TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGKHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC TIỂU LUẬN HỌC PHẦN : THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hứng thú học môn Triết học của sinh viên Đại học Sư phạm – Đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN : THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hứng thú học môn Triết học của sinh viên Đại
học Sư phạm – ĐHĐN
Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thế Hải Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
giao
Mức độ tham
1
Nguyễn Thị Phương Ánh
2
Nguyễn Duy Chiến
3
Trần Thị Mỹ Hiệp
4
Ngô Thảo My
5
Lê Tâm Như
6
Lê Thị Diễm Thi
7
Nguyễn Thanh Thúy
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
- Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thế Hải
- Nhận xét bài tiểu luận của nhóm: nhóm 4
- Lớp: 22CTL
- Khoa: Tâm lý – Giáo dục
Đề tài: Nghiên cứu hứng thú học môn Triết học của sinh viên Đại học Sư phạm – ĐHĐN
* Nội dung nhận xét:
1.Về tinh thần, thái độ học tập của nhóm:
2.Về chất lượng và nội dung của bài báo cáo:
2.1 Thực hiện bài báo cáo đầy đủ, đúng hạn:
Tốt Khá Trung bình Yếu Không Đạt
2.2 Nội dung bài báo cáo đáp ứng đúng quy định, yêu cầu:
Tốt Khá Trung bình Yếu Không Đạt
2.3 Bài báo cáo có ý tưởng sáng tạo và logic:
Tốt Khá Trung bình Yếu Không Đạt
2.4Sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu:
Tốt Khá Trung bình Yếu Không Đạt
Điểm: Bằng số: Bằng chữ:
Trang 4Ngày tháng….năm 2023 Người nhận xét
(Kí và ghi rõ họ tên)
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Thế Hải
Trong quá trình học tập học phần Thực hành Tâm lý học, thầy đã giảng dạy và hỗ trợ chúng em tận tình, giúp chúng em có đầy đủ kiến thức và có thể vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm tiểu luận cũng như còn những hạn chế về mặt kiến thức, trong bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy để bài tiểu luận của chúng
em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 4
Trang 6MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU 7
1.1 Lý do chọn đề tài 7
1.2 Mục đích nghiên cứu: 7
1.3 Phương pháp nghiên cứu: 7
1.4 Đối tượng nghiên cứu: 8
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 8
2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
2.1 Cơ sở lý luận 8
2.2 Thực trạng HTHT học phần Triết học Mác - Lênin của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 11
2.3 Nguyên nhân của thực trạng hứng thú học tập học phần Triết học Mác - Lênin của sinh viên 13
2.4 Một số giải pháp 16
3.KẾT LUẬN 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 71 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Học tập môn triết học Mác - Lênin là một đề tài hết sức thú vị và quan trọng, đặc biệt đối với sinh viên (SV) ngày nay Triết học Mác - Lênin không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng, mà còn là một nền tảng lý luận quan trọng cho việc hiểu sâu hơn về xã hội và chính trị
Môn học này không chỉ giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát về lịch sử phát triển
tư tưởng nhân loại, mà còn khám phá ra những giá trị văn hóa và tư tưởng mà Mác-Lênin
đã để lại Hơn nữa, nó còn giúp sinh viên phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích, khả năng xử lý vấn đề và cái nhìn sáng tạo
Trong bối cảnh xã hội bây giờ việc nghiên cứu hứng thú học tập (HTHT) môn triết học MácLênin của sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm Ở Việt Nam, triết học Mác -Lênin vẫn luôn là một đề tài quen thuộc và có sức hấp dẫn đối với sinh viên, bởi những giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hóa mà nó mang lại
Qua luận văn này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hứng thú học tập học phần triết học Mác - Lênin của sinh viên trường đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, từ đó đánh giá
sự quan trọng của việc nghiên cứu đề tài này và những ảnh hưởng tích cực mà nó mang lại đối với quá trình học tập và phát triển tư duy của SV ngày nay
Hy vọng rằng qua việc nghiên cứu và góp phần vào sự phát triển tri thức, tiểu luận này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về HTHT học phần triết học Mác-Lênin của SV và những tiềm năng mà nó mang lại cho sự phát triển cá nhân và xã hội Đồng thời, hy vọng rằng đề tài này cũng sẽ tạo ra sự quan tâm và thảo luận tiếp theo trong việc nghiên cứu các vấn đề về sự yêu thích của sinh viên trong nhiều môn học khác nhau
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Việc tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên, trên cơ sở đó ta có thể đề xuất ra những biện pháp nhằm nâng cao mức độ hứng thú về học phần Triết học Mác - Lênin cho tất cả sinh viên
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: khảo sát, thu thập thông tin bằng cách sử dụng phiếu khảo sát đã được in sẵn và đưa đến cho những người tham gia để nhận được câu trả lời của họ Dựa trên số liệu thống kê thu thập được từ phiếu khảo sát, phân tích số liệu thống kê để tìm ra được thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề nghiên cứu
Trang 81.4 Đối tượng nghiên cứu:
HTHT của sinh viên trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu liên quan đến đề tài: sự HTHT của sinh viên, hoạt động học tập, đặc điểm hứng thú học tập, biểu hiện trong học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến học tập
- Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
- Đề xuất những biện pháp giúp sinh viên hứng thú trong học phần Triết học Mác-Lênin
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm hứng thú học tập
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sinh viên và trong quá trình học tập, hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập Nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập, sinh viên có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo Hứng thú tạo nên ở sinh viên sự tích cực học tập, khao khát tiếp cận và đi sâu vào tìm hiểu, khám phá tri thức
HTHT là thái độ nhận thức đặc biệt của người học đối với hoạt động học tập do có ý nghĩa thiết thực và có ý nghĩa trong cuộc sống, trong quá trình học tập làm việc của mỗi người [1]
2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến HTHT của sinh viên và dấu hiệu HTHT học phần Triết học Mác - Lênin của sinh viên Trường Đại học Sư phạm- đại học Đà Nẵng
2.1.2.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến HTHT của sinh viên Trường Đại học Sư phạm- đại học Đà Nẵng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển HTHT của SV, nhưng
có thể chia thành hai yếu tố cơ bản:
- Yếu tố chủ quan: HTHT của sinh viên chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó người học với tư cách là chủ thể của hoạt động nhận thức được xem là yếu tố
Trang 9quyết định đến mức độ hứng thú đối với học tập, nhưng giảng viên lại là nhân tố tác động mạnh mẽ đến chủ thể của hoạt động nhận thức này
- Yếu tố khách quan:
+ Yếu tố thuộc về môn học: Nội dung các môn học tác động đến HTHT của SV dựa
trên cơ sở phù hợp với nhận thức của bản thân SV, thiết thực với ngành nghề đang theo học, cập nhật những nội dung mới, qua đó tác động vào hệ động cơ học tập của SV
+ Yếu tố thuộc về nhà trường: cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật là yếu tố quan
trọng của hoạt động dạy - học Việc đảm bảo yếu tố này trên thực tế có ảnh hưởng nhất định đến HTHT của SV Nếu nhu cầu trên không được đáp ứng sẽ làm giảm tính tích cực,
sự nhiệt tình của SV đối với hoạt động học tập
+ Yếu tố thuộc về giảng viên (GV): đối với SV thì GV thuộc về khách quan Cùng
với trình độ kiến thức chuyên môn thì phương pháp sư phạm của GV cũng là yếu tố tác động mạnh tới HTHT của sinh viên Nếu trong mỗi bài học, GV biết đưa ra những vấn đề buộc SV phải suy nghĩ, tìm tòi, khám phá thì sẽ tạo sự say mê, niềm vui cho SV Hơn nữa, GV cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm -sinh lí, đặc điểm nhận thức, nội dung học tập, luôn chú ý tạo ra những tình huống có vấn đề nhằm khơi gợi hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo của người học Việc kết hợp rèn luyện những kĩ năng mềm như: kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, trong việc truyền thụ tri thức cũng sẽ làm tăng HTHT cho SV, bởi khi đó SV được làm việc, được “động não” chứ không ở trạng thái thụ động Mặt khác, thái độ của GV đối với
SV (đánh giá công bằng, trao đổi cởi mở ) cũng có ảnh hưởng mạnh tới HTHT của SV, kích thích SV tin vào khả năng nhận thức của mình, tự tin trao đổi vấn đề sẽ thúc đẩy sự phát triển hứng thú học tập ở sinh viên Kết hợp rèn luyện những kĩ năng mềm như: kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, trong việc truyền thụ tri thức cũng sẽ làm tăng HTHT cho SV, bởi khi đó SV được làm việc, được “động não” chứ không ở trạng thái thụ động Mặt khác, thái độ của giảng viên đối với sinh viên (đánh giá công bằng, trao đổi cởi mở ) cũng có ảnh hưởng mạnh tới HTHT của sinh viên, kích thích SV tin vào khả năng nhận thức của mình, tự tin trao đổi vấn đề sẽ thúc đẩy sự phát triển HTHT ở sinh viên
Với đặc thù của môn học khó và trừu tượng, lại không phải môn học chuyên ngành,
việc có HTHT khi học học phần Triết học Mác - Lênin là vô cùng quan trọng “Với tri
thức triết học: nếu không hiểu được nội dung các phạm trù, nguyên lí, quy luật, không thấy được giá trị của nó trong thực tiễn đối với việc giải thích các hiện tượng, định hướng
Trang 10hành động với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận thì SV không thể thích, hứng thú với môn học” [2,3] Bởi vậy, đi sâu vào các khái niệm, các quy luật, các cặp phạm trù, các nguyên lí để hiểu rõ bản chất vấn đề cũng như gắn với liên hệ thực tiễn, vận dụng thế giới quan và phương pháp luận được học vào giải quyết những vấn đề trong thực tế là một hoạt động vô cùng quan trọng giúp SV hứng thú hơn trong học tập
2.1.2.2 Dấu hiệu HTHT học phần Triết học Mác - Lênin của SV Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
Để nhận biết HTHT học phần Triết học Mác - Lênin của SV nói chung, sinh viên
Đại học Sư phạm nói riêng, có thể căn cứ vào các nhóm dấu hiệu như: hành vi, hoạt động của người học trong quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp hoặc những quan điểm, lối sống xuất hiện nơi người học do chịu ảnh hưởng của HTHT
Đặc trưng của nhóm dấu hiệu hành vi và hoạt động học tập trên lớp là tính suy nghĩ tích cực, tập trung chú ý khi nghe giảng, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tích cực tham gia thảo luận những vấn đề GV đặt ra cho cả lớp, trao đổi với GV khi có thắc mắc, Đặc biệt
là khi hứng thú, người học muốn đi sâu vào bản chất của vấn đề, bản chất của đối tượng nhận thức nên nảy sinh những câu hỏi và lời giải đáp cho những câu hỏi đó
Với nhóm dấu hiệu liên quan đến sự thay đổi hành vi của cá nhân ngoài giờ lên lớp thể hiện qua việc SV gặp GV để trao đổi, đặt câu hỏi hoặc nêu suy nghĩ của cá nhân về vấn đề thầy cô vừa giảng SV tập trung lại thành nhóm tranh luận với nhau về vấn đề GV đặt ra, Biểu hiện của những dấu hiệu liên quan đến cách sống ở nhà là biểu hiện độ bền vững của HTHT: mức độ thường xuyên của người học đọc thêm sách báo, tài liệu liên quan đến môn học, có kế hoạch dùng thời gian rảnh rỗi phục vụ cho yêu cầu của môn học, [4]
HTHT có thể biểu hiện ở thái độ của SV đối với môn học, như: SV nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của môn học đối với chuyên ngành và cuộc sống của mình;
SV tự thấy mình thích thú với môn học, sau mỗi tiết học hài lòng về GV và kiến thức được cung cấp Bên cạnh đó, HTHT còn thể hiện ở hành động học tập cụ thể như: trên lớp, tập trung nghe giảng, phát biểu; ở nhà, đọc sách, tài liệu tham khảo, chia sẻ băn khoăn trong môn học với GV và SV khác
2.2 Thực trạng HTHT học phần Triết học Mác - Lênin của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Trang 11Thuộc một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng, tất cả các sinh viên trường Đại học Sư phạm đều học học phần Triết học Mác-Lênin, đa số với tư cách là môn học không chuyên ngành Để có bức tranh khách quan trong nhận định, đánh giá thực trạng hứng thú học tập học phần triết học Mác-Lênin, từ tháng 12 năm 2023, nhóm chúng tôi đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến của gần 50 SV trường đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng
và có kết quả như sau:
Với câu hỏi “Bạn có hứng thú trong giờ học học phần Triết học Mác - Lênin không?”
Kết quả cho thấy, còn khá nhiều sinh viên chưa hứng thú với học phần này
(khoảng 43,2%) Như trên đã làm rõ, để đánh giá HTHT học phần Triết học Mác - Lênin
của SV phải căn cứ vào các nhóm dấu hiệu như hành vi, hoạt động của người học trong quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp hoặc những quan điểm, lối sống xuất hiện nơi người học do chịu ảnh hưởng của HTHT
Khảo sát HTHT của sinh viên trường đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng cho thấy:
1 Tập trung nghe giảng để được điểm cao 15/37
2
Tập trung nghe giảng vì thích thú và nhận thấy được ý nghĩa của môn học đối với cuộc sống
16/37
3 Không thể tập trung vì môn học khó 5/37
4 Không muốn tập trung vì môn học khô
Tỉ lệ sinh viên tập trung nghe giảng vì thấy thích thú và nhận thấy ý nghĩa của môn học đó đối với cuộc sống chiếm 43%, số còn lại cho rằng tập trung nghe giảng để được điểm cao, thậm chí không thể tập trung vì môn học khó, khô khan, nhàm chán chiếm tỉ lệ khá cao Những sinh viên trong số này không thấy hứng thú trong học phần Triết học Mác-Lênin, do đó, mục tiêu của môn học khó thực hiện được
Với câu hỏi “Trong quá trình học tập học phần Triết học Mác-Lênin, bạn có thường đặt câu hỏi với giảng viên không?”
Trang 12T thoảng giờ
1 Tích cực tham giaphát
2 Chú ý, ghi chép và làm
bài tập ( nếu có) đầy
đủ
3 Vận dụng kiến thức
môn học vào đời sống
thực tiễn
4 Chủ động tìm kiếm tài
liệu phục vụ cho môn
học
5 Đặt câu hỏi trao đổi
6 Trao đổi với bạn bè về
Kết quả cho thấy tỉ lệ sinh viên ít khi và thậm chí không bao giờ đặt câu hỏi với giảng viên chiếm 59%, đây là một tỉ lệ khá cao Điều này cũng cho thấy được, nhiều sinh viên còn chưa thật sự yêu thích, hứng thú với môn học này Mặc dù họ vẫn cho rằng, đây
là môn học cần thiết đối với ngành học của họ Điều này được thể hiện rõ ở kết quả khảo sát với câu hỏi “Theo bạn, học phần triết học Mác-Lênin có vị trí như thế nào trong hệ thống các môn học ở bậc đại học?”
Kết quả cho thấy 89,2 % SV cho rằng đây là môn học rất cần thiết hoặc cần thiết đối với ngành học
Độ bền vững của HTHT có những biểu hiện như mức độ thường xuyên của người học đọc thêm sách báo, các tài liệu liên quan đến môn học, có kế hoạch dùng thời gian rảnh rỗi phục vụ môn học Với câu hỏi “Trong quá trình học tập học phần Triết học Mác-Lênin, bạn có thường chủ động tìm kiếm các nguồn tài liệu phục vụ cho môn học không?” Kết quả khảo sát cho thấy 31% SV ít khi và không bao giờ chủ động tìm kiếm tài liệu phục vụ môn học
Trang 13Để giúp SV hứng thú hơn trong học tập học phần Triết học Mác-Lênin, cần có các hoạt động ngoài giờ trên lớp như tổ chức các câu lạc bộ sinh viên yêu thích môn học, tổ chức hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học Điều này được biểu hiện ở kết quả khảo sát
1 Tổ chức các cuộc thi có nội dung liên quan đến
môn học như thi olympic, cuộc thi tranh biện, 21/37
2 Tổ chức hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học 7/37
3 Tổ chức các câu lạc bộ sinh viên yêu thích mônhọc 3/37
75% sinh viên đồng ý với 2 kiến nghị trên với câu hỏi “Hoạt động nào dưới đây giúp tăng hứng thú học tập học phần Triết học Mác-Lênin cho sinh viên?”
2.3 Nguyên nhân của thực trạng hứng thú học tập học phần Triết học Mác - Lênin của sinh viên
- Về nguyên nhân chủ quan: Kết quả khảo sát cho thấy: Với câu hỏi theo bạn, cần có
sự thay đổi gì từ phía SV để hứng thú hơn khi học học phần Triết học Mác - Lênin, đa số
SV đều cho rằng cần có những thay đổi như: SV cần nghiêm túc học tập, SV nên đi học đầy đủ hơn, chăm chỉ hơn, tự giác hơn, tương tác với GV, cần học tập chủ động, tự tìm hiểu nhiều hơn, đọc trước tài liệu, cùng SV khác thảo luận nhiều hơn về môn học, SV học hiểu chứ không nên học thuộc lòng chống đối, tập trung nghe giảng,
- Về nguyên nhân khách quan: Có thể nói, nguyên nhân khách quan có thể quy về
GV, bởi dù nguyên nhân thuộc về môn học hay nguyên nhân thuộc về nhà trường cũng chỉ thông qua vai trò của người GV mới phát huy tác dụng
Nguyên nhân thuộc về môn học tức là nội dung các môn học tác động đến HTHT của SV dựa trên cơ sở phù hợp với nhận thức của bản thân SV, thiết thực với ngành nghề đang theo học, cập nhật những nội dung mới, qua đó tác động vào hệ động cơ học tập của SV
mà tính thiết thực, cập nhật của nội dung môn học không phải chủ yếu do bản thân môn học mà chủ yếu phụ thuộc vào công tác biên soạn giáo trình, tài liệu, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm của đội ngũ GV giảng dạy
Nguyên nhân thuộc về nhà trường gồm: cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật là yếu
tố quan trọng của hoạt động dạy - học Việc đảm bảo yếu tố này trên thực tế có ảnh hưởng nhất định đến HTHT của SV Nếu nhu cầu trên không được đáp ứng sẽ làm giảm tính tích cực, sự nhiệt tình của SV đối với hoạt động học tập Đối với học phần này, để SV hứng