1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm gạo ngọc mầm thuộc dự án ocop xuất khẩu sang thị trường đông dương

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm gạo ngọc mầm thuộc dự án OCOP xuất khẩu sang thị trường Đông Dương
Tác giả Phạm Thị Hồng Anh, Đinh Văn Tú, Trần Hữu Quý, Văn Hải Luân
Người hướng dẫn Nguyễn Bảo Tuấn
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Quản trị sản phẩm
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM (6)
    • 1.1. Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm (6)
      • 1.1.1. Khái niệm sản phẩm (6)
      • 1.1.2. Khái niệm quản trị sản phẩm (6)
      • 1.1.3. Vai trò của quản trị sản phẩm (0)
      • 1.1.4. Các bước quản trị sản phẩm (6)
    • 1.2. Quy trình phát triển sản phẩm mới và quản trị sản phẩm (7)
  • PHẦN 2. DỰ ÁN OCOP VÀ SẢN PHẨM (9)
    • 2.1. Giới thiệu chung về OCOP (9)
    • 2.2. Tổng quan về sản phẩm Gạo Ngọc Mầm và cơ hội thị trường tại các nước Đông Dương (14)
    • 2.3. Đối thủ cạnh tranh trong nước và thị trường Campuchia của Gạo Ngọc Mầm. Đối thủ cạnh tranh trong nước (16)
  • PHẦN 3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM (19)
    • 3.1. Định hướng phát triển sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của công ty (19)
    • 3.2. Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm tại thị trường Đông Dương (20)
    • 3.3. Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm (21)
    • 3.4. Xây dựng bộ nhận diện cho sản phẩm (23)
    • 3.5. Chiến lược sản phẩm mới (25)
      • 3.5.1. Sản phẩm mới (25)
      • 3.5.2. Chiến lược kinh doanh sản phẩm mới (26)
    • 3.6. Kế hoạch thử nghiệm thị trường (27)
    • 3.7. Xây dựng chương trình marketing mix theo chu kỳ sống sản phẩm (28)
  • KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Các bước quản trị sản phẩmBước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trườngNghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và những đặc điểm quan trọn

TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ SẢN PHẨM

Khái niệm sản phẩm và quản trị sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những gì được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng để có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của khách hàng

Theo quan niệm này, sản phẩm bao gồm cả những vật thể hữu hình và vô hình, bao hàm cả các yếu tố vật chất và phi vật chất Ngay cả các sản phẩm hữu hình cũng bao gồm cả các yếu tố vô hình như bảo hành, dịch vụ sau khi bán

1.1.2 Khái niệm quản trị sản phẩm

Quản trị sản phẩm là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình hoạt động của chiến lược sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

1.1.3 Vai trò của quản trị sản phẩm

Quản trị sản phẩm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng như sau:

• Là nhân tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp

• Các hoạt động khác trong quản trị marketing (giá, phân phối, chiêu thị) có điều kiện triển khai một cách có hiệu quả

1.1.4 Các bước quản trị sản phẩm

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và những đặc điểm quan trọng khác của ngành.

Bước 2: Phát triển sản phẩm

Dựa trên các thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường, phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Bước 3: Xây dựng chiến lược tiếp thị Để tăng doanh số bán hàng và nâng cao thương hiệu, đưa ra các kế hoạch tiếp thị phù hợp với từng sản phẩm, quyết định chiến lược giá cả, kênh phân phối và chiến lược quảng cáo.

Bước 4: Quản lý sản phẩm

Theo dõi các sản phẩm đã phát triển, cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh để có thể điều chỉnh sản phẩm một cách phù hợp.

Bước 5: Quảng bá sản phẩm

Bước tiếp theo cũng quản lý sản phẩm đó chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút và quảng bá sản phẩm tốt hơn Mục tiêu lúc này chính là khơi gợi lên sự quan tâm từ phía người dùng đến thương hiệu đồng thời có các chiến dịch hỗ trợ thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Bước 6: Kiểm soát chất lượng Đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và quy định pháp lý

Bước 7: Hỗ trợ khách hàng

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cải thiện hình ảnh của thương hiệu.

Bước 8: Đánh giá hiệu quả sản phẩm: Đánh giá hiệu quả sản phẩm: Đánh giá hiệu quả của sản phẩm bằng cách sử dụng các chỉ tiêu kinh doanh như doanh số, lợi nhuận, thị phần, đánh giá khách hàng và các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của sản phẩm và đưa ra các quyết định cho các sản phẩm tiếp theo.

Quy trình phát triển sản phẩm mới và quản trị sản phẩm

Bước 1: Lên ý tưởng Ở bước này, chúng ta cần tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới của mình một cách có hệ thống Thực tế, một công ty có thể tạo ra đến hàng trăm ý tưởng, thậm chí hàng ngàn và chỉ để chốt thành công một vài ý tưởng cuối cùng Ý tưởng mới, có thể được thiết lập từ hai nguồn là nội bộ (Ban R&D hoặc những nhân viên khác ) và bên ngoài (Từ Khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh Nguồn quan trọng nhất vẫn chính là khách hàng, vì quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nên tập trung vào việc tạo ra những giá trị cho khách hàng)

Ta sẽ chọn lọc nhiều ý tưởng ở bước 1 để chọn ra một số ý tưởng khả thi nhất. Việc loại bỏ các ý tưởng chưa đủ tốt rất quan trọng, vì chi phí cho phát triển sản phẩm sẽ tăng rất nhiều trong những giai đoạn sau Do đó, doanh nghiệp chỉ nên thực thi ý tưởng có khả quan tạo ra lợi nhuận mà thôi.

Bước 3: Phát triển và thử nghiệm concept

Concept được coi như phiên bản mô tả chi tiết hơn của các ý tưởng ở trên, và được hiểu theo góc nhìn từ phía người tiêu dùng.là phác thảo kế hoạch giá và kênh phân phối cũng như ngân sách marketing; cuối cùng là kế hoạch bán hàng dài hạn ,mục tiêu lợi nhuận, và chiến lược Marketing Mix (4P).

Bước 4: Phát triển chiến lược Marketing

Một chiến lược tiếp thị đầy đủ cần bao gồm 3 phần: một là mô tả thị trường mục tiêu có nghĩa là đề xuất các giải pháp giá trị và mục tiêu doanh thu, thị phần và lợi nhuận trong vài năm đầu; hai là phác thảo kế hoạch giá và kênh phân phối cũng như ngân sách marketing; cuối cùng là kế hoạch bán hàng dài hạn , mục tiêu lợi nhuận, và chiến lược Marketing Mix (4P).

Bước 5: Phân tích kế hoạch tài chính Đánh giá mức độ hấp dẫn cùng khả năng kinh doanh của sản phẩm mới, như việc đánh giá doanh số, chi phí, dự báo lợi nhuận để phân tích xem liệu những yếu tố này có thỏa mãn với mục tiêu của ng ty hay không.cô

Bước 6: Phát triển sản phẩm

Sản phẩm cần phải được phát triển thành vật chất để bảo đảm rằng ý tưởng này thực sự khả thi trên thị trường Bộ phận R&D sẽ trực tiếp phát triển và thử nghiệm một hoặc nhiều phiên bản vật ý của các concept sản phẩm Sản phẩm thường trải qua những bài kiểm tra nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả.

Bước 7: Thử nghiệm trong phạm vi giới hạn

Trong giai đoạn này, sản phẩm, kế hoạch marketing sẽ được thử nghiệm trong những thị trường giả lập Doanh nghiệp sẽ có cơ hội thử nghiệm tất cả các yếu tố trước khi quyết định đầu tư đầy đủ.

Sau 7 bước kể trên, công ty đã có thể quyết định nên ra mắt sản phẩm mới hay không Nếu như có bước cuối cùng chính là tung sản phẩm mới đó ra thị trường Hai yếu tố cần xem xét trong bước này chính là thời gian và địa điểm Ví dụ, nếu đối thủ cạnh tranh đang chuẩn bị sẵn sàng giới thiệu dòng sản phẩm của riêng họ, doanh nghiệp nên đẩy thời gian để giới thiệu sản phẩm mới sớm hơn Nếu nền kinh tế đang dần suy thoái, ta có thể xem xét, dời lịch ra mắt.

DỰ ÁN OCOP VÀ SẢN PHẨM

Giới thiệu chung về OCOP

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP đồng bộ từ trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);

Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm;

Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trên phạm vi cả nước;

Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

Triển khai thực hiện từ 8 - 10 mô hình Làng văn hóa du lịch;

Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện;

Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;

Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP; Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP; Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp trung ương, tỉnh, huyện) thực hiện chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP.

Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện: a) Phạm vi thực hiện:

- Phạm vi không gian: chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

- Phạm vi thời gian: chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. b) Đối tượng thực hiện:

- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. c) Nguyên tắc thực hiện:

- Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nội dung a) Triển khai thực hiện chu trình OCOP tuần tự theo các bước:

- Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP;

- Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm;

- Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

- Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

- Đánh giá và xếp hạng sản phẩm;

- Xúc tiến thương mại. b) Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm, bao gồm:

- Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.

- Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

- Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.

- Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.

- Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.

- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu, c) Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm, bao gồm:

- Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, gồm 05 hạng sao:

Hạng 5 sao: Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao;

Hạng 2 sao: Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao;

Hạng 1 sao: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chương trình OCOP.

- Công tác kiểm tra, giám sát.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý triển khai thực hiện chương trình OCOP từ trung ương đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia chương trình OCOP.

Nội dung đào tạo, tập huấn: Kiến thức chuyên môn quản lý chương trình OCOP; kiến thức chuyên môn quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh theo Khung đào tạo, tập huấn của chương trình OCOP. d) Công tác xúc tiến thương mại: Hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế;xây dựng hệ thống Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP (Trung tâm

OCOP) gắn với hỗ trợ khởi nghiệp và thiết kế mẫu mã sản phẩm OCOP, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP; điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh, trung ương). đ) Các dự án thành phần của chương trình OCOP, bao gồm: Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm chương trình OCOP; Dự án mô hình mẫu làng/bản văn hóa du lịch; Dự án một số vùng sản xuất, dịch vụ nông thôn trọng điểm quốc gia (đại diện cho một số khu vực sinh thái - văn hóa có lợi thế trong cả nước); Dự án Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các vùng trọng điểm; các dự án thành phần (dự án số 2, 3, 4) thực hiện theo hình thức PPP, được triển khai khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: a) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức:

Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã, thôn; qua các hội nghị triển khai, khởi động chương trình OCOP, qua website của chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể b) Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện chương trình OCOP:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia. + Cơ quan thường trực: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương.

+ Ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng tư vấn chương trình OCOP để hỗ trợ các địa phương đánh giá, xếp hạng sản phẩm; tư vấn xây dựng thương hiệu quốc gia sản phẩm OCOP; giám sát chất lượng sản phẩm OCOP; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện chương trình OCOP.

Tổng quan về sản phẩm Gạo Ngọc Mầm và cơ hội thị trường tại các nước Đông Dương

Tổng quan về sản phẩm Gạo Ngọc Mầm:

Gạo Ngọc Mầm là loại gạo được lựa chọn từ giống lúa ST24 có nguồn gốc từ Nhật Bản được Việt Nam nhập về trong những năm gần đây và trồng thử nghiệm ở một số tỉnh trong cả nước

Gạo Ngọc Mầm là gạo còn nguyên phôi được ủ mầm trong điều kiện thích hợp, tạo ra nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe Gạo mầm xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 tại Nhật Bản và đã xuất hiện tại Việt Nam vài năm trở lại đây Tuy nhiên, tại vùng đất Hà Tĩnh sản phẩm gạo Ngọc Mầm được đánh giá có chất lượng ngon nhất và nổi tiếng với sản phẩm này Giống lúa tốt lại được canh tác trên những vùng đất có giàu dinh dưỡng và độ màu mỡ cao của một số địa phương nên đem lại kết quả cao.Gạo Ngọc Mầm được chọn từ lúa giống tốt (ST24) đem sấy khô, nhập kho,bảo quản theo tiêu chuẩn lúa giống Sau đó, loại bỏ lúa lép lửng và tách vỏ trấu; cho lên mầm, xử lý qua ba công đoạn trước khi tách màu và tách tấm Với quá trình này, gạo được tăng cường thêm các vitamin E, PP, B1, B6, Magiê… đặc biệt là chất GABA, chống độc cho thận. Đây là giống lúa phát triển tốt vào mùa Xuân, có khả năng chống chịu rét tốt và ít sâu bệnh

Gạo Ngọc Mầm KC là thương hiệu gạo đầu tiên của Hà Tĩnh đạt chứng nhận 4 sao OCOP.

Gạo Ngọc Mầm KC được sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu chọn giống – gieo trồng – chăm sóc đến thu hoạch và chế biến Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt mức độ Vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.

Gạo Ngọc Mầm KC Hà Tĩnh:

Gạo được trồng trên các cánh đồng lúa của vùng đất Thạch Hà (Hà Tĩnh), do Công ty TNHH KTV KC Hà Tĩnh liên kết với bà con nông dân trồng và thu hoạch, chế biến. Đặc điểm nổi bật

+ Sản xuất từ giống lúa đặc sản, thuần chủng

+ Canh tác theo quy trình bền vững, quy trình nghiêm ngặt

+ Chất lượng ổn định không đấu trộn

+ Không dùng hóa chất tẩy trắng tạo mùi

+ Không dư lượng thuốc trừ sâu

+ Không dư hàm lượng phân bón hóa học, kim loại nặng trong gạo.

+ Gạo khi nấu thành cơm có độ dẻo thơm

+ Vị ngọt thanh tự nhiên, thơm ngon tuyệt hảo

+ Hạt cơm vẫn dẻo dù để đến nguội, thuận tiện để nấu cháo.

Cơ hội tại thị trường Campuchia

Một trong những cơ hội mới để các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng thị trường tại Campuchia là việc tiếp cận với các khách hàng đến từ Trung Quốc Những năm gần đầy, số lượng các công ty Trung Quốc đến đầu tư tại Campuchia ngày càng đông kéo theo một lượng lớn lao động là người Trung Quốc sang Do đó, đem hàng sang Campuchia để bán cho các bếp ăn của người Trung Quốc cũng là 1 trong những cơ hội cho doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tại đây.

Các doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm phù hợp cho thị trường Campuchia, không chỉ hướng đối tượng khách hàng là người dân mà còn phải hướng đến các doanh nghiệp ở Campuchia Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu và có bao bì, mẫu mã đẹp để nâng cao sức cạnh tranh với các mặt hàng Thái Lan, Trung Quốc

Trước hết, đại diện VBCC đề nghị các ngành chức năng nên tạo điều kiện để việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của 2 bên được thông thoáng, dễ dàng Đồng thời, nên có

1 tổ chức trung gian để liên kết, trao đổi thông tin về nhu cầu mua-bán của 2 bên; đưa những đề xuất, vướng mắc, khó khăn đến các cơ quan để việc xúc tiến đầu tư, thương mại của 2 bên đạt kết quả cao.

Đối thủ cạnh tranh trong nước và thị trường Campuchia của Gạo Ngọc Mầm Đối thủ cạnh tranh trong nước

Gạo Hạt Ngọc Trời Gạo A An Ưu điểm

- Sản xuất theo tiêu chuẩn SRP của Quốc tế, đạt chứng nhận

HACCP, BRC, không dư lượng thuốc trừ sâu và không kim loại nặng trong gạo

- Chất lượng ổn định, không hoá chất tẩy trắng, tạo mùi, không đấu trộn.

- Giúp ổn định đường huyết, giảm quá trình lão hoá, giảm cân tự nhiên, tốt cho hệ tiêu hoá.

- hạt thon dài, cơm có vị ngọt đậm của gạo và độ mềm dẻo không dính

- Truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm bằng mã QR code

- Là giống lúa thuần chủng

- Đáp ứng hơn 600 chỉ tiêu chất lượng của Nhật Bản và xuất khẩu hơn 37 nước trên thế giới

- Giá từ 20.000-35.000 đồng/kg tuỳ loại khác nhau.

- Tất cả các sản phẩm của A An đều đạt chứng nhận VSATTP đang được áp dụng trên thế giới như HACCP, BRC, ISO, SGS; qua quy trình kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn Hàn Quốc, Đài Loan và kiểm định xay xát theo tiêu chuẩn US No.1-US No.3 của Mỹ.

- Đảm bảo không chứa chất bảo quản, không dư lượng thuốc trừ sâu, khôgn dùng giống lúa biến đổi gen, không chất tạo mùi,…

- Hạt nhỏ, thon dài, màu trắng trong, có vị ngọt và mùi thơm.

- Đa dạng sản phẩm mẫu mã

Nhược điểm - xuất hiện nhiều loại gạo giả, cần có cách phân biệt.

- Chưa phân phối sâu vào thị trường Đối thủ canh tranh tại thị trường Campuchia

Gạo Thái Campuchia: có nguồn gốc từ giống lúa Thái và được trồng tại

Campuchia, hạt gạo thon dài, màu trắng nhưng không được sáng như các loại gạo đặc sản khác Khi nấu cho cơm rất ngon, dẻo vừa, thơm và đặc biệt cơm rất ngọt.

Gạo Lài Sữa Campuchia từ giống lúa Khaodokmali, được nông dân trồng tại các vùng trũng đất đai phì nhiêu Người Campuchia cực kì chú trọng đến chất lượng hạt gạo Họ không sử dụng phân bón hoá học trong quá trình canh tác Họ chỉ trồng lúa lài 1 vụ duy nhất trong năm, do đó cây lúa có điều kiện tối ưu để phát triển. Gạo lài sữa Campuchia có màu trắng hơi đục, hạt nhỏ, thon, dài, thơm nhẹ Hạt cơm mềm dẻo, vị ngọt thanh và có hương thơm tự nhiên Đặc biệt, khi để qua đêm, cơm cẫn giữ được độ dẻo thơm, lâu bị thiu

Gạo Campuchia: Gạo campuchia được người dân campuchia được gieo trồng ở vùng trũng, Là gạo lúa mùa chỉ trồng 1 vụ trong năm, thời gian canh tác 6 tháng nên chất lượng gạo đậm đà vị đặc trưng Canh tác truyền thống nên ít phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật nên đó là gạo sạch – an toàn Hạt lúa màu vàng nâu, dài thon rất thơm với hạt gạo trắng ngà.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

Định hướng phát triển sản phẩm từ tầm nhìn, sứ mệnh của công ty

Mang trong mình sứ mệnh cung ứng các sản phẩm và dịch vụ hướng về người tiêu dùng và tiên phong trong nhiệm vụ xây dựng chuỗi giá trị nông sản và nền nông nghiệp xanh cùng với một tầm nhìn hướng đến tương lai trở thành tập đoàn kinh tế phát triển năng động và bền vững, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và hội nhập hóa thì gạo Ngọc Mầm KC Hà Tĩnh nói riêng và công ty TNHH KTV KC Hà Tĩnh nói chung đều mong muốn sẽ có những hướng đi đúng đắn, định hướng sản phẩm cụ thể và đã có những việc làm thiết thực như sau: Đề xuất với các đơn vị chức năng của địa phương triển khai mở rộng diện tích canh tác trên một số địa bàn có lợi thế phát triển cây lúa giống mới này

Trong vòng 5 năm tới, xây dựng ỏn định vùng nguyên liệu với diện tích 2.000 ha, tiếp tục liên kết với bà con sản xuất khép kính và bao tiêu cho chuỗi giá trị đạt 15.000 tấn gạo chất lượng cao.

Bên cạnh đó, công ty tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ người nông dân như cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu thu mua 100% sản phẩm sau thu hoạch với giá ưu đãi cho người nông dân.

Xây dựng hệ thống nhà xưởng sản xuất với những nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng cao để phục vụ công tác chế biến sản xuất.

Với mục tiêu hướng tới là phát triển những sản phẩm làm từ gạo Ngọc Mầm như bộ sữa gạo, cám gạo làm đẹp, bún miến khô, cốm,… nhằm nâng cao, quảng bá giá trị của loại gạo này và đồng thời giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Tiếp tục xây dựng các kế hoạch, chiến lược mới để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra những thị trường tiềm năng để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu không chỉ trong nước mà còn ra thị trường nước ngoài nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng nhiều hơn.

=>>> Qua những điều trên, ta có thể thấy những định hướng mà công ty TNHH KTV KC Hà Tĩnh đề ra với mong muốn có thể phát triển sản phẩm gạo Ngọc Mầm hơn nữa, đến gần hơn với người tiêu dùng, luôn cam kết mang đến quý khách hàng sản phẩm chất lượng cao, không chất bảo quản, tuân thủ theo quy trình chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và mong muốn sẽ trở thành loại gạo ngon nhất tại mảnh đất Hà Tĩnh này, được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài không chỉ trong nước Vì vậy, để luôn ghi dấu ấn trong mắt khách hàng, sản phẩm được xuất khẩu , công ty cần tìm hiểu kĩ càng, chi tiết về các thị trường tiềm năng để có thể vừa xuất khẩu vừa mở rộng thị trường khách hàng, mà điển hình là thị trường các nước thuộc khu vực Đông Dương.

Nghiên cứu môi trường cho sản phẩm tại thị trường Đông Dương

- Tại thị trường Đông Dương, Campuchia đang là thị trường khá tiềm năng đối với gạo Ngọc Mầm, cụ thể:

+ Theo số liê ™u của Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020, thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia đạt mức tăng trưởng trung bình 17%/năm, từ 2,92 tỷ USD năm 2015 lên 5,32 tỷ USD năm 2020.

+ Thời gian gần đây, mă ™c dù dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua khiến hoạt đô ™ng thương mại biên giới gă ™p nhiều trở ngại nhưng kim ngạch xuất khẩu giữa Viê ™t Nam với Campuchia vẫn đạt những kết quả khả quan Cụ thể, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia đạt 4,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2020 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia đạt 2,6 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước.

+ Các mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia, bao gồm: sắt thép các loại; sản phẩm hóa chất; sản phẩm nhựa; máy móc, thiết bị điện; thực phẩm chế biến, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc Các mặt hàng nhập khẩu: cao su, hạt điều, nông sản.

+ Hiện cả hai nước đều là thành viên của ASEAN và đều được hưởng lợi từ những cam kết trong khu vực Theo cam kết và lộ trình giảm thuế Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia (trừ một số mặt hàng bảo lưu) đều được hưởng thuế từ 0-5%.

+ Thêm nữa, Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được đón nhận tại thị trường Campuchia.

=>>> Qua đó, ta có thể thấy thị trường Campuchia đang là thị trường tiềm năng đối với sản phẩm gạo Ngọc Mầm khi có những yếu tố hết sức thuận lợi: kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước năm sau tăng so với năm trước, những loại mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đều được hưởng thuế,… Hơn nữa giữa nước ta và Campuchia còn có những điểm tương đồng về văn hoá, thói quen tiêu dùng Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty phụ trách sản xuất gạo Ngọc Mầm khi nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng hai nước không khác nhau quá nhiều, giúp quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm không bị thay đổi hoặc không cần thiết phải điều chỉnh hàm lượng các nguyên liệu sao cho phù hợp khi sản xuất sử dụng trong nước Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay đã có sự hiện diện khá lâu và đông đảo tại Campuchia Cùng với đó, hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là mì ăn liền, sản phẩm nhựa, thuốc lá, bánh kẹo, bắp giống, hàng gia dụng, rau quả nên việc xuất khẩu gạoNgọc Mầm Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ta có thể tranh thủ gắn bó, hợp tác để đưa sản phẩm hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu, rộng tại thị trường Campuchia Với những đặc điểm nổi bật về nguồn gốc, chất lượng của mình thì đặt một ngôi sao hy vọng gạo Ngọc Mầm sẽ được đón nhận tại thị trường nước bạn và giúp Việt Nam cũng như địa phương sản xuất ra loại gạo này sẽ ngày càng phát triển và có những bước tiến lớn trong ngành nông nghiệp nói chung.

Hình thành ý tưởng phát triển sản phẩm

Bữa cơm gia đình là linh hồn của hạnh phúc, sự yêu thương, gắn bó và nuôi dưỡng tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình Bữa cơm còn là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa trong ẩm thực.Điều làm nên linh hồn của bữa cơm gia đình, chính là sự khéo léo, tỉ mỉ của người mẹ, người vợ trong việc lựa chọn những loại gạo an toàn, để mang đến những chén cơm ngon, an toàn cho sức khỏe Gạo Ngọc Mầm là một trong những lựa chọn hoàn hảo để góp phần cho bữa cơm thêm ngon và đậm vị.

Sản phẩm gạo ngọc mầm sẽ vẫn tiếp tục với sản phẩm gạo chất lượng và ngoài ra, thị trường quốc tế cũng đang vô cùng quan tâm với việc làm đẹp, đặc biệt là chị em phụ nữ trên toàn thế giới cũng rất chú trọng vấn đề này, không phải ai cũng biết rằng bột cám gạo cũng có khả năng làm da mịn màng khi sử dụng chúng, nên vậy sản phẩm mới được chúng tôi lựa chọn đó là bột cám gạo làm đẹp.

Với sự thành công tại thị trường Việt Nam và thị trường đầy tiềm năng Campuchia sẽ là thị trường tiếp theo để gạo Ngọc Mầm gia nhập trong thời gian tới.

Sản phẩm gạo Ngọc Mầm

Là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Capuchia, chiếm 70% tổng sản phẩm xuất khẩu.

Bột cám gạo Ngọc Mầm

Là sản phẩm bổ sung và chiếm 30% tổng sản lượng xuất khẩu, không chỉ chú trọng tới sản phẩm cốt lõi nông sản mà doanh nghiệp muốn tận dụng những thành phẩm ít người để ý và có ít trên thị trường Campuchia

Trong quá trình xay xát lúa, cám gạo bị tróc khỏi hạt và trở thành nguyên liệu phụ, do đó, chúng thường có giá thành thấp, nhưng lại sở hữu hơn 65% giá trị dinh dưỡng của hạt gạo Sử dụng tối đa hiệu quả của hạt lúa gạo Hà Tĩnh, không chỉ xuất khẩu những sản phẩm cốt lõi, Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú từ bột cám gạo, mặc dù cám gạo không thể sử dụng làm thực phẩm cho con người nhưng nó đã được tận dụng để trở thành một nguyên liệu làm đẹp da một cách tự nhiên cho phụ nữ phương Đông từ bao đời nay Không chỉ mang lại nhiều công dụng từ sản phẩm này, mà nó còn được sự yêu thích bởi thành phần tự nhiên, không có hại cho sức khỏe hay làn da của phụ nữ tại Campuchia.

Khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm gạo Ngọc Mầm là khách hàng , khách lẻ chỉ mua số lượng nhỏ dùng cho gia đình, đặc biệt người lao động sẽ sử dụng gạo với số lượng lớn, Đối với họ, gạo giá hợp lý và chất lượng là tiêu chí hàng đầu trong việc ra quyết định mua hàng Để đáp ứng nhóm khách hàng này, gạo Ngọc Mầm đảm bảo giá cả phải cạnh tranh, chất lượng hạt gạo phải tương đối Và nhóm khách hàng này cũng chiếm đa số, có mặt từ thành thị đến nông thôn, ở bất kể khu vực nào.

Khách hàng mục tiêu tiếp theo là những khách hàng sỉ - mua với số lượng lớn như bếp ăn công nghiệp,, canteen trường học, cơ quan Chất lượng luôn đặt lên hàng đầu, mặc dù nhập với số lượng lớn nhưng nhu cầu về gạo của họ cũng vô cùng cao. Khách hàng mục tiêu của bột cám gạo làm đẹp Ngọc Mầm chủ yếu là phụ nữ bởi họ quan tâm tới việc làm đẹp đặc biệt là những sản phẩm từ thiên nhiên, không gây hại và kích ứng cho da.

Kế hoạch marketing chủ yếu là quảng cáo và PR, bởi người Campuchia tốn quá nhiều chi phí khi sử dụng internet nên quảng cáo ngoài trời sẽ là sự lựa chọn phù hợp không chỉ tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả mà còn thu hút khách hàng hơn khi xuất hiện tại những vị trí đắc địa và nhiều người qua lại Ngoài ra, doanh nghiệp còn tổ chức hội chợ về sản phẩm nông sản Việt Nam đặc biệt là sản phẩm gạo ngọc mầm, tăng mức độ nhận diện thương hiệu thông qua chương trình này Đối việc tính toán chi phí sao cho hợp lý cũng là môt vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm bởi chi phí cao đồng nghĩa với việc gia thành sản phẩm cũng được đẩy lên cao, vì vậy doanh nghiệp sẽ tính toán tất cả các chi phí từ chi phí sản xuất, đóng gói chi phí vận chuyển và xuất khẩu, để hình thành một mức giá ổn định và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Sản phẩm thâm nhập vào thị trường luôn có mục tiêu sẽ có chu kỳ sống sản phẩm dài thậm chí là phát triển vững mạnh tại thị trường này, vì vậy trước khi thâm nhập thị trường doanh nghiệp cũng tiến hành nghiên cứu thị trường về thị trường bên Campuchia điểm mạnh điểm yếu cơ hội cũng như thách thức của gạo Ngọc Mầm khi tham gia vào thị trường này, được thử nghiệm và kiểm tra chặt chẽ từ quy trình đến dự trù rủi ro cũng được kiểm tra giám sát nhằm mang tới chất lượng tốt nhất cho khách hàng tại thị trường bên Campuchia.

Như đã phân tích, thị trường mục tiêu để phát triển sản phẩm sẽ nhắm vào địa điểm tại các thành phố lớn, trung tâm bởi họ có nhu cầu cao cũng như tiêu chuẩn nhất định về chất lượng sản phẩm, với chất lượng của Ngọc Mầm hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của họ thậm chí là được yêu thích bởi người dân ở thị trường này, sau đó khi có được thành công nhất định sẽ tiếp tục mở rộng sang các địa điểm khác như các vùng lân cận đầy tiềm năng.

Xây dựng bộ nhận diện cho sản phẩm

- BỘ NHẬN DIỆN SẢN PHẨM:

Hình 3.2 Logo gạo Ngọc Mầm

Logo vẫn giữ nguyên logo của Ngọc Mầm hiện tại với 2 gam màu chính là màu cam vàng và màu xanh lục Màu vàng biểu trưng cho sinh động nhiệt huyết, trẻ trung màu của lúa chín hoa màu hồn thịnh và giàu sang Màu xanh lục là màu của thiên nhiên, an toàn thân thiện, màu của sự sống.

Ngọc Mầm với ý nghĩa của sự ấm áp yêu thương thể hiện ở 2 chiếc lá tạo thành đôi bàn tay nâng đỡ những hạt gạo thể hiện sự ấm no sung túc.

Cụm chữ logo với hình ảnh viên ngọc và mầm lá được cách điệu tinh tế nhằm tăng tính nhận diện cho thưong hiệu.

DESIGN BY TRAN HUU QUY – A40825

Hình 3.3 Bao bì sản phẩm gạo Ngọc Mầm

Hình 3.4 Ảnh 2D mặt trước bao bì gạo Ngọc Mầm

Bao bì mới được làm bằng chất liệu Nylon với đặc tính bền và chịu được lực tác động

Bao 5kg có kích thước 30x45x6cm

Bao 10kg có kích thước 35x55x10cm

Bao 20kg có kích thước 45x70x15cm

Bao bì mới được thiết kế với nền chủ đạo là màu vàng nhạt màu đặc trưng nền nông nghiệp Việt Nam pha trộn vào đó là màu xanh lục và sự xuất hiện của hình ảnh bà con nông dân đang cấy lúa tạo cảm giác thân quen, yên bình của làng quê Việt 2 Logo chứng nhận HACP (là một ng cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệcô thống kiểm soát) và chứng nhận 4 sao của OCOP ở phía 2 góc trái và phải).

Tất cả các chữ trên bao bì sản phẩm ngoài tên thương hiệu được in bằng tiếngAnh để phù hợp cho xuất khẩu đi các nước.

Chiến lược sản phẩm mới

Gạo Ngọc Mầm là gạo còn nguyên phôi được ủ mầm trong điều kiện thích hợp, tạo ra nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe Gạo mầm xuất hiện lần đầu tiên năm

1995 tại Nhật Bản và đã xuất hiện tại Việt Nam vài năm trở lại đây Tuy nhiên, tại vùng đất Hà Tĩnh sản phẩm gạo Ngọc Mầm được đánh giá có chất lượng ngon nhất và nổi tiếng với sản phẩm này Giống lúa tốt lại được canh tác trên những vùng đất có giàu dinh dưỡng và độ màu mỡ cao của một số địa phương nên đem lại kết quả cao. Gạo ST24 Ngọc Mầm có hàm lượng dinh dưỡng khá cao như: protein, glucid, các vitamin và khoáng chất khác.

Việc phát triển sản phẩm gạo được bình chọn là một trong những loại gạo ngon nhất thế giới là một lợi thế cạnh tranh với các loại gạo khác tại thị trường gạo Campuchia

Bột cám gạo có nhiều tác dụng tuyệt với như:

Trị mụn: Là nguyên liệu phổ biến trong điều trị mụn, cám gạo thường được sử dụng để đắp mặt nạ vì chúng sở hữu các vi lượng vitamin B1, E trị mụn giúp tăng sinh collagen, tái tạo tế bào, kháng khuẩn, tiêu viêm cồi mụn, tình địch của mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn đầu đen, giải quyết vấn đề thâm sau mụn.

Thu nhỏ, thông thoáng lỗ chân lông: Các dưỡng chất trong bột cám gạo sẽ thấm sâu vào da, phục hồi da hư tổn ngay từ bên trong khi sử dụng để rửa mặt Khi làn da khỏe mạnh, việc đào thải cặn bã, dầu thừa dễ dàng hơn Từ đó ngăn chặn việc bít tắc lỗ chân lông.

Ngừa nám, tàn nhang: Bột cám gạo có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó vitamin B1 là cứu tinh trong công cuộc dưỡng da, đẩy lùi quá trình hình thành sắc tố melanin (nguyên nhân gây nám da) Nếu kết hợp mặt nạ cám gạo với sữa tươi không đường, bạn sẽ thu được hỗn hợp trị nám thần kỳ, thúc đẩy tiêu nám nhanh chóng, đặc biệt phù hợp da nhạy cảm Chất lipid trong bột cám gạo có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự tác động của tia cực tím do đó phòng chống nám và tàn nhang.

Chăm sóc tóc: Nước cám gạo lọc để chua lên men có tác dụng như một màng bảo vệ tóc bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng vitamin A và C làm cho tóc óng mượt,vitamin B giúp các tế bào sắc tố màu đen trở nên đen hơn có thể sử dụng làm gội đầu hằng ngày giúp mái tóc chắc khỏe, bóng mượt và hạn chế gàu.

Làm trắng da: Trong bột cám gạo có chứa 10% axit phytic có tác dụng tẩy da chết nhẹ, đồng thời kiểm soát sắc tố da, tiêu hủy tế bào, kích thích tái tạo tế bào mới do vậy có thể cải thiện tông màu da Chỉ cần với bột cám gạo nguyên chất, hoặc kết hợp thêm bất cứ nguyên liệu tự nhiên nào mà bạn yêu thích và áp dụng lên mặt đều đặn, bạn sẽ thấy da mình trắng sáng lên rất nhiều Cách làm này phù hợp cho mọi loại da, và đảm bảo không bao giờ có tác dụng phụ.

Chống oxi hóa: Cám gạo được coi là chất có thể chống oxy hóa hiệu quả bậc nhất Trong thành phần phần của cám gạo có chứa phytosterol – có tác dụng chống oxy hóa, kiểm soát đường huyết, cải thiện tình trạng sức khỏe tuyến tiền liệt hiệu quả và tăng cường chuyển hóa cholesterol trong cơ thể Cám gạo nguyên chất không chứa lactose, gluten và không gây dị ứng nên dễ dàng thích nghi với tất cả mọi đối tượng. Nếu có thể tìm hiểu và nghiên cứu thị trường hiệu quả Việc phát triển các sản phẩm mới của công ty là có khả năng Việc nói lên được các lợi ích của sản phẩm mới đến với những khách hàng tiềm năng là điều cần làm trước tiên.

3.5.2 Chiến lược kinh doanh sản phẩm mới

Mở rộng kênh phân phối: sản phẩm gạo Ngọc Mầm được sản xuất theo qui trình khép kín từ khâu nghiên cứu giống, gieo trồng, tới sản xuất đóng gói thành phẩm, cũng như tập trung đầu tư vào dịch vụ chăm sóc khách hàng và phát triển hệ thống kênh phân phối đa dạng tại các siêu thị, cửa hàng, kênh online đặt hàng giao đến tận tay người dùng … Công ty nên không chỉ xuất khẩu gạo cho công ty khác tại Campuchia mà nên liên doanh với công ty khác tại Campuchia để tiếp cận thị trường tốt hơn cũng như quản lý được việc gạo được bán đúng với quy trình.

Chiến lược về giá: Công ty nên đề xuất giá thấp hơn không nhiều với những loại gạo là đối thủ cạnh tranh tại thị trường khi mới bắt đầu thâm nhập thị trường

Tiếp cận thị trường mục tiêu: thị trường Campuchia đang là thị trường tiềm năng đối với sản phẩm gạo Ngọc Mầm khi có những yếu tố hết sức thuận lợi: kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước năm sau tăng so với năm trước, những loại mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đều được hưởng thuế,… Hơn nữa giữa nước ta và Campuchia còn có những điểm tương đồng về văn hoá, thói quen tiêu dùng Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty phụ trách sản xuất gạo Ngọc Mầm khi nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng hai nước không khác nhau quá nhiều, giúp quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm không bị thay đổi hoặc không cần thiết phải điều chỉnh hàm lượng các nguyên liệu sao cho phù hợp khi sản xuất sử dụng trong nước Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam từ trước tới nay đã có sự hiện diện khá lâu và đông đảo tại Campuchia Cùng với đó, hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu là mì ăn liền, sản phẩm nhựa, thuốc lá, bánh kẹo, bắp giống, hàng gia dụng, rau quả nên việc xuất khẩu gạo Ngọc Mầm Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ta có thể tranh thủ gắn bó, hợp tác để đưa sản phẩm hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu, rộng tại thị trường Campuchia.

Thâm nhập thị trường Campuchia: công ty có thể chọn nhiều phương thức thâm nhập thị trường Campuchia như:

Xuất khẩu trực tiếp: doanh nghiệp cần có riêng bộ phận xuất khẩu, nhằm bán sản phẩm của mình thông qua một trung gian ở Campuchia, có thể là địa lý trực tiếp hoặc nhà phân phối trực tiếp Loại hình này yêu cầu doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều khía cạnh về tài chính và con người Ưu điểm của phương thức này là: doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường địa phương và khách hàng tiềm năng nhanh chóng Chuỗi phân phối sẽ ngắn hơn so với xuất khẩu gián tiếp Kiểm soát nhiều hơn đối với các chiến lược hỗn hợp marketing – 4P.

Liên doanh: thỏa thuận theo hợp đồng được tạo ra để doanh nghiệp tự mình thực hiện kinh doanh, tách biệt với hoạt động kinh doanh cốt lõi của những bên tham gia Liên doanh giúp tiếp cận thị trường Campuchia nhanh hơn Đối tác địa phương của liên doanh có thể đã phát triển thị trường, có mối quan hệ với chính phủ, nắm rõ các vấn đề liên quan đến hạn mức tín dụng, phê duyệt quy định, nguồn cũng cấp với tiện ích, đồng thời có đội ngũ nhân viên có trình độ với kiến thức văn hóa Sau khi thành lập, đối tác liên doanh có thể tiếp cận với các mối quan hệ được thiết lập sẵn của đối tác địa phương nói trên Khi chi phú gia tăng, dẫn đến việc rủi ro khi mở thị trườngCampuchia cũng tăng theo, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận bằng cách chia sẻ những chi phí hoặc rủi ro này với một đối tác trong nước Danh tiếng của đối tác liên doanh mang lại uy tiến cho liên doanh trên thị trường địa phương, đặc biệt là với các nhà cung cấp và khách hàng quan trọng đã có sẵn.

Kế hoạch thử nghiệm thị trường

- Để xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó sang một thị trường nước ngoài, ta cần tìm hiểu kĩ về thị trường, cách đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường, tìm hiểu thói quen tiêu dùng, nhu cầu ra sao Để có thể đưa sản phẩm gạo Ngọc Mầm tiến vào thị trường Campuchia, chúng tôi sẽ đề xuất một kế hoạch thử nghiệm như sau:

+ Trước tiên, tìm hiểu về vị trí địa lý, khách hàng, đối thủ cạnh tranh ( nếu có), đặc điểm của khu vực mình lựa chọn để xuất khẩu gạo sang đó với một ít mẫu dùng thử, xem phản hồi của người tiêu dùng ra sao Và hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn mở cửa hàng tại Campuchia để trực tiếp phân phối hàng đến tận tay người tiêu dùng Campuchia.

+ Tiếp đến, sẽ tiến hành quảng cáo sản phẩm sớm vì hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm của Việt Nam nói chung còn rời rạc, chưa tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng và chưa tạo được vị thế của hàng Việt Nam trong giới kinh doanh ở Campuchia.

+ Sau đó, nếu nhận được phản hồi tốt, tiếp tục đẩy mạnh chương trình quảng bá thương hiệu Việt Nam và thương hiệu sản phẩm; trung thực và giữ chữ tín trong kinh doanh tại Campuchia và nên có người giới thiệu sản phẩm cho các nhà cửa hàng bán lẻ tại thị trường này.

+ Đồng thời, sau khi đưa được sản phẩm vào thị trường, trong quá trình thử nghiệm chúng ta cần bám sát kế hoạch thử nghiệm đã đề ra, liên tục kiểm tra tình hình của sản phẩm tại thị trường Campuchia, đón nhận những phản hồi của khách hàng, đưa ra những thay đổi khi có bất kì vấn đề gì xảy ra,…

+ Cuối cùng, nếu sản phẩm gạo Ngọc Mầm được đón nhận, thì chúng ta sẽ thiết lập mạng lưới phân phối hàng xuất khẩu của Việt Nam và tiến hành sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo sang thị trường mới này với số lượng lớn và cố gắng duy trì sản lượng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng cao để góp phần giúp phát triển nền kinh tế địa phương và nước nhà.

Xây dựng chương trình marketing mix theo chu kỳ sống sản phẩm

Giai đoạn 1: Ra mắt và chính thức đưa sản phẩm tiếp cận thị trường Campuchia

Mục tiêu: đạt được sự công nhận rộng rãi và kích thích người tiêu dùng thử sản phẩm Các nỗ lực tiếp thị nên nhắm mục tiêu vào đối tượng khách hàng yêu thích những trải nghiệm độc đáo, mới lạ – những người có nhiều khả năng mua một sản phẩm mới nhất, đẩy mạnh quảng cáo và truyền thông tới khách hàng mục tiêu. Thực ra,Campuchia rất phát triển và đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo với chất lượng cao vì là nước vẫn phát triển nông nghiệp nên họ luôn chú trọng vào chất lượng, nhưng cũng không thể bỏ qua cơ hội xuất khẩu vào thị trường này khi chất lượng loại gạo Mầm Ngọc cũng ngang ngửa không kém so với các sản phẩm nội địa.

Sản phẩm: Với hai sản phẩm chủ lực là gạo Ngọc Mầm được sản xuất và đóng gói chỉnh chu theo từng gói 5kg, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khi một sản phẩm mới vào thị trường, khách hàng hoàn toàn có thể mua số lượng nhỏ để dùng thử sau đó hài lòng và hợp khẩu vị sẽ tiếp tục mua sản phẩm gạo Ngọc Mầm Hà Tĩnh và bột gạo Ngọc Mầm làm đẹp cho phụ nữ được đóng gói theo túi zip cao cấp 500g/ gói, được kiểm định đóng gói cẩn thận đi kèm hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng.

Giá: chúng tôi lựa chọn giá thâm nhập thị trường, với mức giá thấp để nhanh chóng gia nhập thị trường và chiếm thị phần, trước khi tăng giá so với mức tăng trưởng của thị trường Hiện tại mức giá tại thị trường nội địa là 140 nghìn/ 5 kg, Sau khi tính toán những chi phí về vận chuyển, thuế nhập khẩu, thì mức giá tại Campuchia sẽ cao hơn so với thị trường Việt Nam nhưng đối với thị trường Campuchia sẽ là mức giá trung bình với 150 nghìn đồng/ 5kg gạo nguyên chất.

Giá của bột cám gạo làm đẹp có mức giá là 80 nghìn đồng/ 500g Là một dòng sản phẩm ít được nhà phân phối quan tâm vì mang lại ít giá trị dinh dưỡng nhưng đối với giới làm đẹp tự nhiên thì lại có giá trị cao và đươc ưa chuộng bởi sự lành tính và hiệu quả khi sử dụng.

Phân phối: Ngọc Mầm lựa chọn nhà phân phối chủ yếu thông qua các đại lý, các siêu thị lớn nhỏ tại Campuchia, măc dù đây là kênh phân phối không lớn nhưng cũng là bước đầu để thâm nhập vào thị trường từng bước một, vì là sản phẩm đã co s mặt trên thị trường đồng thời nhiều đối thủ cạnh tranh, nên doanh nghiệp vẫn chọn kênh phân phối an toàn và hiệu quả dần dần thay vì phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng khi chưa nắm rõ thị trường bên Campuchia.

Xúc tiến: với sự phát triển nhanh chóng như thế kỉ 21, tất cả các doanh nghiệp khi bắt đầu vào thị trường đều có xu hướng truyền thông, quảng cáo trước khi ra nhập thị trường, đối với Mầm Ngọc cũng vậy, đẩy mạnh truyền thông cũng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Mặc dù internet vô cùng phát triển trên thế giới nhưng tại Campuchia, chi phí internet tại đây lại vô cùng đắt đỏ, chiếm 70% cư dân sử dụng internet tại các cửa hàng, quán ăn thay vì lắp đặt tại nhà do chi phí quá đắt đỏ, nên chúng tôi sẽ sử dụng hình thức quảng cáo ngoài trời để quảng bá và truyền thông, với tần suất lặp đi lặp lại thì sẽ là phương thức quảng cáo để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng tại Campuchia.

Giai đoạn 2: Tăng trưởng thị trường Ở giai đoạn này doanh thu bán hàng thường tăng theo cấp số nhân Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, thúc đẩy sự gia tăng sản xuất và sản phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn.

Mục tiêu: mở rộng kênh phân phối, cắt giảm chi phí quảng cáo, cải thiện chất lượng và tăng mức độ cạnh tranh

Sản phẩm: thông qua quá trình thử nghiệm sản phẩm và giai đoạn thứ nhất của chu kì sống sản phẩm Doanh nghiệp thu được những phản hồi, ý kiến và đánh giá khác nhau về sản phẩm, vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn sẽ có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt sau khi được sự yêu thích của người dân nơi đây, doanh nghiệp sẽ tăng trọng lượng của sản phẩm, thay vì chỉ dừng lại ở khối lượng5kg mà còn có những mức đóng gói khác đó là 10kg và 20 kg Đối với sản phẩm bột cám gạo dưỡng da cũng đầu tư nhiều hơn về mẫu mã, trọng lượng phong phú và đa dạng hơn.

Giá: Với chiến lược giá thâm nhập thị trường với giá thấp, sau khi trải qua giai đoạn 1 và gặt được những sự thành công nhất định, giá sẽ được điều chỉnh so với giai đoạn đầu, giá thường sẽ nhỉnh hơn và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này, mức giá tăng lên thường sẽ chỉ từ 5 -10% so với giá ban đầu.

Phân phối: đây chính là giai đoạn mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh các kênh phân phối sao cho đa dạng và rộng rãi tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng mục tiêu hơn, giai đoạn 1 phân phối chủ yếu cho các đại lý và các nhà bán lẻ nhưng giai đoạn này mở rộng thêm các nhà bán buôn, bán sỉ nhập hàng với số lượng lớn.

Xúc tiến: Như đã phân tích, giai đoạn này sẽ cắt giảm một vài những chi phí về

Marketing, quảng bá cho sản phẩm, nhưng chỉ cắt giảm vẫn đầu tư vừa phải vào những phương tiện truyền thông ngoài trời là chủ yếu, đồng thời tổ chức hội chợ về các loại gạo nhập khẩu để mọi người được trải nghiệm cũng như dùng thử khi ghé đến hội chợ được Ngọc Mầm tổ chức tại một số thành phố lớn tại Campuchia.

Giai đoạn 3: Đạt đỉnh và bão hoà thị trường

Mục tiêu: Củng cố độ nhận diện thương hiệu, tối đa hóa lợi nhuận, bảo vệ thị phần.

Sản phẩm: Làm nổi bật những điểm khác biệt giữa sản phẩm với các lựa chọn thay thế trên thị trường Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần làm bật những điểm khác biệt về sản phẩm không chỉ về nguồn gốc sản xuất, nuôi trồng theo công nghệ cao đồng thời quy trình tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn và sạch sẽ bởi sản phẩm bột cám gạo sẽ được sử dụng trực tiếp trên da.

Thay đổi và cải tiến sản phẩm (chất lượng, tính năng, mẫu mã,…), không chỉ được tân tiến và cải thiện về mẫu mã ở giai đoạn 2, mà trong giai đoạn này doanh nghiệp tiếp tục cải thiện về mẫu mã được bắt mắt hơn.

Giá: Tại giai đoạn này, giá dường như ổn định và ít có sự thay đổi nhưng trong trường hợp cần thiết thì mức giá vẫn có sự thay đổi, phụ thuộc vào thị trường, đối thủ cạnh tranh hay những yếu tố khác như thuế xuất khẩu, các chính sách của nhà nước.

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.3. Bao bì sản phẩm gạo Ngọc Mầm - kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm gạo ngọc mầm thuộc dự án ocop xuất khẩu sang thị trường đông dương
Hình 3.3. Bao bì sản phẩm gạo Ngọc Mầm (Trang 23)
Hình 3.4. Ảnh 2D mặt trước bao bì gạo Ngọc Mầm - kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm gạo ngọc mầm thuộc dự án ocop xuất khẩu sang thị trường đông dương
Hình 3.4. Ảnh 2D mặt trước bao bì gạo Ngọc Mầm (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w