Mục đích là để tạo ra giá trị kinh doanh bền vững bằng cách cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường.” Logistics xanh có nguồn gốc từ giữa những năm 1980 và là một khái niệm
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS XANH
T ầm quan tr ng c ọ ủa vi c ng d ng Logistics xanh 5 ệ ứ ụ 1.3 L ợi ích và h n chạ ế khi ng dứ ụng Logistics xanh
Các tổ chức và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thay đổi trong những năm tới Ngoài các tiêu chuẩn về sự đa dạng hóa và linh động hóa trong hoạt động doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, các vấn đề môi trường cũng dần trở nên nhận được nhiều sự quan hơn và trở thành một những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chiến lược và tầm nhìn của các doanh nghiệp Các nhu cầu xã hội, chính trị và kinh tế đối với sự phát triển bền vững buộc các tổ chức phải giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường của chuỗi cung ứng của họ và phát triển các chiến lược vận tải và chuỗi cung ứng bền vững Có sự tương tác chặt chẽ giữa hậu cần, môi trường và tài nguyên thiên nhiên Ngoài ra, cách tiếp cận của logistics là liên ngành, tổng thể và liên doanh nghiệp Việc hiện thực hóa các mục tiêu môi trường có thể được thực hiện đồng bộ với các mục tiêu chiến lược và tài chính khác Đây là cơ sở cho tiềm năng to lớn của vấn đề và thách thức mới đối với hoạt động Logistics này
1.3 Lợi ích và h n ch khi ng d ng Logistics xanh ạ ế ứ ụ
Lợi ích: Những lợi ích chung nhất của Logistics xanh có thể kể đến như: Giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh
Xanh hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của mọi ngành công nghiệp, và Logistics cũng không phải ngoại lệ Những sáng kiến xanh được xem là quan trọng với khách hàng và cổ đông; chúng thậm chí có thể giúp tăng kết quả kinh doanh Trong khi một số phản ứng ban đầu có thể là e dè với sáng kiến xanh, những sáng kiến đó lại có thể giúp họ tiết kiệm tiền của công ty, và giúp họ đi đầu trong nền văn hóa ngày càng nhận thức về môi trường Ứng dụng Logistics xanh vào kinh doanh không những làm giảm những tác hại về môi trường mà còn giúp doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm chi phí: Quá trình vận chuyển hàng hóa sử dụng nhiều phương thức vận tải (vận tải đa phương thức) Ứng dụng Logistics xanh sử dụng phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sạch Lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng hóa, bố trí trung tâm phân phối và lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đẩy hàng ở hai chiều vận chuyển, vận chuyển đối lưu sẽ giúp giảm chi phí
+ Giảm thiểu rác thải công nghiệp: Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được sử dụng và thải ra nhiều nhất hiện nay Trong Logistics, bao bì được sử dụng nhiều nhất là màng plastic bọc hàng hóa được sử dụng trong các kho khô/kho lạnh Với Logistics xanh, doanh nghiệp sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên; hoặc sử dụng các thùng pallet (gỗ, nhựa, …) để đặt sản phẩm thay vì sử dụng bao bì chiếm diện tích kho và ảnh hưởng đến mức độ hóa xanh của ngành Logistics
+ Tránh sự lãng phí: Ứng dụng Logistics xanh vào thiết kế kho bãi cho doanh nghiệp như: Tối ưu hóa chiến lược bố trí kho và hàng tồn kho để giảm chi phí Logistics (dự trữ nhiều hoặc ít điều tạo ra sự lãng phí dẫn đến chi phí lưu trữ tăng); sử dụng năng lượng hiệu quả, khai thác năng lượng sạch (ngoài nguồn năng lượng hóa thạch, dầu mỏ); thiết kế một kho bền vững, sử dụng được trong lâu dài; để tránh sự lãng phí nguyên vật liệu, đập đi xây lại hoặc kho xuống cấp nhanh chóng + Thêm vào đó, các công ty không ứng dụng hình thức vận chuyển xanh rất dễ sẽ phải đối mặt với các rủi ro với cổ đông và khách hàng sau này Pháp luật tiềm năng có thể giới hạn lượng khí thải carbon của công ty và sở thích của người tiêu dùng đối với vận chuyển bảo vệ môi trường có thể làm họ từ bỏ giao dịch với các nhà cung cấp không thân thiện với môi trường và mua hàng ở nơi khác CEO của FedEx - hãng logistics lớn nhất của Hoa Kỳ cho biết điều đó là quan trọng khi các tổ chức cam kết giảm lượng khí thải carbon hàng năm để giữ chân khách hàng
-Đối với kinh tế - môi trường xã hội-
Mục đích của logistics xanh là phấn đấu tối ưu hóa mối quan hệ giữa xã hội, kinh tế và môi trường tự nhiên Do đó, điều quan trọng là đảm bảo phát triển kinh tế bền vững với việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo theo cách thân thiện với môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nước và năng lượng.
● Logistics là hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, liên quan đến hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện tối ưu quá trình sản xuất và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tự do lựa chọn ngành hàng, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển; là nhân tố hỗ trợ cho dòng lưu chuyển của nhiều giao dịch trong nền kinh tế; là công cụ hữu hiệu nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập với thế giới
● Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã bắt đầu có rào cản thương mại về Logistics xanh để lựa chọn nhà cung cấp có hệ thống Logistics xanh Xu hướng này đã được thấy từ các quy định về nhập khẩu sản phẩm điện tử như thiết bị điện, máy tính phải có quá trình tiêu hủy hoặc tái sử dụng mới được nhập khẩu, quá trình này được gọi là "Logistics ngược" Tuy nhiên, cả khu vực tư nhân và chính phủ ở Thái Lan vẫn không thấy tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý Logistics xanh Cụ thể, giao thông vận tải gần như 88% được vận tải đường bộ sử dụng dầu cao hơn so với vận chuyển bằng đường xe điện là 3,5 lần và cao hơn 7 lần so với vận chuyển bằng đường thuỷ Điều này dẫn đến chi phí sản xuất của Thái Lan cao hơn và làm giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia đối thủ (Wijittra Srisorn, 2013)
● Nghiên cứu sâu thêm về phát triển Logistics xanh giúp nâng cao hơn nữa nền kinh tế tái chế, cần phải thực hiện nghiên cứu thêm để phát triển Logistics xanh, đặc biệt cần phải nhấn mạnh rằng nghiên cứu về các vấn đề quan trọng như hiệu quả của Logistics và Logistics đảo ngược, đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Đồng thời sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế sẽ thúc đẩy lý thuyết Logistics xanh một cách sâu sắc và phát triển hơn nữa các Logistics xanh
● Các hoạt động di chuyển và quản lý kho trong ngành Logistics liên quan đến các mẫu bao bì đó là hộp giấy và khoảng 86 88% nguyên liệu giấy là nguyên liệu - quan trọng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên Logistics xanh đã tăng cường sử dụng các nguyên liệu mà có thể được tái chế để dùng làm bao bì Trước đây hầu hết những pallet dùng để kê các sản phẩm trong kho và trong quá trình vận chuyển được sản xuất bằng gỗ Tuy nhiên, việc sử dụng gỗ nhiều sẽ tác động xấu tới môi trường vì vậy hiện nay các pallet được làm từ nhựa hoặc giấy trở nên phổ biến bởi vì nó có thể được tái sử dụng và tái chế
● Các phương thức vận chuyển hiện tại sử dụng các nguồn năng lượng như nhiên liệu hóa thạch đã và đang tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính ra môi trường Sử dụng các phương tiện vận tải Xanh có thể giúp góp phần loại bỏ các khí thải nhà kính do những phương tiện này chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch và không gây hại đến môi trường
● Lượng khí thải CO2 ngày càng tăng, dẫn tới việc môi trường trở nên ô nhiễm ngày một nặng thêm Hiện nay, việc thúc đẩy mối quan tâm về môi trường là một trong những chiến lược cạnh tranh hàng đầu của nhiều công ty Do đó, việc thực hiện các thực hành xanh vào hệ thống Logistics đóng vai trò quan trọng trên toàn thế giới Nó giúp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, duy trì hệ sinh thái, giảm ảnh hưởng lên môi trường: giảm lượng phát thải CO2, giảm cấp độ tiếng ồn Bên cạnh đó, Logistics xanh còn phát triển trong mối quan hệ hài hoà với văn hoá và các nguồn tài nguyên có sẵn, tiếp cận nguồn nước sạch, năng lƣợng sạch và xử lý tốt vấn đề rác thải
+ Đối với xã hội Tác động xã hội của một công ty có thể được đo lường bằng : sự hài lòng của các nhân viên, khách hàng và cũng bởi thực tiễn lao động, tác động cộng đồng, nhân quyền và trách nhiệm sản phẩm Về bản chất, một doanh nghiệp bền vững sẽ đưa ra quyết định liên quan đến cộng đồng và người lao động của họ với mục đích góp phần hướng tới sự phát triển của xã hội Các yếu tố xã hội đóng góp ngày càng tăng đến hiệu suất của một công ty khi người tiêu dùng đang trở nên ý thức về ý nghĩa của nó Một công ty nhận thức về xã hội là công ty giám sát điều kiện lao động để đảm bảo rằng chúng đạt tiêu chuẩn (mức lương thỏa đáng, môi trường làm việc an toàn, giờ làm việc tốt) và không khai thác lao động trong bất kỳ hình thức nào, ví dụ lao động trẻ em Trong ngành công nghiệp Logistics, nhìn vào những khía cạnh xã hội sẽ bao gồm giờ lái xe có thể chịu đựng với thời gian nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đóng góp đối với cộng đồng thông qua giáo dục và chăm sóc sức khỏe Vì vậy
Logistics xanh có thể giảm thiểu các chi phí xã hội, nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống
Logistics xanh có thể đem đến những lợi ích to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường và hệ thống tự nhiên của trái đất Tuy nhiên, đối với hai yếu tố còn lại trong thế cân bằng của Điểm mấu chốt ba, Logistics xanh cũng có thể sẽ trở thành một con dao hai lưỡi gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực
Gi ới thi u chung v t ệ ề ập đoàn Panasonic
TẬP ĐOÀN PANASONIC 2.1 Gi i thi u chung v tớ ệ ề ập đoàn Panasonic
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu Panasonic Panasonic là một thương hiệu mang tầm quốc tế của công ty Panasonic Corporation Đây là công ty điện tử lớn nhất của Nhật Bản Năm 1918, công ty được thành lập với tên gọi khác là Matsushita Electric Industrial Co., Ltd với trụ sở là căn phòng thuê đơn giản Sau đó, vào năm 2008, công ty đã đổi tên thành Panasonic Corporation
Từ khi ra đời, thương hiệu Panasonic đã trải qua rất nhiều khó khăn Đến thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã có vị trí vững chắc trên thị trường toàn cầu Nói đến các thiết bị điện tử, điện gia dụng, người ta sẽ nghĩ ngay đến Panasonic
2.1.2 Những m c lố ịch sử quan tr ng cọ ủa tập đoàn Panasonic
Năm 1918, Konosuke Matsushita thành lập công ty Matsushita với mặt hàng kinh doanh đầu tiên là phích cắm điện và chuôi đèn 2 bóng
Năm 1923, công ty này sản xuất đèn cho xe đạp
Năm 1926, công ty ra mắt sản phẩm đèn pin pha đèn hình vuông đầu tiên dưới cái tên National Kể từ thời điểm đó, hãng đã trở thành hãng sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản
Năm 1955, công ty vươn ra thế giới để phát triển mạng lưới bán hàng và kể từ đó cái tên Panasonic đã nổi danh khắp toàn thế giới
Năm 1958, công ty bắt đầu sản xuất điều hòa không khí
Ngày 10 tháng 1 năm 2008, công ty thông báo sẽ thống nhất các nhãn hiệu Matsushita, National và Panasonic dưới một cái tên duy nhất là Panasonic Corporation (Pana có nghĩa là tất cả Sonic có nghĩa là âm thanh).-
2.1.3 Triết lý kinh doanh của Panasonic
Một trong những giá trị cốt lõi giúp Panasonic trở thành thương hiệu quốc tế đó là nhờ triết lý kinh doanh Đây được xem là kim chỉ nam giúp thương hiệu Panasonic ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn
“A Better Life, A Better World” là triết lý kinh doanh của thương hiệu này Với tư cách là nhà sản xuất công nghiệp, Panasonic luôn mong muốn mang đến một cuộc sống, một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người Mục tiêu sâu hơn đó là đóng góp sức lực vào sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sống của con người
2.1.4 Một s thành tố ựu tập đoàn Panasonic đạt được
Năm 2005, đứng thứ 65 trên 100 thương hiệu tốt nhất thế giới
Năm 2007: Matsushita là công ty lớn thứ 59 thế giới (Theo Forbes Global 500)/ Top 20 công ty hàng đầu về doanh số sản phẩm bán dẫn
Năm 2014: Lọt top 50 thương hiệu thân thiện với môi trường nhất thế giới Năm 2015, đứng thứ 6 trong top 30 thương hiệu tốt nhất Nhật Bản
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng d ng logistics xanh c a t p ụ ủ ậ đoàn Panasonic
Suốt lịch sử hơn 100 năm thành lập, Tập đoàn Panasonic luôn tâm huyết với sứ mệnh đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh, bằng cách duy trì sự cân bằng giữa phát triển con người với thiên nhiên và môi trường trong mọi hoạt động Vì vậy, việc bảo vệ môi trường là vấn đề thiết yếu của Panasonic.
Với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững, một hệ thống logistics xanh đã được Panasonic áp dụng xuyên suốt trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh Có hai nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng logistics xanh của tập đoàn Panasonic:
2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng và ngân sách
Về cơ sở hạ tầng: Tập đoàn Panasonic sở hữu một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, được đầu tư đổi mới liên tục để bắt kịp với những xu hướng công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất Cụ thể:
- Nhà máy tự động hoá: Các dây chuyền sản xuất đòi hỏi sự phức tạp hơn của thiết bị và đạt được năng suất cao, nhưng phải đối mặt với các vấn đề về sự thiếu hụt công nhân kỳ cựu và việc chuyển giao các kỹ năng công nghệ, chính vì thế tập đoàn Panasonic đã áp dụng hệ thống tự động hoá trong quy trình sản xuất điển hình là trong động cơ, bộ điều khiển và bộ cảm biến
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông: Với sự mở rộng của hệ thống công nghệ thông tin, tập đoàn Panasonic đã đầu tư vào các thiết bị có độ tin cậy và độ bền cao, cũng như tốc độ truyền phát nhanh
Như vậy, cơ sở hạ tầng của tập đoàn Panasonic đáp ứng đủ điều kiện để ứng dụng hệ thống logistics xanh
Những năm qua, tập đoàn Panasonic luôn dành một khoản ngân sách rất lớn để đầu tư cho các hoạt động vì môi trường từ trong chính tập đoàn và cả xã hội Ngay từ năm 2007, tập đoàn Panasonic đã chi 48.5 tỷ Yên cho các hoạt động môi trường trong tất cả các mảng kinh doanh của mình Trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025, Tập đoàn có trụ sở chính tại Osaka cũng cho biết sẽ triển khai 200 tỷ Yên (khoảng 1,63 tỷ USD) để đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin để nâng cao việc sử dụng công nghệ để quản lý các hoạt động sản xuất như đầu tư cho các phần mềm quản lý việc vận tải, kho bãi; sản xuất,…
2.2.1.2 Chính sách về Môi trường của tập đoàn Panasonic
Xuất phát từ chính triết lý kinh doanh “Đóng góp cho xã hội”, kể từ khi thành lập tập đoàn Panasonic đã hướng tới việc thực thi những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ môi trường Panasonic đã công bố “Chính sách cơ bản về quản lý môi trường” (The Environmental management basic policy) vào năm 1991 và “Tuyên bố về môi trường” (the Environmental Statement) năm 1993, làm rõ các cách tiếp cận của họ để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu với tư cách là một thực thể công cộng của xã hội Kể từ đó, Panasonic đã thực hiện các sáng kiến bao gồm các vấn đề về ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và tái chế tài nguyên trong toàn công ty, nhằm đạt được một xã hội bền vững, an toàn và bảo đảm
Vào năm 2013, tập đoàn Panasonic đã giới thiệu khẩu hiệu thương hiệu mới,
"Một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới tốt đẹp hơn", nhằm mục đích hiện thực hóa cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả khách hàng và thúc đẩy các sáng kiến về môi trường như một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu đó Trên cơ sở này, Kế hoạch Xanh
2018 đã được sửa đổi vào năm 2013, tiếp theo là “Hướng dẫn hành động vì Môi trường” mới được thiết lập
Hiện nay, tập đoàn Panasonic đã và đang tiếp tục tập trung vào kế hoạch
“Panasonic Green Impact” với mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 và giảm những tác động đến môi trường
Tập đoàn Panasonic tin rằng việc phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong việc đặt nền móng và thúc đẩy quản lý bền vững môi trường Để thực hiện điều này, một chương trình đào tạo được xây dựng cho từng chuyên ngành và vị trí Các chương trình chung được tổ chức để tất cả nhân viên có được kiến thức về môi trường cũng như tìm hiểu về các hoạt động và chính sách môi trường của tập đoàn Các chương trình chuyên biệt được thiết kế để nâng cao các kỹ năng về môi trường của nhân viên lên một cấp độ nâng cao
Ho ạt động ứng dụng logistics xanh c a t ủ ập đoàn Panasonic
Thực hiện các hoạt động xanh hóa trong chuỗi sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm đã giúp tập đoàn Panasonic ngày có chỗ đứng và niềm tin trong lòng khách hàng đồng thời nâng cao vị thế và danh tiếng trên thị trường cung ứng các sản phẩm, thiết bị điện tử
2.2.2.3 Lợi th cế ạnh tranh
Việc áp dụng logistics xanh giúp tập đoàn Panasonic nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ trên thị trường Áp dụng hoạt động xanh chưa bao giờ là một điều dễ dàng vì khoản chi phí khổng lồ khi chuyển đổi và sự khó khăn trong việc thực hiện, vì thế nhiều công ty không muốn thay đổi dù cho những lợi ích to lớn nhìn thấy Khi áp dụng logistics xanh, tập đoàn sẽ giảm thiểu được các chi phí trong việc vận tải, sản xuất, tận dụng tối đa cơ hội tài trợ từ chính phủ, và việc vay vốn từ các ngân hàng từ đó thu hút được các nhà đầu tư lớn
Ngoài ra, việc thực hiện các hoạt động xanh cũng giúp Panasonic đạt được niềm tin và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng từ đó nâng cao vị thế của mình trên thị trường so với các công ty khác
2.3 Hoạt động ng d ng logistics xanh c a tứ ụ ủ ập đoàn Panasonic
2.3.1 Ứng dụng logistics xanh trong quy trình mua hàng
Panasonic từ lâu áp dụng công nghệ thông tin trong giao thương với doanh nghiệp (B2B) và sử dụng thương mại điện tử, internet để thuận tiện trong quá trình mua bán với các doanh nghiệp, khách hàng Điều này đã giúp giảm một lượng đáng kể giấy tờ và tài liệu, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
2.3.2 Ứng dụng logistics xanh trong quy trình s n xu t ả ấ
-Nhận thức rõ về tầm quan trọng của yếu tố con người trong quá trình ứng dụng logistics xanh vào quy trình sản xuất, Panasonic không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng nhân viên Panasonic tổ chức các chương trình đào tạo nhằm trang bị cho nhân viên những kiến thức về môi trường cũng như các hoạt động chính sách bảo vệ môi trường
- Bằng cách thu gom và tái sử dụng nước thải từ các quy trình sản xuất và hệ thống điều hòa không khí, Tập đoàn Panasonic giảm lượng nước thải được sử dụng và nước thải đầu ra Thông qua các hoạt động này, Panasonic giảm tải môi trường đối với tài nguyên nước, do nước đầu vào và nước thải đầu ra trong các hoạt động sản xuất Theo kế hoạch hành động môi trường của Tập đoàn Panasonic "Kế hoạch Xanh 2021" và kế hoạch hành động môi trường mới "Kế hoạch Tác động Xanh 2024", Panasonic đã không ngừng nỗ lực để giảm lượng nước được sử dụng trong các hoạt động sản xuất của mình Biểu đồ dưới đây cho thấy lượng nước sử dụng trong các hoạt động sản xuất có xu hướng giảm dần tiêu biểu như lượng nước được sử dụng tại các nhà máy trong năm tài chính 2022 đạt 17,24 triệu m3, giảm 10,2% so với năm
Biểu đồ 2: Lượng nước tiêu th trong hoụ ạt động s n xu t ả ấ giai đoạn 2010 - 2022
2.3.3 Ứng dụng logistics xanh trong quy trình quản lý kho
Panasonic đã nỗ lực ứng dụng logistics xanh trong quy trình quản lý kho được thể hiện qua các hoạt động sau:
-Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong kho bãi:
Kho bãi với các tính năng thân thiện với môi trường như sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, diện tích phù hợp giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tiếng ồn và khí thải tới môi trường Điều này được thể hiện rõ ràng khi Tập đoàn Panasonic tích cực thúc đẩy việc lắp đặt các cơ sở năng lượng tái tạo tại các cơ sở và thu mua năng lượng tái tạo từ các nhà cung cấp bên ngoài
Việc lắp đặt các cơ sở năng lượng tái tạo đã được khuyến khích tích cực tại các địa điểm của Panasonic trên toàn thế giới theo cách phù hợp với các đặc điểm của khu vực Đặc biệt, các hệ thống phát điện quang điện được khuyến khích lắp đặt ở bất cứ nơi nào có thể Thành tựu chính trong năm tài chính 2022 là lắp đặt hệ thống phát điện quang điện ở Trung Quốc Panasonic Electronic Devices (Jiangmen) Co., Ltd (PEDJM) lần lượt lắp đặt một hệ thống 3,36 MW trên mái nhà máy và một hệ thống 0,58 MW làm bãi đậu xe năng lượng mặt trời Các hệ thống này hiện đang hoạt động và tạo ra tổng công suất điện là 3,94 MW, đây là hệ thống lớn nhất trong lịch sử của Tập đoàn Panasonic
- Tối ưu vị trí xây dựng kho bãi xanh hoá hoạt động kho bãi:-
Panasonic đang nỗ lực đưa các sản phẩm nhập khẩu đến cảng gần với khu vực bán hàng ở Nhật Bản Thông thường, việc hạ cánh các sản phẩm được tập trung đến một cảng gần Trung tâm Logistics Toàn cầu Tây Nhật Bản (GLC) ở Thành phố Amagasaki thuộc tỉnh Hyogo, được lưu trữ tại GLC Tây Nhật Bản, và sau đó được vận chuyển đến các địa điểm tương ứng theo yêu cầu Việc hạ cánh sản phẩm tại các cảng gần hơn với các khu vực bán hàng có thể giảm khoảng cách vận chuyển đường bộ trong Nhật Bản, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa nhanh hơn, do đó, giảm lượng khí thải ra môi trường và giảm lượng nhiên liệu sử dụng, hỗ trợ quá trình xanh hóa logistics
-Sử dụng bao bì xanh:
Trong năm 2015, Panasonic đã bắt đầu tái chế và tái sử dụng các màng căng đã qua sử dụng với Nozoe Industry Inc (Nozoe) Trước đây, tất cả các màng căng được sử dụng để vận chuyển đều bị vứt bỏ sau khi sử dụng, tuy nhiên, các màng đã qua sử dụng hiện nay được Nozoe tái chế và sử dụng làm nguyên liệu cho túi polyetylen, sau đó đã được Panasonic sử dụng Việc sử dụng hiệu quả các màng căng đã qua sử dụng nói riêng và các sản phẩm tái chế nói chung từ Nozoe của Panasonic đã giúp phần nào giảm thiểu sự lãng phí cho môi trường
2.3.4 Ứng dụng logistics xanh trong quy trình v n chuy n ậ ể
Với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quá trình vận chuyển đồng thời góp phần ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, Panasonic đã và đang triển khai các hoạt động giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình phân phối, tập trung vào chuyển đổi phương thức, sử dụng các phương tiện phát thải cấp thấp, sử dụng nhiên liệu diesel sinh học, giảm khoảng cách vận chuyển và cải thiện tốc độ tải trong vận chuyển, phân phối
Hiện tại, Panasonic đang thực hiện thúc đẩy thay đổi phương thức vận tải từ đường bộ, đường hàng không sang đường sắt và tàu thuỷ để giảm thiểu những tác động gây hại lên môi trường
Trong năm tài khóa 2016, vận tải đường sắt của Panasonic tại Nhật Bản đạt 13.353 container 5 tấn, giảm 6906 tấn khí thải CO2
Biểu đồ 3: Hiệu quả giảm phát thải C02 c a vận tủ ải đường s t ắ giai đoạn 2012 - 2016
Ngoài ra, Panasonic áp dụng cách thức hợp nhất vận tải (vận chuyển các sản phẩm khác nhau cùng một thời điểm): Panasonic đã tận dụng tối đa các sản phẩm được vận chuyển từ cùng một kho hàng, vận chuyển các sản phẩm khác nhau cùng một thời điểm Theo hệ thống hoàn tất các đơn đặt hàng hai ngày trước khi vận chuyển, được bắt đầu vào năm 2017, Panasonic đã thực hiện:
+ Phân phối công việc vận chuyển một ngày trước khi vận chuyển thay vì vào ngày vận chuyển
+ Vận chuyển cùng một lúc các sản phẩm khác nhau như máy nước nóng và máy điều hòa không khí Do đó, số lượng xe tải đặt hàng để vận chuyển đã giảm, góp phần giảm lượng CO2, đồng thời, các hành động đối phó với rủi ro vận chuyển đã được thực hiện Trong năm 2022, tổng số xe tải thực tế được đặt hàng để vận chuyển là 4.034 xe tải, trong đó có tỷ lệ tải tăng đến 111% và hiệu quả giảm CO2 tương đương 95,5 tấn mỗi năm
+ Sử dụng nhiên liệu diesel sinh học (Nhật Bản): Panasonic thúc đẩy việc chuyển đổi dầu ăn thải thu được từ các địa điểm kinh doanh của mình thành nhiên liệu diesel sinh học và sử dụng nó cho các phương tiện được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, mua sắm và tiếp thị Kể từ năm tài chính 2010, Panasonic đã sử dụng 100% nhiên liệu diesel sinh học cho việc vận chuyển chung với Công ty Asahi Shimbun ở các khu vực Tokai và Tokyo Metropolitan Mức sử dụng nhiên liệu diesel sinh học trong năm tài chính 2022 là 4,977kl
Biểu đồ 4: Sự thay đổi về số lượng dầu ăn thải được thu gom và nhiên liệu diesel sinh học, 2012 - 2016
Đánh giá hoạt động ứng d ng logistics xanh c a t ụ ủ ập đoàn Panasonic…
2.4.1 Cơ hội và thách thức trong hoạt động ứng dụng logistics xanh c a t p ủ ậ đoàn Panasonic
-Những năm gần đây, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, lối sống xanh được nhiều người quan tâm và dần trở thành xu thế của thời đại Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường hơn những sản phẩm truyền thống khác Sự thay đổi của người sử dụng sang hướng tiêu dùng xanh khiến các nhà sản xuất cũng phải “chuyển mình” để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu mới Sự chú trọng ngày càng tăng vào các mặt hàng thân thiện với môi trường trong xã hội đã và đang thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ hậu cần xanh
- Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, suy giảm chất lượng môi trường…, mô hình phát triển kinh tế tuyến tính đã không còn phù hợp Kinh tế tuần hoàn trở thành nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn giúp thúc đẩy phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện các cam kết về giảm phát thải, trung hòa carbon, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp Vì vậy việc xây dựng chuỗi cung ứng xanh được coi là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn
-Ứng dụng công nghệ 4.0 trong vận tải và logistics: Công nghệ 4.0 đang có sự phát triển vượt bậc, điều đó là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp thực hiện logistics xanh… Bên cạnh đó, các công nghệ Blockchain, công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo hay robot được ứng dụng để thực hiện các dịch vụ như đóng hàng, dỡ hàng…
- Ngành logistics đang phát triển rất nhanh Quy mô thị trường logistics toàn cầu năm 2021 ước đạt 3.215 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2020
Như vậy, việc phát triển logistics nói chung và logistics xanh nói riêng sẽ là một trong những ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế trên thế giới.
- Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều: Quy mô của thị trường logistics xanh toàn cầu đang mở rộng khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước sử dụng các phương tiện năng lượng sạch như ô tô điện, xe tải điện Hàng loạt thương hiệu toàn cầu đã đưa ra các cam kết và triển khai các kế hoạch hành động nhằm thiết lập chuỗi cung ứng xanh, giảm carbon footprint trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan đến môi trường và khí hậu Đối diện với một loạt các đối thủ cạnh tranh cũng đang triển khai áp dụng mạnh mẽ logistics xanh, Panasonic gặp không ít những khó khăn thách thức để khẳng định vị trí trên thị trường cũng như thu hút người tiêu dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm của mình
-Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng: Logistics xanh gắn liền với sự gia tăng về nhu cầu vận chuyển hàng hóa, trong khi cơ sở năng lực hạ tầng là một vấn đề không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình vận hành logistics xanh của doanh nghiệp Vì vậy Panasonic cần không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng để cải thiện và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá
- Một thách thức mà Panasonic đang phải đối mặt đó là chi phí để thực hiện ứng dụng logistics xanh hiện tại vẫn còn cao
2.4.2 Thành qu tả ừ vi c ệ ứng dụng logistics xanh của tập đoàn Panasonic 2.4.2.1 Đối v i doanh nghi p: ớ ệ
Việc áp dụng logistics xanh trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại kết quả rõ thấy nhất cho tập đoàn Panasonic ở việc giảm thiểu chi phí Điển hình là các chi phí vận chuyển, kho bãi và hậu cần.
-Về chi phí vận tải:
Tập đoàn Panasonic đã áp dụng hình thức” Vận chuyển hợp nhất” tức vận chuyển tổng hợp các sản phẩm khác nhau như máy nước nóng hay điều hoà không khí Ngoài ra, Panasonic còn thúc đẩy chuyển phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt và đường thuỷ Do đó, số lượng xe tải dùng để vận chuyển đã giảm, tiết kiệm được rất nhiều chi phí dành cho việc vận chuyển
-Về chi phí kho bãi:
Panasonic thiết kế các kho gần với các cảng và các địa điểm bán hàng giảm khoảng cách trong việc vận chuyển đồng thời giảm thiểu tối đa các chi phí trong việc phân phối
Ngoài các hoạt động chủ yếu trên, Panasonic còn giảm thiểu các chi phí nhờ việc sử dụng các màng nilon tái chế từ công ty Nozoe hay khuyến khích sử dụng CRU (container round use) Năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, tình trạng thiếu hụt container đã diễn ra toàn cầu Việc áp dụng biện pháp này đã giúp tập đoàn Panasonic giảm được 1.6 triệu Yên cho các hoạt động logistics
Ngoài ra, áp dụng logistics xanh cũng giúp tập đoàn Panasonic tối ưu hoá chuỗi cung ứng Logistics xanh đưa hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian ngắn và dùng nhiều cách để bảo quản cẩn thận Ngoài ra, Logistics xanh đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hoạt động hiệu quả.
Trong năm 2022, tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu của Panasonic là 952 nghìn tấn, trong đó vận tải quốc tế là 313 nghìn tấn và vận tải nội địa tại Nhật Bản là 116 nghìn tấn Đây là kết quả của việc áp dụng hàng loạt các biện pháp để xanh hóa chuỗi các hoạt động logistics
Hiệu quả giảm lượng khí thải CO2 ở mỗi hoạt động logistics xanh:
- Vận tải hợp nhất: hiệu quả giảm tương đương với 95,5 nghìn tấn mỗi năm
- Chuyển đổi hình thức vận tải: Giảm lượng khí thải tương đương với 124,7 tấn
- Sử dụng CRU: Hiệu quả giảm phát thải CO2 tương đương với 4,4 tấn 2.4.2.3 Đối v i xã h i: ớ ộ Ứng dụng logistics xanh không chỉ mang lại lợi ích cho tập đoàn mà còn đóng góp lớn lao vào sự phát triển bền vững của toàn xã hội Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp vẫn còn chần chừ trong việc đưa các hoạt động logistics xanh vào chuỗi sản xuất do những khó khăn và hạn chế to lớn trong việc thực hiện Chính vì thế những tập đoàn đi đầu trong việc thực hiện như Panasonic sẽ giúp thúc đẩy việc chuyển đổi từ logistics truyền thống sang logistics xanh được diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn
Ngoài ra, các hoạt động logistics xanh của Panasonic cũng giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường Người tiêu dùng ngày càng trở nên quan tâm hơn đối với các doanh nghiệp có mô hình sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi để bắt kịp xu hướng tương lai, đáp ứng yêu cầu từ phía khách hàng.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM T HOỪ ẠT ĐỘNG NG D NG LOGISTICS XANH C A Ứ Ụ Ủ
3.1 Định hướng phát tri n ho ể ạt động ứng d ng logistics xanh t i Vi t ụạệ Nam
Th ực tr ng phát tri n logistics xanh t i các doanh nghi p Vi t ạ ể ạ ệ ệ Nam…
Không thể không thừa nhận lợi ích của logistics xanh đối với doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung, tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động này còn khá hạn chế Logistics xanh lần đầu được biết đến tại Việt Nam vào đầu những năm 2000, trong bối cảnh sự phát triển của các hoạt động xanh trở thành xu hướng phát triển tại các quốc gia châu Á, xu hướng mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn dành cho các sản phẩm xanh
Trong khi trên thế giới, hoạt động xanh được thực hiện theo chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tiến hành hoạt động xanh ở một vài mắt xích, phổ biến nhất là nó được tập trung ở dịch vụ kho bãi và việc ứng dụng công nghệ thông minh và thân thiện với môi trường của công ty Vinafco năm 2011 Công ty đã sử dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên trên mái nhà và triển khai hệ thống trồng cây xanh trong khuôn viên với mật độ phủ xanh 18 22% khuôn viên, được tưới tiêu bằng - chính hệ thống thu và xử lý nước sinh hoạt tại kho Hệ thống này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể, mà còn góp phần vào chiến dịch tiết kiệm điện năng của nhà nước, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người lao động.
Kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động logistics đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức, triển khai và kiểm soát hoạt động logistics xanh một cách bài bản chuyên nghiệp Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế Sự thiếu đồng bộ và liên kết giữa các loại cơ sở hạ tầng cũng là một trong những điểm yếu của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay.
- Đường bộ: mạng lưới đường bộ vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc nối liền các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển của Việt Nam Hai tuyến đường vận chuyển hàng hóa chính của Việt Nam là Quốc lộ 5 ở miền bắc, nối liền các khu công nghiệp ở các tỉnh thành lân cận với cảng Hải Phòng và quốc lộ 51, nối liền thành phố HCM với cảng Cái Mép – Thị Vải ở phía nam Tuy nhiên, hiện nay, chất lượng của các tuyến đường này rất kém và thường xuyên xảy ra ùn tắc Tương tự, tình trạng ùn tắc ngày càng tăng trên các tuyến quốc lộ của khu vực TPHCM kết nối giữa các cảng, ICD, khu vực sản xuất, trung tâm kho vận Chất lượng đường bộ ngày càng suy giảm do hệ thống xe tải lỗi thời, chở quá tải gây hỏng đường.
- Đường sắt: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3146 km đường sắt, trong đó khoảng 2600 km, cơ sở hạ tầng đường sắt của Việt Nam còn tồn tại nhiều yếu kém Mạng lưới đường sắt nối liền các khu công nghiệp và cảng biển còn ít Tuyến đường sắt chính là tuyến Hà Nội –thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km, tuy nhiên, chủ yếu được sử dụng để vận tải hành khách, năng lực vận tải hàng hóa còn hạn chế Những năm gần đây mạng lưới đường sắt đang ngày càng được chú trọng đầu tư, theo thông tin từ Cục đường sắt Việt Nam, hiện ngân sách nhà nước bố trí đầu tư hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021 2025 là 14.025 tỷ đồng, bằng 5.8% so với nhu cầu, tuy vậy vẫn - chưa đảm bảo được mục tiêu chính sách của Nhà Nước về phát triển đường sắt được nêu tại Luật Đường Sắt 2017.
- Đường huỷ: Là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi rộng lớn, cơ sở hạ tầng t đường thủy nội địa của Việt Nam có sự phát triển nhất định so với các loại cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khác Mạng lưới sông ngòi của Việt Nam có chiều dài khoảng
47130 km trong đó khoảng 8000km được sử dụng cho vận tải đường thủy nội địa (Tổng cục Hải quan, 2013) Nhờ lợi thế về tự nhiên, lượng hàng hóa vận chuyển bởi đường thủy nội địa chiếm khoảng 20% lưu lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm Với tổng số hơn 3.000 con sông, hơn 80.000 km gồm năm cấp (đặc biệt, 1, 2, 3, 4) có thể lưu thông phương tiện trọng tải từ 40 tấn đến 3.000 tấn, nhưng hiện nay chỉ mới khai thác ước tính khoảng 55% đến 65% công suất của phương tiện và chưa đến 40% hạ tầng luồng tàu, hơn 60% cảng bến đang có.
- Đường biển: Cảng biển của Việt Nam có những đặc điểm chưa hợp lý Thứ nhất là sự thiếu hụt số lượng cảng nước sâu Trước năm 2010, Việt Nam không có một cảng biển nước sâu nào, do đó, hàng hóa đều phải trung chuyển tại các cảng ở Singapore, Hong Kong, Malaysia trước khi vận chuyển sang Mỹ và EU Tuy nhiên, đến tháng 1 năm 2011, Việt Nam hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện có khả năng tiếp nhận được tàu tải trọng lớn từ 130.000 tấn đến 200.000 tấn (DWT) đi thẳng tới bờ tây nước Mỹ, Ca-na-đa và châu Âu tạo điều kiện cho giao thông hàng hải phát triển Bên cạnh đó, do điều kiện địa lý và địa hình của Việt Nam, sự phân bố cảng biển không hợp lý Miền Bắc và miền Nam đông dân, kinh tế phát triển nhưng số lượng cảng ít Ngược lại, miền Trung kinh tế kém phát triển hơn nhưng mật độ cảng gấp 2 3 lần miền Bắc và miền Nam Không chỉ thế, - trong các khu vực cảng cũng có sự phân tán và thiếu kết nối nội cảng như các cảng ở khu vực Cái Mép – Thị Vải.
- Đường hàng không: Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đang sở hữu 22 sân bay dân dụng, bao gồm 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa Tuy đã có những bước phát triển về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, đáp ứng kịp thời sự bùng nổ của nhu cầu vận tải hàng không trong giai đoạn vừa qua với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16% 18%/năm, đã nâng cấp các cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà - Nẵng và xây dựng mới các cảng hàng không Phú Quốc, Vân Đồn, nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu lượt hành khách/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2011 song chất lượng sân bay còn nhiều bất cập với những trang thiết bị xử lý hàng hóa kém tiêu chuẩn so với các nước châu Á Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã được Quốc hội thông qua Tương tự như vận tải đường sắt, vận tải hàng không chủ yếu phục vụ mục đích vận tải hành khách trong khi lượng hàng hóa vận tải vẫn còn hạn chế
Bên cạnh việc dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý, khắc phục yếu kém, Việt Nam cũng tạo điều kiện, hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc phát triển logistics xanh Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ngành thông qua các thông tư, nghị định Chẳng hạn như Bộ giao thông vận tải ban hành thông tư số 16/2010 TT BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng - không, sân bay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 855/QĐ-TT phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải…
Về quy trình logistics trong các doanh nghiệp, phần lớn Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phụ trợ công nghiệp Với khoảng 80% nguyên vật liệu đầu vào của Việt Nam đang phụ thuộc vào Trung Quốc Trong đó, tình trạng nhập khẩu quá nhiều hàng tiêu dùng từ Trung Quốc chủ yếu thông qua tiểu ngạch, một phần là buôn lậu qua biên giới đã kìm hãm sự phát triển của công nghiệp nước ta và điều đáng quan tâm nữa là không ít mặt hàng, máy móc, nguyên vật liệu kém chất lượng, độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam Quá trình chuẩn bị hàng hóa xuất bán liên quan đến bao gói: bao gói, bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường hiện vẫn ít doanh nghiệp quan tâm và thực hiện Mỗi ngày các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế Đối với việc lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm, số liệu thống kê cho thấy, có đến 70% xe vận tải không có hàng khi di chuyển Tính ra chưa đến 15% số lượng doanh nghiệp logistics sử dụng các phần mềm quản trị và điều hành doanh nghiệp như WMS, TMS Hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu thao tác thủ công hoặc bằng bảng tính Excel Một số doanh nghiệp logistics còn thật sự chưa tin tưởng lẫn nhau, thiếu liên kết, việc ai người nấy làm nên lĩnh vực này đã yếu lại ngày càng yếu thêm.
Hoạt động ứng dụng logistics xanh còn được thể hiện qua hoạt động logistics ngược Các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn đang hợp tác cùng các công ty logistics trong và ngoài nước để thực hiện các dịch vụ vận hành và giao nhận phù hợp Các hoạt động logistics ngược tại doanh nghiệp Việt Nam cũng mới chỉ chú trọng ở một số hoạt động như thu hồi, đổi trả Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức sâu sắc vai trò của việc logistics ngược trong việc lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bài học kinh nghi m v vi c ng d ng logistics xanh cho doanh ệ ề ệ ứ ụ nghiệp Việt Nam
Từ thực trạng phát triển logistics xanh của các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy việc ứng dụng logistics xanh của các doanh nghiệp còn chưa thật sự rõ rệt, đồng thời trong quá trình xanh hóa logistics còn gặp nhiều khó khăn, thách thức Do vậy, từ hoạt động dụng logistics xanh của tập đoàn Panasonic, có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ứng dụng logistics xanh, giúp quá trình ấy diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả
3.3.1 Phát triển cơ sở ạ t ng logistics xanh h ầ
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay tác động đến vận chuyển hàng hóa trong xanh hóa giao thông vận tải thông qua việc lựa chọn tuyến đường hoặc phương thức vận tải có chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tốt nhất nhằm giảm chi phí vận tải, rút ngắn quãng đường, tiết kiệm nhiên liệu sử dụng
Có thể thấy cơ sở hạ tầng Logistics của Việt Nam còn yếu kém và là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc xanh hóa chuỗi cung ứng của mình Do đó, đặt ra yêu cầu cho Chính phủ và các công ty tại Việt Nam cần tích cực và chủ động nghiên cứu và áp dụng những biện pháp và sáng kiến xanh về cơ sở hạ tầng Logistics
3.3.1.1 M rở ộng quy mô đầu tư cơ sở ạ ầ h t ng giao thông v n t i ậ ả
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hỗ trợ quyết định xanh hóa logistics và tác động đến mức độ xanh hóa trong vận tải xanh Trước hết, phải có sự liên kết, đồng bộ giữa các loại cơ sở hạ tầng, cần đầu tư vào hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và hệ thống cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam vận chuyển hàng hóa nhanh hơn và dễ dàng hơn, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển
- Đường bộ: Cần đầu tư xây dựng hệ thống đường vượt, cầu vượt để xe cộ từ một hệ thống đường này hòa tuyến với hệ thống khác, giúp lưu thông liền mạch Ngoài ra, việc xây dựng đường quốc lộ có thể chịu tải trọng xe lớn hiện nay như các xe chở container cỡ lớn, dài 45 foot hoặc các xe chở container cỡ nhỏ chở hàng nặng cũng cần thiết để đáp ứng quá trình xanh hóa logistics của các doanh nghiệp
- Đường sắt: Cần hoàn thiện mạng lưới đường sắt nối liền các khu công nghiệp và cảng biển, chú trọng đầu tư, phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường sắt, để vận tải đường sắt diễn ra hiệu quả đồng thời giảm áp lực vận tải đường bộ, tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, vận hành và vận chuyển để có những cải tiến phù hợp đảm bảo hiệu quả xanh hóa chuỗi cung ứng
- Đường thủy nội địa: Hiện nay cơ sở giao thông đường thuỷ nội địa vẫn còn yếu kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như khối lượng nạo vét lớn, thiếu thiết bị dẫn luồng và hệ thống phao tiêu báo hiệu, lòng sông nông nên không thể lưu thông xà lan chở container vào sâu trong nội địa Vận tải đường thủy là hình thức thân thiện với môi trường, có lợi cho ứng dụng logistics xanh, do đó cần khắc phục những hạn chế trên để vận tải đường thủy được phát huy tối đa lợi thế của mình trong hệ thống logistics xanh của doanh nghiệp
- Đường biển: việc xây dựng hệ thống cảng xanh (như cảng Lạch Huyện hay mô hình cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải) giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong vận tải hàng hải, tiếp cận những dịch vụ vận tải tiên tiến, hiện đại và thân thiện môi trường hơn, từ đó đạt được hiệu quả lợi nhuận cao hơn Khi đạt được hiệu quả về kinh tế, các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến hiệu quả về môi trường trong hoạt động vận tải hàng hóa của mình, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp quyết định thực hiện logistics xanh
- Đường hàng không: Cần đầu tư nâng cao chất lượng sân bay, tàu bay, hiện đại hóa trang thiết bị xử lý hàng hóa, mở rộng khai thác vận tải hàng hóa
3.3.1.2 Phương tiện giao thông vận tải
Các phương tiện giao thông vận tải bao gồm xe tải, tàu hỏa, tàu biển, máy bay liên quan đến phương thức vận tải tương ứng quyết định mức độ và phương thức xanh hóa của giao thông vận tải trong logistics Việc lựa chọn các phương tiện giao thông vận tải ít khí thải, sử dụng ít năng lượng có thể giảm thiểu tác động đến môi trường của hoạt động logistics
Căn cứ vào thực trạng phương tiện giao thông vận tải của Việt Nam, phương tiện giao thông vận tải có tác động lớn đến quyết định thực hiện logistics xanh cũng như phương thức và mức độ xanh hóa logistics Theo kết quả khảo sát, tất cả các doanh nghiệp logistics được hỏi cho rằng phương tiện giao thông vận tải là yếu tố mà các doanh nghiệp quan tâm nhất khi quyết định thực hiện logistics xanh Điều này có thể lý giải là do tính linh động và dễ điều chỉnh của các phương tiện giao thông vận tải so với các loại cơ sở hạ tầng logistics khác Khác với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chịu sự quản lý và điều hành của chính phủ, các phương tiện giao thông vận tải là yếu tố mà các doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn và điều chỉnh được Ở Việt Nam, số lượng lớn các phương tiện giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường Số lượng các phương tiện vận tải quá nhiều, trong khi năng lực của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn yếu, tất yếu dẫn đến ùn tắc Khi ùn tắc xảy ra, các phương tiện vận tải dừng lại trên đường và vẫn tiêu thụ năng lượng, dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả nhiên liệu cũng như thải lượng khí thải nhiều hơn ra môi trường Do đó, đó là yếu tố quan trọng nhất thể hiện tác động của phương tiện giao thông vận tải đến mức độ xanh hóa logistics trong thực hiện chuỗi cung ứng xanh của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam Ngoài ra, các yếu tố như loại năng lượng tiêu thụ và vòng đời của sản phẩm cũng là những yếu tố quan trọng Hầu hết các nhà vận tải của Việt Nam sử dụng xăng dầu là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho các phương tiện giao thông vận tải, thậm chí sử dụng cho cả hệ thống phát điện của tàu biển đỗ tại cảng Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu bằng xăng dầu, lượng khí thải ra môi trường rất lớn nếu so sánh với các loại nhiên liệu khác như năng lượng thay thế hoặc năng lượng điện Điều này càng trầm trọng hơn bởi hệ thống xe tải, tàu biển và tàu hỏa cũ kỹ, lạc hậu, ít được bảo trì Lượng năng lượng tiêu thụ càng nhiều, lượng khí thải ra môi trường càng lớn Do đó, điều này làm giảm mức độ xanh hóa của hoạt động vận tải xanh Bên cạnh đó, hệ thống phương tiện giao thông của Việt Nam thường xuyên chở vượt quá tải trọng, dẫn đến tình trạng làm hỏng đường, gây nguy hiểm cũng như hỏng hóc hàng hóa, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp Thực tế cho thấy rằng, Việt Nam là một nước phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch và thiếu hụt các tiến bộ kỹ thuật trong sáng chế các nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong thúc đẩy logistics xanh Vì vậy, để hướng tới xanh hóa các hoạt động logistics của doanh nghiệp, một trong những yếu tố rất quan trọng là đầu tư vào phương tiện vận tải Trước hết doanh nghiệp phải đầu tư phương tiện vận tải đạt tiêu chuẩn khí thải, đa dạng hóa loại hình vận tải và ưu tiên sử dụng vận tải đa phương thức, kết hợp các loại hình vận tải để giảm ô nhiễm môi trường
- Sử dụng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải, nâng cao chất lượng của các loại hình vận tải
- Sử dụng các phương tiện giao thông xanh giúp làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần cải thiện chất lượng không khí ở đô thị Sử dụng phương tiện xả thải thấp, áp dụng công nghệ mới có thể được khuyến khích bằng cách giảm thuế đường bộ, bằng trợ cấp hoặc bằng cách xử phạt các phương tiện cũ, có lượng khí thải lớn
- Kết hợp vận tải đa phương thức Là quá trình vận tải có từ 2 phương thức trở : lên Việc sử dụng phương thức vận tải linh hoạt, sử dụng hiệu quả vận tải đa phương thức đã giúp tiết kiệm chi phí thông thường, đồng thời dẫn đến lợi ích môi trường về tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn cho mỗi tấn km Vận tải đa phương thức giúp mở rộng - mạng lưới vận tải và tăng hiệu quả kinh tế nhờ sử dụng các phương thức vận tải có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, từ đó, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
Phương thức vận tải (g) CO2/tấn - km Chú thích
Hàng không 602 Đường bộ 62 Đường bộ/ Đường sắt 26 Vận tải đa phương thức Đường sắt 22 Đường bộ/ Vận tải đường bộ 21 Vận tải đa phương thức
Vận tải thuỷ nội địa 16
Vận tải biển (tàu dầu) 5
Bảng 1 Khối lượng khí thải CO2 trên một tấn km
Nguồn: [Tạp chí Công Thương Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ Số 14, tháng 6 - năm 2022, TS Doãn Thị Hồng Anh]
Do nồng độ CO2 khác nhau giữa các phương tiện vận tải nên thay bằng việc vận chuyển bằng phương tiện có nồng độ khí thải CO2 cao như đường hàng không, đường bộ bằng phương tiện có khí thải CO2 thấp hơn như đường sắt, đường biển
- Tăng hiệu suất nhiên liệu và sử dụng nhiên liệu xanh Sử dụng nguồn nhiên : liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cho hệ thống vận tải, kho bãi,…