Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM
Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm
Sản phẩm (Product) là những mặt hàng hoặc dịch vụ được tạo ra và cung ứng cho thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Trong mô hình 4Ps, Product là thành tố trung tâm và có tính kết nối cao nhất.
Các cấp độ về sản phẩm từ thấp lên cao bao gồm:
Sản phẩm cốt lõi (core product): Đây là sản phẩm cơ bản, và trọng tâm của nó là mục đích mà sản phẩm hướng tới nhằm thỏa mãn những lợi ích cơ bản nhất của khách hàng
Sản phẩm hiện thực (generic product): được đánh giá chủ yếu thông qua 5 yếu tố như chất lượng, nhãn hiệu, tính năng, bao bì, hình thức thiết kế
Sản phẩm bổ sung (augmented product): Cấp độ này đề cập đến tất cả các yếu tố bổ sung khiến cho một sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Nó đặc biệt liên quan đến nhận diện thương hiệu và hình ảnh của một công ty.
1.1.2 Khái niệm quản trị sản phẩm
Quản trị sản phẩm là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình hoạt động của chiến lược sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong dài hạn.
Quản trị sản phẩm là một trong bốn chính sách marketing hỗn hợp doanh nghiệp thực hiện để tác động tới thị trường mục tiêu bên cạnh giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
Quy trình phát triển sản phẩm mới
Bước 1: Hình thành ý tưởng (Concept creation)
Hình thái ban đầu của những sản phẩm mới sẽ bắt đầu từ những ý tưởng Ở những doanh nghiệp lớn thường có bộ phận R&D đảm nhiệm công tác về ý tưởng phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên đối với doanh nghiệp nhỏ, công tác này sẽ được đảm nhận bởi bộ phậnMarketing hay chính các thành viên khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng thông qua việc khảo sát chính khách hàng của mình, hay từ gợi ý và góp ý của các nhà phân phối Một số doanh nghiệp khác dựa vào sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để làm ý tưởng cho sản phẩm mới.
Bước 2: Sàng lọc ý tưởng (Concept filter)
Một ý tưởng phù hợp phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
Khả thi: Ý tưởng về sản phẩm phải đi kèm với đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, vì nếu không sản phẩm mới có thể sẽ không thể bán được cho bất kỳ ai Bên cạnh đó, quá trình tạo ra và sản xuất sản phẩm từ ý tưởng phải là khả thi với nguồn lực, khả năng tài chính, công nghệ tại thời điểm thực hiện.
Có thể thương mại hoá: Doanh nghiệp có thể đưa ý tưởng về sản phẩm mới vào quá trình sản xuất hàng loạt, với mức chi phí sản xuất trong khả năng của doanh nghiệp.
Có thể thu được lợi nhuận: Giá dự kiến của sản phẩm phải lớn hơn chi phí sản xuất Dĩ nhiên Sản phẩm đưa ra thị trường phải có mức giá mà đối tượng khách hàng mục tiêu có thể có đủ khả năng để mua chúng.
Khả năng cạnh tranh cao: Ý tưởng mang tính đột phá cao so với đối thủ, mang về khả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp.
Thông thường, tiêu chí khả năng cạnh tranh cao sẽ tỷ lệ nghịch với tiêu chí khả thi Ý tưởng mang tính đột phá càng cao thì mức độ khả thi càng thấp và ngược lại Chính vì vậy, thường sẽ không có sự lựa chọn nào là hoàn hảo.
Bước 3: Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm (Concept testing)
Doanh nghiệp đưa vào phát triển và thử nghiệm mô hình Các khía cạnh thử nghiệm ở giai đoạn này bao gồm khả năng vận hành của sản phẩm, độ bền, độ an toàn, tính năng
Những người tham gia vào quá trình thử nghiệm có thể là phòng R&D, phòng Marketing, lãnh đạo hoặc nhân viên công ty Các thông tin về sản phẩm mới ở giai đoạn này thường sẽ được bảo mật Việc rò rĩ thông tin sẽ có thể khiến ý tưởng lọt vào tay đối thủ, dẫn đến các mất mát, sự việc không đáng có.
Quá trình thử nghiệm mô hình sẽ giúp doanh nghiệp có được con số tương đối chính xác về thời gian, nhân lực và chi phí sản xuất sản phẩm mới.
Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing mix
Nếu 4Ps là mô hình Marketing mix mà doanh nghiệp đang áp dụng thì doanh nghiệp đã có được yếu tố đầu tiên là Product - sản phẩm Lúc này, công việc của doanh nghiệp là xác định các yếu tố còn lại:
Price: Giá của sản phẩm khi tung ra thị trường sẽ ở mức nào? Các chiến lược giá có thể áp dụng cho sản phẩm mới này là gì?
Place: Doanh nghiệp làm cách nào để đối tượng khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được sản phẩm? Kênh phân phối nào sẽ cho hiệu quả cao nhất với mức chi phí hợp lý nhất?
Promotion: Doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ Promotion Mix nào để quảng bá và xúc tiến cho sản phẩm mới? Thông điệp Marketing liên quan đến sản phẩm mới mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu là gì?
Bước 5: Ước tính lợi nhuận
Dựa trên chiến lược Marketing mix đã vạch ra, doanh nghiệp cần ước tính về doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm Doanh nghiệp cần xác định được đâu là điểm hòa vốn của doanh nghiệp, và dự trù trong bao lâu để doanh nghiệp có thể đạt mức doanh thu đó Từ đó vạch ra các kế hoạch kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu đề ra.
Bước 6: Thử nghiệm thị trường
Doanh nghiệp sẽ sản xuất một số lượng sản phẩm mới có hạn và đưa vào thị trường để thử nghiệm Mục tiêu đặt ra ở giai đoạn này là có được thông tin chính xác về:
Phản ứng, thái độ, cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng sản phẩm mới.
Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mới.
Hiệu quả và chi phí vận hành các kênh phân phối của sản phẩm mới (nếu có)
Tùy theo giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp có thể triển khai quá trình thử nghiệm theo nhiều cách khác nhau Có nhiều doanh nghiệp chọn cách sản xuất và bán sản phẩm mới với số lượng có hạn, một số khác chọn cách tặng kèm sản phẩm khi khách hàng mua một sản phẩm khác, hoặc cũng có những doanh nghiệp tặng trực tiếp cho những khách hàng cũ
DỰ ÁN OCOP VÀ SẢN PHẨM
Giới thiệu chung về OCOP
“ Chương trình OCOP – nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới “
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Mục tiêu của Chương trình OCOP nhằm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn Song song đó, chương trình còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới Ngoài ra, thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Chương trình được thực hiện với hai nguyên tắc: sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng thời xác định 6 nhóm hàng hoá, dịch vụ để thực hiện là thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, vải - may mặc và dịch vụ du lịch nông thôn Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó sản phẩm hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Tổng quan về sản phẩm và cơ hội thị trường tại các nước Đông Dương
2.2.1 Tổng quan về sản phẩm: Gạo nếp Tân Trào
Như đã đề cập đến ở phần trên, đa phần các sản phẩm trong danh mục kinh doanh của OCOP đều được đánh giá 5 sao và Gạo nếp Tân Trào cũng không phải ngoại lệ.
Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của Gạo nếp Tân Trào so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường? Câu trả lời nằm ở giống lúa được bà con vùng Tân Trào trồng trọt.
Giống lúa nếp xoắn được trồng tại xã Tân Trào là giống lúa cổ truyền, có hương thơm đặc trưng, vị đậm, cơm dẻo hơn nếp ở nhiều nơi khác và được Sở khoa học và Công nghệ Hải Phòng cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2016 Những cánh đồng lúa nơi đây được tưới bởi dòng suối trong mát bắt nguồn từ rừng đặc dụng Tân Trào đã tạo ra sản phẩm gạo có hương vị thơm ngon đặc trưng Cây nếp xoắn trên đất Tân Trào có khả năng thích nghi tốt với chân đất phèn mặn Bông lúa to, số hạt trên một bông nhiều và có độ đồng đều cao Cây nhiều nhất có tới 2.703 hạt Hạt đều, to, căng mẩy Ngoài ra, cây có bộ gốc và rễ khỏe, khả năng chống đổ khá nên sống tốt ở vùng gần biển Đặc biệt, nếp xoắn Tân Trào có hương thơm đặc trưng, vị đậm, cơm dẻo hơn nếp ở nhiều nơi khác Cơm nếp nấu để nguội hạt cơm lâu khô, lâu lại gạo hơn so với các giống nếp thông thường Do đó, gạo nếp xoắn Tân Trào đã trở thành đặc sản truyền thống của người dân Kiến Thụy trong dịp lễ tết, ngoài ra, sản phẩm rơm của lúa nếp xoắn được người dân tận dụng để phơi khô, làm chổi bán
Trong năm 2017, nếp xoắn Tân Trào là một trong 10 sản phẩm của ngành Nông nghiệp thành phố Hải Phòng được dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản theo “Chương trình Hỗ trợ sản xuất và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn của Hải Phòng”.
2.2.2 Cơ hội thị trường tại các nước Đông Dương
Lào là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam Trong những năm qua, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu
Kể từ khi thiết lập quan hệ hữu nghị, Việt Nam và Lào không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực, đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân hai nước Đặc biệt, quan hệ thương mại, hợp tác giữa hai nước luôn phát triển theo hướng tích cực, ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu Kể từ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa hai nước lần thứ XI vào năm 2018 đến nay, quan hệ thương mại nói chung và thương mại biên giới giữa hai nước nói riêng đã có những bước phát triển mới Điều này thể hiện qua mức tăng trưởng ấn tượng, không những so với thương mại Việt - Lào những năm trước đây mà còn so với cả tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực
Tổng kim ngạch thương mại Việt - Lào cả năm 2022 đạt giá trị 1,703 tỷ USD, tăng 24% so với cả năm 2021 Trong các đối tác thương mại lớn của Lào thì Việt Nam nằm trong top 3 nước đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường này Thực tế cho thấy, Lào là một thị trường tiềm năng, họ chủ yếu nhập khẩu hàng tiêu dùng
Hiệp định Thương mại Biên giới ký năm 2015 cũng tạo rất nhiều thuận lợi cho bên mậu giữa hai nước phát triển Các Bộ Công thương Lào và Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết, gắn kết Cùng với đó, hiện việc nhập cảnh từ Việt Nam vào Lào cũng rất thuận tiện.
Theo thống kê cho thấy, dân số Lào hiện tại ở mức 7 triệu dân, đang ở mức khá thấp so với Việt Nam khoảng 100 triệu dân tính đến năm 2022 Điều này cho thấy Lào là đất nước có mật độ dân cư thưa thớt dẫn đến nhu cầu có quy mô vừa - nhỏ Tuy nhiên, sản phẩm gạo nếp Tân Trào là sản phẩm tiêu dùng vì vậy nhu cầu về sản phẩm này đang ở mức cao, bên cạnh đó
Người Lào tiêu thụ chủ yếu là gạo nếp, hiện nay thì Lào đang có xu hướng lựa chọn gạo Thái Lan nhiều hơn gạo Việt Nam Theo nhìn nhận thì vẫn còn rất nhiều cơ hội cho sản phẩm gạo nếp Tân Trào của Việt Nam bởi trong những năm trở lại đây, Lào đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo của mình sang nước khác khiến thị trường nội địa thiếu hụt nên việc xuất khẩu gạo nếp là tiềm năng Hơn thế nữa, hiện tại đường sắt cao tốc từ Viêng Chăn đến các tỉnh phía bắc Lào nên việc vận chuyển hàng hóa sẽ dễ dàng, rút ngắn thời gian di chuyển hơn Từ đó tạo điều kiện cho sản phẩm gạo nếp Tân Trào thâm nhập và phủ rộng hàng hóa đến các tỉnh phía bắc Lào Trong bối cảnh đường biển còn gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển, việc vận chuyển hàng hóa qua các đường cao tốc sẽ giúp Lào giảm chi phí và đó chính là cơ hội xuất khẩu cho những sản phẩm của Việt Nam.
Hiệp định Thương mại Biên giới ký năm 2015 cũng tạo rất nhiều thuận lợi cho bên mậu giữa hai nước phát triển Các Bộ Công thương Lào và Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết, gắn kết Cùng với đó, hiện việc nhập cảnh từ Việt Nam vào Lào cũng rất thuận tiện.
Còn đối với thị trường Campuchia, dường như cơ hội xuất khẩu Gạo nếp Tân Trào sang đất nước này còn dễ dàng và có nhiều điều kiện hỗ trợ hơn cả.
Trong những năm qua, hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt được những thành tựu hết sức ý nghĩa Theo đó, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực và ổn định Trong những năm trở lại đây, mặc dù dưới tác động của đại địch Covid-19 khiến hoạt động thương mại biên giới gặp nhiều trở ngại nhưng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Campuchia vẫn đạt những kết quả khả quan Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022, kim ngạch xuất sang Campuchia đạt 458,4 triệu USD, tăng 27,6% so với tháng trước, tính chung năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,7 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước.
Hiện cả hai nước đều là thành viên của ASEAN và đều được hưởng lợi từ những cam kết trong khu vực Theo cam kết và lộ trình giảm thuế Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia (trừ một số mặt hàng bảo lưu) đều được hưởng thuế từ 0-5%
Dân số của Campuchia hiện tại vào khoảng xấp xỉ 17 triệu dân, đây được đánh giá là một mức dân số tương đối ít khi so sánh với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Định hướng sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của Công ty
Luôn luôn kiểm soát sản phẩm toàn diê •n; tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiê •u sản phẩm nông nghiê •p chủ lực cho gạo nếp xoắn Tân Trào Trong thời gian qua, Sở Nông nghiê •p và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng đã thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm như gắn kết việc quảng bá thương hiệu và phát huy giá trị của sản phẩm nhãn hiệu trong các lễ hội văn hóa của địa phương; Tổ chức xây dựng và kết nối chuỗi phân phối cho các sản phẩm mang nhãn hiệu; Tổ chức các hội nghị kết nối với các nước lân cận, truy xuất nguồn gốc; Giới thiệu, kết nối các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các sản phẩm chủ lực của Ngành tham gia các sự kiện,hội chợ, triển lãm…Trên cơ sở đó chúng tôi định hướng phát triển sản phẩm gạo nếp TânTrào theo:
Tầm nhìn: Trở thành dòng sản phẩm gạo được tin dùng tại các nước Đông Dương.
Sứ mệnh: Đẩy mạnh và phát triển việc xuất khẩu sản phẩm gạo nếp Tân Trào với chất lượng tốt sang các nước Đông Dương.
Giá trị cốt lõi: Mang đến cho người tiêu dùng những hạt gạo tinh túy, chất lượng nhất, giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe với mức giá hợp lý.
Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm tại thị trường Đông Dương
Nhà cung cấp: gạo nếp Tân Trào được sản xuất tại thôn Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng Giống lúa Nếp xoắn Tân Trào hiện đang được Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phục Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016 Sản phẩm gạo Nếp xoắn Tân Trào được sản xuất theo quy trình đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng của sản phẩm gạo nếp T tại thị trường Đông Dương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, tình hình kinh tế, thói quen mua sắm và nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, một số đối tượng khách hàng chính của sản phẩm gạo nếp Tân Trào tại thị trường Đông Dương gồm:
Gia đình: Gia đình là một trong những đối tượng khách hàng chính của sản phẩm gạo nếp Họ sử dụng gạo nếp để chế biến các món ăn hàng ngày cho gia đình.
Nhà hàng và các địa điểm cung cấp thức ăn: Nhà hàng và các địa điểm cung cấp thức ăn cũng là một trong những đối tượng khách hàng của sản phẩm gạo nếp Tân Trào Họ sử dụng gạo nếp để chế biến các món ăn cho khách hàng của họ.
Các cửa hàng bán lẻ: Các cửa hàng bán lẻ cũng là một trong những đối tượng khách hàng của sản phẩm gạo nếp Tân Trào Ở đây họ bán gạo nếp cho các hộ gia đình và các địa điểm Đối thủ cạnh tranh:
Xuất khẩu sang Lào: Nhận thấy Lào là thị trường có tiềm năng, cơ sở Xay xát lương thựcHùng Oanh, thị xã Quảng Trị đã chủ động tìm kiếm thị trường và đã xuất khẩu thành công lô gạo Quảng Trị sang Lào theo đường chính ngạch Cơ sở đã mở văn phòng đại diện ở Lào để vừa tiếp thị gạo ở thị trường đã có hợp đồng, vừa tìm kiếm thị trường mới Năm
2019, Cơ sở Hùng Oanh đã xuất khẩu trực tiếp theo đường chính ngạch được hơn 8.640 tấn gạo sang Lào, chủ yếu bán ở 2 tỉnh Savannakhet và Champasak Năm 2020, cơ sở ký kết được 2 hợp đồng cung ứng 12.000 tấn, trong 7 tháng đầu năm đã xuất khẩu được 7.000 tấn, còn 5.000 tấn sẽ xuất hết trong thời gian tới.
Xuất khẩu sang Campuchia: Campuchia hiện nay đã lọt top 5 nước xuất khẩu gạo hữu cơ vào thị trường EU, chỉ sau Mỹ, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan Gạo Việt nói chung xuất khẩu sang 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng đa phần ở phân khúc thấp, gạo giá rẻ Trong khi, Campuchia mới chỉ xuất khẩu ra vài chục nước trên thế giới, song gạo của nước này lại chủ yếu đánh chiếm ở những thị trường khó tính vì vậy nên đối thủ cạnh tranh trong hoặc ngoài nước xuất khẩu gạo sang Campuchia hiện đang chưa có hay chưa thực sự phổ biến cho nên campuchia cũng là một nơi tiềm năng cho chúng ta xuất khẩu gạo sang
Môi trường kinh tế: Hậu quả kinh tế mà đại dịch để lại trên toàn cầu là rất nặng nề. GDP toàn cầu ước tính đạt khoảng 84,54 nghìn tỷ USD vào năm 2020 - nghĩa là tăng trưởng kinh tế giảm 4,5% dẫn đến sản lượng kinh tế bị mất gần 2,96 nghìn tỷ USD.
Môi trường nhân khẩu: con người là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Và dân số theo những góc độ khác nhau đều có thể trở thành những tham số ảnh hưởng tới quyết định marketing của doanh nghiệp.
Môi trường tự nhiên: Lào và Campuchia là những nước láng giềng của Việt Nam chúng ta do đó khí hậu của 2 nước này cũng tương tự đối với Việt Nam
Môi trường văn hóa: cũng như Việt Nam nên lào và campuchia cũng sử dụng gạo làm nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu của họ.
Cơ hội ở Campuchia:là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ổn định Các cơ hội đầu tư tiềm năng tại Campuchia nằm ở lĩnh vực du lịch và cơ sở hạ tầng;giáo dục;kiến trúc, xây dựng và dịch vụ kỹ thuật; hàng hóa và đồ dùng gia đình; kinh doanh nông sản và thực phẩm chế biến; xe ô tô đã qua sử dụng và phụ tùng ô tô; thiết bị phát điện; nhượng quyền thương hiệu thực phẩm và đồ uống; dược phẩm, vật tư và thiết bị y tế.
Cơ hội ở Lào: Mối quan hệ hợp tác thương mại giữa Lào - Việt Nam là hợp tác đặc biệt và có truyền thống từ lâu đời, kể từ lãnh đạo cấp cao nhà nước đến các cấp bộ, ngành Hai bên ký Hiệp định Thương mại song phương và Thương mại biên giới từ năm 2015 Lào luôn tăng cường xúc tiến và phát triển thương mại biên giới và dịch vụ thương mại kết nối với logistics quá cảnh với Việt Nam Hai nước đã phối hợp thực hiện ưu đãi thuế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ hai nước cũng như danh mục hàng hóa được miễn thuế 0%, thể hiện kim ngạch thương mại giữa Lào - Việt Nam có sự tăng trưởng khá. thách thức ở campuchia: Campuchia vẫn còn thiếu rất nhiều quy định luật pháp cần thiết Hiện chính phủ đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, và các luật mới cũng dần dần được đưa ra để làm rõ các vấn đề cần thiết cho các doanh nghiệp địa phương và quốc tế Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại, thì hệ thống tòa án không phải là nơi có thể giải quyết tranh chấp hiệu quả Do đó, vấn đề giải quyết tranh chấp vẫn là một thách thức đáng kể đối với cộng đồng doanh nghiệp tại Campuchia Kinh doanh tại Campuchia thường có chi phí cao, chủ yếu là chi phí giao thông vận tải và điện Các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào điện hay vận tải nên dự trù một thách thức ở lào :Theo đánh giá, việc hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa hai nước Thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp một số nước, đặc biệt khi các Chính phủ đó có chính sách đầu tư mạnh vào Lào trong lĩnh vực ngân hàng, năng lượng, viễn thông; đồng thời Lào đang dần hiện hữu việc kết nối khu vực thông qua việc sẽ khánh thành đưa vào sử dụng các tuyến đường mới như đường sắt Lào - TrungQuốc, đường cao tốc Vientiane - Vangvieng, đồng thời thúc đẩy hàng loạt dự án theo hành lang Đông - Tây, các tuyến đường bộ theo trục Bắc - Nam
Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm tại các nước Đông Dương
Gạo nếp Tân Trào là một sản phẩm được hỗ trợ bởi chương trình OCOP (One CommuneOne Product) của chính phủ Việt Nam Chương trình OCOP nhằm mục đích hỗ trợ phát triển và kinh doanh các sản phẩm địa phương, giúp tăng cường sự gắn kết giữa người dân với sản phẩm địa phương, và tăng cường sản xuất các sản phẩm chất lượng cao Đây là một sản phẩm được hỗ trợ bởi chương trình OCOP, sản phẩm được cung cấp đầy đủ tài nguyên, hỗ trợ kinh doanh và phát triển, giúp tăng cường chất lượng sản phẩm và giữ vững thương hiệu của sản phẩm trong thị trường nội địa Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa nhóm chúng tôi xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm gạo nếp Tân Trào xuất khẩu sang các nước láng giềng và cụ thể là các nước Đông Dương (Lào, Campuchia, Việt Nam).
Dưới đây là một số lý do chúng tôi lựa chọn dòng sản phẩm Gạo nếp Tân Trào để xuất khẩu sang các nước Đông Dương:
Chất lượng tốt: Gạo nếp Tân Trào được sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Vị ngon tuyệt vời: Gạo nếp Tân Trào có vị ngon tuyệt vời và dẻo dẻo, giúp tăng thêm hương vị cho món ăn.
Giá cả hợp lý: Gạo nếp Tân Trào có giá cả hợp lý, giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí.
Thị trường Đông Dương: Các nước Đông Dương có nhu cầu về gạo chất lượng cao và ngon nhất, cần đến sản phẩm gạo nếp Tân Trào.
Cơ hội mở rộng thị trường: Xuất khẩu gạo nếp Tân Trào sang các nước Đông Dương giúp mở rộng thị trường và tăng doanh số.
Nỗ lực bảo vệ môi trường: Sản xuất và xuất khẩu gạo nếp Tân Trào có trách nhiệm bảo vệ môi trường, giúp giữ vững sức khỏe cho mọi người Ý tưởng phát triển gạo nếp Tân Trào tại thị trường Đông Dương với mục đích mở rộng sức cạnh tranh của sản phẩm gạo nếp Tân Trào và phục vụ nhu cầu của thị trường Trong quá trình phát triển, sản phẩm gạo nếp Tân Trào cần được tối ưu hóa để phù hợp với nhu cầu của thị trường Đông Dương và các quốc gia trong khu vực này Bên cạnh đó việc phát triển gạo nếp Tân Trào sang các nước Đông Dương nhằm mục đích giúp sản phẩm gạo nếp Tân Trào trở thành một trong những sản phẩm gạo tốt nhất trong khu vực ĐôngDương và tăng cường thị trường cho sản phẩm gạo nếp Tân Trào.
Xây dựng bộ nhận diện cho sản phẩm
Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, “biểu tượng thương hiệu hay logo” là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngày công nhận trước mắt của người xem Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phông chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương đương Nhưng biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế” Chính vì vậy, Logo được hiểu một cách đơn giản là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.
Phần hình ảnh trong logo: là các hình biểu tượng, tượng trưng cho các sản phẩm hoặc đặc tính hoặc cá tính của sản phẩm/ thương hiệu Yêu cầu của các hình ảnh này là dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem Đôi khi, vì mục đích giạn tiện, người ta chỉ cần dùng hình ảnh biểu tượng, chứ không cần cả logo để đưa lên các sản phẩm
Phần chữ trên logo: chữ trên logo thì chúng thường là tên thương hiệu được viết cách điệu Nếu kết hợp với hình ảnh, chữ trên logo cần sử dụng format phù hợp để cùng với phần hình ảnh, tạo nên 1 dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp
Hình 1 1 Logo sản phẩm gạo nếp Tân Trào
Với chất lượng mà gạo nếp Tân Trào đã và đang khẳng định trên thị trường cùng với khuynh hướng xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia thì phân khúc khách hàng mà gạo nếp Tân Trào muốn hướng đến có thu nhập từ mức trung bình trở lên Với sản phẩm hướng đến xuất khẩu là gạo, chúng tôi lựa chọn hình ảnh những cánh đồng lúa vàng, sắc vàng sẽ hướng đến sự sang trọng, quý phái Ở phần viền của logo sẽ in tên sản phẩm theo ngôn ngữ của từng thị trường Lào và Campuchia Trên đây là một số mẫu logo mà nhóm tìm hiểu và thiết kế để phù hợp với văn hóa của từng thị trường.
Chức năng chính của bao gói sản phẩm chính là marketing Chức năng giới thiệu cho sản phẩm chứa đựng bên trong, chức năng quảng cáo, trở thành người bán hàng thầm lặng Không những thế, bao gói còn góp phần tạo nên hình ảnh và thương hiệu của công ty.
Với sản phẩm gạo nếp Tân Trào của OCOP, chúng tôi quyết định sử dụng bao gói sản phẩm với tông màu chủ đạo là màu vàng Lý do là sản phẩm gạo nếp Tân Trào được biết đến với việc thu hoạch và sản xuất từ những vựa lúa vàng chín Hơn thế nữa tông màu vàng cũng là một trong hai tông màu chủ đạo trên lá quốc kỳ của Việt Nam Điều này vừa tạo được hình ảnh về thương hiệu cũng như tính nhận diện cao hơn đối với sản phẩm Trên bao gói sẽ được in logo của sản phẩm Đối với các thị trường xuất khẩu đang được OCOP hướng đến như Lào, Campuchia Điều tiên quyết cần phải làm là hiểu được tập tính cũng như văn hóa của người dân nơi đây Hơn thế nữa bao gói sản phẩm cần phải thay đổi linh hoạt đối với từng thị trường tiếp cận Do đó, trên bao gói đối với các sản phẩm dùng để xuất khẩu sẽ được thay đổi sang các ngôn ngữ tương đương để dễ dàng tiếp cận hơn với người tiêu dùng các nước này Tuy là một sản phẩm chất lượng cao ở thị trường Việt Nam nhưng ở Lào và Campuchia thì Gạo nếp Tân Trào vẫn còn rất mới lạ Họ đã quá quen với các ST25,ST24, gạo thơm Thái nên việc thay đổi lựa chọn của họ là rất khó vì thói quen tiêu dùng như đã phân tích đến ở phần trên.
Hiểu được điều đó, việc cần làm của Gạo nếp Tân Trào khi thâm nhập vào thị trường Lào và Campuchia là phải khẳng định được chất lượng cũng như thương hiệu Do đó, trên bao gói của sản phẩm sẽ phải có những thông tin chi tiết về sản phẩm như xuất xứ, chất lượng đã được kiểm định hay chưa, cùng với đó là hàm lượng chi tiết về thành phần của sản phẩm.
Hình 1 2 Bao bì sản phẩm gạo nếp Tân Trào
Chiến lược sản phẩm mới
Phân đoạn thị trường (market segmentation) là sự phân chia, chia cắt thị trường thành các nhóm khách hàng có đặc trưng riêng biệt Đối với gạo nếp Tân Trào chúng tôi phân đoạn thị tường thành các nhóm khách hàng với nhu cầu về gạo nếp cao cấp, ví dụ như những người muốn sử dụng gạo nếp Tân Trào cho mục đích dinh dưỡng hoặc sức khỏe.Trong các năm gần đây, nhu cầu sử dụng gạo cao cấp đã tăng mạnh trên toàn thế giới, đặc biệt là trong các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ và châu Á Điều này được giải thích bởi sự tăng trưởng của giá trị sức khỏe của cộng đồng và sự quan tâm tăng cao đối với chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm Nhu cầu sử dụng gạo cao cấp cũng được tăng trong các nền kinh tế phát triển, với nhiều người chọn sử dụng loại gạo này để tăng cường dinh dưỡng cho mình và gia đình. Đây có thể là những người quan tâm đến chất lượng sản phẩm và muốn sử dụng sản phẩm cao cấp hơn so với các loại gạo khác Với nhóm khách hàng này, chúng tôi tập trung vào các đối tượng có tâm lý & hành vi chủ yếu sau:
Con người đang theo đuổi một phong cách sống lành mạnh: Người dùng gạo cho mục đích sức khỏe có thể là những người muốn tối ưu hóa sức khỏe của mình bằng cách sử dụng thực phẩm dinh dưỡng.
Sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm: Người dùng gạo cho mục đích sức khỏe có thể yêu cầu sản phẩm có chất lượng tốt và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của họ.
Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm an toàn và hoàn toàn tự nhiên: Người dùng gạo cho mục đích sức khỏe có thể yêu cầu sản phẩm không chứa hóa chất độc hại hoặc chất bảo quản.
Giá cả hợp lý: Mức giá cả của sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phân tích nhu cầu sử dụng gạo cho mục đích sức khỏe.
Ngoài ra, phân đoạn này còn bao gồm những nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, và các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm sức khỏe, đối tượng muốn sử dụng gạo nếp Tân Trào trong sản phẩm của mình Phân đoạn thị trường này giúp cho chúng ta tập trung vào những đối tượng tiềm năng và giúp tối ưu hoá chiến lược kinh doanh.
Phân đoạn thị trường gạo nếp Tân Trào theo vị trí địa lý tại thị trường Lào và Campuchia bao gồm:
Lào: Các thành phố như Vientiane và Luang Prabang là những địa điểm phù hợp để mở rộng kinh doanh gạo nếp Tân Trào Địa điểm này có một số trung tâm thực phẩm và cửa hàng đồ ăn uống lớn, vì vậy có thể cạnh tranh với những nhà cung cấp gạo nếp khác và tiếp cận đến khách hàng tiêu dùng.
Campuchia: Các thành phố như Phnom Penh và Siem Reap là những địa điểm phù hợp để mở rộng kinh doanh gạo nếp Tân Trào Địa điểm này có một số chợ và cửa hàng đồ ăn uống lớn, vì vậy có thể tiếp cận đến khách hàng tiêu dùng và cạnh tranh với những nhà cung cấp gạo nếp khác.
Chúng tôi định vị sản phẩm gạo nếp Tân Trào tại thị trường Đông Dương với hình ảnh:
Dòng sản phẩm gạo nếp có chất lượng tốt, không hề có bất kỳ hại tố nào và có thể sử dụng để chế biến tốt, mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Giá cả: Hợp lý và cân đối với chất lượng.
Nguồn gốc xuất xứ của gạo nếp Tân Trào được cam kết, đảm bảo rằng nó được sản xuất từ nguồn gốc an toàn và không gây hại cho môi trường
Tiện lợi về giao hàng: Khách hàng cần mua gạo nếp từ các nhà cung cấp có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tiện lợi và nhanh chóng.
Dịch vụ sau bán hàng: Khách hàng cần có thể hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết, đảm bảo rằng họ có thể mua gạo nếp Tân Trào mà họ muốn với sự hỗ trợ tốt nhất. Đặc tính và giá trị của gạo nếp Tân Trào: là giống lúa cổ truyền, được sản xuất tại Việt Nam, chất lượng tốt, là những hạt gạo được tuyển chọn kỹ lưỡng, có hương thơm đặc trưng, vị đậm, cơm dẻo.
Quảng bá và tiếp cận khách hàng bằng cách sử dụng kênh quảng bá online: các kênh quảng cáo ví dụ như các phương tiện truyền thông đại chúng, quảng cáo trên các web , và tiếp thị trực tiếp như mở văn phòng đại diện ở các tỉnh trên địa bàn các nước Đông Dương
Chúng tôi xây dựng chiến lược cạnh tranh của sản phẩm gạo nếp Tân Trào dựa trên các yếu tố sau đây:
Chất lượng sản phẩm: Sản xuất gạo nếp Tân Trào đạt chuẩn với chất lượng tốt và đề cao đặc tính như độ rắn, độ ngậy và hương vị.
Giá cả: Giá cả hợp lý, đưa ra mức giá phù có bao gồm sự cân bằng giữa chất lượng và giá trị, với mục tiêu tạo ra giá trị cho khách hàng.
Marketing: Sử dụng các kênh marketing hiệu quả như quảng cáo truyền thông, chiến lược đối tác và sự kiện để tăng nhận thức về sản phẩm gạo nếp Tân Trào và xây dựng thương hiệu. Đối tác: Hợp tác với các đối tác uy tín trong lĩnh vực kinh doanh gạo, đặc biệt là các cửa hàng bán lẻ và siêu thị, để cung cấp sản phẩm tới khách hàng.
Dịch vụ sau bán hàng: Cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt, bao gồm hỗ trợ về sản phẩm và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Kế hoạch thử nghiệm thị trường
3.6.1 Mục tiêu kế hoạch thử nghiệm thị trường
Với mong muốn đẩy mạnh và phát triển việc xuất khẩu sản phẩm gạo nếp Tân Trào sang thị trường Đông Dương, chúng tôi lên kế hoạch để thực hiện thử nghiệm thị trường với mục tiêu:
Xác định nhu cầu và quan tâm của khách hàng tại Đông Dương về sản phẩm gạo nếp Tân Trào. Đánh giá sự quan tâm của các nhà bán lẻ và đại lý về sản phẩm gạo nếp Tân Trào và xác định mức độ hỗ trợ của họ.
Tìm hiểu về sự tương đồng và khác biệt của gạo nếp Tân Trào so với các sản phẩm gạo tương tự tại Đông Dương
Xác định giá cả tiêu chuẩn và các yếu tố quyết định giá cả của gạo nếp Tân Trào tại Đông Dương.
Tìm hiểu về các đại lý và nhà cung cấp gạo tại Đông Dương và xác định các đối tác tiềm năng. Đánh giá sức mạnh và khả năng cạnh tranh của gạo nếp Tân Trào so với các sản phẩm gạo tại Đông Dương.
Xác định mức độ hỗ trợ cần thiết từ các chính phủ và tổ chức quốc tế đối với sản phẩm gạo nếp Tân Trào.
3.6.2 Phương án thử nghiệm thị trường
Phương án 1: Tổ chức các chương trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm gạo nếp Tân
Trào tại các sự kiện, triển lãm và hội chợ tại Đông Dương Phương án này giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu, tăng độ uy tín và đặc biệt giúp tìm kiếm đối tác mới.
Mục đích và đối tượng khách hàng mục tiêu: Hội chợ hướng đến mọi đối tượng người tiêu dùng vì gạo nếp Tân Trào phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới tính Với mục đích quảng bá và tìm hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Đông Dương Lên kế hoạch tổ chức chương trình:
Sử dụng mạng xã hội: Tạo một trang Facebook, Instagram hoặc Twitter cho gian hàng gạo nếp Tân Trào, đăng tải các thông tin về các hoạt động và sản phẩm gạo nếp Tân Trào tại hội chợ, chia sẻ hình ảnh và video, tương tác với cộng đồng và khách hàng.
Tạo trang web chính thức: Tạo một trang web chính thức cho gian hàng sản phẩm gạo nếp Tân Trào, cập nhật thông tin mới nhất về hội chợ, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm
Phát sóng trên các phương tiện truyền thông: Có thể phát quảng cáo trên truyền hình, trên đài phát thanh hoặc trên các kênh truyền thông khác để quảng bá.
Sử dụng các công cụ trực tuyến: Sử dụng công cụ quảng cáo trực tuyến như Google Ads hoặc Facebook Ads để quảng bá và đưa thông tin đến những khách hàng tiềm năng.
Gửi email: Gửi email thông báo về hội chợ gạo đến khách hàng và nhà sản xuất gạo, giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp tại hội chợ. Đào tạo nhân sự:
Yêu cầu: Nhanh nhẹn, có ngoại hình ưa nhìn, thông thạo tiếng anh, tiếng Lào và tiếng Campuchia
Gian hàng cần được trang trí độc đáo, sản phẩm trưng bày bắt mắt, đào tạo 3-4 nhân viên có khả năng thuyết trình tốt để giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Sử dụng các bảng quảng cáo để giới thiệu sản phẩm và tính năng của gạo nếp Tân Trào.
Tổ chức các chương trình trình diễn và demo sản phẩm để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Tặng mẫu sản phẩm cho khách hàng để họ có thể trải nghiệm trực tiếp.
Tổ chức các chương trình khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng để họ có thể mua sản phẩm với giá tốt hơn.
Hợp tác với các đại lý và nhà bán lẻ tại Đông Dương để tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm.
Sau sự kiện: Sau khi hội chợ kết thúc, cần tiến hành một số công việc sau để đảm bảo hoạt động quảng bá sản phẩm mới được thực hiện một cách hiệu quả:
Tổng kết và đánh giá kết quả hoạt động quảng bá sản phẩm: bằng cách thu thập dữ liệu, đánh giá số lượng khách tham quan, doanh thu, hoạt động khác và đưa ra những phân tích, đánh giá để đưa ra kết quả về nhu cầu và hiệu quả quảng bá sau hội chợ.
Xử lý các công việc hậu kỳ: Thu dọn các khu vực triển lãm, thanh toán các khoản chi phí còn lại, xử lý các vấn đề hậu kỳ của nhà sản xuất gạo, khách hàng hoặc các đối tác tham gia.
Tiếp tục xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Cần tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua email marketing, chương trình khách hàng thân thiết, giảm giá hoặc các chương trình khuyến mãi để khách hàng tiếp tục ủng hộ và quay lại với sản phẩm
Xây dựng chương trình marketing mix theo chu kỳ sống sản phẩm
Xây dựng chương trình marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm là một phương pháp quan trọng trong việc quản lý sản phẩm và phát triển thị trường Điều này giúp cho doanh nghiệp có một kế hoạch chiến lược hợp lý và thực hiện các hoạt động marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm.
Chu kỳ sống của sản phẩm là khái niệm mô tả sự biến thiên của lợi nhuận & doanh thu có được từ một sản phẩm kể từ khi nó được tung ra thị trường cho đến khi nó biến mất khỏi thị trường Dưới đây là 4 giai đoạn điển hình của PLC:
3.7.1 Giai đoạn triển khai sản phẩm
Mục tiêu: Tăng độ nhận diện về Gạo nếp Tân Trào mang thương hiệu Việt Nam.
Nhóm đối tượng mục tiêu: Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao với giá thành phải chăng.
Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm gạo nếp Tân Trào tại các nước Đông Dương, cần xây dựng một chương trình marketing hiệu quả để giới thiệu sản phẩm đến cộng đồng và khách hàng tiềm năng Một số chiến lược quan trọng như: Tạo độ nhận biết,thúc đẩy khách hàng dùng thử sản phẩm và đảm bảo hệ thống kênh phân phối.
Nói chung, trong giai đoạn này, nhóm chúng tôi sử dụng một số chiến lược marketing mix để giới thiệu sản phẩm gạo nếp Tân Trào được biết đến nhiều hơn tại các nước Đông Dương Một số hoạt động marketing cụ thể như sau:
Product: Trong giai đoạn này, chúng tôi tập trung bán các bao gạo với khối lượng nhỏ - trung bình khoảng 3 - 10kg Để khách hàng có cơ hội dùng thử cũng như trải nghiệm sản phẩm, từ đó tăng độ nhận diện cho sản phẩm.
Price: Vì sản phẩm gạo nếp Tân Trào là sản phẩm tiêu dùng (không phải hàng xa xỉ, hàng hot) nhóm chúng tôi sử dụng chiến lược giá thâm nhập trong giai đoạn đầu và điều chỉnh tăng giá nhẹ trong những giai đoạn tiếp theo để đạt mức lợi nhuận mong muốn
Promotion:Liên kết với bên trung gian có tiếng trong ngành tại Lào và Campuchia để tạo độ uy tín cho gạo nếp Tân Trào điều này giúp việc lưu thông sản phẩm, tiếp cận với khách hàng nội địa dễ dàng hơn, bên cạnh đó điều này mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển thương hiệu vững vàng hơn.
Nhóm chúng tôi lựa chọn quảng cáo, giới thiệu sản phẩm gạo nếp Tân Trào tại các hội chợ, hoạt động tại chợ và sự kiện liên quan đến trải nghiệm sản phẩm giúp khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm Thông qua hội chợ gạo nếp Tân Trào có thể dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, họ sẽ dễ dàng trong việc tiếp nhận thông tin sản phẩm, dễ dàng trong việc trực tiếp trải nghiệm về chất lượng và hương vị sản phẩm; bên cạnh đó hội chợ còn giúp gạo nếp tiếp cận gần hơn với các nhà buôn, kênh đại lý để từ đó tạo ra cơ hội bán hàng mới cho sản phẩm Trong hội chợ, ngoài việc giúp khách hàng tăng độ nhận diện, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hoạt động này còn giúp sản phẩm xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tư vấn, chia sẻ và hỗ trợ trực tiếp.
Xây dựng hoạt động tại hội chợ triển lãm:
Bày bán sản phẩm gạo nếp Tân Trào của chương trình OCOP Việt Nam
Tư vấn/giới thiệu về thông tin sản phẩm: thành phần, xuất xứ, công nghệ sản xuất, quy trình chế biến,
Hướng dẫn khách tham quan khu vực bày trí và mời khách trải nghiệm sản phẩm gạo nếp Tân Trào
Cung cấp dịch vụ cho đại lý/buôn nhỏ lẻ/cửa hàng tạp hóa, như hỗ trợ giao hàng, hỗ trợ trưng bày tại điểm bán,
Chia sẻ về chương trình khuyến mại cho khách hàng mua sản phẩm tại hội chợ
Ngoài việc quảng cáo thông qua hội chợ, nhóm chúng tôi sử dụng các kênh quảng cáo như: quảng cáo truyền thông, quảng cáo trực tuyến và quảng cáo truyền hình để tăng độ nhận diện sản phẩm.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng chiến lược giảm giá nhẹ trong giai đoạn này để giúp khách hàng có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm sản phẩm Việc giảm giá sản phẩm gạo nếpTân Trào trong giai đoạn giới thiệu có thể là một chiến lược hữu hiệu để thu hút khách hàng mới Tuy nhiên, nên xác định mức giảm giá phù hợp để không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Dưới đây là một số gợi ý cho chiến lược giảm giá trong giai đoạn giới thiệu:
1 Tặng mẫu miễn phí: Cung cấp một số lượng nhỏ mẫu sản phẩm miễn phí cho khách hàng mới thử nếm Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
2 Giảm giá trên đơn hàng khi khách mua từ 2-3 sản phẩm: Cung cấp một khoản giảm giá đáng kể trên đơn hàng đầu tiên của khách hàng.Điều này sẽ khuyến khích khách hàng mua sản phẩm và giúp họ cảm thấy có lợi ích với việc mua sản phẩm của
3 Giảm giá tại các sự kiện: cụ thể là hội chợ như đã cập nhật ở trên Điều này sẽ giúp tăng lượng khách hàng và tạo nhiều cơ hội để giới thiệu sản phẩm của bạn.
Nên lưu ý rằng giảm giá sản phẩm quá nhiều có thể ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm và có thể không tốt cho việc xây dựng thương hiệu trong tương lai Do đó, cần xác định mức giảm giá phù hợp để không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và đảm bảo khách hàng đánh giá sản phẩm dựa trên giá trị của nó, không phải giá cả.
Place: Bên cạnh việc tăng độ nhận diện thương hiệu, trong giai đoạn giới thiệu dòng sản phẩm gạo nếp Tân Trào sẽ hướng đến phân phối tại những đại lý/nhà buôn, có uy tín và chỗ đứng nhất định nhằm khẳng định chất lượng sản phẩm Việc lựa chọn kênh phân phối có chọn lọc trong giai đoạn này giúp sản phẩm gạo nếp được đảm bảo hệ thống phân phối đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tại hai nước là Lào và Campuchia.
Mục tiêu: Thay đổi mục tiêu truyền thông từ nhận biết và dùng thử sản phẩm sang tin dùng và trung thành với thương hiệu.