tiểu luận môn quản trị kinh doanh quốc tế đề tài tìm hiểu văn hóa kinh doanh của ấn độ

28 0 0
tiểu luận môn quản trị kinh doanh quốc tế đề tài tìm hiểu văn hóa kinh doanh của ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xã hội Ấn Độ hiện đại là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc.Ấn Độ là một nước cộng hoà dân chủ liên bang, trong đó Tổng thống Ấn Độ là người đứng đầu nhà nước và Thủ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP 1 : TIỂU LUẬN MÔNQUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH CỦA ẤN ĐỘ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH CỦA ẤN ĐỘ

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Biên Thùy

Thành viên:

1 Nguyễn Thị Hồng Nhung : 2013210246 2 Nguyễn Kim Quỳnh Như : 2041210272

6 Võ Trần Thanh Diệu : 2013211038

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thị Biên Thùy, trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế, chúng em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất nhiệt tình của cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận, nhưng do sự hạn chế nhất định về mặt kiến thức nên trong quá trình làm bài nhóm, chúng em không thể không tránh khỏi những thiếu sót Mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của nhóm ngày càng hoàn thiện hơn Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 2024

Tác giả

Nhóm Ấn Độ

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nhóm Ấn Độ là "Tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Ấn Độ" Chúng tôi chọn đề tài này vì nó thiết thực và hữu ích về văn hóa, chính trị pháp lí của Ấn Độ và các quốc gia khác Mở rộng được thị trường và hội nhập kinh doanh quốc tế dễ dàng hơn Chúng tôi xin cam đoan rằng bài tiểu luận này là công trình nghiên cứu của nhóm tôi, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Chúng tôi đã trích dẫn đầy đủ và chính xác các nguồn tài liệu tham khảo mà tôi sử dụng trong bài tiểu luận

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức theo quy định cho lời cam đoan của mình.

TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 2024

Tác giả

Nhóm Ấn Độ

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ 5

1.1 Vị trí địa lí 5

1.2 Tổng quan về kinh tế, văn hóa và chính trị ở Ấn Độ 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở ẤN ĐỘ 7

2.1 Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật ở Ấn Độ 7

2.1.1 Môi trường kinh tế 7

2.1.2 Môi trường chính trị 8

2.1.3 Môi trường pháp luật 9

2.1.4 Các chính sách ở Ấn Độ 10

2.2 Phân tích môi trường văn hóa, xã hội, tôn giáo ở Ấn Độ 10

2.2.1 Môi trường văn hóa: 10

2.2.2 Môi trường tôn giáo 12

2.2.3 Môi trường xã hội 13

2.3 Những điều cần lưu ý để kinh doanh thành công 14

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16

3.1 Câu chuyện kinh doanh của Dunkin' Donuts ở Ấn Độ 16

3.1.1 Lý do thất bại của Dunkin' 16

3.1.2 Bài học kinh nghiệm: 17

3.2 Mukesh Ambani tỷ phú thành công nhất Ấn Độ bậc nhất châu Á 17

3.2.1 Bài học kinh nghiệm: 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 21

Trang 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ1.1 Vị trí địa lí

Ấn Độ tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích và là quốc gia đông dân nhất trên thế giới với dân số trên 1,410 tỷ người tính đến nay.

Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam

1.2 Tổng quan về kinh tế, văn hóa và chính trị ở Ấn Độ

Xã hội Ấn Độ hiện đại là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc Nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo Là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo Xã hội Ấn Độ hiện đại là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc.

Ấn Độ là một nước cộng hoà dân chủ liên bang, trong đó Tổng thống Ấn Độ là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng Ấn Độ là người đứng đầu chính phủ Ấn Độ theo hệ thống chính trị kép, tức là một chính phủ kép bao gồm chính quyền trung ương ở trung tâm và các tiểu bang ở ngoại vi Các chính phủ được thành lập thông qua các cuộc bầu cử được tổ chức 5 năm một lần.

Nền kinh tế Ấn Độ có quy mô lớn thứ 6 trên thế giới xét theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 3 toàn cầu tính theo sức mua tương đương (thống kê năm 2020) Kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ Là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm.

Ấn Độ đã từng áp dụng phương pháp kinh tế xã hội chủ nghĩa trong gần suốt lịch sử độc lập Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ sự tham gia của khu vực tư nhân, ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu thập niên 1990, Ấn Độ đã dần mở cửa thị trường của mình thông qua các cuộc cải cách kinh tế theo hướng giảm kiểm soát của chính phủ đối với thương mại và đầu tư Việc tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công và việc mở cửa một số ngành nhất định cho nước ngoài và tư nhân tham gia diễn ra chậm chạp và gắn liền với những tranh cãi chính trị

Năm 1991, sau khi ban hành các cải cách kinh tế mới dựa trên cơ sở mở cửa nền kinh tế cũng như hình thành nền kinh tế thị trường Ấn Độ trở thành một trong những nền

Trang 8

kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới, được công nhận là một nước công nghiệp mới.

Ấn Độ là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong đó tiêu biểu như: Liên Hợp Quốc, G-20, Khối Thịnh vượng chung Anh, WTO, IAEA, SAARC, NAM và BIMSTEC,

Tuy nhiên, quốc gia này vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức kìm hãm sự phát triển của đất nước như: tỷ lệ nghèo đói cao, phân hóa giàu nghèo quá lớn, nạn tham nhũng, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, nhiều tư tưởng phân biệt đẳng cấp và hủ tục tôn giáo lạc hậu vẫn còn tồn tại, tình trạng suy dinh dưỡng, giáo dục và y tế công thiếu thốn ở vùng nông thôn, cùng chủ nghĩa khủng bố.

Trang 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở ẤN ĐỘ2.1 Phân tích môi trường kinh tế, chính trị pháp luật ở Ấn Độ

2.1.1 Môi trường kinh tế

Trong khi nhiều cường quốc kinh tế chật vật trong năm 2023, Ấn Độ vẫn đứng vững và phát triển nhanh chóng, được đánh dấu bằng những điểm nhấn ấn tượng.

Ấn Độ hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và quốc gia Nam Á này dường như sẽ sớm vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á, lớn thứ 3 thế giới Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới Với GDP đạt 3,75 nghìn tỷ USD, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới trong năm 2023 Thu nhập bình quân đầu người, theo dữ liệu chính phủ, là 98.374 Rupee (INR) trong năm tài khóa 2022-2023 (khoảng 1.183 đô la Mỹ) Các quan chức ngân hàng nước này còn dự báo nền kinh tế Ấn Độ đang trên đà đạt mức 5 nghìn tỷ USD vào năm 2027 nhờ vào sự phát triển trong lĩnh vực tài chính và lợi thế dân số của đất nước.

Ấn Độ có thể sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm tài chính hiện tại Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này trong quý đầu của năm tài chính 2022-2023 là 13,5% Theo dự đoán của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, trong năm tài chính hiện tại, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng với tốc độ từ 6,7 - 7,7 %.

Trên thực tế, nếu xếp hạng các nền kinh tế quốc gia dựa trên sức mua tương đương (PPP), có tính đến chi phí sinh hoạt của một quốc gia trong khi quy đổi tiền tệ sang đô-la, thì vị thế của Ấn Độ sẽ còn mạnh hơn Tính theo PPP, Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2021 Nền kinh tế này đạt 10.220 tỷ USD, gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Nhật Bản.

Nhiều yếu tố khác cũng đang góp phần làm tăng cường niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Nam Á này Một báo cáo của Reuters nói rằng Ấn Độ hiện đang đến gần giai đoạn chủ chốt của đường cong S - đặc trưng bởi sự gia tăng đáng kể về đô thị hóa, công nghiệp hóa, thu nhập hộ gia đình và tiêu thụ năng lượng Giai đoạn này thường kéo dài trong vài thập kỷ, đặc trưng bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của những yếu tố chính này.

Thị trường chứng khoán

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ đã đạt mức đỉnh cao mới, tăng 16% trong năm 2023 Theo CNBC, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã vượt qua chỉ số Hang Seng của Hồng Kông, nơi chứng kiến đà giảm 18%.

Trang 10

Thị trường chứng khoán của Ấn Độ hiện đang lớn thứ bảy toàn cầu với vốn hóa thị trường là 3,989 nghìn tỷ USD Các nhóm ngành được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2024 bao gồm ngân hàng, chăm sóc sức khỏe và năng lượng trong khi hàng tiêu dùng, công nghiệp dịch vụ và hóa chất có thể ít khả quan hơn.

Chỉ số sản xuất PMI tăng mạnh

Trong tháng 11 năm 2023, chỉ số sản xuất PMI được S&P Global tính toán đã tăng lên 56,0, phục hồi từ mức thấp nhất trong 8 tháng của tháng 10 là 55,5 Điều này đánh dấu tháng thứ 29 liên tiếp tăng trưởng trong hoạt động nhà máy.

Ngành sản xuất Ấn Độ cũng chứng kiến sự tăng trưởng trong các đơn đặt hàng mới— phục hồi từ mức thấp nhất trong một năm của tháng 10—và doanh số bán hàng nước ngoài tiếp tục gia tăng trong tháng thứ 20 liên tiếp, mặc dù ở mức tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 6.

* Các chỉ số đánh giá môi trường kinh tế

Lạm phát:

Ấn Độ và tham vọng cường quốc bán dẫn Cụ thể, lạm phát bán lẻ hàng năm của Ấn Độ đã tăng mạnh lên mức 7,44% trong tháng 7 từ mức 4,87% của tháng trước, vượt qua cả dự báo trước đó là 6,4%

Thất nghiệp:

Dữ liệu việc làm hàng năm của chính phủ cho thấy, mức thất nghiệp là 4,1% trong năm 2021-2022 Nhưng các dữ liệu khác nhận định, số người thất nghiệp ở Ấn Độ cao hơn nhiều Theo CMIE, tỉ lệ thất nghiệp của Ấn Độ trong tháng 3 năm nay là 7,8% và thậm chí còn cao hơn (8,5%) ở thành thị.

Chỉ số hạnh phúc:

Thứ hạng của Ấn Độ trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 là gì? Theo báo cáo, Ấn Độ xếp thứ 126 trong số 137 quốc gia, xếp sau Pakistan (108), Sri Lanka (112), Myanmar (117) và Bangladesh (118)

Năng suất lao động:

Xét trên tiêu chí này, năng suất lao động của Ấn Độ đứng ở mức 8,47 USD, thấp hơn Việt Nam (10,22 USD), Philippines (10,07 USD), Indonesia (12,96 USD), Trung Quốc (13,35 USD), Mexico (20,23 USD) và Malaysia (25,59 USD) Đây là những quốc gia mà Ấn Độ phải cạnh tranh về thị trường xuất khẩu hoặc thu hút đầu tư.

Trang 11

Chi phí lao động

Thứ hai, thị trường lao động Với chi phí lao động thấp cộng với vốn hiểu biết tiếng anh thành thạo, hiện tại giá thuê nhân công mỗi tháng ở Ấn Độ là 7.000 – 8.000 Rupi (105 – 120 USD), trong khi đó chi phí thuê nhân công mỗi tháng tại Trung Quốc là 25.000 Rupi (373 USD)

2.1.2 Môi trường chính trị

Ấn Độ được xem là nền dân chủ đông dân nhất thế giới Đây là một nước cộng hòa Nghị viện với một hệ thống đa đảng có 69 Đảng cấp quốc gia được công nhận bao gồm đảo quốc đại Ấn Độ và Đảng Bharatiya Janata ( Đảng Nhân Dân Ấn Độ ), và trên 40 chính đảng cấp địa phương Đảng Quốc đại Ấn Độ được nhận định là có tư tưởng trung tả hay là '' tự do '' trong văn hóa chính trị Ấn Độ còn Đảng Nhân Dân Ấn Độ có đầu tư trung hữu hay là '' bảo thủ '' Trong hầu hết giai đoạn từ 1950 tức khi Ấn Độ lần đầu tiên trở thành một nước Cộng Hòa đảng Quốc đại nắm giữ đa số ghế trong quốc hội Tuy nhiên việc thủ tướng Narendra Modi và Đảng nhân dân Ấn Độ đắc cử năm 2014 để đánh dấu bước đầu tư của chính phủ Ấn Độ

Trái lại, khủng bố và quan hệ mờ nhạt với các quốc gia láng riêng tiếp tục là vấn đề tiến thoái lưỡng nan, nổi bật nhất là với Pakistan Tình trạng bất ổn với Pakistan bao gồm việc sử dụng vũ lực khi tuyên bố chủ quyền với đền Kashmir và dây là xung đột lãnh thổ lớn nhất và quân phiệt nhất từ trước tới nay

Trong lịch sử độc lập của mình, Ấn Độ luôn có khuynh hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội với quản lý chặt chữ của chính phủ trên lĩnh vực tư nhân, thương mại nước ngoài, và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Từ đầu thập niên 1990, Ấn Độ dần mở cửa thị trường thông qua các biện pháp cải cách kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài về đầu tư Tư nhân hóa các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện trong những cuộc tranh luận chính trị trong giai đoạn này Ấn Độ cũng đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ chọn dịch vụ làm sợ trường

Từ năm 1996, chính phủ Ấn Độ thực thi kế hoạch phát triển toàn diện ngành IT đặc biệt về phần mềm tiêu chí đưa ra là “ Công nghiệp phần mềm Ấn Độ là biểu mẫu cho sức mạnh và thành công “

Trong những thập kỷ gần đây, chính trị Ấn Độ đã trở thành một mối quan hệ mang tính triều đại Các lý do cho điều này có thể là sự vắng mặt của các tổ chức Đảng, hiệp

Trang 12

hội xã hội dân sự độc lập huy động sự hỗ trợ cho các bên, và việc tài trợ tập trung cho các cuộc bầu cử.

2.1.3 Môi trường pháp luật

Ấn độ áp dụng hệ thống thông luật và luật tôn giáo.

Thông luật là một loại luật pháp chủ yếu được phát triển bởi các phán xét thông qua các phán quyết của tòa án hay các cơ quan (các cơ quan lập pháp hay hành pháp) Tam quyền phân lập ở Ấn Độ được thể hiện như sau:

Hành pháp tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc gia và được một đại cử tri đoàn quốc gia bầu gián tiếp với một nhiệm kỳ năm 5 Thủ tướng Ấn Độ đứng đầu chính phủ về thi hành hầu hết quyền lực hành pháp Thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm nhánh hành pháp của chính phủ Ấn Độ gồm có tổng thống, phó tổng thống, và Hội đồng Bộ trưởng do thủ tướng đứng đầu.

Lập pháp: Cơ quan lập pháp của Ấn Độ là lưỡng viện quốc hội Quốc Hội Ấn Độ hoạt động theo một hệ thống kiểu Westminster và gồm có thượng viện và hạ viện

Tư pháp: Ấn độ có bộ máy tư pháp độc lập gồm ba cấp nhất thể gồm tòa án tối cao do Chánh án đứng đầu, 25 tòa thượng thẩm, và một lượng lớn tòa án sơ thẩm Tòa án tối cao có thẩm quyền ban đầu đối với các vụ án liên quan đến các quyền cơ bản và tranh chấp giữa các bang và Trung ương, nó có quyền chống án đối với các tòa án thượng thẩm Nó có quyền công bố luật và vô hiệu hóa các luật liên bang hay ban mà trái với hiến pháp Tòa án tối cao cũng là cơ quan diễn giải cuối cùng của hiến pháp

Hệ thống Pháp luật của Ấn Độ khá toàn diện với những chính sách về thuế khuyến khích FDI Kế toán theo chuẩn mực phương Tây, hệ thống tài sản công bằng minh bạch Tuy vậy, việc thiếu tài nguyên và cơ chế hoạt động kém hiệu quả tạo nên sự tồn động đáng kể trong giải quyết các vụ án làm giảm sự tin cậy của Ấn Độ trên thị trường thế giới Hơn nữa Ấn Độ vẫn đứng vị trí cao về tham nhũng và chưa có nhiều biện pháp đối phó triệt để bởi hầu hết các cuộc tranh dành chính trị tập trung vào tôn giáo về hệ thống cấp bậc

2.1.4 Các chính sách ở Ấn Độ

Nhằm thu hút đầu tư, Ấn Độ đã cắt giảm bớt các thủ tục minh bạch hóa chế độ đầu tư và thương mại.

Trang 13

Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để đăng dần số các lĩnh vực mà FDI được phép tham gia và giảm các hạn chế kỹ thuật với từng khu vực Đến nay các ngành đều mở cửa cho FDI tùy theo một số hạn chế nhất định của ngành nghề đặc biệt FDI vẫn còn bị cấm trong một vài ngành như sản xuất thuốc lá hàng thay thế thuốc lá một số hoạt động bất động sản và nông nghiệp

Gần đây để tăng cường các quy chế đầu tư FDI để diễn giải rõ các quy định làm cho các nhà Nhà đầu tư hiểu rõ hơn về luật lệ quy định về các bước triển khai công việc trong các lĩnh vực.

Từ năm 2007, Ấn Độ thực hiện một số sửa đổi cụ quy định về chính sách cạnh tranh hội đồng cạnh tranh Ấn Độ bắt đầu chính thức hoạt động năm 2009 đồng thời một khía cạnh của luật điều tiết sự liên doanh liên kết và mua cổ phần các công ty trong nước đã có hiệu lực

Để thúc đẩy xuất khẩu Ấn Độ thực hiện một loạt các chính sách bao gồm miễn thuế xúc tiến suất khẩu chương trình tín dụng thuận lợi hoàn thuế cho hàng nhập khẩu để chế biến hàng suất khẩu Tuy nhiên các chính sách này cũng làm cho hệ thống chính sách thương mại của Ấn Độ trở nên phức tạp hơn Ngoài ra chính phủ còn trúng trọng phát triển cơ sở hạ tầng.

2.2 Phân tích môi trường văn hóa, xã hội, tôn giáo ở Ấn Độ

2.2.1 Môi trường văn hóa:

Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể Môi trường văn hóa xã hội của Ấn Độ là một hệ thống phức tạp và đa dạng, được hình thành bởi các yếu tố lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, gia đình và hệ thống xã hội Môi trường văn hóa xã hội và tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa kinh doanh của Ấn Độ Các yếu tố này bao gồm sự đa dạng trong dân tộc và ngôn ngữ, hệ thống giá trị văn hóa, quan hệ xã hội, tôn giáo, lễ hội và ngày lễ, giao tiếp.

Sự đa dạng trong dân tộc và ngôn ngữ ở Ấn Độ có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hội nhập quốc tế của đất nước này Với dân số 1.425.782.975 người Ấn Độ có hơn 2.000 dân tộc và hơn 1.600 ngôn ngữ được nói trong cả nước Sự đa dạng này tạo nên một di sản văn hóa phong phú và đa dạng, thu hút nhiều du khách và nhà nghiên cứu văn hóa đến Ấn Độ để khám phá và tìm hiểu về những khía cạnh văn hoá này, đóng góp vào việc thúc đẩy hội nhập quốc tế và sự hiểu biết giữa các quốc gia Phải kể đến ngành công nghiệp phim Bollywood Bollywood là ngành công nghiệp điện ảnh lớn

Trang 14

nhất Ấn Độ và đã có sự ảnh hưởng to lớn trên khắp thế giới Có thể kể đến một số bộ phim như Andaz Apna Apna (1994), Slumdog Millionaire (2008), 3 Idiots (2009), Thế nên các doanh nghiệp khi muốn gia nhập vào thị trường này điều họ phải nhìn nhận đầu tiên là làm sao thích nghi với sự đa dạng văn hoá nơi đây Có thể kể đến Google Maps là một ứng dụng bản đồ và điều hướng nổi tiếng trên toàn cầu, và nó đã phải đối mặt với thách thức của sự đa dạng dân tộc và ngôn ngữ ở Ấn Độ Để đáp ứng nhu cầu của người dùng Ấn Độ, Google đã tạo ra một số tính năng và cải tiến đặc biệt Google Maps đã tích hợp các tính năng chỉ đường và điểm quan trọng quan trọng cho người dùng Ấn Độ Điều này bao gồm việc cung cấp hướng dẫn bằng cả tiếng Anh và các ngôn ngữ địa phương như Hindi, Tamil và Telugu Tính năng này đã giúp cho người dùng cảm thấy thoải mái và dễ dàng sử dụng ứng dụng hơn.

2.2.2 Môi trường tôn giáo

Hệ thống giá trị tôn giáo và đạo đức ở Án Độ rất phong phú và sâu sắc, bao gồm sự phụ thuộc nhau lẫn nhau trong gia đình, sự kính trọng đối với người lớn tuổi, sự tôn trọng tôn giáo và sự kính trọng đạo đức Sự phục thuộc lẫn nhau trong gia đình bởi gia đình ở Ấn Độ được coi là trung tâm của cuộc sống và là đơn vị cơ bản của xã hội Ấn Độ

Ở Ấn Độ, giá trị "Atithi Devo Bhava" (khách là vị thần) được coi là một trong những nguyên tắc cốt lõi trong ngành du lịch Giá trị này thể hiện trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách du lịch, đảm bảo họ cảm thấy chào đón và được đối xử tốt tạo ra một môi trường thân thiện và niềm nở, và đảm bảo sự hài lòng và trải nghiệm của khách du lịch Điều này thúc đẩy ngành du lịch trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ

Ấn Độ có nhiều tôn giáo, như Hindu, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Sikh, Phật giáo và Jain Trong đó mỗi tôn giáo có những giá trị, tín ngưỡng và quan niệm riêng Do vậy dù ít hay nhiều thi chúng phần nào cũng tác động đến quyết định kinh doanh Tại Ấn Độ, nhà hàng McDonald's thường thay đổi thực đơn ăn uống để phù hợp với thực phẩm văn hóa ẩm thực ở quốc gia này Vì người Ấn không ăn thịt bò nên McDonald's thường sáng tạo ra nhiều món bánh mì hamburger từ thịt gà, cụ thể là Maharaja Mac

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan