1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận giữa kỳ truyền thông mạng xã hội đề tài phân tích mạng xã hội facebook

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau đó là Ivy League, Đại học Boston, NYU, MIT, và tiếp nữa là hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada.Vào giữa năm 2004, TheFacebook đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ người đồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲMÔN: TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

Đề tài: Phân tích mạng xã hội Facebook

Giảng viên hướng dẫn:Lớp:

Thành viên tham gia:

Hà Nội, Năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FACEBOOK 1

1 Lịch sử phát triển của Facebook: 1

2 Các tính năng hoạt động trên Facebook 4

B.CÁCH THỨC VẬN HÀNH CỦA FACEBOOK 7

1 Quy mô vận hành của Facebook 7

2 Phân tích cách thức vận hành của Facebook 7

C.MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA FACEBOOK 9

1 Về nội dung 9

2 Về hình thức 11

3 Một số thuật toán 13

Trang 3

A GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FACEBOOK

1 Lịch sử phát triển của FacebookXem video tổng quan về lịch sử facebook:

Về mặt tổng thể, lịch sử của Facebook có thể được chia thành 6 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư.

Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăng trưởng Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên.

Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp

 Giai đoạn 1: Hình thành, đổi tên và nhận được đầu tư (2003-2006).

Vào năm 2003, tiền thân của mạng xã hội Facebook ngày nay có tên là “FaceMash” chính thức được hình thành bởi ý tưởng của nhà sáng lập Mark Zuckerberg, khi anh đang theo học tại Đại học Harvard

Cái tên FaceMash được lấy ý tưởng từ website “Hot or Not” (hotornot.com), một website cho phép người dùng đánh giá “độ hot” của hình ảnh, cụ thể là người dùng sẽ được hỏi và bình chọn đâu là hình ảnh “Hot nhất” FaceMash đã thu hút 450 người truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên Website này sau đó đã được gửi đến một số nhóm trong trường, nhưng chỉ sau vài ngày, nó đã bị ban quản trị Harvard “cấm cửa”.

Mark Zuckerberg khi này phải đối mặt với việc bị trục xuất và bị buộc tội vi phạm bảo mật, vi phạm bản quyền và vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.

Vào tháng 1 năm 2004, Zuckerberg đã viết một website mới, được gọi là “TheFacebook” với ý tưởng chủ đạo là tạo nên một website tập trung (centralized Website), thứ có thể mang lại rất nhiều lợi ích.

Trang 4

Zuckerberg tiếp đó đã gặp một vài sinh viên khác tại Harvard để kêu gọi đầu tư, và mỗi người trong số họ sau đó đã đồng ý đầu tư 1.000 USD.

Vào ngày 4 tháng 2 năm 2004, Zuckerberg ra mắt “TheFacebook” với tên miền (domain) chính thức là thefacebook.com Về bản chất, TheFacebook hoạt động như một thư viện trực tuyến nội bộ, nơi cho phép các sinh viên trong trường kết nối với nhau.

Vào tháng 3 năm 2004, TheFacebook được mở rộng sang các trường danh tiếng khác như Columbia, Stanford và Yale Sau đó là Ivy League, Đại học Boston, NYU, MIT, và tiếp nữa là hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada.

Vào giữa năm 2004, TheFacebook đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ người đồng sáng lập của PayPal, Peter Thiel.

Vào năm 2005, TheFacebook được đổi tên thành Facebook sau khi nền tảng này mua lại tên miền Facebook.com với giá 200.000 USD.

Vào tháng 5 năm 2005, Accel Partners đã đầu tư 12,7 triệu USD vào Facebook.

 Giai đoạn 2: Chính thức giới thiệu ra công chúng và bắt đầu tăngtrưởng (2006-2012).

Vào tháng 9 năm 2006, Facebook chính thức ra mắt nền tảng tới công chúng, cho phép tất cả mọi người ít nhất từ 13 tuổi và có địa chỉ email hợp lệ sử dụng Vào cuối năm 2007, Facebook đã có khoảng 100.000 Trang (Page hay Fanpage), nơi các tổ chức hay nhà quảng cáo có thể sử dụng để khởi chạy các chiến dịch quảng cáo.

Vào tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo rằng công ty này đã mua lại 1,6% cổ phần của Facebook với giá 240 triệu USD, giá trị của Facebook đạt mức khoảng 15 tỷ USD Vào thời gian này, Facebook cũng bắt đầu sửa đổi khá nhiều lại giao diện của mình.

Trang 5

Vào tháng 11 năm 2010, theo SecondMarket Inc, giá trị của Facebook là 41 tỷ USD, vượt qua cả gã khổng lồ thương mại điện tử lúc bấy giờ là eBay, và là website lớn thứ 3 của Mỹ sau Google và Amazon.com.

Vào tháng 3 năm 2011, Facebook cho biết đã xóa khoảng 20.000 tài khoản mỗi ngày vì vi phạm điều khoản của nền tảng như spam, không đủ độ tuổi sử dụng và hơn thế nữa.

Thống kê cho thấy Facebook đã đạt 1.000 tỷ lượt xem trang (pageviews) trong tháng 6 năm 2011 và là website được truy cập nhiều thứ 2 ở Mỹ sau Google (Theo Nielsen).

 Giai đoạn 3: IPO và đạt 1 tỷ người dùng đầu tiên (2012-2013).

Vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, Facebook chính thức IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) với giá mỗi cổ phiếu là 38 USD Facebook được định giá 104 tỷ USD.

Vào đầu tháng 10 năm 2012, Facebook thông báo nền tảng có hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (MAU), bao gồm khoảng 600 triệu người dùng di động, 219 tỷ lượt tải lên ảnh và 140 tỷ kết nối bạn bè (Friend Connections).

 Giai đoạn 4: Sửa đổi giao diện và thuật toán (2013-2020).

Vào tháng 1 năm 2013, Facebook ra mắt Facebook Graph Search, một công cụ tìm kiếm theo ngữ nghĩa của Facebook, khi người dùng nhập vào thanh tìm kiếm một từ khoá nào đó, công cụ sẽ trả về các câu trả lời “chính xác” thay vì là một loạt các liên kết (link) mà người dùng phải nhấp vào rồi xem thêm.

Vào tháng 6, tính năng hashtag (thẻ hashtag) chính thức được giới thiệu, người dùng có thể thêm thẻ hashtag vào nội dung bài đăng hoặc sử dụng nó để tìm kiếm các bài đăng khác có cùng hashtag đó.

Trang 6

Tính đến tháng 6 năm 2014, điện thoại di động chiếm 62% doanh thu quảng cáo của Facebook, tăng 21% so với năm trước Đến tháng 9 cùng năm, vốn hóa thị trường của Facebook đã vượt quá 200 tỷ USD.

 Giai đoạn 5: Cơ cấu lại tầm nhìn của doanh nghiệp (2020 đến nay).

Vào tháng 6 năm 2021, Facebook công bố Bulletin, một nền tảng xuất bản nội dung trực tuyến dành cho những người biên tập hay nhà sáng tạo nội dung tự do Không giống với các đối thủ cạnh tranh như Substack, Facebook không cắt hay giữ lại một phần doanh thu từ những người này (phí subscription).

Vào tháng 10 năm 2021, Facebook, Inc đã được đổi tên thành Meta Platforms, Inc nhằm mục tiêu hướng tới vũ trụ ảo Metaverse.

Vào tháng 11 năm 2021, Facebook tuyên bố sẽ ngừng việc nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên các dữ liệu liên quan đến sức khỏe, chủng tộc, dân tộc, niềm tin chính trị, tôn giáo và khuynh hướng giới tính.

Vào tháng 2 năm 2022, lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của Facebook lần đầu tiên sụt giảm sau hơn 18 năm Theo Meta, công ty mẹ của Facebook, DAU đã giảm xuống chỉ còn khoảng gần 2 tỷ người dùng.

2 Các tính năng hoạt động trên Facebook

Post – Đăng bài.

Khác với TikTok, khi người dùng chỉ có thể đăng video hay với Instagram, chủ yếu là hình ảnh, người dùng Facebook có thể đăng tải video, hình ảnh, văn bản hay cả liên kết (link).

Stories (Câu chuyện).

Cũng tương tự Instagram Stories, Facebook Stories là phần mà người dùng có thể đăng các Câu chuyện ngắn của mình, họ cũng có thể chỉnh sửa, thêm

Trang 7

hiệu ứng vào hình ảnh trước khi đăng Stories sẽ tự động biến mất sau 24h kể từ khi đăng.

Định dạng nội dung video ngắn, cho phép người dùng thỏa sức sáng tạo, đăng tải các nội dung Xem video ở khung dạng dọc (một phiên bản tương tự như của TikTok)

Add Friend.

Add Friend có thể nói là một trong những tính năng phổ biến nhất khi nói đến các nền tảng mạng xã hội nói chung và đặc biệt là Facebook.

Nếu như người dùng chỉ có thể “Follow” nhau trên TikTok thì với Facebook, đa phần mọi người sẽ muốn “kết bạn” với nhau, hiện Facebook giới hạn mỗi người chỉ có tối đa 5000 “bạn bè”, những tài khoản sau ngưỡng này sẽ chuyển thành “Following”.

Hashtag – Gắn thẻ cho bài đăng.

Như đã có đề cập trong các phần ở trên, hashtag là tính năng mà người dùng có thể sử dụng trong các bài đăng để nội dung được khám phá nhiều hơn, hoặc cũng có thể sử dụng nó để tìm kiếm hay theo dõi các chủ đề cụ thể.

Để sử dụng hay tìm kiếm các thẻ hashtag, người dùng chỉ cần thêm dấu thăng # vào ngay trước cụm từ, ví dụ #marketingtrips hay #marketing, lưu ý không sử dụng khoảng trắng.

Facebook Game

Cung cấp các game online đa dạng thể loại, cho phép người chơi tham gia, tương tác cùng bạn bè, thi đấu và xếp hạng

Trang 8

Facebook Watch.

Là nơi người dùng có thể khám phá tất cả các nội dung video trên nền tảng Facebook cũng chia Facebook Watch thành các phần (tab) khác nhau như Gaming (video về game), Following (video từ các Trang mà người theo dõi) hay For You, nơi mà nền tảng sẽ đề xuất các video mà người dùng có thể thích.

Facebook Dating

Facebook Dating là một tính năng mới của Facebook dành cho tất cả mọi người, dựa vào các đặc điểm, sở thích cá nhân, độ tuổi, nghề nghiệp mà Facebook có từ bạn, Facebook sẽ tìm kiếm những người hợp với nhau và hiển thị lên màn hình cho bạn, từ đó bạn có thể làm quen và kết nối với những người bạn mới nhằm tìm kiếm người bạn đời phù hợp với mình.

Group - Nhóm

Công cụ để xây dựng một cộng đồng gắn kết, phù hợp với từng nhu cầu, nguyện vọng khác nhau của tổ chức, cá nhân hoặc hội nhóm Là khu vực cho phép các thành viên tham gia tương tác, trò chuyện, kết nối các thành viên có điểm tương đồng với nhau một cách dễ dàng

Có 2 trạng thái: Nhóm công khai và Nhóm riêng tư

Page - Trang Facebook

Trang Facebook là nơi người dùng đến để khám phá và tương tác với một doanh nghiệp, thương hiệu hoặc một cá nhân Thông qua Trang Facebook, admin có thể quản lý, nhanh chóng cập nhật thông tin cho người xem, đăng và quảng cáo nội dung, kết nối mọi người với sản phẩm, dịch vụ cũng như cung cấp trải nghiệm dịch vụ khác.

Trang 9

B CÁCH THỨC VẬN HÀNH CỦA FACEBOOK 1 Quy mô vận hành của Facebook

Một vài số liệu về hoạt động của Facebook để hình dung ra quy mô vận hành của facebook

- Mỗi 60 giây, Facebook phải cập nhật 317.000 bài đăng, 147.000 tấm ảnh và 54.000 đường dẫn liên kết (link) do người dùng đăng tải, chia sẻ trên trang cá nhân của họ.

- Hằng ngày có 8 tỉ lượt xem các video đăng lên Facebook, trong đó 20% là phát trực tuyến (live stream).

Do đó, để có thể xử lý khối dữ liệu khổng lồ ngày càng tăng này, Facebook phải liên tục mở rộng và xây dựng mới các trung tâm dữ liệu (data center/campus) Theo thông tin của Datacenter Knowledge, đến nay Facebook đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu và hạ tầng mạng với 12 trung tâm dữ liệu lớn nhỏ (gồm 9 ở Mỹ và 3 ở các nước Đan Mạch, Thụy Điển và Ireland).

2 Phân tích cách thức vận hành của Facebook

Về vận hành, các trung tâm dữ liệu này có cấu trúc 3 lớp máy chủ dùng

các phẩn mềm mã nguồn mở Điển hình là phương thức vận hành của trung tâm dữ liệu Santa Clara, bang California (Mỹ) như sau:

Lớp cao nhất gồm các máy chủ web tạo nên trang Facebook mà chúng ta thấy, các máy chủ này chạy hệ điều hành Linux 64 bit và Apache Các trang web và chức năng kèm theo được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP Bên cạnh đó, Facebook còn phát triển những ứng dụng lõi bằng những ngôn ngữ lập trình khác như C+++, Java, Python và Ruby.

Để quản lý toàn bộ hệ thống các phần mềm viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, Facebook thiết lập một bộ khung ứng dụng đặt tên là Thrift

Trang 10

để kết hợp và điều phối các phần mềm này, giúp chúng phối hợp nhuần nhuyễn cùng nhau và hoạt động thông suốt.

Lớp giữa là các máy chủ Linux dùng để "đệm” dữ liệu, chạy phần mềm Memcached, bởi 800 máy chủ quản lý dữ liệu không thể đáp ứng lượng xử lý thông tin quá lớn (15 triệu yêu cầu mỗi giây) 95% khối lượng yêu cầu thông tin sẽ do các máy chủ đệm này xử lý, nhờ đó sẽ giảm tải chỉ còn có 500.000 yêu cầu/giây chuyển đến các máy chủ lớp dưới để xử lý.

Lớp dưới cùng của hệ thống là các máy chủ Linux chạy các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và phụ trợ như MySQL, HBase, Haystack Bộ phận này có 800 máy chủ quản lý khoảng 40 tetrabyte dữ liệu người dùng.

Về bản chất, vì là mạng xã hội, ứng dụng Facebook hoạt động tương tự

các nền tảng khác như Instagram hay TikTok, tuỳ vào từng sở thích hay hành vi của người dùng mà nền tảng sẽ đề xuất những nội dung khác nhau

Về tổng thể, Facebook dựa trên 4 tín hiệu sau để phân phối và xếp hạng nội dung, hay nói cách khác đây là cách mà Facebook quyết định ai nên xem nội dung gì.

Relationship – Mối quan hệ giữa người đăng và người xem: Bài đăng

đó có phải từ một người, doanh nghiệp, nguồn tin tức hoặc nhân vật công chúng mà người dùng thường tương tác hay không? Bạn càng tương tác nhiều từ một thương hiệu thì nội dung từ họ càng được ưu tiên hiển thị.

Content Type – Loại nội dung được đăng: Loại nội dung nào trong bài đăng và loại phương tiện truyền thông nào mà người dùng tương tác nhiều nhất? (là video, ảnh hay liên kết, v.v.) Facebook hiện ưu tiên hiển thị các kiểu nội dung theo thứ tự: video, hình ảnh, liên kết, và các bài đăng thuần về văn bản (text).

Trang 11

Popularity – Mức độ phổ biến của bài đăng: Những người đã xem bài

đăng đó phản ứng với nó như thế nào? (Đặc biệt là bạn bè của bạn) Có phải họ đang chia sẻ nó, bình luận về nó, bỏ qua nó, hay tỏ ra không đồng tình với nó hay không? Những nội dung càng được nhiều người tương tác (đặc biệt là bạn bè của bạn) thì càng có cơ hội được hiển thị nhiều hơn.

Recency – Mức độ mới mẻ của nội dung: Bài đăng đó được đăng khi

nào? Bài đăng càng mới thì càng được ưu tiên hiển thị.

C MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA FACEBOOK

- Hoạt động tuyên truyền khủng bố toàn cầu - Nội dung bạo lực

Một số từ ngữ bị Facebook cấm rất mạnh tay như: thuốc lá, mụn, sẹo, yếu sinh lý, các bộ phận nhạy cảm của con người (ngực, mông,…), giảm cân/tăng cân, rượu, xương, khớp, viêm xoang, thực phẩm chức năng, ăn kiêng, hộ chiếu, bằng lái xe, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chết chóc, đau đớn, tuyệt vọng, tự tử,…

Vấn đề vi phạm bản quyền không phải là mới, nó đã tồn tại rất lâu trên Facebook và không chỉ giới hạn ở các nội dung, tin tức của các hãng thông tấn, các cơ quan truyền thông mà còn rất nhiều nội dung khác như phần mềm, các dịch vụ,

Trang 12

→ Để đảm bảo nội dung đăng lên fb không bị vi phạm bản quyền, người dùng chỉ được đăng những nội dung do mình tạo ra Trước khi đăng nội dung lên Facebook, người dùng nên tự hỏi:

- Mình có tự tạo tất cả nội dung không?

- Mình có quyền sử dụng tất cả nội dung trong bài viết của mình không? - Việc sử dụng nội dung này có thuộc trường hợp ngoại lệ về vi phạm bản

quyền không?

- Nội dung có được bảo vệ bản quyền (ví dụ: đây có phải là cụm từ ngắn, ý tưởng hoặc tác phẩm thuộc phạm vi công cộng không?) hay không?

Nghiêm cấm hoạt động mua hoặc bán những mặt hàng sau trên các giao diện hay tính năng thương mại của Facebook

- Tiêu chuẩn cộng đồng - Sản phẩm người lớn - Đồ uống có cồn - Bộ phận hay dịch cơ thể

- Thiết bị điện tử và phương tiện kỹ thuật số - Phân biệt đối xử

- Tài liệu, tiền và công cụ tài chính .

Trang 13

- Sản phẩm thuốc lá và vật dụng liên quan - Mỹ phẩm đã qua sử dụng

- Vũ khí, đạn dược và chất nổ

Nguyên nhân mà những nội dung bị bóp tương tác:

- Nội dung bài đăng kém chất lượng: nếu bạn chia sẻ các nội dung kém chất lượng, không thu hút người dùng lặp đi lặp lại thường xuyên, không có nhiều người quan tâm, tương tác trên post đấy thì tần suất tiếp cận người dùng sẽ ngày càng ít đi.

- Spam: Facebook luôn có định hướng tạo một sân chơi lành mạnh, xây dựng cộng đồng kết nối người dùng nên những hành vị spam được xem là điều cấm kỵ trên Facebook Lần đầu người vi phạm sẽ bị gửi lời cảnh cáo, nhắc nhở bạn, nhưng nếu tiếp tục tái phạm, nhẹ thì bị bóp tương tác, nặng thì họ sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản/page

- Đăng bài dạng chia sẻ link: Khi bị bí ý tưởng sản xuất nội dung, hoặc khi muốn kéo traffic cho website, nếu chia sẻ link thường xuyên và không đi kèm nội dung sẽ dẫn đến bị bóp tương tác.

2 Về hình thức

 Quy chuẩn ảnh

Về ảnh đại diện (Avatar): Hiển thị với kích thước 176 x 176 pixel trên máy tính, 196 x 196 pixel trên điện thoại thông minh và 36 x 36 pixel trên hầu hết điện thoại thông thường Cắt thành hình tròn

Về ảnh bìa: Căn trái tràn viền với tỷ lệ khung hình 16:9 Phải có chiều rộng tối thiểu 400 pixel và chiều cao tối thiểu 150 pixel Tải nhanh nhất khi ở dạng file JPG sRGB rộng 851 pixel, cao 315 pixel và dưới 100 kilobyte.

→ Đối với ảnh đại diện và ảnh bìa có logo hoặc văn bản, dạng file PNG sẽ cho kết quả tốt hơn.

Phía bên trái của ảnh bìa sẽ bị ảnh đại diện che một phần, đồng thời có thể bị cắt và thay đổi kích cỡ để vừa với các màn hình khác nhau.

Về ảnh Facebook story: Thông thường kích thước Facebook story là 1080×1920 pixels, hoặc bạn có thể lựa chọn ảnh với tỷ lệ 9:16.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN