1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài khả năng nhận biết tin giả (fake news) của sinh viên

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khả năng nhận biết tin giả (fake news) của sinh viên
Tác giả Trần Bình An, Phan Phạm Hải Đăng, Nguyễn Minh Gia Hân, Nguyễn Thị Ánh Hồng, Lê Uyên
Người hướng dẫn Vũ Hữu Thành
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Không xác định
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản Không xác định
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Xác định vấn đề nghiên cứu: Trong thời đại của công nghệ thông tin phát triển rầm rộ, việc phát tán tin giả đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan điểm, sự tin tưởng c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- - 

ĐỀ TÀI:

“KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TIN GIẢ (FAKE NEWS) CỦA SINH VIÊN”

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Hữu Thành

Sinh viên thực hiện: Trần Bình An

Phan Phạm Hải Đăng Nguyễn Minh Gia Hân Nguyễn Thị Ánh Hồng

Lê Uyên

1

Trang 2

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu:

Trong thời đại của công nghệ thông tin phát triển rầm rộ, việc phát tán tin giả đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan điểm, sự tin tưởng của người dân đối với các thông tin được đăng tải trên mạng Đặc biệt, với sự bùng nổ của các mạng xã hội, thông tin giả đã trở thành một trong những vấn đề hàng đầu mà chúng ta đang phải đối mặt Trong bối cảnh đó, khả năng nhận biết tin giả là một kỹ năng vô cùng cần thiết để cải thiện chất lượng thông tin và ngăn chặn sự lan truyền của tin tức sai lệch trên mạng Trên thế giới, truyền thông, mạng xã hội và tin giả đã trở thành những chủ đề gây chú ý trong suốt những cuộc bầu cử ở Châu Âu, hay cụ thể hơn là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và đã khơi nguồn cho nhiều tranh luận, nghiên cứu cho đến nay (Dale, 2019; Grazulis & Rogers, 2019; Nielsen, 2020; Ireton & Posetti, 2018; Simmons, 2019) Còn tại Việt Nam, có My (2018); Lam (2021); Thao, Oanh, Tra, Thuy, Linh, Hieu (2022) cũng khai thác khía cạnh này Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc đánh giá khả năng nhận biết tin giả của sinh viên đại học Với sự phát triển của giáo dục và đời sống xã hội, các sinh viên đại học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và lan tỏa các giá trị văn hóa và đạo đức

Do đó, việc đánh giá khả năng nhận biết tin giả của sinh viên đại học sẽ cung cấp cho chúng

ta cái nhìn rõ hơn về khả năng xử lý thông tin và cách tiếp cận với các thông tin được đăng tải trên mạng của các thế hệ trẻ

Để tìm hiểu xem các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhận biết tin giả của sinh viên hiện nay đang theo học tại Đại học Mở, nghiên cứu này thực hiện đề tài về “Khả năng nhận biết tin giả (fake news) của sinh viên” để từ đó đề xuất một số giải pháp thiết thực

1.2 Câu hỏi nghiên cứu:

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến “Khả năng nhận biết tin giả (fake news) của sinh viên” ?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết tin giả của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đó Cụ thể, các mục tiêu được đưa ra như sau:

(i) Xác định mức độ nhận biết và hiểu biết về tin giả của sinh viên

(ii) Tìm hiểu các nguồn thông tin tin tức mà sinh viên thường sử dụng

(iii) Đánh giá mức độ tin tưởng của sinh viên với các nguồn thông tin, tin tức khác nhau

2

Trang 3

(iv) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết tin giả của sinh viên

(v) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận biết tin giả của sinh viên

1.4 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng nhận biết tin giả của sinh viên Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sinh viên từ năm 1 tới năm thứ 4 đang học tại đại học Mở

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu này sẽ sử dụng bảng câu hỏi để thực hiện các cuộc phỏng vấn sinh viên Mẫu nghiên cứu dự kiến của đề tài là 100 Sau khi hoàn thành việc thu thập bảng câu hỏi, các bảng câu hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm excel và SPSS Nghiên cứu này sẽ sử dụng các phân tích thống kê áp dụng cho các biến số định tính và biến số định lượng để giải quyết vấn

đề nghiên cứu

1.6 Đóng góp của đề tài:

Đề tài “Khả năng nhận biết tin giả của sinh viên” có một số đóng góp dự kiến cho các bên liên quan như sau:

1.6.1 Đối với sinh viên:

Cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát hiện và nhận biết tin giả, giúp nâng cao khả năng tư duy logic; phân tích và đánh giá thông tin; giúp trở thành những độc giả thông thái, có khả năng phân biệt thông tin đúng và sai

1.6.2 Đối với giảng viên và trường đại học:

Tăng cường kiến thức và nâng cao nhận thức của giảng viên về vấn đề tin giả và vai trò của trường đại học trong việc giáo dục sinh viên về vấn đề này; hỗ trợ giảng viên trong việc giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên; nâng cao hiệu quả của chương trình giảng dạy và học tập bằng cách tạo ra môi trường học tập lành mạnh và đáng tin cậy

1.6.3 Đối với xã hội:

Đóng góp vào việc xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, tránh được sự lan truyền của tin giả và thông tin sai lệch; nâng cao nhận thức và khả năng phòng tránh của cộng đồng đối với vấn đề tin giả; tạo ra một môi trường thông tin đáng tin cậy hơn, giúp cộng đồng có thể trao đổi thông tin và tiếp cận kiến thức một cách chính xác và kịp thời

Tóm lại, đề tài “Khả năng nhận biết tin giả của sinh viên” đóng góp quan trọng cho nhiều bên liên quan trong việc xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh và đáng tin cậy

3

Trang 4

Nó giúp sinh viên trở thành độc giả thông thái, hỗ trợ giảng viên trong việc giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên và đóng góp vào việc phòng tránh sự lan truyền của tin giả và thông tin sai lệch trong cộng đồng

1.7 Kết cấu của đề tài:

Đề tài này bao gồm 5 chương với kết cấu như sau:

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Phân tích kết quả nghiên cứu

Chương 5 Kết luận và khuyến nghị

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.1 Định nghĩa và đặc điểm của “tin tức giả”

Trong lãnh vực truyền thông toàn cầu, thuật ngữ “tin tức giả” bắt nguồn từ “fake news” của các tạp chí ở khu vực Âu-Mỹ Thuật ngữ này đang được sử dụng phổ biến trong các báo, tạp chí và phương tiện truyền thông khác Nó cũng xuất hiện trong các bài viết khoa học và công trình nghiên cứu, cũng như trong các hội thảo về báo chí truyền thông trên toàn thế giới

Thuật ngữ "tin tức giả" được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2016 và trở thành “từ của năm” trên từ điển Oxford Nó cũng được cho là “từ của năm” 2017 trong từ điển Collins

Từ này được sử dụng với tần suất chưa từng thấy, xuất hiện tăng gấp gần 4 lần (365%) so với năm 2016

Ở Việt Nam, nhiều báo điện tử uy tín như VTV News, Tuổi trẻ Online, VietNamNet, Nhân dân điện tử và VietnamPlus cũng sử dụng thuật ngữ này Hơn thế nữa vào năm 2022,

Bộ thông tin và Truyền thông cũng cho triển khai xây dựng và công bố “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” cũng hướng đến việc trang bị các kiến thức cơ bản về cách sàng lọc và nhận biết tin giả trên không gian mạng nhầm hạn chế sự ảnh hưởng, sự phát tán và lan truyền rộng rãi của tin giả

Bên cạnh đó, cùng với nhiều từ khác như “thông tin sai lệch”, “tin tức giả mạo”, “tin giả”, “tin vịt” hay “tin rác” thường được sử dụng đồng thời với thuật ngữ “tin tức giả” Tất cả các cách gọi này đều liên quan đến việc thông tin không đúng sự thật được lan truyền và gây hiểu lầm cho người đọc Tin tức giả có thể được coi là các bài viết, thông tin được viết dựa

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

trên những tin đồn, phỏng đoán hoặc hoàn toàn bịa đặt và được lan truyền với mục đích kinh

tế, chính trị hoặc xã hội Điều này có nghĩa là tin tức giả chứa thông tin sai lệch, thông tin không chính xác hoặc dễ gây hiểu lầm cho công chúng và được truyền tải một cách vô tình hoặc cố ý với mục đích che giấu sự thật và tác động đến ý kiến của công chúng (Lam, 2021) Một ví dụ thực tế cho vấn đề của tin tức giả là việc lan truyền tin tức giả trên mạng xã hội về COVID-19 Nhiều tin tức giả đã được lan truyền trên mạng xã hội về nguồn gốc và cách điều trị của virus này Một số tin tức giả cho rằng COVID-19 là một loại virus mới được tạo ra phục vụ mục đích của Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ, trong khi đó, những tin tức khác cho rằng dịch bệnh này là do 5G phát tán Tin tức giả này chỉ tạo ra sự hoang mang và bất ổn tâm

lý cho người dân, gây ảnh hưởng đến chính sách và các quyết định của nhà nước trong phòng chống dịch bệnh

2.2 Phân loại “tin tức giả”:

Khả năng nhận biết tin giả có thể phân loại theo ba cấp độ “Cao”, “Trung bình”, và “Thấp”

Ở cấp độ cao, điều đầu tiên là độc giả đã nhuần nhuyễn thao tác xác thực nguồn tin, bằng cách có thể kiểm tra nguồn tin và đảm bảo rằng nó đáng tin cậy Nếu nguồn tin không được xác định hoặc không tin cậy, có thể đó là một dấu hiệu cho thấy tin đó là giả Độc giả

có thể kiểm tra thông tin, bằng cách nghiên cứu thông tin và tìm hiểu thêm về chủ đề liên quan Nếu tin tức khác nhau hoặc không có thông tin khác để hỗ trợ, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy tin đó là giả Tiếp đến, kiểm tra ngôn ngữ bằng cách sử dụng kỹ năng phân tích văn bản để tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào về một cách viết sai lệch hoặc kém chất lượng Nếu tin tức được viết bằng ngôn ngữ không chính xác hoặc không có cấu trúc, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy tin đó là giả Hơn thế nữa, so sánh các nguồn tin khác nhau sẽ nhanh chóng trở thành điều tất yếu vì nếu một tin tức chỉ được đăng trên một trang web hoặc một mạng xã hội nhất định và không có ở đâu khác, đó có thể dễ dàng nhận biết là một dấu hiệu cho thấy tin

đó là giả Và cuối cùng, độc giả có thể kiểm tra hình ảnh hoặc video được đưa ra trong tin tức

để xem xét mức độ thuần thục, sửa đổi hoặc chỉnh sửa Nếu hình ảnh hoặc video có một cách sửa đổi hoặc chỉnh sửa đáng ngờ, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy tin đó là giả Chính vì những điều trên, việc nhận biết tin giả ở cấp độ cao yêu cầu sự cẩn trọng và nỗ lực nghiên cứu rộng rãi, cẩn thận và người đọc có thể nhanh chóng nhận biết đồng thời tránh các tin tức giả một cách hiệu quả

5

Trang 6

Ở cấp độ trung bình, độc giả đã dần chú ý đến những chi tiết như nguồn thông tin dần hình thành thói quen trước khi lan truyền tin tức, xác định nguồn tin và đánh giá tính đáng tin cậy của nguồn đó Hình thành nên bước tiếp theo là kiểm tra thông tin vì nếu thông tin quá hoàn hảo, quá ấn tượng mà không được đăng tải trên các nguồn tin cậy, thì hãy kiểm tra thông tin kỹ lưỡng trước khi lan truyền Một chi tiết khác nhưn là sống động đến đáng ngờ bởi do nếu thông tin quá sáng tạo hoặc quá phóng đại, thì cần lưu tâm, nghi ngờ và tìm kiếm thêm thông tin Độc giả có thể kiểm tra nguồn tin khác để có thể so sánh đối chiếu, kiểm tra các nguồn tin khác để xác định tính chính xác của thông tin đã đọc Và dần phát triển hơn là hình thành thói quen kiểm tra nội dung vì khi tìm kiếm các lỗi chính tả, thông tin sai lệch hoặc các dấu hiệu khác cho thấy rằng thông tin có thể không đáng tin Các yếy tố ấy sẽ góp phần việc sớm nhận biết tin giả ở giai đoạn đầu sẽ giúp ngăn chặn sự lan truyền của tin tức sai lệch và có ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người đọc Nó cũng bảo vệ người đọc khỏi việc lạm dụng thông tin, những thông tin gây lo sợ hoặc gây hoang mang

Ở cấp độ thấp, người đọc có thể thiếu khả năng phân tích thông tin có thể là nguyên nhân dẫn đến không thể phân biệt được thông tin đúng và sai Hay còn có thể do kiến thức chuyên môn hạn chế cần bổ sung thêm kiến thức về một chủ đề, vấn đề cụ thể Nguyên nhân khác như là thiếu kinh nghiệm với các nguồn thông tin hay không hiểu rõ các nguồn tin tức

và không biết cách đánh giá tính xác thực của chúng Và cuối cùng, có thể do độc giả thiếu tính cẩn thận và kiểm tra thông tin mà không thực hiện các bước kiểm tra thông tin để xác nhận tính xác thực của các tin tức khi đọc hoặc chia sẻ chúng Với những nguyên nhân được nêu trên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý của người đọc vì khi đọc các tin tức sai sự thật có thể gây hoang mang, lo lắng cho người đọc Hơn thế nữa, người đọc có thể dẫn đến lan truyền thông tin sai bằng việc chia sẻ các tin tức sai sự thật dẫn đến lan truyền thông tin sai đến hàng ngàn người và gây ra hậu quả không mong muốn Và có thể thay đổi quan điểm về một vấn đề cụ thể bởi do đọc các tin tức sai sự thật có thể làm thay đổi quan điểm của người đọc về một vấn đề cụ thể dẫn đễn đưa ra các quyết định sai lầm

Trong thực tế, tin giả, sai lệch hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau Chúng xuất hiện ở mọi định dạng có thể truyền được thông tin như báo in, báo điện tử, các video trên Youtube, hình ảnh, các trang thông tin điện tử, thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội Do hình thức tồn tại của tin giả trên các phương tiện truyền thông phức tạp, việc xác định và phân loại tin tức giả là công việc khó khăn

6

Trang 7

Nhiều nghiên cứu đã nỗ lực phân loại tin giả để giúp công chúng nhận diện được tin giả, sai lệch khi đánh giá các nội dung tin trực tuyến Tandoc, Lim và Ling (2017) đã khảo sát 34 bài báo học thuật nghiên cứu về tin tức giả từ năm 2003 đến năm 2017 và chỉ ra các tin giả phổ biến là tin tức châm biếm, tin tức nhại lại, tin bịa đặt, tin tức lôi kéo, vận động, thao túng, quảng cáo và tuyên truyền Trong khi đó, nghiên cứu của Kalsnes (2018) chỉ ra tin tức giả phổ biến trên các phương tiện truyền thông trên thế giới, bao gồm tin tức được dựng lên, trang tin châm biếm, tin tức sai lệch lừa đảo với quy mô lớn, tin tức quảng cáo và tin tức tuyên truyền Tin tức châm biếm, tin tức nhại lại và các trang tin giải trí giễu nhại người nổi tiếng có thể nhầm lẫn với thông tin chính xác, nghiêm túc Tin tức bịa đặt là những thông tin

cố tình đánh lừa độc giả nhằm điều khiển dư luận Tin tức lôi kéo và thao túng, quảng cáo và tuyên truyền cũng là những loại tin tức giả phổ biến

Trong bài nghiên cứu “Journalism, fake news & disinformation: handbook for journalism education and training” của Cherilyn Ireton and Julie Posetti (2018) đã cho thấy

có 4 dạng tin tức giả, như sau:

Đầu tiên, là tin tức giật gân (Clickbait) là một chiêu trò lừa đảo trực tuyến trong đó các tiêu đề được thiết kế một cách hấp dẫn và gây chú ý, nhưng không liên quan hoặc chỉ giới hạn đến một phần nhỏ của nội dung thực tế của bài viết Tin tức cố gắng thu hút sự chú ý của độc giả bằng cách sử dụng các từ khóa như “kỳ lạ”, “ngạc nhiên”, “thiếu tiền”, “bí mật”,

"nghiêm trọng" và "hấp dẫn" trong bài viết của mình Mục đích của t`in tức ấy là để tăng lượt truy cập và doanh thu quảng cáo của trang web hoặc trang mạng xã hội Trong một bài nghiên cứu khoa học, clickbait có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của người đọc đến việc nghiên cứu này Tuy nhiên, việc sử dụng ấy với mục đích khác ngoài thu hút sự chú ý có thể gây ra sự nhầm lẫn, mất uy tín và ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu

Thứ hai, là tin tuyên truyền (Proganda) được sử dụng để thuyết phục và thay đổi quan điểm của khán giả đối với một vấn đề hoặc ý kiến cụ thể để phân tán thông tin hoặc những ý tưởng và suy nghĩ nhằm thúc đẩy quan niệm chính trị thiên vị, động cơ chính trị nào đó và đồng thời có thể tác động đến quyết định của công chúng, tạo ra sự ủng hộ hoặc chống đối đối với chính sách của một nhóm hay quốc gia Nó thường được sử dụng trong các chiến tranh hoặc các cuộc tranh luận chính trị Các chính sách, ý kiến, quan điểm và thông điệp được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình,

7

Trang 8

quảng cáo, tạp chí, sách báo, biểu ngữ, poster, video, hình ảnh và nhiều hình thức truyền thông khác

Thứ ba, tin tức châm biếm (Satire, parody) Tin tức châm biếm là một loại tin tức có tính chất mỉa mai, châm chọc, chế nhạo đối tượng nói lên ý kiến, quan điểm của người viết hoặc của nhóm người viết Tin tức châm biếm có thể được sử dụng để thể hiện những ý kiến đánh giá, phê phán hay chỉ trích về một vấn đề, một sự kiện hoặc một cá nhân nào đó.Tin tức châm biếm thường được tung ra trên các trang mạng như trang châm biếm The Onion của Mỹ, hoặc theo hình thức châm biếm tạp chí như Private Eye của Anh Thêm vào đó tin tức châm biếm cũng có thể gây ra tranh cãi, khi mà một số người cho rằng nó có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, tiếng nói và đạo đức của một xã hội Do đó, việc lựa chọn tin tức châm biếm cần phải cân nhắc, đảm bảo tính chính xác và tử tế để không gây ra những hậu quả không mong muốn

Thứ 4, các tin tức, bài báo, sản phẩm truyền thông cẩu thả và thiếu chuẩn mực (sloppy journalism) chỉ những bài báo viết lỏng lẻo, thiếu chính xác và không có tính khách quan Thường xuyên xuất hiện trong các tờ báo và trang web chuyên về tin tức, các bài báo ấy không chỉ ảnh hưởng đến người đọc mà còn làm mất uy tín của ngành báo chí Đồng thời thường đi kèm với nhiều sai sót, như lỗi chính tả, vi phạm quy định về pháp luật, thiếu tính logic và căn cứ Sự thiếu cẩn trọng và không chính xác trong báo cáo của báo chí cũng có thể

có tác động lớn đến các đối tượng được báo cáo

2.3 Vai trò của “Khả năng nhận biết tin giả”

2.3.1 Về mặt tích cực:

Tránh thông tin sai lệch: Một trong những lợi thế chính của việc xác

định tin giả là nó giúp tránh thông tin sai lệch Tin giả có thể lan truyền

nhanh chóng và dễ dàng, khiến phần đông mọi người tin vào những điều

không đúng sự thật Bằng khả năng nhận biết tin giả, bản thân có thể

tránh bị đánh lừa và đảm bảo rằng việc đưa ra quyết định và đặt niềm tin

đúng đắn dựa trên thông tin chính xác

Bảo vệ bản thân và những người khác: Tin giả có thể gây ra những

hậu quả nghiêm trọng, từ lừa đảo tài chính đến thao túng chính trị Bằng

khả năng nhận biết tin giả, có thể bảo vệ bản thân và những người khác

khỏi những hậu quả tiêu cực này

8

Trang 9

Thúc đẩy tư duy phản biện: Nhận biết tin giả đòi hỏi kỹ năng tư duy

phản biện, điều quan trọng để đánh giá thông tin và đưa ra quyết định

sáng suốt Bằng cách thúc đẩy tư duy phản biện, chúng ta có thể phát

triển một xã hội gắn kết và thông tin hơn

Nâng cao hiểu biết về truyền thông: Nhận biết tin giả cũng có thể

giúp nâng cao hiểu biết về truyền thông, đó là khả năng hiểu và đánh giá

các thông điệp truyền thông Bằng cách cải thiện hiểu biết về phương tiện

truyền thông, chúng ta có thể hiểu rõ hơn cách tin tức và thông tin được

tạo ra, phổ biến và tiêu thụ

2.3.2 Về mặt tiêu cực:

Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Nếu sinh viên không thể phân biệt được các nguồn tin đáng tin cậy, cuối cùng họ có thể trích dẫn tin giả trong bài tập của mình, dẫn đến kết quả học tập kém

Tạo ra sự nhầm lẫn và hoang mang: Tin giả thường được lan truyền rộng rãi trên mạng

xã hội và các phương tiện truyền thông khác, gây ra sự nhầm lẫn và hoang mang đối với người đọc

Truyền bá thông tin sai lệch: Sinh viên đại học thường có ảnh hưởng và có thể có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội Nếu họ không thể nhận ra tin giả, họ có thể lan truyền thông tin sai lệch cho bạn bè và người thân, dẫn đến hoang mang và lo lắng

Gây mất uy tín: Nếu sinh viên đại học không thể nhận ra tin giả, họ có thể mất uy tín trong mắt bạn bè và giáo sư Điều này có thể gây hại cho danh tiếng và triển vọng tương lai của bản thân

Ảnh hưởng đến kỹ năng tư duy phản biện: Thời đại ngày nay, kỹ năng tư duy phản biện là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên Nếu sinh viên không nhận biết được tin giả thì dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến “Khả năng nhận biết tin giả”

2.4.1 Tác động của công nghệ

Tác động của công nghệ được hiểu là sự ảnh hưởng hình thành từ sự phát triển của công nghệ thông tin và internet Điều này đã dẫn đến sự gia tăng của số lượng tin tức được truyền tải trên mạng đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho các kẻ gian lận và những người có mục đích xấu để lan truyền thông tin sai Những tác động ấy được thể hiện trong nghiên cứu

9

Trang 10

của Wineburg và ctg (2016) Nghiên cứu kéo dài một năm, được ủy quyền bởi Knight Foundation và được xuất bản bởi viện nghiên cứu phi lợi nhuận Project Information Literacy,

đã khảo sát gần 6.000 sinh viên tại 11 trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các bài đăng từ 135.000 người dùng Twitter ở độ tuổi đại học để hiểu rõ hơn về hành vi chia sẻ tin tức của sinh viên Nghiên cứu cho thấy trong một tuần nhất định, sinh viên được khảo sát nhận được tin tức từ Internet (89%)

2.4.2 Độ tin cậy của phương tiện truyền thông xã hội

Độ tin cậy của phương tiện truyền thông là mức độ đáng tin cậy hoặc sự tin tưởng vào tính chính xác, khách quan và độc lập của thông tin được đưa ra bởi phương tiện truyền thông Đồng thời yếu tố này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn thông tin, phương thức thu thập thông tin, quy trình kiểm tra và xác nhận thông tin, trình độ chuyên môn và đạo đức của người công bố tin tức và tổ chức phát sóng Theo Lukowicz và ctg (2020), trong nghiên cứu sử dụng một cuộc khảo sát trực tuyến để lấy dữ liệu từ 209 người tham gia làm rõ điều này liên quan trực tiếp đến sự phổ biến của tin tức trên mạng xã hội Đồng thời nghiên cứu cho thấy rằng người dùng có xu hướng chia sẻ thông tin mà họ cho là quan trọng hoặc mang tính chất cá nhân Do đó, hành vi này có thể được coi là có ý nghĩa quan trọng đối với mức

độ xác minh thông tin

2.4.3 Sự lan truyền nhanh của tin giả

Sự lan truyền nhanh của tin giả là quá trình phát tán tin giả trên mạng xã hội và các trang web khác diễn ra nhanh chóng và có thể lan rộng đến hàng triệu người chỉ trong vài phút Điều này dẫn đến khả năng tác động lớn đến quan điểm của người đọc và gây thiệt hại nghiêm trọng cho những người bị tác động Sự lan truyền này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Vosough và ctg (2018) đã thu thập và phân tích hơn 126,000 tin tức trên Twitter từ năm 2006 đến năm 2017, và kết luận rằng tin giả được lan truyền nhanh hơn tin thật trên mạng xã hội này Dữ liệu bao gồm 126.000 bài đăng được đăng trên mạng xã hội này bởi gần 3 triệu người với hơn 4,5 triệu lần cho thấy tin giả lan truyền với tốc độ nhanh hơn nhiều so với nội dung thật Họ đã tạo ra một ước tính mô hình về khả năng nội dung được đăng lại Kết quả cho thấy thông tin sai có khả năng được truyền lại cao hơn tới 70% so với thông tin thật Nghiên cứu cũng xác nhận sự giả dối lan truyền nhanh như thế nào: thời gian để tin giả tiếp cận được 1500 người ngắn hơn khoảng sáu lần so với tin thật

2.4.4 Năng lực tra cứu thông tin bị suy giảm:

10

Ngày đăng: 14/04/2024, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w