Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam.Ý NGHĨA CỦA TÊN “HÒA PHÁT”: Với mong muốn xây dựng tập đoàn phát triển ổn định và vững chắc, các
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-o0o -TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANHCỦA TẬP ĐOÀN THÉP HÒA PHÁT
Giảng viên hướng dẫn: G.V Vũ Lệ HằngSinh viên thực hiện:
HÀ NỘI 2022
Trang 2Danh mục bảng biểu, hình ảnh minh họa
Bảng 1.1 Bảng ma trận EFE của tập đoàn Hòa Phát 6
Bảng 1.2 Bảng ma trận IFE của tập đoàn thép Hòa Phát 7
Hình 1.1 Quy trình sản xuất thép xây dựng 10
Hình 1.2 Giai đoạn xử lý quặng 10
Hình 1.3 Công đoạn thiêu kết 11
Hình 1.4 Lò trộn gang lỏng 11
Hình 1.5 Lò thổi oxy 12
Hình 1.6 Quá trình đúc phôi thép 12
Hình 1.7 Nhà máy cán thép thành phẩm 13
Trang 3Mục lục
PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 1
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát 1
1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của tập đoàn 1
1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 2
1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp trong nhữngnăm gần đây 3
PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀNHÒA PHÁT 5
2.1 Phân tích ma trận SWOT 5
2.2 Phân tích ma trận EFE và IFE 6
2.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh đối với tập đoàn Hòa Phát 7
2.4 Phân tích chiến lược kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát 9
2.4.1 Chiến lược tập trung hóa của Hòa Phát vào sản phẩm 9
2.5 Chiến lược marketing của tập đoàn Hòa Phát 16
2.5.1 Chiến lược sản phẩm 16
2.5.2 Chiến lược giá của tập đoàn Hòa Phát 18
2.5.3 Chiến lược phân phối của tập đoàn Hòa Phát 18
2.5.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của tập đoàn Hòa Phát 18
2.6 Một số những ưu nhược điểm trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn
Trang 4Lời mở đầu
Trong thời kỳ mở của hội nhập của nền kinh tế Việt Nam hiện nay Đặc biệt khi Việt Nam đã và đang tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới như WTO, TPP, APEC… Bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển thì việc cạnh tranh của các công ty Việt Nam và các doanh nghiệp ngoại ngày càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn bao giờ hết Nếu công ty nào không có quan niệm kinh doanh phù hợp, chiến lược phát triển bền vững thì tất nhiên không sớm muộn sẽ bị đào thải khỏi thị trường
Hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp Việt Nam thường vấp phải nhiều vấn đề trong nội bộ và ngoài doanh nghiệp như chất lượng nhân viên, các khâu sản xuất và phát triển quy mô công ty, nguồn cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và cả các vấn đề về pháp lý, chính trị Hầu hết cách giải quyết của các công ty này là khi gặp vấn đề ở đâu, giải quyết ở đó; gặp vấn đề khi nào, giải quyết khi ấy chứ không hề có một kế hoạch dự trù hoạch định hiệu quả một cách khoa học Hệ thống quản lý thường yếu kém trong việc phân cấp giải quyết và giám sát vấn đề Từ thực trạng đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định rõ được mục tiệu, chiến lược kinh doanh và lựa chọn hướng đi đúng đắn để giúp doanh nghiệp Việt cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài một cách hiệu quả
Với vai trò là đầu tàu dẫn dắt toàn bộ công ty đi lên, các quản trị viên cấp cao, đặc biệt là giám đốc điều hành có vai trò rất quan trọng trong quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp hoạch định mục tiêu chiến lược và phần bổ các nguồn lực một cách hợp lý hình thành một tổng thể hợp nhất và bền vừng, đưa con tàu doanh nghiệp đi đến mục tiêu đã định một cách sớm nhất, tốt nhất Qua tìm hiểu về doanh nghiệp thép Hòa Phát, nhóm nghiên cứu xin được lựa chọn đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh tập đoàn Hòa Phát” để biết được doanh nghiệp này đã làm những gì khi liên tiếp lọt top công ty đứng đầu về thị trường thép tại Việt Nam.
Trang 5PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát
Thành lập năm 1992, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành Hiện nay, tập đoàn có hệ thống sản xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với hơn 9.000 cán bộ công nhân viên.
Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát
Năm 1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát
Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát.
Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát
Năm 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên
Năm 2007: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát
15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam.
Ý NGHĨA CỦA TÊN “HÒA PHÁT”: Với mong muốn xây dựng tập đoàn phát triển ổn định và vững chắc, các sáng lập viên đầu tiên của Hòa Phát được nhất quán chính sách "Hòa hợp và cùng phát triển" Trên nền tảng đó, hai chữ Hòa Phát ra đời và trở thành thương hiệu chung của cả tập đoàn.
1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của tập đoàna Tầm nhìn - Sứ mệnh
1
Trang 6Đối với Tập đoàn Hòa Phát, tập trung vào các sản phẩm cốt lõi và duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành hàng truyền thống coi khách hàng là trung tâm muốn vậy phải xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và minh bạch với slogan “hòa hợp và cùng phát triển” Với thông điệp đó, Tập đoàn liên tục đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng cải tiến và đổi mới về mọi mặt được coi là hiệu quả để thành công và luôn là một tập thể thống nhất, mọi người tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
b Giá trị cốt lõi
Tập đoàn Hòa Phát đang và sẽ xây dựng giá trị cốt lõi của mình bằng việc: -Định hướng phát triển theo chiều dọc, tạo đà tăng trưởng vững mạnh, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh; - Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, văn hóa của Tập đoàn Hòa Phát - Quy mô và quy trình sản xuất khép kín tạo lợi thế cạnh tranh - Nghiên cứu và phát triển là nền tảng cho sự phát triển bền vững, luôn tạo ra sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng - Lợi nhuận là yêu cầu của sự tồn tại và tăng trưởng của Tập đoàn Hòa Phát - Xây dựng hình ảnh Hòa Phát chung tay vì cộng đồng- tâm huyết với hoạt động từ thiện.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép xây dựng; Các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép xây dựng là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng gần 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương Giai đoạn 1 của Khu liên hợp được đầu tư từ năm 2008 đến cuối 2009 đi vào hoạt động với tổng đầu tư 2.500 tỷ đồng Giai đoạn 2 được đầu tư từ cuối năm 2010 và đi vào hoạt động cuối năm 2012 với tổng đầu tư 3.300 tỷ đồng Phát huy lợi thế từ hạ tầng sẵn có, lợi thế của việc đầu tư sản xuất từ thượng nguồn nguyên liệu (sản xuất sắt thép xây dựng từ quặng sắt) Tập đoàn Hòa Phát hiện đang triển khai giai đoạn 3 khu liên hợp với tổng đầu tư 3.800 tỷ
Trang 7đồng, dự án dự kiến đi vào vận hành vào quý 1 năm 2016 Hiện nay, Hòa Phát là 1 trong 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với thị phần 22%.
Tập đoàn Hòa Phát chính thức tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp từ đầu năm 2015 bằng việc thành lập công ty TNHH MTV thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, công suất 300.000 tấn/ năm, hiện nay Tập đoàn đã mở rộng mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi vào khu vực phía Nam với việc thành lập công ty TNHH MTV Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát là công ty con của Tập đoàn hiện đang tập trung vào lĩnh vực nuôi lợn nái, lợn thịt tại một số địa phương với Vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận trong Top các doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam Năm 2015, Hòa Phát thuộc Top 5 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất, Top 50 Công ty hiệu quả nhất Việt Nam, Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam….
1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp trong nhữngnăm gần đây
Trong bối cảnh nhiều khó khăn do dịch Covid-19, các khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương, Dung Quất - Quảng Ngãi, Hưng Yên vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ thị trường trong và ngoài nước Trong năm qua, Tập đoàn đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 8,8 triệu tấn thép bao gồm phôi, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), ống thép và tôn mạ, tăng 35% so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất khẩu đóng góp quan trọng cho sản lượng năm 2021 với 2,6 triệu tấn sản phẩm các loại, gấp đôi so với cùng kỳ Việc đẩy mạnh xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong khi thị trường trong nước bị ảnh hưởng do đại dịch Covid 19, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
Với kết quả trên, Hòa Phát tiếp tục giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép, lần lượt là 32,6% và 24,7% Tôn Hòa Phát nằm trong Top 5 nhà sản xuất lớn nhất với 8% Hòa Phát cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được HRC.
Ngoài ra, Tập đoàn còn dẫn đầu về sản lượng bò Úc tại Việt Nam, trứng gà sạch của Hòa Phát hiện đang dẫn đầu thị trường miền Bắc với sản lượng khoảng 800.000
3
Trang 8quả/ngày Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi heo tiếp tục mở rộng hoạt động Lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn đang tập trung mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng thời nghiên cứu đầu tư một số dự án nhà ở, khu đô thị dịch vụ.
Cho đến nay, Hòa Phát đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 30.000 lao động và đóng góp ngân sách nhà nước tại 25 tỉnh, thành phố trên cả nước Trong năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 12.400 tỷ đồng, tăng gần 70% so với năm 2020.
Tập đoàn đang tập trung triển khai nhiều dự án lớn như Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, Cảng tổng hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, Nhà máy sản xuất container tại Bà Rịa -Vũng Tàu, Nhà máy sản xuất hàng điện máy gia dụng tại Hà Nam Những dự án này hoàn thành sẽ nâng tầm quy mô và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn cho Tập đoàn Hòa Phát.
Trang 9PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
2.1 Phân tích ma trận SWOT1 Strengths (Điểm mạnh)
S1: Khu liên hợp gang thép Hòa Phát sản xuất khép kín từ chế biến quặng sắt,
than cốc, luyện gang cho đến thành phẩm đầu ra là phôi thép thành phẩm và thép xây dựng trở thành lợi thế cạnh tranh đặc biệt của HPG tận dụng được nguồn nguyên liệu sắt dồi dào trong nước, giảm khâu trung gian, giảm chi phí vận chuyển và rủi ro tỷ giá khi nhập khẩu và chủ động kiểm soát được chi phí các khâu sản xuất Là doanh nghiệp đi đầu mạnh dạn đầu tư, tính toán bài bản và kỹ lưỡng nên khu liên hợp đã sớm giúp sản phẩm thép Hòa Phát có sức cạnh tranh cùng với thương hiệu tập đoàn nên thị phần thép của HPG ngày càng được mở rộng, từ năm 2011 đến 2022, Hòa Phát đã chiếm lĩnh vị trí thứ 1 trong thị phần thép xây dựng Ngoài ra, ưu thế của khu liên hợp còn là tạo ra than coke không những đáp ứng nhu cầu mà còn được dùng để xuất khẩu giúp giảm chi phí nhập khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ cho tập đoàn, nhà máy nhiệt điện cung cấp được hiện nay 25-30% (sau khi hoàn thành giai đoạn 2 là 35-40%) tổng điện tiêu thụ của KLH giúp HPG chủ động được nguồn điện cho sản xuất và giảm chi phí khi mà giá điện ngày càng gia tăng.
S2: Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đều hỗ trợ cho nhau cho thấy sự đầu tư
bài bản của HPG: năng lượng khoáng sản hỗ trợ sản xuất thép, tiếp đó thép và xi măng, máy xây dựng, nội thất, điện lạnh, cửa … là những sản phẩm hỗ trợ hoạt động xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản Sự hỗ trợ, việc kiểm soát hầu hết các khâu sản xuất giúp sản phẩm của tập đoàn khả năng cạnh tranh mạnh, từ đó tạo ra lợi thế, sức mạnh của toàn tập đoàn.
S3: Thương hiệu Hòa Phát ngày càng nổi tiếng cả trong nước lẫn nước ngoài
giúp cho các sản phẩm mới cũng như sản phẩm cũ có thể phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ.
2 Weaknesses (Điểm yếu)
W1: Hòa Phát triển khai đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khá muộn và phân
khúc bất động sản của Hòa Phát là chung cư cao cấp nên mặc dù có vị thế đẹp, chi phí
5
Trang 10sản xuất thấp nhưng trong tình hình thắt chặt tiền tệ và nhu cầu phân khúc này không lớn sẽ khiến sản phẩm tiêu thụ chậm.
3 Opportunities (Cơ hội)
O1: Mặc dù ngành thép sẽ cạnh tranh gay gắt nhưng với việc sản xuất khép kín
sẽ giúp thép của Hòa Phát sức cạnh tranh cùng với thương hiệu nổi tiếng, thị phần rộng lớn HPG sẽ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, mở rộng thị phần
O2: HPG có tiềm lực tài chính lớn nên có thể tiếp cận mua lại hoặc đầu tư vào
các dự án bất động sản có tiềm năng với chi phí thấp trong điều kiện tình hình thị trường tiền tệ thắt chặt.
4 Threats (Thách thức)
T1: Ngành thép hiện đang đối mặt với nguy cơ cung vượt cầu, có nhiều doanh
nghiệp ngành thép cũng đã đẩy mạnh đầu tư do đó sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành thép sẽ là rất lớn Bên cạnh đó HPG cũng phải đối mặt với các khó khăn khác của ngành thép như: chi phí điện, xăng dầu tăng, nguy cơ thiếu điện…
2.2 Phân tích ma trận EFE và IFEBảng ma trận EFE
Bảng 1.1 Bảng ma trận EFE của tập đoàn Hòa Phát
Mối quan hệ với môi giới bất động sản
Tổng điểm doanh nghiệp Hòa Phát theo mô hình ma trận IEF là: 2.55>2.5 cho thấy nội bộ doanh nghiệp Hòa Phát nổi trội hơn so với các đối thủ khác trong cùng ngành.
Trang 11Ma trận IFE bên ngoài công ty Hòa Phát
Bảng 1.2 Bảng ma trận IFE của tập đoàn thép Hòa Phát
Các đối thủ cạnh tranh đang
Tổng điểm của công ty Hòa Phát qua ma trận EFE là: 3.25 cho thấy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài đang ở mức tốt phù hợp với môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược công ty.
2.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh đối với tập đoàn Hòa Phát1 Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành:
Đối thủ của Tập đoàn Hòa Phát ta có thể thấy đối với ngành thép thì có Thép Việt -Đức, Tôn Hoa Sen Phương Nam, Thái Nguyên-Tisco, Vinakyoei, Thép Việt -Ý, Thép Đình Vũ, CTCP Thép Việt Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và thiết bị có khả năng cạnh tranh cao với Tập đoàn Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành thép, trong thời gian qua với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp này đều tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách: mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc thiết bi, tăng cường đào tạo, nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh để nhằm mục đích: giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo tiến độ, chất lượng
7
Trang 12sản phẩm xây dựng đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuếch trương thương hiệu của doanh nghiệp mình đồng thời cũng rất chủ động sáng kiến, cải tiến sản phẩm mới nên phải nói thị trường xây dựng Việt Nam càng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ Tuy nhiên, Hòa Phát lại không phải chỉ tập trung vào ngành thép mà còn có các sản phẩm từ thép như máy xây dựng, điện lạnh, nội thất hoặc các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì vậy so với các đối thủ đây cũng là một lợi thế và giảm thiểu rủi ro của Tập đoàn.
2 Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng
Sự ra đời của các nhà máy phôi thép, cán thép lớn đi vào hoạt động như công ty TNHH thép đặc biệt Thắng Lợi; CTCP thép Việt Ý, nhà máy thép cán nguội POSCO Vũng Tàu- Việt Nam; CTCPThép Việt; chưa kể các dự án thép ngoài quy hoạch làm cho sự cạnh tranh và thách thức trong ngành thép gay gắt hơn.
3 Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế ở đây là thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan còn đối với các sản phẩm sản xuất từ thép thì hầu như không có sản phẩm cạnh tranh bởi chiếm thị phần số 1 về nội thất, máy xây dựng, riêng đối với điện lạnh mặc dù có nhiều tên tuổi lớn trên thế giới, kỹ năng tiên tiến cạnh tranh nhưng bù lại thì điện lạnh Hòa Phất có tỷ lệ nội địa hóa cao vì vừa túi tiền người tiêu dùng bậc trung.
4 Sự cạnh tranh của nhà cung ứng
Đối với tập đoàn Hòa Phát giảm bớt được sự cạnh tranh của nhà cung ứng bởi “quy mô và quy trình sản xuất khép kín”, sản phẩm đầu ra của ngành này trong tập đoàn lại là sản phẩm đầu vào của ngành kia Tuy nhiên với sự bất ổn của động ngoại tệ nhất là đồng nhân dân tệ, USD và lãi suất ngân hàng đối với nội tệ cũng ảnh hưởng đến một số nhà cung ứng trong và ngoài nước của Tập đoàn, gây một số khó khăn nhất thời trong giai đoạn hiện nay.
5 Sự cạnh tranh của khách hàng
Khách hàng ngày càng có nhiều sản phẩm để chọn lựa về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sau bán hàng cũng như các điều kiện khác tốt hơn Nhưng đối với
Trang 13sản phẩm của tập đoàn với độ bao phủ rộng khắp và thường xuyên nên vẫn được khách hàng đón nhận và cạnh tranh không cao.
2.4 Phân tích chiến lược kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát
2.4.1 Chiến lược tập trung hóa của Hòa Phát vào sản phẩm 1 Hoạt động bố trí mặt bằng sản xuất thép của Hòa Phát
Hoạt động sản xuất các sản phẩm thép xây dựng của Tập đoàn Hoà Phát hiện nay đang tập trung tại hai tỉnh là Hải Dương và Hưng Yên Trong đó khu sản xuất thép Hoà Phát tại Hải Dương là một tổ hợp khép kín gồm các nhà máy chế biến các nguyên liệu; Nhà máy than coke, nhiệt điện; luyện gang; luyện thép và Nhà máy cán thép Ngoài ra, từ năm 2019, Hoà Phát còn đã đầu tư xây dựng và vận hành Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Dung Quất (Quảng Ngãi), đưa tổng công suất sản xuất thép Hoà Phát tăng gấp đôi so với trước đó Khu liên hợp này hiện có công suất sản xuất đạt 4 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng là 2 triệu tấn/năm, thép xây dựng đạt 2 triệu tấn/năm, đưa Hoà Phát trở thành 1 trong 50 đơn vị sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Công nghệ được ứng dụng tại các nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Hoà Phát là sử dụng các lò cao hiện đại, thân thiện, an toàn với môi trường Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín từ khâu quặng sắt cho đến các loại thép thành phẩm Đây chính là một điểm lợi thế lớn để đảm bảo sự canh tranh liên tục và bền vững của các sản phẩm thép Hoà Phát trên thị trường hiện nay.
Hòa Phát là Tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực tại Việt Nam với thương hiệu đã được khẳng định, trong đó sản xuất thép là lĩnh vực chủ lực với tổng công suất sản xuất thép xây dựng đạt 2,3 triệu tấn/năm Thép Hòa Phát đang chiếm thị phần dẫn đầu trong lĩnh vực thép xây dựng tại Việt Nam.
Thép Hòa Phát cũng là doanh nghiệp đi đầu trong công nghệ sản xuất thép với công nghệ lò cao, lò thổi oxy và cán thép bằng dây chuyền công nghệ hiện đại của thế giới.
Quy trình sản xuất thép xây dựng thông thường qua 4 giai đoạn cơ bản sau:
9
Trang 14Hình 1.1 Quy trình sản xuất thép xây dựng Giai đoạn đầu tiên:
Quá trình xử lý quặng sắt là giai đoạn loại bỏ các tạp chất và xử lý oxy trong quặng sắt để có được gang ở dạng lỏng hoặc gang đúc
Hình 1.2 Giai đoạn xử lý quặng
Quặng sắt và than cốc chính là nguyên liệu để sản xuất gang bằng công nghệ lò cao Ngoài ra còn có một số chất khác như đá vôi, dolomit… Quặng sắt, than cốc và một số chất phụ gia khác sẽ được nạp từ đỉnh lò