1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiều luận môn học thực hành văn bản tiếng việt đề tài những khó khăn của sinh viên năm nhất – trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Khó Khăn Của Sinh Viên Năm Nhất
Tác giả Nguyễn Lan Anh, Lê Anh Thơ, Vũ Hoàng Anh, Nguyễn Lê Hương Giang, Nguyễn Thị Lan Hương
Người hướng dẫn Hà Thị Tuệ Thành
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Thực Hành Văn Bản Tiếng Việt
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 695,53 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTIỀU LUẬN MÔN HỌC: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆTĐỀ TÀI: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHO

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỀU LUẬN

MÔN HỌC: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

ĐỀ TÀI: NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lan Anh – Trưởng nhóm

Lê Anh Thơ

Vũ Hoàng Anh Nguyễn Lê Hương Giang Nguyễn Thị Lan Hương

Giảng viên: Hà Thị Tuệ Thành

Trang 2

M Ụ L C C Ụ

I PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Những vấn đề chung 3

2 Tính cấp thiết của đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

3.1 Mục tiêu chung 4

3.2 Mục tiêu cụ thể 4

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1 Thiết kế nghiên cứu 5

2 Đối tượng nghiên cứu 5

3 Công cụ thu thập số liệu 5

4 Thu thập dữ liệu 6

III KẾT QUẢ 6

1 Khó khăn trong học tập 5

2 Khó khăn trong cuộc sống 8

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12

1 Kết luận 12

2 Kiến nghị 12

2.1 Về phía bản thân SV: 12

2.2 Về phía GV, CVHT: 13

2.3 Về phía nhà trường, gia đình và bạn bè: 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

PHỤ LỤC 15

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Những vấn đề chung

Hàng năm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn chào đón hàng ngàn tân sinh viên từ khắp tỉnh thành đến học tập tại trường Các bạn sinh viên bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường học đường phổ thông sang môi trường đại học, phải đối mặt với nhiều thử thách ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và học tập Một số sinh viên được chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sống đại học và có khả năng thích ứng với môi trường mới có thể mạnh mẽ, nhanh chóng vượt qua khó khăn và hòa nhập tốt Nhưng bên cạnh đó cũng

có nhiều sinh viên không làm được, bởi đây là lần đầu tiên họ sống tự lập, không có sự chăm sóc của gia đình Những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong năm thứ nhất đại học

và cả giai đoạn sau đại học Tình trạng học sinh bỏ học trong năm đầu tiên và nhiều học sinh bị buộc phải thôi học là mối quan tâm của phụ huynh, giáo viên, cố vấn học tập và ban giám hiệu nhà trường Để tìm hiểu những khó khăn của sinh viên năm nhất tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, nhóm 9 chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Những khó khăn của SV năm nhất – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn” nhằm tìm ra những giải pháp mang tính khả thi giúp các tân sinh viên sớm khắc phục những khó khăn

và đạt kết quả tốt nhất

2 Tính cấp thiết của đề tài

Bài viết nhằm đưa ra những giải pháp cần thiết giúp sinh viên năm thứ nhất nhanh chóng vượt qua khó khăn, hòa nhập với môi trường của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, giảm thiểu tình trạng bỏ học, bị stress trong cuộc sống dẫn đến sự mơ hồ và luẩn quẩn, những khó khăn mà chính họ không thể giải quyết được Vì vậy, đề tài

“Những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn” là rất cần thiết

Trang 4

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu giúp sinh viên, giáo viên và cán bộ nhà trường hiểu được những khó khăn mà sinh viên năm thứ nhất gặp phải, nguyên nhân khách quan và chủ quan của những khó khăn đó và các bước mà sinh viên đang thực hiện để vượt qua Thứ hai, nghiên cứu này góp phần xác định một cách khoa học và hệ thống những hỗ trợ

mà nhà trường, khoa, bộ môn thực hiện nhằm giúp sinh viên vượt qua những bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới trong năm đầu tiên

Thứ ba, từ nghiên cứu này, các trường, khoa và nhân viên có thể điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng các hoạt động hỗ trợ sinh viên hiệu quả hơn

Vì vậy, đề tài này mở rộng đối tượng nghiên cứu bằng cách tập hợp quan điểm của các sinh viên sắp nhập học thuộc nhiều ngành đào tạo khác nhau tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ngoài ra, để hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về vấn đề, nhóm nghiên cứu cũng đã phỏng vấn các bạn cùng trang lứa là sinh viên năm nhất của các ngành trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Mục đích của đề tài này là điều tra, phân tích những khó khăn mà sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết giúp sinh viên năm thứ nhất nhanh chóng vượt qua khó khăn, hòa nhập với môi trường của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định và tổng hợp thông tin về các rào cản gây ra khó khăn của sinh viên năm nhất

- Để tổng hợp và đưa ra một số biện pháp hữu hiệu giúp sinh viên năm nhất hòa nhập với môi trường mới và đạt kết quả tốt hơn

Trang 5

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Thiết kế nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và bảng câu hỏi phỏng vấn trong nghiên cứu này Dữ liệu thu thập được dưới dạng định lượng thông qua phiếu điều tra có 5 mức độ Dựa vào kết quả khảo sát được, nhóm nghiên cứu đưa ra bảng kiến nghị nhằm giúp SV có thể tận dụng những yếu tố thuận lợi, khắc phục những yếu tố bất lợi để có thể đạt kết quả tốt trong học tập ở năm học đầu tiên ở môi trường đại học

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là 100 SV đang học năm nhất khóa 67 tại trường

ĐHKHXH&NV Trong đó có cả sinh viên nam và nữ Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 18,19 tuổi Đối tượng SV năm nhất tham gia vào nghiên cứu này được chọn một cách ngẫu nhiên từ SV năm nhất thuộc tất cả các khoa của trường SV trực tiếp tham gia vào trả lời phiếu điều tra

3 Công cụ thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra làm công cụ thu thập dữ liệu Nội dung phiếu điều tra gồm hai phần chính: phần thông tin cá nhân của người cung cấp thông tin và phần câu hỏi khảo sát liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Phần câu hỏi khảo sát bao gồm câu hỏi được viết bằng tiếng Việt liên quan đến những thuận lợi và khó khăn mà

SV năm nhất có thể gặp phải Phần câu hỏi khảo sát bao gồm 34 câu hỏi được viết bằng tiếng Việt liên quan đến những thuận lợi và khó khăn mà SV năm nhất có thể gặp phải Chúng tôi chọn bảng câu hỏi này vì đây là bảng câu hỏi đã được sử dụng để khảo sát thuận lợi và khó khăn của SV năm nhất Chúng tôi không sử dụng tất cả các yếu tố trong bảng câu hỏi này mà phải điều chỉnh một số yếu tố cho phù hợp với tình hình nghiên cứu thực tế và đối tượng nghiên cứu này 34 câu hỏi trong phiếu điều tra được chia thành 2 nhóm: nhóm A gồm 1 câu hỏi về thông tin cá nhân; nhóm B gồm 2 phần câu hỏi về thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống (13 câu) và trong học tập (12 câu)

Tất cả các câu hỏi trong phiếu điều tra đều được thiết kế dưới 5 mức độ từ (1) hoàn toàn không đồng ý đến (5) hoàn toàn đồng ý Người cung cấp thông tin đọc kỹ từng câu hỏi và đánh dấu vào ô mức độ phù hợp với thực tế của mỗi cá nhân

Trang 6

4 Thu thập dữ liệu

Sau khi đã thiết kế phiếu điều tra, nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu điều tra đến đối tượng nghiên cứu là SV năm nhất thuộc tất cả các khoa của ĐH KHXH&NV Tổng số phiếu điều tra được là 100 phiếu Tất cả 5 thành viên trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi trực tiếp phát phiếu điều tra đến đối tượng nghiên cứu

III KẾT QUẢ

1 Khó khăn trong học tập

Biểu đồ 1:

Năm học đầu tiên thì hầu hết các môn học đều là đại cương, tuy nhiên theo số liệu khảo sát, có tới 56% sinh viên năm nhất cho rằng kiến thức các môn đại cương quá khó và rộng Bên cạnh đó, cách thức dạy và học tại môi trường đại học cũng có ít nhiều sự khác biệt so với cấp 3, nên phần lớn các bạn tân sinh viên gặp khó khăn trong việc làm việc nhóm, thuyết trình cũng như chưa thích ứng được với những cách thức kiểm tra mới (con

số này ở mức xấp xỉ 60%) Lý thuyết quá nặng, ít được thực hành cũng là một trong những khó khăn mà các bạn đưa ra, theo thống kê có 53% sinh viên bày tỏ sự đồng thuận

về vấn đề này

Biểu đồ 2:

Trang 7

Cùng với những đánh giá về việc học tập, thích nghi với phương pháp và kiến thức môn học, khảo sát còn đưa ra những ý kiến về những vấn đề xung quanh Khoảng hơn 50% các bạn sinh viên tham gia khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý về việc cơ sở vật chất của trường lớp còn hạn chế Tuy nhiên, trái ngược với điều đó, thái độ của giảng viên lại được nhìn nhận với những tín hiệu tích cực, khi phần lớn (49%) sinh viên đều cho rằng giảng viên không hề khó khó tính

Biểu đồ 3:

Trang 8

Bên cạnh những khó khăn do tác động từ môi trường khách quan thì từ trong chính các bạn sinh viên đều có những trở ngại nhất định 44% sinh viên được khảo sát thừa nhận bản thân chưa có tinh thần tự giác học tập, mất động lực học tập Không chỉ thế, khoảng gần 50% sinh viên đều cảm thấy mông lung về ngành học của mình Có lẽ nguyên nhân của điều này chính từ sự thiếu tìm hiểu ngành học cũng như những cám dỗ khi ở môi trường mới khiến các bạn có tâm lí hời hợt Việc chưa cân bằng được thời gian cho việc học và những việc khác cũng là một trong những khó khăn lớn của đa số những bạn tân sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi Đó cũng có thể là một trong những nguyên do dẫn tới

có một số bạn bị suy giảm sức khỏe (tuy nhiên con số này không nhiều, chiếm khoảng 19%) Và hầu hết các bạn được khảo sát đều đến lớp khá đều đặn (khoảng 61%)

2 Khó khăn trong cuộc sống

Biểu đồ 1 :

Theo kết quả khảo sát về những khó khăn trong cuộc sống, gần 50% sinh viên cho

rằng họ thấy choáng váng với sự đông đúc và chật chội của Hà Nội, luôn trong trạng thái cảm thấy nhớ nhà vì phải xa gia đình trong khoảng thời gian dài Bài viết

“Freshman Homesickness: What You Can Do to Combat This Common Malady” (Kristin Wong – nbcnews.com, 2015) đã chỉ ra nguyên nhân gây ra khó khăn về mặt

tâm lý này rằng sự thiếu kinh nghiệm trong việc sống xa nhà, thái độ và sự kiểm soát bản thân về việc thay đổi nơi ở cùng trách nhiệm với gia đình là nguyên do chính

Trang 9

khiến sinh viên bị nhớ nhà một cách tiêu cực Có lẽ đây cũng là điều một số bạn tân

SV USSH gặp phải

Số tiền gia đình chu cấp cho sinh viên để sinh hoạt hàng tháng vừa vặn để chi tiêu tuy nhiên phần lớn sinh viên lại chưa biết cách quản lí tài chính, còn phung phí tiền bạc vào nhiều thứ chưa thiết thực dẫn đến tình trạng sinh viên luôn thiếu tiền Đây là một trong

những điều mà bài viết “10 Freshman Mistakes & How to Avoid Them” (Shelley Zansler, accreditedschoolsonline.org) đã chỉ ra: “After a semester of eating out with

new friends, stocking up on books and decorating your dorm room, you realize you’ve blown through your budget for the entire year Now you reach for your student credit card

to cover pizza and avoid looking at your balance” - “Sau 1 học kỳ đi ăn chơi với bạn bè, trữ 1 đống sách và trang trí phòng trọ, bạn nhận ra hầu bao của mình bay sạch cho cả năm Giờ bạn đang hướng tới thẻ ghi nợ sinh viên để làm việc gói bánh Pizza và tránh nhìn vào số dư trong thẻ của bạn” Con số sinh viên gặp phải vấn đề này cũng không nhỏ, rơi vào khoảng hơn 40%

Bên cạnh đó, giao tiếp và kết bạn cũng là khó khăn mà một số sinh viên đang gặp phải khi mới bước chân vào cổng trường đại học Vì phải học tập trong một môi trường hoàn toàn mới nên đôi khi sinh viên sẽ chưa thể thích ứng kịp Sinh viên sẽ khá khó kết bạn khi là một người không hoạt bát Xung quanh không ai quen biết, mọi người đều tới từ khắp các nơi trên cả nước, và chính do sự khác biệt về quê quán nên nhiều sinh viên còn

tự ti khi giao tiếp với các bạn Để có thể hòa nhập, sinh viên phải chủ động bắt chuyện và làm quen Tuy nhiên, số lượng sinh viên gặp phải khó khăn này chiếm tỉ lệ không lớn, chỉ rơi vào 15% trên tổng số sinh viên được khảo sát

Biểu đồ 2:

Trang 10

Theo kết quả khảo sát, phần lớn sinh viên đều không có nhiều bất cập về nơi ở của mình, con số này dao động vào khoảng 60% tổng số Các yếu tố như không gian riêng tư, khoảng cách tới trường, cơ sở vật chất, giá thuê nhà, các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến việc học và quan hệ với mọi người xung quanh đều ở mức bình thường, tốt và rất tốt Chỉ có 1 phần nhỏ gặp khó khăn về điều này (10%), chủ yếu là về vấn đề giá thuê nhà trọ Do nhu cầu ngày càng lớn mà các nhà trọ ngày càng khan hiếm nên giá nhà tăng rất mạnh, khiến cho nhiều sinh viên không có đủ tài chính đáp ứng

Biểu đồ 3:

Tương tự như với việc ở kí túc xá hay thuê trọ, các bạn sinh viên khi được ở cùng họ

Trang 11

viên khi được ở cùng người thân điều kiện về vật chất và chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn khi đi ở trọ, đặc biệt là về không gian riêng tư của mỗi cá nhân Song, cũng có một số sinh viên cảm thấy không thoải mái khi phải ở nhà nhà họ hàng hay khi đã lớn mà chưa được tự lập, tách ra khỏi bố mẹ khiến họ cảm thấy chưa thực sự có một không gian thuộc

về riêng mình Tuy vậy, con số này không đáng kể, chỉ chiếm 8% tổng số sinh viên được khảo sát Mối quan hệ của các bạn sinh viên và người thân cũng rất tốt Và họ cảm thất tất cả những điều trên không có nhiều ảnh hưởng đối với hoạt động học tập và làm việc của họ

Biểu đồ 4:

Để trang trải cho cuộc sống, tích lũy thêm kinh nghiệm, rất nhiều sinh viên đã chọn đi làm thêm ngay từ năm nhất Các bạn sinh viên sẽ thường chọn chỗ làm gần nơi ở và trường học nên việc đi lại tương đối thuận tiện 30% sinh viên chọn những công việc không chiếm quá nhiều thời gian của bản thân để có thể tập trung học tập bên cạnh việc

đi làm 12% sinh viên khi đi làm có mối quan hệ tốt và rất tốt với đồng nghiệp xung quanh, 20% cảm thấy hoàn toàn ổn với những mối quan hệ này Chỉ có 4% không hòa hợp và xung đột với cộng sự của mình Với tất cả những điều trên, phần nhiều sinh viên

Trang 12

cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều tới việc học tập của bản thân, chiếm khoảng gần 40% số lượng sinh viên tham gia khảo sát

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Kết quả khảo sát cho thấy SV năm nhất của trường ĐHKHXH&NV có được một số thuận lợi cho việc học tập của SV trong năm học đầu tiên như đội ngũ giảng viên chất lượng Tuy nhiên, các SV cũng gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố chính là sự thay đổi các môn học và hình thức kiểm tra Tuy nhiên việc lên lớp đều đặn của sinh viên cho thấy các bạn vẫn có tinh thần cố gắng để đạt kết quả tốt nhất

Ngoài ra, các bạn sinh viên còn gặp khó khăn khi thay đổi môi trường sống mới tại Hà Nội Vấn đề tài chính còn là vấn đề lớn cần giải quyết Thế nhưng, nhìn chung các bạn đang dần thích nghi và không gặp quá nhiều khó khăn cùng một lúc

2 Kiến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu về thuận lợi và khó khăn trong học tập của SV năm nhất trường ĐHCT, chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra những đề xuất nhằm giúp các tân SV khắc phục khó khăn và đạt kết quả học tập tốt hơn, từ đó họ có thể bắt nhịp vào một

quá trình xây dựng sự nghiệp cho chính bản thân họ

Dưới đây là tóm tắt những kiến nghị chủ yếu:

2.1 Về phía bản thân SV:

Hiểu rõ được nỗi sợ của chính bản thân và tác nhân gián tiếp khiến cho sinh viên tự mình gây ra rào cản cho mình, trong đó là do căng thẳng (stress) của sinh viên và mối

lo sợ (anxiety) của sinh viên (theo bài viết “Student guide to surviving stress and

anxiety in college and beyond” (learnpsychology.org) từ đó đưa ra biện pháp phù

hợp

Trang 13

- Nắm rõ động cơ học tập và tạo mục tiêu phấn đấu cho bản thân Tìm hiểu và nắm bắt các hoạt động hỗ trợ và tư vấn từ nhà trường, GV, CVHT, các tiền bối, bạn bè và gia đình liên quan đến sinh hoạt và học tập

- Biết lập kế hoạch học tập, sinh hoạt, chi tiêu hợp lí Học cách quản lí bản thân và sống

có kỷ luật “Tự do trong khuôn khổ do chính mình đặt ra”

- Chủ động tham gia vào quá trình học tập; tìm hiểu và áp dụng nhiều chiến lược học tập khác nhau; chủ động giám sát tiến độ và hiệu quả việc học của mình

- Tự rèn luyện bản thân với các kĩ năng mềm, tham gia một số hoạt động ngoại khóa để

dễ dàng hòa nhập với môi trường mới

- Đừng quá lo lắng mà hãy tập thích nghi, cởi mở hơn trong các vấn đề; không ngần ngại hỏi hay nhờ sự giúp đỡ

- Thường xuyên theo dõi thông tin sinh viên trong các group lớn để biết được tình hình mới nhất đang diễn ra trong đời sống sinh viên cũng như ngoài giảng đường, thêm kiến thức và kinh nghiệm, tránh được những tiêu cực của xã hội

2.2 Về phía GV, CVHT:

- Tiếp tục nỗ lực giảng dạy có chất lượng cao Cân bằng lý thuyết – thực hành

- Tận tâm trong nghề nghiệp, thường xuyên quan tâm và giúp đỡ SV cả trong học tập và cuộc sống Là chỗ dựa tinh thần vững chắc của các SV trong môi trường sống và học tập mới, tạo điều kiện cho SV phát huy năng lực tự học, thể hiện hết khả năng của mình

2.3 Về phía nhà trường, gia đình và bạn bè:

- Tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, tư vấn tân SV, giúp SV có một năm học mới thật hiệu quả

- Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của tân SV

- Bạn bè trong lớp hay chung chỗ ở thường xuyên quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau Tận tình chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và trong cuộc sống

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w