BỘ NGOẠI GIAO H C VI N NGOỌỆẠI GIAO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA H C Ọ
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-T10/2022
VÀ DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG TƯƠNG LAI
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Thanh Lam
Hà Nội, 2022
Trang 21
1.2 Những nhân tố tác động tới việc thu hút FDI 4
1.3 Xu hướng FDI trên thế giới và trong khu vực 4
PHẦN 2 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 -
2.1 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2020 - T10/2022 5
2.2 Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
2.4 Đề xuất giải pháp tăng tính hiệu quả của đầu tư FDI 8
PHẦN 3 D Ự ĐOÁN XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM TRONG
3.1 D ự đoán sự tăng trưởng tổng ngu n vồốn FDI vào Việt Nam 9 3.2 D ự đoán xu hướng đầu tư FDI vào các lĩnh vực khác nhau t i Vi t Nam ạệ
Trang 32
1 Tóm tắt
Chúng tôi đã tổng hợp, phân tích thông tin từ các bài báo cáo của các nhà khoa học nhà kinh doanh từ đó tìm ra xu hướng đầu tư FDI theo ngành, lĩnh vực vào Việt Nam Sau khi tìm hiểu một số bài viết, chúng tôi đã đưa ra một số luận điểm như Việt Nam liên tiếp ký kết các FTA thế hệ mới, chiến tranh Mỹ-Trung tác động đến luồng vốn FDI, tác động của đại dịch Covid 19 lên FDI, hay Việt Nam có vị trí chiến lược -trong đảm bảo chuỗi cung ứng để chứng minh cho nhận định: “Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong hai hoặc ba năm tới, chứng tỏ vị thế của mình là một trong số các điểm đến đầu tư và kinh doanh năng động nhất" Cũng như đưa ra một số thách thức đối với Việt Nam, và giải pháp trong thời gian tới
2 Giới thiệu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang có đóng góp đáng kể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia trên thế giới Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang tới những lợi ích to lớn trong đó phải kể đến chuyển giao công nghệ, bí quyết, cải thiện khả năng thâm nhập thị trường toàn cầu và tăng cường cạnh tranh Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cùng với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu và sự ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đã khiến cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, các chuỗi cung ứng đứt gãy sau đại dịch COVID-19 và Trung Quốc được coi là “đại công xưởng” của thế giới tiếp tục theo đuổi chính sách “ZERO COVID” đã kéo theo sự dịch chuyển vốn giữa các khu vực và các quốc gia, đặc biệt là xu hướng dòng vốn của các doanh nghiệp quốc tế ra khỏi Trung Quốc Với vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với Trung Quốc là nơi cung ứng nguồn hàng hóa, nguyên liệu quy mô lớn Việt Nam có đủ điều kiện để nhà đầu tư tiết giảm chi phí vận chuyển và kết nối ổn định chuỗi cung ứng tại Trung Quốc Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa với một số đối tác đầu tư là những quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Bắc Á, chi phí sản xuất rẻ so với các nước trong khu vực; môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện… giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực Vì vậy, việc đánh giá và dự báo xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2020 2022 là cần thiết, để từ đó đề xuất các -giải pháp hiệu quả để tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư và các -giải pháp nhằm khơi thông được dòng vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.-
3 Các nghiên cứu đi trước
Những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với các quan điểm khác nhau về vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam Các công trình
Trang 43
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI và ảnh hưởng của nguồn vốn FDI lên nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư; xúc tiến đầu tư nước ngoài Một số bài nghiên cứu liên quan đến chủ đề mà nhóm đã tìm hiểu gồm:
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2020) FDI- nguồn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh ; tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Bài viết đề cập tới thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010 2019 đồng thời đánh giá những tác động đến nền -kinh tế Việt Nam và chỉ ra những mặt hạn chế, đề xuất giải pháp nhằm tận dụng nguồn vốn Tuy nhiên tài liệu không chú trọng tới các định hướng thu hút vốn đầu tư trong tương lai
Nguyễn Anh Tú (2017); Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài
và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Bài nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về tác động qua lại giữa FDI và GDP trong ngắn hạn và dài hạn Nhưng chưa đưa ra được những giải pháp để nâng cao sự đóng góp của FDI của tổng sản phẩm trong nước tương xứng với tỷ trọng xuất nhập khẩu phần này đảm nhận
Nguyễn Ngọc Trân (2020); Một tiếp cận phân tích FDI vào Việt Nam năm 1988 -
2019 Nghiên cứu đã xem xét FDI vào Việt Nam bằng cách phân tích theo không gian (cả nước, theo vùng quy hoạch, theo thành phố trực thuộc Trung ương, theo địa phương tiếp giáp với hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và theo thời gian nhằm góp phần nhận diện nguyên nhân của các thành công yếu kém trong thu hút FDI tại các địa phương Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đưa ra được giải pháp một cách đầy đủ, sát sao thực tiễn1
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong bài nghiên cứu khoa học này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp luận
+ Phương pháp thống kê, mô tả + Phương pháp tổng hợp thông tin + Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Trong đó phương pháp nghiên cứu khoa học chủ đạo là phương pháp luận, phương pháp thống kê, mô tả Dựa vào việc sử dụng hệ thống các luận điểm, đưa ra số liệu, phân tích và tổng hợp thông tin từ đó đưa ra kết luận chính xác và phù hợp với mục
Trang 54
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
Điều kiện: Doanh nghiệp đầu tư phải sở hữu tối thiểu 10% tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng nguồn vốn thì mới được công nhận là FDI
1.2 Những nhân tố tác động tới việc thu hút FDI
1.2.1 Nhóm yếu tố bên ngoài của vùng kinh tế của quốc gia ● Tình hình kinh tế và xu hướng đầu tư trên thế giới
● Chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường đầu tư của nhà đầu tư ● Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư
● Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp đi đầu tư
● Sự cạnh tranh của các vùng khác trong quốc gia và chính sách của quốc gia về thu hút FDI
1.2.2 Nhóm yếu tố bên trong vùng kinh tế của quốc gia ● Ổn định kinh tế trong vùng
● Môi trường chính trị, an ninh trong vùng kinh tế ● Điều kiện tự nhiên của vùng kinh tế
● Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng ● Chất lượng nguồn nhân lực của vùng kinh tế
● Chất lượng dịch vụ công trong vùng kinh tế
● Môi trường sống và làm việc cho các nhà đầu tư ở trong vùng ● Liên kết vùng
1.3 Xu hướng FDI trên thế giới và trong khu vực
Sự dịch chuyển nguồn vốn FDI phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong mỗi giai đoạn, xu hướng dịch chuyển lại có những thay đổi Hiện nay, xu hướng FDI trên thế giới và trong khu vực chủ yếu2:
(1) Dịch chuyển giữa các nước phát triển: Xu hướng này diễn ra trong những năm gần đây, khi công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng làm thay đổi cấu trúc kinh tế thế giới Khi kinh tế càng phát triển, việc quản lý sẽ ngày càng cần lực lượng lao động có kỹ năng, có trình độ mới có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh Trong khi đó, phần lớn các nước đang phát triển đều thiếu yếu tố này,
2 H c vi n ngo i giao, (2021), ọệạGiáo trình Quan h kinh tệế quố ếc t, Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc.
Trang 65
ngoài ra còn thiếu những yếu tố cần thiết về pháp lý; môi trường kinh tế cũng chưa hoàn thiện
(2) Dịch chuyển giữa các nước đang phát triển: Xu hướng này đã xuất hiện trong những năm gần đây, vì một số nước đang phát triển đã có khả năng về tài chính, cho nên dù công nghệ không cao, nhưng bù lại là chi phí cho đầu tư sẽ thấp Điển hình là việc Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài rất mạnh, nhất là vào châu Phi, ASEAN, (3) Sự gia tăng nguồn vốn FDI vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Sở dĩ như vậy, vì khu vực này hội tụ được nhiều yếu tố để thu hút FDI như có nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ; nhiều nước trong khu vực liên tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút FDI
PHẦN 2 XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 -
T10/2022
2.1 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2020 - T10/2022
2.1.1 Quy mô vốn dự án
Về đối tác đầu tư:
Theo số liệu tổng hợp của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong giai đoạn 2020 T10/2022 Singapore là đối tác đầu tư lớn nhất vào - Việt Nam Tiếp theo đó là Hàn Quốc và Nhật Bản
Tuy nhiên, theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn, mua cổ phần nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022, chiếm 20,6% số dự án mới, 34,4% số lượt điều chỉnh và 34,6% số lượt góp vốn, mua cổ phần Ngoài ra, Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn cho những nhà đầu tư Châu Âu, khi trong 3 tháng đầu năm 2022 Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng
Trang 76
Biểu đồ 1 Quy mô vốn dự án theo thành phần vốn đầu tư giai đoạn 2020-T10/2022
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Cùng với việc kiểm soát tốt đại dịch Covid ở Việt Nam, vốn đăng kí mới và vốn điều chỉnh đều tăng lên trong giai đoạn 2020 2021 Tuy nhiên số dự án mới suy giảm -đáng kể Sự suy giảm các dự án đầu tư mới chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu USD và dưới 1 triệu USD) Việc tăng vốn đầu tư cấp mới, vốn đầu tư điều chỉnh và giảm số lượng dự án cho thấy quy mô vốn dự án tăng lên trong giai đoạn này Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế4
Sang đến năm 2022, tuy vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ Đã có đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 Con số này khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam, chính vì vậy, họ đã không ngần ngại đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam5
4 Bộ Kế hoạch và Đầu Tư - Cục Đầu tư nước ngoài, (2020), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020, truy cập ngày 26/10/2022 tại [https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/457641e2-2605-4632
-bbd8-39ee65454a06/NewsID/a590e4ad-2ba7-48d7-af1e-7b613542fea3]
5 Thảo Phương, (2022), 9 tháng năm 2022: Đã có 18,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, truy cập ngày 27/10/2022 tại [https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/9-thang-nam-2022 da co -18-7- -usd-von-dau- -tytunuoc-ngoai-do-vao-viet-nam-706504]
Trang 87
2.1.2 Cơ cấu vốn (theo lĩnh vực đầu tư)
Biểu đồ 2 Cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2020 - T10/2022
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Bộ kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Trong giai đoạn 2020-2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi, khi giảm sâu tới 8,3% vào năm 2021 và tăng mạnh trở lại lên 17,2% vào năm 2022 Ngành kinh doanh bất động sản xuất hiện nhiều chủ đầu tư, dự án bất động sản mở bán hoặc lên kế hoạch mở bán trong thời gian ngắn Sự quan tâm và lượng giao dịch bất động sản đã tăng dần theo và ở hầu hết các phân khúc của thị trường Trong khi đó ngành sản xuất phân phối điện đang có dấu hiệu suy giảm trong năm 2022
Cùng với sự phát triển kinh tế, thì nhu cầu đầu tư có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề Trước kia, Việt Nam có nhiều thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, nên các ngành như da giày, dệt may thu hút vốn FDI lớn Hiện nay, xu hướng đầu tư đang dịch chuyển sang các lĩnh vực khác như sản xuất hàm lượng công nghệ cao, tăng trưởng xanh, năng lượng xanh nên Việt Nam đang dần chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghệ để bắt kịp với sự thay đổi đó6
Sự chuyển hướng trên cũng sẽ góp phần quan trọng ghi thêm điểm của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, bởi cộng với các chiến lược tăng trưởng xanh và
6 Báo điện tử Đài Truyền Hình Việt Nam, (2022), Việt Nam – Điểm đến của dòng vố đầu tư nước ngoàin , truy cập ngày 26/10/2022 tại [https://vtv.vn/kinh-te/viet-nam-diem-den-cua-dong-von-dau- -nuoc-ngoai-tu20221019230428008.htm]
Trang 98
các cam kết tại COP26, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến của dòng vốn có chất lượng ngày càng cao hơn, “xanh” hơn7
2.2 Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệp hóa, hiện đại hóa:
Công nghiệp xây dựng: Khu vực FDI chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất - công nghiệp, đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng, chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghệ cao như khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính
Nông - lâm - ngư nghiệp: Tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực FDI luôn cao hơn khu vực kinh tế trong nước đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; tuy vậy tác động của FDI không đáng kể do tỷ trọng khu vực FDI trong khu vực này rất nhỏ
Dịch vụ: FDI tác động quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và kiểm toán với các phương thức hiện đại trong thanh toán, tín dụng, thẻ FDI trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê đã làm thay đổi bộ mặt của một số đô thị lớn và các vùng ven biển Nhiều khu vui chơi giải trí như sân golf, bowling, vui chơi có thưởng tạo ra điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khách quốc tế8
2.3 H n ch trong vi c thu hút FDI ạếệ
Thứ nhất, việc đẩy nhanh quá trình thu hút nguồn vốn FDI mà không có chọn lọc như trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến hiện tượng nguồn vốn FDI chất lượng thấp vào Việt Nam như: quy mô vốn nhỏ, ứng dụng công nghệ thấp, không mang tính bền vững…
Thứ hai, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế
Thứ ba, cơ sở hạ tầng cho các hoạt động logistics chưa phát triển đồng bộ Cơ sở hạ tầng phát triển còn chưa đồng bộ như tắc nghẽn giao thông, chi phí vận tải cao hay điện nước chập chờn, …gây bất lợi đến khả năng thu hút các dự án lớn có trình độ công nghệ cao
2.4 Đề xuất giải pháp tăng tính hiệu quả của đầu tư FDI
7 NCS Nguy n Ng c Di p, ThS Hà H i Giang, TS Lê Mai Trang, (2022), ễọệảThu hút FDI trong b i c nh mố ảới: Cơ hội và thách th c cho Vi t Namứệ, Tạp chí Kinh t và D báo (sếựố 31)
8 B Kộ ế hoạch và Đầu Tư - Cục Đầu tư nước ngoài, (2020), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược phát triển 2021 -2030, truy c p ngày 27/10/2022 tậại [https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/80a3a429-cc68-4621-94a8-9ebecf86aae6/NewsID/a733363b-8fb6-47c2-8f17-f46c4d92384b]
Trang 109
Thứ nhất, việc ban hành các chính sách ưu đãi nguồn vốn FDI phải có sự phân cấp theo hướng ưu tiên cho các nhà đầu tư lớn và có quan hệ lâu năm với Việt Nam; dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước bằng cách: Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp bằng các lợi ích cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác tự đào tạo, đào tạo trong doanh nghiệp, khối ngành nghề, hiệp hội; có chính sách thu hút, kêu gọi người tài về làm việc trong nước Nguồn nhân lực của Việt Nam phải sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài
Thứ ba, về cơ sở hạ tầng, nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn ngân sách để hoàn thành sớm các dự án còn dang dở Đồng thời, cần lựa chọn một số khu vực trọng điểm trong nước để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư
PHẦN 3 DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM TRONG
TƯƠNG LAI
3.1 D ự đoán sự tăng trưởng tổng ngu n vồốn FDI vào Việt Nam
Người đứng đầu Eurocham đã khẳng định: "Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong hai hoặc ba năm tới, chứng tỏ vị thế của mình là một trong số các điểm đến đầu tư và kinh doanh năng động nhất" Sau đây là 4 lí do vì sao trong tương lai Việt Nam được kì vọng sẽ tăng trưởng dòng vốn FDI:
Thứ nhất, nguồn vốn FDI tăng mạnh do Việt Nam liên tiếp ký kết các FTA thế hệ mới
Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế của 60 nước thông qua việc đàm phán và ký kết các FTA Do đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chú ý và quan tâm hơn đến thị trường tại Việt Nam
Thứ hai, luồng vốn FDI dịch chuyển do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thời kỳ tổng thống Mỹ mới là ông Biden vẫn tiếp tục cùng với việc Trung Quốc đang áp dụng chính sách zero covid tạo cơ hội cho Việt Nam đón làn sóng vốn FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc do nền tảng kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị khác của Việt Nam đang rất thuận lợi (tăng trưởng tốt, tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, …)
Thứ ba, luồng vốn FDI dịch chuyển do khủng hoảng Nga - Ukraine