tiểu luận quản trị thương hiệu đề tài xây dựng và quản trị thương hiệu búp bê barbie

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận quản trị thương hiệu đề tài xây dựng và quản trị thương hiệu búp bê barbie

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để tạo ra một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp không chỉ phải thu hút, lôi kéo nhận thức khách hàng về mình mà còn phải tạo lập một hệ thống cam kết song song giữa doanh nghiệp và khách hà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU BÚP BÊ BARBIE

Nhóm: Sứ giả biển xanhGiảng viên hướng dẫn: Phạm Long Châu

HÀ NỘI – 2021

Trang 3

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

PHẦN 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 2

1.1.Giới thiệu về tập đoàn Mattel 2

Hình 1.1: Logo Mattel 2

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Barbie 3

PHẦN 2.THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 6

2.1.Tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu 6

Hình 2.3: Bao bì sản phẩm búp bê Barbie 12

2.4.Các chương trình quảng bá thương hiệu 13

2.4.1.Chiến lược sản phẩm 13

2.4.2.Chiến lược giá 14

2.4.3.Chiến lược phân phối 14

2.4.4.Chiến lược truyền thông 15

Trang 4

2.5.Bảo hộ thương hiệu 15

Hình 2.4: Logo thương hiệu Barbie 16

2.6.Giá trị thương hiệu 17

2.7.Khai thác thương hiệu 18

2.7.1.Nhượng quyền thương mại – Enchantimals 18

2.7.2.Loạt phim nhượng quyền thương mại 18

Hình 2.5: Hình ảnh phim hoạt hình Barbie 20

2.7.3.Mạng xã hội 20

2.8.X lý các tnh huốống thửương hi uệ 21

2.9.Đánh giá và định vị thương hiệu 27

2.10.Duy trì và phát triển thương hiệu 27

3.4.Bảo vệ thương hiệu: 32

3.5.Các chương trình quảng bá thương hiệu 33

3.5.1.Chiến lược sản phẩm: 33

3.5.2.Chiến lược giá: 34

3.6.Khai thác thương hiệu: 35

KẾT LUẬN 37

DANH MỤC THAM KHẢO 38

Trang 5

Lời mở đầu

Trong nhiều năm gần đây, vai trò của thương hiệu đã thay đổi rất nhiều trong lĩnh vực Marketing Trước đây, thương hiệu chỉ được sử dụng như là công cụ “đánh bóng nhãn hiệu” tạo ra sự hấp dẫn cho người tiêu dùng thì hiện tại, mọi thứ đã thay đổi, việc thiết lập và thực hiện các kế hoạch nhằm đem đến giá trị cho khách hàng là công việc một thương hiệu nhất định phải làm

Để tạo ra một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp không chỉ phải thu hút, lôi kéo nhận thức khách hàng về mình mà còn phải tạo lập một hệ thống cam kết song song giữa doanh nghiệp và khách hàng cũng như cách truyền tải và thực hiện thông điệp cam kết đó một cách thuyết phục.

Cũng không nằm ngoài quy luật quản trị thương hiệu này, Tập đoàn Mattel trải qua bao sóng gió của hành trình xây dựng, tạo lập cũng như thực hiện các chiến lược thương hiệu của mình, tới nay đã đạt được một vị trí quan trọng hằn sâu vào tiềm thức của khách hàng Hình ảnh của các thương hiệu đồ chơi do Mattel tạo ra đã hằn sâu trong tâm trí của biết bao thế hệ trẻ em trên toàn thế giới Câu hỏi được đặt ra trong đối với các doanh nhân: Để có được một vị trí, một hình ảnh, một sự tin tưởng trong lòng khách hàng như thế, Mattel đã có những chiến lược như nào và cách thức thực hiện nó ra sao?

Chính vì những thành công vang dội trên, nhóm “Sứ giả biển xanh” chúng em quyết định tìm hiểu cũng như đưa ra những đề xuất mới về đề tài “Xây dựng và quản trị thương hiệu của Barbie” Nhóm “Sứ giả biển xanh” chúng em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía thầy, cô về bài tiểu luận của nhóm để chúng em ngày một tiến bộ hơn.

Trang 1

Trang 6

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP1.1 Giới thiệu về tập đoàn Mattel

Barbie là một thương hiệu búp bê thời trang được sản xuất bởi công ty chuyên sản xuất đồ chơi của Hoa Kỳ - Mattel Mattel được thành lập vào tháng 1 năm 1945 tại Los Angeles, California, Mỹ Mattel được bắt đầu từ một gara oto vào năm 1945 với sự hợp tác giữa Ruth và Elliot Handler, Harold “Matt” Matson Họ là những nhà thiết kế và kỹ sư, những người tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới, đã thay đổi cách trẻ em chơi Trong những thập kỷ kể từ đó, Mattel đã phát triển thành công ty đồ chơi hàng đầu thế giới, tạo ra các thương hiệu được trẻ em và gia đình trên khắp thế giới yêu thích.

- Tên đầy đủ: Mattel, Inc - Tên viết tắt: Mattel - Logo:

Hình 1.1: Logo Mattel

- Trụ sở chính: 333 Continental Blvd, El Segundo, California, Hoa Kỳ

- Các nhãn hiệu: Barbie; Hot Wheels; Matchbox; Fisher-Price; American Girl; Uno; Mega; Thomas & Friends; Polly Pocket; Masters of the Universe; Monster High; Ever After High; My Scene; Enchantimals

- Lĩnh vực kinh doanh: đồ chơi; trò chơi kỹ thuật số; films; truyền hình Trang 2

Trang 7

- Điện thoại: 310-252-2000 - Website: http://www.mattel.com/

- Email: press@mattel.com

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Barbie

Được thành lập bởi Ruth Handler – một nữ doanh nhân, một người mẹ và là người tiên phong trong thời đại của bà - Barbie đã phá bỏ ranh giới và khơi dậy trí tưởng tượng kể từ khi ra mắt.

Trong một lần quan sát con quan sát con gái của mình chơi với búp bê và thích giao cho chúng những vai người lớn, Ruth Handler nhận thấy sự lựa chọn đồ chơi của con gái mình bị hạn chế Cô bé chỉ có thể đóng vai một người mẹ hoặc người chăm sóc bởi thời điểm đó, hầu hết búp bê đồ chơi trẻ em đều có hình dáng của trẻ sơ sinh trong khi con trai cô ấy lại có những món đồ chơi cho phép cậu bé tưởng tượng mình là lính cứu hỏa, phi hành gia, bác sĩ,… Điều này đã truyền cảm hứng cho bà để tạo ra những con búp bê cho các bé gái thấy được họ cũng có quyền lựa chọn, rằng họ có thể trở thành bất cứ ai.

Vào ngày 09/03/1959, búp bê lần đầu được ra mắt tại Hội chợ Đồ chơi New York với dáng người như một người phụ nữ trưởng thành có tỷ lệ vô cùng hoàn hảo và đã làm nên cơn sốt tại thời điểm đó Sau khi đoạn quảng cáo truyền hình về búp bê Barbie được giới thiệu như thể cô là người thật được phát sóng trên ABC, toàn bộ búp bê Barbie đã bay khỏi kệ và được bán với giá $300 trong năm đầu tiên.

Vào đầu những năm 60, để truyền cảm hứng cho các cô bé và hỗ trợ cho nhiều phụ nữ tham gia vào thị trường lao động hơn, Barbie cho ra mắt những nàng búp bê có nghề nghiệp đầu tiên của mình: Biên tập viên thời trang (1960), Y tá (1961), Tiếp viên hàng không (1961), Quản lý (1963).

Năm 1961: Câu lạc bộ người hâm mộ Barbie được thành lập Ngày 11/03/1961: Ken – bạn trai của Barbie – được ra đời.

Trang 3

Trang 8

Năm 1962: Chiếc xe mui trần hai chỗ màu hồng đầu tiên của Barbie – Austin-Healey 3000 MKII BN7 – được tạo ra, giúp các cô bé hình dung về cuộc sống tương lai của một người phụ nữ; Dreamhouse (ngôi nhà mơ ước) dành cho búp bê ra đời, Barie đại diện cho người phụ nữ sống theo phong cách mới, độc lập và nâng cao vị thế.

Năm 1965: Barbie phi hành gia xuất hiện 4 năm trước khi con người lần đầu đặt chân lên mặt trăng.

Năm 1967: Búp bê Barbie mang hình dáng đặc trưng của người mẫu thời trang người Anh Twiggy.

Năm 1968: Barbie giới thiệu búp bê da màu đầu tiên – Christie – để ủng hộ Quyền Bình đẳng.

Năm 1971: Barbie lần đầu cắm trại; Malibu Barbie – cô gái California yêu nắng Năm 1973: Bác sĩ phẫu thuật Barbie.

Năm 1975: Barbie xuất hiện với vai trò vận động viên điền kinh quốc gia với tấm huy chương vàng.

Năm 1980: Búp bê đa dạng đầu tiên được đặt tên là Barbie thay vì là bạn của Barbie.

Năm 1981: Búp bê Barbie diện trang phục của các nước khác nhau trên thế giới Năm 1984: Barbie hướng dẫn thể dục nhịp điệu được ra đời.

Năm 1985: Barbie với vai trò CEO (giám đốc điều hành); Barbie với những bộ đầm dạ hội lấp lánh; Tung chiến dịch quảng cáo “ We Girls Can Do Anything” khuyến khích các cô gái tự tin vào bản thân và ước mơ của họ.

Năm 1986: Barbie and the Rockers.

Năm 1989: Sĩ quan quân đội Barbie; Phi công Barbie Năm 1992: Barbie chạy tổng thống.

Trang 4

Trang 9

Năm 1993: Cảnh sát Barbie.

Năm 1995: Barbie thể thao mùa đông; lính cứu hỏa Barbie Năm 1997: Nhà cổ sinh vật học Barbie.

Năm 2000: Extreme 360 Barbie.

Năm 2001: Bộ phim dài đầu tiên về Barbie Năm 2002: Aviator Barbie.

Năm 2006: Nhà động vật học Barbie.

Năm 2009: Tổ chức triển lãm đường băng New York đầu tiên lấy cảm hứng từ Barbie.

Năm 2010: Kỹ sư máy tính Barbie; biên tập viên Barbie; Barbie lái xe đua và ra mắt ứng dụng Barbie Fashionistas Swappin Styles.

Năm 2011: Kiến trúc sư Barbie Năm 2014: Thám tử Barbie.

Năm 2015: Đạo diễn phim Barbie; Barbie Vlogger; Barbie Sheroes.

Năm 2016: Barbie giới thiệu các kiểu cơ thể mới; đầu bếp trưởng Barbie; võ sĩ Barbie; triển lãm Barbie Louvre.

Năm 2017: Thợ xây Barbie và nhóm Barbie Fashionista trở nên đa dạng hơn Năm 2018: Loạt phim hoạt hình “Barbie Dreamhouse Adventures” được phát hành trên Netflix; Barbie nuôi ong; Barbie + Tynker; dự án Dream Gap – dự án nhằm cung cấp cho các bé gái nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục ước mơ.

Năm 2019: Kỷ niệm 60 năm Barbie ra đời.

Năm 2020: Barbie ra mắt búp bê Basquiat có tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ đáng kính Jean-Michel Basquiat.

Trang 5

Trang 10

PHẦN 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU2.1 Tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu

Sứ mệnh: “Mục đích của chúng tôi là phát hiện tiềm năng hạn chế ở mỗi cô gái.”2.2 Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh của thương hiệu nhằm chiếm giữ một vị trí nổi trội trong tâm trí khách hàng (USP – Unique selling Point)

Và định vị thương hiệu cũng là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp có vị trí bền vững trên bản đồ thị trường Đó được coi là sứ mệnh của mỗi doanh nghiệp nhằm khẳng định và truyền tải giá trị tới khách hàng, tạo ra sự khác biệt về giá trị thương hiệu so với các doanh nghiệp khác.

Thương hiệu cũng bao gồm cả những yếu tố vô hình và hữu hình, giống như một con người Và đồ chơi búp bê Barbie cũng vậy: có tên gọi (Barbara Millicent Roberts) Có trang phục, cực kỳ đa dạng và tràn ngập sắc màu, kiểu dáng thay đổi linh hoạt tạo sự hứng thú cho các bạn nhỏ Có ngoại hình, tính cách, hóa thân vào nhiều nhân vật khác nhau, có những nàng thì thướt tha trong bộ váy công chúa, lại có những nàng quyến rũ, thon thả trong những bộ cánh lộng lẫy Và có cả cảm xúc, toát lên từ biểu cảm gương mặt, thiết kế khuôn mặt và cơ thể cử động linh hoạt như người thật.

Thêm một điều đặc biệt giúp hãng đồ chơi này thu hút được khách hàng đó là bộ Búp bê Barbie nghề nghiệp Nhìn qua bộ đồ chơi có thể là rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lại mang đến rất nhiều ý nghĩa Với đa dạng các ngành nghề như y tá, đầu bếp, bác sĩ đa khoa, lính cứu hỏa, phi hành gia, cầu thủ đá bóng, ngôi sao ca nhạc, trượt băng da trắng, ngôi sao nhạc Pop Qua đó, giúp nuôi dưỡng ước mơ cho các bé ngay từ bây giờ, truyền tải tính cách độc lập của phái nữ, rằng họ có thể làm được bất cứ điều gì, để họ tin tưởng vào khả năng của chính mình, thêm tự tin để tỏa sáng.

Trang 6

Trang 11

Búp bê Barbie - đồ chơi mang tính biểu tượng nổi tiếng trên toàn thế giới, bởi những nét đặc trưng rất riêng, đặc biệt là an toàn cho trẻ nhỏ vì thân búp bê được làm từ nhựa ABS, đầu bằng nhựa PVC mềm nên các mẹ yên tâm tuyệt đối khi cho bé sử dụng.

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các hãng đồ chơi nổi tiếng, đa dạng các thể loại để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Riêng đối với hãng đồ chơi búp bê, cũng có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh Các sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường được hay không là nhờ rất nhiều vào định vị thương hiệu.

Đối thủ cạnh tranh của búp bê Barbie phải kể đến búp bê Lammily Nickolay Lamm, “cha đẻ” của Lammily đã lấy số đo trung bình của các cô gái tuổi 19 để tạo ra cô búp bê thế hệ mới Thân hình tầm thước, vòng eo có thể hơi “thừa mỡ”, không trang điểm, tóc đen – và vẫn xinh đẹp Đó là thông điệp mà Nickolay muốn gửi đến thế giới: Bình thường cũng đẹp.

Hình 2.1: Búp bê Lammily

Trang 7

Trang 12

Bắt đầu ý tưởng của mình từ năm 2013, Nickolay Lamm đã kêu gọi tài trợ vốn từ cộng đồng và nhận được sự ủng hộ vượt mức kỳ vọng Yêu cầu 95.000USD cho dự án, cuối cùng anh có được 560.000USD và đã có 19.000 búp bê Lammily được đặt trước Lammily đang được bán với giá khoảng 25 USD.

2.2.2 Khách hàng mục tiêu

Là một sản phẩm đồ chơi phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ, các bé gái Thanh thiếu niên nữ cũng có tâm lý thích sưu tập những con búp bê Barbie vì nó truyền đạt một phong cách sống hiện đại, sang trọng và tự tin Hay những nhà thiết kế thời trang cũng thường lấy cảm hứng và bị lôi cuốn bởi những phong cách ăn mặc, những bộ cánh, những phụ kiện được thiết kế cho búp bê Barbie.

Búp bê Barbie có giá khá “chát” so với một số loại búp bê khác trên thị trường, tuy nhiên, để sở hữu một con búp bê thì cũng không quá khó khăn nên vẫn sẽ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Việt Nam Còn đối với một số nước giàu và tiên tiến như Mỹ, Châu Âu thì với giá cả như vậy là ở mức hợp lý

2.2.3 Thuộc tính của sản phẩm

Đồ chơi búp bê Barbie có lẽ không còn xa lạ với nhiều bạn nhỏ Trước đó, trẻ em vẫn thường chơi fashion - dolls, thứ búp bê cắt bằng bìa cứng rồi và mặc cho chúng những bộ quần áo cũng cắt từ giấy Barbie là búp bê hoàn toàn mới và khác biệt, có hình khối như thật, nhưng không phải là “em bé gái” mà là “cô gái trẻ”.

Búp bê được làm từ nhựa (thân búp bê được làm từ nhựa ABS, đầu bằng nhựa PVC mềm), với nhiều hình dáng khác nhau nhưng đều toát lên được sự trẻ trung, năng động, đầy nữ tính qua trang phục, phụ kiện, biểu cảm khuôn mặt Đặc biệt, chúng có những cử động như của con người nhờ cấu trúc lõi thép dẻo bên trong chất liệu plastic cao cấp siêu bền mà các khớp gối, tay của Barbie có thể gập duỗi và tạo dáng một cách tự nhiên và đẹp nhất Chính điều này đã tạo nên một sự khác biệt lớn, thu hút khách hàng

Trang 8

Trang 18

2.4.2 Chiến lược giá

Barbie có nhiều mức giá bắt đầu từ $10 Điều này được thực hiện dựa trên lớp người Mức giá mà phân khúc trung cấp có thể thấy hợp lý trong khi một số búp bê Barbie như búp bê trong bộ sưu tập Signature có giá cao hơn Vì vậy, có những mức giá cao cấp mà phân khúc tầng lớp trung cấp và cao cấp có thể mua được Vì việc định giá được thực hiện trên cơ sở phân biệt các loại nên chiến lược định giá marketing mix của nó được gọi là chiến lược Price - Discrimination strategy Giá cả được thay đổi để cạnh tranh vì có những công ty đồ chơi khác có sản phẩm tương tự Ngoài ra, đôi khi có các chương trình giảm giá được cung cấp dành cho những người mua muốn mua sản phẩm thông qua các nền tảng thương mại điện tử

2.4.3 Chiến lược phân phối

Tính đến nay, búp bê Barbie đã có mặt tại 150 cửa hàng bán lẻ trên các quốc gia khác nhau và do đó công ty cần một mạng lưới phân phối mạnh mẽ Các điểm bán lẻ được cung cấp thông qua các nhà phân phối Những cửa hàng này thường nằm trong các trung tâm thương mại hoặc trung tâm mua sắm lớn, nơi lượng khách đến mua sắm cao Một số cửa hàng cũng có các thiết lập nhà búp bê để trẻ em có thể chơi ở đó với búp bê Barbie và sử dụng các phụ kiện khác Một số cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng bán những con búp bê này với điều kiện chúng được biết đến nhiều ở các khu vực tương ứng Để giảm chi phí phân phối, Mattel hiện bán búp bê Barbie thông qua trang web của riêng họ cũng như giúp họ có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn.

Ngoài ra, những con búp bê này có thể được mua thông qua các trang web thương mại điện tử như Amazon, Alibaba, Flipkart,

Trang 14

Trang 19

2.4.4 Chiến lược truyền thông

Mattel đã tích cực trong việc tiếp thị để duy trì hình ảnh thương hiệu và tiếp cận với nhiều đối tượng hơn Các chương trình khuyến mãi Barbie được thực hiện thông qua quảng cáo trên TV, báo chí và thông qua trang web của họ Năm 1985, Barbie thực hiện quan hệ hợp tác đầu tiên khi Oscar de la Renta tạo ra một dòng quần áo thiết kế riêng cho Barbie Barbie đã làm việc với nhiều nhà thiết kế thời trang hơn bất kì thương hiệu nào khác trên thế giới Cũng trong năm đó, Barbie tung ra chiến dịch quảng cáo We Girls Can Do Anything Loạt quảng cáo này khuyến khích các cô gái tin tưởng vào bản thân và ước mơ của họ Năm 2001, Barbie đóng vai chính trong bộ phim dài đầu tiên của cô, Barbie trong Nutcracker , trên CBS Năm 2010, Barbie ra mắt ứng dụng đầu tiên, Barbie fashionistas Swappin Styles Ứng dụng cho phép người dùng tạo kiểu cho Barbie và tạo vẻ ngoài thời trang của riêng họ Năm 2014, Barbie trở thành người ảnh hưởng trên MXH với việc ra mắt tài khoản Instagram @barbiestyle Đến năm 2015, Barbie đã tung ra một Vlog trên YouTube để nói chuyện trực tiếp với các cô gái về những vấn đề mà họ gặp phải Năm 2016, Bảo tàng Nghệ thuật Décoratifs tại Louvre đã tổ chức một cuộc triển lãm dành riêng cho Barbie Triển lãm trưng bày hơn 700 búp bê và cho thấy Barbie đã phát triển như thế nào với xã hội kể từ năm 1959 Mattel đã từng gắn bó với nhiều người nổi tiếng trong quá khứ, những người đóng vai búp bê trong các bộ sưu tập phiên bản giới hạn Nó cũng gắn bó với các sự kiện người mẫu nổi tiếng như Tuần lễ thời trang New York, nơi các bộ sưu tập Barbie mới được ra mắt.

2.5 Bảo hộ thương hiệu

Mỗi một thương hiệu nên có trách nhiệm bảo vệ thương hiệu của mình Vì khi bảo vệ thương hiệu là đang bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu thương hiệu khi xảy ra tranh chấp Bảo vệ thương hiệu cũng là để đảm bảo về chất lượng sản phẩm và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, không những vậy nó cũng được coi như là để bảo hộ lợi ích quốc gia Nhưng nếu không tiến hành hoạt động bảo hộ thương hiệu thì rất có thể sản phẩm của Mattel có thể bị dễ dàng làm nhái, làm giả nhưng không thể tiến

Trang 15

Trang 20

hành xử lý Chính vì vậy, việc bảo hộ thương hiệu luôn là một trong những công việc mà được Mattel ưu tiên xử lý lên hàng đầu.

Tuy chưa có thông tin ngày tháng về việc Mattel đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng có thể thấy ở phần ảnh - logo của Mattel có chữ R viết tắt R là viết tắt của Registered có nghĩa là đã đăng ký, đã được bảo hộ Đây là quy ước chung của quốc tế thể hiện cho dấu hiệu mà nó đi kèm chính là các hàng hóa đã được bảo hộ Vậy có thể hiểu rằng, Mattel đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình.

Ở phần ảnh – logo của Barbie có chữ ™ ký hiệu của “Trademark” có nghĩa là nhãn hiệu Những sản phẩm chưa đăng ký quyền bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng ™ để khẳng định quyền của mình với nhãn hiệu đó và cảnh báo với những đối tượng muốn sử dụng nhãn hiệu của mình một cách bừa bãi Tuy nhiên về mặt pháp lý, khi xảy ra tranh chấp hay kiện tụng thì những sản phẩm có ký hiệu ™ sẽ không được bảo vệ quyền lợi.

Hình 2.4: Logo thương hiệu Barbie

Qua khảo sát, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa và Barbie cũng không ngoại lệ Xét về góc độ kinh tế thì hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất Làm mất uy tín, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm Do đó, để bảo vệ thương hiệu và sản phẩm của

Trang 16

Trang 21

mình, Barbie nên nhanh chóng đăng ký bảo hộ để được hưởng các quyền lợi về mặt pháp lý khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra Barbie có thể đưa ra một số biện pháp để khách hàng an tâm hơn về chất lượng sản phẩm như: Trong quá trình đóng gói và giao hàng online Barbie có thể tạo mã để khách hàng sau khi nhận hàng có thể kiểm tra được đó là hàng thật.

2.6 Giá trị thương hiệu

Đồ chơi búp bê Barbie được giới thiệu năm 1959 và trở thành đô bán chạy nhất của công ty lúc bấy giờ 80% lợi nhuận của Mattel đến từ việc bán hàng Barbie, nhờ Barbie mà Mattel lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ về doanh thu Fortune 500 vào năm 1965 và năm 2008 xếp hạng 413 trong danh sách này.

Đối với giá trị thương hiệu hữu hình, hoạt động tại 35 địa điểm và hơn 1tỷ búp bê đã được bán ra tại hơn 150 quốc gia với sự hợp tác của các công ty thương mại điện tử và bán lẻ hàng đầu thế giới Mattel tuyên bố rằng búp bê Barbie được bán ra mỗi giây.

Với điểm mạnh lớn nhất đó chính là tập trung lắng nghe những nhu cầu của khách hàng cũng như nắm bắt xu hướng cách nhanh chóng Đây chính là những yếu tố rất quan trọng của bất cứ thương hiệu nào cũng cần có và phải duy trì nếu thực sự muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Điểm mạnh đó đã giúp cho mỗi lần ra mắt sản phẩm mới của Barbie thì đều để lại dấu ấn riêng, cùng mức độ phổ biến rộng rãi nên luôn được đón nhận và yêu thích.

Mattel ước tính có hơn 100.000 người đam mê sưu tập Barbie Từ những năm đầu Búp bê Barbie cổ điển rất giá trị trong các cuộc đấu giá Trong khi búp bê Barbie gốc được bán với giá 3,00 đô la vào năm 1959, thì một búp bê Barbie đóng hộp đúc từ năm 1959 được bán với giá 3552,50 đô la năm 2004 Ngày 26 tháng 9 năm 2006, một con búp bê Barbie đã lập kỷ lục thế giới trong cuộc đấu giá 9.000 bảng Anh (17.000 đô la Mỹ).

Doanh số bán búp bê Barbie bắt đầu giảm mạnh từ năm 2014 đến năm 2016 tuy nhiên đến năm 2020, Mattel bán được số phụ kiện và búp bê Barbie trị giá 1,35 tỷ USD và đây là mức tăng trưởng doanh số tốt nhất trong hai thập kỷ

Trang 17

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan