1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận Đề tài nghiên cứu hoạt Động xúc tiến Đầu tư của tỉnh quảng ninh trong giai Đoạn hiện nay

60 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nhóm 08
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 490,87 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (6)
    • 1.1. Khái niệm xúc tiến đầu tư (6)
    • 1.2. Vai trò của xúc tiến đầu tư nước ngoài (6)
      • 1.2.1. Góp phần cải thiện hình ảnh của quốc gia/địa phương đối với cộng đồng đầu tư (6)
      • 1.2.2. Góp phần cải thiện môi trường đầu tư (7)
      • 1.2.3. Giảm sự bất cân xứng thông tin (7)
      • 1.2.4. Giúp địa phương khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có để thu hút đầu tư7 1.2.5. Góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào địa phương, từ đó đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội địa phương (8)
    • 1.3. Các hình thức cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài (9)
      • 1.3.1. Xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp (9)
      • 1.3.2. Xúc tiến đầu tư nước ngoài gián tiếp (9)
    • 1.4. Các nhân tố tác động đến hoạt động xúc tiến đầu tư (10)
      • 1.4.1. Các nhân tố bên ngoài (10)
      • 1.4.2. Các nhân tố bên trong (11)
    • 1.5. Nội dung cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài (12)
      • 1.5.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư (12)
      • 1.5.2. Xây dựng hình ảnh (15)
      • 1.5.3. Lựa chọn mục tiêu và vận động đầu tư trực tiếp (17)
      • 1.5.4. Tạo thuận lợi cho đầu tư (18)
      • 1.5.5. Chăm sóc sau đầu tư và vận động chính sách (19)
      • 1.5.6. XD mạng lưới quan hệ (20)
      • 1.5.7. Đánh giá, giám sát đầu tư (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (22)
    • 2.1. Vài nét về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh (22)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (22)
      • 2.1.2. Điều kiện tự nhiên (22)
      • 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên (23)
      • 2.1.4. Dân số và lao động (25)
      • 2.1.5. Cơ sở hạ tầng (25)
      • 2.1.6. Tình hình phát triển kinh tế (26)
    • 2.2. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh (28)
      • 2.2.1. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh (28)
      • 2.2.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư (28)
      • 2.2.3. Đối tác đầu tư (31)
      • 2.2.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh (32)
    • 2.3. Hoạt động XTĐT tại tỉnh Quảng Ninh (32)
      • 2.3.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư (33)
      • 2.3.2. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư (36)
      • 2.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu và vận động đầu tư trực tiếp (37)
      • 2.3.4. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, ưu tiên triển khai hiệu quả XTĐT tại chỗ (39)
      • 2.3.5. Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư (42)
    • 2.4. Đánh giá và so sánh hoạt động XTĐT tại tỉnh Quảng Ninh (45)
      • 2.4.1. Đánh giá hoạt động XTĐT của tỉnh Quảng Ninh (45)
      • 2.4.2. So sánh hoạt động XTĐT của tỉnh so với các địa phương khác (49)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XTĐT TẠI TỈNH QUẢNG NINH (52)
    • 3.1. Định hướng phát triển hoạt động XTĐT của tỉnh Quảng Ninh (52)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XTĐT trong thu hút FDI vào Quảng Ninh (53)
  • KẾT LUẬN (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

Đối với tỉnh Quảng Ninh, một trong những địaphương có lợi thế mạnh về vị trí địa lý đặc biệt là hệ thống cảng biển, tài nguyên thiênnhiên, con người, … những yếu tố có thể để lại ấn tượn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Khái niệm xúc tiến đầu tư

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về xúc tiến đầu tư nước ngoài:

Theo Tổ chức SRI International (2015), xúc tiến đầu tư nước ngoài là “Tập hợp những hoạt động nhằm khuyến khích các tập đoàn, đơn vị kinh doanh tư nhân hay doanh nghiệp đầu tư mới hay mở rộng kinh doanh sản xuất tại nước sở tại, qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự gia tăng số lượng việc làm, doanh thu, lượng giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan khác”.

Một cách tiếp cận khác của Wells and Wint (2000) thì “Xúc tiến đầu tư nước ngoài bao gồm những hoạt động marketing nhất định được thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

Trong nghiên cứu về: “Chiến lược xúc tiến FDI tại Việt Nam” do Công ty PWC (Price Waterhouse Coopers) thực hiện dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA, 2013) thì xúc tiến đầu tư FDI được hiểu là: “các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các hoạt động tiếp thị tổng hợp, các chiến lược sản phẩm, xúc tiến và giá cả” Trong đó, sản phẩm được hiểu là môi trường đầu tư, giá cả là các chi phí mà nhà đầu tư phải chi để thực hiện hoạt động tại quốc gia đó (bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, phí, giá nhân công, vật liệu…) và xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông tin, các nỗ lực tạo lập hình ảnh về một quốc gia và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.

⇒ Xúc tiến đầu tư nước ngoài là tổng thể các biện pháp, các hoạt động với mục tiêu là thu hút vốn đầu tư và duy trì vốn đầu tư nước ngoài ở một quốc gia hay địa phương, ngoài ra nó còn là một công cụ để thu hút đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách FDI, có tác dụng đến việc khuyến khích tăng trưởng kinh tế Xúc tiến đầu tư là hành động có nhiều bên tham gia, chính phủ hoặc tổ chức ngoài chính phủ Hành động trên có thể thực hiện dưới hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp.

Vai trò của xúc tiến đầu tư nước ngoài

1.2.1 Góp phần cải thiện hình ảnh của quốc gia/địa phương đối với cộng đồng đầu tư

Từ góc độ xúc tiến đầu tư, hình ảnh quốc gia có thể hiểu là “Tổng hợp các niềm tin và những ấn tượng mà nhà đầu tư lưu giữ về một địa điểm hay một quốc gia nào đó”.

Mỗi quốc gia/địa phương có thể xây dựng thương hiệu riêng dựa trên thế mạnh vốn có của mình Hoạt động xúc tiến đầu tư cần làm nổi bật những lợi thế đó đến các nhà đầu tư,đặc biệt là những nhà đầu tư tiềm năng mà địa phương muốn thu hút

Bên cạnh đó, xúc tiến đầu tư còn làm thay đổi những định kiến truyền thống, tạo dựng niềm tin trong quan hệ quốc tế trong mắt các nhà đầu tư Ví dụ, khi nhắc tới Việt Nam, các nhà đầu tư thường liên tưởng đến hình ảnh chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu, đóng cửa với thế giới Vậy nên, một chiến dịch xây dựng hình ảnh sẽ khiến các nhà đầu tư nhận thấy rằng Việt Nam đã có những bước phát triển năng động, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới

Theo đó, vai trò này là sự kết hợp song hành giữa hai yếu tố: (i) Nâng cao hiểu biết về một quốc gia hay địa phương; (ii) Cải thiện cách nhìn nhận của nhà đầu tư về một quốc gia hay địa phương.

1.2.2 Góp phần cải thiện môi trường đầu tư

Cơ quan xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng Chính phủ cải thiện môi trường đầu tư, cả trực tiếp và gián tiếp Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể trực tiếp cải thiện môi trường đầu tư của địa phương thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư tiềm năng, cũng như nhà đầu tư hiện tại

Cơ quan xúc tiến đầu tư còn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các quy trình, quy duyệt đầu tư và thành lập công ty, cung cấp các dịch vụ trước đầu tư và trong quá trình phê duyệt, cũng như đưa ra các ưu đãi và chăm sóc các nhà đầu tư sau cấp phép

Cơ quan xúc tiến đầu tư cũng có thể là kênh kết nối doanh nghiệp và địa phương/Chính phủ Thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư, Chính phủ và chính quyền địa phương có thể nắm được những thuận lợi và khó khăn đối với các nhà đầu tư cũng như là mong muốn của họ đối với môi trường đầu tư ở địa phương, từ đó, có những điều chỉnh chính sách cho phù hợp như: cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết…

Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể tạo ra các diễn đàn nhằm thể hiện quan điểm của nhà đầu tư, từ đó giúp các cơ quan xác định, xóa bỏ các trở ngại về pháp lý, quy định đối với các nhà đầu tư.

1.2.3 Giảm sự bất cân xứng thông tin

Lý do chính khiến xúc tiến đầu tư có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài là vì các công ty thường đối mặt với các thông tin không hoàn hảo về những địa điểm sẽ đầu tư trên thế giới, đó có thể là thiếu thông tin hay thông tin sai lệch

Nếu công ty không có kiến thức lựa chọn vị trí, nhà đầu tư thường sẽ xem xét các địa điểm dựa trên cơ sở thông tin của cá nhân Ví dụ như, họ sẽ đầu tư vào nơi mà họ đã từng đầu tư; các nơi mà đối thủ cạnh tranh ở đó; hay các nhà cung cấp lớn và khách hàng có mặt…

Nếu cơ sở thông tin của các công ty khó khăn thì quá trình ra quyết định có thể mang tính chủ quan, sai lệch Có thể thấy, bất kỳ hoạt động nào làm tăng nguồn thông tin và nhận thức của một công ty về địa phương sẽ làm tăng khả năng địa phương đó được xem xét đầu tư.

1.2.4 Giúp địa phương khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có để thu hút đầu tư

Mỗi địa phương sẽ có lợi thế cạnh tranh, mục tiêu phát triển kinh tế khác nhau và địa phương đó sẽ hiểu rõ nhất về vấn đề này Có thể có những cơ hội đầu tư riêng của địa phương hay nằm ngoài trọng tâm cốt lõi của cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia, do đó, hoạt động xúc tiến đầu tư có thể quảng bá các cơ hội này đến nhà đầu tư

Cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương sẽ hiểu rõ ưu nhược điểm của mình hơn cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia Do đó, địa phương có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin của mình về lợi thế cạnh tranh cho cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và các nhà đầu tư để quảng bá hiệu quả hơn

Ngoài ra, các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương sẽ kết nối các nhà đầu tư với lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện đầu tư tại địa phương dễ dàng hơn.

1.2.5 Góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào địa phương, từ đó đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội địa phương

Theo một số nghiên cứu, có một mối tương quan giữa hoạt động xúc tiến đầu tư với lượng vốn FDI thu hút được Cụ thể là, theo Louis T Wells và Alvin G Wint (2000), gia tăng 10% trong ngân sách xúc tiến đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng 2,5% lượng vốn FDI; và Harding và Javorcik (2007) chỉ ra rằng 1 đô la chi cho xúc tiến đầu tư làm tăng dòng vốn FDI thêm 189 đô la Như vậy, nỗ lực xúc tiến đầu tư càng lớn thì khả năng thu hút đầu tư nước ngoài càng cao Khi dòng vốn nước ngoài tăng, chẳng hạn FDI, thì đó có thể là động lực thu hút các dòng vốn đầu tư trong nước, tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nền kinh tế

Có thể thấy, xúc tiến đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia nói chung và địa phương nói riêng.

Các hình thức cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài

1.3.1 Xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp

Xúc tiến đầu tư nước ngoài trực tiếp là việc sử dụng các biện pháp marketing trực tiếp làm ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài (Direct Investment Promotion).

- Tương tác trực tiếp giữa khách hàng (nhà đầu tư) với nhà tiếp thị (cơ quan XTĐT).

- Hướng đến nhà đầu tư mục tiêu, cụ thể đã được xác định từ trước

- Cá nhân hóa thông điệp tiếp thị để nhà đầu tư dễ dàng tiếp nhận hơn.

- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà đầu tư mục tiêu từ đó tạo khách hàng trung thành bao gồm cả nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng.

- Thông tin hữu ích từ nhà đầu tư mục tiêu để phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư về sau.

- Đo lường hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp dựa vào nội dung phản hồi, từ đó đánh giá hiệu quả, thiết lập dự báo tương lai.

- Ứng dụng công nghệ, mạng xã hội - chi phí hợp lý, dễ dàng khi mà không chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý.

- Cảm giác bị làm phiền khi có quá nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư và thông tin không hữu ích được gửi qua mail khiến các nhà đầu tư có cảm giác bị làm phiền

- Lãng phí tài nguyên và nguồn lực nếu không có kế hoạch xúc tiến cụ thể Ví dụ như lượng phản hồi thấp.

- Cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của nhà đầu tư nếu không hiểu pháp luật hay thông tin bên nhà đầu tư.

1.3.2 Xúc tiến đầu tư nước ngoài gián tiếp

Xúc tiến đầu tư nước ngoài gián tiếp là việc sử dụng các biện pháp Marketing gián tiếp (hướng đến cải thiện nhận thức của khách hàng về thương hiệu, lợi thế quốc gia hay địa phương) làm ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài (Indirect Investment Promotion)

- Không đưa ra bất kì thông tin cụ thể nào cho nhà đầu tư nước ngoài mà hướng đến niềm tin và trách nhiệm của nhà đầu tư trong dài hạn với giá trị tích cực của địa điểm đầu tư.

- Thường là kế hoạch Marketing trung và dài hạn

- Không mất quá nhiều công sức, tiếp cận lượng lớn các nhà đầu tư khi có thể điều chỉnh và đăng tải thông tin mà nhà đầu tư quan tâm như quy định pháp luật, chính sách, cơ sở hạ tầng,

- NĐT thoải mái trong tiếp cận thông tin bởi thông điệp tiếp thị mang tính gợi mở và thuyết phục gây tò mò cho nhà đầu tư tìm hiểu khi họ có nhu cầu.

- Nhận thức của NĐT nước ngoài về thương hiệu địa phương hay quốc gia dần thay đổi và trở nên quen thuộc theo thời gian.

- Khó đo lường và theo dõi hiệu suất do không trực tiếp tiếp xúc với nhà đầu tư.

- Không đem lại hiệu quả ngay lập tức, đòi hỏi nỗ lực lớn khi phải thường xuyên cập nhật, đa dạng hoá thông điệp truyền tải hoặc thông tin.

Các nhân tố tác động đến hoạt động xúc tiến đầu tư

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài

Do hoạt động xúc tiến đầu tư đóng vai trò là để thúc đẩy đầu tư nên những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư cũng ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư Một trong các nhân tố có thể kể đến ở đây đó là:

Yếu tố môi trường tự nhiên Nếu những địa phương, quốc gia có vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi, giàu tài nguyên, khoáng sản, thì đây sẽ là thế mạnh để có thể làm điểm tựa cho hoạt động xúc tiến đầu tư đẩy mạnh quảng bá hình ảnh nhằm thu hút vốn đầu tư hiệu quả hơn Ngược lại, với những vùng gặp nhiều khó khăn trong khai thác, thường xuyên gặp nhiều thiên tai, bão lũ cũng sẽ là nguyên nhân cản trở hoạt động xúc tiến thu hút nhà đầu tư khi thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào địa phương mình.

Yếu tố môi trường chính trị như hệ thống luật pháp quy định về xúc tiến đầu tư, quy định về thuế và mức thuế các loại cũng tác động trực tiếp đến công tác xúc tiến Một quốc gia có nền chính trị ổn định, không có chiến tranh là môi trường làm việc tốt cho bất cứ cơ quan lập pháp và hành pháp nào tại quốc gia đó và khi điều kiện chính trị của quốc gia bất ổn, luật pháp thay đổi thì các chương trình xúc tiến đầu tư cũng thay đổi theo, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận các nguồn FDI Khung pháp lý với các quy định, luật lệ chồng chéo nhiều thủ tục hành chính hay tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng hình ảnh của hoạt động xúc tiến đầu tư

Môi trường kinh tế hội nhập , với các chính sách kinh tế, marketing hay cơ sở hạ tầng được cải thiện cũng đóng góp không nhỏ trong công tác xúc tiến đầu tư Những điều kiện về môi trường kinh tế này chính là chìa khóa then chốt trong việc xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút vốn FDI bởi lẽ, khi nhà đầu tư muốn đầu tư thì mục tiêu của họ chính là kiếm lợi nhuận Vì vậy, một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, có môi trường hội nhập với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, đất, … hay có chiến lược marketing phát triển, công tác xúc tiến đầu tư sẽ có căn cứ về nguồn lực và tài chính để thực hiện tốt nhiệm vụ đưa hình ảnh địa phương tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài Việc địa phương đang trên đà tăng trưởng và có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng thu hút phần lớn các nhà đầu tư muốn tối đa lợi nhuận của mình Bên cạnh đó, việc phát triển công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật cũng góp phần cấu thành môi trường kinh tế tác động đến hoạt động xúc tiến đầu tư khi mà nó có thể đáp ứng dự án cũng như tôt chức của nhà đầu tư

Yếu tố môi trường văn hoá như phong tục tập quán, dân số, trình độ lao động, giá lao động cũng ảnh hưởng đến công tác quảng bá hình ảnh của địa phương, quốc gia thu hút đầu tư, do đó, hoạt động xúc tiến đầu tư cũng chịu tác động lớn của yếu tố này Đối với các nhà đầu tư, khi đầu tư sang nước ngoài đặc biệt là công ty đa quốc gia thì sẽ gặp một rào cản khó khăn trong bất đồng văn hoá ngôn ngữ, phong tục Vì vậy, họ cần nhiều thông tin về các yếu tố này nhằm tìm kiếm những quốc gia có môi trường văn hoá phù hợp hay thậm chí tương đồng với văn hoá doanh nghiệp của họ nhằm tránh được những bất đồng Do đó, công tác xúc tiến cũng cần tìm hiểu kỹ và cụ thể yếu tố này nhằm thực hiện hoạt động xúc tiến hiệu quả Ngoài ra, trình độ lao động cũng giống như trình độ công nghệ, kỹ thuật có thể đảm bảo cho dự án của họ thì cũng sẽ đem đến cơ hội cho hoạt động quảng bá dễ dàng hơn.

1.4.2 Các nhân tố bên trong

Bên cạnh yếu tố bên ngoài, các nhân tố bên trong cũng có tác động đến hoạt động xúc tiến đầu tư, cụ thể:

Nguồn nhân lực: đây là điều kiện tiên quyết cần có để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư đầy đủ và hiệu quả Các cán bộ xúc tiến luôn chủ động, sáng tạo thực hiện các công tác xúc tiến, nghiên cứu các chỉ tiêu và sử dụng tài sản nhằm tạo ra các chiến lược xúc tiến ngắn, trung và dài hạn Cán bộ xúc tiến tư duy sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh và tạo ra các ấn phẩm quảng bá đầu tư ấn tượng sẽ thu hút được nhà đầu tư một cách hiệu quả Ngoài ra, cán bộ đó cũng cần phải có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và có tầm nhìn, linh hoạt sáng tạo, có đạo đức, trách nhiệm Cơ quan xúc tiến đầu tư cần có sự gắn kết, thống nhất và rõ ràng trong công tác xúc tiến đầu tư Có như vậy, công tác xúc tiến đầu tư mới được thực hiện đầy đủ, hiệu quả

Công tác tổ chức xúc tiến đầu tư: chiến lược xúc tiến, xây dựng hình ảnh, … mỗi một công việc cần phải được lên kế hoạch và có chiến lược để có thể thực hiện tốt Nếu công tác đầu tư không có chiến lược cụ thể, đúng đắn, công tác tổ chức không rõ ràng, minh bạch có thể dẫn đến hành động xúc tiến không hiệu quả, sử dụng công cụ xúc tiến không đúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường Vì vậy, nên xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể, đúng mục tiêu và rõ ràng.

Chi phí xúc tiến đầu tư Khi xây dựng một chương trình, chính sách, hay một buổi hội thảo, các cơ quan tổ chức xúc tiến cần có nguồn kinh phí nhất định để có thể tiến hành nó Do vậy, khi chi phí cho công tác xúc tiến quá lớn, vượt quá ngân sách đồng thời không đảm bảo được chương trình xúc tiến đạt được chất lượng tốt nhất Trong quá trình xây dựng kế hoạch xúc tiến, các cán bộ xúc tiến phải cân nhắc và tính toán cẩn thận, chi tiết trong công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm đưa ra các phương án, dự thảo hay chương trình xúc tiến phù hợp với ngân sách của vùng hay địa phương, quốc gia.

Nội dung cơ bản của xúc tiến đầu tư nước ngoài

1.5.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư Đây là hoạt động đầu tiên và rất quan trọng với cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm xây dựng và thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả cho một quốc gia, địa phương hoặc khu vực nhất định.

Chiến lược xúc tiến đầu tư là: một kế hoạch xúc tiến tổng thể giúp địa phương đạt được các mục tiêu thu hút đầu tư và trong chiến lược xúc tiến đầu tư cần xác định cụ thể thu hút bao nhiêu vốn đầu tư nước ngoài, loại nào, lĩnh vực gì và bằng cách nào trong một khoảng thời gian nhất định

Cách xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư:

 Bước 1: Phân tích và đánh giá thực trạng của địa phương

Mô hình phân tích SWOT là công cụ sử dụng phổ biến nhất Phân tích SWOT đề cập đến việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà một địa phương phải đối mặt khi tìm cách thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài Đây thường là bước đầu tiên để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư bởi vì thông qua phân tích SWOT đưa ra cách nhìn tổng quan về vị trí tổng thể của một địa phương đang tìm cách thu hút vốn đầu tư.Phân tích SWOT cũng là công cụ quan trọng để xác định danh sách ban đầu mục tiêu có tiềm năng cho đầu tư Khi xem xét và xác định các yếu tố thuộc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nên so sánh tình trạng của địa phương với địa phương tương tự khác trong cùng một quốc gia/khu vực. Điểm mạnh: là các đặc điểm của địa phương vượt trội hơn so với các địa phương cạnh tranh khác

- Khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ rộng lớn và đang phát triển

- Lực lượng lao động có tay nghề, sẵn có

- Trình độ dân trí cao

- Chi phí tiếp cận năng lượng thấp Điểm yếu: là các đặc điểm của địa phương hoặc bối cảnh chính sách quốc gia, được coi là bất lợi khi so sánh với các địa điểm cạnh tranh tương tự

- Cơ sở hạ tầng kém phát triển

- Hệ thống pháp luật hoặc chính quyền tham nhũng

- Kết quả hoạt động của nhà đầu tư kém

Cơ hội: là những thay đổi tích cực ở bên ngoài về kinh tế, thị trường và kinh doanh mà thông qua đó địa phương có thể thu hút thêm dòng FDI mới

- Các đổi mới công nghệ

- Các dự án lớn trong thành phố

- Tăng cường kinh tế nhanh chóng

Thách thức: là những thay đổi bên ngoài tiềm ẩn những tác động tiêu cực làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế hoặc khả năng hiển thị của địa phương đối với các nhà đầu tư.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại

- Vốn FDI toàn cầu giảm, đặc biệt ở các ngành mục tiêu

Cách tiến hành phân tích SWOT: 2 cách tiếp cận chính:

- Tham khảo ý kiến chuyên gia: phỏng vấn các nhà đầu tư hiện tại, các nhà tư vấn đầu tư trên các khía cạnh như thế mạnh của địa phương hạn chế của địa phương, cơ hội và thách thức đối với việc đầu tư vào địa phương.

- Tự nghiên cứu dữ liệu: từ nguồn khác nhau như bài viết trên internet, bài báo của các tổ chức,

Các tiêu chí để xác định các ngành, các lĩnh vực đầu tư:

- Phù hợp với điểm mạnh của địa phương

- Có triển vọng FDI tốt nhất

- Có thể đóng góp cao nhất cho nền kinh tế địa phương Ví dụ việc đầu tư của công ty internet để cải thiện cơ sở hạ tầng internet, công ty bất động sản xây dựng một khu phức hợp văn phòng mới, cung cấp không gian làm việc chất lượng,

- Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương Ví dụ nếu địa phương muốn có nhiều việc làm thì việc thu hút ngành cần sử dụng nhiều lao động sẽ là trọng tâm.

- Các lĩnh vực đang dẫn đầu tại địa phương về quy mô, có các công ty lớn nhất, có thể phát triển nhanh nhất,

 Bước 3: Xác định các mục tiêu cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Mục tiêu thu hút đầu tư : Cơ quan xúc tiến đầu tư nên đặt mục tiêu hàng năm số lượng mục tiêu hàng năm mà nó hướng tới thu hút Mục tiêu thường dựa trên số lượng dự án đầu tư nước ngoài thu hút được trong năm trước với mục tiêu tăng số lượng hàng năm phù hợp với nguồn lực tăng lên của cơ quan xúc tiến đầu tư; xu hướng thị trường toand cầu, FDI và số lượng dự án FDI ước tính mà địa phương có thể thu hút trên thực tế Một số mục tiêu cụ thể:

- Số lượng dự án FDI mới từ các nhà đầu tư mới

- Số lượng dự án FDI mở rộng từ các nhà đầu tư hiện có

- Số lượng dự án FDI phân khúc theo lĩnh vực/hoạt động

- Số lượng việc làm được tạo ra

Mục tiêu hoạt động xúc tiến Các mục tiêu hoạt động chính bao gồm:

- Số lượng các nhà đầu tư tiềm năng cần tiếp cận

- Số lượng các nhà đầu tư hiện có cần đáp ứng

- Các hành động tiếp thị quan trọng cần thực hiện Để tính toán mục tiêu tiếp cận, cơ quan đầu tư đưa ra quy tắc 20% trong xúc tiến đầu tư Ví dụ như mục tiêu là thu hút 10 nhà FDI thì trung bình cần tạo ra 50 khách hàng tiềm năng và để tạo ra 50 khách hàng tiềm năng thì IPA cần tiếp cận được 250 công ty mục tiêu.

 Bước 4: Nội dung chiến lược xúc tiến đầu tư

Các nội dung chính của chiến lược xúc tiến đầu tư:

- Tầm nhìn và nhiệm vụ chiến lược

- Các mục tiêu chiến lược

- Các ngành/lĩnh vực, thị trường mục tiêu

- Các hoạt động marketing và xúc tiến đầu tư cần thực hiện

- Tổ chức phân bổ các nguồn lực và ngân sách

- Các KPI đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư

1.5.2 Xây dựng hình ảnh a Khái niệm xây dựng hình ảnh:

Là thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào địa điểm đầu tư và khắc phục những nhận thức tiêu cực về địa điểm đầu tư.

Xây dựng hình ảnh thành công đòi hỏi các khoản chi phí lớn vì cần duy trì chiến dịch xây dựng hình ảnh bền vững để tạo hình ảnh thương hiệu trong cộng đồng đầu tư. Tác động gián tiếp đến dòng vốn đầu tư vào.

Xây dựng hình ảnh không chỉ bao gồm thu hút đầu tư mà còn quảng bá rộng hơn cho một địa phương.

Nếu mà địa phương hiểu được hình ảnh hiện tại của mình, cơ quan xúc tiến đầu tư có thể cải thiện môi trường đầu tư và truyền đạt thay đổi trực tiếp tới các nhà đầu tư thì điều này vô cùng quan trọng Để hiểu được hình ảnh địa phương hiện tại cơ quan có thể phân tích SWOT và đánh giá báo chí Thông qua đó chiến lược có thể giải quyết những quan niệm sai lầm và làm nổi bật các mặt tích cực Hình ảnh mong muốn là hình ảnh lý tưởng về các điểm mạnh về các cơ hội ở địa phương được thiết kế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. b Các bước cơ bản của xây dựng hình ảnh:

- Bước 1: Đảm bảo rằng các thông tin cần thiết; cam kết của các nhân viên cấp cao, năng lực cần thiết của nhân viên IPA.

- Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu.

- Bước 3: Xác định rõ nội dung thông điệp xây dựng hình ảnh.

- Bước 4: Đặt mục tiêu và ưu tiên rõ ràng cho chiến dịch xây dựng hình ảnh.

- Bước 5: Xác định và phát triển các hoạt động chiến lược truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu.

- Bước 6: Trước khi phát động chiến dịch, cần phối hợp với cả những người tham gia.

- Bước 8: Chuẩn bị một kế hoạch bằng văn bản. c Các công cụ, kỹ thuật xây dựng hình ảnh:

 Phát triển một chủ đề tiếp thị cho địa phương:

Phân tích các đặc điểm của địa phương và lợi ích đầu tư vào địa phương.

6 đặc điểm chính của một thông điệp được thiết kế tốt: Có mục tiêu, phù hợp, đáng tin cậy, đơn giản, thu hút, khác biệt.

 Phát triển thông điệp tiếp thị

Các đặc điểm của địa phương mang lại lợi ích cho các công ty trong các lĩnh vực cụ thể.

Tạo ra đề xuất giá trị phải đủ để nhà đầu tư quan tâm đến một địa phương hoặc một cơ hội kinh doanh cụ thể trong địa phương.

 Phát triển tài liệu tiếp thị

Các tài liệu tiếp thị có thể bao gồm:

Tờ rơi quảng cáo/ Tờ thông tin tiếp thị: Tài liệu quảng cáo thiết kế để thông báo cho nhà đầu tư về các cơ hội và lợi ích chung của việc đầu tư vào địa phương trong một lĩnh vực nhất định

Video: Giới thiệu về cơ hội đầu tư của địa phương Đây là một cách nhanh chóng để tiếp cận đối tượng mục tiêu và kích thích sự quan tâm của họ thông qua nhiều giác quan

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Vài nét về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa chính trị, kinh tế, đối ngoại và đặc biệt tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh Phía bắc Quảng Ninh giáp Trung Quốc, phía nam giáp thành phố Hải Phòng, phía đông giáp biển, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía tây và tây nam giáp tỉnh Hải Dương. Với vị trí địa lý đặc thù, Quảng Ninh được xem là cửa ngõ kết nối các liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh

Những yếu tố quan trọng này tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển các ngành công nghiệp, chế biến sản phẩm theo hướng xuất khẩu, trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế cả vùng Với vị trí địa lý của mình, Quảng Ninh thuận lợi cho việc hợp tác phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại và du lịch trong nước và quốc tế qua đường bộ, đường thủy và đường hàng không, đặc biệt với Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Tuy nhiên, với vị trí biên giới cùng đường biên rộng cả ở trên biển lẫn trên bộ, Quảng Ninh phải đối diện với các vấn đề phát sinh về quốc phòng an ninh như vấn đề buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, tranh chấp đường biên.

Về địa hình, Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ miền núi đến trung du và đồng bằng duyên hải, vùng ven biển và các hải đảo, tạo nên một hệ khí hậu, hệ sinh thái, địa chất đa dạng Địa hình đồng bằng vùng duyên hải của tỉnh Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao thông Địa hình quần đảo ven biển của tỉnh Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo gồm nhiều đảo lớn nhỏ khác nhau Trong đó Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái

Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi, bãi cát trắng phục vụ du lịch và nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh Địa hình đáy biển có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch biển Đặc biệt, địa hình đáy biển có lạch sâu tạo thành luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn tạo thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng Địa hình có nhiều đồi núi gây khó khăn trong phát triển về kinh tế do hạn chế về quỹ đất, thiếu mặt bằng cho phát triển kinh tế, cũng như khó khăn trong việc giữ gìn, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội của tỉnh.

Về địa chất, theo nghiên cứu, tỉnh Quảng Ninh có 21 phân vị địa chất và 2 phức hệ magma Một số phân vị đã phát hiện khoáng sản liên quan phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng

Hạ Long là mẫu hình tuyệt vời về karst đá vôi trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm Vịnh Lan Hạ (Cát Bà - Hải Phòng) có 139 bãi cát vôi sạch, nhiều bãi cát nối liền hai khối núi đá, là điều kiện cho liên kết, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau về phát triển du lịch giữa Quảng Ninh - Hải Phòng.

Về khí hậu, do tác động của biển, khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp quanh năm, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác Bên cạnh đó, khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng được đánh giá là một trong hai khu vực của cả nước có tiềm năng về điện gió.

Về đa dạng sinh học, Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú tập trung chủ yếu ở hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử…, có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội như du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…; bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học.

Về tài nguyên đất, Diện tích của Quảng Ninh lớn nhất vùng Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên khoảng 80% diện tích đất là đồi núi Đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất nhưng phần lớn là đất rừng, có 8.3%, là đất canh tác trồng trọt Ngoài ra, tỉnh còn có diện tích lớn đất chưa sử dụng có thể khai thác phục vụ mục đích phát triển công nghiệp xây dựng.

Về tài nguyên nước, Tiềm năng nguồn nước dưới đất tương đối giàu nhưng khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm địa hình chia cắt, sự phân bố các tầng chứa nước chủ yếu trong khe nứt, đới dập vỡ kiến tạo.

Về tài nguyên rừng, Quảng Ninh có 435.932 ha thuộc quy hoạch ba loại rừng, với độ che phủ đạt 55% Rừng Quảng Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, điều tiết và bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Về tài nguyên biển, Tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển Với chiều dài đường bờ biển hơn 250km và 2.077 hòn đảo, trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2, vùng biển Quảng Ninh là nơi sinh sống của nhiều loài có giá trị, tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế thực phẩm giá trị cao.

Tài nguyên biển có giá trị lớn nhất của Quảng Ninh chính là Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo và được vinh danh là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Các bãi biển như Trà Cổ, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn có lợi thế trở thành những điểm thu hút khách du lịch Hệ thống tuyến đảo trên biển với các cánh rừng nguyên sinh, hệ sinh thái và động vật phong phú, quý hiếm có giá trị phát triển các loại hình du lịch biển đảo khám phá, mạo hiểm.

Về tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 209 mỏ và điểm quặng của 36 loại hình khoáng sản được điều tra, thăm dò, đánh giá. Nguồn tài nguyên than của Quảng Ninh có trữ lượng ước tính đạt 8,8 tỷ tấn, là nơi có trữ lượng than và chất lượng lớn nhất vùng Đông Nam Á, cung cấp chủ yếu là than antraxit có độ bền và hàm lượng cacbon cao Quảng Ninh có mỏ đá dầu duy nhất ở Việt Nam tại Đồng Ho, trữ lượng khoảng 4,21 triệu tấn

Với nguồn tài nguyên than to lớn, Quảng Ninh có điều kiện và đã trở thành trung tâm khai khoáng và sản xuất điện than lớn nhất cả nước Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với việc giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế (dựa vào công nghiệp khai khoáng và điện than) với bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và mục tiêu cắt giảm lượng khi thải CO2 đến năm 2050 về mức 0.

Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

2.2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Quảng Ninh

Tính đến ngày 21/8/2023, tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh đạt 754,63 triệu USD, bằng 35,1% cùng kỳ, đạt 62,9% kế hoạch năm 2023. Tổng vốn thu hút trong nước ngoài ngân sách đạt 45.304 tỷ đồng, vượt 5,4% kế hoạch năm 2023 Quảng Ninh là địa phương đứng thứ 9 cả nước và thứ 4 vùng Đồng bằng sông Hồng về tổng vốn thu hút FDI trong 7 tháng đầu năm Qua đó góp phần thực hiện chủ đề công tác năm của tỉnh “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”; đồng thời tiếp tục khẳng định Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các đoàn công tác của nước ngoài đã đến thăm, làm việc và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh Trong đó nổi bật là IPA tỉnh đã làm việc với đại diện Công ty Mastern Investment Management (Hàn Quốc) tại TP Hà Nội; tham dự buổi gặp gỡ giữa VCCI và đoàn 60 doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc); tham dự buổi làm việc VCCI và Phòng Thương mại và Công nghiệp Seoul (Seoul CCI) cùng 20 doanh nghiệp Hàn Quốc Đồng thời tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Nhật Bản, như: Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản - Mekong của JCCI; Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI); Tập đoàn Sojitz; Tập đoàn Toshiba về khả năng kết nối hợp tác XTĐT trong các lĩnh vực mà tỉnh Quảng Ninh có lợi thế cạnh tranh nổi trội, ưu tiên thu hút đầu tư, như: Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử; cảng biển và dịch vụ cảng biển; nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản; dịch vụ logistics

2.2.2 Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh thu hút vốn đầu tư với nhiều dự án trong 8 lĩnh vực: thương mại dịch vụ; dịch vụ du lịch; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; giáo dục, y tế và văn hoá thể thao; nông, lâm, ngư nghiệp; môi trường và hạ tầng giao thông, cảng biển, dịch vụ cảng biển, Logistics Tất cả các dự án đều dưới hình thức 100% vốn nhà đầu tư, chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và logistics, dịch vụ du lịch và nông, lâm, ngư nghiệp. Đơn vị: số dự án

Hình 2 Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh đến nay

Nguồn: Nhóm tự tổng hợp Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, Quảng Ninh có 10 dự án, bao gồm: Khu công viên công nghệ thông tin; 3 trung tâm thương mại ở ba tỉnh, thành phố khác nhau; Khu phức hợp trung tâm tài chính, công nghệ, thương mại dịch vụ, chung cư cao cấp và khu công viên cây xanh công cộng; trung tâm giao dịch hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản quốc tế; khu dịch vụ thương mại hỗn hợp; đầu tư hạ tầng khu phi thuế quan; khu phức hợp đô thị, thương mại và khu hợp tác kinh tế Ví dụ: dự án “Trung tâm thương mại” tại Bãi Cháy,

Hạ Long với mục tiêu trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách, góp phần phát triển thương mại, du lịch tại khu vực. Đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch, Quảng Ninh có đến 18 dự án trong đó có các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm văn hoá dịch vụ, sân golf ở các huyện ven biển và trên tuyến du lịch nhà Trần với mục tiêu xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí và trải nghiệm bản sắc văn hoá của khách du lịch Ví dụ: dự án “Khu du lịch sinh thái Lựng Xanh tại thành phố Uông Bí” phát huy các yếu tố tự nhiên, địa hình, đặc trưng văn hoá khu vực hình thành một địa điểm du lịch hấp dẫn với các khu nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hoá, vui chơi, thể thao, Đối với lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tỉnh có 6 dự án khu công nghiệp và 10 dự án cụm công nghiệp phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, sửa chữa cơ khí và phục vụ di dời Ví dụ: dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Cẩm Phả” với vị trí đắc địa như phía Bắc giáp tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (5km), cách cầu kết nối Cẩm Phả tới Vân Đồn (7km), cách bến cảng Con Ong (12km) phù hợp cho phát triển kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, Quảng Ninh có 9 dự án thứ cấp vào các khu công nghiệp thu hút đầu tư đa ngành như công nghiệp tự động hoá, lắp ráp, điện tử, viễn thông, chế biến nông lâm sản, và 1 dự án nhà máy may mặc và bao bì sinh học xuất khẩu với mục tiêu giải quyết việc làm cho người dân trong huyện cũng như thu hút người lao động đến huyện sinh sống và làm việc Ví dụ: “Dự án thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp Việt Hưng” tại thành phố Hạ Long với mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành: sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp phụ trợ. Đối với lĩnh vực giáo dục y tế, văn hoá thể thao, với 2 dự án bệnh viện quốc tế, 2 dự án công viên nghĩa trang, 1 dự án trung tâm văn hoá thể thao và 1 trường liên cấp Ví dụ: dự án “Bệnh viện quốc tế Móng Cái” cách khu vực đông dân cư khoảng 2 km, với quy mô 200 giường đạt tiêu chuẩn quốc tế JCI hoặc tương đương, phục vụ nhu cầu khám cho du khách và người lao động. Đối với lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tỉnh Quảng Ninh có tất cả 12 dự án, các dự án liên quan đến sản xuất và chăn nuôi bò sữa, tôm, lợn, gia cầm, chế biến thuỷ sản, nông sản và khu nuôi trồng thuỷ sản trên biển Trong các dự án có một số dự án ứng dụng công nghệ cao Ví dụ: “Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Tiên Yên” với mục tiêu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi phương thức sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân. Đối với lĩnh vực môi trường, tỉnh có 5 dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên 5 địa bàn khác nhau của tỉnh với mục tiêu nâng cao tỉ lệ thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn, từ đó góp phần cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng sống của nhân dân Ví dụ: “Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cẩm Phả” với mục tiêu xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố; nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải, góp phần cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông, cảng biển, dịch vụ cảng biển, Logistics, tỉnh có tổng 20 dự án, gồm các dự án xây dựng bến cảng, mở rộng bến cảng, đường sắt đô thị, các bến xe khách, các dự án khu công nghiệp liên quan đến logistics và trung tâm giao dịch hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh Ví dụ: dự án bến cảng tổng hợp tại Hòn Nét - Con Ong tại thành phố Cẩm Phả Khai thác lợi thế giao thông Cao tốc đường bộ Hà Nội - Móng Cái để phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Mục tiêu đầu tư là Bến cảng hàng tổng hợp, container, bến cảng chuyên dùng, xuất nhập hàng hoá.

Như vậy, Quảng Ninh đang tập trung thu hút vốn FDI trong mọi lĩnh vực có thể tận dụng lợi thế cũng như đem lại tiềm năng cho tỉnh Trong đó, ta có thể thấy dự án mà tỉnh thu hút nhiều nhất đó là hạ tầng giao thông, cảng biển, dịch vụ cảng biển, Logistics khi mà vừa có thể tận dụng được lợi thế vị trí địa lý thuận lợi của mình đồng thời với định hướng tương lai trở thành khu trung tâm logistics, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngoài ra, tỉnh cũng đề ra định hướng trong giai đoạn 2022 - 2030, để có thể bắt kịp xu hướng toàn cầu là năng lượng xanh khi xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư vào phát triển năng lượng gió (dự án “Điện gió trên bờ, ngoài khơi và điện sinh khối” tại thành phố Móng Cái), năng lượng tái tạo với dự án “Đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo” tại thị xã Quảng Yên…

Tính đến ngày 09/12/2022, tỉnh Quảng Ninh có 153 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 10,33 tỷ USD. Trong đó 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư lớn nhất vào tỉnh Quảng Ninh lần lượt là Hồng Kông với 48 dự án, tổng 3,504 triệu USD, Hoa Kỳ với 4 dự án, tổng 2,307 triệu USD, Nhật Bản với 7 dự án, tổng 2,043 triệu USD, thứ tư là UAE với 1 dự án có vốn đầu tư là 550 triệu USD, thứ năm là Singapore với 11 dự án, tổng số vốn đầu tư là

Bên cạnh việc tiếp tục thu hút FDI từ các nhà đầu tư thuộc thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, năm 2023, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đón nhận dòng vốn của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển, góp phần làm đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh, nâng tổng số đối tác đầu tư vào tỉnh từ 19 lên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

2.2.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của

Quảng Ninh Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, cụ thể:

Nhờ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả, Quảng Ninh đã có một lượng vốn đầu tư lớn vào các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như dự án nhà máy FECV Foxconn Quảng Ninh trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 4.755 tỷ đồng, tạo điều kiện cho cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp được thu hút vào các khu vực có tiềm năng phát triển trong tương lai nhưng cần sự trợ giúp từ bên ngoài như năng lượng tái tạo, tạo việc làm cho người lao động ở khu vực đó, từ đó giúp các khu vực đó trở nên phát triển hơn.

Thông qua đầu tư trực tiếp, tỉnh Quảng Ninh được chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý, từ đó giúp các doanh nghiệp địa phương có thể gia tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho người dân tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là đối với những ngành sản xuất cần lượng lớn người lao động, đồng thời giúp nâng cao kỹ năng và năng suất lao động của người lao động khi được huấn luyện, đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, có điều kiện tiếp cận và học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tỉnh Quảng Ninh mở rộng thị trường xuất khẩu.Quá trình chuyển giao công nghệ giúp tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh, đồng thời các doanh nghiệp FDI cũng giúp liên kết tỉnh Quảng Ninh với các thị trường nhập khẩu của các quốc gia khác Trị giá xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh đã tăng từ 1,603 triệu USD vào năm 2016 lên đến 2,783 triệu USD vào năm 2022.

Hoạt động XTĐT tại tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có những chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các chính sách, cơ chế thu hút đầu tư vào địa bàn Nhờ đó nhiều dự án trọng điểm đã và đang được đầu tư trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quý I/2023, tổng vốn FDI vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh đạt gần 494 triệu USD, bằng 40,9% kế hoạch thu hút FDI cả năm 2023 Để đạt được thành tựu đáng kể như trên, ta không thể không kể đến những hoạt động xúc tiến đầu tư hiệu quả của Quảng Ninh.

2.3.1 Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư a Phân tích SWOT của tình Quảng Ninh Điểm mạnh (Strengths): Quảng Ninh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống Quảng Ninh cũng có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN, có hệ thống giao thông đa phương thức, cảng biển và sân bay quốc tế Quảng Ninh có nguồn lao động trẻ, dồi dào và chất lượng ngày càng được nâng cao Bên cạnh đó, Quảng Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội rõ ràng và chiến lược thu hút đầu tư hiệu quả nhất trên cả nước. Điểm yếu (Weaknesses): Quảng Ninh còn gặp một số khó khăn và hạn chế trong việc thu hút đầu tư, như: chất lượng hạ tầng kỹ thuật còn thấp ở một số khu vực; quy trình giải phóng mặt bằng còn chậm trễ và phức tạp; nguồn nhân lực chuyên môn cao còn thiếu; công tác xúc tiến đầu tư và môi trường kinh doanh còn nhiều bất cập.

Cơ hội (Opportunities): Quảng Ninh có nhiều cơ hội để thu hút đầu tư trong bối cảnh dịch chuyển đầu tư trên thế giới như hiện nay, khi Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, ổn định và an toàn Quảng Ninh có thể tận dụng các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA để mở rộng thị trường và đối tác Quảng Ninh cũng có thể khai thác tiềm năng của các khu kinh tế ven biển như: Quảng Yên, Vân Đồn, cửa khẩu Móng Cái để phát triển các loại hình du lịch, công nghiệp, năng lượng gió, logistics và dịch vụ cao cấp.

Thách thức (Threats): Quảng Ninh phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các tỉnh thành khác trong việc thu hút đầu tư Quảng Ninh cũng phải chú ý đến các rủi ro về an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường khi thu hút các dự án FDI Do đó, Quảng Ninh cần phải nâng cao năng lực quản lý và giám sát các dự án đầu tư để tránh những sai phạm và vi phạm không đáng có. b Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư

Dựa trên phân tích SWOT của Quảng Ninh, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư có thể là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, thân thiện môi trường, suất vốn đầu tư cao, đóng góp lớn cho ngân sách; lĩnh vực du lịch giải trí, casino; hậu cần cảng biển Đây là lĩnh vực phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, nhất là khi QuảngNinh có các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và cửa khẩu quan trọng (KCN QuảngYên) Đồng thời, lĩnh vực này cũng có thể tận dụng được sự phát triển của cuộc Cách

Ngoài ra, có thể hướng đến lĩnh vực phát triển bền vững hướng tới thiên nhiên, con người, văn hoá phù hợp với xu thế hiện nay cũng như tận dụng được lợi thế của mình cụ thể như việc phát triển gió, năng lượng tái tạo… bởi những lĩnh vực này phù hợp với điểm mạnh, tiềm năng phát triển cũng dẫn đầu tại địa phương. c Xác định mục tiêu

Mục tiêu của Quảng Ninh đến năm 2030 là trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước… Tầm nhìn đến năm 2050 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh luôn xác định thu hút, xúc tiến đầu tư (XTĐT), nhất là dòng vốn FDI, là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trong quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Quảng Ninh tiếp tục coi trọng nguồn lực đầu tư nước ngoài, sẽ thực hiện nhiều giải pháp để đưa nguồn lực này trở thành động lực phát triển quan trọng của tỉnh Theo quy hoạch, khi tính toán các nguồn lực để Quảng Ninh có thể thực hiện được các mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế

- xã hội, thì tỷ trọng vốn FDI chiếm khoảng 24% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh gồm những dự án trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2022 - 2023.

Cập nhật danh mục dự án ưu tiên kêu gọi XTĐT lĩnh vực công nghiệp, trong đó tập trung tại các KCN, KKT, CCN với các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử, viễn thông, sản phẩm số; công nghiệp ô tô; công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa dược và dược phẩm; công nghiệp năng lượng sạch; công nghiệp môi trường; công nghiệp thời trang; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo.

Việc tỉnh Quảng Ninh tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến công nghệ cao, chuyển đổi số và bền vững là tất yếu bởi:

- Tỉnh Quảng Ninh có nhiều ưu thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Quảng Ninh có đường bờ biển dài, giáp với Trung Quốc, là cửa ngõ quan trọng của khu vực ĐôngBắc Bộ và cả nước Bên cạnh đó, Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu du lịch nổi tiếng như Vân Đồn, Hạ Long, MóngCái, Quảng Yên…Mặt khác, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo theo hướng chuyên môn hóa và đa dạng hóa Hơn nữa, tỉnh Quảng Ninh cũng có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư như miễn, giảm thuế, hỗ trợ đất đai, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ dịch vụ…

- Mục đích của việc thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao, chuyển đổi số và bền vững của tỉnh Quảng Ninh là vì: tỉnh muốn phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, muốn tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Ngoài ra, Quảng Ninh còn tập trung chú trọng phát triển các ngành công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Do đó, Quảng Ninh ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế và có thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho tỉnh.

- Tỉnh Quảng Ninh muốn tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết hoặc sẽ ký kết trong thời gian tới như CPTPP, EVFTA, RCEP… Các hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, thu hút các dòng vốn FDI chất lượng cao và tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế d Chương trình hành động

Giai đoạn tới, Quảng Ninh tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến và thu hút đầu tư, tiếp cận nhà đầu tư theo hướng chủ động, linh hoạt, đúng trọng tâm, trọng điểm cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án trọng điểm và đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư một cách cụ thể và rõ ràng Cụ thể, tỉnh cần tập trung nghiên cứu và triển khai đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh XTĐT tại chỗ và chuẩn bị các yếu tố đầu vào (quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực ) để sẵn sàng đón các nhà đầu tư Các hoạt động XTĐT phải gắn với quá trình xây dựng và trở thành công cụ hiệu quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước.

Đánh giá và so sánh hoạt động XTĐT tại tỉnh Quảng Ninh

2.4.1 Đánh giá hoạt động XTĐT của tỉnh Quảng Ninh a Thành tựu

Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều thành tựu trong hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) trong những năm gần đây Dưới đây là một số thành tựu nhất định của Quảng Ninh:

Quảng Ninh là một địa phương dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 6 năm liền (từ 2017 đến 2022) đứng đầu thể hiện môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, thân thiện cho các nhà đầu tư.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Ninh giai đoạn 2017-2022 luôn đạt mức tăng trưởng trên hai con số, năm 2021 quy mô GRDP (giá hiện hành) đạt trên 238 ngàn tỷ đồng, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, tốc dộ tăng trưởng kinh tế GRDP của Quảng Ninh đạt 17,4%.

Bảng 1 Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn

Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI 70,69 70,36 73,40 75,09 73,02 72,95

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

Hình 3 Chỉ số năng lực cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng kinh tế (giai đoạn 2017 – 2022)

Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

Quảng Ninh hiện là địa phương có số km cao tốc lớn nhất nước; hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại ở tất cả các loại hình đường bộ, đường thủy, đường hàng không , tạo đột phá về hạ tầng giao thông chiến lược, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hội nhập quốc tế, mở ra không gian phát triển và tạo ra nguồn lực mới.

Năng suất lao động xã hội năm 2021 đạt 351,2 triệu đồng/người, gấp 1,8 lần bình quân chung cả vùng (198,5 triệu đồng/lao động), là địa phương có năng suất lao động (GRDP/lao động) cao nhất so với các địa phương khác trong vùng và so với cả nước.

Trong tháng 1/2023, Quảng Ninh đã có gần nhiều buổi tiếp, làm việc cùng các nhà đầu tư quốc tế đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc Trong đó, không ít nhà đầu tư đã thông tin kế hoạch đầu tư vào Quảng Ninh với số vốn hàng trăm triệu USD. Điển hình như tại KCN Sông Khoai, vào tháng 6/2023, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản gồm: Tập đoàn Yaskawa Electric đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất động cơ và các thiết bị truyền động điện, robot công nghiệp trên diện tích khoảng 12ha, tổng vốn đầu tư gần

100 triệu USD; Tập đoàn Tenma xây dựng Nhà máy ép khuôn nhựa máy in trên diện tích 18ha, tổng vốn 150 triệu USD; Công ty Castem đầu tư nhà máy đúc kim loại trên diện tích 2ha, tổng vốn đầu tư 14 triệu USD…

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã hoàn thành gần xong mục tiêu cả năm về thu hút đầu tư với kết quả đạt 83% chỉ tiêu về vốn FDI và 102,4% chỉ tiêu về vốn trong nước. Qua đó, Quảng Ninh tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 tháng đầu năm 2023 của Quảng Ninh ước đạt gần 832,17 triệu USD, đạt 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy (ít nhất 1,0 tỷ USD), đạt 69,3% kế hoạch của UBND tỉnh (đạt 1,2 tỷ USD).

Số dự án FDI được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 17 dự án, cao gấp 2,5 lần cùng kỳ, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (trong đó có 2 dự án quy mô lớn với vốn đầu tư trên 100 triệu USD) thực hiện tại địa bàn các KCN, KKT. Bên cạnh việc tiếp tục thu hút FDI từ các nhà đầu tư thuộc thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đón nhận dòng vốn của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển, góp phần làm đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh, nâng tổng số đối tác đầu tư vào tỉnh từ 19 lên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu đặt ra của cả năm

2023 về thu hút vốn đầu tư trong nước Cuối tháng 6/2023, tổng vốn thu hút đầu tư trong nước 6 tháng đầu năm của tỉnh ước đạt 44.017,15 tỷ đồng, bằng 102,4% kế hoạch năm của UBND tỉnh (43.000 tỷ đồng), tăng 29,8% cùng kỳ (33.923 tỷ đồng).

Năm 2023, dự án đầu tư của Tập đoàn Foxconn xây dựng 2 nhà máy trị giá gần 250 triệu USD tại KCN Sông Khoai, thị xã Quảng Yên dự kiến giải quyết việc làm cho gần2.000 lao động cho địa phương, đồng thời nâng số dự án của tập đoàn tại Quảng Ninh lên

3 dự án với tổng số vốn trên 300 triệu USD (chiếm khoảng 1/10 quy mô đầu tư của Tập đoàn Foxconn tại Việt Nam).

Cuối tháng 6/2023, Công ty Cổ phần Đô thị Amata Hạ Long và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Castem Việt Nam đã ký kết hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất (45 năm) để triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh các chi tiết cơ khí chính xác, với trị giá gần 19 triệu USD Đây là doanh nghiệp Nhật Bản đầu tiên đầu tư vào KCN Sông Khoai b Hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) là một trong những hoạt động quan trọng để thu hút và phát triển nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh Tuy nhiên, hoạt động XTĐT của tỉnh cũng gặp một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, cần được khắc phục và cải thiện Dưới đây là một số hạn chế:

 Chất lượng, hiệu quả của các dự án thu hút đầu tư chưa cao:

Số lượng dự án FDI đầu tư vào tỉnh trong thời gian gần đây có gia tăng nhưng chưa nhiều, số dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ còn ít, tiến độ triển khai thực hiện một số dự án còn chậm so với đăng ký đầu tư Ngoại trừ một số dự án lớn như dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương II, dự án cảng Container quốc tế Cái Lân, dự án nhà máy dệt Texhong, nhìn chung tỷ lệ các dự án FDI và dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư thấp, quy mô nhỏ, thiếu những dự án động lực; hàm lượng chất xám, công nghệ trong các sản phẩm của doanh nghiệp đầu tư chưa cao; chưa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm; chưa thực sự khai thác được hết các lợi thế, tiềm năng…

 Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa cao; hiệu quả chưa được phát huy:

Thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, đội ngũ cán bộ IPA Quảng Ninh cũng bộc lộ những mặt hạn chế như kỷ cương kỷ luật chưa được nghiêm túc thực hiện, có biểu hiện vụ lợi, sách nhiễu ở một số bộ phận cán bộ viên chức; tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chưa thực sự được phát huy; chất lượng tham mưu còn hạn chế.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XTĐT TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Định hướng phát triển hoạt động XTĐT của tỉnh Quảng Ninh

Thị trường thu hút đầu tư: Thu hút các nhà đầu tư từ thị trường truyền thống như

Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Mỹ; mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư từ các nước đối tác là thành viên của hiệp định CPTPP, EVFTA Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế; hạn chế các dự án đầu tư quy mô nhỏ lẻ, sử dụng diện tích đất lớn và gây ô nhiễm môi trường. Địa bàn tập trung thu hút đầu tư: Theo định hướng không gian phát triển tại quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh: phát triển theo hướng Một tâm, Hai tuyến, Đa chiều, Hai mũi đột phá Tập trung vào các địa bàn Thành phố Hạ Long, Đông Triều, Quảng Yên,

Móng Cái, tập trung thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án tại các khu kinh tế (KKT) ven biển Quảng Yên, KKT Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, các địa phương Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ Tập trung hỗ trợ các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch, kết nối giao thông, đào tạo nguồn nhân lực để sẵn sàng kêu gọi đầu tư Phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để xây dựng chương trình, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh theo đúng quan điểm, định hướng chung của tỉnh.

Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư: Tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hỗ trợ, logistics, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo đào tạo nguồn nhân lực và phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường Cụ thể:

Về lĩnh vực cảng biển, logistics, kinh tế biển: Tiếp tục bám sát Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 23/4/2019 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển trọng tâm là: Cảng Hòn Nét - Con Ong, bến cảng Mũi Chùa, cảng khu vực Nam Tiền Phong - Bắc Tiền Phong, cảng biển Hải Hà ;

Về lĩnh vực công nghiệp: Ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghệ xanh, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ thuật số, ô tô, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới; công nghiệp dược phẩm, công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp môi trường, công nghiệp thời trang; công nghiệp phụ trợ, phục vụ công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo sử dụng ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn Trọng tâm là phát triển nhanh, bền vững để thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp gắn với chuỗi cung, chuỗi giá trị trong nước, khu vực và quốc tế.

Về lĩnh vực văn hóa, du lịch, dịch vụ: Tập trung ưu tiên đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt của tài nguyên du lịch gắn với phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, dịch vụ du lịch cao cấp tiêu chuẩn quốc tế dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao để phát triển du lịch, dịch vụ nhanh, bền vững Ưu tiên thu hút dự án vào các trung tâm du lịch trọng điểm tại Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí, Cô Tô để trở thành động lực phát triển dịch vụ của Tỉnh và của Vùng.

Về lĩnh vực nông nghiệp: Thu hút đầu tư theo hướng phát triển nền nông nghiệp thông minh, hữu cơ, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh và hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dịch vụ, công nghiệp với nông nghiệp và lợi thế của thị trường để thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn và tái cơ cấu nông nghiệp.

Về giáo dục đào tạo, y tế: Ưu tiên thu hút các dự án giáo dục đào tạo quốc tế, khép kín, tạo thành thành phố giáo dục đẳng cấp quốc tế; kêu gọi đầu tư nước ngoài xây dựng trường đại học quốc tế và bệnh viện quốc tế tại khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái, các dự án về sản xuất trang thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nhà máy sản xuất dược phẩm để tận dụng thế mạnh về nguồn dược liệu của Quảng Ninh.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác XTĐT trong thu hút FDI vào Quảng Ninh

Tập trung vào các ngành có thế mạnh, tiềm năng và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, hóa chất hóa dầu, cảng biển, logistics, thông tin truyền thông…

Biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư và thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các thời kỳ làm căn cứ xúc tiến, thu hút đầu tư; quảng bá hình ảnh, marketing, tuyên truyền, giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website, báo, tạp chí…

Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại nhiều quốc gia có tiềm năng và quan tâm đầu tư vào Quảng Ninh, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…; tiếp nhận và làm việc với các nhà đầu tư quốc tế có kế hoạch và nhu cầu đầu tư vào Quảng Ninh; ký kết các thỏa thuận hợp tác và cam kết đầu tư với các doanh nghiệp uy tín…

Huy động nhiều nguồn lực để đẩy nhanh phát triển đồng bộ các hệ thống hạ tầng và

Nỗ lực chủ động trong đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, vừa tổ chức tốt công tác xúc tiến đầu tư bằng hình thức trực tiếp thông qua các hội nghị do tỉnh tổ chức, vừa tham gia có hiệu quả các hội nghị, hội thảo, chương trình xúc tiến đầu tư do các bộ, ngành Trung ương tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong cả nước để quảng bá hình ảnh, giới thiệu về môi trường đầu tư kinh doanh, định hướng thu hút đầu tư, các cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh

Tiếp tục duy trì các hoạt động tiếp xúc với nhà đầu tư ngay cả sau khi hoàn tất thủ tục và triển khai dự án đầu tư; tăng cường các hoạt động trao đổi thông tin hai chiều, đối thoại chính sách giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giải đáp thắc mắc với nhà đầu tư, thúc đẩy nhà đầu tư mở rộng, đăng ký vốn tăng thêm đối với dự án đang triển khai Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp; thành lập các tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư, kinh doanh, như: Investor Care, Tổ công tác hỗ trợ một số dự án trọng điểm của tỉnh, Korea Desk Quảng Ninh…

Hoan nghênh và cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh và sinh sống gắn bó với địa phương.

Tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, như EVFTA, RCEP… để tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư có chiến lược “Trung Quốc + 1” chuyển dịch vốn đầu tư sang Quảng Ninh; hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trung tâm nghiên cứu, tư vấn để nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư.

Liên hệ, học hỏi và rút kinh nghiệm từ các tỉnh khác Đà Nẵng: Xúc tiến đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính gồm: Du lịch, Công nghiệp công nghệ cao và Kinh tế biển và 5 lĩnh vực mũi nhọn: Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số. Để tạo nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ cao, từ năm 2012 đến nay, ĐàNẵng đã tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng Khu công nghệ cao Đà Nẵng, một trong ba khu công nghệ cao cấp quốc gia và là khu công nghệ cao duy nhất tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đến nay, TP Đà Nẵng vẫn luôn tích cực xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào Khu công nghệ Đà Nẵng, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cơ khí chính xác, tự động hóa, sản phẩm điện tử, vi mạch điện tử tích hợp

Lũy kế đến tháng 3/2023, Đà Nẵng đã thu hút 515 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung - giai đoạn 1 và 6 khu công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao tính cạnh tranh để hội nhập khu vực và quốc tế.

Phú Thọ: Linh hoạt, chủ động đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư

Thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, tỉnh Phú Thọ đã và đang gia tăng lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài Đây vừa là cơ hội, thách thức cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi để tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt và chủ động hơn.

Tăng cường thực hiện XTĐT trong nước trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng thị trường, thế mạnh của các địa phương, doanh nghiệp và nhà đầu tư Năm qua, các cơ quan trong tỉnh đã tiến hành nhiều hoạt động XTĐT tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, đồng thời làm việc trực tiếp với Công ty Sam Sung Electronic, Tập đoàn Amata (Thái Lan), một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) để mời gọi đầu tư vào tỉnh Lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành đã tham gia tích cực vào công tác XTĐT trực tiếp và tham gia trực tuyến, trực tiếp 12 hội nghị, hội thảo XTĐT do các cơ quan Trung ương, địa phương trong nước và quốc tế tổ chức; tổ chức tiếp đón, làm việc với gần 30 lượt doanh nghiệp/nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh.

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư trong thời kỳ đại dịch COVID-19

Trong năm 2020, khi nền kinh tế thế giới bị suy giảm do dịch COVID-19, hoạt động đầu tư của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề Tuy nhiên, năm qua cũng là năm mà Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều kế hoạch quan trọng, góp phần tích cực thu hút tạo ra dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh. Đối với công tác xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho xúc tiến đầu tư, Trung tâm đã đưa vào vận hành, duy trì hoạt động và cập nhật thường xuyên, liên tục các thông tin, dữ liệu về các vấn đề như: tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các dự án nằm trên địa bàn tỉnh; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục hành chính liên quan đến đầu hoạch và Đầu tư tỉnh Xây dựng và phát hành 500 cuốn “Bắc Ninh – những ưu đãi đầu tư cần biết” nhằm cung cấp cho Nhà đầu tư, doanh nghiệp biết những chính sách ưu đãi của tỉnh từ đó có lựa chọn tốt hơn khi đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh và phát hành 4 số (800 bản tin/số) Bản tin kinh tế đối ngoại bằng tiếng Anh, gửi miễn phí đến các doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cũng được đẩy mạnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Đầu tư… Về hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp Nhà đầu tư, Trung tâm đã tiếp đón, gipis thiệu, hướng dẫn tư vấn cho hơn 40 Nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… về trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục; thông tin về môi trường đầu tư; chính sách hỗ trợ đầu tư.

Qua đó, Quảng Ninh có thể lựa chọn áp dụng linh hoạt nhằm tăng cường hoat động xúc tiến đầu tư vào tỉnh như sau:

Xác định được rõ các ngành trụ cột của tỉnh từ đó tập trung thu hút vào những ngành đó, đồng thời tiến hành thu hút có trọng điểm, không lan man chỗ thừa chỗ thiếu.

Phát hành những ấn phẩm cụ thể, cung cấp những thông tin có giá trị cho các nhà đầu tư dễ tiếp cận, tra cứu Thường xuyên cập nhật thông tin, chi tiết cần thiết trên cơ sở dữ liệu của tỉnh.

Ngày đăng: 10/11/2024, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w