác nhau qua nhiều kênh thông tin nhằm lan tỏa thông điệp, lợi ích sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.

Ví dụ: Nike: Nike đã tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo nổi tiếng để thúc đẩy thương hiệu của họ Ví dụ, chiến dịch "Just Do It" đã trở thành biểu tượng và khuyến khích người tiêu dùng tự tin, quyết đoán Họ cũng sáng tạo việc sử dụng các vận động viên nổi tiếng như Michael Jordan và Cristiano Ronaldo để liên kết thương hiệu của họ với thành công và phong cách sống thể thao.

Kiểm tra

Kiểm tra là việc đánh giá hiệu suất và sức đề kháng của thương hiệu trước các biến đổi trong môi trường kinh doanh

Ví dụ: Coca-Cola: Coca-Cola thường tiến hành các cuộc khảo sát và nghiên cứu thị trường để kiểm tra hiệu suất của sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu của họ Họ theo dõi sự thay đổi trong sở thích của khách hàng và tiến hành cuộc khảo sát về các chiến dịch quảng cáo để đảm bảo rằng thương hiệu của họ luôn được hiểu và đón nhận tích cực

Nghiên cứu thương hiệu hiện tại: Bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ về thương hiệu Biti’s Điều này bao gồm việc tìm hiểu về lịch sử, mục tiêu của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó cung cấp, và cách mà nó đã tương tác với khách hàng trong quá khứ.

Phân tích th` trư[ng và cạnh tranh: Hiểu rõ thị trường mà Biti’s hoạt động, khách hàng mục tiêu, và đối thủ cạnh tranh Phân tích SWOT có thể giúp bạn xác định điểm mạnh và yếu của thương hiệu cũng như cơ hội và rủi ro trong thị trường.

Xây dựng sứ mệnh và giá tr` của thương hiệu: Xác định rõ ràng sứ mệnh của thương hiệu và giá trị mà nó mang đến cho khách hàng Sứ mệnh và giá trị của thương hiệu nên phản ánh lợi ích cốt lõi mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng.

Phát triển chiến lược tiếp th`: Dựa trên thông tin từ việc nghiên cứu và phân tích, bạn cần xây dựng một chiến lược tiếp thị để tăng cường thương hiệu Biti’s Điều này bao gồm việc xác định kế hoạch quảng cáo, truyền thông, và quyết định về cách thương hiệu sẽ tương tác với khách hàng.

Giám sát và đo lư[ng kết quả: Cuối cùng, quản trị thương hiệu là một quá trình liên tục Cần liên tục giám sát và đo lường kết quả của chiến dịch tiếp thị, sự phản hồi từ khách hàng, và cố gắng hiểu rõ hơn về cách thương hiệu Biti’s được nhận thức trong thị trường.

Quản lý thương hiệu

Quản lý thương hiệu là quá trình duy trì và phát triển tài sản thương hiệu, tầm nhìn, định vị, kiến trúc, hệ thống nhận diện và quảng bá thương hiệu một cách liên tục

1.8.1 Các nguyên tắc quản lý thương hiệu

 Phải hiểu được thương hiệu

 Xác định thương hiệu có phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty

 Duy trì tính nhất quán của thương hiệu

 Quản lý nội bộ trong công ty hướng đến khách hàng

Ví dụ: Unilever: Unilever quản lý một loạt thương hiệu chăm sóc cá nhân và thực phẩm, như Dove, Knorr, và Ben & Jerry's Họ đặt sự bền vững và trách nhiệm xã hội ở trung tâm của quản lý thương hiệu của họ Unilever đã cam kết làm cho tất cả sản phẩm của họ trở nên bền vững và ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng Quản lý thương hiệu của họ bao gồm cả việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo và thông điệp liên quan đến các giá trị này.

1.8.2 Tầm quan trọng của quản lý thương hiệu

Thương hiệu có thể mất đi phụ thuộc vào sự quản lý của doanh nghiệp, chiến lược thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.

Quản lý thương hiệu hiệu quả yêu cầu phải có tầm nhìn dài hạn trong việc ra quyết định marketing Những hoạt động marketing hiện tại và tương lai đều ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thương hiệu.

1.8.3 Quản lý thương hiệu qua th[i gian

Quản lý thông tin thương hiệu còn nhiều hạn chế do:

●Tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh thay đổi nhanh chóng làm cho doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời sự thành công của thương hiệu

●Đội ngũ nhân lực đảm nhiệm kiểm tra, đánh giá thương hiệu tại các doanh nghiệp thường mỏng và thiếu kinh nghiệm.

●Phương pháp sử dụng trong thu thập thông tin còn hạn chế.

●Chi phí bỏ ra cho việc thuê dịch vụ bên ngoài cao và những khó khăn khi vận dụng để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp.

●Chọn mẫu không đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

●Dữ liệu thu thập không được xử lý hoặc mẫu báo cáo không phù hợp

●Nguồn thông tin thu thập không đa dạng

Các doanh nghiệp cũng yêu cầu đội ngũ bán hàng, marketing toàn quốc báo cáo số liệu bán hàng thường xuyên để phát hiện những bất ổn của thương hiệu ở những vùng khác nhau.

THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT TẠI CÔNG TY

Định vị thương hiệu

 Bảo quản: Gạo cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo giữ được chất lượng và độ tươi ngon Quy trình bảo quản bao gồm lưu trữ trong môi trường khô ráo, mát mẻ và không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bao bì cũng rất quan trọng để bảo vệ gạo khỏi các tác động bên ngoài.

 Sản xuất bền vững: Môi trường bên trong của gạo cũng đề cao các giá trị bền vững Các quy trình sản xuất và chế biến được thiết kế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và đảm bảo sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách có hiệu quả.

Tổng quan môi trường bên trong của Gạo Việt tập trung vào quy trình sản xuất chất lượng cao, quản lý chất lượng, bảo quản và sự bền vững Tất cả những yếu tố này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng Gạo Việt duy trì được chất lượng và độ tin cậy của thương hiệu

Quy trình định vị thương hiệu Gạo Việt sẽ thực hiện qua 8 Bước như sau:

 Bước 1: Xác định môi trường cạnh tranh

Trong ngành công nghiệp gạo, Gạo Việt đang đối mặt với một môi trường cạnh tranh khá sôi động Có nhiều thương hiệu gạo nổi tiếng và đáng tin cậy trên thị trường, cùng với hàng loạt các sản phẩm gạo chất lượng khác.

Một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Gạo Việt là các loại gạo nâng cao chất lượng như từ các quốc gia khác như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ Các loại gạo này cũng được biết đến với chất lượng cao, hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng tốt.

Ngoài ra, Gạo Việt cũng phải đối mặt với gạo nâng cao chất lượng từ các vùng trồng gạo trong nước, như gạo Tám Xá, gạo Nàng Hoa Sáp, gạo Mộc Châu Các sản phẩm này cũng được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và hương vị Để cạnh tranh trong môi trường này, Gạo Việt cần tạo ra sự khác biệt và giữ vững uy tín của mình Thương hiệu có thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự an toàn và đáng tin cậy cho người tiêu dùng Gạo Việt cũng có thể tận dụng công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại để đảm bảo rằng mỗi hạt gạo đều đạt được tiêu chuẩn cao nhất Gạo Việt có thể tìm cách tạo ra những sản phẩm phụ gia giá trị gia tăng, như gạo sushi hay gạo nếp Điều này giúp thương hiệu thu hút đa dạng khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cuối cùng, quảng bá và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng là yếu tố quan trọng để Gạo Việt tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh này.

Những lợi thế của Gạo Việt trong môi trường cạnh tranh

Gạo Việt có những lợi thế đáng kể trong môi trường cạnh tranh:

 Chất lượng cao: Gạo Việt được biết đến với chất lượng tuyệt vời và hương vị đặc trưng Nhờ vào quá trình trồng trọt và chăm sóc kỹ lưỡng, hạt Gạo Việt có hình dáng đ™p, độ dẻo tốt và mùi thơm đặc trưng Điều này tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho người tiêu dùng.

 Giá trị dinh dưỡng: Gạo Việt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ,vitamin và khoáng chất Đây là một lợi thế quan trọng trong khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh.

 Bền vững và chăm sóc môi trường: Gạo Việt cam kết duy trì và bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các phương pháp trồng trọt bền vững Sự quan tâm đến môi trường và bền vững này có thể thu hút những người tiêu dùng quan tâm đến việc ủng hộ các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường.

 Hỗ trợ người nông dân: Gạo Việt không chỉ tạo ra giá trị cho người tiêu dùng mà còn hỗ trợ người nông dân trong việc nâng cao thu nhập và phát triển bền vững Điều này có thể tạo ra một hình thành tốt về thương hiệu và hỗ trợ từ cộng đồng địa phương Những lợi thế về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, uy tín, bền vững và hỗ trợ người nông dân giúp Gạo Việt nổi bật trong môi trường cạnh tranh và thu hút được sự quan tâm và lòng tin của người tiêu dùng.

 Bước 2: Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của Gạo Việt bao gồm:

 Người tiêu dùng yêu thích ẩm thực: Gạo Việt hướng đến người tiêu dùng đam mê ẩm thực và tìm kiếm những trải nghiệm ẩm thực độc đáo Những người này thường tìm kiếm gạo chất lượng cao, độc đáo về hương vị và mùi thơm, và sẵn sàng trả giá cao cho những trải nghiệm ẩm thực tốt hơn.

 Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe: Gạo Việt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất Những người tiêu dùng quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh và sức khỏe tổng thể có thể là mục tiêu của Gạo Việt.

 Người tiêu dùng quan tâm đến bền vững và chăm sóc môi trường: Gạo Việt cam kết duy trì và bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các phương pháp trồng trọt bền vững Những người tiêu dùng quan tâm đến việc ủng hộ các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường có thể là khách hàng mục

 Người tiêu dùng quan tâm đến vùng địa phương và cộng đồng: Gạo Việt có thể hướng đến người tiêu dùng quan tâm đến việc ủng hộ sản phẩm địa phương và hỗ trợ người nông dân trong cộng đồng Những người này thường tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và tác động tích cực đến cộng đồng địa phương Quá trình tiếp cận khách hàng mục tiêu nên tập trung vào việc tạo ra thông điệp và chiến lược tiếp thị phù hợp để thu hút và tạo lợi thế trong lòng những khách hàng này.

 Bước 3: Thấu hiểu khách hàng Để thấu hiểu khách hàng của Gạo Việt sẽ nắm bắt những yếu tố quan trọng sau:

Tầm nhìn thương hiệu

2.3.1 Tầm nhìn của thương hiệu của Gạo Việt

Trở thành một trong những thương hiệu gạo hàng đầu trên thế giới, được công nhận về chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao Thương hiệu Gạo Việt mong muốn mang đến cho người tiêu dùng trên toàn cầu những hạt gạo ngon, sạch, và đáng tin cậy, xây dựng một thương hiệu gạo uy tín và được tin dùng trên toàn cầu và là biểu tượng của chất lượng và giá trị, một lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng khi mua gạo.

Gạo Việt nhằm mục tiêu tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững và đáng tin cậy, từ quy trình trồng trọt cho đến quy trình vận chuyển Thương hiệu này cam kết duy trì và bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo điều kiện công bằng cho người nông dân Gạo Việt cũng nhằm mục tiêu nâng cao đời sống và thu nhập của người nông dân Thương hiệu tạo điều kiện cho họ để trồng cây lúa theo các phương pháp bền vững, giúp tăng sản lượng và chất lượng gạo Bên cạnh đó, Gạo Việt cũng đảm bảo trả giá công bằng cho người nông dân, tạo điều kiện cho họ để phát triển và thịnh vượng

2.3.2 Sứ mệnh của Gạo Việt

Sứ mệnh của Gạo Việt là mang đến cho người tiêu dùng sự an toàn, chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao thông qua việc cung cấp gạo xuất sắc và hỗ trợ phát triển

Cung cấp cho người tiêu dùng những hạt gạo chất lượng cao, đáng tin cậy và giàu dinh dưỡng Thương hiệu mong muốn mang đến cho mọi người trên thế giới những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời và cung cấp giá trị dinh dưỡng tối đa từ mỗi hạt gạo Gạo Việt cam kết duy trì và bảo vệ môi trường, áp dụng các phương pháp trồng trọt bền vững và không sử dụng các chất phụ gia độc hại Thương hiệu đảm bảo rằng mỗi hạt gạo đến tay người tiêu dùng đều là sản phẩm an toàn, không có chất cấm và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm Cũng đặt mục tiêu nâng cao đời sống và thu nhập của người nông dân Thương hiệu hỗ trợ người nông dân trong việc áp dụng các phương pháp trồng trọt hiệu quả, cung cấp công nghệ và kiến thức mới nhất để tăng năng suất và chất lượng gạo Bên cạnh đó, Gạo Việt cam kết trả giá công bằng cho người nông dân, giúp họ tạo ra thu nhập ổn định và phát triển bền vững Bản tuyên bố sứ mệnh của Gạo Việt gồm có 9 nội dung:

Sứ mệnh người tiêu thụ chính của sản phẩm gạo Gạo Việt là người tiêu dùng trên toàn thế giới “Gạo Việt nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao từ các chuyên gia ẩm thực và người tiêu dùng vì chất lượng cao, hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng” Ngoài ra, Gạo Việt cũng sẽ được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu và nhiều nước khác.

 Sản phẩm hay dịch vụ

Sứ mệnh sản phẩm chính của Gạo Việt là gạo nếp cái hoa vàng, có hạt dẻo,mềm mịn và hương vị đặc trưng “Ngoài sản phẩm gạo, Gạo Việt cũng cung cấp các dịch vụ liên quan đến gạo như tư vấn về cách chế biến và nấu gạo, hướng dẫn sử dụng gạo trong các món ăn, và cung cấp thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm.” Gạo Việt cũng thường được sử dụng trong các sự kiện và tiệc cưới, nơi nó mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và cao cấp Các nhà hàng và khách sạn cũng thường sử dụng gạo để tạo ra các món ăn đặc biệt và hấp dẫn cho khách hàng.

Sứ mệnh Gạo Việt cạnh tranh trên thị trường gạo cao cấp, đặc biệt là trong phân khúc gạo nếp cái hoa vàng “Với chất lượng cao, hương vị đặc trưng và hạt dẻo, Gạo Việt sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước.” Gạo Việt cạnh tranh trên thị trường nội địa Việt Nam và cũng xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới

Sứ mệnh công nghệ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Gạo Việt. Để đảm bảo chất lượng và giữ được đặc trưng của gạo, quá trình sản xuất và chế biến gạo được áp dụng công nghệ tiên tiến Công nghệ được sử dụng trong việc lựa chọn giống lúa, quản lý đất đai, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, quá trình thu hoạch và chế biến gạo “Các công nghệ hiện đại như hệ thống quản lý thông minh, tự động hóa quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng đảm bảo rằng gạo được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất.”

 Quan tâm đến sự sống còn, phát triển và khả năng sinh lời:

Sứ mệnh Gạo Việt không có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế cụ thể Gạo Việt là một loại gạo cao cấp, nổi tiếng với hương vị độc đáo và chất lượng tốt Mục tiêu chính của gạo là “Đảm bảo chất lượng và giữ được đặc trưng riêng của nó.” Việc sản xuất và tiếp thị gạo có thể góp phần vào phát triển kinh tế của các vùng nông thôn nơi gạo này được sản xuất và tạo ra cơ hội kinh doanh.

Sứ mệnh Gạo Việt “Triết lý của Gạo Việt là đảm bảo chất lượng và đặc trưng riêng của loại gạo này.” Gạo Việt được sản xuất với quy trình chăm sóc cây trồng cẩn thận và thu hoạch bằng tay để đảm bảo chất lượng cao nhất Triết lý này nhấn mạnh sự tận tụy và đam mê trong việc sản xuất gạo chất lượng và mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng.Và cũng đặt mục tiêu là trở thành một thương hiệu gạo cao cấp, đáng tin cậy và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Sứ mệnh của Gạo Việt “Các nông dân trồng Gạo Việt tuân thủ các quy trình sản xuất hữu cơ và không sử dụng hóa chất độc hại Gạo Việt có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như cơm, cháo, xôi, bánh và mì Giá trị dinh dưỡng như chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B3, sắt, magiê và kẽm Với hương vị đặc trưng và chất lượng cao, gạo ST25 mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho người sử dụng.”

Sứ mệnh chủ yếu của Gạo Việt “Gạo Việt không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp mà còn là một biểu tượng của sự đoàn kết và phát triển của cộng đồng nông dân Việt Nam” Gạo Việt được trồng và sản xuất bởi các hộ nông dân trong cộng đồng, và do đó, việc xây dựng và duy trì một hình ảnh tích cực về cộng đồng là rất quan trọng.

 Quan tâm đến nhân viên:

Sứ mệnh Gạo Việt đối với nhân viên rất tôn trọng và quan tâm “Công ty luôn đặt lợi ích và sự phát triển của nhân viên lên hàng đầu và tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, công bằng và đáng tin cậy Công ty thường xuyên đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, cung cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp Họ cũng tạo ra các chính sách và phúc lợi hấp dẫn như bảo hiểm sức khỏe, chế độ nghỉ phép và các khoản phúc lợi khác để đảm bảo sự hài lòng và sự phát triển của nhân viên”.

Kiến trúc thương hiệu

Mô hình kiến trúc thương hiệu Gạo Việt áp dụng là mô hình kiến trúc thương hiệu dòng sản phẩm

- Mô hình kiến trúc thương hiệu theo dòng sản phẩm với những ưu điểm như làm tăng khả năng tiêu thụ của thương hiệu, điều này sẽ làm tăng được sản lượng gạo bán ra nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Thêm vào đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí quảng cáo mà còn mở rộng thêm dãy sản phẩm

- Giảm chi phí đưa sản phẩm ra thị trường mà còn phù hợp với doanh nghiệp vừa như Gạo Việt

Gạo ST15 loại thường Gạo ST25 lúa

- tôm cao cấp Gạo thơm

Hệ thống nhận diện thương hiệu

Logo thương hiệu Gạo Việt

2.5.1 Nhận diện thương hiệu qua sản ph\m

Phạm vi sản phẩm: đây là loại gạo cao cấp được xuất xứ từ các vùng miền tây như Sóc Trăng, Đồng tháp, An Giang,

Thuộc tính sản phẩm: Gạo ST25 nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao, hạt dài trắng và trong Khi nấu lên gạo sẽ có mùi hương đặt trưng và không khô cũng không nhão.hlo

Chất lượng và giá trị: được đánh giá là một trong những loại gạo cao cấp, với hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên rất được ưa chuộng.

Tính hữu dụng: Gạo ST25 có thể được sử dụng để nấu các món ăn như cơm,xôi, cháo, bánh, và được ưa chuộng bởi người tiêu dùng.

Món ngon làm từ gạo ST25 Người sử dụng: loại gạo này phù hợp với tất cả mọi người, nhất là những người muốn ủng hộ cho sảm phẩm Việt Được các gia đình có mức thu nhập trung bình và cao sử dụng để đảm bảo được sức khỏe cho cả gia đình

Nước xuất xứ: Gạo ST25 được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam, đây là một trong những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của đất nước

Hàm lượng dinh dưỡng gạo ST25

2.5.2 Nhận diện thương hiệu qua tổ chức

Tính cách tổ chức: Gạo ST25 được sản xuất dựa vào dây chuyền chuẩn VietGAB từ những đội ngũ kỹ sư nước ngoài nên hạt gạo luôn được đảm bảo an toàn, đảm bảo những trãi nghiệm tốt nhất cho khách hàng Địa phương hay toàn cầu: là giống gạo được sản xuất tại Việt Nam Sau khi được xuất sang thị trường nước ngoài thì gạo ST25 đã dần trở thành loại gạo ưa chuộng tại thị trường ngoài nước Nên đây cũng là một Bước đệm để gạo ST25 trở thành thương hiệu toàn cầu

2.5.3 Nhận diện thương hiệu qua con ngư[i Để nhận diện thương hiệu gạo ST25 qua con người, ta có thể xem xét các yếu tố sau:

 Tính cách con người trong tổ chức: từ nhân viên cho đến ban lãnh đạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh gạo ST25 đều rất chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao Người nông dân luôn được đào tạo bài bản và trãi qua những buổi hội thảo để cải tiến quy trình trồng lúa từ đó cho ra những hạt gạo chát lượng phục vụ cho khách hàng.

 Quan hệ thương hiệu với khách hàng: từ khi được thành lập, thương hiệu gạo ST25 với tiêu chí đặt sức khỏe của khách hàng và niềm tin của khách hàng lên hàng đầu Luôn đảm bảo cho khách hàng những trãi nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm Điều này đã nói lên sự tâm huyết của thương hiệu

2.5.4 Nhận diện thương hiệu qua biểu tượng Đồng phục của thương hiệu Gạo Việt Đồng phục của cửa hàng được in logo trước ngực và tên cửa hàng sau lưng. Với phối màu chủ đạo là xanh lá và trắng, logo sẽ tạo cho người mua hàng có cảm giác thân thiện, gần gũi và tinh tươm nhất. Đây là logo của cửa hàng được thiết kế với tông màu trắng và xanh lá chủ đạo.Chắc chắn hạt gạo sẽ là điểm nhận diện chính của logo thương hiệu Gạo Việt, với sự hiện diện của hạt gạo và cánh đồng lúa xanh mướt Gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng

Tên thương hiệu: Nhóm quyết định đặt tên cho cửa hàng là Gạo Việt nhầm khẳng định với khách hàng rằng cửa hàng chỉ bán gạo của Việt Nam, không có sự pha trộn lẫn lộn của những loại gạo khác Đồng thời cũng mang lại thông điệp cho khách hàng rằng “Người Việt Nam ủng hộ gạo Việt Nam”

2.5.5 Kết nối nhận diện thương hiệu với bên trong doanh nghiệp Để gắn kết hình ảnh thương hiệu Gạo Việt với nội bộ công ty, chúng ta có thể xem xét các yếu tố sau:

 Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Thương hiệu gạo ST25 được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Gạo Việt Sứ mệnh của doanh nghiệp là cung cấp các sản phẩm gạo chất lượng cao và đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam

 Giá trị cốt lõi của công ty là chất lượng, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm với khách hàng và xã hội Khi nhận diện thương hiệu gạo ST25, chúng ta có thể kết nối với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của nội bộ doanh nghiệp.

 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Gạo Việt có quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn sức khỏe người tiêu dùng Quy trình này bao gồm các công đoạn từ trồng trọt, thu hoạch, chế biến đến đóng gói Khi nhận biết thương hiệu gạo ST25, chúng ta có thể liên hệ với bộ phận sản xuất và kiểm soát chất lượng nội bộ của công ty.

 Chiến lược thương hiệu và tiếp thị: Thương hiệu gạo ST25 được Công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ Gạo Việt tạo dựng và phát triển thông qua các chiến lược tiếp thị hiệu quả Công ty đã tạo dựng được thương hiệu mạnh và được người tiêu dùng tin cậy Khi xác định thương hiệu gạo ST25, chúng ta có thể gắn nó với chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu nội bộ của công ty.

2.5.6 Kết nối nhận diện thương hiệu với bên ngoài doanh nghiệp

 Xây dựng chiến lược tiếp thị: Xây dựng chiến lược quảng cáo, truyền thông, PR giới thiệu thương hiệu gạo ST25 đến khách hàng, đối tác

 Tham dự sự kiện: Tham dự các sự kiện, triển lãm, hội chợ thương mại để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác mới

 Tạo trang website và mạng xã hội: Tạo các trang website, mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng.

 Tìm đối tác: Tìm đối tác phân phối, bán lẻ hoặc sản xuất liên quan đến nông nghiệp để mở rộng thị trường.

 Định hình hình ảnh thương hiệu: Tạo hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, nhất quán, có tính nhận diện cao để tăng nhận thức về thương hiệu.

 Tạo ra sản phẩm chất lượng cao: Tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin và sự tin cậy của khách hàng.

Quảng bá thương hiệu

a Khách hàng mục tiêu Đầu tiên là nhóm khách hàng lẻ - khách mua số lượng ít dùng trong sinh hoạt tiêu dùng hàng ngay gia đình và nhóm khách hàng mục tiêu này bao gồm:

Nhóm khách hàng người lao động là nhóm sử dụng rất nhiều gạo Đối với họ,gạo giá rẻ là tiêu chí hàng đầu trong việc ra quyết định mua hàng Để đáp ứng nhóm khách hàng này, đại lý gạo phải đảm bảo giá cả phải cạnh tranh, chất lượng hạt gạo phải tương đối Và nhóm khách hàng này cũng chiếm đa số, có mặt từ thành thị đến

Nhân viên văn phòng, công chức Đối với nhóm khách hàng này, giá rẻ không phải là mối quan tâm lớn nhất mà đối với họ, gạo chất lượng và an toàn mới là điều mà họ hướng đến trong quá trình mua hàng Đây là nhóm đối tượng yêu cầu tương đối về gạo từ chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), bao bì, mẫu mã, nguồn gốc như thế nào.

Kèm theo đó là tệp khách hàng mục tiêu là mua sỉ mua số lượng lớn bao gồm: Bếp ăn công nghiệp

Mỗi công ty sẽ có kinh phí khác nhau dẫn đến việc lựa chọn các loại gạo cũng khác nhau Họ quan tâm tới gạo có giá chi phí thấp hơn một chút, với tính chất xốp, nở nhiều, tơi cơm, lợi cơm nhầm giảm thiểu chi phí dành cho nhân công Đây là nhóm khách hàng nhập số lượng vô cùng lớn.

Căn tin trường học, cơ quan

Tương tự như bếp ăn công nghiệp nhưng cần có thêm một số giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy sản xuất nông sản an toàn

Quán ăn, nhà hàng Đối với quán ăn bình dân, yếu tố về chi phí sẽ được đề cao hơn Họ quan tâm đến tính chất gạo có xốp hay không, nở nhiều hay không và có lợi cơm hay không. Nhưng đối với nhà hàng, nhóm khách hàng này quan tâm đến chất lượng hơn, các tiêu chuẩn về VSATTP là nhất định phải có nếu muốn hợp tác với nhóm khách hàng này.

Tuỳ vào nhóm đối tượng mà bạn muốn tập trung tiếp cận thì bạn phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp Sẽ rất khó có thể bán gạo chất lượng cao, giá cả cao tại khu vực mà đa số là khách hàng lao động phổ thông b Thông điệp thương hiệu

Thông điệp mang tính chất tạo nên sự uy tín và đề cao chất lượng lên hàng đầu và từ đó tạo nên lòng tin và sự tín nhiệm từ khách hàng nên thương hiệu sẽ được biết đến nhiều nhờ thông tin mang tính chất đảm bảo chất lượng. c Phương tiện marketing

Dựa vào điểm tiếp xúc nhóm em xác định lựa chọn phân phối kênh marketing tại các địa điểm như là Siêu thị lớn như AEON MALL, ONE , COOP MART và tiếp đến là các cửa hàng phân phối bán lẻ trong khu vực nhiều dân cư tại địa bàn thành phố HCM như là quận 2,3,4,5,10,11,… và tiếp đến là mở rộng việc phân phối tại các cửa hàng tiện lợi như một Bước tiến mới cho thương hiệu ta sẽ tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng hơn Kèm theo đó là mở rộng việc marketing cũng như kinh doanh trên sàn thương mại điện tử cũng như marketing điện tử d Những sáng tạo thương hiệu

Nhóm sẽ tạo ra những clip tiktok quảng bá thương hiệu nhắm đến các tệp khách hàng như là các quán ăn và các cửa hàng nhằm tiếp cận theo quy trình từ quán ăn ( khách hàng sỉ số lượng lớn ) đến các tệp khách hàng nhỏ lẻ như người lao động và các khách hàng mua số lượng ít.

Cùng với đó sẽ có sự sáng tạo là khi mua sản phẩm từ thương hiệu chúng em sẽ được 1 vé tham gia trò chơi bingo nhận thưởng từ chương trình. e Cách thức ứng dụng Marketing điện tử

Sẽ tập trung ứng dụng và Facebook Ads,Google Ads và Tiktok Ads để tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt nhằm mục tiêu chính là mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu trên mạng xã hội, tiếp đến sẽ bắt đầu chạy các tool chuẩn SEO trên các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada của shop chính chủ của thương hiệu để dễ dàng tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng.

Quản lý thương hiệu

Như những người có chuyên môn cao từng đề cập cũng như nói đến thì việc thương hiệu phải có sự kết nối với các tên miền Kiểm tra và đánh giá các yếu tố về thông điệp chính cũng là một trong điều vô cùng quan trọng để thúc đẩy việc phát triển của thương hiệu.

Tính nhất quán là nền tảng quan trọng trong tất cả các khía cạnh tác động đến khách hàng Việc ổn định tính nhất quán sẽ giúp ích rất nhiều trong mối liên kết giữa thông điệp của thương hiệu với các phương tiện truyền thông Tính nhất quán của việc truyền thông thương hiệu ở trên truyền hình và truyền thanh có đồng bộ với nhau không? Chúng em sẽ đánh giá và kiểm tra và tìm hướng khắc phục.Tiếp đến là kiểm định và định hướng trên 50% thông điệp của mình nhất quán về nhiều yếu tố như âm sắc , nội dung trên các phương tiện truyền thông để có thể tìm được định hướng đúng đắn nhất.

Sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông Đưa ra các nhận định và câu hỏi rằng có phải các phương tiện truyền thông đã giúp chúng ta trong việc triển khai các chiến dịch thương hiệu để hoạt động kinh doanh hoạt động hòa hợp đồng nhất và đạt được hiệu quả cao nhất không? Đánh giá quá trình đưa ra chiến lược của chúng ta truyền tải thông tin đến khách hàng từ các nguồn trên mạng xã hội cũng như web đến các nhà bán lẻ rồi đến các đại lý lớn Nếu chúng em có thể tận dụng được hơn 70% các phương tiện truyền thông để tiếp cận thương hiệu đến gần khách hàng hơn thì đó là thành công.

Lắng nghe, học hỏi và phản hồi lại

Thương hiệu không chỉ “nói” mà còn “lắng nghe” và “phản ứng lại” Tất cả thương hiệu đều có thể lắng nghe thông tin về người tiêu dùng, và đưa ra các chỉnh sửa phản hồi lại từ các thông tin đó sẽ giúp cho chiến lược đưa thương hiệu gần đến gần khách hàng hơn sẽ dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả cao hơn Chúng em sẽ kiểm tra thương hiệu của chúng em xem là quá trình xây dựng thương hiệu chúng em đã lắng nghe khách hàng như thế nào và đưa ra các điều chỉnh và tận dụng các thông tin từ khách hàng để nắm bắt thông tin như thế nào, và học hỏi gì từ việc khai thác các dữ liệu và phân tích từ chúng , điều này thể hiện qua việc chúng em sẽ tìm hiểu và khám phá trong cuộc nói chuyện trực tiếp với khách hàng như thế nào Nếu chúng em có thể tận dụng được việc này tầm 50% thì sẽ tạo ra một Bước tiến tốt cho thương hiệu và có thể tạo được lòng tin từ khách hàng về thương hiệu Âm điệu

Chất giọng của thương hiệu bao gồm hai yếu tố sau

Nhóm xác định rằng phải có khả năng truyền tải tinh thần của thương hiệu và truyền thông trong cách nói và viết mang tính cách cá nhân, chúng em sẽ cần có khả năng theo sát cách truyền đạt thông tin sao cho phù hợp và kết nối được với khách hàng của mình Quá nhiều thông tin sẽ gây phức tạp trong ngôn ngữ và rối loạn thông tin về nhận biết thương hiệu, làm mất khả năng xác định thương hiệu và làm lu mờ bản chất của thông điệp mà bạn muốn chuyển tải Chúng em sẽ đánh giá về mặt âm điệu trong chiến lược quảng bá thương hiệu theo phương án dễ tiếp cận và tạo lên sự dễ chịu ít phức tạp nhằm việc nhận biết thương hiệu từ khách hàng sẽ dễ dàng hơn và dễ truyền tải thông điệp từ thương hiệu đến khách hàng hơn.

GIẢI PHÁP

Đánh giá

 Chất lượng cao: Gạo Việt được biết đến với chất lượng tuyệt vời và hương vị đặc trưng Nhờ vào quá trình trồng trọt và chăm sóc kỹ lưỡng, hạt Gạo Việt có hình dáng đ™p, độ dẻo tốt và mùi thơm đặc trưng Điều này tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho người tiêu dùng.

 Giá trị dinh dưỡng: Gạo Việt có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất Đây là một lợi thế quan trọng trong khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chế độ ăn uống lành mạnh.

 Bền vững và chăm sóc môi trường: Gạo Việt cam kết duy trì và bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các phương pháp trồng trọt bền vững Sự quan tâm đến môi trường và bền vững này có thể thu hút những người tiêu dùng quan tâm đến việc ủng hộ các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường.

 Hỗ trợ người nông dân: Gạo Việt không chỉ tạo ra giá trị cho người tiêu dùng mà còn hỗ trợ người nông dân trong việc nâng cao thu nhập và phát triển bền vững Điều này có thể tạo ra một hình thành tốt về thương hiệu và hỗ trợ từ cộng đồng địa phương Những lợi thế về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, uy tín, bền vững và hỗ trợ người nông dân giúp Gạo Việt nổi bật trong môi trường cạnh tranh và thu hút được sự quan tâm và lòng tin của người tiêu dùng

_ Về quản lí thương hiệu: Xây dựng và duy trì được hệ thống khách hàng riêng và được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

_ Về kiến trúc: Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, được trồng và sản xuất theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng hóa chất độc hại và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

_ Về quảng bá: Chiến lược Mareketing hiệu quả thông qua các kênh quảng cáo, website, tiếp thị qua các hội chợ triển lãm và các siêu thị lớn, Logo ấn tượng, lưu trong tâm trí của mỗi khách hàng

_ Cạnh tranh trong ngành gạo rất cao, với nhiều thương hiệu gạo nổi tiếng và đa dạng.

_ Có nhiều đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia khác như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ

_ Khó khăn trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như các quy định khác của nhà nước.

_ Gạo Việt cũng phải đối mặt với gạo nâng cao chất lượng từ các vùng trồng gạo trong nước, như gạo Tám Xá, gạo Nàng Hoa Sáp, gạo Mộc Châu Các sản phẩm này cũng được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và hương vị

Giải pháp

_ Xây dựng hệ thống khách hàng ổn định, nên mở rộng thị trường của mình theo hướng sỉ như cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng, nhà ăn trường học, công ty để có lượng khách hàng lớn và lâu dài.

_ Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng: không ngừng khảo sát thị trường trong nước để biết được khách hàng mục tiêu yêu thích loại gạo nào, họ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền từ đó có chiến lược chăm sóc phù hợp như giảm giá, tặng thêm gạo cho khách hàng thân thiết.

Liên tục cập nhật sản phẩm mới, chất lượng với giá tốt là một trong những cách chăm sóc khách hàng tốt nhất, khiến khách hàng hài lòng với các sản phẩm của mình tránh những rủi ro khi kinh doanh gạo về chi phí liên quan tới khách hàng.

Cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh Trong xu thế mới, việc tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, đây cũng là một cách để xây dựng thương hiệu trên thị trường Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về các nội dung thuộc chỉ dẫn hàng hóa Mặt khác, tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

3.2.3 Khó khăn trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực ph\m cũng như các quy đ`nh khác của nhà nước.

Không ngừng câp nhật các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà nước Đầu tư các máy móc, thiết bị mới nhằm phục vụ cho việc sản xuất và đóng gói 1 cách hiệu quả nhất Bên cạnh đó cần đào tạo lượng nhân công có được những kiến thức về máy móc, thiết bị và quy trình về sinh thực phẩm của công ty, tránh ảnh hưởng đến chất lượng gạo.

_ Lưu trữ gạo phải đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh nhất định. Gạo phải được bảo quản trong môi trường độ ẩm không quá 14%, nhiệt độ thấp hơn 15oC để giữ được độ thơm ngon, dẻo của hạt gạo Ngoài ra, cách tốt nhất để ngăn chặn sự tấn công của sâu bọ và mối mọt là lắp đặt đèn diệt côn trùng và cửa lưới trong nhà kho

3.2.4 Gạo Việt cũng phải đối mặt với gạo nâng cao chất lượng từ các vùng trồng gạo trong nước, như gạo Tám Xá, gạo Nàng Hoa Sáp, gạo Mộc Châu

_ Cải tiến và nâng cao chất lượng gạo bằng cách tạo ra giống mới hoặc lựa chọn nhà cung cấp uy tín để có được lượng gạo đạt yêu cầu nhất

Hạn chế lại các hoạt động Marketing vì gạo đã có thương hiệu thế giới

Nâng cao hơn nữa giá trị XK gạo, doanh nghiệp cần có sự hợp tác và đầu tư nhiều hơn nữa trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng quy trình công tác lúa phù hợp, lúa hữu cơ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vì hiện trạng gạo giả vẫn có thể xảy ra.

Ngày đăng: 23/05/2024, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CễNG NHIỆM VỤ NHểM 6 - tiểu luận môn quản trị thương hiệu đề tài phát triển thương hiệu gạo việt
6 (Trang 2)
Hình ảnh cộng đồng nhìn vào công ty, cũng là bộ mặt của công ty, cách mà ta nhìn nhận thái độ ứng xử đối với mua của doanh nghiệp - tiểu luận môn quản trị thương hiệu đề tài phát triển thương hiệu gạo việt
nh ảnh cộng đồng nhìn vào công ty, cũng là bộ mặt của công ty, cách mà ta nhìn nhận thái độ ứng xử đối với mua của doanh nghiệp (Trang 19)
Hình ảnh thương hiệu là nhận thức thực tế về thương hiệu của người tiêu dùng Ví dụ: Toshiba đã xây dựng hình ảnh thương hiệu dựa trên sự quen thuộc và độ tin cậy - tiểu luận môn quản trị thương hiệu đề tài phát triển thương hiệu gạo việt
nh ảnh thương hiệu là nhận thức thực tế về thương hiệu của người tiêu dùng Ví dụ: Toshiba đã xây dựng hình ảnh thương hiệu dựa trên sự quen thuộc và độ tin cậy (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w