1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn quản trị sản xuất và tác nghiệp đề tài phân tích hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp tại công ty hòa phát

33 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,48 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm quản trị sản xuất và tác nghiệp (5)
  • 1.2. Chức năng tác nghiệp (7)
    • 1.2.1. Nội dung của quản trị tác nghiệp (8)
    • 1.2.2. Mục tiêu của quản trị sản xuất tác nghiệp (8)
  • 1.3. Các mô hình được áp dụng hiện nay trong hệ thống sản xuất kinh doanh (9)
    • 1.3.1. Công tác dự báo (9)
    • 1.3.2. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) (11)
    • 1.3.3. Lập kế hoạch công suất (12)
    • 1.3.4. Bố trí mặt bằng (13)
    • 1.3.5. Bài toán vận tải (14)
  • Phần 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY HÒA PHÁT (0)
    • 2.1. Giới thiệu khát quát về Hòa Phát (15)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (15)
      • 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh (15)
      • 2.1.3. Giá trị cốt lõi (16)
    • 2.2. Phân tích hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp tại công ty Hòa Phát (16)
      • 2.2.1. Phân tích hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp tại công ty Hòa Phát (16)
      • 2.2.2. Giải pháp tuần hoàn khép kín tại Hòa Phát (17)
      • 2.2.3. Biến xỉ lò cao thành vật liệu xây dựng (18)
      • 2.2.4. Hệ sinh thái sản phẩm của Hòa Phát bổ trợ cho nhau hiệu quả (20)
    • 2.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (22)
      • 2.3.1 Ưu điểm (22)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế (22)

Nội dung

Với nền kinh tế thị trường có tính toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp luôn bị đặt trong tình trạng cạnh tranh gay gắt, ngày càng khốc liệt vì sự sống còn của chính mình thì việc hiể

Khái niệm quản trị sản xuất và tác nghiệp

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận Doanh nghiệp là một hệ thống mở với môi trường bên ngoài và doanh nghiệp cũng lại được cấu thành bởi nhiều bộ phận với những chức năng riêng biệt Muốn đạt được các mục tiêu của mình đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành như sản xuất, marketing, tài chính, nhân lực Theo tiếp cận thế chân kiềng của doanh nghiệp thì sản xuất cùng với marketing và tài chính được xác định là 3 trục cơ bản Sản xuất là một phân hệ chính có vai trò quyết định trong việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp Quản trị hệ thống sản xuất là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mọi doanh nghiệp Thiết lập, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu bảo đảm cho mỗi doanh nghiệp có thể đứng vưng và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Sản xuất hoặc tác nghiep bao gồm các hoạt động mua, dữ trữ, biến đổi đầu vào thành đầu ra cũng như các hoạt động bảo dưỡng; bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống sản xuất Trong đó, hoạt động chế biến là hoạt động cốt lõi của mọi hệ thống sản xuất Thực chất quá trình chế biến là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra.

Quản trị sản xuât/tác nghiep là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm tra, kiếm soat hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuât đề ra.

Dưới nhãn quan hệ thống, sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Toàn bộ phân hệ sản xuât được thể hiện qua hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống sản xuất/tác nghiệp

Bộ phận trung tâm của hệ thống sản xuất là quá trình biến đổi Đó là quá trình chế biến,chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra gồm hàng hóa hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội Vì được xác định là bộ phận hạt nhân của hệ thống sản xuất, do đó kêt quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản trị quá trình biến đổi này.

Các yếu tố đầu vào rất đa dạng bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, thông tin khách hàng,… Chúng là những nguồn lực cần thiết cho bất kỳ quá trình sản xuât nào Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiep có hiệu quả đòi hỏi phải khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất. Đầu ra thường bao gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới nhiều dangkhó nhận biết một cách cụ thể như của hoạt động sản xuất.Ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản xuất/cung ứng dịch vụ còn có một số phụ phẩm khác có ích hoặc không có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí lớn cho việc xử lý, giải phóng chúng, nhất là trong yêu cầu phát triển bền vững ngày nay, chẳng hạn phế phẩm, chất thải các loại…

Thông tin ngược lại là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất của doanh nghiep Những thông tin này cho biết tình hình thực tế diễn ra như thế nào? Từ đó sẽ giúp nhà quản trị có những điều chỉnh hợp lý trong quản trị.

Các đột biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất, đôi khi làm cho sản xuất không thực hiện được mục tiêu như mong muốn Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, hỏa hoạn, sự thanh đổi về chính sách, thị hiếu của khách hàng thay đổi…

Nhiệm vụ của quản trị sản xuất/tác nghiệp là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn đầu tư ban đầu Đó chính là phải tạo ra giá trị gia tăng cho doanh ngiệp Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng tạo ra động cơ phấn đấu của mỗi doanh nghiệp Với xã hỗi tạo ra ngày cang nhiều giá trị gia tăng sẽ góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng tích lũy của cải cho một xã hội ngày càng giàu có và phat triển.

Chức năng tác nghiệp

Nội dung của quản trị tác nghiệp

Chúng ta đã biết bộ phận tổ chức điều hành sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm và dịch vụ Quá trình này bao gồm việc tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu và biến đổi chúng từ đầu vào thành đầu ra Nội dung của quản trị tác nghiệp bao gồm:

- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm;

- Thiết kế sản phẩm và dịch vụ;

- Hoạch định năng lực sản xuất;

- Bố trí mặt bằng sản xuất;

- Hoạch định tổng hợp các nguồn lực;

- Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu;

- Kiểm soát hệ thống sản xuất.

Mục tiêu của quản trị sản xuất tác nghiệp

Các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời (ngoại trừ các doanh nghiệp công ích không vì lợi nhuận) Lợi nhuận tối đa là mục tiêu chung nhất và là mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp khi đầu tư vật lực và tài lực vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường Quản trị tác nghiệp có mục tiêu tổng quát là bảo đảm cung cấp đầu ra cho doanh nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Để đạt được mục tiêu chung nhất này, quản trị sản xuất/tác nghiệp có những mục tiêu cụ thể sau:

- Bảo đảm chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở khả

- Bảo đảm đúng dung lượng mong muốn của thị trường;

- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất có thể khi tạo ra một đơn vị đầu ra;

- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

- Đảm bảo cung ứng đúng thời điểm, đúng địa điểm, đúng yêu cầu, đúng số lượng

- Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh hoạt;

- Bảo đảm mối quan hệ qua lại tốt với khách hàng và nhà cung ứng;

- Xây dựng hệ thống và các phương pháp quản trị gọn nhẹ và không có lỗi với

Các mô hình được áp dụng hiện nay trong hệ thống sản xuất kinh doanh

Công tác dự báo

- Khái niệm: Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo người ta phải căn cứ trên các dữ liệu phản ánh tình hình thực tế trong quá khứ và hiện tại, căn cứ vào xu thế trên cơ sở khoa học để dự đoán những sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai Người ta có thể sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở một số mô hình toán học nào đó để đưa ra những dự báo cho tương lai Phương pháp định lượng có tính khoa học cao và làm cơ sở cho nhà quản trị đưa ra quyết định về dự báo Tuy nhiên, nhu cầu về sản phẩm không phải khi nào cũng ổn định, cố định mà nó luôn biến động đòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng kết hợp với phương pháp nghệ thuật

Nghệ thuật trong dự báo thể hiện ở chỗ nhà quản trị phải sử dụng tài phán đoán, kinh nghiệm trong những điều kiện thiếu thông tin hoặc nhu cầu của khách hàng biến động mạnh Chính tính nghệ thuật này làm cho dự báo linh hoạt hơn, nhưng cũng làm giảm tính chính xác của nó.

Từ các đặc điểm trên ta thấy dự báo vừa có tính chính xác, vừa có sai lệch và rất khó dự báo chính xác hoàn toàn Dự báo bao giờ cũng có sai số, chỉ ngẫu nhiên nếu chúng ta dự báo đúng hoàn toàn Tính chính xác của dự báo càng thấp khi thời gian dự báo càng dài.

- Vai trò: Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế của công ty thay đổi xoay quanh nhu cầu Kết quả của dự báo là cơ sở cho doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch sử dụng các nguồn lực để chủ động trong sản xuất kinh doanh Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì đòi hỏi việc dự báo của doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục.

1 Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo:

Dự báo kinh tế: Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của các doanh nghiệp.

Dự báo kỹ thuật công nghệ: Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong tương lai Loại này rất quan trọng đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như dự báo năng lượng nguyên tử, hàng không vũ trụ, dầu lửa, cụng nghệ thụng tin ẳ

Dự báo nhu cầu: Thực chất của dự báo nhu cầu là dự kiến, tiên đoán về nhu cầu ở cấp độ vĩ mô và vi mô Loại dự báo này được các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm vì qua đó các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, nhân sự, tiếp thị

2 Căn cứ vào thời gian:

Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn dưới 1 năm Mục tiêu chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động điều hành sản xuất Ví dụ: kế hoạch mua hàng, phân công , bố trí công việc cho người và máy.

Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo trung hạn thường thường từ 1 đến 3 năm Ví dụ: Có cần làm thêm giờ hay tuyển thêm lao động mới, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt,

Dự báo dài hạn: Khoảng thời gian dự báo dài hạn thường kéo dài 3 năm trở lên, đề cập đến vấn đề mang tính định hướng Ví dụ: Kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, kế hoạch định vị doanh nghiệp hoặc mở rộng doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư, chiến lược về chất lượng.

- Phương pháp dự báo:Trong dự báo nhu cầu người ta thường sử dụng kết hợp hai nhóm phương pháp dự báo chủ yếu đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng Trong các nhóm phương pháp này có nhiều các phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, không phương pháp nào có ưu thế tuyệt đối Phương pháp này có thể tốt đối với doanh nghiệp này trong một số điều kiện nào đó, nhưng cũng có thể không áp dụng được cho doanh nghiệp khác.

Ngoài ra cần nhận thức là các cách dự báo đều có hạn chế của nó, ít khi nó được hoàn hảo Để thực hiện và giám sát việc dự báo cần có những chi phí nhất định, trong đó một số phương pháp có thể đòi hỏi chi phí khá cao.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)

- Khái niệm:Nghiên cứu và phát triển trong tiếng Anh là Research and

Nghiên cứu và phát triển (R&D) đề cập đến các hoạt động mà các công ty thực hiện để đổi mới và ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới Mục tiêu của R&D thường là đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường và làm tăng lợi nhuận của công ty.

Các hoạt động R&D được thực hiện bởi các công ty trong mọi lĩnh vực và ngành công nghiệp Doanh nghiệp tăng trưởng thông qua những cải tiến và sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ mới.

- Vai trò: Nếu không có chương trình R&D, một công ty có thể không tự tồn tại được và phải dựa vào các cách khác để đổi mới, chẳng hạn như tham gia vào các vụ sáp nhập và mua lại hoặc quan hệ đối tác Thông qua R&D, các công ty có thể thiết kế các sản phẩm mới và cải thiện dịch vụ hiện có.

R&D tách biệt với hầu hết các hoạt động khác mà một công ty thực hiện Các công ty thường không kì vọng hoạt động nghiên cứu hoặc phát triển sẽ mang lại lợi nhuận ngay lập tức Thay vào đó, chúng được dự kiến sẽ đóng góp vào lợi nhuận dài hạn.

R&D có thể dẫn đến công ty thu được bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu của các khám phá và của các sản phẩm được tạo ra.

Một mô hình R&D là một bộ phận của công ty chủ yếu gồm các kĩ sư phát triển sản phẩm mới - đây là một nhiệm vụ thường liên quan đến nghiên cứu sâu rộng Mô hình này không có mục tiêu hay ứng dụng cụ thể, mà chỉ đơn thuần được thực hiện vì mục đích nghiên cứu.

Mô hình thứ hai liên quan đến một bộ phận bao gồm các nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu công nghiệp, tất cả những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực kĩ thuật, khoa học hoặc công nghiệp Mô hình này tạo điều kiện phát triển các sản phẩm trong tương lai, hoặc cải tiến các sản phẩm hiện tại và quĩ trình vận hành.

Ngoài ra còn có mô hình mà các tập đoàn lớn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Các tập đoàn hỗ trợ và tài trợ vốn cho các công ty này với hi vọng rằng những cải tiến mới sẽ mang lại lợi ích cho họ.

Ngoài ra, mua bán và sáp nhập, và quan hệ đối tác cũng là các hình thức R&D khi các công ty bắt tay để tận dụng kiến thức và tài năng của các công ty khác.

Lập kế hoạch công suất

- Khái niệm: Công suất được đề cập đến như là một giới hạn trên (mức cao nhất) của khối lượng công việc mà một doanh nghiệp hay một bộ phận có thể thực hiện được trong một thời gian nhất định.

- Công suất là khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định Công suất được đo bằng sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp, hoặc số lượng đơn vị đầu vào được sử dụng để tiến hành sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định

Tác động vào khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

Phụ thuộc rất lớn vào chi phí đầu tư ban đầu và khả năng huy động vốn đầu tư. Ảnh hưởng đến chi phí hoạt động

Tác động đến khả năng cạnh tranh trên thị trường

Tác động đến các quyết định dài hạn khác của doanh nghiệp

- Các môi trường khi ra quyết định lựa chọn công suất:

Môi trường chắc chắn (certainty Environment): Ra quyết định trong điều kiện có đầy đủ thông tin: chi phí, giá cả, nhu cầu, lợi nhuận,

Người ra quyết định biết rõ kết quả của bất kỳ một quyết định nào của mình.

Môi trường rủi ro (Risk Environment): ra quyết định trong điều kiện có các thông số xác suất xuất hiện.

Môi trường không chắc chắn (uncertainty Environment): Ra quyết định trong điều kiện không có đủ thông tin không biết chắc chắn sự kiện nào có thể.

- Các bước thực hiện quyết định lựa chọn công suất:

Bước 1: Xác định các điều kiện có thể có trong tương lai và được gọi là các trạng thái tự nhiên (states of nature – TTTN).

VD: Nhu cầu sẽ là thấp, trung bình, cao.

Bước 2: Xây dựng một danh sách các giải pháp thay thế (alternatives) (một trong các giải pháp này có thể là không làm gì cả).

Bước 3: Xác định hay ước tính các kết quả (pay off) có thể có của các giải pháp thay thế trong các TTTN.

Bước 4: Nếu có thể, ước tính xác suất xuất hiện của các TTTN.

Bước 5: Lựa chọn giải pháp theo một tiêu chí nào đó.

VD: Lợi nhuận kỳ vọng tối đa.

Bố trí mặt bằng

- Khái niệm: Bố trí mặt bằng (điều kiện hạ tầng) đề cập đến việc sắp xếp các phòng ban, các phân xưởng, các thiết bị theo một cấu trúc hoặc một tiêu chí nhất định để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Tâm quan trọng: Đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về thời gian và tài chính

Là một vấn đề dài hạn Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoạt động

Liên quan đến các phạm vi quyết định khác: Thiết kế sản phẩm, dịch vụ, công suất, lựa chọn quy trình, địa điểm

Là yêu cầu bắt buộc cho các doanh nghiệp mới Một số nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải bố trí lại do:

Các hoạt động không hiệu quả

Nguy cơ đe doạ đến sự an toàn

Thay đổi thiết kế sản phẩm - dịch vụ, yêu cầu về số lượng

Thay đổi phương pháp hoặc máy móc thiết bị

Vấn đề về tinh thần cho người lao động

- Phân loại các kiểu bố trí:

Bố trí theo sản phẩm: Tất cả các thao tác cần thiết để tạo ra sản phẩm được tiến hành tại một bộ phận nhất định.

Dây chuyền sản xuất được bố trí theo đường thẳng hoặc theo hình chữ U.

Bố trí theo chức năng: Được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu công việc biến động khác nhau.

Bố trí theo vị trí cố định: Là kiểu bố trí mà các sản phẩm đầu ra đứng cố định ở một vị trí còn người lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị được chuyển dịch đến đó để tiến hành sản xuất.

Bài toán vận tải

- Khái niệm: Bài toán vận tải nhằm xác định cách vận chuyển hàng hoá có lợi nhất từ nhiều nguồn cung cấp đến nhiều nơi nhận khác nhau sao cho tổng chi phí vận chuyển là nhỏ nhất.

- Trình tự giải bài toán mô hình vận tải:

Bước 1: Tiếp nhận giải pháp ban đầu (an initial solution)

Bước 2: Kiểm tra sự tối ưu

Bước 3: Cải tiến để đạt được một giải pháp tối ưu (suboptimal solution)

Phương pháp góc Tây - Bắc: luôn ưu tiên phân phối cho ô nằm ở góc Tây- Bắc của bảng

Phương pháp này không quan tâm tới chi phí vận chuyển trong quá trình phân phối

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY HÒA PHÁT

Giới thiệu khát quát về Hòa Phát

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát có 11 Công ty thành viên với 25.424 CBCNV, hoạt động trải rộng trên phạm vi cả nước và 01 văn phòng tại Singapore Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn Các sản phẩm chính trong chuỗi sản xuất thép của Hòa Phát bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép dự ứng lực, thép rút dây, ống thép và tôn mạ màu các loại Với công suất lên đến trên 8 triệu tấn thép các loại, Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 32.5% và 31.7%.

Trong nhiều năm liền, Hòa Phát được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, nằm trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất và hiệu quả nhất Việt Nam; Top 10 Công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam… Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh Đối với Tập đoàn Hòa Phát, tập trung vào các sản phẩm cốt lõi và duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành hàng truyền thống coi khách hàng là trung tâm muốn vậy phải xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và minh bạch với slogan “hòa hợp và cùng phát triển”

Với thông điệp đó, Tập đoàn liên tục đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng cải tiến và đổi mới về mọi mặt được coi là hiệu quả để thành công và luôn là một tập thể thống nhất, mọi người tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau Hòa Phát xây dựng thương hiệu với hình ảnh uy tín và minh bạch với định vị thương hiệu: Tập Đoàn Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu

Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững.Tập đoàn Hòa Phát đang và sẽ xây dựng giá trị cốt lõi của mình bằng việc:

- Định hướng phát triển theo chiều dọc, tạo đà tăng trưởng vững mạnh, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh;

- Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền thống, văn hóa của Tập đoàn Hòa Phát

- Quy mô và quy trình sản xuất khép kín tạo lợi thế cạnh tranh

- Nghiên cứu và phát triển là nền tảng cho sự phát triển bền vững, luôn tạo ra sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng

- Lợi nhuận là yêu cầu của sự tồn tại và tăng trưởng của Tập đoàn Hòa Phát.

Phân tích hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp tại công ty Hòa Phát

2.2.1 Phân tích hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp tại công ty Hòa Phát

Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức với các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.

Theo đó, sẽ có 4 Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn bao gồm: Tổng công ty Gang Thép, Tổng công ty Œng thép và Tôn mạ màu, Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp, Tổng công ty Phát triển Bất động sản.

Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát đã được thành lập từ năm 2016, Tổng công ty Phát triển Bất động sản Hòa Phát được Tập đoàn quyết định thành lập vào ngày

8/12/2020 Tập đoàn đang làm hồ sơ pháp lý để hoàn tất thủ tục thành lập 2 Tổng công ty Gang thép và Tổng Công ty Œng thép và Tôn mạ màu trong tháng 12/2020.

Hòa Phát dự kiến thoái vốn khỏi ngành Nội thất trong năm 2021 do ngành nội thất mang tính chất thủ công, kinh tế gia đình, sử dụng nhiều lao động phổ thông, không phù hợp mô hình sản xuất quy mô lớn, sử dụng dây chuyền máy móc hiện đại tiên tiến của Tập đoàn Hòa Phát.

Việc tổ chức quản lý theo mô hình Tổng công ty giúp việc điều hành hoạt động của Tập đoàn được thống nhất, xuyên xuốt trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

2.2.2 Giải pháp tuần hoàn khép kín tại Hòa Phát

- Dự báo nhu cầu: Quy trình sản xuất thép tuần hoàn khép kín từ quặng sắt tới thép thành phẩm là chu trình dài, trong đó, sản phẩm đầu ra của công đoạn này là đầu vào của công đoạn khác Trong suốt quá trình ấy, việc thu hồi, tái sử dụng khí thải, nước thải, nhiệt dư thậm chí chất thải rắn cũng được xử lý theo một chuỗi tuần hoàn, không xả ra môi trường, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, tối ưu hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm.

- Xác định phương án sản xuất tiềm năng: Giải pháp này được áp dụng cho cả hai Khu liên hợp (KLH) sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Quảng Ngãi Vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường của thép Hòa Phát chiếm khoảng 20- 30% tổng vốn đầu tư các dự án Hiệu quả của việc áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín đã được chứng minh rất cụ thể tại các KLH này Với công nghệ lò cao khép kín, toàn bộ chất thải, khí thải, nước thải đều được xử lý triệt để, đáp ứng các quy chuẩn hiện hành trong sản xuất công nghiệp nặng, tuần hoàn tái sử dụng, không xả ra môi trường Lượng bụi chứa sắt thu hồi được trong quá trình luyện gang thép, cán thép cũng đều được tái sử dụng ở các công đoạn sản xuất, vừa tiết kiệm chi phí vừa cải thiện môi trường làm việc.

- Phương án sử dụng tài nguyên hiệu quả nhất: Thép Hòa Phát lựa chọn công nghệ luyện than cốc thu hồi nhiệt siêu sạch tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, thân thiện với môi trường Đây là công nghệ sản xuất than coke sạch thu hồi nhiệt đạt các tiêu chuẩn môi trường theo cơ chế phát triển sạch CDM giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto Công nghệ này triệt tiêu toàn bộ khí, khói và các chất hóa học độc hại sinh ra từ quá trình luyện than cốc, chỉ thu hồi lại nhiệt năng để chạy máy phát điện.

- Đánh giá hiệu quả: Nhờ giải pháp này, KLH Thép Hòa Phát Hải Dương đạt công suất phát điện 64MW, góp phần chủ động chủ động 60% nhu cầu điện sản xuất hàng năm Với KLH tại Dung Quất, Quảng Ngãi, sản lượng điện tự chủ được lên đến 70% nhờ 04 tổ máy phát điện với công suất 240MW, đem lại giá trị kinh tế không nhỏ, tăng sức cạnh tranh cho thép Hòa Phát Không dừng lại ở đó, các Công ty thành viên của Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ để tăng công suất phát điện, giảm bớt tiêu hao nhiên liệu than và nguyên vật liệu khác để ngày càng tối ưu hơn dây chuyền thiết bị.

2.2.3 Biến xỉ lò cao thành vật liệu xây dựng

“Nhờ giải pháp tận dụng nhiệt dư trong quá trình luyện than coke, Hòa Phát đầu tư hệ thống phát điện, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm”

- Dự báo nhu cầu: Chế biến sâu theo chuỗi các sản phẩm từ thép là định hướng chiến lược dài hạn của Tập đoàn Hòa Phát.

- Xác định phương án sản xuất tiềm năng: Việc thu gom chế biến xỉ lò cao, một chất thải rắn sinh ra trong quá trình luyện gang, đã được triển khai từ năm 2017, biến chất thải thành phụ gia khoáng cho xi măng hay sử dụng làm nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất bê tông, xi măng.

- Phương án sử dụng tài nguyên hiệu quả nhất: Hòa Phát đã tối ưu hóa công nghệ tạo xỉ hạt bằng nước lạnh áp lực cao và đầu tư dây chuyền nghiền xỉ tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hải Dương và Dung Quất Đây là dây chuyền công nghệ nghiền đứng, đồng bộ vào loại hiện đại nhất hiện nay Sản phẩm xỉ hạt lò caoS95 của Hòa Phát góp phần xử lý triệt để chất thải rắn trong quá trình sản xuất thép xanh của Hòa Phát, biến chất thải rắn phát sinh trong quá trình luyện gang thành sản phẩm vật liệu xây dựng, vừa bảo vệ môi trường cũng như tạo thêm nguồn thu ổn định cho Tập đoàn Hòa Phát, đem lại giá trị gia tăng đáng kể cho chuỗi sản xuất thép.

Với hai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn - Hải Dương và Dung Quất – Quảng Ngãi, Hòa Phát có thể cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 2,6 triệu tấn xỉ hạt lò cao nghiền mịn mỗi năm, trong đó KLH tại Hải Dương cung cấp 750.000 tấn/năm và KLH Dung Quất là 1,85 triệu tấn/năm.

Xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95 Hòa Phát có nhiều ưu điểm nổi bật, ứng dụng làm phụ gia khoáng hoạt tính cao cho sản xuất xi măng, bê tông, vữa hoặc làm chất kết dính gia cố nền đất yếu Với S95, có thể sản xuất được bê tông khối lớn do giảm nhiệt thủy hóa của bê tông, sản xuất được bê tông chịu nhiệt do tăng độ bền nhiệt cho bê tông, sản xuất bê tông bền trong môi trường nước biển, nước mặn và nước lợ, do tăng độ chống thấm của bê tông, ngăn chặn sự xâm thực của clo và sunfat, đáp ứng nhu cầu tăng tuổi thọ cho các công trình trên biển, trên đảo và ven biển. Đặc biệt, sản phẩm này sẽ giúp hạ giá thành bê tông thương phẩm do S95 Hòa Phát chi phí thấp hơn, đồng thời, giảm hàm lượng clinker trong xi măng, nhờ đó làm giảm lượng phát thải CO2, góp phần bảo vệ môi trường Theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng, xỉ hạt lò cao S95 được sử dụng thay thế tới 30% xi măng PCB 40 trong định mức cấp phối vật liệu cho tất cả các mác vữa bê tông Điều này đã mở thêm một kênh tiêu thụ xỉ hạt lò cao nghiền mịn rất lớn và thuận lợi các doanh nghiệp sản xuất thép từ quặng sắt như Hòa Phát Từ đây, xỉ hạt lò cao từ luyện thép tiếp tục đóng góp giá trị cho cộng đồng một cách chính thức và bền vững.

2.2.4 Hệ sinh thái sản phẩm của Hòa Phát bổ trợ cho nhau hiệu quả

- Dự báo nhu cầu: Hòa Phát có 11 công ty thành viên cung cấp đa dạng các sản phẩm chất lượng cao cho xã hội với các sản phẩm chính từ thép xây dựng, ống thép, tôn, thép dự ứng lực, nội thất, điện lạnh, nông nghiệp Trong đó các sản phẩm của từng nhóm lĩnh vực đều có sự hỗ trợ liên quan mật thiết đến nhau.

- Xác định phương án sản xuất tiềm năng:

Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Chiến thuật "xe lu" - đè bẹp đối thủ bằng sản lượng và giá - của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đang phát huy tác dụng rõ rệt khi lũy kế 8 tháng năm 2020, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát đã đạt 2,13 triệu tấn, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái Thị phần lên mức 32%, tăng 6% so với mức 26,3% của năm 2019. Đáng chú ý, thị phần của Hòa Phát tăng chủ yếu đến từ việc gia tăng sản lượng tại thị trường miền Nam Trong 8 tháng năm 2020, sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát tại thị trường phía Nam đạt hơn 508 nghìn tấn, tăng gấp đôi so với mức 252 nghìn tấn của 8 tháng năm 2019 Thị phần của Hòa Phát tại thị trường phía Nam cũng tăng mạnh lên mức 24%, so với mức 14% của năm 2019.

Với lợi thế tuyệt đối về chi phí sản xuất và thúc đẩy công tác bán hàng, Hòa Phát đang nhanh chóng giành được thị phần của các nhà sản xuất thép phía Nam.

Bên cạnh thành quả ở thị trường nội địa, Hòa Phát cũng đạt được kết quả tích cực ở thị trường nước ngoài, chủ yếu nhờ hưởng lợi từ làn sóng thúc đẩy đầu tư công tại Trung Quốc.

Hiện các lò cao số 1 và số 2 của giai đoạn 1 Khu liên hợp thép Dung Quất đã hoạt động ổn định và đang chạy hết công suất, giúp nâng sản lượng của thép thô của Hòa Phát lên thêm hơn 2,5 triệu tấn/năm.

Thuận lợi cho Hòa Phát là hiện tại, giá thép xây dựng tại Trung Quốc đang cao hơn giá thép tại thị trường Việt Nam khoảng 20% do chính sách thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ nước này, trong khi thị trường Việt Nam đang đang tình trạng dư cung ngắn hạn Mặc dù biên lợi nhuận của mảng bán phôi thép là không cao, tuy nhiên, hoạt động này mang vẫn đang mang lại dòng tiền và giải quyết tình trạng dư thừa công suất tạm thời của dự án Dung Quất.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Hòa Phát hiện đang phải đối mặt với 3 rủi ro lớn Thứ nhất là diễn biến giá nguyên vật liệu đầu vào không thuận lợi.

Trong quý III, giá quặng sắt đã đang tăng rất mạnh do nhu cầu sản xuất thép tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc, cùng với đó, nguồn cung thiếu hụt tạm thời do nhiều mỏ sắt tạiBrazil tạm thời đóng cửa do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh yếu tố giá nguyên vật liệu, việc công suất sản xuất quá lớn cũng tiềm ẩn rủi ro cho Hòa Phát Ở thị trường nội địa, đó là rủi ro dư cung trong ngắn hạn.

Thị trường thép xây dựng nội địa Việt Nam tiêu thụ khoảng 9-10 triệu tấn/năm Tuy nhiên, khi dự án Dung Quất đi vào hoạt động hoàn toàn vào năm 2021, sản lượng thép xây dựng Hòa Phát có thể cung ứng ra thị trường lên đến hơn 5,1 triệu tấn/năm, tăng 2,7 triệu so với năm 2019. Đó là chưa kể đến rủi ro ở thị trường nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh công suất sản xuất của Hòa Phát tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.

Dây chuyền sản xuất bị chậm tiến độ vì Covid 19

Do đại dịch Covid 19, nước Ý ban hành chính sách phong toả, Việt Nam cũng dừng cấp thị thực cho công dân Ý từ ngày 2/3, Tập đoàn Danieli (Italia) không thể cử chuyên gia công nghệ kỹ thuật cao sang Việt Nam nên dây chuyền HRC bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Theo Tập đoàn Hòa Phát, đây là dây chuyền hiện đại, tự động hóa cao nên ngoài chuyên gia Ý, kỹ sư nước khác không thể thay thế ở giai đoạn chạy nóng, vận hành chính thức.

Phần 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP TẠI CÔNG TY HÒA PHÁT

3.1 Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty Hòa Phát

1 Phân tích môi trường vĩ mô: Để thấy rõ được vị trí cạnh tranh của Tập đoàn trong ngành thép và các sản phẩm từ thép (điện lạnh, máy xây dựng, nội thất, xây dựng,…) ta phân tích Tập đoàn trong môi trường vĩ mô với những thay đổi của nó có thể tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến Tập đoàn Hòa Phát từ đó xác định các hành động đáp ứng lại những thay đổi trong ngành Để phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ trực tiếp đến hoạt động của Tập đoàn, ta sử dụng mô hình PEST là công cụ hữu hiệu

Môi trường chính trị, luật pháp (P):

Nhà nước Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật vì vậy luôn xây dựng một hệ thống pháp luật toàn diện để có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh măc dù vậy nhưng trong quá trình hội nhập nhiều quan hệ mới phát sinh yêu cầu luật phải không ngừng hoàn thiện và bổ sung, nhưng bên cạnh đó Việt Nam có một nền chính trị luôn luôn ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cùng đó trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam cũng như tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải vươn lên

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% - 8%/năm Tuy nhiên cuối năm 2008 đầu năm 2009 phát triển chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế năm 2010 của Việt Nam tăng cao nhưng hiện nay có một số biến động tỷ lệ lạm phát tăng cao; vàng và đồng ngoại tệ biến động mạnh

Môi trường xã hội - dân số (S)

Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào hiện nay chúng ta đang ở chỉ số dân số vàng Chất lượng và trình độ người dân được nâng cao bởi xã hội ngày một nâng cao, đòi hỏi của người dân về các sản phẩm cũng nâng cao không ngừng để phù hợp với chất lượng cuộc sống

Việc ứng dụng công nghệ mới, xu hướng chuyển giao công nghệ trong ngành thép, các sản phẩm từ thép ngày càng nâng cao và đơn giản hơn Các công nghệ chuyển giao ngày càng hiện đại, giúp nâng cao năng lực tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm nhất là đối với tập đoàn với quy trình khép kín tạo sức cạnh tranh

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống sản xuất/tác nghiệp - bài tiểu luận môn quản trị sản xuất và tác nghiệp đề tài phân tích hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp tại công ty hòa phát
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống sản xuất/tác nghiệp (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w