Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong quá trình phát triển các loại hình dịch vụ thẻ của một ngân hàng hiện đại, Ngân hàng
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và sự ra đời phát triển của thẻ ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm thẻ ngân hàng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), “Giáo trình Ngân hàng thương mại”, Học viện Ngân hàng: “Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng” [9]
Nguyễn Thị Mùi (2006), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính: Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán hiện đại và tiện lợi được phát hành bởi các ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán, mua sắm và rút tiền mặt một cách thuận tiện tại các ngân hàng đại lý hay tại các quầy trả tiền tự động (A.T.M) [10]
Như vậy, ta có thể hiểu: Thẻ ngân hàng là một công cụ thanh toán được phát hành và quản lý bởi các ngân hàng thay thế tiền mặt, cho phép người dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt từ tài khoản của họ hoặc hạn mức tín dụng được cấp.Thẻ ngân hàng cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thông qua các máy ATM, bao gồm rút tiền mặt, kiểm tra số dư và thực hiện các dịch vụ khác
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng trên thế giới
Trong giai đoạn xã hội chưa phát triển, người ta sử dụng các hình thức tiền tệ đơn giản như vỏ sò, vỏ hến và kim loại quý (vàng, bạc) để thực hiện trao đổi và lưu trữ giá trị.Tiền giấy được phát minh và sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, thay thế việc sử dụng trực tiếp kim loại quý Các ngân hàng và tổ chức tài chính đã phát hành các loại tiền giấy đại diện cho giá trị vàng hoặc bạc Ngày nay hình thái tiền tệ ngày càng đa dạng về hình thức và chủng loại Thẻ hay tiền điện tử được coi là phương tiện thanh toán hiện đại nhất hiện nay Việc chúng ra đời và phát triển được gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngân hàng Là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới mẻ nhưng thẻ cũng có lịch sử hình thành và phát triển trong suốt thế kỷ qua
Thẻ ngân hàng đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Trong giai đoạn này, người dùng Mỹ đã sử dụng các hình thức khái niệm uy tín, tín nhiệm như thẻ để thực hiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ thay vì sử dụng tiền mặt Năm 1958 - BankAmericard: Ngân hàng Bank of America thành lập Công ty dịch vụ BankAmericard, một dự án nhằm phát hành thẻ và kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cho các ngân hàng thẻ trên khắp thế giới Công ty này đã phát triển thành thẻ tín dụng độc lập Visa vào những năm 1970 và thẻ ghi nợ (debit) vào năm 1975
Năm 1966 - MasterCard: Hiệp hội thẻ Liên ngân hàng Mỹ (ICA) thành lập một nhóm các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc gia và phát triển mạng lưới thanh toán rộng rãi Cùng với đó, MasterCard ra đời như một loại thẻ cạnh tranh Năm 1970 - Thẻ Visa: Thẻ Visa được thiết lập vào năm 1970 sau khi National BankAmericard tạo ra một thẻ quốc tế mang tên Visa Tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ này nhanh chóng trở thành một tên tuổi nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu
Năm 1979, tập đoàn thẻ xanh dương của Pháp ký kết với Bank American để phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa Từ nay, người Pháp có thể trả tiền ở nước ngoài nhờ tấm thẻ này Cũng trong năm này, thẻ Master Charge được đổi tên thành MasterCard để chứng tỏ vị thế thống lĩnh thị trường và phát triển thêm những dịch vụ mới
Năm 1983, việc sử dụng công nghệ ảnh 3 chiều dùng tia laser của MasterCard để tạo độ an toàn cao cho thẻ là một ví dụ về sự đổi mới trong bảo mật và an toàn giao dịch Điều này đã giúp làm cho việc sử dụng thẻ ngân hàng trở nên an toàn hơn cho người dùng
Năm 1989, các ngân hàng tiếp tục tìm cách tối ưu hóa an toàn cho các giao dịch thẻ, thể hiện cam kết của họ đối với việc bảo vệ thông tin và tiền tệ của khách hàng
Như vậy, thẻ ngân hàng đã phát triển từ nhu cầu thanh toán và tiếp tục phát triển dựa trên các tiến bộ công nghệ và sự thay thế tiền mặt trong giao dịch hàng ngày Các cải tiến trong công nghệ thông tin và viễn thông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra hệ thống thẻ ngân hàng ngày càng hoàn thiện và hiệu quả Mạng lưới thẻ ngân hàng đã phát triển toàn cầu và trở thành một phần quan trọng của hệ thống thanh toán toàn cầu Sự cạnh tranh giữa các tổ chức thẻ quốc tế đã thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong cách giao dịch và quản lý rủi ro liên quan đến thẻ ngân hàng Doanh số giao dịch hàng năm lên đến hàng trăm tỷ USD chứng tỏ tầm quan trọng của thẻ ngân hàng trong hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu, thẻ ngân hàng đang có sự cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu
1.1.2 Khái niệm dịch vụ thẻ ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm chung về dịch vụ:
Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.” (Nguồn: Từ điển Tiếng Việt, 2004, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 256)
Trong kinh tế học “dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận.” (Nguồn:
Zeithaml và Bitner (2000) đã chỉ ra rằng “dịch vụ là những hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.”
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: “Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.”
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng nhìn chung thì dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội
1.1.2.2 Khái niệm dịch vụ thẻ:
Từ những đặc điểm cơ bản của dịch vụ nói chung, có thể hiểu khái niệm dịch vụ thẻ ngân hàng như sau:
Phát triển dịch vụ thẻ của NHTM
1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thẻ
Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn Theo
Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội… (Nguồn: Từ điển Tiếng Việt, 2004, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 81)
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, trang 67)
Phát triển bao hàm hai khía cạnh quan trọng là phát triển số lượng và phát triển về chất lượng Đây là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình phát triển của một cá nhân, một tổ chức hoặc một xã hội Dưới đây là sự phân tích chi tiết về cả hai khía cạnh này:
Phát triển số lượng liên quan đến tăng cường quy mô, phạm vi hoặc số lượng của một sự vật, dịch vụ, nguồn lực hoặc hoạt động Đây thường là mục tiêu cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội
Phát triển về chất lượng liên quan đến cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe, giáo dục, môi trường và các khía cạnh khác của đời sống Đây là khía cạnh quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững và thịnh vượng
1.2.1.2 Khái niệm phát triển dịch vụ thẻ:
Một cỏch khỏi quỏt nhất, phỏt triển dịch vụ thẻ từ gúc ủộ của Ngõn hàng Thương mại là việc gia tăng cả số lượng và chất lượng của các loại thẻ mà ngân hàng cung cấp
Phát triển dịch vụ thẻ về số lượng bao gồm việc phát hành nhiều loại thẻ khác nhau để phục vụ mọi tầng lớp khách hàng và đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng rộng rãi
Xét về chất lượng, chất lượng của thẻ ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì sự hài lòng của khách hàng trên các khía cạnh: thuận tiện, an toàn, phí hợp lý, khả năng sử dụng thẻ ở nước ngoài một cách dễ dàng và không gặp vấn đề về từ chối giao dịch, hỗ trợ khách hàng, bảo mật dữ liệu
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng
Xuất phát từ nội hàm trong khái niệm phát triển, khi đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại bất kỳ một NHTM nào, cần thực hiện qua hai nhóm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính
(i) Mức độ gia tăng số lượng thẻ phát hành : thông qua so sánh số lượng thẻ phát hành qua các thời kỳ hay qua các năm, cụ thể là số % tăng trưởng và số lượng thẻ tăng tuyệt đối năm thực hiện so với năm trước Từ đó giúp cho nhà quản trị điều hành có thể đánh giá được công tác bán hàng và đề ra các chiến lược thúc đẩy bán trong tương lai
Tăng tuyệt đối = số thẻ phát hành kỳ thực hiện (T) - số thẻ phát hành kỳ trước (T-1)
(ii) Mức độ gia tăng doanh số giao dịch: phản ánh giá trị các giao dịch thanh toán được thực hiện tại các thiết bị chấp nhận thẻ trong một khoảng thời gian nhất
Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành mới
Số thẻ phát hành mới tăng tuyệt đối Tổng số thẻ phát hành kỳ trước
= x 100 % định Doanh số thanh toán càng tăng chứng tỏ hoạt động thanh toán thẻ ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và ngược lại Cụ thể là số % tăng trưởng và doanh số giao dịch năm thực hiện so với năm trước
Tăng tuyệt đối = Doanh số dịch vụ thẻ kỳ thực hiện (T) - Doanh số thẻ kỳ trước (T-1)
(iii) Mức độ gia tăng thu phí dịch vụ thẻ: cụ thể là số % tăng trưởng và số phí tăng thêm trong kinh doanh thẻ năm thực hiện so với năm trước, đây là mục tiêu cuối cùng của NHTM trong hoạt động kinh doanh thẻ của mình, nó thể hiện lợi ích và hiệu quả của dịch vụ thẻ mang lại Cụ thể:
Tăng tuyệt đối = Phí phí dịch vụ thẻ kỳ thực hiện (T) - Doanh thu thẻ kỳ trước (T-1)
(iv) Mức độ mở rộng các đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán thẻ, mạng lưới máy ATM, POS: Số lượng máy ATM và POS được NHTM lắp đặt tăng mới hàng năm và mở rộng các ĐVCNT tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thẻ trong việc rút tiền mặt cũng như các nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt, cùng 1 lúc phục vụ được số lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ trên phạm vi rộng khắp Cụ thể là số
% tăng trưởng và số lượng máy ATM, POS tăng thêm năm thực hiện so với năm trước
Tốc độ tăng trưởng doanh số dịch vụ thẻ
Doanh số dịch vụ thẻ tăng tuyệt đối
Tổng doanh số dịch vụ thẻ kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng thu phí dịch vụ thẻ
Phí thu từ dịch vụ thẻ tăng tuyệt đối
Tổng số phí thu từ dịch vụ thẻ kỳ trước
Tăng tuyệt đối = Số ĐVCNT kỳ thực hiện (T) - Số ĐVCNT kỳ trước (T-1)
Trên cơ sở mô hình 5 khoảng cách chất lượng của Parasuraman & cộng sự
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng và bài học kinh nghiệm với BIDV
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển của các NHTMCP
1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển của Vietcombank
Từ những kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ở một số ngân hàng trên thế giới, Vietcombank đã có bước phát triển về dịch vụ thẻ như sau:
-Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thẻ: Nghiên cứu thị trường và xác định mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ là quan trọng để đảm bảo rằng ngân hàng có một chiến lược rõ ràng và phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường
- Tạo ra chính sách và quy định phù hợp để đảm bảo chất lượng phục vụ cao nhất cho khách hàng
- Đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm liên tụcđể thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ
- Mạng lưới chi nhánh rộng khắp có thể giúp Vietcombank tiếp cận nhiều khách hàng hơn và cung cấp dịch vụ thẻ tới các khu vực khác nhau
- Ứng dụng CNTT: Công nghệ thông tin là một phần quan trọng trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thẻ
- Chiến lược marketing cụ thể và hiệu quả giúp Vietcombank quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh
1.3.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Đất Mũi Đánh giá tích cực từ Tổ chức thẻ quốc tế Diners Club International Ltd (DCI) về VietinBank là một ngân hàng thanh toán đáng tin cậy cho thẻ Diner Club và Discover tại thị trường Việt Nam là một thành tựu đáng tự hào Điều này cho thấy VietinBank đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và các quy định về quản trị rủi ro, bảo mật thông tin và phòng chống tham nhũng trong hoạt động thanh toán thẻ của họ Điểm quan trọng trong đánh giá này bao gồm:
Tuân thủ quy định của Tổ chức thẻ quốc tế đặc biệt quan trọng trong việc duy trì quan hệ đối tác với Tổ chức thẻ quốc tế và cho phép VietinBank chấp nhận và thương thiệu các thẻ như Diner Club và Discover Sự tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế đảm bảo sự tin cậy của ngân hàng và dịch vụ thẻ của họ
Bảo mật thông tin và phòng chống tham nhũng: Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật thông tin và phòng chống tham nhũng là rất quan trọng để bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng
Chương trình Bảo mật dữ liệu ngành công nghiệp thanh toán thẻ (PCI DSS): VietinBank đã đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành công nghiệp thanh toán thẻ, một yêu cầu quốc tế quan trọng Điều này đảm bảo an toàn cho các giao dịch thanh toán thẻ và bảo vệ thông tin của khách hàng Ưu thế cạnh tranh: VietinBank cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường thẻ ngân hàng bằng cách tạo lợi thế về uy tín và an toàn trong việc phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của họ
1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng HSBC
Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) Tháng Tám năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng HSBC khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Cần Thơ vào năm 2005
HSBC đã có một hành trình dài tại Việt Nam và đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính như: “Ngân hàng Dịch vụ bán lẻ quốc tế của năm tại Việt Nam 2017”, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ 2008-2011 và 2014” do Asset Triple A bình chọn, “Ngân hàng có dịch vụ cao cấp tốt nhất dành cho khách hàng cá nhân tại Việt Nam 2011” do Euromoney bình chọn Điều quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm và tăng tiện ích cho khách hàng là cách mà HSBC đã phát triển các gói sản phẩm và hợp tác với đối tác bên ngoài
Như vậy, có thể thấy thành công của HSBC trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tăng tiện ích cho khách hàng theo 2 cách:
- Đa dạng hóa sản phẩm: HSBC đã thực hiện việc phát triển các gói sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu khách hàng khác nhau Qua đó thu hút một loạt đối tượng khách hàng, từ người cá nhân đến doanh nghiệp, và từ người mới mở tài khoản đến người giàu có có nhu cầu tài chính phức tạp Việc cung cấp nhiều sản phẩm có thể kết hợp với nhau cũng khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của HSBC
- Liên kết với đối tác: HSBC đã hợp tác với các đối tác bên ngoài để cung cấp các ưu đãi và tiện ích độc đáo cho khách hàng của họ, bao gồm ưu đãi khi sử dụng thẻ tín dụng HSBC tại các cửa hàng hoặc nhận các dịch vụ đặc biệt thông qua đối tác của HSBC Việc này tạo lợi ích cho cả khách hàng và HSBC, vì nó có thể tạo ra các lợi nhuận bổ sung thông qua các thỏa thuận hợp tác
1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với BIDV
Trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng ở các ngân hàng khác có thể áp dụng cho BIDV chi nhánh Đất Mũi như sau: Đa dạng hóa danh mục dịch vụ: Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, BIDV chi nhánh Đất Mũi cần cung cấp một loạt dịch vụ ngân hàng tự động
Sử dụng công nghệ hiện đại và hệ thống thông tin đáng tin cậy để quản lý và cung cấp các dịch vụ này là rất quan trọng Luôn lắng nghe và nắm bắt nhu cầu của khách hàng để tối ưu hóa danh mục sản phẩm và dịch vụ
Tập trung vào khách hàng cá nhân: Đặc biệt, tập trung vào khách hàng cá nhân có thể là một chiến lược quan trọng Phát triển các dịch vụ thẻ liên quan đến khách hàng cá nhân có thể giúp tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ và trung thành với khách hàng Các chương trình thẻ ưu đãi và dịch vụ cá nhân hóa có thể thu hút và duy trì khách hàng cá nhân
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Thương hiệu của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng Uy tín và hình ảnh của ngân hàng được xây dựng thông qua chất lượng dịch vụ và cam kết đối với khách hàng và đối tác Quá trình này cần thời gian và đầu tư, nhưng có thể giúp xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy Đầu tư vào công nghệ: Công nghệ chơi một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ của ngân hàng BIDV chi nhánh Đất Mũi cần đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sức cạnh tranh Công nghệ cũng có vai trò quan trọng trong việc theo kịp xu hướng hội nhập quốc tế và đáp ứng các yêu cầu bảo mật và quản trị rủi ro
Trong Chương 1, ngoài việc trình bày những lý luận chung về dịch vụ thẻ và phát triển dịch vụ thẻ, tác giả còn tìm hiểu thực tế hoạt động ngân hàng về dịch vụ thẻ của một số ngân hàng trên thế giới và trong nước nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển dịch vụ thẻ áp dụng cho thực tế hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Để hình thành khung lý thuyết cho luận văn, sau khi đề cập khái quát về thẻ ngân hàng, chương 1 đã nêu rõ khái niệm dịch vụ thẻ, những tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ trên phương diện định lượng và định tính Ngoài ra luận văn cũng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, Những kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng TMCP và bài học rút ra cho ngân hàng BIDV Chi nhánh Đất Mũi
Khái quát chung về BIDV chi nhánh Đất Mũi
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh Đất Mũi
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đất Mũi là thành viên trực thuộc hệ thống BIDV, và là chi nhánh hạch toán độc lập với mã số thuế chi nhánh là 0100150619-152 bắt đầu hoạt động ngày 13/05/2015 Giấy phép kinh doanh ngày 13/05/2015 tại địa chỉ hoạt động là Số 27, Đường Ngô
Quyền, Phường 2, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau và thực hiện đầ y đủ các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh NH như di ̣ch vu ̣ thanh toán, chuyển khoản, cấp tín du ̣ng, huy đô ̣ng vố n và ngân quỹ và các hoa ̣t đô ̣ng khác theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t và BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đất Mũi tập trung tại khu vực TP Cà Mau với 04 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:
- Phòng giao dịch Thoại Ngọc Hầu tại Số 12-14, Đường Nguyễn Khuyến, Phường 7, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
- Phòng giao dịch Ngô Quyền tại Số 230, Đường Ngô Quyền, Phường 9,
TP Cà Mau, Cà Mau
- Phòng giao dịch Đông Bắc tại Số 187, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, Thành phố Cà Mau, Cà Mau
- Phòng giao dịch Ngọc Hiển tại Số 27, Đường Hùng Vương, Khóm 1, thị trần Năm Căn
BIDV Chi nhánh Đất Mũi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại khu vực miền nam Với đa dạng hóa dịch vụ và khách hàng, chi nhánh này đóng góp tích cực vào hoạt động tài chính, kinh doanh, và phát triển kinh tế địa phương
Chức năng của BIDV Chi nhánh Đất Mũi là trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn khu vực; tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Giám Đốc Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đất Mũi; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc Ngân hàng BIDV Nhiệm vụ của ngân hàng BIDV Chi nhánh Đất Mũi là:
- Huy động vốn; cho vay; kinh doanh ngoại hối
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Tư vấn tài chính, tín dụng trực tiếp cho khách hàng
- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các điểm, phòng giao dịch trực thuộc
-Thực hiện hạch toán kinh doanh Chi nhánh có thể đầu tư vào các hình thức khác nhau, bao gồm việc góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức khác khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp
- Quản lý và kiểm tra nội bộ: Chi nhánh cần thực hiện kiểm tra và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tuân thủ các quy định, chế độ, và thể lệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Thông tin tuyên truyền và tiếp thị: Tổ chức các hoạt động thông tin, tiếp thị, và quảng bá thương hiệu để tạo sự nhận diện và tiếp cận với khách hàng và cộng đồng địa phương
- Nghiên cứu và phân tích kinh tế: Thực hiện nghiên cứu và phân tích về các vấn đề kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng, và đề xuất kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa bàn khu vực
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của BIDV chi nhánh Đất Mũi
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Đất Mũi đã hoàn thành đổi mới cơ cấu tổ chức Mô hình tổ chức của Chi nhánh hiện nay đã phân tách hợp lý giữa được các khối Quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, tác nghiệp, quản lý nội bộ, tác nghiệp Bộ máy được tổ chức theo hướng tinh giảm gọn nhẹ nhưng linh hoạt khắc phục được việc chồng chéo không phân tách rõ 3 chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp của mô hình cũ Đồng thời khâu quản lý rủi ro được thực hiện tập trung có hệ thống Đến hết năm 2022 Chi nhánh có 82 cán bộ, độ tuổi trung bình là 32
Sơ đồ 2.1: Ma ̣ng lưới tổ chức của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Đất Mũi
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính –BIDV Chi nhánh Đất Mũi)
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2020-2022
Hoạt động của BIDV chi nhánh Đất Mũi đã và đang bám sát mục tiêu kế hoạch để tập trung chung chỉ đạo và triển khai với nhiều giải pháp thiết thực sát với hoạt động của Chi nhánh, có các chương trình hành động, kịp thời, quyết liệt trong quản lý và quản trị điều hành BIDV chi nhánh Đất Mũi đã thu được những kết quả nổi bật như sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoa ̣n (2020–2022) Đơn vi ̣: Tỷ đồng; %
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2021/2020 2022/2021
Tổ QL&KQ kho quỹ
PGD Đông Bắc Phòng QL nội bộ
1.Tổng HĐV 10.406 12.841 14.959 2.435 23,4 2.118 16,5 2.Tổng dư nợ 10.112 11.953 14.942 1.841 18,2 2.989 25
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2020–2022)
2.1.3.1 Huy động vốn và hoạt động tín dụng:
Trong những năm qua, điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp Vì vậy, việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn là một khó khăn, thách thức lớn cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Đất Mũi nói riêng Chi nhánh Đất Mũi đã nỗ lực hết mức để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu HĐV Bên cạnh đó, Chi nhánh Đất Mũi là một đơn vị có dư nợ khá lớn trong hệ thống BIDV, trong những năm qua, Chi nhánh Đất Mũi luôn tuân thủ tốt công tác quản lý hạn mức của Hội sở chính, kiểm soát dư nợ của tất cả các khách hàng, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao Tổng dư nợ hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng khá Tín dụng là chỉ tiêu duy nhất của Chi nhánh Đất Mũi tăng liên tục mà không có biến động giảm như các chỉ tiêu khác Biều đồ dưới đây thể hiện sự tăng trưởng HĐV và tín dụng giai đoạn này của BIDV Chi nhánh Đất Mũi
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2020–2022)
Từ bảng 2.1 và biểu 2.1, cho thấy trong giai đoạn 2020 - 2022, tổng nguồ n vố n huy động của BIDV Chi nhánh Đất Mũi biến động tăng qua các năm Năm
2021, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Chi nhánh Đất Mũi đạt 14.959 tỷ đồng, tăng thêm 2.435 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với mức tăng 23,4% Năm
2022, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng chậm hơn, tăng thêm 2118 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng với mức tăng 16,5%.Tổng dư nợ tín dụng của BIDV Chi nhánh Đất Mũi tăng qua các năm Năm 2021, tổng dư nợ tín dụng tăng 1.841 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng với mức tăng là 18,2% Năm 2022, tổng dư nợ tín dụng tăng 2.989 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng với mức tăng là 25% Qua đó cho thấy BIDV Chi nhánh Đất Mũi chú trọng vào tăng trưởng dư nợ qua các năm
Thu dịch vụ ròng đến 31/12/2022 đạt 18,5 tỷ đồng (chưa bao gồm KDNT và phái sinh), hoàn thành 124% kế hoạch Hội Sở chính giao, tăng trưởng 27% so với thực hiện năm 2021 Cơ cấu thu nhập ròng đến 31/12/2022 cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu thu nhập ròng đến 31/12/2022 của Chi nhánh Đất
Mũi Đơn vị: Tỷ đồng
Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ 49,5
Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh thẻ 4,1
Doanh thu khai thác phí bảo hiểm 4
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động Chi nhánh Đất Mũi năm 2022)
Chi nhánh Đất Mũi luôn là một trong những Chi nhánh có thu dịch vụ ròng khá tốt trong khối Chi nhánh BIDV Giai đoạn 2020 – 2022 là những năm thu dịch vụ ròng tăng trưởng tốt Năm 2022, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh thẻ đạt 4,1 tỷ đồng, hoàn thành 131% kế hoạch được giao, tăng trưởng 117% so với năm 2021 Qua đó, cho thấy dịch vụ thẻ ngày càng đóng góp tỷ trọng cao trong tổng thu ròng dịch vụ, góp phần mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh Nhất thiết cần phải phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới
Chi nhánh Đất Mũi luôn là một trong những Chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt nhất trong toàn bộ hệ thống Cụ thể đến 31/12/2022:
- Lợi nhuận trước thuế đạt 578 tỷ đồng, hoàn 105% kế hoạch Hội sở chính giao, tăng trưởng 16% so với thực hiện năm 2021
- Lợi nhuận trước thuế bình quân/lao động bình quân đạt 2,53 tỷ đồng
- Lãi KDNT&PS đạt 5,4 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch Hội Sở chính giao, giảm 5% so với thực hiện năm 2021.
Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ của BIDV chi nhánh Đất Mũi
2.2.1 Phân tích thực trạng phát triển về phát hành thẻ của BIDV chi nhánh Đất Mũi thông qua các chỉ tiêu
2.2.1.1 Các chỉ tiêu về số lượng:
- Số lượng thẻ phát hành:
Trong các năm gần đây, dưới sức ép cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt của các NHTM trong việc phát triển các sản phẩm thẻ BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Đất Mũi nói riêng đã tập trung, chú trọng phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóa các chủng loại thẻ phát hành ra thị trường thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là số lượng thẻ được phát hành với số lượng lớn và năm sau tăng hơn năm trước Cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Số lượng thẻ phát hành của BIDV Chi nhánh Đất Mũi trong giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: Chiếc thẻ
So sa ́ nh thay đổi 2019/2018 2020/2019 2021/2020 2022/2021
Tương đối (%) Thẻ ghi nợ nội địa 34.615 36.467 37.284 39.614 41.077 1.852 5,35 817 2,24 2.330 6,25 1.463 3,69
Thẻ ghi nợ quốc tế 8.971 9.492 10.224 12.471 13.760 521 5,81 732 7,71 2.247 21,98 1.289 10,34
Thẻ tín dụng quốc tế 1.017 1.607 1.720 2.227 2.571 590 58,01 113 7,03 507 29,48 344 15,45 Thẻ trả trước quốc tế 112 124 94 117 128 12 10,71 (30) (24,19
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
Biểu đồ 2.1 Số lượng thẻ phát hành trong giai đoạn 2018 - 2022
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng các loại thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi qua các năm đều có xu hướng tăng Trong năm 2019, so sánh với năm
2018 thì số lượng các loại thẻ đều có xu hướng tăng trưởng, cụ thể: thẻ ghi nợ nội địa tăng mạnh, tăng 1.852 thẻ (tăng 5,35%), thẻ ghi nợ quốc tế tăng nhẹ, tăng 521 thẻ (tăng 5,81%), thẻ tín dụng quốc tế tăng mạnh, tăng 58,01% tương ứng với tăng thêm 590 thẻ và thẻ trả trước quốc tế có tăng nhưng không đáng kể, tăng thêm 12 thẻ tương ứng với 10,71% Trong năm 2020, so sánh với năm 2019 thì số lượng các loại thẻ tăng, ngoại trừ thẻ trả trước quốc tế giảm 30 thẻ (giảm 24,19%), thẻ ghi nợ nội địa tăng 817 thẻ (tăng 2,24%), thẻ ghi nợ quốc tế tăng 732 thẻ (tăng 7,71%), thẻ tín dụng quốc tế tăng 113 thẻ (tăng 7,03%) Trong năm 2021, so sánh với năm 2020 thì số lượng các loại thẻ đều có xu hướng tăng, đặc biệt thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế tăng mạnh lần lượt là 2.330 thẻ, 2.247 thẻ tương ứng với mức tăng lần lượt là 6,25%, 21,98% Trong năm 2022, so sánh với năm 2021 thì số lượng các loại thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ trả trước quốc tế tăng lần lượt là 1.463 thẻ, 1.289 thẻ, 344 thẻ, 11 thẻ tương ứng với mức tăng lần lượt là 3,69%, 10,34%, 15,45%, 9,40% so với năm
Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ trả trước quốc tế
2021 Có được kết quả trên cũng rất đáng khích lệ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và sự bão hòa của thị trường cũng như sự xuất hiện của nhiều hình thức thanh toán mới như: Ví điện tử, mobile money, và đặc biệt hơn là trong giai đoạn này ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh COVID_19 làm thay đổi thị hiếu người tiêu dùng Điều đó cho thấy BIDV Chi nhánh Đất Mũi luôn chủ động tích cực giới thiệu dịch vụ thanh toán qua thẻ trên địa bàn, trong đó chú trọng trả lương qua tài khoản và phát hành thẻ cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, trường học đã có quan hệ thường xuyên tại Chi nhánh Đến thời điểm hiện tại, BIDV Chi nhánh Đất Mũi đang thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho khoảng gần 80 đơn vị với số lượng khoảng hơn 13.000 khách hàng
Thanh toán thẻ là yếu tố sống còn, là thước đo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thẻ, hoạt động thanh toán thẻ được phản ánh qua doanh số thanh toán thẻ, hiệu quả thanh toán thẻ và việc phát triển mạng lưới ATM, máy POS, mạng lưới các đơn vị ĐVCNTT Hoạt động thanh toán thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
Với nhiều chính sách ưu đãi khi thanh toán tại các ĐVCNT, phí dịch vụ cạnh tranh, ưu tiên phát triển khách hàng trên cơ sở tệp khách hàng truyền thống, cùng với việc bám sát địa bàn dân cư, doanh số thanh toán thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi vẫn có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn
2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
So sa ́ nh thay đổi
Tương đối (%) Thẻ ghi nợ nội địa 23,619 6,706 27,677 30,199 32,547 3,087 13,07 0,971 3,64 2,522 9,11 2,348 7,77
Thẻ ghi nợ quốc tế 6,121 6,477 6,976 8,509 9,389 0,355 5,81 0,499 7,71 1,533 21,98 0,880 10,34 Thẻ tín dụng quốc tế
Thẻ trả trước quốc tế
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 – 2022
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
Giai đoạn 2018 - 2022, CN đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp như: tiếp tục mở rộng mạng lưới ĐVCNT thẻ nội địa, đẩy mạnh thanh toán thẻ nội địa qua Internet, đồng thời nâng cao công tác công tác CSKH từ đó tiếp tục khẳng định và tạo niềm tin đối với khách hàng
Tổng doanh số thanh toán thẻ qua các năm tăng trưởng mạnh, đặc biệt doanh số thanh toán thẻ tín dụng cao nhất và tiếp đến là doanh số thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thanh toán thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi Cụ thể:
Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tếThẻ tín dụng quốc tếThẻ trả trước quốc tế
Trong năm 2019, tổng doanh số thanh toán thẻ tăng 21,385 tỷ đồng (tăng 38,07%) so với năm 2018, trong đó doanh số thẻ tín dụng quốc tế tăng mạnh, tăng thêm 17,805 tỷ đồng (tăng 70,79%), thẻ ghi nợ nội địa tăng 3,087 tỷ đồng (tăng 13,07%), còn thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ trả trước quốc tế tăng không đáng kể lần lượt là tăng 0,355 tỷ đồng (tăng 5,81%) và tăng 0,138 tỷ đồng (tăng 10,71%) Trong năm 2020, so với năm 2019 thì doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế tăng lần lượt là tăng 3,020 tỷ đồng (tăng 7,03%), tăng 0,971 tỷ đồng (tăng 3,64%), tăng 0,499 tỷ đồng (tăng 7,71%) Mặt khác doanh số thanh toán thẻ trả trước quốc tế giảm mạnh, giảm 0,344 tỷ đồng (giảm 24,19%) Trong năm 201, so với năm 2020 thì doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ trả trước quốc tế đều tăng lần lượt là tăng 13,552 tỷ đồng (29,48%), tăng 2,522 tỷ đồng (tăng 9,11%), tăng
1,533 tỷ đồng (tăng 21,98%), tăng 0,264 tỷ đồng (tăng 24,47%) Trong năm 2022, so với năm 2021 thì doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ trả trước quốc tế đều tăng lần lượt là tăng ổn định lần lượt là 9,195 tỷ đồng (tăng 15,45%), tăng 2,348 tỷ đồng (tăng 7,77%), tăng 0,880 tỷ đồng (tăng 10,34%), tăng 0,126 tỷ đồng (tăng 9,40%)
Có được kết quả trên, một phần nào chứng minh xu thế thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang ngày càng trở nên quen thuộc và được tin dùng Ngoài ra, người tiêu dùng trong nước đã nhận thấy ưu điểm nổi trội đó là, nếu như khách hàng không có nguồn thu nhập vào tài khoản thường xuyên, ổn định để trích nợ tự động khách hàng sẽ mất thời gian và phí chuyển tiền sang ngân hàng phát hành để thanh toán thẻ do đó phát sinh chi phí cao hơn, do đó phần nào xóa bỏ định kiến thẻ tín dụng quốc tế do NHTM nước ngoài phát hành có chất lượng và tiện ích hơn NHTM trong nước, người dùng trong nước đã tin dùng các loại thẻ tín dụng quốc do NHTM trong nước phát hành nhiều hơn
Một điểm sáng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi đó là tính hiệu quả, chỉ tiêu duy nhất đạt trên 100% kế hoạch trụ sở chính đề ra, đạt hiệu quả khá, nguyên nhân chủ yếu do nền tảng khách hàng đã đi vào ổn định, các sản phẩm thẻ của chi nhánh phần nào đáp ứng được nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng trên thị trường, nợ xấu thẻ tín dụng thấp Thu phí dịch vụ được thể hiện qua thu phí dịch vụ thẻ và thu lãi ròng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Thu phí dịch vụ thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018
So sa ́ nh thay đổi
Thu phí từ dịch vụ thẻ 5,025 6,598 7,401 7,944 8,407 1,573 31,30 0,803 12,17 0,543 7,34 0,463 5,83
Dư nợ xấu thẻ tín dụng 1,086 1,874 2,498 3,021 1,965 0,788 72,56 0,624 33,30 0,523 20,94 (1,056) (34,96)
Tỷ lệ nợ xấu thẻ TD (%) 5,12 9,98 18,71 24,65 10,50 4,86 94.92 8,73 87.47 5.94 31.75 (14,15) (57.40)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
Biểu đồ 2.3: Thu phí dịch vụ thẻ tại BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Thu phí từ dịch vụ thẻ
Thu phí từ dịch vụ thẻ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
Tổng thu nhập thuần (bao gồm thu phí từ dịch vụ thẻ và thu lãi ròng) năm
2022 đạt 20,262 tỷ đồng, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu từ thẻ tín dụng đều giảm hơn so với năm 2020 và 2021 Với mức tăng trưởng về nguồn thu nhập và giảm dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng thuyên giam cho thấy BIDV Chi nhánh Đất mũi đá chú trọng trong việc kiểm soát rủi ro, tăng lợi nhuận, giảm chi phí và định hướng đúng đắn của lãnh đạo chi nhánh đề ra đề khắc phục tỷ lệ nợ xấu thẻ tín dụng năm
2020 (18,71%) và năm 2021 (24,65%) Nhưng so với các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống Ngân hàng BIDV thì BIDV Chi nhánh Đất Mũi vẫn còn gặp khó khăn trong việc phát triển tệp khách hàng mới, CSKH cũ còn chưa chú trọng, chưa nhắc nợ thường xuyên nên dẫn đến tình trạng nợ xấu cao
- Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ Để hoạt động kinh doanh thẻ mang lại nhiều doanh thu, thu hút nhiều khách hàng thanh toán, BIDV Chi nhánh Đất Mũi cần tập tập trung phát triển mạng lưới ĐVCNT cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, bao gồm: mạng lưới máy ATM, POS Số lượng máy ATM, POS của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022 theo bảng sau:
Bảng 2.6: Số lượng máy ATM, POS của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 – 2022
So sá nh thay đổi 2019/2018 2020/2019 2021/2020 2022/2021
Doanh số giao dịch ( tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
Biểu đồ 2.4: Số lượng máy ATM, POS của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 – 2022
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ của BIDV Chi nhánh Đất Mũi giai đoạn 2018 - 2022)
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐẤT MŨI
Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của BIDV chi nhánh Đất Mũi tới năm 2030
3.1.1 Kế hoạch phát triển của BIDV chi nhánh Đất Mũi tới năm 2030
Nằm trong bối cảnh đất nước đang trên đà đổi mới, chính phủ tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Do đó nhiệm vụ của ngành ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cần tiếp tục tăng cường phát triển dịch vụ thẻ, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng cho của khách hàng là một phần, một khía cạnh khác nhằm thực hiện chủ trương của NHNN về việc thanh toán không dùng tiền mặt Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ thẻ, chi nhánh đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2030 như sau:
* Mục tiêu: Tập trung chỉ đạo công tác kinh doanh thẻ, bám sát các định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam –Chi nhánh Đất Mũi, đưa hoạt động của chi nhánh đi đúng hướng đạt vượt mức mục tiêu đề ra:
- Tăng hệ thống máy ATM 50%
3.1.2 Định hướng phát triển BIDV chi nhánh Đất Mũi tới năm 2030
BIDV Chi nhánh Đất Mũi đã đặt ra một số mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ thẻ nhằm xây dựng BIDV trở thành một ngân hàng lớn, hiện đại thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả như sau:
- Mở rộng và nâng cấp mạng lưới và các kênh thanh toán: Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng Việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ trên nền công nghệ hiện đại giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến: BIDV Đất Mũi tập trung vào việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị và đổi mới sáng tạo Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động chi nhánh, đảm bảo tính an toàn và tăng cường hiệu suất
- Tăng cường đào tạo và tuyển dụng: Việc có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao là quan trọng để đảm bảo chất lượng hoạt động kinh doanh và đáp ứng yêu cầu của môi trường cạnh tranh Đào tạo và tuyển dụng mới giúp củng cố nguồn nhân lực
- Chủ điểm dịch vụ xuyên suốt: Chi nhánh xây dựng chủ điểm dịch vụ xuyên suốt với khẩu hiệu "Nụ cười BIDV" và tập trung vào các yếu tố như không gian giao dịch, phong cách giao dịch, và chất lượng dịch vụ Điều này tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và góp phần đưa dịch vụ thẻ của BIDV đến chuẩn mực cao
- Tối ưu hóa chương trình marketing: Chi nhánh thực hiện quy hoạch các chương trình marketing sản phẩm và dịch vụ thẻ để tiếp cận và thu hút khách hàng hiệu quả hơn Điều này bao gồm việc tạo ra các chương trình đồng bộ và tăng cường tính lan tỏa
- Tăng cường quan tâm đến khách hàng: Chi nhánh thực hiện các chương trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng và các chương trình chăm sóc khách hàng định kỳ Điều này giúp cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn
Những mục tiêu và định hướng này thể hiện sự cam kết của BIDV Chi nhánh Đất Mũi đối với sự phát triển và cải thiện liên tục của dịch vụ thẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ BIDV chi nhánh Đất Mũi
Từ thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại Chi nhánh Đất Mũi trong giai đoạn
2018 - 2022 đã được đánh giá, phân tích qua công tác phát hành thẻ, thanh toán thẻ và kiểm tra, kiểm soát và xử lý rủi ro trong chương 2 luận văn Nhằm tận dụng tốt cơ hội trong phát triển dịch vụ thẻ trong những năm tới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp tăng cường phát triển dịch vụ thẻ, cụ thể như sau:
3.2.1 Giải pháp về chiến lược:
3.2.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm thẻ tại Chi nhánh:
Hiện nay, công tác phát triển dịch vụ thẻ tại Chi nhánh cũng khó khăn vì thị trường thẻ cũng đã bão hòa Vì vậy, để tiếp thị được nhiều thẻ hơn, trong thời gian tới Chi nhánh cần rà soát danh mục sản phẩm hiện có, đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh tranh, thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng để xác định hiệu quả của các sản phẩm đang triển khai đồng thời nghiên cứu bổ sung các tính năng, tiện ích mới cho SPDV đáp ứng nhu cầu khách hàng Trong mỗi giai đoạn cụ thể, cần xác định rõ những sản phẩm trọng tâm, mang lại nguồn thu lớn để tập trung đầu tư, cụ thể:
- Đối với thẻ tín dụng quốc tế: Hiện nay, BIDV CN Đất Mũi có thị phần về thẻ tín dụng quốc tế đứng vị trí thấp so với hệ thống Với mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ trong thời gian tới, nhất thiết cần đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng, cụ thể: + Phân loại mục tiêu khách hàng: Xác định rõ mục tiêu và đối tượng muốn tiếp cận Điều này giúp tập trung nỗ lực và nguồn lực vào các nhóm khách hàng có tiềm năng cao như doanh nghiệp, người lao động, hộ gia đình tại các tòa nhà chung cư
+ Xây dựng kế hoạch tiếp thị chuyên sâu: Đối với từng đối tượng khách hàng, hãy phát triển kế hoạch tiếp thị riêng biệt Sử dụng các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, sự kiện và chương trình khuyến mãi để thu hút và giữ chân khách hàng
+ Khuyến mãi cho CBCNV và doanh nghiệp: Hợp tác với các tổ chức uy tín như bệnh viện, trường học và các doanh nghiệp để tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho CBCNV và doanh nghiệp khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của BIDV Điều này có thể bao gồm các giao dịch ưu đãi, tích điểm thưởng, hoặc lãi suất ưu đãi