Báo cáo về văn hóa giao tiếp kinh doanh ở ấn độ

19 0 0
Báo cáo về văn hóa giao tiếp kinh doanh ở ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân.2.Các chủ đề nói chuyệnKhi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO VỀ VĂN HÓA GIAO TIẾPKINH DOANH Ở ẤN ĐỘ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ký Viễn Lớp: 47k19

Nhóm Group nine - ever shines

Danh sách thành viên: Trần Phước Mai Trân Bùi Anh Thư

Lê Việt Trọng Nghĩa Nguyễn Thị Kiều Trinh

Trần Phương Nga Tạ Quỳnh Phương

Trang 2

MỤC LỤC

A.PHONG TỤC XÃ HỘI 5

1.Giới thiệu bản thân 5

2.Các chủ đề nói chuyện 5

3.Một số hành động được cho là khiếm nhã ở Ấn Độ 5

4.Cách chào hỏi của người Ấn Độ 6

B.QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN 7

1.Thời gian ở Ấn Độ 7

2.Giờ giấc làm việc ở Ấn Độ 7

3.Quan niệm về thời gian theo văn hóa Ấn Độ 7

C.QUẦN ÁO VÀ ẨM THỰC 8

1.Tình huống đòi hỏi mặc trang phục đặc biệt ở Ấn Độ 8

2.Màu sắc và sự biểu hiện của nó đối với người dân Ấn Độ 9

3.Phản ứng khi có mùi toát ra từ cơ thể 9

4.Nghi thức trong bữa ăn của người Ấn Độ 10

D.MÔ HÌNH CHÍNH TRỊ 11

1.Tình hình chính trị và tác động đến hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước 11

2.Phương tiện thông tin 11

3.Việc nói chuyện về chính trị trong các tình huống xã hội ở Ấn Độ 12

E.TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG 13

1.Những tôn giáo nổi tiếng 13

2.Niềm tin tôn giáo 15

3.Các yếu tố đóng vai trò có giá trị thiêng liêng 16

4.Sự hòa hợp của Ấn Độ giáo với những tôn giáo thiểu số 16

5.Những ảnh hưởng của lễ tôn giáo đối với những hoạt động kinh doanh và hoạt động của Chính phủ 17

F.TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Danh mục tài liệu tham khảo 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.

Văn hóa Ấn Độ là thứ chỉ chung tới hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt và độc đáo của tất cả các tôn giáo và cộng đồng có mặt ở Ấn Độ Ngôn ngữ, tôn giáo, khiêu vũ, âm nhạc, kiến trúc, thực phẩm và phong tục của Ấn Độ khác nhau từ nơi này đến nơi khác trong nước Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa, trải dài khắp tiểu lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng bởi một lịch sử đã có từ nhiều thiên niên kỷ Nhiều yếu tố của các nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ, như tôn giáo, triết học, ẩm thực, ngôn ngữ, võ thuật, khiêu vũ, âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ có tác động sâu sắc đến Ấn Độ, Đại Ấn Độ và thế giới.

Trang 4

A.PHONG TỤC XÃ HỘI

1.Giới thiệu bản thân

Người Hindu truyền thống không có họ.

Tên của những người Hồi giáo thường có nguồn gốc từ A-Rập Thông thường, tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên + "binti" ("daughter of") + tên của cha

Trước tên của người Sikh Ấn Độ thường thêm "Singh"đối với nam giới hay "Kaur" đối với nữ giới

Không được giới thiệu bản thân với một phụ nữ đang đi trên đường một mình

Địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân.

2.Các chủ đề nói chuyện

Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng những đề tài về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ, chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức về đề tài đó.

Nên tránh các đề về cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước ngoài mà Ấn Độ đã nhận được

3.Một số hành động được cho là khiếm nhã ở Ấn Độ

Người Ấn Độ có quan điểm tương đối bảo thủ về việc đụng chạm thân thể Việc tiếp xúc thể xác có thể được coi là không phù hợp hoặc thậm chí là xúc phạm, tùy thuộc vào mức độ thân mật giữa hai người, giới tính, địa vị xã hội

Ở Ấn Độ, cách cư xử đối với người phụ nữ cũng có những nét tinh tế riêng Ví dụ như việc hôn tay là một điều không thể chấp nhận được Và nói chung, đụng chạm vào thân thể hoặc quần áo phụ nữ là đỉnh cao của sự khiếm nhã Biểu hiện trên khuôn mặt cũng có tầm quan trọng đặc biệt Người Ấn Độ tránh nhìn chằm chằm vào mắt, và nụ cười phải được kiềm chế

Bàn chân được coi là ô uế và do đó, điều quan trọng là tránh hướng bàn chân của bạn vào người; hoặc chạm vào người hoặc đồ vật (đặc biệt là sách) bằng bàn chân hoặc giày Nếu bạn vô tình làm như vậy, bạn nên xin lỗi ngay lập tức

Trang 5

+ Dùng ngón tay để chỉ cũng là điều thô lỗ ở Ấn Độ Nếu bạn cần chỉ vào một cái gì đó hoặc ai đó; tốt hơn là nên dùng toàn bộ bàn tay hoặc ngón tay cái.

+ Khi bắt tay người Ấn Độ sẽ tránh việc dùng tay trái vì theo quan niệm của họ thì tay trái là biểu tượng của sự ô uế.

4.Cách chào hỏi của người Ấn Độ

Namaste là một trong những phong tục truyền thống phổ biến nhất tại Ấn Độ.

Namaste là gì? Namaste hoặc Namaskar hay ‘Namaskaare’ là một trong năm hình thức chào hỏi truyền thống được đề cập đến trong Kinh Vệ Đà của Hindu giáo Nó có nghĩa là "Tôi cúi chào bạn", thực hiện bằng cách chấp hai lòng bàn tay vào nhau và đặt trước ngực.

Chắp hai tay trước ngực là cử chỉ chào hỏi phổ biến nhất ở Ấn Độ Cử chỉ này thể hiện sự tôn trọng và chào đón.

Hoặc cúi đầu nhẹ là cử chỉ chào hỏi lịch sự, thường được sử dụng khi chào người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn Đôi khi là nắm tay cử chỉ chào hỏi phổ biến giữa những người bạn hoặc người quen

Hàm nghĩa của hành động này ý muốn nói "Hãy để cho tâm trí chúng ta được hiểu nhau" Từ Namaste cũng có thể được hiểu là "na ma" (không phải của tôi), biểu thị sự giảm bớt cái tôi của bản thân trước sự có mặt của một người khác.

Trang 6

B.QUAN NIỆM VỀ THỜI GIAN

1.Thời gian ở Ấn Độ

Hiện nay, ở Ấn Độ đang lưu hành hai múi giờ là múi giờ chuẩn Ấn Độ (IST) và múi giờ Bagaan Giờ Bagaan chạy trước múi giờ chuẩn Ấn Độ một giờ.

2.Giờ giấc làm việc ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, thời gian làm việc thường bắt đầu khá muộn là vào khoảng 9 giờ 30 phút đến 10 giờ Và họ kết thúc giờ làm việc vào khoảng 5 đến 6 giờ chiều Người Ấn Độ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

3.Quan niệm về thời gian theo văn hóa Ấn Độ

So sánh quan niệm về thời gian giữa các doanh nhân và các tình huống trong xã hội:

Quan niệmvề thời gian

Trong các tình huống xã hội như họp mặt gia đình, lễ hội, hoặc các sự kiện văn hóa, sự linh hoạt và sự thư giãn thường được ưu tiên hơn là sự chính xác về thời gian.

Đối với các cuộc họp và cuộc lịch hẹn kinh doanh, sự chính xác và hiệu suất thường được ưu tiên Doanh nhân thường đến đúng giờ và mong đợi sự chính xác và hiệu quả trong cuộc họp.

Thời gian có thể được coi là linh hoạt và không bị ràng buộc bởi một lịch trình cụ thể Sự trễ có thể được chấp nhận và thậm chí là phổ biến trong một số tình huống.

Sự trễ có thể được coi là không chuyên nghiệp và có thể gây mất lòng tin từ các đối tác kinh doanh Trong các tình huống xã hội, có sự

chấp nhận rộng rãi về sự linh hoạt trong thời gian và sự thích nghi với các thay đổi trong lịch trình.

Doanh nhân thường coi trọng thời gian như là một tài nguyên quý báu và cố gắng sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Kết luận

Trong các tình huống xã hội, sự linh hoạt và sự thư giãn có thể được đánh giá cao hơn.

Trong cuộc sống kinh doanh, sự chính xác và hiệu quả thường được ưu tiên

Điều này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt của quan niệm về thời gian trong văn hóa và xã hội ở Ấn Độ.

Trang 7

C.QUẦN ÁO VÀ ẨM THỰC

1.Tình huống đòi hỏi mặc trang phục đặc biệt ở Ấn Độ

Thời trang truyền thống: Trong các lễ hội và nghi lễ tôn giáo, người Ấn Độ thường mặc

quần áo truyền thống như sari (cho phụ nữ) và kurta-pajama hoặc dhoti (cho nam giới).

Nghi lễ tôn giáo: Trong các nghi lễ tôn giáo như đám cưới, lễ hội hoặc thời gian tham gia

đền đài, người Ấn Độ thường mặc quần áo phù hợp với tôn giáo của họ Ví dụ, trong Hinduism, có thể yêu cầu phụ nữ mặc sari và nam giới mặc dhoti và kurta.

Thời trang hiện đại: Trong các sự kiện chính thống hoặc kinh doanh, thường có quy định

về trang phục chính thức Nam giới thường mặc áo sơ mi, quần âu và giày da, trong khi phụ nữ thường mặc váy hoặc áo dài.

Lễ hội và sự kiện văn hóa: Các sự kiện như Diwali, Holi hoặc Navratri thường yêu cầu

người dân mặc quần áo đặc biệt phản ánh văn hóa và truyền thống của nền văn hóa Ấn Độ.

Trang phục truyền thống của Ấn Độ nam

Trang 8

Sari - Trang phục Ấn Độ truyền thống của người phụ nữ

2.Màu sắc và sự biểu hiện của nó đối với người dân Ấn Độ

Người Ấn Độ cũng không thích nhận hoa màu trắng vì nó là biểu tượng cho sự tang tóc, cái chết và đau thương.

Màu đỏ thể hiện quyền lực trong văn hoá của người Ấn Độ với nhiều ý nghĩa quan trọng như: giữa sự sợ hãi và lửa, sự giàu có và quyền lực, sự thánh thiện, khả năng sinh sản, sự cám dỗ, tình yêu và sắc đẹp Trong trang phục của người Ấn Độ, những người phục nữ đã lập gia đình thường mặc trang phục có màu đỏ Ngoài trang phục bạn có thể nhận biết thông qua các henna màu đỏ trên tay của cô gái và loại bột màu đỏ được gọi là sindoor được nhuộm theo chân tóc của cô gái màu đỏ tượng trưng cho vận may, niềm vui, sự thịnh vượng và lễ hội Ở Ấn Độ, màu đỏ đại diện cho sự thuần khiết, sự sinh sôi và sự thịnh vượng Đó là lý do các cô dâu Ấn Độ theo truyền thống thường mặc màu đỏ vào lễ cưới của mình.

3.Phản ứng khi có mùi toát ra từ cơ thể

Trên thực tế, người Ấn Độ tắm rất siêng năng, nhưng họ lại không hay thay quần áo Họ tắm ba lần một ngày nhưng chỉ mặc một bộ quần áo giống nhau, thậm chí ngày hôm sau, bởi vì người Ấn Độ tương đối nghèo, họ tiêu tiền cho ăn uống chứ hiếm khi mua quần áo Mặt khác, khi người Ấn Độ giặt quần áo, họ không mấy để ý đến chúng Họ không nhất thiết phải ngâm quần áo trong bột giặt rồi giặt Họ chỉ cần trải qua nước trực tiếp và mặc lại trước khi khô nên không có gì lạ khi cơ thể có mùi khó chịu.

Thực phẩm là một ví dụ điển hình vì nó có yếu tố ảnh hưởng đến mùi của cơ thể con người rất nhiều Một số loại thực phẩm có thể có hiệu ứng khác nhau (đặc biệt là trên các tuyến mồ hôi) có thể gây ra một mùi hôi Và thậm chí gây ra mùi hô răng miệng Khi một ai đó không đánh răng, hơi thở của họ sẽ có mùi khủng khiếp Và lối sống một phần cũng ảnh hưởng đến mùi cơ thể con người Tất nhiên là những người nghèo đói sẽ không quan tâm đến vấn đề ăn uống hoặc thậm chí cơ thể họ có bốc mùi đi chăng nữa Điều này hòan tòan khác xa vời những

Trang 9

ai có lối sống tốt hơn, ăn uống những thực phẩm tốt, họ sẽ biết cách chăm sóc vệ sinh thận thể hơn nên chắc rằng mùi cơ thể sẽ giảm thiểu hòan tòan.

Người Ấn họ thích ăn cà-ri và các lọai thực phẩm nhiều gia vị khác, cũng giống như người Việt thích ăn mắm, hoặc Hàn Quốc thích ăn kim chi Tất cả đều chung quy về văn hóa truyền thống của mỗi nước một số nước văn minh hơn sẽ nghĩ rằng Ấn Độ bốc mùi là do ăn thức ăn có mùi Mỗi người trong chúng ta đều là các nhà phê bình tự nhiên và những gì chúng ta không hiểu về nó sẽ cố tình chỉ trích

Việc sử dụng thuốc khử mùi hoặc nước hoa là phổ biến trong văn hóa Ấn Độ, như trong các nền văn hóa khác trên thế giới, nhằm giữ cho cơ thể luôn thơm tho và sạch sẽ Không những thế Nằm bên bờ sông Hằng linh thiêng, trong nhiều thế kỷ, thành phố Kannauj, thuộc bang Uttar Pradesh đã được mệnh danh là “kinh đô nước hoa” của Ấn Độ

4.Nghi thức trong bữa ăn của người Ấn Độ

Bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và Hồi giáo, người Ấn cho rằng thức ăn chính là do đấng tối cao trao cho và phải được đón lấy bằng tay trần để thể hiện lòng thành kính của mình Vì thế mà thói quen ăn bốc được xem là quy tắc điển hình trong văn hóa ăn uống của người Ấn Độ

Cụ thể, trước khi ngồi vào bàn ăn, họ phải rửa tay sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh và thể hiện sự tôn trọng với người ăn cùng Sau đó, họ dùng tay phải để bốc thức ăn và tuyệt đối không cầm thức ăn bằng tay trái Bởi tay trái là đại diện cho cái ác, cái xấu, dơ bẩn, còn tay phải chính là lẽ phải, cái thiện và thanh khiết.

Trang 10

D.MÔ HÌNH CHÍNH TRỊ

1.Tình hình chính trị và tác động đến hoạt động kinh doanh trong vàngoài nước

Ấn Độ là một quốc gia dân chủ lớn và có nền chính trị đa chủng tộc, với nhiều phe phái chính trị, vùng lãnh thổ và tầng lớp xã hội vì vậy mà tình hình chính trị Ấn Độ cũng có sự biến động đi kèm với nó Dù vậy, quốc gia này vẫn duy trì một hệ thống dân chủ ổn định và thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do.

Ảnh hưởng của tình hình chính trị Ấn Độ tới hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước có thể biến động tùy theo các biến động cụ thể trong chính sách, đạo luật và môi trường kinh doanh Có thể có những thay đổi về các quy định về đầu tư, thuế, và quy định thị trường, cũng như sự biến động trong việc thực hiện các hợp đồng và quản lý rủi ro.

Nói chung, mặc dù có thể xuất hiện biến động trong tình hình chính trị, Ấn Độ vẫn là một trong những thị trường quan trọng và hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, với tiềm năng phát triển kinh tế lớn và một cơ sở nguồn nhân lực rộng lớn Để thành công, các doanh nghiệp cần linh hoạt và thích ứng với môi trường kinh doanh đa dạng của quốc gia này.

2.Phương tiện thông tin

Trang 11

Các phương tiện truyền thông Ấn Độ bao gồm một số loại hình truyền thông khác nhau của các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, đài phát thanh, điện ảnh, báo, tạp chí và các trang web/ cổng thông tin dựa trên Internet

Nhiều phương tiện truyền thông được kiểm soát bởi các tập đoàn lớn, vì lợi nhuận, thu được doanh thu từ quảng cáo, đăng ký và bán tài liệu có bản quyền.

Ngoài ra, phương tiện truyền thông còn được kiểm soát bởi các Hội đồng Báo chí Ấn

Độ Nó đảm bảo rằng báo chí phải tuân thủ một cách nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức báo

chí đã được chấp nhận và duy trì các chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp cao

3.Việc nói chuyện về chính trị trong các tình huống xã hội ở Ấn Độ

Một trong những nguyên tắc chính trong giao tiếp là tôn trọng, vì vậy, trong các tình huống xã hội hoặc kinh doanh, bàn về chính trị được xem là không phù hợp.

+ Trong xã hội, nó có thể xúc phạm những người có quan điểm khác nhau về chính trị hoặc nó có thể làm tăng căng thẳng giữa các nhóm người khác nhau tại buổi tụ tập

+ Trong kinh doanh, bàn về chính trị tương tự cũng gây ra những mâu thuẫn làm căng thẳng đến quá trình hợp tác và mối quan hệ của hai bên

Trang 12

E.TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG

1.Những tôn giáo nổi tiếng

Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sức hút của Ấn Độ đối với những ai ưa khám phá là đặc trưng đa dạng văn hóa, tín ngưỡng.này được thể hiện rõ nét nhất trong các tôn giáo ở Ấn Độ Các tôn giáo chính ở Ấn Độ bao gồm Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, Phật giáo hay ở đâu là một vùng đất đó những người dân thuộc các tôn giáo và các quan hệ khác nhau sinh sống hòa thuận sự hài hòa này nó được thể hiện trong các lễ hội tôn giáo trên khắp đất nước thông điệp về tình yêu và tình đồng bào được tất cả các tôn giáo và văn hóa Ấn Độ duy trì và gìn giữ Một số tôn giáo chính ở Ấn Độ là: Hindu giáo (chiếm 80,5% dân số), Hồi giáo (chiếm 13,4%), Thiên Chúa giáo (2,3%), Phật giáo (0,8%) và một số tôn giáo khác

Phật giáo:

Phật giáo hiện nay là một trong những tôn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới Triết lý của Phật giáo dựa trên những lời dạy của Đức Phật Siddhartha Gautama một hoàng tử thuộc hoàng gia Kapilvastu, Ấn Độ

Trong nhiều thế kỷ, người dân Ấn Độ đã rất tôn thờ và kính trọng Phật Giáo Các tu viện, đền chùa, tượng Phật được xây dựng ở nhiều nơi khắp Ấn Độ.

Mặc dù hiện nay Hindu giáo chiếm phần lớn dân số của Ấn Độ nhưng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Đạo Phật Điều đó được thể hiện qua việc Chuyển pháp luân (Dharmacakra) của Phật giáo được xem là biểu tượng của quốc gia và được gắn trên quốc kỳ Ấn Độ, hay đầu cột hình sư tử nổi tiếng của vua A Dục đã trở thành con dấu của nước cộng hòa Ấn Độ và những di sản của Phật giáo này đối với đời sống hàng ngày của chúng ta phải được duy trì vô hạn Không chỉ là một quốc gia sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như Hindu giáo, Phật giáo… Ấn Độ còn là xứ sở của sự kết hợp, giao thoa hài hòa giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới

Tại Ấn Độ, những tôn giáo lớn và gần như đối nghịch nhau hay là những tôn giáo lớn với những tôn giáo thiểu số đều có thể chung sống hòa bình cùng nhau.

Thiên chúa giáo:

Thiên chúa giáo là một trong những tôn giáo nổi bật trong những tôn giáo ở Ấn Độ hiện tại có khoảng 25 triệu người thiên chúa giáo ở Ấn Độ Quá trình truyền đạo của Chúa Giêsu bắt đầu diễn ra vào năm Ngài 30 tuổi Trong quá trình truyền và giảng đạo, Chúa Giêsu liên tục bị

Ngày đăng: 08/04/2024, 14:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan