1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Án kinh tế Đầu tư Đề tài nghiên cứu hoạt Động Đầu tư công vào ngành nông nghiệp tại tỉnh thái bình

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hoạt động đầu tư công vào ngành nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình
Tác giả Phạm Minh Trang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ái Liên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Đề án kinh tế đầu tư
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 452,05 KB

Nội dung

Lê Văn Hoan 2007, “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực nôngnghiệp tại Việt Nam”; Nguyễn Văn Quang 2003, “Sử dụng vốn NSNN cho vay để giảiquyết việc làm trong nông

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ ÁN KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TẠI TỈNH THÁI BÌNH

Họ và tên: Phạm Minh Trang

MSV: 11215889 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ái Liên

Hà Nội Tháng 4, 2024

Trang 2

Mục lục

1 2

3

4 5

6

Trang 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Là một trong 3 tỉnh nông nghiệp trọng điểm của Châu thổ Bắc Bộ, Thái Bình luôn chútrọng việc đẩy mạnh ngành nông nhằm  đảm bảo kinh tế, an ninh lương thực, thực phẩm

và giải quyết việc làm cho người dân nông thôn Nhờ vào sự quan tâm và đầu tư đúngmục tiêu, tỉnh Thái Bình đã đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp Tuynhiên, thực trạng đầu tư công vào nông nghiệp của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, như:

 Vốn đầu tư công cho nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

 Cơ cấu đầu tư chưa đồng đều Một số lĩnh vực quan trọng chưa được đầu tư đúngmức

 Kết cấu hạ tầng chưa đồng đều trong các lĩnh vực của nông nghiệp

Do đó, để đánh giá chính xác tình hình đầu tư công vào nông nghiệp của tỉnh, cần xemxét kĩ lưỡng các chỉ số và dữ liệu liên quan Điều này giúp xác định được những hạn chế

và vấn đề tồn tại, từ đó giúp hoạch định chính sách, kế hoạch đầu tư phát triển nôngnghiệp của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Phân tích tình hình đầu tư công vào ngành nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình và đưa ra đánhgiá về hiệu quả của việc đầu tư Từ đó, đề xuất các biện pháp cải thiện và tối ưu hóa việcđầu tư từ nguồn vốn công nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững cho sự phát triển củanông nghiệp tỉnh

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư từ NSNN và đầu tư từ NSNN cho ngành nôngnghiệp Xây dựng khung lý thuyết về đầu tư từ NSNN cho ngành nông nghiệp của địaphương

Trang 4

- Đánh giá kết quả của đầu tư từ NSNN đến ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Bình Chỉ

ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp tỉnhThái Bình từ năm 2018-2022

- Đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực từ NSNN chomục tiêu phát triển nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đầu tư công cho ngành nông nghiệp Nghiên cứu tình hình đầu tư công, kếtquả đầu tư

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tác động của đầu tư công cho ngành nông nghiệp 

- Về không gian: tỉnh Thái Bình

- Về thời gian: giai đoạn 2018-2022

4 Phương pháp nghiên cứu 

Trang 5

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.1 Các nghiên cứu về đầu tư công cho phát triển kinh tế - xã hội

Đầu tư công có thể khuyến khích đầu tư tư nhân mới để tận dụng năng suất cao hơn nótạo ra, tăng trưởng kinh tế (Barro 1990; Barro và Sala-i-Martin 1992; Futagami, Morita

và Shibata 1993; Gloom và Ravikumar 1994) Theo nghiên cứu của Aschauer (1989), đầu

tư công làm tăng đáng kể sản lượng của Mỹ Mặc dù ở mức độ thấp hơn, các nghiên cứusau này đã chứng minh mối tương quan thuận lợi giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế(Sturm và de Haan 1995) Nghiên cứu năm 2014 của IMF ( Quỹ tiền tệ thế giới) vàAbiad, Furceri, và Topalova (2016) cũng chỉ ra rằng đầu tư công có tác động tốt và lâudài tới sản lượng của các nền kinh tế tiên tiến Ngược lại, Sturm, Jacobs và Groote (1999)không phát hiện ra tác động dài hạn nào từ đầu tư công, mặc dù họ đã nghiên cứu và chothấy tác động tích cực và lớn trong ngắn hạn đối với sản lượng, xem xét các thời kỳ bùng

nổ đầu tư công đáng kể

Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2018), “ Tác động của đầu tư công đến thu hút đầu tư tưnhân và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, cũng chỉ ra rằng không chỉ trong ngắn hạn,đầu tư công có thể giúp GDP tăng trưởng trong dài hạn. 

ThS Dương Hoàng Linh và ThS Nguyễn Thúy Quỳnh, Viện Chiến lược và Chính sáchtài chính, cũng chỉ ra rằng đầu tư công hỗ trợ nâng cao tình trạng cơ sở hạ tầng, tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của các ngành công nghiệp tại Việt Nam,

1.2 Các nghiên cứu về đầu tư công trong ngành nông nghiệp

Seema Bathla (2017), Chapter Public Investment in Agriculture and Growth: An Analysis

of Relationship in the Indian Context, sách “Changing Contours of Indian agriculture” ,

đã phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công vào nông nghiệp với thủy lợi và tăng trưởng

Trang 6

nông nghiệp trong bối cảnh Ấn Độ Phân tích cho thấy rằng việc hình thành vốn công ởmức thấp và không đầy đủ trong những năm 90 đã ảnh hưởng đến đầu tư của nông dân vàgây nguy hiểm cho sự thay đổi công nghệ cũng như tăng trưởng nông nghiệp Đẩy mạnhphân bổ nguồn lực cho nông nghiệp và thủy lợi từ đầu những năm 2000 là một sáng kiếnchính sách quan trọng Sự gia tăng đáng kể chi tiêu cho hệ thống thủy lợi ở các quốc giakém phát triển đã giúp ngăn chặn sự giảm tốc trong tăng trưởng năng suất và kích thíchđầu tư tư nhân Tuy nhiên, cường độ vốn trong nông nghiệp không tăng lên đáng kể, dẫntới tốc độ tăng trưởng chậm ở nhiều bang Dữ liệu cũng hàm ý rằng các bang phát triển

có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho nông nghiệp so với các bang phụ thuộc vào nôngnghiệp kém phát triển hơn, ngoại trừ Himachal Pradesh và Jammu & Kashmir Bất chấp

sự chênh lệch giữa các bang như vậy, phân tích thực nghiệm cho thấy tác động đáng kểcủa nó đối với thu nhập từ nông nghiệp

Tác giả Hồ Ngọc Ninh và cộng sự (2021), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quảđầu tư trong nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình”, đã kết luận rằng hiệu quả của đầu tư côngtrong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được nâng lên dần theo thời gian Ngoài hiệu quả được thểhiện ở khía cạnh kinh tế, đầu tư khu vực công còn giúp địa phương cải thiện hiệu quả xãhội

Lê Văn Hoan (2007), “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực nôngnghiệp tại Việt Nam”; Nguyễn Văn Quang (2003), “Sử dụng vốn NSNN cho vay để giảiquyết việc làm trong nông nghiệp”; Phạm Văn Hiệp (2015), “Huy động vốn đầu tư pháttriển khoa học công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam”; Nguyễn Thị Ngọc Nga(2019), “ Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam” cũng nghiên cứu

về vấn đề vốn và sự phát triển của nông nghiệp ở nhiều mặt

 1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu có ưu điểm là phương pháp nghiên cứu khá rõ ràng, một vàinghiên cứu còn chạy mô hình, có phân tích thực trạng đầu tư trong một giai đoạn nhấtđịnh, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn, đưa nguyên nhân, có phương án và cách giải

Trang 7

quyết nhằm hướng tới đạt hiệu suất cao Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như đa sốphần thực trạng mới chỉ khá nông, chưa bàn sâu, có số liệu nhiều, ngoài ra, vấn đề nghiêncứu mới chỉ tập trung ở mảng rộng, nông nghiệp thuần túy nói chung còn về từng mảngriêng như lâm sản, thủy sản còn chưa đề cập tới Các giải pháp giúp hỗ trợ cho 1 địaphương thì hầu như chưa có.

Từ cơ sở các nghiên cứu đã nêu trên, đề án có thể bổ sung hoặc nghiên cứu thêm các vấn

Trang 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

2.1 Đầu tư công cho ngành nông nghiệp

2.1.1 Khái niệm nông nghiệp và đặc điểm của kinh tế nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm nông nghiệp

Theo nghĩa hẹp, Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005) cho rằng “Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình”

Theo nghĩa rộng, Phạm Ngọc Dũng (2011) cho rằng “Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc

sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật nuôi Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng không chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ mà còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản”.

Có thể kết luận, nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng và bị chi phối nhiều bởi cácyếu tố tự nhiên Cũng chính vì thế, năng suất lao động trong ngành khá thấp do gặp khókhăn trong áp dụng tiến bộ công nghệ, kĩ thuật

2.1.1.2 Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp

Một, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc tận dụng hiệu

quả nguồn đất đai Không chỉ là nơi sản xuất nông sản, đất đai còn là môi trường sống củacây trồng, động vật và vi sinh vật cần thiết Vì vậy, việc bảo về và sử dụng đất đai mộtcách bền vững sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Hai, nền kinh tế nông nghiệp có tính thời vụ và bị các yếu tố thiên nhiên chi phối Do đặc

Trang 9

điểm địa hình và khí hậu khác biệt ở mỗi vùng miền, các hoạt động trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên và phải tuân theo thời vụ.

Ba, nền kinh tế nông nghiệp có quy mô nhỏ, với mức độ tích lũy thấp Do thu nhập kiếm

được khó khăn và hạn chế, phần lớn người dân ở vùng nông thôn phải hạn chế chi phí tiêudùng hàng ngày Việc tích lũy vốn gặp nhiều khó khăn và thường ở mức thấp

Bốn, nền kinh tế nông nghiệp đang từng bước chuyển đổi từ tự cấp tự túc sang sản xuất

hàng hóa, góp phần cải thiện đời sống người dân

2.1.2 Đầu tư công trong ngành nông nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm đầu tư công trong nông nghiệp

Theo điều 4 Luật đầu tư công 2013: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào

các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.”

Ngoài hướng trên, còn một cách tiếp cận khác cũng khá phổ biến, đó là theo mục tiêu. Đầu tư tư nhân luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì ngược lại, với đầu tưcông, lợi ích kinh tế không phải đích đến cuối cùng, mà là lợi ích xã hội

Từ các cách hiểu trên, đầu tư công có thể được hiểu là việc sử dụng các nguồn vốn từ nhànước, địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới lợi ích chung của cộngđồng

Hiện nay, chưa có 1 khái niệm cụ thể nào về đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, chủyếu là hiểu từ cách tiếp cận của đầu tư công mà rút ra khái niệm

Trang 10

Theo Đặng Thị Nga (2019), khái niệm này được hiểu như sau: “đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp được hiểu là hoạt động đầu tư sử dụng vốn của nhà nước là chủ đạo nhằm thực hiện các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp và các chương trình, dự án phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp vì lợi ích công cộng”

2.1.2.2 Đặc điểm đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ nhất, đầu tư công luôn gắn với chủ thể là Nhà Nước. 

Thống kê về vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2023 do Bộ kế hoạch và đầu tư công bố chothấy Năm 2023, tỷ lệ đóng góp vốn với khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khuvực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt là 27,8%; 56,1% và 16,4% Tuy khôngchiếm tỉ lệ cao nhất nhưng trong năm 2023, khu vực nhà nước luôn giữ một vai trò vôcùng quan trọng, góp phần điều phối, làm nền tảng thu hút khu vực khác tham gia đầu tư.Đóng góp của khu vực vốn nhà nước cũng ghi nhận sự tăng trưởng lớn nhất, tăng 14,6% sovới năm 2022 Điều này chứng tỏ nhà nước ngày càng thúc đẩy việc đẩy mạnh việc sửdụng vốn công trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Dự án sẽ được cấp vốn từ nguồnngân sách nhà nước, nên phải có sự xuất hiện của Nhà nước đóng vai trò thẩm định, giámsát, quản lý

Thứ hai, đầu tư công hướng tới mục tiêu công cộng hơn là mục tiêu lợi nhuận

Đối với các quốc gia nhỏ và đang phát triển như Việt Nam, đầu tư công giữ vai trò chiếnlược trong việc thúc đẩy đất nước đi lên cả ở mặt kinh tế và xã hội Dự án công tập trungvào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo đà cho kinh tế đi lên, phục vụ các mục tiêu xã hội, côngcộng bền vững Với ngành chứa nhiều rủi ro như nông nghiệp thì đầu tư công có vai tròquan trọng hơn nữa

Thứ ba, đầu tư công chứa đựng nhiều rủi ro. 

Các dự án do nhà nước thực hiện thường đòi hỏi số vốn cực lớn, thời gian thực hiện lâunên dễ bị các tác động bên ngoài như thiên tai, sự thay đổi thị hiếu, biến động giá ảnhhưởng Ngoài ra, nguồn vốn thường ứ đọng trong quá trình thực hiện nên vô cùng rùi ro.Với nông nghiệp, một ngành thường xuyên bị các yếu tố thiên nhiên, dịch bệnh, cái mà

Trang 11

con ngoài khó kiểm soát được thì đầu tư vào ngành này làm giảm tỉ lệ thành công đi rấtnhiều lần.

Thứ tư, đầu tư công được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.

Nhằm tránh tình trạng nguồn vốn bị thất thoát, các dự án đầu tư công phải đảm bảo đượctính minh bạch, công khai bằng cách công bố với công chúng và làm theo đúng các điềuluật hiện hành, dưới sự giám sát từ phía cộng động

2.1.2.3 Vai trò đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Giúp phát triển nhân lực trong ngành cả về số lượng và chất lượng

Nông nghiệp ở Việt Nam vẫn do con người thực hiện tất cả các khâu là chính, sự hỗ trợ từmáy móc chưa quá nhiều Vì vậy khi triển khai một dự án đầu tư công, cần huy động thêmlực lượng địa phương, từ đó giúp tạo công ăn việc làm cho những người làm trong lĩnh vựcnông nghiệp

Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, tuần hoàn,

để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn cao, đảm bảo cho ra giống cây có hiệu suất tốt,chất lượng an toàn sức khỏe, buộc những người tham gia vào quá trình chăm sóc phải nângcao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn trong mảng của mình, học tập những phương phápmới để áp dụng Tuy nhiên, số lượng lao động Việt Nam đã qua đào tạo được ghi nhậntrong năm 2023 khoảng 14,1 triệu người Con số này chưa cao và chứng tỏ thị trường laođộng Việt Nam có cải thiện về lượng nhưng chất lượng lao động thì chưa bền vững Để cóthể tạo ra một dự án nông nghiệp thành công, nhà nước sẽ cần đẩy mạnh việc đào tạo từđào tạo sinh viên các trường nông nghiệp ở bậc đại học tới đào tạo nâng cao cho các kĩ sưnông nghiệp cho tới nông dân. 

+ Tăng cường việc ứng dụng kĩ thuật, công nghệ trong ngành nông nghiệp, góp phần tiến tới nền nông nghiệp bền vững

Theo nghiên cứu từ Bộ nông nghiệp, áp dụng công nghệ đúng cách và sáng tạo đổi mớigóp phần tăng 30% giá trị năng suất nông nghiệp Vì vậy, đầu tư công trong nông nghiệp

Trang 12

thực chất là việc thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ cho nghiên cứu giống cây trồng, tạogiống, lai phối kết hợp với công nghệ trong quá trình chăm sóc để cho ra thị trường nhữnggiống cây khỏe, cho ra năng suất tốt Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng nghiên cứu khoa họccông nghệ cao ở Việt Nam giai đoạn 2016-2022 lại đang có xu hướng giảm dần Hoạt nàychỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoàng 0,2 % GDP nông nghiệp. 

Bảng 1: Đầu tư từ NSNN cho khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2022

Nguồn: Tổng cục thống kê (2022)

+ Cải thiện, đồng bộ, thêm mới các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Để cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, chắc chắn sẽ cần phải đầu tư thêm vào cơ sở hạtầng nông nghiệp như là hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, giao thông nội đồng Tuy nhiên, hiệnnay ở các vùng nông thôn Việt Nam, đã phần các hệ thống này đã cũ, nhiều năm chưađược cải tạo hoặc chưa đủ nhiều Vì vậy, việc tăng cường nguồn vốn vào lĩnh vực này thì

hạ tầng nông nghiệp cũng sẽ được đầu tư

Trang 13

+ Góp phần xây dựng các vùng chuyên canh nhằm khai thác triệt để lợi thế của từng khu vực.

Nông nghiệp có một sự phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm địahình Không phải vùng nào cũng cho ra nông phẩm ngon ngọt và có năng suất cao Để đầu

tư có kết quả tốt nhất, cần tận dụng triệt để các lợi thế tự nhiên của từng vùng miền, cầnphải chuyên môn hóa từng vùng Đầu tư công theo hướng này sẽ giúp ngành nông nghiệpphát triển mạnh mẽ hơn nữa khi khai thác tối đa được môi trường tự nhiên, các điều kiện

về kinh tế, xã hội, lao động của mỗi vùng miền trên đất nước

+ Làm mồi thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế khác

Nông nghiệp là một ngành có sự phụ thuộc cao vào thiên nhiên, lợi nhuận không cao, thờigian thu hồi vốn chậm Nhà nước cần đóng vai trò là người đi trước hoàn thiện 1 cách cơbản các yếu tố về hạ tầng, môi trường xung quanh để các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơnkhi đầu tư vào một lĩnh vực mang tính rủi ro cao như vậy

2.1.2.4 Nội dung đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Đầu tư công cho nhân lực

Trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, lao động chiếm tỉ lệ chưa nhiều, trung bìnhkhoảng 20-25% và có chất lượng chưa cao Vì vậy, việc đầu tư từ nguồn vốn nhà nước chonhân lực là một chiến lược dài hạn và vô cùng quan trọng nếu muốn thúc đẩy nông nghiệpphát triển Số tiền này thường dùng cho hoạt động đào tạo cán bộ quản lí các cấp; hỗ trợcập nhật, đào tạo các kiến thức về nghiên cứu, phát triển, lai tạo giống cây cho cán bộ, kĩ

sư nông nghiệp; thực thiện tập huấn cho nông dân, doanh nghiệp. 

+ Đầu tư công cho kĩ thuật, khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp

Chính quyền địa phương dành một phần trong ngân sách nông nghiệp để phục vụ cho việcnghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt,khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết Phát triển nhiều loại thức ăn an toàn, thuốc bảo vệthực vật ít gây hại lên môi trường, phù hợp với từng loại cây và điều kiện đất đai của từng

Trang 14

vùng Một số hoạt động khác là ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tựđộng hóa vào sản xuất nông nghiệp; phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến

và bền vững

+ Đầu tư công cho kết cấu hạ tầng nông nghiệp

Các nội dung đầu tư thường bao gồm: Nâng cấp, xây dựng đường giao thông nội đồng, cầucống, bến bãi, hệ thống thủy lợi như kênh mương, đập, trạm bơm Xây dựng, nâng cấp hệthống kho bãi, logistics

+ Đầu tư công cho hoạt động xúc tiến thương mại nông sản

Nội dung đầu tư chủ yếu: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triểnlãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường và đối tác, xúc tiếnthương mại trực tuyến; đồng hành với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩmnông nghiệp; hỗ trợ tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do để tận dụng ưu đãi thuếquan và mở rộng thị trường xuất khẩu

2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp địa phương

2.2.1 Những yếu tố thuộc về quản lý, sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp

*Chính sách đầu tư cho ngành nông nghiệp.

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư công cho nông nghiệp thông qua các quy định và chính sách phù hợp, đảm bảo hoạt động đầu tư diễn ra theo quy định của pháp luật

Việc thiết lập các chính sách tương thích với thực trạng nông nghiệp của từng vùng và mục tiêu phát triển của ngành sẽ giúp tiết kiệm chi phí ngân sách và kích thích tăng trưởng nông nghiệp

* Hướng đi cho ngành nông nghiệp

Không chỉ riêng ngành nông nghiệp, việc vạch ra kế hoạch phát triển giúp xác địnhhướng đi của bất cứ ngành nào trong hiện tại và tương lai Từ đó, Nhà nước và các cơ

Trang 15

quan liên quan xác định được nên dành bao nhiêu tiền, ưu tiên phát triển ngành hàng nào,lựa chọn giống cây nào, mô hình phát triển nào

Việc định hướng phát triển ngành nông nghiệp là kim chỉ nam cho các hoạt động pháttriển nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định và giúp các cơ quan ban ngành, doanhnghiệp và người nông dân xác định được mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ phát triểnngành

2.2.2 Các yếu tố liên quan đến quy mô, tốc độ phát triển và cấu trúc đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp

* Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công cho nông nghiệp.

Khi tăng thêm quy mô vốn, việc thực hiện các dự án trở nên đồng bộ và toàn diện hơn.Điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực, tăng cường hiệu quả sản Tốc độ tăng trưởng vốnđầu tư công cao giúp đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học

kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản

* Phân bổ nguồn vốn đầu tư của NSNN cho các nguồn lực trong ngành nông nghiệp.

+) Phân bổ cho nhân lực và khoa học

Con người là chủ thể thực hiện tất cả các hoạt động nên đóng vai trò then chốt trong việcphát triển khoa học, tăng giá trị, chất lượng của sản phẩm Bên cạnh nguồn nhân lực,khoa học công nghệ là yếu tố tất yếu hỗ trợ giải phóng lao động chân tay, tăng năng suấtlao động ngành nông nghiệp. 

+) Phân bổ cho kết cấu hạ tầng

Hai nhân tố vừa đề cập trực tiếp ảnh hưởng tới nông nghiệp thì kết cấu hạ tầng lại giántiếp tác động lên kết quả thực hiện đầu tư Nếu muốn tăng quy mô và năng suất làm việc,

áp dụng công nghệ khoa học, việc xây dựng hạ tầng như các trạm quan sát, hệ thống nộiđồng, hệ thống thông tin dẫn truyền là không thể thiếu. 

Trang 16

Ba yếu tố vừa kể trên tác động tới chất lượng, năng suất còn xúc tiến thương mại lại tácđộng tới việc tiêu thụ sản phẩm Muốn tiếp cận tới nhiều người tiêu dùng hay nhiều thịtrường mới thì phải cần đến xúc tiến thương mại Việc được giới thiệu ở các triễn lãm,hội chợ nông sản như một cách gia tăng uy tín, chất lượng sản phẩm May mắn hơn, nếuđược tham gia các triển lãm nông sản nước ngoài và có cơ hội được xuất khẩu sau đó, giátrị nông sản và thu nhập của người sản xuất sẽ tăng. 

2.2.3 Những yếu tố thuộc về khả năng hấp thụ khoản đầu tư công

* Điều kiện tự nhiên

Nông nghiệp là một ngành bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác nhân tự nhiên Cùng một loạicây, cùng một giống vật nuôi, trồng ở nơi khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau.Chính vì vậy, căn cứ điều kiện tự nhiên từng vùng để xem xét có nên đầu tư tại vùng đókhông Nếu một vùng được thiên nhiên ưu ái, có các yếu tố tự nhiên tốt, cây cối, độngvật, thủy hải sản phát triển tốt, tự nhiên từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công vàocác khoản như hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng

* Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thế mạnh nông nghiệpcủa tỉnh, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp, chất lượng lao động trong nông nghiệp, tậpquán canh tác, công nghệ của tỉnh, Khả năng hấp thụ vốn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cácnhân tố này Ví dụ, nếu đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao thìchất lượng sản phẩm sẽ cao hơn Tuy nhiên, nếu hạ tầng vùng nhận đầu tư kém, ngườidân thường xuyên canh tác theo kiểu cũ, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, thiếu laochất lượng cao, số tiền đầu tư lớn hơn và thời gian thực hiện đầu tư sẽ dài hơn bìnhthường. 

Trang 17

2.3 Tiêu chí đánh giá kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp

2.3.1 Đánh giá đầu tư công cho phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp

Một vài chỉ số thường được sử dụng như: số lượng lao động nông nghiệp được đào tạo, năng suất lao động, thu nhập của lao động nông nghiệp

Nông nghiệp muốn vươn lên và phát triển dài lâu cần có nguồn nhân lực có chất lượngcao Chính vì vậy, khi xem xét kết quả đầu tư cho nhân lực, điều đầu tiên là xem lao độngqua đào tạo của ngành tăng thêm bao nhiêu Nếu tỉ lệ lao động nông nghiệp có trình độtrong tổng số lao động nông nghiệp tăng, chứng tỏ đầu tư đã có kết quả

Năng suất lao động có công thức: GDP nông nghiệp/ Lao động trong ngành nông nghiệp.Nếu kết quả từ công thức tính được cao, chứng tỏ năng suất lao động của ngành cao, dẫnđến thu nhập của người lao động nông nghiệp và nông thôn tăng theo

2.3.2 Đánh giá đầu tư công trong ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp.

Nếu ở các khâu trong nông nghiệp từ nghiên cứu, áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi,chăm sóc, thu hoạch và chế biến, đã được cơ giới hóa nhiều, ứng dụng được công nghệhiện đại trong một vài hoặc tất cả các giai đoạn, chứng tỏ đầu tư đã đạt được kết quả. Đây là tiêu chí quan trọng thể hiện xu hướng đầu tư hợp lí dành cho nông nghiệp Nôngnghiệp công nghệ cao đang là xu thế phát triển tất yếu và kể cả với nông nghiệp truyềnthống thì việc áp dụng công nghệ cũng góp phần làm tăng năng suất và sức cạnh tranhvới nông sản ngoài nước

2.3.3 Đánh giá đầu tư công cho kết cấu hạ tầng nông nghiệp

Để đánh giá được đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông nghiệp đã hiệu quả hay chưa, ngoàicác khía cạnh: hệ thống giao thông nội đồng, trạm quan trắc, số công trình thủy lợi, cơ sởnghiên cứu giống, ta còn xem xét cả số lượng diện tích cây trồng, vật nuôi được tướitiêu, hạn chế tác động của thiên tai, tăng năng suất, sản lượng của ngành nông nghiệp nói

Trang 18

chung. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia, dẫn đến giatăng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này.

2.3.4 Đánh giá đầu tư công cho hoạt động xúc tiến thương mại nông sản

Đánh giá mức độ gia tăng lượng tiêu thụ nông sản trong nước và kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới; đánh giá hiệu quả hoạt động phân phối nông sản thông qua thời gian từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như tính liên tục trong việc cung cấp thông tin cho thị trường

2.3.5 Tính ổn định trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Kết quả thể hiện ở chỉ tiêu mức tăng giá trị ngành nông nghiệp qua các năm và tỷ lệ tăngtrưởng của ngành này so sánh với những ngành khác trong toàn bộ nền kinh tế

Ngoài ra, việc cải thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững vàtăng cường sức mạnh ngành là một mục tiêu quan trọng mà mọi địa phương đều quantâm vì nó sẽ tạo ra hiệu quả đầu tư cao hơn Chỉ số để đánh giá tiêu chí này là sự thay đổitrong cơ cấu kinh tế nông nghiệp qua các năm, theo hướng tăng những ngành địa phương

có lợi thế

2.3.6 Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư theo ngành

2.3.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

+ Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kìnghiên cứu

Công thức được tính như sau:

Trang 19

Trong đó:

GO: giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành

I(vphtd): Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành

Ta có thể sử dụng công thức trên nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư ở nhiều mức độ khácnhau như ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu

tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng củagiá trị sản xuất trong kỳ nghiên cứu

+ Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụngtrong kỳ nghiên cứu

Trong đó:

GDP: Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ nghiên cứu của ngành

Công thức này giúp xác định hiệu quả của 1 đơn vị vốn đầu tư vào nghiên cứu, thể hiệnbằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong ngành trong kỳ nghiên cứu

+ Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu

Trang 20

Trong đó:

VA: mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳ nghiên cứu tính cho từng ngành

Iv(phtd): vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu cho từng ngành

Công thức này sẽ cho ta biết được với 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳnghiên cứu đã tạo ra được bao nhiêu đơn vị mức tăng của giá trị tăng thêm trong kỳnghiên cứu cho từng ngành

+ Hệ số ICOR

Hệ số ICOR cho ta biết để tạo ra 1 đơn vị giá trị tăng thêm cần bao nhiều suất vốn đầu tư

Hệ số càng nhỏ chứng tỏ đầu tư càng có hiệu quả

Mặc dù hữu ích, ICOR vẫn tiềm ẩn một số điểm yếu Thứ nhất, nó không tính đến "độtrễ" trong hiệu quả đầu tư Thứ hai, nó bỏ qua các yếu tố đầu vào quan trọng khác như laođộng, đất đai và công nghệ Do đó, việc sử dụng ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư cầnđược thực hiện thận trọng và chỉ trong điều kiện nhất định, giả định các yếu tố liên quanđến tăng trưởng sản lượng không thay đổi

2.3.6.2 Mặt xã hội

Ngoài các chỉ tiêu đã được đề cập ở phía trên như mức tăng lao động có việc làm, cảithiện kết cấu hạ tầng, môi trường sinh thái thì có thể xem xét các chỉ tiêu khác cũng rấtquan trọng như là mức giá trị gia tăng phối hợp cho nhóm dân cư và vùng lãnh thổ; cácchỉ tiêu cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội

Trang 21

2.4 Đầu tư công trong ngành nông nghiệp và một số bài học kinh nghiệm

2.4.1 Đầu tư công trong ngành nông nghiệp ở một số quốc gia và bài học kinh

Để có thể giúp cho nông nghiệp nước nhà phát triển, Thái Lan thực hiện một vài chínhsách chính sau đây:

+ Chính sách hỗ trợ, phát triển nông nghiệp: Thái Lan đưa ra các chính sách trợ giá chocác ngành hàng nông nghiệp trọng điểm xuất khẩu nhiều ra nước ngoài như gạo, cao su,mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm Ví dụ, khi giá gạo thị trường đang ở mức 5000-5500bath/tấn gạo thì Chính phủ sẽ mua lại gạo với giá 6000-6500 bath/tấn Điều này giúp bình

ổn giá và để người dân luôn yên tâm sản xuất Khi nông dân mua phân bón cũng sẽ đượcmua với giá thấp, hỗ trợ vận chuyển miễn phí, cung cấp giống cây trồng mới Bên cạnhcác chính sách về giá, Chính phủ cũng cử những chuyên gia nông nghiệp xuống tận nơi

hỗ trợ nông dân giám sát quy trình, tìm hệ thống phân phối,

+ Ứng dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật vào sản xuất: Trong năm 2023, chính phủ TháiLan đã dành 65 tỉ bath để mua máy móc công nghệ mới ứng dụng vào ngành nông nghiệp+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Thái Lan dành nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế,cho vay vốn để thu hút tối đa nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nôngnghiệp Ngoài ra, những nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩmcũng được ưu ái Khi họ xây nhà máy, sẽ được chính phủ trợ cấp trong thời gian đầu, hỗtrợ xúc tiến thương mại,  đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhà máy. 

Trang 22

+ Có chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp: Thái Lan có một hệ thống bảo hiểm cho mọinông dân với phí bồi thường lên tới 60-90% giá trị sản phẩm Chính phủ đã chi mộtkhoản tiền tương đối lớn để thực hiện chính sách bảo hiểm rủi ro cho nông nghiệp nướcnhà Chưa kể, người dân tham gia mua bảo hiểm còn được hỗ trợ xúc tiến thương mạinhư tham gia các Tổ chức triển lãm nông nghiệp Nông dân Thái Lan được khuyến khíchtham gia bảo hiểm nông nghiệp bằng cách Chính phủ hỗ trợ vốn sản xuất.

 Ấn Độ

Ấn Độ có hai chính sách cải cách nông nghiệp nổi tiếng là “cải cách xanh” và “cải cáchtrắng” Vào năm 1963, cuộc “cách mạng xanh” lần đầu diễn ra với mục tiêu chính tăngsản lượng lương thực, đảm bảo đủ cung cho số lượng lớn người dân trong nước Cuộc

“cách mạng trắng” tập trung vào việc sản xuất sữa để cung cấp đủ chất đạm cho ngườidân Sau hai cuộc cách mạng này, Ấn Độ từ 1 nước còn thiếu thốn lương thực tới quốcgia xuất khẩu lương thực và sữa hàng đầu thế giới Năm 1983, Ấn Độ thực hiện “cáchmạng xanh” lần thứ 2 Lần này, mục tiêu lớn là tập trung tăng cường năng suất sinh học,nghiên cứu và cải tiến nhiều giống cây mới có khả năng chống dịch bệnh cao, chất lượngtốt

Giai đoạn từ 1991 tới nay, nông nghiệp vẫn luôn là một mảng được nhà nước đặc biệt coitrọng và phát triển Cũng giống các nước vừa kể trên, Ấn Độ lựa chọn con đường bềnvững, cải cách hệ thống hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, tưới tiêu

2.4.1.2 Bài học kinh nghiệm quốc tế

Một, đưa ra chính sách, quy hoạch phát triển rõ ràng trong ngành nông nghiệp

Nền nông nghiệp giữ vị trí then chốt trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của quốcgia Do vậy, các nước đều đề ra các chính sách với mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong từnggiai đoạn và đề ra hàng loạt các chính sách khuyến nông Ngoài ra, cần phải có kế hoạchchi tiết, quy hoạch đồng bộ, cụ thể từ trung ương tới cấp tỉnh, địa phương, giúp lãnh đạocác cấp, chuyên gia và cả người nông dân biết cách điều chỉnh phù hợp

Trang 23

Hai, đầu tư nhiều vốn từ ngân sách nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp

Các nước ví dụ đã nêu trên đều dành một phần ngân sách khá lớn cho nông nghiệp, ví dụnhư Đài Loan đã dành tới ⅓ vốn ODA Mỹ viện trợ để đầu tư cho nông nghiệp Nước tavốn là một nước nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhận được số vốn chưa xứng đáng nêntới tận bây giờ, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa tốt như các nước khác từ chính sách pháttriển cho hệ thống quản lí, chăm sóc cây trồng, vật nuôi Nhà nước cần xem xét phân bổvốn cho nông nghiệp hợp lí hơn nữa, nhất là cho việc nghiên cứu giống cây mới và đưacông nghệ vào nông nghiệp để tạo ra hiệu quả cao hơn

Nông nghiệp cũng là một ngành có nhiều rủi ro nên vốn đầu tư tư nhân đổ vào ngành này

là không nhiều, đầu tư công sẽ đóng vai trò là người mở đường, dẫn dắt, làm mồi cho khuvực kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào

Ba, Tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ kĩ thuật

Điểm chung của năm nước kể trên là kể từ giai đoạn sau 1990, khi nền kinh tế đã dần ổnđịnh sau chiến tranh thế giới thế 2, công nghiệp ở giai đoạn cất cánh, công nghệ kĩ thuậtđược đầu tư nhiều hơn Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đề ra chiến lược chính phủ

số, chuyển đổi số nên việc áp dụng công nghệ khoa học vào tất cả mọi ngành, khôngriêng gì nông nghiệp không nằm ngoài xu hướng Mặc dù vậy, những dự án nông nghiệptại Việt Nam được áp dụng công nghệ cao còn chưa nhiều, đa số là hộ gia đình tự phát

Vì vậy, trong năm 2024 và các năm tới, Chính phủ nên cân nhắc phân bổ thêm vốn chohoạt động này

Bốn, ngoài mục tiêu kinh tế, đầu tư vào nông nghiệp cần hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách như đảm bảo việc làm, thu nhập.

Nông nghiệp là một ngành chứa nhiều rủi ro nên nếu đặt lợi nhuận kinh tế làm mục tiêuhàng đầu thì khả năng cao sẽ khó thực hiện được hoặc thời gian hồi vốn rất lâu Chưa kể,lợi nhuận từ nông nghiệp không nhiều, hay bị mất mùa rớt giá nên tỉ lệ số người làm việc

Trang 24

trong lĩnh vực nông nghiệp đang giảm dần theo thời gian Để ngăn chặn trường hợp này,cần phải có kế hoạch, đặt mục tiêu đầu tư cả về mặt xã hội.

2.4.2 Đầu tư nông nghiệp trong nước và bài học kinh nghiệm cho Thái Bình.

2.4.2.1 Đầu tư nông nghiệp trong nước

Trong giai đoạn mới, Hải Dương cũng đang nghiên cứu phát triển nông nghiệp tuần hoàn,bền vững hơn và có kế hoạch dành khoảng 384,7 tỷ đồng cho việc này Ngân sách giaiđoạn đầu sẽ ưu tiên đầu tư cho việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tiêuchuẩn công nghệ và kỹ thuật

Tuy nhiên, tỉnh Hải Dương lại chưa đầu tư được nhiều vào lĩnh vực chế biến nông phẩm,ước tính chỉ chiếm khoảng 15%  dù cấp trung ương và cấp tỉnh đã quan tâm khá nhiều+ Cần Thơ

Cần Thơ là một tỉnh phát triển mạnh của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long

Trang 25

Cần Thơ nổi bật với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụngkhoa học kỹ thuật Điển hình là hơn 50 đề tài nghiên cứu về ứng dụng công nghệ côngnghiệp trong sản xuất nông nghiệp được triển khai trong giai đoạn 2008 - 2014 Hiện nay,việc ứng dụng máy móc vào các công đoạn cơ bản trong nông nghiệp đã trở nên phổbiến, giúp người nông dân tối ưu hóa thời gian và công sức lao động

Tỉnh có một mô hình khá nổi tiếng là “Cánh đồng lớn” vào năm 2014 mà các tỉnh kháccũng có thể học hỏi được Trong mô hình này, điểm sáng là đưa những giống cây có năngsuất vượt trội, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng dụng công nghệ vào

quy trình sản xuất Sau mô hình này, với diện tích lúa ban đầu chỉ khoảng 400ha tại tỉnh

Vĩnh Thạnh tăng lên thành 94 cánh đồng lúa với tổng diện tích 33000 ha. 

Cần Thơ cũng rất chú trọng việc chuyên biệt hóa các vùng cây trồng khác nhau từ vùngtrồng lúa, trồng cây ăn quả tới rau củ Các dự án trồng cây theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP kết hợp với du lịch sinh thái đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, đi đúng với

định hướng phát triển bền vững của tỉnh Tỉnh còn thực hiện đẩy mạnh các dự án sản xuất nông phẩm OCOP, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào ngành nông nghiệp, đồng

thời dành ưu đãi và hỗ trợ cho các giống cây chủ lực xuất khẩu

2.4.2.2 Bài học cho tỉnh Thái Bình

+ Xác định mặt hàng cạnh tranh của tỉnh

Mỗi tỉnh đều có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, môitrường sinh thái và chính sách phát triển trong từng giai đoạn khác nhau, nguồn vốn dànhcho phát triển cũng khác nhau Chính vì thế, mỗi tỉnh cần dựa trên những đặc điểm riêngrồi lựa chọn tập ưu tiên đầu tư vào các loại cây phù hợp với nguồn lực sẵn có và cho ra vịngon, năng suất tốt Việc hoạch định sẵn chiến lược phát triển giống cây trồng ngay tưđầu cũng tránh được việc đầu tư dàn trải, đi sai đường và có đường lối, chính sáchkhuyến nông và tài chính phù hợp cho giống cây đó

+ Tăng cường giới thiệu, thực hiện các hoạt động thúc tiến thương mại, đầu tư

Trang 26

Trong 2 ví dụ nêu trên, Hải Dương là một tỉnh đặc biệt chăm chỉ trong việc hoạt động xúctiến thương mại các đặc sản vùng mình, điển hình là triển lãm dành cho vải Thanh Hà.Việc xúc tiến thương mại là cách nhanh nhất để kết nối  3 chủ thể với nhau Đó là ngườitiêu dùng với người sản xuất, người sản xuất với nhà cung cấp Chưa kể, hoạt động này

có thể góp phần thu hút đầu tư vào tỉnh nếu sản phẩm thực sự tốt Với nông phẩm, nếuquãng đường vận chuyển xa xôi sẽ giảm độ tươi ngon, thì việc tham gia vào chuỗi hoạtđộng này sẽ tiết kiệm thời gian vận chuyển và đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng

ở trạng thái tốt nhất

+ Phát triển nông nghiệp xanh

Song song với tốc độ tăng trưởng phi mã của công nghiệp là sự suy thoái của môi trường

tự nhiên Vậy nên, việc ưu tiên phát triển nông nghiệp bền vững là vô cùng cấp thiết Cầnphải cho đất đai có khoảng thời gian nghỉ, trồng đa canh, xen canh để tận dụng tối đanguồn lực đang có Tích cực tìm hiểu, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế xanh, sạch,thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ

Trang 27

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CÔNG TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI BÌNH

 3.1 Tổng quan tỉnh Thái Bình

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Thái Bình là một tỉnh nằm ở ven biển, thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng Nôngnghiệp của tỉnh sở hữu tiềm năng phát phát triển to lớn do ưu ái có sẵn về mặt tự nhiên. Tỉnh có địa hình bằng phẳng, sở hữu đường bờ biển dài 52km với bốn con sông lớn cótổng chiều dài 220 km đi qua (sông Trà Lý, sông Hồng, sông Luộc và sông Hóa) Cũngnhờ phù sa sông bồi đắp tạo nên những mảnh đất trù phú Hệ thống kênh rạch, sông ngòidày đặc cũng tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. 

Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 20 độ C với biên độ nhiệtthấp hơn Hà Nội khoảng 4-5 độ C do được biển điều hòa là nhân tố thuận lợi để trồng cácgiống cây nhiệt đới, giảm bớt sự khắc nghiệt Tuy nhiên, độ ẩm cao cũng gây ra bất lợitrong việc bảo quản máy móc, có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn

3.1.2 Hạ tầng tỉnh Thái Bình

Tỉnh Thái Bình giáp với các tỉnh lớn, thương mại đầu tư phát triển như Hà Nội, HảiPhòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định Hạ tầng giao thông cơ bản đã được hoànthiện, nâng cấp trên toàn tỉnh khi các đoạn đường đều được mở rộng, bê tông hóa, cónhiều quốc lộ lớn như quốc lộ 39, quốc lộ 10, quốc lộ 17, đường cao tốc Thái Hà đi TháiBình với Hà Nam Trong 5 năm tới kể từ năm 2024, tỉnh cũng đang lên kế hoạch xâydựng cầu rút ngắn quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng, cảng Diêm Điền cho phép tàuvới tải trọng 250 tấn đi lại thường thường xuyên và xây dựng cả sân bay Thái Bình

Ngày đăng: 16/10/2024, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w