1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ

98 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ
Tác giả Lê Thị Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Bình
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 4,1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM (14)
    • 1.1. Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại (14)
      • 1.1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa (14)
      • 1.1.2. Nội dung thẩm định tín dụng (18)
      • 1.1.3. Phương pháp thẩm định (22)
    • 1.2. Chất lượng thẩm định tín dụng KHDN (22)
      • 1.2.1. Khái niệm (22)
      • 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng KHDN (23)
      • 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng (24)
    • 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHDN tại một số (27)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHDN TẠI NGÂN HÀNG (31)
    • 2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (31)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (31)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (32)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh (33)
      • 2.1.4. Phân loại tín dụng KHDN (37)
    • 2.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt (39)
      • 2.2.1. Bộ máy và thẩm quyền phê duyệt tín dụng (39)
      • 2.2.2. Thời gian thẩm định tín dụng (42)
      • 2.2.3. Hồ sơ tín dụng (44)
      • 2.2.4. Quy trình tín dụng (53)
      • 2.2.5. Các nội dung khi thẩm định tài sản đảm bảo (56)
    • 2.3. Minh họa (59)
      • 2.4.1. Đánh giá chất lượng tín dụng qua chỉ tiêu định lượng (70)
      • 2.4.2. Khảo sát sự hài về chất lượng thẩm định tín dụng KHDN (72)
    • 2.5. Đánh giá về chất lượng thẩm định tín dụng NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (75)
      • 2.5.1. Những thành công (75)
      • 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (77)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – (82)
    • 3.1. Định hướng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (82)
      • 3.1.1. Định hướng hoạt động chung và kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2023-2025 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (82)
      • 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng (83)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ (84)
      • 3.2.1. Chuyên môn hóa công tác thẩm định tín dụng (84)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác thẩm định (85)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong hoạt động thẩm định tín dụng (86)
      • 3.2.4. Hợp tác với những đối tác công nghệ (87)
      • 3.2.5. Giải pháp trong công tác kiểm tra giám sát (88)
    • 3.3. Kiến nghị (88)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cơ quan có liên quan và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (88)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (89)
  • KẾT LUẬN (21)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)
    • BIỂU 1.2. SO SÁNH HĐV KHDN CUỐI KỲ GIỮA CÁC CHI NHÁNH (35)
    • BIỂU 1.3. SO SÁNH DVR KHDN GIỮA CÁC CHI NHÁNH (36)
      • 7. Chi phí tài chính 13.209 1.235 284 (0)
      • 8. Chi phí bán hàng - - - 9. Chi phí quản lý kinh doanh 3.196 4.615 5.757 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 57.257 62.004 46.793 11. Thu nhập khác 2 120 (0)
      • 12. Chi phí khác 4 3 1 (0)
      • 13. Lợi nhuận khác (2) (3) 119 (0)

Nội dung

Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi n

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTM

Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

 Hoạt động tín dụng của NHTM Định nghĩa hoạt động tín dụng:

Theo quan điểm của K.Marx: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu”

Tại Việt Nam, Theo Luật các Tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12 ngày 17/6/2010): “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”

Từ các khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy các đặc trưng của một quan hệ tín dụng bao gồm:

- Sự tín nhiệm, tin tưởng: Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người cho vay (ngân hàng) và người đi vay (khách hàng) Đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn Người đi vay cũng tin vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay Sự gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay về lòng tin tưởng là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng Cơ sở của sự tin tưởng này có thể do uy tín của người đi vay, do giá trị tài sản thế chấp và do sự bảo lãnh của bên thứ ba

- Sự chuyển nhượng tạm thời: Đối tượng của sự chuyển nhượng trong quan hệ tín dụng chủ yếu là tiền tệ Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị Nó là kết quả của sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, hai bên tham gia vào quá trình chuyển nhượng phải đảm bảo có sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá trị Một khi thời gian chuyển nhượng thiếu phù hợp với thời gian nhàn rỗi của một trong hai bên thì đều có thể ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính và hoạt động kinh doanh của cả hai, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quan hệ tín dụng

Thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng quyền sử dụng trong khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu; người nhận quyền sử dụng chỉ có quyền sử dụng theo cam kết mà không có quyền sở hữu với lượng giá trị

- Tính hoàn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và về giá trị, giá trị bao gồm cả gốc và lãi

Phần lãi đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu Sự chênh lệch này là giá phải trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời Nói cách khác, cái giá phải trả cho sự hy sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu, và giá trị đó phải đủ lớn để có thể tạo nên sức hấp dẫn người sở hữu để họ có thể sẵn sàng bỏ qua quyền sử dụng lượng giá trị của mình trong một khoảng thời gian nhất định Phân loại tín dụng

Tín dụng Ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Tuỳ vào mục đích nghiên cứu mà người ta có thể phân loại tín dụng ngân hàng thành các loại sau đây:

Căn cứ vào hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành:

- Cho vay là việc ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào mục đích và thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

- Chiết khấu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của giấy tờ có giá trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sở hữu một giấy tờ có giá chưa đến hạn

- Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay

- Cho thuê tài chính là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê theo thỏa thuận Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng Tài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả được nợ

Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành: tín dụng ngắn hạn (khoản tín dụng có thời hạn dưới một năm); tín dụng trung hạn (khoản tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm) và tín dụng dài hạn (khoản tín dụng có thời hạn trên 5 năm) Căn cứ vào mục đích sử dụng, tín dụng được chia thành hai loại:

- Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá là hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá

- Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày

Chất lượng thẩm định tín dụng KHDN

Chất lượng thẩm định tín dụng được hiểu là sự đánh giá chính xác, phù hợp các hồ sơ vay vốn với thời gian thẩm định nhanh nhất và chi phí thẩm định thấp nhất Sự đánh giá chính xác, phù hợp hồ sơ vay vốn thể hiện ở chất lượng của khoản vay so với những tính toán dự trù ban đầu, các kết quả thẩm định có mức độ tin cậy cao, phù hợp với quy trình quy định của từng ngân hàng và cuối cùng là khoản vay đó được trả gốc lãi đúng hạn Từ đó sẽ làm cho rủi ro của khoản vay là thấp nhất Một số tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng đối với khách hàng đứng trên quan điểm của tác giả là quy trình thẩm định, thời gian thẩm định, chi phí thẩm định, những sai sót và lỗi trong thẩm định phê duyệt và rõ nét nhất là tỷ nợ nợ xấu trên tổng dư nợ

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng KHDN Để phản ánh đầy đủ và bao quát được các khía cạnh của chất lượng thẩm định tín dụng tại các ngân hàng thương mại, tác giả cho rằng cần phân tích các nhóm chỉ tiêu sau đây:

 Nhóm chỉ tiêu định lượng: là nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng qua các số liệu có thể đo lường, tính toán được dựa trên phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê

- Chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tín dụng, bao gồm: Dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng Nhóm chỉ tiêu này có ý nghĩa đánh giá ngân hàng có đạt được mục tiêu đề ra không hay là tăng trưởng vượt quá mức quy định cho phép

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

= Dư nợ năm N − Dư nợ năm (N − 1)

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng (NIM): cấp tín dụng là hoạt động chính mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, do vậy khả năng sinh lời của khoản cấp tín dụng được tính toán một cách kỹ càng Khi thẩm định khoản vay, cán bộ thẩm định cần đánh giá lợi ích mà ngân hàng nhận được khi cấp tín dụng, phải cân đối giữa lợi nhuận và chi phí khi phát vay, tính toán được biên độ sinh lời phù hợp

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ đảm bảo an toàn về hoạt động tín dụng, bao gồm: Tỷ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ nhóm II và tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ nhóm II = Tổng dư nợ nhóm II

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ xấu

- Nhóm chỉ tiêu khác: Số lượng hồ sơ thẩm định, Tỷ lệ hồ sơ được phê duyệt,

Tỷ lệ hồ sơ trả lại

Tỷ lệ hồ sơ được phê duyệt = Tổng hồ sơ được phê duyệt

Tổng hồ sơ được thẩm định tín dụng

Tỷ lệ hồ sơ trả lại = Tổng hồ sơ bị từ chối cấp tín dụng

Tổng hồ sơ được thẩm định tín dụng

 Nhóm chỉ tiêu định tính: là nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng quaphương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra

- Nguồn thông tin được sử dụng để thẩm định tín dụng: Ngân hàng có sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin về khách hàng, Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy, Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ

- Tổ chức công tác thẩm định: Sự bố trí cán bộ thẩm định và phân công công việc hợp lý, Có sự chuyên môn hóa trong công việc, Số lượng cán bộ thẩm định là đảm bảo yêu cầu chuyên môn

- Quy trình thẩm định: Quy trình thẩm định thường xuyên được cập nhật, Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, hợp lý

- Tiêu chí thẩm định: Các chỉ tiêu phản ánh toàn diện năng lực tài chính của khách hàng, Các chỉ tiêu định lượng được tính toán chính xác, Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách nhất quán

- Phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định là hiện đại, mang tính công nghệ cao, Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao

- Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao: Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ, Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng

 Chất lượng nguồn thông tin thẩm định

- Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn: Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng Đó là các hồ sơ vay vốn, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được mức độ tin cậy của nó, bởi khách hàng muốn vay vốn bao giờ cũng đưa ra những thông tin tích cực và thường mang tính chủ quan một chiều Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin

- Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật kịp thời và đa dạng

- Ngoài ra còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ các ngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với cán bộ tín dụng là xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học

 Quy trình và các phương pháp thẩm định

Trong quá trình thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể kết quả của bước trước làm cơ sở để phân tích các bước sau Như vậy, nếu có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn và sát với thực tế hơn Các khách hàng vay vốn thường rất đa dạng về ngành nghề kinh doanh, mục đích vay vốn, kỳ hạn vay,

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHDN tại một số

a) Kinh nghiệm họat động thẩm định tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại cố phần Công thương Việt Nam

- Khâu tổ chức: Được phân công rất khoa học, tách bạch giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng, có phòng quản lý và định giá tài sản riêng, việc phân công có sự khách quan, không cảm tính

- Cán bộ thẩm định: Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tín dụng, trình độ nghiệp vụ, các chứng chỉ đã có như chứng chỉ định giá tài sản, chứng chỉ kiểm toán, kế toán, luật kết quả công tác là dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, căn cứ vào các yếu tố trên mà lãnh đạo ngân hàng phân cấp thẩm định tín dụng tăng dần theo dư nợ, độ khó của từng phương án, dự án sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản thế chấp

- Thời gian thẩm định: Đối với các khoản vay cấp vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian thẩm định tối đa là 05 ngày làm việc, đối với các khoản vay trung và dài hạn cấp vốn cho các dự án đầu tư, thời gian thẩm định tối đa là 10 ngày làm việc

- Quy trình thẩm định: Áp dụng thẩm định theo mô hình tín dụng tập trung tất cả dữ liệu khoản vay được truyền về trụ sở chính, hoặc trung tâm theo khu vực, làm được điều này họ sẽ kiểm soát được toàn bộ pháp lý, tính đầy đủ doanh mục hồ sơ theo quy định

- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: Ngân hàng đã xây dựng được đội ngũ chuyên nghiệp về thẩm định tài sản bảo đảm, có chứng chỉ định giá, chứng chỉ hành nghề, việc phân cấp thẩm định tài sản được thực hiện nghiêm ngặt, tuỳ vào chứng chỉ, giấy chứng nhận hành nghề, tuổi nghề mà mỗi cán bộ thẩm định giá được phân cấp định giá theo giá trị tài sản tăng dần, theo độ khó và phức tạp của từng loại tài sản,việc phân cấp thẩm định cho phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm định giá tài sản tại trụ sở chính, trung tâm định giá tài sản độc lập được thực hiện theo quy định

- Áp dụng công nghệ thông tin: Ngân hàng đã áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, thông tin dữ liệu tập trung, hệ thông phân loại và xếp hạng tín nhiệm khách hàng, có kho lịch sử dữ liệu khách hàng

Nhận xét: Trong 3 năm 2018-2020, từ việc áp dụng quy trình, phương pháp và những kinh nghiệm trong thẩm định trên, Vietinbank – Chi nhánh Nam Định đã đạt được những thành tích nổi bật như:

+ Dư nợ tăng trưởng qua các năm, tỷ trọng nợ nhóm 2 và nợ xấu có xu hướng giảm

+ Số lượng khách hàng khách hàng xin vay mới hàng năm tương đối nhiều tuy nhiên Chi nhánh đã thực hiện nhiều phương pháp thẩm định tín dụng để đưa ra quyết định cho vay với những khách hàng có năng lực tốt b) Kinh nghiệm hoạt động thẩm định tín dụng từ hệ thống Ngân hàng VP Bank

- VPBank đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống chuyên biệt để xử lý hồ sơ vay với KHDN, hệ thống CLOS với những cải tiến hiện đại đã giúp cho khâu thẩm định tín dụng ngày càng được rút gọn, phục vụ nhanh chóng yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp Các dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ và tự động cập nhật cho các lần vay sau, các dữ liệu trên các phần mềm liên quan như: T24, Danh sách check cảnh báo giám sát đặc biệt Watchlist, Blacklist, AMC, cấu trúc nợ, được link hết lên hệ thống Điều này đẩy nhanh tiến độ cho khâu thẩm định cũng như giảm chi phí của việc lưu chuyển hồ sơ vay vốn, giảm thiểu các công việc mà trước đây các cán bộ xử lý khoản vay phải thực hiện thủ công, từ đó hiệu quả làm việc của Cán bộ QLKH và Chuyên gia phê duyệt Ngoài ra phần mềm này còn có khả năng xuất được phê duyệt tín dụng với các điều kiện chọn sẵn phục vụ quá trình đưa ra quyết định cho vay thuận tiện và nhanh chóng hơn Các đơn vị kinh doanh khi theo dõi trên phần mềm cũng sẽ biết được hồ sơ của khách hàng đang được thao tác tại bước nào mà không cần gọi hỏi các bộ phận liên quan

- Thời gian thẩm định tín dụng doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn VPBank áp dụng mô hình thẩm định tín dụng tập trung không giống như mô hình phán quyết phân quyền nên sẽ đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng, rút ngắn quy trình phê duyệt (vì các cấp thẩm quyền phê duyệt được quy định cụ thể không phải đi từ cấp thấp lên cấp cao) Bên cạnh đó, phòng thẩm định tín dụng doanh nghiệp mỗi kỳ đều ký và cam kết về thời gian xử lý đúng theo yêu cầu của ban lãnh đạo Ngoài ra, VPBank đã đưa ra các chính sách và yêu cầu, nếu hồ sơ khách hàng doanh nghiệp thiếu từ 10 lỗi cơ bản và trọng yếu hoặc hold quá 10 ngày làm việc mà không bổ sung đầy đủ theo yêu cầu, hồ sơ sẽ bị hủy trên hệ thống, tránh trường hợp hồ sơ thiếu sót nhiều, chuyển qua lại giữa các bộ phận, gây mất thời gian xử lý Khi hồ sơ đã bị hủy bỏ (Cancel) trên hệ thống, cán bộ bán hàng phải up lại hồ sơ mới đầy đủ và thực hiện toàn bộ các thao tác từ đầu, các cán bộ thẩm định cũng đọc hồ sơ lại từ đầu và không có ưu tiên Điều đó làm cho các nhân viên bán hàng phải chỉn chu trong công tác chuẩn bị và thu thập hồ sơ của khách hàng, đồng thời giảm thiểu thời gian soi xét hồ sơ trong khâu thẩm định tín dụng

- Tốc độ mở rộng quy mô tín dụng tăng mạnh, kiểm soát được chất lượng và an toàn trong hoạt động cho vay: Thông qua hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ, số liệu tín dụng của VPBank đã được rà soát, từ đó lên báo cáo về tình hình hoạt động của từng đơn vị và đề ra kế hoạch phát triển đồng bộ Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm T24 đã dần phát huy hiệu quả tích cực trong việc đưa ra những báo cáo trong thời gian ngắn, những cảnh báo nhằm giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định điều chỉnh và định hướng phù hợp với xu hướng tương lai của Ngành Ngân hàng

- Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thẩm định cụ thể Nhiều văn bản hướng dẫn thẩm định đã được ban hành và chi tiết cho từng sản phẩm, làm cho quá trình thẩm định hồ sơ rút ngắn thời gian và rõ ràng hơn, tránh những nhầm lẫn hay tranh cãi gây ra rủi ro cho VPBank

Nhận xét: VP Bank đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống chuyên biệt để xử lý hồ sơ vay đã giúp cho khâu thẩm định tín dụng ngày càng được rút gọn, phục vụ kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp xin vay vốn Bên cạnh đó VBank đã từng bước kiểm soát dư nợ, chất lượng và an toàn tín dụng Qua các đợt đánh giá công tác tín dụng và trình độ nghiệp vụ nhân viên, công tác quản lý tín dụng của toàn hệ thống đã được tăng cường và đang từng bước được xử lý theo quy chuẩn quốc tế

Nghiên cứu chương 1 cho ta thấy cái nhìn tổng quan về tín dụng và hoạt động thẩm định tín dụng, về mặt lý thuyết rõ ràng ta thấy hoạt động thẩm định để quyết định cấp tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, bởi vì khi đã cấp tín dụng thì các hoạt động để giám sát khách hàng sau khi cho vay là rất khó khăn và phức tạp Để hiểu rõ hơn phần lý thuyết chúng ta tiếp tục nghiên cứu phần chương 2 về thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ.

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHDN TẠI NGÂN HÀNG

Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và thành lập ngày 10/10/2008 trên cơ sở tách ra từ BIDV Hà Nội và có trụ sở đặt tại 278 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội Đến tháng 02/2013, BIDV Tây Hồ chuyển trụ sở chính tới địa chỉ: Số 47 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội và ngày 10/10/2022, BIDV Tây Hồ đã chuyển tới trụ sở hiện nay tại Số 246 Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Quá trình 15 năm xây dựng và trưởng thành của Chi nhánh có thể khái quát thành hai giai đoạn phát triển như sau:

- Giai đoạn trước 2018, như đa số mô hình Ngân hàng truyền thống khác, BIDV Tây Hồ vẫn tập trung vào các mảng nghiệp vụ như cho vay – bảo lãnh truyền thống, huy động vốn, dịch vụ chuyển tiền/thanh toán dựa trên nhóm khách hàng phổ thông thông thường Với xuất phát điểm của chi nhánh trong những năm đầu thành lập có quy mô hoạt động còn thấp, nền khách hàng còn hạn chế, cùng với tập phát triển tín dụng truyền thống làm đòn bẩy cho các mảng kinh doanh khác, gặp bối cảnh thị trường diễn biến không thuận lợi, lực lượng nhân sự chủ chốt còn nhiều bất cập dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng tạo gánh nặng lớn cho HĐKD chung của BIDV Tây Hồ, năm 2014 chi nhánh bắt đầu đề án tái cơ cấu hoạt động

- Giai đoạn 2018 – 2022: với định hướng kinh doanh đúng đắn, tập trung vào các mảng huy động vốn từ các Tập đoàn nhà nước, Ngân hàng số, triển khai sản phẩm kinh doanh vốn phái sinh hiện đại và chỉ tập trung vào các nhóm khách hàng tín dụng tốt Từ đó, Chi nhánh đã có bước chuyển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng hiệu quả hoạt động, cụ thể như kết thúc năm 2022 Chi nhánh đã vinh dự là 1 trong 21 đơn vị của Hệ thống BIDV được xếp hạng đặc biệt (trong tổng 189 Chi nhánh) Chi nhánh Tây Hồ cũng là đơn vị duy nhất đến nay đã chuyển mình mạnh mẽ từ một Chi nhánh tái cơ cấu sau hơn 10 năm đã nằm trong TOP 10 Chi nhánh đặc biệt của hệ thống BIDV

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển mạng lưới giao dịch, BIDV Tây Hồ đã liên tục đổi mới, phát triển theo nguyên tắc tập trung vào khối kinh doanh, mở rộng mạng lưới trên địa bàn Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cơ cấu lại mô hình tổ chức, tính đến 31/12/2018, mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ gồm 15 phòng nghiệp vụ, trong đó có 04 phòng giao dịch với tổng số CBNV là 148 người, cụ thể như sau:

SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022) Trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến hoạt động thẩm định tín dụng KHDN được quy định như sau:

 Bộ phận Quản lý khách hàng (bao gồm các phòng KHDN)

 Tiếp nhận hồ sơ thông tin của khách hàng, hướng dẫn khách hàng cung cấp

Hồ sơ vay vốn theo quy định của BIDV và thực hiện kiểm tra, đối chiếu hồ sơ

 Trên cơ sở hồ sơ thông tin khách hàng cung cấp và các dữ liệu thu thập được qua quá trình trao đổi, cán bộ QLKH thực hiện thẩm định hồ sơ tín dụng và sự

Phòng DV ngân hàng số

Phòng KHTCPhòng TCHC phù hợp thông tin giữa hồ sơ tín dụng, báo cáo đề xuất cấp tín dụng và các hệ thống/chương trình theo quy định Thẩm định các nội dung, từ đó đánh giá, phân tích trong Báo cáo đề xuất và trình cấp có thẩm quyền

 Bộ phận QLRR (Phòng Quản lý rủi ro)

 Trên cơ sở những khoản cấp tín dụng cần qua thẩm định rủi ro, Phòng QLRR thực hiện tiếp nhận Báo cáo đề xuất từ phòng QLKH

 Căn cứ hồ sơ thực tế, thu thập thông tin cần thiết (nếu cần), yêu cầu bộ phận Quản lý khách hàng bổ sung hồ sơ (nếu cần), thực hiện rà soát lại, đánh giá, đề xuất của bộ phận Quản lý khách hàng, nêu rõ ý kiến, nội dung đề xuất của Bộ phận QLKH (đồng ý/không đồng ý/đồng ý và bổ sung điều kiện), bổ sung, giảm bớt hoặc thay thế các điều kiện tín dụng (nếu cần) và lập báo cáo thẩm định rủi ro

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm đầu đi vào hoạt động, BIDV Tây Hồ có nhiều thăng trầm trong HĐKD Trong thời gian này thị trường tài chính có nhiều biến động, cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, cơ chế chính sách có nhiều thay đổi do vậy ảnh hưởng không lớn đến tình hình kinh doanh của toàn hệ thống nói chung và của BIDV Tây Hồ nói riêng Do đó đến tháng 11/2012 BIDV Tây Hồ đã lập đề án thực hiện tái cơ cấu toàn diện và được Trụ sở chính phê duyệt, đến tháng 7/2015 đã hoàn thành xuất sắc đề án tái cơ cấu trước 06 tháng và được TSC BIDV công nhận Đến nay, BIDV Tây Hồ đã xuất sắc lọt vào top 10 toàn hệ thống BIDV về mọi chỉ tiêu kinh doanh và là 1 trong 21 Chi nhánh đặc biệt của hệ thống BIDV Chi tiết cụ thể như sau:

BẢNG 1.1: BẢNG CHỈ TIÊU DƯ NỢ VÀ HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị: tỷ đồng

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 5.635 9.030 10.876 13.350 13.298 99,61%

2 Huy động vốn cuối kỳ 18.921 23.649 24.032 27.050 27.733 102,52%

- Huy động vốn 14.011 17.492 17.978 20.550 21.172 103,03% bán buôn

- Huy động vốn bán lẻ 4.910 6.741 6.054 6.500 6.561 100,94% (Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022)

- Giai đoạn 2020-2022 các chỉ tiêu về quy mô của BIDV Tây Hồ có xu hướng tăng đều và tăng trưởng vượt bậc so với số liệu của năm 2017, kết thúc năm 2022 chỉ tiêu dư nợ cuối kỳ đạt 13.298 tỷ đồng, huy động vốn đạt giá trị 27.733 tỷ đồng Nhìn chung chỉ tiêu HĐV và dư nợ tín dụng cuối kỳ đều đạt và xấp xỉ đạt KHKD được Trụ sở chính BIDV giao, riêng chỉ tiêu HĐV vượt kế hoạch kinh doanh

- Trong cơ cấu dư nợ tín dụng và huy động vốn, Dư nợ và huy động vốn từ bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể 31/12/2022 dư nợ bán buôn đạt 8.500 tỷ đồng, chiếm 63,92% tổng dư nợ của BIDV Tây Hồ, huy động vốn có giá trị 21.172 tỷ đồng chiếm 76,34% huy động vốn của BIDV Tây Hồ Năm 2022, chỉ tiêu dư nợ bán buôn đạt 90,04% kế hoạch kinh doanh trong khi đó huy động vốn vượt so với kế hoạch 103,03%

- Về tín dụng: chỉ tiêu dư nợ bán buôn của Chi nhánh hiện đang xếp thứ 10 so với các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và thứ 19/198 Chi nhánh trong hệ thống BIDV Chỉ tiêu Huy động vốn xếp thứ 5 so với địa bàn Hà Nội và thứ 6/198 trong hệ thống BIDV Năm 2022, Khối bán buôn Chi nhánh kiểm soát giới hạn tín dụng cũng như chất lượng tín dụng theo đúng định hướng của Trụ sở chính BIDV và của Chi nhánh Ngành nghề cho vay đa dạng: điện, nước, hóa chất, than, lương thực, bất động sản

BIỂU 1.1: SO SÁNH DƯ NỢ CUỐI KỲ KHDN TẠI CÁC CHI NHÁNH

(Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022)

BẢNG 1.2 BẢNG KHÁCH HÀNG CÓ DƯ NỢ CUỐI KỲ CAO NHẤT NĂM 2022 Đơn vị: Tỷ đồng

Tên khách hàng Dư nợ tín dụng cuối kỳ

Tỷ trọng TNT Tín dụng KHDN TCTY DIEN LUC

CTY CP XD DICH VU

CTY CP DAU TU VA

(Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022)

- Chỉ tiêu huy động vốn: Huy động vốn cuối kỳ Khối bán buôn chiếm 76% Huy động vốn cuối kỳ của BIDV Tây Hồ Quy mô HĐVck xếp thứ 5 của địa bàn và thứ 6 của hệ thống, tăng 1 bậc so với năm 2021 và tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn: Bảo hiểm Xã hội, Tập đoàn Than, Quỹ Thuốc lá, Cam lộ Túy Loan, Điện lực Miền Bắc

BIỂU 1.2 SO SÁNH HĐV KHDN CUỐI KỲ GIỮA CÁC CHI NHÁNH

(Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022)

XUAN HA NOI TP HO

CHI MINH TAY HO SGD3 DONG HA

- Về dịch vụ ròng: Thu dịch vụ ròng KHDN (không bao gồm bảo lãnh) tăng trưởng mạnh 49%, đạt 96 tỷ, xếp thứ 4/34 địa bàn và 5/189 hệ thống, trong đó phải kể đến sự tăng trưởng của TTTM với những sản phẩm thế mạnh như UPAS LC quốc tế và nội địa, SBLC và các sản phẩm dịch vụ ngoài TTTM như: thanh toán hóa đơn/thu chi hộ cho nhóm fintech cũng mang lại nguồn phí tốt

BIỂU 1.3 SO SÁNH DVR KHDN GIỮA CÁC CHI NHÁNH

(Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022)

 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả

BẢNG 1.3 BẢNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÍN DỤNG Đơn vị: tỷ đồng

- Thu nhập ròng từ hoạt động bán buôn 360 406 564 563 690 122,56%

- Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ 96 105 126 162 201 124,07%

(Nguồn: Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh Khối Bán Buôn BIDV Tây Hồ 2022)

Giai đoạn 2020-2022, với định hướng kinh doanh đúng đắn, tập trung vào mảng huy động vốn, triển khai các SPDV mới và tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV Tây Hồ đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về nhóm chỉ tiêu hiệu quả

Quy trình thẩm định tín dụng tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt

2.2.1 Bộ máy và thẩm quyền phê duyệt tín dụng

Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng không phải định chế tài chính

2.2.2 Thời gian thẩm định tín dụng

Theo quy trình cấp tín dụng số 655/QyĐ-BIDV ngày 28/01/2022 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

“Thời gian thẩm định tín dụng như sau:

Công việc Tổng thời gian (ngày làm việc) Đề xuất cấp tín dụng

Phê duyệt báo cáo thẩm định rủi ro

Phê duyệt cấp tín dụng Đề xuất, phê duyệt giải ngân

Cá nhân/Bộ phận Cán bộ

1 Cấp tín dụng ngắn hạn theo món 8 2 1 1 1 1 1 1

2 Cấp tín dụng ngắn hạn theo hạn mức 11 3 2 1 2 1 2 -

3 Đầu tư dự án 19 7 3 1 5 1 2 Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Chi nhánh”

Nhận xét: Thời gian thẩm định tín dụng tại từng khâu đã có sự tách biệt, phân chia cụ thể, rõ ràng Đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo thời gian cần thiết để thẩm định cho từng bộ phận

Theo quy trình cấp tín dụng số 655/QyĐ-BIDV ngày 28/01/2022 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

“Danh mục hồ sơ tín dụng khách hàng cung cấp như sau:

STT Tên hồ sơ Hình thức văn bản Ghi chú

I.1 Khách hàng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

Quyết định thành lập doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bản gốc/bản chính/ Bản sao CCCT

Quyết định thành lập đối với công ty TNHH 1 thành viên trong trường hợp chủ sở hữu là tổ chức kinh tế

2 Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Bản gốc/bản chính/ Bản sao CCCT Đối với các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp cũ (trước 01/07/2015), trừ trường hợp mã số thuế đã ghi trên đăng ký kinh doanh

3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Bản gốc/bản chính/ Bản sao CCCT Đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

4 Hợp đồng liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bản gốc/bản chính/ Bản sao CCCT

Trong trường hợp khách hàng là đối tác liên danh hoặc hợp tác kinh doanh

Bản gốc/bản chính/bản sao CCCT

Giấy phép/giấy chứng nhận đủ điều kiện/chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Bản gốc/bản chính/Bản sao CCCT

7 Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp

Bản gốc/bản chính/Bản sao CCCT

Nếu ngành nghề có quy định

8 Giấy phép khai thác tài nguyên

Bản gốc/bản chính/Bản Đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sao CCCT

Giấy chứng nhận phần vốn góp/cổ phần của từng thành viên hoặc Danh sách thành viên góp vốn/cổ đông (vốn góp từ 5% vốn Điều lệ/vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên)

Bản sao Không áp dụng đối với Công ty

Biên bản bầu Chủ tịch công ty/Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch

Bản gốc/bản chính/Bản sao CCCT

Văn bản/tài liệu hợp pháp xác định người đại điện theo pháp luật của khách hàng trong thời gian khách hàng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký điều chỉnh nội dung người đại diện theo pháp luật trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bản chính/Bản sao CCCT

12 Văn bản bổ nhiệm Kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT

Văn bản của cấp có thẩm quyền

(Quyết định/Nghị quyết của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội đồng cổ đông) về việc:

(i) phân cấp và giới hạn huy động vốn/vay vốn hoặc giới hạn trong các hình thức tín dụng khác tại Ngân hàng;

(ii) phân cấp, giao thẩm quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thế chấp, cầm cố tại BIDV cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và các hình thức tín dụng khác

Bản gốc/Bản chính/bản sao CCCT

- Nếu Điều lệ đã quy định cụ thể và trong phạm vi được ủy quyền tín dụng thì không cần văn bản này

Quyết định/Văn bản ủy quyền thường xuyên/từng lần của

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho người đại

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

- Nếu Điều lệ/Văn bản ban hành của diện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận văn kiện tín dụng với

BIDV, phù hợp với Quyết định/Nghị quyết tại điểm (15) nêu trên

HĐTV/HĐQT/ĐHĐ cổ đông (Biên bản/Nghị quyết/Quyết định) đã quy định cụ thể và nằm trong phạm vi được ủy quyền thì không cần văn bản này

Thông báo mẫu chữ ký của người đại diện pháp luật/đại diện theo ủy quyền ký kết với ngân hàng các tài liệu/thủ tục liên quan đến giao dịch cấp tín dụng/bảo đảm tiền vay

Giấy tờ pháp lý của cá nhân của

Người đại diện theo pháp luật và người đại diện hợp pháp ký kết hợp đồng, quan hệ với Ngân hàng (thẻ Căn cước công dân,

Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác)

I.2 Đối với khách hàng là tổ chức khác (như đơn vị sự nghiệp công lập)

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT

2 Điều lệ, Quy chế hoạt động của đơn vị; Quy chế chi tiêu nội bộ

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT Đối với tổ chức có điều lệ, quy chế hoạt động

3 Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT

4 Các giấy tờ khác có liên quan

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT

Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Văn bản uỷ quyền vay vốn của cấp trên có thẩm quyền và các hình thức tín dụng khác

Bản gốc/Bản chính/Bản sao CCCT

Nếu Điều lệ đã quy định và trong phạm vi được ủy quyền tín dụng thì không cần văn bản này

II HỒ SƠ TÀI CHÍNH

Không bắt buộc đối với khoản cấp bảo lãnh được bảo đảm 100% giá trị cấp bảo lãnh bằng tiền gửi tại BIDV, GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành (đã nhân hệ số giá trị tài sản bảo đảm)

II.1 Đối với khách hàng Doanh nghiệp a Quy chế phân cấp quản lý tài chính

Bản gốc/Bản chính/bản sao CCCT Đối với doanh nghiệp có phân cấp b

Báo cáo tài chính thuế/kiểm toán tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Thuyết minh báo cáo tài chính;

Bản chính /Bản sao CCCT

- Đối với doanh nghiệp hoạt động chưa được 03 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính các năm trước và quý đến thời điểm gần nhất

- Đối với khoản cấp tín dụng được bảo đảm 100% giá trị cấp tín dụng bằng tiền gửi tại BIDV, GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành (đã nhân hệ số giá trị tài sản bảo đảm), có thể chỉ yêu cầu báo cáo tài chính năm gần nhất và quý gần nhất

- Đối với DNNVV không bắt buộc cung cấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ nếu DNNVV không lập báo cáo LCTT c

Bảng kê chi tiết phát sinh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, vay và thuê tài chính, các tài khoản khác chiếm tỷ trọng lớn trong Tài sản/Nguồn vốn Trường hợp trong nội dung

BCTC đã bao gồm chi tiết các nội dung trên thì không cần cung cấp các chi tiết phát sinh tài khoản

Bản chính /Bản sao CCCT

Không bắt buộc đối với khoản cấp tín dụng được bảo đảm 100% giá trị cấp tín dụng bằng tiền gửi tại BIDV, GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành (đã nhân hệ số giá trị tài sản bảo đảm) d

Báo cáo tình hình quan hiện tín dụng tại các TCTD trong và ngoài nước (tối thiểu các nội dung về giới hạn tín dụng, loại hình tín dụng, dư nợ, biện pháp bảo đảm)

Bản chính /Bản sao CCCT e

Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch

Bản chính /Bản sao CCCT

II.2 Đối với khách hàng là đơn vị sự nghiệp công lập,

Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất

- Bảng cân đối tài khoản;

- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng;

- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động;

- Báo cáo thu- chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Thuyết minh báo cáo tài chính năm

Bản gốc/Bản chính/ Bản sao CCCT

- Đối với khách hàng hoạt động chưa được 03 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính các năm trước và quý đến thời điểm gần nhất

- Đối với khoản cấp tín dụng được bảo đảm 100% giá trị cấp tín dụng bằng tiền gửi tại BIDV, GTCG (trừ cổ phiếu) do BIDV phát hành (đã nhân hệ số giá trị tài sản bảo đảm), có thể chỉ yêu cầu báo cáo tài chính năm gần nhất và quý gần nhất

Văn bản giao dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan chủ quản đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên

Bản gốc/Bản chính/ Bản sao CCCT

Dự toán thu, chi hàng năm (dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên)

Bản gốc/Bản chính/ Bản sao CCCT

4 Các tài liệu yêu cầu tại điểm 3,

Bản gốc/Bản chính/ Bản sao CCCT

III HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN SỬ

Minh họa

Để thấy được thực trạng thẩm định tín dụng KHDN tại BIDV Tây Hồ, dưới đây là Báo cáo đề xuất cấp tín dụng của Khách hàng là Công ty CP Nước Sạch Yên Bình:

I Phân tích quá trình hình thành, tư cách pháp lý và mô hình tổ chức của khách hàng

1 Lịch sử hình thành, tư cách pháp lý

 Lịch sử hình thành, phát triển: CTCP Nước sạch Yên Bình được thành lập trên cơ sở tách từ CTCP Đầu tư phát triển Yên Bình theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 4601539509 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp đăng ký lần đầu ngày 05/06/2019

 Tư cách, năng lực pháp lý: Hồ sơ pháp lý đầy đủ qua Các văn bản chứng minh tư cách và năng lực pháp lý của doanh nghiệp:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4601539509 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp đăng ký lần đầu ngày 05/06/2019, thay đổi lần 1 ngày 14/07/2021

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, Tổng Giám đốc

- CMND của Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT

- Nghị quyết bầu ra HĐQT, chủ tịch HĐQT

2 Mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

 Khái quát sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp

Mô hình tổ chức và điều hành của Doanh nghiệp hiện tại như sau:

- Đại hội đồng cổ đông

- Các phòng ban nghiệp vụ: Tài chính – Kế toán, Phòng HC-TH, Phòng QLXD, Phòng KH-ĐT, Phòng vật tư, Phòng QL-VH nhà máy

 Đánh giá cơ cấu cổ đông/thành viên góp vốn: Hiện tại đại hội đồng cổ đông Công ty gồm các Cổ đông sau: Công ty CP Hồng Huy Nhật góp 181.125 triệu đồng, Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt góp 133.875 triệu đồng và Công ty CP Thương mại Dịch vụ Phúc Hoàng An góp 35.000 triệu đồng, các cổ đông đã góp đủ số vốn điều lệ 350.000 triệu đồng

Nhận xét: các cổ đông công ty thực hiện việc góp vốn đầy đủ

 Đánh giá về cơ chế phân quyền/ủy nhiệm

- Đại hội đồng cổ đông: ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của Doanh nghiệp ĐHĐCĐ có quyền quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn và nghĩa vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy định

- Hội đồng quản trị Công ty: Hội đồng quản trị Công ty là cơ quan quản lý Công ty và có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Bộ máy điều hành: Bộ máy điều hành Công ty hiện bao gồm: Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban khác

- Bộ máy giúp việc: Bộ máy giúp việc gồm các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và Ban giám đốc trong công tác quản lý, điều hành công ty

 Chiến lược, tầm nhìn và định hướng quản trị điều hành

- Mục tiêu phát triển: mục tiêu phát triển của Công ty CP Nước Sạch Yên Bình là khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, duy trì công tác khai thác sản xuất ổn định, phục vụ tối đa nhu cầu nước sạch cho SXKD và đời sống của nhân dân khu vực lân cận và tiếp tục hoàn thiện modul 4 của Nhà máy nước sạch để đáp ứng nhu cầu phát triển của Khu Công nghiệp Yên Bình trong thời gian sắp tới

- Tầm nhìn tương lai: tầm nhìn tương lai của Công ty là hiện đại hóa tất cả các quy trình tương đương các nước phát triển, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về cung cấp nước sạch của các đơn vị thuê đất trong Khu công nghiệp Yên Bình và phấn đấu trở thành một trong những Công ty có dịch vụ tốt nhất

 Đánh giá Nhóm khách hàng liên quan

3 Phân tích năng lực điều hành, uy tín của ban lãnh đạo:

- Quá trình làm việc, thăng tiến của ban lãnh đạo trong ngành

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị: ông Vũ Xuân Hợp có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và quản lý doanh nghiệp, đầu tư, phát triển bất động sản, dệt may, hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp

+ Tổng Giám đốc: ông Hoàng Văn Long là người có hơn 20 năm làm việc trong ngành tài chính, trong đó có 15 năm làm ở vị trí quản lý

- Uy tín của ban lãnh đạo: là những người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và năng lực quản lý, đã có những định hướng, tầm nhìn phát triển công ty rõ ràng và hiệu quả, đưa công ty từng bước khẳng định vị thế của mình tại tỉnh Thái Nguyên

4 Các thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được: Doanh nghiệp đã cung cấp nước sạch cho các đơn vị lớn thuộc tập đoàn Samsung như: Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Công ty TNHH Samsung Electro- Machenics Việt Nam, Công ty TNHH Hansol Việt Nam còn có các đơn vị trong và ngoài nước khác như: Công ty TNHH MTV ALS Thái Nguyên, Công ty TNHH Seung Woo Vina, Công ty Gyeongmin Engineering, Mass Well Limited, Công ty TNHH Phát triển Năng lượng Trina Solar, Công ty TNHH Khí công nghiệp Messer Hải Phòng – Chi nhánh Yên Bình Thái Nguyên, Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam

II Phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng

1 Phân tích ngành, lĩnh vực kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động (a) Ngành nghề kinh doanh chính, lĩnh vực/phân khúc sản phẩm: Hiện tại, hoạt động kinh doanh chính của Công ty là xử lý và cung cấp nước sạch cho các đơn vị thuê đất trong Khu công nghiệp Yên Bình và hơn 500 hộ dân xung quanh (b) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, yêu cầu về vốn, quản trị, lao động, công nghệ

- Mức độ cạnh tranh về quản trị: Công ty có đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn tốt, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị, điều hành doanh nghiệp

- Mức độ cạnh tranh về công nghệ: Nhà máy nước sạch Yên Bình được đầu tư xây dựng đồng bộ, bài bản tại xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên và dẫn nước sạch về Tổ hợp Yên Bình bằng tuyến đường ống gang dẻo khoảng 35 km Toàn bộ nhà máy được vận hành bằng công nghệ, thiết bị và quản lý bởi Tập đoàn Kobelco của Nhật Bản, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho những đơn vị có tiêu chuẩn cao như Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

(c) Phân tích nguồn cung các yếu tố đầu vào

Đánh giá về chất lượng thẩm định tín dụng NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ

- Sự tăng trưởng về quy mô cấp tín dụng: Giai đoạn 2020 – 2022 vừa qua, dư nợ khối bán buôn đã có sự tăng trưởng về quy mô tín dụng cũng như vẫn giữ vững được tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ của cả Chi nhánh Cụ thể, trong năm 2022 mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng dư nợ vay cuối kỳ vẫn đạt khoảng 8.500 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và xếp thứ 10 trên địa bàn Hà Nội, thứ 19 trong hệ thống BIDV

- Chất lượng tín dụng có nhiều cải thiện: Giai đoạn xuất phát điểm với nhiều khó khăn, BIDV Tây Hồ gặp bối cảnh thị trường diễn biến không thuận lợi, lực lượng nhân sự còn nhiều bất cập dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng tạo gánh nặng lớn cho hoạt động của Chi nhánh Cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1,98% Tuy nhiên với sự định hướng đúng đắn và sự thay đổi trong cách làm, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có nhiều cải thiện, năm 2021 là 0,12% và đến năm 2022 là 0,73%

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
SƠ ĐỒ 1.1 SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG (Trang 32)
BẢNG 1.1: BẢNG CHỈ TIÊU DƯ NỢ VÀ HUY ĐỘNG VỐN - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
BẢNG 1.1 BẢNG CHỈ TIÊU DƯ NỢ VÀ HUY ĐỘNG VỐN (Trang 33)
BẢNG 1.2. BẢNG KHÁCH HÀNG CÓ DƯ NỢ CUỐI KỲ CAO NHẤT NĂM 2022 - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
BẢNG 1.2. BẢNG KHÁCH HÀNG CÓ DƯ NỢ CUỐI KỲ CAO NHẤT NĂM 2022 (Trang 35)
BẢNG 1.3. BẢNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÍN DỤNG - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
BẢNG 1.3. BẢNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÍN DỤNG (Trang 36)
BẢNG 1.4. BẢNG DƯ NỢ CHO VAY XÉT THEO KỲ HẠN - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
BẢNG 1.4. BẢNG DƯ NỢ CHO VAY XÉT THEO KỲ HẠN (Trang 37)
BẢNG 1.5. BẢNG DƯ NỢ CHO VAY XÉT THEO NGÀNH NGHỀ - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
BẢNG 1.5. BẢNG DƯ NỢ CHO VAY XÉT THEO NGÀNH NGHỀ (Trang 38)
Bảng  kê  chi  tiết  phát  sinh  các - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
ng kê chi tiết phát sinh các (Trang 47)
Hình đã vay nợ ở các tổ chức tín - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
nh đã vay nợ ở các tổ chức tín (Trang 49)
BẢNG 2.2. BẢNG CHỈ TIÊU VỀ AN TOÀN TÍN DỤNG - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
BẢNG 2.2. BẢNG CHỈ TIÊU VỀ AN TOÀN TÍN DỤNG (Trang 70)
Bảng 03: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Chất lượng thẩm Định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh tây hồ
Bảng 03 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w