Đề tài "Ứng dụng IoT trong ngành nông nghiệp" không chỉ đại diện cho sự hòa nhập của hai lĩnh vực này mà còn phản ánh sự tiến bộ và sự cần thiết trong bối cảnh thế giới ngày càng đòi hỏi
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn đến giảng viên TS Đặng Xuân Thọ
đã giảng dạy trong chương trình học phần Dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh, Học viện Chính sách và Phát triển, thầy đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức hữu ích
về Dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh làm cơ sở cho chúng em thực hiện tốt bài tiểu luận này
Chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Học viện đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em được học tập học phần Dữ liệu lớn trong kinh tế và kinh doanh
Trong quá trình làm tiểu luận, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên bài làm khó tránh được những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy để đề tài của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I: 4
TỔNG QUAN VỀ INTERNET OF THINGS (IoT) 4
1.1 Khái niệm Internet of Things 4
1.2 Cấu trúc của IoT 4
1.3 Đặc tính cơ bản của IoT 5
1.4 Tầm quan trọng 5
CHƯƠNG 2: 7
THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 7
2.1 Một số khái niệm về IoT trong ngành nông nghiệp 7
2.2 Tiềm năng ngành nông nghiệp tại Việt Nam 7
2.3 Ứng dụng IoT vào lĩnh vực nông nghiệp 8
2.4 Lợi ích khi ứng dụng Iot trong nông nghiệp 8
2.4.1 Hiệu quả vượt trội - Giải pháp nông nghiệp tối ưu 8
2.4.2 Phủ sóng nông nghiệp thông minh 9
2.4.3 Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian - cải thiện tốc độ và thích nghi với điều kiện phức tạp 9
2.4.4.Giảm thiểu sử dụng tài nguyên - Tiết kiệm chi phí 9
2.4.5.Quy trình nuôi trồng sạch và an toàn hơn 9
2.4.6 Cải thiện chất lượng nông sản cho nông dân 9
2.5 Một số dự án, ứng dụng tiêu biểu đã và đang ứng dụng Iot của ngành nông nghiệp 9
2.5.1.Dự án VinEco 9
2.5.2.Dự án AquaCrop 10
2.5.3 Dự án Grow Asia 10
2.5.4 Dự án AquaCrop Smart Pond: 10
CHƯƠNG 3 10
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP 10
3.1 Điều kiện của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với việc áp dụng IoT 10
3.1.1 Điểm mạnh: 10
3.1.2 Điểm yếu: 11
3.1.3 Cơ hội: 11
3.1.4 Thách thức: 11
3.2 Giải pháp phát triển Iot vào nông nghiệp tại Việt Nam 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và ngành nông nghiệp đang mở ra một cánh cửa rộng lớn đầy tiềm năng và cơ hội Đề tài "Ứng dụng IoT trong ngành nông nghiệp" không chỉ đại diện cho sự hòa nhập của hai lĩnh vực này mà còn phản ánh sự tiến bộ và
sự cần thiết trong bối cảnh thế giới ngày càng đòi hỏi sự hiệu quả, bền vững và thông minh trong sản xuất nông nghiệp
Ngày nay, khi dân số thế giới không ngừng tăng lên và tài nguyên thiên nhiên trở nên khan hiếm, ngành nông nghiệp đối diện với áp lực lớn để sản xuất thực phẩm đủ để cung ứng cho toàn thế giới, đồng thời đảm bảo rằng quy trình sản xuất không gây hại cho môi trường Điều này đặt ra một thách thức đầy thách thức và đồng thời mở ra cơ hội khám phá các giải pháp sáng tạo để nâng cao hiệu suất trong ngành nông nghiệp Công nghệ IoT (Internet of Things - Internet của Mọi Vật) xuất phát từ ý tưởng kết nối mọi thứ thông qua internet và cho phép truyền dữ liệu và điều khiển từ xa Điều này
đã tạo ra một bức tranh mới về cách chúng ta quản lý và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp
Sử dụng cảm biến thông minh, thiết bị kết nối và phần mềm quản lý thông tin, IoT có khả năng giúp nông dân quản lý, theo dõi và điều chỉnh quy trình chăm sóc cây trồng một cách chi tiết và hiệu quả
Chúng ta đã bước vào một thời đại mà việc thu thập dữ liệu về điều kiện môi trường, sức kháng của cây trồng, hoặc cảnh báo về các rủi ro như sâu bệnh và thiên tai không còn là điều khó khăn IoT đang biến giấc mơ của một nông nghiệp thông minh và bền vững thành hiện thực, và trong đề tài này, chúng ta sẽ khám phá cách mà công nghệ này định hình và cải thiện tương lai của ngành nông nghiệp
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET OF THINGS (IoT)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Trang 4CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ INTERNET OF THINGS (IoT) 1.1 Khái niệm Internet of Things.
IoT lần đầu được chuyên gia công nghệ Kevin Ashton sử dụng từ năm 1999, khái niệm IoT ban đầu khá đơn giản để chỉ vật dụng, máy móc trong nhà như TV, tủ lạnh, máy giặt, bếp gas được trang bị những công nghệ như Wi- Fi, Bluetooth, cảm biến RFID, NFC, nhằm giúp chúng kết nối với nhau IoT được chỉ các thiết bị có kết nối Internet nhưng trên thực tế ý tưởng này đã được ra đời và xuất hiện vào các năm 1980 - 1990, khi
mà Internet đang bắt đầu vươn dài ra tầm ảnh hưởng của mình tới toàn thế giới Tuy nhiên lúc này chúng chỉ xuất hiện trong dự án đầu là các máy bán hàng tự động kết nối internet
Theo Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) 2015, IoT kết nối các vật thể theo cả 2 cách thông minh và có cảm nhận, thông qua sự phát triển kỹ thuật của các công nghệ nhận dạng vật thể qua sóng vô tuyến RFID, công nghệ cảm biến, công nghệ thông minh
và công nghệ nano (thu nhỏ vật thể) IoT là một cơ sở hạ tầng mang tính toàn cầu cho xã hội thông tin, mang đến những dịch vụ tiên tiến bằng cách kết nối các “đồ vật” (cả vật lý lẫn ảo) dựa trên sự tồn tại của thông tin, khả năng tương tác của các thông tin đó và dựa trên các công nghệ truyền thông Thông qua việc khai thác khả năng nhận diện, thu thập
dữ liệu, xử lý và công nghệ truyền thông, các hệ thống IoT cung cấp dịch vụ cho nhiều loại ứng dụng khác nhau, đồng thời, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư Từ đó, IoT
có thể được coi là một xu thế của công nghệ và là một khuynh hướng phát triển của xã hội
Như vậy có thể thấy xung quanh chúng ta đâu cũng có sự xuất hiện của các thiết bị IoT: máy tính, điện thoại di động cảm biến, ô tô cảm biến nhiệt, các thiết bị gia dụng cảm ứng nhiệt, các hệ thống tự động hóa Sự xuất hiện của các thiết bị IoT giúp bổ sung một mức độ thông minh kỹ thuật số tới các thiết bị thụ động khác, cho phép chúng tự động thu thập, trao đổi thông tin tự động mà không cần sự can thiệp của con người, giúp tối ưu hóa giữa hai thế giới vật lỹ và kỹ thuật số
Nhìn chung vẫn chưa có một định nghĩa chung nào về IoT, mà các tổ chức, doanh nghiệp đều đưa ra những định nghĩa, cách giải thích riêng Nhưng có thể tạm hiểu, Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, khi
đó người dùng có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng chỉ bằng một thiết bị trung gian thông minh như smartphone, máy tính PC hay đồng hồ thông minh
Trang 51.2 Cấu trúc của IoT
* Một hệ thống IoT sẽ bao gồm có 4 thành phần chính:
- Thiết Bị (Things)
- Trạm Kết Nối (Gateways)
- Hạ Tầng Mạng (Network and Cloud)
- Bộ Phân Tích Và Xử Lý Dữ Liệu (Services-creation and Solution Layers)
1.3 Đặc tính cơ bản của IoT
* Hệ thống IoT bao gồm các đặc tính sau:
- Tính không đồng nhất: các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau cũng như network khác nhau Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network
- Tính kết nối liên thông (interconnectivity): với hệ thống IoT thì bất cứ điều gì, vật
gì, máy móc gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể
- Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things” chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng
và công nghệ thông tin (phần mềm) sẽ phải thay đổi
- Sẽ có quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị, máy móc, được quản lý
và giao tiếp với nhau Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người
- Có thể thay đổi linh hoạt: các trạng thái của các thiết bị điện tử, máy móc có thể tự động thay đổi như ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi và tốc
độ đã thay đổi…Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi tùy vào cách mà chúng ta muốn
1.4 Tầm quan trọng
IoT không còn là một dự đoán, một xu thế nữa mà là một cuộc cách mạng phát triển
và ứng dụng công nghệ mới đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới, trong vòng 5-10 năm tới sẽ phát triển ổn định, mang lại hiệu quả cao
Trang 6IoT là một xu thế tất yếu, thị trường IoT hiện đã phát triển và dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo IoT có tiềm năng để thay đổi thế giới dựa trên nền tảng Internet IoT đã cho phép thông tin được chia sẻ và quyết định được thực hiện mà không cần sự can thiệp nhiều của con người Nó đã cho phép tiết kiệm rất lớn về nguồn lực vật chất, thời gian và nhân lực
Xu thế phát triển của IoT đã được các tổ chức, các công ty lớn trên thế giới đều khẳng định sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới với khoảng từ 30 tỷ đến 50 tỷ thiết bị và được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như: nhà thông minh, thành phố thông minh, y tế, nông nghiệp, công nghiệp thông minh,
Trang 7CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA ỨNG DỤNG IOT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM 2.1 Một số khái niệm về IoT trong ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế và khoa học liên quan đến việc trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm từ nguồn tài nguyên tự nhiên như đất, nước, cây trồng, động vật và các loại vi sinh vật Ngành nông nghiệp cung cấp các nguồn thực phẩm và nguyên liệu cho người tiêu dùng, đóng góp vào sản xuất hàng hóa và thu nhập cho đất nước Nó cũng liên quan đến các khía cạnh như công nghệ nông nghiệp, quản lý nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp và bảo vệ môi trường
Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ IoT trong nông nghiệp là các thiết bị thông minh, cảm biến được nối với điều khiển
tự động trong suốt quá trình vận sản xuất canh tác góp phần tránh bị biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính
Thêm vào đó, ứng dụng IoT trong nông nghiệp giúp nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, giảm sử dụng tài nguyên và chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất Đồng thời, đảm bảo được sức khỏe cho cộng đồng
-> Với mô hình nông nghiệp hiện đại, việc áp dụng IoT trong nông nghiệp đang là
xu hướng toàn cầu Iot không chỉ giúp gia tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí và tài nguyên mà còn có thể thu nhập, chuyển đổi số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê
2.2 Tiềm năng ngành nông nghiệp tại Việt Nam
Khi được ứng dụng công nghệ thông minh IoT vào các mô hình sản xuất, như trồng dưa lưới, cà chua, rau thủy canh…cho thấy công nghệ này rất tiềm năng và mang lại hiệu quả rõ rệt Trước kia, việc tưới nước, bón phân, phun thuốc, giám sát sự phát triển của cây, trái hay quan sát sự xuất hiện của sâu bệnh để có biện pháp phòng ngừa đều được thực hiện bằng mắt thường, bằng thủ công thì hiện nay, tất cả đều có máy móc thay thế
Trang 8Việc ứng dụng công nghệ IoT vào lĩnh vực nông nghiệp là vô cùng cần thiết để nền nông nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới cũng như tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe ở các thị trường lớn trên thế giới Công nghệ IoT trong nông nghiệp không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất nông nghiệp
mà còn giúp thúc đẩy thương mại và tăng sự an toàn cho cả người sản xuất và người sử dụng sản phẩm
Theo Allied Market Research, thị trường IoT ngành nông nghiệp sẽ đạt quy mô 48
tỷ trên toàn cầu trong năm 2025 cùng mức tăng trưởng hàng năm là 14,7% Một con số
ấn tượng hứa hẹn công nghệ IoT sẽ làm thay đổi ngành nông nghiệp trong tương lai
2.3 Ứng dụng IoT vào lĩnh vực nông nghiệp
Áp dụng công nghệ khoa học vào toàn bộ quá trình trong nông nghiệp (khép kín):
Cụ thể là áp dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông vào các quá trình từ:
Chuẩn bị giống, đất,… Trồng trọt – chăn nuôi Thu hoạch Chế biến Bảo quản Phân phối Đến bàn ăn
Dữ liệu thu thập được phải tạo thành database ở quy mô lớn, để dần tự động hóa được cả quá trình
Nhà kính - hiện được sử dụng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở Đà Lạt - nơi có lợi thế về khí hậu và thời tiết Nhà kính ban đầu ra đời với mục đích giúp tách ly cây trồng với điều kiện thời tiết bên ngoài Dần dần, được bổ xung thêm các hệ thống kiểm soát khí hậu bên trong nhà kính ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) và hệ thống điều khiển tưới Có hai hệ thống như sau:
Hệ thống điều khiển tưới: Hệ thống bao gồm các thiết bị: đầu tưới nhỏ giọt hoặc đầu tưới phun sương/mưa, bộ châm phân, bộ điều khiển tưới… hệ thống giúp tưới nước/phân một cách tiết kiệm, hiệu quả và đạt năng suất cao Giúp người nông dân giảm giá thành chi phí sản xuất
Hệ thống điều khiển vi khí hậu: Hệ thống bao gồm các cảm biến nhận biết nhiệt
độ, độ ẩm bên trong ( và bên ngoài) nhà kính, hệ thống quạt thông gió để đối lưu không khí, hệ thống đèn chiếu sáng để có thể tăng cường ánh sáng khi cần thiết, trạm đo thời tiết
để biết các thông số: cường độ bức xạ mặt trời, cảnh báo mưa, tốc độ gió, lưu lượng mưa,
… Mục đích giúp nhà kính duy trì ở điều kiện mong muốn
Việc áp dụng khoa học công nghệ IoT trong nông nghiệp này góp phần giảm thiểu chi phí nhân công, giá thành đầu vào thông qua việc sử dụng hợp lý phân bón, nguồn nước và nâng cao chất lượng của cây trồng bên trong, đưa nền nông nghiệp nước nhà lên
1 tầm cao mới, có vị thế trên thị trường nông sản quốc tế
Trang 92.4 Lợi ích khi ứng dụng Iot trong nông nghiệp
2.4.1 Hiệu quả vượt trội - Giải pháp nông nghiệp tối ưu
Hiện nay, đất nông nghiệp đang bị quy hoạch để đầu tư vào các dự án, khai thác tài nguyên, khu công nghiệp,… Làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi Song song với đó thì nhu cầu về lương thực thực phẩm của thế giới ngày càng tăng Đất đai ngày càng đi xuống do khâu canh tác không đúng kỹ thuật, thiếu khoa học, cộng thêm biến đổi khí hậu
Trước tình hình đó, ứng dụng IoT vào nông nghiệp ra đời giúp người nông dân kiểm soát, theo dõi sản phẩm và điều kiện cũng như tình hình canh tác theo thời gian thực IoT trong nông nghiệp thu nhập các thông tin, số liệu và dự đoán trước các vấn đề như dịch bệnh, sự phát triển của cây,… Để người nông dân đưa ra quyết định kịp thời
Áp dụng IoT vào nông nghiệp giúp tiết kiệm được thời gian và công sức lao động hơn thông qua quy trình tự động hóa Như tưới cây, bón phân, robot thu hoạch tự động,…
2.4.2 Phủ sóng nông nghiệp thông minh
Đáp ứng nhu cầu về lượng thực và việc đô thị hóa ngày càng tăng Các mô hình trồng cây, rau trong nhà kính và thủy canh ra đời dựa trên IoT trong nông nghiệp để cung ứng kịp thời cho thị trường các sản phẩm loại trái cây và rau ngắn ngày ví dụ như xà lách, rau muống, dâu tây,… Hệ thống nông nghiệp thông minh kết hợp với chu trình khép kín cho phép trồng trọt ở mọi nơi như ban công, sân thượng,… để phục vụ cho đời sống hằng ngày
2.4.3 Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian - cải thiện tốc độ và thích nghi với điều kiện phức tạp
Với sự hỗ trợ từ công nghệ thông minh của IoT ứng dụng vào trong nông nghiệp giúp theo dõi và dự đoán được các thay đổi về thời tiết, độ ẩm, chất lượng không khí, tình hình phát triển và dịch bệnh của vườn cây Nhờ sự tiện ích đó, môi trường sống và phát triển của cây trong từng giai đoạn đều ở mức lý tưởng Qua đó, giúp cây phát triển nhanh chóng và ít bị sâu bệnh hại
2.4.4.Giảm thiểu sử dụng tài nguyên - Tiết kiệm chi phí
Ứng dụng IoT trong nông nghiệp đã được lập trình sẵn các chế độ để tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên như nước, đất đai, năng lượng Thực hiện canh tác dựa trên
hệ thống cảm biến giúp người nông dân phân bổ tài nguyên đồng đều và chính xác Giúp tiết kiệm được chi phí và đem lại hiệu quả cao hơn
2.4.5.Quy trình nuôi trồng sạch và an toàn hơn
Hệ thống IoT trong nông nghiệp ứng dụng không chỉ giúp giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên mà còn giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học Điều này hướng đến sản phẩm cuối cùng tới người tiêu dùng sẽ sạch và đảm bảo an toàn hơn
Trang 102.4.6 Cải thiện chất lượng nông sản cho nông dân
Hình thức sản xuất nông nghiệp dựa trên công nghệ hiện đại thông minh giúp gia tăng sản lượng và chất lượng hơn Như việc sử dụng cảm biến, giám sát bằng máy bay không người lái và lập bản đồ trang trại để theo dõi sự phát triển cũng như tình hình sâu bệnh
2.5 Một số dự án, ứng dụng tiêu biểu đã và đang ứng dụng Iot của ngành nông nghiệp
2.5.1.Dự án VinEco
VinEco, một phần của Tập đoàn Vingroup tại Việt Nam, đã triển khai nhiều dự án IoT trong ngành nông nghiệp Dự án "VinEco Farm" sử dụng hệ thống cảm biến để giám sát và điều khiển các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng cho các khu vườn thủy canh
và trồng rau sạch Hệ thống này giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm tiêu thụ nước
2.5.2.Dự án AquaCrop
Dự án AquaCrop là một dự án nghiên cứu và phát triển ứng dụng IoT trong ngành nông nghiệp thủy sản Nó tập trung vào việc giám sát và quản lý ao nuôi thủy sản thông qua việc sử dụng cảm biến để đo lường các thông số như chất lượng nước, mật độ thức
ăn, và nhiệt độ, đồng thời tự động cung cấp thông báo khi phát hiện vấn đề sức kháng
2.5.3 Dự án Grow Asia
Grow Asia là một nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức quốc tế và Việt Nam nhằm nâng cao năng suất và bền vững trong nông nghiệp Dự án này sử dụng IoT để giám sát và quản lý sản xuất lúa mì ở các vùng nông thôn Nó cung cấp dữ liệu về điều kiện môi trường và nhu cầu cây trồng để nông dân có thể ra quyết định chính xác hơn về chăm sóc cây trồng
2.5.4 Dự án AquaCrop Smart Pond:
AquaCrop Smart Pond là một giải pháp IoT dành cho người nuôi tôm và cá tại Việt Nam Nó sử dụng cảm biến đo lường chất lượng nước, mức nước, nhiệt độ và oxygen trong ao nuôi, cho phép nông dân theo dõi và điều chỉnh môi trường ao nuôi để tối ưu hóa điều kiện nuôi trồng và giảm rủi ro dịch bệnh