Để tạo ra những thay đổi lớn lao đó, ta phải kể đến một công ty đã đóng vai trò dẫn đầu trò quan trọng trong việc nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ phục vụ cho người tiêu dùn
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Lịch sử hình thành và phát triển của HP
HP hay tên đầy đủ là Hewlett-Packard là tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới HP là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới hiện nay với các dòng máy tính chyên dành cho doanh nghiệp.
1.1.1 Giai đoạn 1930-1946: Phát triển ý tưởng và thành lập HP
Vào năm 1930, Bill Hewlett và David Packard gặp nhau lần đầu tiên khi họ bước vào năm thứ nhất chuyên ngành kĩ thuật tại đại học Stanford Cuộc gặp của hai người bạn với cùng một đam mê, sở thích đã tạo nên một bước ngoặc mới cho nền công nghệ Năm 1937, sau nhiều năm gắn bó và chia sẻ, lần đầu tiên hai người cùng bàn bạc về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch mở công ty hoạt động với một lĩnh vực rộng lớn về kỹ thuật, điện tử
Năm 1938, với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, các giáo sư ở đại học Standford, đặc biệt là giáo sư Fred Terman, Hewlett và Packard bắt đầu khởi nghiệp tại gara ô tô nhỏ tại Palo Alto, bang California, Hoa Kì Cũng trong năm này, họ chế tạo sản phẩm đầu tiên là máy tạo dao động vô tuyến và chính thức bắt đầu chặng đường xây dựng và phát triển của HP
1.1.2 Giai đoạn 1947-1956: Trở thành công ty cổ phần và tiếp tục phát triển sản phẩm
Tới năm 1947, HP chính thức trở thành công ty cổ phần Hewlett – Packard. Công ty lúc này đã có một đội ngũ cấp cao quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể, dần dần xây dựng cho sự phát triển một cách chuyên nghiệp của HP Ngoài ra,
HP đã xây dựng và phát triển chương trình hội viên/nghiên cứu sinh Chương trình này tạo điều kiện cho các sinh viên kĩ thuật tốt nghiệp trường đại học Stanford tham gia nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm cho HP
Năm 1949, HP bắt đầu xuất bản một ấn phẩm mang tên Tạp chí HP Tạp chí này được lấy ý tưởng từ tạp chí Experimentator của công ty General Radio Tạp chí HP đã mô tả công nghệ sử dụng trong việc phát triển những sản phẩm mới quan trọng Mặc dù để lộ thông tin với cả những đối thủ cạnh tranh, nhưng HP cho rằng lợi ích mang lại sẽ nhiều hơn là bất lợi.
Năm 1950, chiến tranh kết thúc ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, kéo theo một số khó khăn cho HP Vì vậy, họ đã quyết định mua lại doanh nghiệp ống dẫn sóng Varian để ghép vào bộ phận viba của công ty Với sự thay đổi trong về nhân viên cũng như sự phát triển kinh doanh ở lĩnh vực thiết bị phát sóng viba, khoảng
3 thời gian 1950 – 1952, số nhân viên trong công ty đã lên tới khoảng 200 người, phát triển một dòng sản phẩm với 100 mặt hàng, doanh số liên tục tăng.
1.1.3 Giai đoạn 1957-1960: Sự phát triển rực rỡ và bước đầu tiến ra thị trường thế giới
Năm 1957 là một năm đáng nhớ với HP xét trên nhiều phương diện Đầu tiên, HP đã có một bước tiến quan trọng khi quyết định kí hiệp ước ROME ( hiệp ước thành lập hội đồng kinh tế Châu Âu) sau khi nhận ra thị trường tiềm năng rộng lớn Châu Âu với các thiết bị điện tử HP đã đúng khi quyết định kí hiệp ước này bởi sau khi kí kết vào năm 1957, doanh thu từ việc xuất khẩu của HP chiếm 11% trong doanh thu
Năm 1959, HP quyết định mở một văn phòng tại Geneva, Thụy Sĩ ( nơi sau này trở thành trụ sở của HP ở Châu Âu) và mở một nhà máy lắp ráp thiết bị ở Boblingen, gần Stuttgart, Tây Đức Đồng thời bắt đầu triển khai hoạt động bán hàng tại Tây Đức
1.1.4 Giai đoạn 1960-1998: Thay đổi cơ cấu bán hàng và bước vào kỷ nguyên máy tính, máy in
Một bước thay đổi lớn của HP trong những năm 60 chính là thay đổi trong cơ cấu bán hàng Ban đầu, sản phẩm của HP được bán qua mạng lưới đại diện bán hàng trên khắp nước Mỹ Một số vấn đề đã nãy sinh từ hình thức bán hàng này khi có các đại diện thu được lợi nhuận ngày càng nhiều, một số trường hợp xảy ra sự không cân đối và khả năng nảy sinh cạnh tranh giữa các sản phẩm của các đại lý riêng lẻ Vì vậy, HP quyết định thay đổi cơ cấu bán hàng bằng cách xây dựng hệ thống bán hàng cho riêng mình bằng cách không cắt đứt mối quan hệ với các đại diện hiện tại và đàm phán với họ về việc trở thành đại diện bán hàng chính thức của HP
Vào giữa những năm 70, dựa vào sự thành công của công nghệ laze, HP hợp tác với Canon và bắt đầu bước vào việc phát triển và sản xuất máy in Sản phẩm máy in đầu tiên HP sản xuất là dòng sản phẩm máy in laze kết hợp với máy tính mini với một sự tin tưởng chắc chắn rằng chẳng bao lâu nữa khách hàng sẽ cần tới một máy in có độ tin cậy cao, nhanh hơn và cho bản in có chất lượng tốt hơn Đây là một bước đi quan trọng bởi nó giúp cho sự phát triển mối quan hệ giữa HP đồng thời là nền tảng cho sự phát triển các dòng sản phẩm về máy in thành công khác Cụ thể, công ty đã bán được hơn 30 triệu chiếc máy in từ khi nó được giới thiệu ra thị trường vào năm 1984.
Trong giai đoạn 1990s, dưới sự lãnh đạo của CEO mới John Young, HP đã mở rộng doanh mục sản phẩm của mình nhắm tới thị trường mục tiêu là các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, doanh nhân Thêm vào đó, HP có bước tiến mới trong việc kinh doanh sản phẩm khi bán hàng trực tiếp qua
HPshopping.com và không phụ thuộc vào một bên nào khác Đồng thời, với mục tiêu thống trị thị trường máy tính cá nhân, HP đã mua lại công ty đối thủ là Apollo Computer năm 1989 và convex vào năm 1995.
1.1.5 Giai đoạn 1999-2002: HP sau thời kỳ của Hewlett và Packard
Tháng 7/1999, ông Lewis Platt, người lên thay David Packard, về hưu, trao lại trọng trách cho nữ tổng giám đốc điều hành mới: Carly Fiorina Sau khi nhậm chức, Fiorina tiến hành hàng loạt cải cách, biến HP từ một công ty chuyên về thiết bị in ấn thành một công ty hàng đầu về thiết bị tin học, phần mềm và thương mại điện tử Bà tiến hành nhiều thay đổi trong cấu trúc các bộ phận của công ty. Nhiều nhân vật chủ chốt ra đi vì không thích nghi được với những thay đổi của một công ty đã 60 năm tuổi Mặc dù doanh thu và giá cổ phiếu tăng, HP vẫn bị đánh giá là thua xa các công ty khác, như IBM, Dell, Sun và Microsoft, trong lĩnh vực máy chủ, thiết bị lưu trữ và nhất là cung cấp dịch vụ.
Ngày 3/9/2001, HP tuyên bố sẽ mua lại Compaq với giá 25 tỷ đô la nhằm trở thành tập đoàn máy tính lớn thứ ba thế giới Việc sáp nhập HP và Compaq diễn ra vào tháng 5/2002 Việc sát nhập này mặc dù khiến cho HP lớn hơn nhưng năng lực cạnh tranh lại không tăng như dự báo, lợi nhuận thu được chủ yếu từ các thiết bị in, lĩnh vực truyền thống của công ty HP thậm chí mất dần thị phần máy tính cá nhân vào tay Dell và IBM Hậu quả là hàng ngàn nhân viên bị sa thải Mặc dù vậy, Fiorina cương quyết giữ cơ cấu sản phẩm hiện tại chứ không tách hoặc bán các bộ phận thua lỗ
Ngành kinh doanh chủ yếu của HP
Dưới sự quyết định hết sức táo bạo của CEO Meg Whitman, HP được chia thành 2 công ty hoạt động độc lập với nhau: HP Enterprise với mảng kinh doanh bo mạch chủ và các dịch vụ doanh nghiệp, còn lại là Công ty HP Inc với mảng kinh doanh máy tính và máy in
HP Enterperise hiện là công ty dẫn đầu trên thế giới về thị phần máy chủ, đứng thứ 2 về thị phần thiết bị lưu trữ và thiết bị mạng có dây lẫn không dây, đồng thời đứng trong Top 5 về cung cấp hệ thống tích hợp.
HP Inc là công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng, lấy lại vị trí số 1 vào năm 2017 sau khi bị Lenovo chiếm giữ năm 2013 HP xếp thứ 58 trong danh dách Fortune 500 vào năm 2008 - danh dách những công ty có doanh thu lớn nhất Hoa Kỳ.
CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN
Phân tích SWOT của công ty
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp Trong đó Điểm mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp Ví dụ như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được
Bảng 2.1: Mô hình SWOT của HP S
Vị thế dẫn đầu Định giá thương hiệu
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Danh mục sản phẩm máy tính mạnh
Nhu cầu giảm Tài chính yếu kém Tăng chi phí hoạt động
Giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi
Thị trường dịch vụ in được quản lý
Thách thức về sản phẩm Cạnh tranh Điện thoại thông minh Áp lực pháp lý
Chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng
HP là một trong những thương hiệu PC mạnh nhất đã thành công trong việc giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường Một phần lớn doanh thu của nó đến từ máy tính xách tay và máy tính để bàn Tuy nhiên, trên thị trường máy in nó vẫn giữ được vị thế vững chắc của mình Điều này đã dẫn đến hiệu quả tài chính
8 mạnh mẽ hơn Doanh thu của nó đã tăng đều đặn trong ba năm 2017 đến 2019, đạt 58,5 tỷ đô la vào năm 2018.
HP hiện diện mạnh mẽ trên thị trường với tư cách là nhà sản xuất máy tính cá nhân và máy in Hewlett Packard có giá trị thương hiệu với con số khổng lồ 19.3 triệu đô la Mỹ, đứng top 50 trong 100 thương hiệu trên toàn thế giới HP đã làm việc rất chăm chỉ để đạt được sự tin tưởng của khách hàng như ngày nay. Hình ảnh thương hiệu của họ đang giúp củng cố nền tảng niềm tin và mở rộng doanh số bán hàng của họ Điều này đã giúp họ gia nhập thị trường mới và phát triển dễ dàng.
2.1.1.3 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Cứ mỗi giây HP xuất xưởng được 2 máy tính cá nhân và hai máy in Họ giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về vận chuyển thiết bị PC chiếm thị phần ~ 20%, riêng mảng máy in ~40,5% thị phần Ngay cả trong bối cảnh đại dịch và toàn cầu bị khóa, họ vẫn thành công trong việc duy trì chất lượng sản phẩm của mình.
HP dành nhiều chi phí cho nghiên cứu để đi trước xu hướng công nghệ (Vào năm 2018, nó đã đầu tư khoảng 1,4 tỷ đô la vào R&D) giúp họ phát triển trong áp lực liên tục của các công ty khác và sự năng động của thị trường HP tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng chính bao gồm các công nghệ tiên tiến như cảm biến, nhận biết ngôn ngữ tự nhiên, phân tích âm thanh, video và hiển thị thông tin mới.
Hewlett packard đã sản xuất ra những sản phẩm khác biệt và tiên tiến so với các đối thủ cạnh tranh HP cho ra mặt rất nhiều dòng sản phẩm máy tính xách tay cho mọi nhu cầu khách hàng: từ nhu cầu học tập, làm việc cá nhân (HP Esential) đến chơi game cho các game thủ (HP Omen và HP Pavilion Gaming) hay cho doanh nghiệp sử dụng (như HP Probook) Dòng HP Spectre mới nhất là một thiết bị tuyệt vời cho máy tính xách tay – biến thể 2 trong một Spectre x360 vừa sử dụng như chiếc laptop vừa sửa dụng chỉnh sửa hình ảnh, hội họa như một chiếc Ipad Các sản phẩm máy tính xách tay của HP thường có cấu hình mỏng và nhẹ hơn so với các loại sản phẩm cùng công dụng trên thị trường.
Tương tự, họ còn có máy in số lượng lớn và máy xerox số lượng lớn có hiệu suất và độ bền tuyệt vời HP sở hữu dải sản phẩm đa dạng, luôn có các dòng sản phẩm phù hợp từng nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp.
2.1.1.5 Danh mục sản phẩm máy tính mạnh
HP cung cấp một loạt các máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị ngoại vi liên quan Công ty đã đưa các sản phẩm ra thị trường với nhiều mức giá
9 khác nhau Điều này đã giúp thương hiệu khai thác được cả phân khúc bình dân và cao cấp Từ bình dân đến cao cấp, nó đã mang đến các mô hình máy tính xách tay ở tất cả các phạm vi Danh mục sản phẩm lớn cũng là một thế mạnh chính của Hewlett Packard.
Nhu cầu về hệ thống in ấn và máy tính cá nhân đã giảm 8,3% trong năm
2015 Doanh thu thuần giảm 17% đối với máy tính để bàn, 2% đối với máy tính xách tay, 9% đối với máy trạm và 8% trong doanh thu thuần khác Điện thoại thông minh nhanh chóng vượt qua máy tính xách tay và Hewlett Packard thua xa những người khác trong Điện thoại thông minh.
Doanh thu giảm 7,3% so với năm 2014 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng giảm 23,9% so với năm 2014.
2.1.2.3 Tăng chi phí hoạt động
Trong năm 2018, tổng chi phí & chi phí của HP đã tăng lên 54,4 tỷ đô la từ 48,5 tỷ đô la trong năm 2017 (Báo cáo thường niên của HP 2018) Chi phí hoạt động của công ty liên tục tăng hàng năm và giảm gần đây vào năm 2020 là 53,177 tỷ USD.
2.1.2.4 Giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi
So với các đối thủ cạnh tranh khác, HP luôn bị giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình và hầu như không nhận được bất kỳ thành công nào ngoài ranh giới đó HP đã phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ PC, đặc biệt là máy tính xách tay Thị trường PC đã trưởng thành và dự kiến sẽ tăng trưởng rất chậm hoặc thậm chí suy giảm sau một vài năm Kết hợp điều này với tỷ suất lợi nhuận ngày càng giảm trên các sản phẩm phần cứng máy tính, bộ phận Hệ thống cá nhân lớn nhất của HP trở thành một điểm yếu của công ty Mặc dù là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, nó đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức để phát triển.
2.1.3.1 Đa dạng hóa Đa dạng hóa có thể giúp HP phát triển nhanh hơn, đồng thời tăng số lượng bán sản phẩm và doanh thu Bằng cách thâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh và thị trường mới, công ty có thể tăng doanh số và doanh thu cũng như cơ sở khách hàng trên toàn cầu.
Theo ước tính, công nghệ in 3D dự kiến sẽ tăng trưởng cao Thị trường 3D sẽ đạt giá trị 30,2 tỷ đô la vào năm 2022 với tốc độ CAGR là 28,5% Các lô hàng máy in 3D trên toàn thế giới đã tăng 103% trong năm 2016.
2.1.3.3 Thị trường dịch vụ in được quản lý
Thị trường MPS được dự báo sẽ đạt 94,9 tỷ đô la vào năm 2024 từ 26,2 tỷ đô la vào năm 2015 với tốc độ CAGR là 14,8%.
Hiệu suất của thị trường điện tử sẽ tăng với tốc độ CAGR là 2,7% cho đến năm 2019 Giá trị dự kiến sẽ đạt 299 tỷ đô la vào năm 2019.
2.1.4.1 Thách thức về sản phẩm
Thực sự khó khăn để duy trì chất lượng của sản phẩm với chi phí nguyên vật liệu và lao động đang tăng cao Điều này đã tạo ra một áp lực rất lớn cho họ.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter mô tả và phân tích về 5 yếu tố định hình để xác định điểm mạnh, điểm yếu của một lĩnh vực kinh doanh trong một ngành nghề nào đó Phân tích mô hình này được sử dụng để xác định cấu trúc của một ngành kinh doanh, từ đó xác định chiến lược của một doanh nghiệp.
(Ng uồn: marketingbox.vn) Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Ngành sản xuất máy tính đang là một trong những ngành cạnh tranh hết sức gay gắt trong nhiều năm qua HP là tập đoàn sản xuất máy tính lâu đời của thế giới, tập đoàn từng đứng đầu nhiều năm về thị phần trong ngành công nghiệp này Các đối thủ cạnh tranh trong ngành với HP là Lenovo, Dell hay Apple đều là những thương hiệu lớn và nổi tiếng.
(Nguồn: IDC) Đồ thị 2.1: Thị phần ngành sản xuất máy tính từ Q3-2020 đến Q3-2021 Những năm trở lại đây, Lenovo đã vượt mặt HP để trở thành thương hiệu
PC bán chạy số 1 thế giới Dell, Apple hay Asus và nhiều thương hiệu khác cũng đang theo sau suýt sao về thị phần máy tính
Về cơ bản, các sản phẩm PC của các thương hiệu đều có tính năng và chất lượng tương đương nhau, không mấy khác biệt trong từng phân khúc máy, chi phí chuyển đổi trên thị trường cũng không cao, khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm của thương hiệu khác thay cho HP Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh trong ngành của thương hiệu này là rất lớn và vô cùng khốc liệt Để có thể đứng vững trong thị trường, HP cần phải liên tục đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng và nâng cấp tính năng để giữ chân được khách hàng và có cho mình nhiều khách hàng mới.
2.2.2 Sức mạnh của nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp cho HP trên thị trường hiện nay là vô cùng lớn. Thậm chí, những nhà cung cấp này có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau để có thể trở thành nhà cung ứng cho thương hiệu đình đám này.
Chính vì vậy, việc ảnh hưởng từ nhà cung cấp đến HP là không lớn, có thể nói là rất nhỏ Với số lượng lớn nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, HP có thể chọn lựa những thương hiệu lớn, chất lượng cao với mức giá ưu đãi.
Một số nhà cung ứng của HP trên thị trường hiện nay có thể kể đến như: Microsoft, intel, AMD, Nvidia, IBM,… cùng rất nhiều những thương hiệu khác.
Vì vậy, HP hoàn toàn có thể chọn cho mình nhiều phương án tối ưu, nâng cao vị thế của thương hiệu này trên thị trường thế giới.
2.2.3 Sức mạnh của khách hàng
Chi phí chuyển đổi từ các sản phẩm của HP sang các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là không lớn Khách hàng có thể dễ dàng thay đổi thương hiệu, điều này cũng tạo nên sức ép mạnh mẽ đối với HP và các thương hiệu cạnh tranh khác trên thị trường Bên cạnh đó, việc dễ dàng tiếp cận thông tin sẽ giúp khách hàng so sánh sản phẩm một cách đơn giản
Vì vậy, sức mạnh của khác hàng trong ngành này là cực kỳ lớn Nếu không có những bước tiến mới về công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm, HP có thể sẽ mất đi vị thế của mình trong ngành công nghiệp này.
2.2.4 Đối thủ cạnh tranh mới
Có thể cho rằng, trong năm áp lực cạnh tranh, đây là áp lực ít ảnh hưởng nhất đến ngành công nghệ Một số yếu tố quan trọng trong vấn đề này đối với các đối thủ mới là vốn đầu tư cao, chi phí xây dựng thương hiệu cực kỳ lớn để gia nhập ngành Chỉ riêng hai yếu tố này đã khiến nhiều tên tuổi muốn bỏ cuộc trước khi gia nhập và cạnh tranh trên thị trường công nghệ Giả sử một thương hiệu muốn tham gia và cạnh tranh với HP trên các sản phẩm máy tính xách tay, thương hiệu đó phải có tiền để chi rất nhiều vào R&D để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Các sản phẩm này phải có chức năng, công dụng và thiết kế độc đáo hơn Nhưng quan trọng nhất, giá cũng phải rẻ hơn hoặc tương đương với HP, và họ sẽ phải tốn rất nhiều chi phí tiếp thị Trải qua những giai đoạn tốn kém này thì những sản phẩm này mới dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp 2.2.5 Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Các lựa chọn thay thế máy tính bao gồm máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Các sản phẩm thay thế chính của HP bao gồm các sản phẩm của Dell, IBM, Sony và Apple Ngoài ra, một số nhà sản xuất điện thoại thông minh như Samsung và Apple cũng là mối đe dọa đáng kể đối với thị trường máy tính Nhìn chung, máy tính vẫn đảm nhận tốt trong việc hoàn thành công việc, trong khi điện thoại thông minh chủ yếu được sử dụng để thực hiện các cuộc gọi, và máy tính bảng là công cụ để lướt web, chơi game và chơi trò chơi Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, máy tính bảng thông minh cung cấp các chức năng phục vụ tương tự như máy tính xách tay Do đó, mối đe dọa của sản phẩm thay thế cho HP đang tăng lên từng ngày Các sản phẩm thay thế đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng công nghệ và giá cả của chúng trên thị trường đa dạng, thường rẻ hơn so với laptop Một chức năng đa dạng có thể kể đến như: giải trí tiện lợi hơn (Smartphone, máy tính bảng xem Youtube, xem phim đọc sách sẽ thoải mái hơn việc ôm laptop quá lâu Nó thoải mái hơn so với việc cầm máy tính
14 xách tay quá lâu), dễ dàng kết nối với các thiết bị bluetooth như loa, tai nghe và nhanh chóng, đồng thời màn hình cảm ứng trên điện thoại và máy tính bảng có thể xoay ngang và dọc, trong khi máy tính xách tay thì không Không chỉ vậy, chiếc điện thoại ngày nay cũng đã được cải thiện rất nhiều, xử lý rất nhiều lĩnh vực chức năng khác như chụp ảnh, thiết kế, nghe gọi và hơn thế nữa.
Trong bối cảnh đó, HP phải tiếp tục đổi mới trong hoạt động để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường Các sản phẩm thay thế là mối đe dọa đối với các sản phẩm của HP, nhưng chúng gợi ý về hướng nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm mới của HP trong tương lai.
Chiến lược kinh doanh của HP
2.3.1 Chiến lược Đa dạng hóa liên quan
HP cũng cố gắng thực hiện chiến lược đa dạng hóa liên quan Họ sản xuất các thiết bị đo lường điện tử cho các bệnh viện, các công ty kiểm toán và các phòng thí nghiệm cùng máy tính, máy vi tính cá nhân, máy in laser, phần mềm, siêu máy tính và công nghệ internet và phương tiện tiện đa truyền thông cho thị trường tiêu dùng rộng hơn Nguồn lực/ năng lực khác biệt của HP là khả năng phát triển và cải tiến nhanh chóng các sản phẩm cốt lõi Năng lực khác biệt này cho phép HP phát triển bền vững bên trong và xây dựng sự kế thừa nhanh chóng của các sản phẩm cho các thị trường khác nhau Bằng việc sản xuất các máy tính chất lượng cao HP trở nên tinh tế hơn trong các kỹ năng phát triển sản phẩm và sử dụng để thiết kế thiết bị đo lường điện tử và bộ điều khiển cho các máy in laser Việc có được thị trường hiện tại trong lĩnh vực thiết bị văn phòng và đồ điện tử gia dụng giúp tăng cường vị trí của HP trong việc xây dựng hoạt động định hướng Internet và ngược lại Tuy nhiên qua thời gian nếu hoạt động kinh doanh Internet định hướng bắt đầu tiến xa hơn trong hoạt động kinh doanh thiết bị đo lường truyền thống của HP thì có thể trở nên khó khăn hơn để HP duy trì được sự khác biệt biệt trong hoạt động kinh doanh và sức mạnh thị trường. 2.3.2 Chiến lược Phát triển sản phẩm
Năm 2018, HP ra mắt nhiều thế hệ máy in 3D, đi đầu trong việc tạo đột phá trong ngành in kỹ thuật số Việc phát triển và sản xuất các sản phẩm mới của HP phù hợp với định hướng chiến lược của công ty, theo đó là bốn định hướng: sản phẩm phải mang tính toàn cầu hóa, đáp ứng với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự sáng tạo và nhân học
Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác, xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, dân số các thành phố lớn ngày càng đông khiến mô hình kinh tế đa dạng đòi hỏi các giải pháp công nghệ thông minh, tốc độ gia công cao Về nhân học, HP thực hiện các chương trình giáo dục cho thế hệ người dùng trẻ và hợp tác để đưa công nghệ vào trường học.
15 Ông Lim Choon Teck - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ HP Việt Nam khẳng định cam kết của HP trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam Việt Nam có tiềm năng vượt qua các quốc gia khác để trở thành một trong năm nền kinh tế kỹ thuật số hàng đầu thế giới vào năm 2025 Với những thấu hiểu này, HP đang phát triển một chiến lược để cung cấp một giải pháp tập trung Họ sẽ tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm Cốt lõi (Core), Tăng trưởng (Growth) và Tương lai (Future):
+ Cốt lõi (Core): Tập trung phát triển ngành kinh doanh chính là sản xuất máy in gia đình, phát triển phân khúc cao cấp thị trường máy tính cá nhân và máy in doanh nghiệp, cung cấp cho người dùng thiết bị và môi trường an toàn
+ Tăng trưởng (Growth): HP khám phá những cách làm việc mới cho người dùng của mình, nâng cao tính di động bằng cách nghiên cứu các phân khúc sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như thay đổi cách họ làm việc
+ Tương lai (Future): HP Inc có thể giúp các doanh nghiệp và nhà sản xuất trong việc chuyển đổi thiết kế, tạo mẫu và sản xuất các sản phẩm in 3D.
2.3.3 Chiến lược Mở rộng thị trường
Trong những năm 2000, Hewlett Packard đã mở rộng hoạt động trên toàn thế giới bằng cách mở các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Bangalore, Ấn Độ (2002), Bắc Kinh, Trung Quốc (2005) và St Petersburg, Nga (2007); những người này đã tham gia một danh sách bao gồm các phòng thí nghiệm ở Bristol, Anh (1984), Tokyo, Nhật Bản (1990) và Haifa, Israel (1994).Hewlett Packard mua lại Compaq Computer Corporation, một nhà sản xuất PC lớn của Mỹ, vào năm 2002 Động thái này được thực hiện với sự thúc giục của CEO mới được thuê - Carly Fiorina (người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một công ty được liệt kê trong Dow Jones, đã bị một số thành viên trong HĐQT của công ty và một số cổ đông lớn, bao gồm Walter Hewlett, con trai của người đồng sáng lập của công ty phản đối gay gắt.Khi những lợi ích được cho là của việc sáp nhập không thành hiện thực, nữ CEO này đã buộc phải ra đi vào năm 2005 Tuy nhiên, công ty đã sớm chuyển bảng cân đối kế toán vào năm 2007, Hewlett Packard đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên vượt doanh thu 100 tỷ USD cho tài khóa năm (Sau lần đầu vượt qua IBM về doanh thu năm trước).Fiorina được thay thế làm CEO và chủ tịch bởi Mark Hurd, người từng là CEO của NCR Corporation (Hurd đã thêm chức danh chủ tịch vào năm 2006) Trong nhiệm kỳ của Hurd, công ty bắt đầu một sáng kiến chiến lược để mở rộng sang lĩnh vực điện toán di động Cuối cùng, năm 2010 Hewlett-Packard mua lại Palm, Inc , một nhà sản xuất trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) và điện thoại thông minh của Mỹ.Vị trí của Palm trong thị trường điện thoại thông minh cạnh tranh là khá yếu, nhưng hệ điều hành đa
16 nhiệm của nó được gọi là webOS (một thế hệ tiếp theo với hệ điều hành Palm ban đầu) được các nhà phân tích đánh giá là một hệ thống hàng đầu cho điện thoại thông minh Việc mua lại sẽ bổ sung cho hai dòng điện thoại thông minh iPAQ của Hewlett Packard Một cho người dùng là doanh nghiệp và một cho người dùng cá nhân, chạy hệ điều hành Windows Mobile của MicrosoftCorporation.
Chiến lược Marketing của HP
HP đã tăng cường tập trung vào nhu cầu của người tiêu dùng và thay đổi chiến lược của mình để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thế kỷ 21 cho cả cá nhân, doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn Từ máy tính xách tay đến máy chủ đám mây luôn được sẵn sàng, trọng tâm là đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng HP có một danh mục sản phẩm phong phú gồm các sản phẩm liên quan đến máy tính, lưu trữ dữ liệu và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Ở mảng máy tính xách tay và PC, hãng đã tung ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của đa dạng nhóm người dùng Từ máy tính xách tay tiêu chuẩn đến máy tính xách tay kinh doanh và máy tính xách tay chơi game, HP đều đã giới thiệu một số mô hình khác nhau Các sản phẩm khác bao gồm Máy in và phụ kiện, màn hình và phụ kiện, các giải pháp điện toán và di động cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn, v.v HP đã giới thiệu một số thiết bị có thể chuyển đổi và tháo rời dùng như máy tính xách tay và máy tính bảng.
HP là một thương hiệu toàn cầu được công nhận và nó có một mạng lưới phân phối toàn cầu mạnh mẽ Các sản phẩm của HP có sẵn thông qua cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến Khách hàng có thể mua các sản phẩm của HP trực tiếp từ trang web hoặc từ các cửa hàng thương hiệu của HP.
HP cũng phân phối các sản phẩm của mình trên các trang web thương mại điện tử nổi tiếng và có lượng người truy cập lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba, Walmart,… Hay ở Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki,…
Các cửa hàng thương hiệu HP được thiết kế để cung cấp cho người mua hàng trải nghiệm mua sắm thú vị Các cửa hàng thương hiệu này trưng bày đẹp mắt, sản phẩm của HP và niềm đam mê công nghệ của HP HP thiết lập một mạng lưới đại lý được ủy quyền rộng khắp trên toàn cầu Người mua có thể sử dụng công cụ định vị cửa hàng của nó để tìm vị trí của cửa hàng gần nhất Các sản phẩm này có sẵn với các nhà bán lẻ lớn như Costco, Walmart, Best Buy, v.v.
17 Ở Việt Nam, các sản phẩm được phân phối rộng rãi từ các đại lý buôn bán thiết bị công nghệ như FPTShop, Cellphones, Thegioididong,…
(Nguồn: googlemaps) Hình 2.2: Các cửa hàng HP có mặt ở hầu hết các quận tại Hà Nội 2.4.3 Price
Nhìn chung, HP đã thực hiện theo chiến lược giá cạnh tranh và đưa các sản phẩm ra thị trường ở mức giá tầm trung và thấp hơn Phân khúc cao cấp chủ yếu do Apple, Dell và Lenovo thống trị
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự tập trung vào các sản phẩm cao cấp đã tăng lên HP đã giới thiệu một loạt máy tính xách tay và máy in trong phân khúc cao cấp Ngay cả trong phân khúc chơi game, nó đã giới thiệu các sản phẩm được sản xuất cho người dùng cao cấp hơn OMEN của nó là một máy tính xách tay cao cấp nhắm mục tiêu đến các game thủ hoặc những người chơi game thực sự.
HP vẫn không chỉ tập trung hoàn toàn vào phân khúc cao hơn Nó có một danh mục sản phẩm đa dạng, nơi cung cấp các sản phẩm cho tất cả các phân khúc bao gồm cả phân khúc tầm trung và giá trị.
Giống như các thương hiệu máy tính và điện tử khác, HP cũng chi tiêu rất nhiều vào việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình Các sản phẩm này được quảng cáo thông qua cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến.
Quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo in, quảng cáo trên phương tiện truyền thông, quảng cáo trực tuyến cũng như các phương pháp quảng cáo và khuyến mại khác cũng được HP sử dụng.
Các cửa hàng thương hiệu của hãng cũng quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình một cách hiệu quả Ngoài ra, thương hiệu đã sử dụng các chiến dịch quảng cáo đặc biệt cho các sản phẩm như Pavilion hoặc SPECTRE Người ta cho rằng HP đã chi hàng triệu USD cho một chiến dịch quảng cáo cách đây vài năm để quảng cáo máy tính xách tay Pavilion của mình HP cũng đã chi một số tiền đáng kể cho việc quảng cáo máy tính xách tay SPECTRE và ENVY. Thương hiệu cũng đầu tư vào CSR và các sáng kiến bền vững để quảng bá hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm và đạo đức Suốt hành trình thành lập và phát triển, song song với việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, HP luôn tích cực thực hiện trách nhiệm đối với xã hội: Tái chế 1 tỷ pound đồ điện tử, mực in và hộp mực vào năm 2004, thu hồi tổng cộng 118.000 tấn sản phẩm điện tử và vật tư để tái chế trong năm 2009
Ưu/Nhược điểm của chiến lược HP đã sử dụng
2.5.1 Chiến lược phát triển sản phẩm Ưu điểm:
Lợi nhuận: HP liên tục mở rộng danh mục máy tính cá nhân bền vững của mình giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Sản phẩm trong chiến lược này được tạo ra từ sự thấu hiểu tâm lý và hành vi, điều này giúp doanh nghiệp thành công và tạo ra lợi nhuận lớn từ chính sự mong đợi của khách hàng. Đúng đối tượng: chiến lược phát triển sản phẩm lấy khách hàng làm trọng tâm nên HP thường sẽ tạo ra những sản phẩm nhắm đến đúng đối tượng khách hàng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi mà khách hàng mong muốn
Ngân sách đầu tư lớn: quy trình thực hiện nhiều bước và yêu cầu kiến thức, kỹ năng cũng như nhân sự lớn nên ngân sách đầu tư thường lớn.
Rủi ro từ khách hàng: nghiên cứu thị trường đôi khi không phản ánh chính xác những gì khách hàng muốn và những gì khách hàng nghĩ, nên sản phẩm đôi khi không được chào đón gây lãng phí thời gian và chi phí nghiên cứu & phát triển.
Sự thích nghi: HP cần đầu tư nguồn lực và thời gian dài để tạo ra một sản phẩm được nghiên cứu từ trước, nên nếu có sự thay đổi về hành vi, thị trường sẽ khó có thể điều chỉnh hoặc lãng phí.
2.5.2 Chiến lược mở rộng thị trường Ưu điểm:
Việc mở rộng thị trường không chỉ giúp cho HP ngày càngđược biết đến, tiếp cận gần hơn với đông đảo lượng kháchhàng mà còn mang về một khoảng doanh thu không hề nhỏ Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hìnhảnh của HP.
Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bao phủ trên toàn thị trườngrộng lớn giúp cho HP tăng cao uy tín và quảng bá tên tuổi, thương hiệu của mình tốt hơn. Điều này còn giúp cho HP thích ứng với sự thay đổi của thịtrường (nhu cầu thị hiếu tiêu dung) vì có các công ty để liêntục nghiên cứu các sản phẩm mới.
HP sẽ không tốn kém hoặc tốn kém ít chi phí phân phối sảnphẩm vì tận dụng được hết các mạng lưới phân phối sẵn có của mình. Nhược điểm:
Vì hiện tại phần lớn doanh thu của HP dựa trên việc kinhdoanh các sản phẩm cốt lõi vậy nên khi mở rộng thị trường sẽtiêu tốn rất nhiều chi phí trong việc nghiên các vùng thịtrường mới (về thị hiếu, nhu cầu và đặc điểm dân cư tại mỗivùng, …) để có thể phát triển ra các sản phẩm mới phù hợpvới từng vùng.
Việc mở rông thị trường quá nhanh khiến cho HP chưa hoàntoàn kiểm soát, khai thác và phát huy được hết thế mạnh cáccông ty nghiên cứu của mình.
2.5.3 Chiến lược đa dạng hoá liên quan Ưu điểm:
HP cung cấp một loạt các máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị ngoại vi liên quan Công ty đã đưa các sản phẩm ra thị trường với nhiều mức giá khác nhau Điều này đã giúp thương hiệu gia tăng hình ảnh trong mắt người tiêu dùng.
Khai thác được cả phân khúc bình dân và cao cấp Từ bình dân đến cao cấp, nó đã mang đến các mô hình máy tính xách tay ở tất cả các phạm vi giúp gia tăng lợi nhuận và thu nhập từ nhiều nguồn sản phẩm khác nhau
Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cũng khiến chocông ty tiêu tốn một khoản chi phí không hề nhỏ và nếu nhưsản phẩm mới không đem lại được sự thành công trong việcthu hút người tiêu dùng thì sẽ gây ra một tổn thất vô cùng to lớn cho HP.
Việc tung ra liên tiếp các sản phẩm trong các lĩnh vực khácnhau khiến cho người tiêu dùng cảm thấy HP chưa thật sựquan tâm, chú trọng đến việc phát triển chuyên sâu và pháthuy hết các điểm mạnh trong từng sản phẩm của mình. 2.5.4 Chiến lược Marketing Ưu điểm:
Giúp cho công ty xác định được các cơ hội cần khám phá và các rủi ro cần tránh
Sự phân bổ nguồn lực và tài nguyên bao gồm con người và tài chính là một trong những nhiệm vụ đảm bảo mang lại sự thành công cho việc marketing của HP Nguồn lực này phụ thuộc khá nhiều vào mô hình marketing mix và giúp tối ưu hoá lợi nhuận cho công ty và mức độ hài lòng của người tiêu dùng.
Phân bố dữ liệu: Marketing mix mang lại cho HP sự chuyên môn hoá. Các thành viêc thuộc công ty hay là các công ty con đều được phân bố dữ liệu và chia nhỏ công việc để đảm bảo tính thuận tiện và hiệu quả nhất có thể.
Tạo cơ hội xúc tiến thương mại: Không chỉ là những giải pháp với mục đích hỗ trợ các chính sách về sản phẩm, giá hay nhà phân phối, marketing mix còn tạo ra những cơ hội xúc tiến thương mại giúp tăng cường được hiệu quả của những chính sách đó Nhờ có lợi ích xúc tiến thương mại của marketing mix mà doanh nghiệp tạo được ưu thế và sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh.
THÀNH TỰU VÀ THẤT BẠI
Thành tựu của HP đã đạt được
Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Hewlett tham gia phục vụ và trở thành 1 sỹ quan thông tin, HP đã mở rộng nhanh để đáp ứng nhu cầu của các dự án quốc phòng Trong thời gian đó công ty đã phát triển một triết lý quản trị, sau này nổi tiếng khắp thung lũng Silicon với tên gọi “Phong cách HP” Đó là tổng hợp các quy trình về chính sách giúp cho nhân viên của HP được hưởng lợi ích cao bao gồm cả bảo hiểm y tế để trang trải phí điều trị các bệnh nguy hiểm, điều chưa bao giờ được nghe nói tới thời điểm đó.
Hình 3.3: Hình ảnh vị trí HP nằm trong Thung lũng Silicon (Silicon Valley) 3.1.2 Trong quân đội
Mặc dù công ty chưa bao giờ phát triển hệ thống vũ khí, nhưng thiết bị của
HP đã được phát triển và sử dụng thử nghiệm vào các sản phẩm quân sự, đặc biệt là khi các vũ khí phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ bán dẫn và điện tử Năm
1969, Tổng thống Mỹ đương nhiệm chức thời bấy giờ là Richard Nixon bổ nhiệm Packard làm phó bộ trưởng quốc phòng song song với vị trí Tổng giám đốc HP Ở vị trí này ông giám sát các kế hoạch ban đầu để phát triển hai chương trình Máy bay chiến đấu phản lực thành công nhất của nước Mỹ là F16 và A10.
Hình 3.4: David Packard và Bill Hewlett đang làm việc trong chính nhà máy sản xuất của mình 3.1.3 Xâm chiếm thị trường máy tính và máy in
HP được Tạp chí Wired công nhận là Nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới khi ra mắt sản phẩm HP 9100A vào năm 1968 Tuy nhiên chính thời điểm này chính bản thân HP không gọi nó là máy tính cá nhân, họ gọi 9100A là máy tính để bàn 9100A thực sự là 1 bước tiến lớn, cách mạch logic được sản xuất mà không cần gắn vào bất cứ một vi mạch tích hợp nào Chiếc PC được lắp ráp từ toàn bộ các linh kiện rời. Trong giai đoạn cuối những năm 1970, HP với những sản phẩm như HP3000, H2640, HP2640 đã vượt qua IBM để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh số.
Hình 3.5: Máy HP 9100A - được ghi nhận là chiếc máy tính hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại
Sang đến những năm 1980 HP hoàn toàn thống trị ngành công nghiệp in ấn, họ quản lý và phát hành máy in phun và laser trong suốt 1 thập kỷ dài Điều này chứng tỏ đây là một trong những dòng sản phẩm có lời và phổ biến nhất trong lịch sử của HP Máy in trở thành xu hướng chủ đạo của HP vào những năm 1980 với việc phát hành máy in LaserJet, LaserJet mang đến cho người dùng một giải pháp in ấn ít tốn kém mực in
24 và giấy HP lọt vào top 50 công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 nhờ vào thành công của họ trong ngành in Sau đó họ tiếp tục phát hành máy in phun màu vào năm 1990 đánh dấu bước chuyển mình trong ngành in ấn Thành công này giúp HP có bước nhảy vọt trong danh sáchFortune 500.
Thất bại của HP
3.2.1 Thất bại sau khi sáp nhập Compaq
Năm 2002, HP bỏ ra 25 tỷ USD để mua lại Compaq, đây được coi là một trong những vũ sáp nhập lớn nhất ngành công nghệ Tại thời điểm đó, HP đang gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh PC nhưng tình trạng của Compaq còn tệ hơn khi báo lỗ 785 triệu USD năm 2001 Kết quả thực sự là một thảm họa tiêu biểu của lịch sử sáp nhập, khi hơn 30.000 nhân viên HP bị sa thải không lâu sau đó Giá cổ phiếu của HP giảm và lợi nhuận không tăng trong 3 năm Phải cho đến khi hội đồng quản trị quyết định sa thải Carly Fiorina và thay Mark Hurd vào ghế CEO thì HP mới hồi sinh trở lại.
3.2.2 Thất bại trong việc liên doanh với Apple
IPod 4G – kết quả của sự hợp tác sản xuất giữa Apple và HP với mục đích đôi bên cùng có lợi ra mắt vào tháng 1/2004 Trên mặt lưng chiếc iPod 4G này, logo của HP được xuất hiện ngay bên dưới logo trái táo cắn dở của Apple Điều quan trọng là, HP chấp nhận cho Apple cài sẵn iTunes vào trong các máy tính của hãng hiện giờ Hàng triệu khách hàng của HP/Compaq sẽ ngay lập tức trở thành khách hàng của iTunes/Apple Đổi lại, HP sẽ được quyền bán iPod nhưng theo cách khác với Apple, vốn chỉ bán online và ngay trong Apple Store HP quyết định sẽ bán theo hình thức phân phối tới các đại lý bán lẻ Tuy nhiên, HP thực sự đã bị Steve Jobs (CEO Apple) chơi một vố rất đau Khi HP hào hứng bán ra các sản phẩm iPod mà họ tin rằng sẽ "cháy hàng" trong thời gian ngắn thì Apple lại tung ra các mẫu iPod được cải tiến mạnh mẽ hơn rất nhiều Ngay lập tức, hàng trăm nghìn chiếc iPod HP đang sở hữu bỗng trở thành đồ vứt đi Vài tháng sau đó, HP mới nhận ra điều này và ra mắt những mẫu mã mới, nhưng lúc đó thì đã quá muộn
(Nguồn: genk.vn) Hình 3.6: Chiếc iPod 4G hợp tác giữa Apple và HP
3.2.3 Thất bại trong việc tham gia thị trường điện thoại thông minh
HP từng khá thành công trên thị trường di động với những sản phẩm iPAQ Pocket PC ngày xưa Sau khi dòng sản phẩm này bị khai tử, năm 2010 HP tiếp tục chiến đấu trên thị trường di động khi mua lại Palm rồi sản xuất smartphone và tablet chạy hệ điều hành webOS Tưởng chừng như HP có thể phát triển lớn mạnh trong thị trường đầy màu mỡ này Nhưng cuối cùng, HP đã phải hứng chịu thất bại nặng nề khi các sản phẩm của họ không thể cạnh tranh được với các dòng sản phẩm của Apple Điển hình như dòng máy tính bảng HP TouchPad lúc mới ra mắt có giá ngang ngửa 1 chiếc iPad, tuy nhiên thiết kế của sản phẩm này lại dày và nặng hơn so với tablet của Apple Một lý do nữa khiến cho HP thất bại trong thị trường này là do hệ điều hành webOS có quá ít ứng dụng so với hệ điều hành IOS và Android, hơn nữa tốc chạy ứng dụng trên các thiết bị WebOS dường như khó có thể so sánh với Android hay IOS mặc dù cấu hình của TouchPad không hề thua kém các tablet Android cùng thời
(Nguồn: fptshop.com.vn) Hình 3.7: Sản phẩm HP TouchPad
Cuối cùng chỉ sau vài tháng ra mắt, HP đã ngừng sản xuất các dòng sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng và nhấc chân ra khỏi thị trường. 3.2.4 Thất bại trong việc phát triển sản phẩm webOS
Năm 2010 sau khi mua lại Palm với giá 1.2 tỷ USD, HP đã tích cực nghiên cứu và phát triển hệ điều hành webOS (hệ điều hành của Palm) nhằm xây dựng hệ sinh thái riêng cho mình và cạnh tranh với hệ điều hành IOS của Apple HP đã mạo hiểm đầu tư xây dựng webOS bằng việc thông báo cắt giảm kinh doanh mặt hàng máy tình của mình WebOS được tung ra không chỉ là quyết định chiến lược trong quá trình thu ngắn khoảng cách đối với Apple mà còn là một điều tuyệt vời đối với HP Nhờ việc tự thiết kế phần mềm cho chính mình, HP đã không phải phụ thuộc vào nhà cung cấp Microsoft nữa Với bước khởi đầu này HP hi vọng sẽ đánh bật Apple trong việc cung cấp cho thị trường di động và máy tính cá nhân một hệ điều hành cũng như chuỗi các ứng dụng được phá triển trên nền tảng có sẵn Vấn đề ở chỗ, HP không phải là Apple, gã khổng lồ đa nhiệm, có thể tự tạo ra mọi thứ vượt trội hơn hẳn những hãng khác HP đã không làm tốt trong việc phát triển hệ điều hành webOS khi nó bị người dùng đánh giá rất thấp Kết quả là
HP đã phải ngậm ngùi chịu hứng chịu thua lỗ nặng nề và đã bán lỗ webOS cho